MỤC LỤC
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM 1
I. Cơ sở lý luận: 1
1. Vai trò của lúa gạo: 1
2. Các khái niệm cơ bản: 1
2.1. Các khái niệm phát triển bền vững: 1
2.2. Khái niệm sản xuất lúa gạo bền vững: 2
II. Cơ sở thực tiễn: 2
1. Cơ sở pháp lý về phát triển bền vững ngành lúa gạo: 2
2. Kinh nghiệm của các nước về phát triển bền vững ngành lúa gạo. 3
2.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc: 3
2.2. Kinh nghiệm của Thái Lan: 5
PHẦN II: THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH SẢN XUẤT LÚA GẠO VIỆT NAM 8
I. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong việc sản xuất lúa gạo. 8
1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên: 8
2. Đặc điểm kinh tế - xã hội: 10
3. Thuận lợi khóa khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội: 14
3.1. Thuận lợi: 14
3.2 Khó khăn: 15
II. Thực trạng phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 16
1. Thực trạng về đất đai: 16
2. Thực trạng về lao động: 19
3. Thực trạng về quy mô sản xuất, sản lượng, chất lượng của lúa gạo Việt Nam trong nội địa và xuất khẩu. 20
3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước: 20
3.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam: 22
4. Thực trạng về sản xuất lúa gạo gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam. 26
5. Thách thức đối với sản xuất lúa gạo bền vững của Việt Nam. 28
5.1. Thách thức về vấn đề bảo vệ đất trồng lúa: 28
5.2. Đảm bảo an ninh lương thực trong thời gian tới. 29
5.3. Vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu: 30
6. Nguyên nhân tồn tại: 30
6.1 Nguyên nhân khách quan: 30
6.2 Nguyên nhân chủ quan: 31
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 33
NGÀNH LÚA GẠO VIỆT NAM 33
I. Các quan điểm về phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 33
1. Quan điểm 1: Tập trung sản xuất lúa gạo ở những vùng có điều kiện thuận lợi. 33
2. Quan điểm 2: Trồng lúa thâm canh là giải pháp phát triển bền vững sản xuất lúa gạo. 33
II. Một số giải pháp phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 34
1. Giải pháp về kinh tế: 34
1.1. Hoàn thiện chính sách về Nông nghiệp, nông thôn để đẩy nhanh quá trình sản xuất hàng hóa ngành lúa gạo. 34
1.2. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến. 35
1.3. Tăng cường nghiên cứu và ứng dụng KHCN vào sản xuất lúa gạo. 35
1.4. Phát triển kinh tế trang trại, HTX để tổ chức sản xuất lúa gạo tập trung. 36
1.5. Giải pháp phát triển thị trường lúa gạo: 37
2. Giải pháp về mặt xã hội: 37
2.1. Đào tạo nâng cao tay nghề của người sản xuất lúa gạo. 37
2.2. Chính sách trợ giá để đảm bảo cuộc sống người sản xuất lúa gạo. 37
2.3. Mở rộng việc làm phi nông nghiệp để tranh thủ thời gian nhàn rỗi của người nông dân. 37
3. Giải pháp về môi trường: 38
3.1. Xây dựng các định mức về tiêu chuẩn kỹ thuật đối với các loại phân bón, thuốc BVTV để không có tác động xấu tới môi trường. 38
3.2. Tuyên truyền và nâng cao ý thức của người dân về bảo vệ môi trường sinh thái từ việc sản xuất lúa gạo. 38
III. Một số kiến nghị để phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam. 38
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 25345 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thuận lợi khóa khăn từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội:
3.1. Thuận lợi:
Từ đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên thì Việt Nam có rất nhiều thuận lợi trong quá trình sản xuất lúa gạo. Thứ nhất trong điều kiện tự nhiên Việt Nam có điều kiện thuận lợi về đất đai với tổng diện tích gieo trồng lúa đạt 7.247.900 ha, trong đó 3.056.900 ha lúa đông xuân, 2.179.800 ha lúa hè thu và 2.247.900 ha lúa mùa. Đây là diện tích tương đối lớn để phát triển sản xuất chuyên canh lúa ở Việt Nam.Đặc biệt đất nông nghiệp Việt Nam do phù sa bồi đắp nên chất đất màu mỡ giàu dinh dưỡng tạo môi trường tốt cho cây lúa phát triển. Đặc điểm tự nhiên tạo điều kiện thuận lợi cho nông nghiệp phát triển đặc biệt là cây lúa nữa là khí hậu nhiệt đới ẩm, lượng mưa quanh năm tương đối lớn phù hợp với đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây lúa.
Thuận lợi thứ hai về điều kiện kinh tế - xã hội, Việt Nam với 75% dân số sống ở nông thôn nên lực lượng tham gia lao động trong lĩnh vực nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa gạo nói riêng dồi dào. Với lao động kinh nghiệp truyền thống trong nghề trồng lúa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam khi tận dụng lượng lao động này. Việt Nam hiện nay có nhiều chuyển biến trong chính sách và những hỗ trợ cần thiết tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành lúa gạo trong nước. đây cũng là thuận lợi cho Việt Nam trong ngành lúa gạo để đảm bảo an ninh lương thực trong nước cũng như đẩy mạnh xuất khẩu.
3.2 Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi trong điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Việt Nam trong quá trình sản xuất lúa gạo thì còn có rất nhiều khó khăn thách thức với Việt Nam trong những năm gần đây. Đầu tiên phải nói tới điều kiện tự nhiên của Việt Nam trong quá trình sự thay đổi khí hậu thế giới. Theo thống kê những năm gần đây sự biến đổi khí hậu trên toàn cầu đang diễn ra rất phức tạp, trái đất đang dần nóng lên. Nếu nhiệt độ trái đất tăng tăng hơn 2°C, mực nước biển dâng 1m thì có thể làm tan biến những núi băng ở Himalaya vốn là nguồn cung cấp nước và lương thực cho hơn hai tỷ người, các rạn san hô ở Inđônêxiasẽ bị tan vỡ, các quốc đảo nhỏ như Phigi, Samoa và Vanuatu sẽ bị thiệt hại hàng năm lên tới 7% GDP, một số quốc gia có thể mất đi hoàn toàn. Riêng Việt Nam, 22 triệu người phải di dời, khoảng 1/5 dân số sẽ mất nhà và 45% diện tích đất nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long bị phá hủy. Việt Nam sẽ là quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất của biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Đây là một thách thức lớn đối với nền nông nghiệp Việt Nam nói chung với ngành lúa gạo nói riêng. Cũng với sự ảnh hưởng của biến đổi khí hậu thế giới trong những năm gần đây Việt Nam thường xảy ra những trận lũ lụt lịch sử gây thiệt hại to lớn cho ngành sản xuất lúa gạo. Đặc biệt là trong thời gian vừa qua miền Trung Việt Nam chịu ảnh hưởng của trận lũ lịch sử gây thiệt hại 100% cây lương thực chìm trong biển nước mà cho đến nay chưa thống kê được hết tổng thiệt hại của lũ lụt gây ra.
Khó khăn thứ hai của điều kiện tự nhiên, kinh tê – xã hội đến với ngành lúa gạo đó là sự tác động của quá trình Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa. CNH-HĐH là một xu hướng tất yếu cho nên kinh tế của một đất nước đang phát triển. Tuy nhiên sự tác động không đúng phương pháp khoa học của nó đang là một vấn đề lớn đối với ngành nông nghiệp Việt Nam. Do sự tác động của quá trình này hiện tại diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp do bị chuyển đổi mục đích sử dụng. Công nghiệp ngày càng phát triển nên cần rất nhiều diện tích để xây dựng nhà xưởng, khu công nghiệp vì thế diện tích đất nông nghiệp ngày càng bịt hu hẹp. Đây là khó khăn và thách thức lớn đối với nông nghiệp Việt Nam nói chung và ngành sản xuất lúa gạo nói riêng.
Một khó khăn nữa là hiện trạng lao động sử dụng trong nông nghiệp ngày càng giảm cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đặc điểm của ngành sản xuất nông nghiệp là khó khăn, vất vả, rủi ro cao, thu nhập thấp nên ngành nông nghiệp hiện nay không thu hút được lực lượng lao động trẻ, có trình độ tay nghề cao. Lao động chủ yếu trong nông nghiệp thường là lao động đã đứng tuổi. Vì thế khó khăn đặt ra là làm thế nào để thu hút lực lượng lao động về với nông nghiệp mà họ yên tâm sản xuất vì đời sống đã được đảm bảo.
Với những đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội nêu trên để phát triển bền vững ngành lúa gạo đòi hỏi không chỉ đảm bảo tính kinh tế trong sản xuất, đời sống người lao động được ổn định còn đảm bảo an toàn về mặt môi trường. Đây cũng là một khó khăn lớn đối với Việt Nam hiện nay. Thực trạng của vấn đề này sẽ được đề cập đến trong phần sau của đề tài nhưng được đề cập ở đây là một cách nêu vấn đề cần quan tâm khi phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam.
Thực trạng phát triển bền vững ngành lúa gạo Việt Nam.
Thực trạng về đất đai:
Trong nông nghiệp ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu không thể thay thế được. Đất đai là điều kiện cần thiết cho tất cả các ngành sản xuất, đặc biệt trong nông nghiệp. Ruộng đất bị giới hạn về mặt diện tích nhưng sức sản xuất của ruộng đất thì chưa có giới hạn, nghĩa là con người có thể khai thác chiều sâu của ruộng đất nhằm thỏa mãn nhu cầu tăng thêm của loài người về noogn sản phẩm. Đối với lúa gạo cũng thể, đây là loại cây trồng chỉ sống được khi có đất, đất đai quyết định rất nhiều trong năng suất và chất lượng sản phẩm lúa gạo. Hiện trạng sử dụng đất trong nông nghiệp Việt Nam nói chung và trong ngành lúa gạo nói riêng còn nhiều điều bất cập. Về qui mô diện tích đất nông nghiệp đã được đề cập ở trên, sau đây là bảng thể hiện quy mô sử dụng đất nông nghiệp ở Việt Nam trong những năm vừa qua.
Bảng 1: Hiện trạng sử dụng đất (Tính đến 1/1/2009)
Nghìn ha
Tổng diện tích
Trong đó: Đất đã giao và cho thuê
CẢ NƯỚC
33105,1
24134,9
Đất nông nghiệp
25127,3
21637,1
Đất sản xuất nông nghiệp
9598,8
9487,2
Đất trồng cây hàng năm
6282,5
6193,5
Đất trồng lúa
4089,1
4066,0
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
58,8
35,3
Đất trồng cây hàng năm khác
2134,6
2092,2
Đất trồng cây lâu năm
3316,3
3293,7
Đất lâm nghiệp
14757,8
11392,6
Rừng sản xuất
6578,2
5206,0
Rừng phòng hộ
6124,9
4348,4
Rừng đặc dụng
2054,7
1838,2
Đất nuôi trồng thuỷ sản
738,4
726,2
Đất làm muối
14,1
13,4
Đất nông nghiệp khác
18,2
17,7
Đất phi nông nghiệp
3469,2
1640,4
Đất ở
633,9
627,6
Đất ở đô thị
118,8
115,7
Đất ở nông thôn
515,1
511,9
Đất chuyên dùng
1629,5
791,3
Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp
22,9
22,1
Đất quốc phòng, an ninh
303,5
252,9
Đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp
222,5
201,8
Đất có mục đích công cộng
1080,6
314,5
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
13,4
13,2
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
97,8
83,3
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
1090,5
121,9
Đất phi nông nghiệp khác
4,1
3,1
Đất chưa sử dụng
4508,6
857,4
Đất bằng chưa sử dụng
305,8
13,6
Đất đồi núi chưa sử dụng
3831,3
828,9
Núi đá không có rừng cây
371,5
14,9
(*) Theo Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Trong đó cơ cấu đất nông nghiệp được sử dụng ở các vùng miền và các ngành được thể hiện trong bảng biểu sau:
Bảng 2: Cơ cấu đất sử dụng theo vùng (Tính đến 1/1/2009)
%
Tổng diện tích
Trong đó
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chuyên dùng
Đất ở
CẢ NƯỚC
100,0
29,0
44,6
4,9
1,9
Đồng bằng sông Hồng
100,0
37,7
21,9
13,8
6,3
Trung du và miền núi phía Bắc
100,0
15,0
54,8
2,9
1,1
Trung du và miền núi phía Bắc
100,0
15,0
54,8
2,9
1,1
Trung du và miền núi phía Bắc
100,0
15,0
54,8
2,9
1,1
Đông Nam Bộ
100,0
59,0
21,6
8,6
2,7
Đồng bằng sông Cửu Long
100,0
63,0
8,2
6,0
2,8
(*) Theo Quyết định số 2097b/QĐ-BTNMT ngày 29 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Thực trạng đất nông nghiệp hiện nay đang dần bị chuyển đổi sang sử dụng cho lĩnh vực phi nông nghiệp. Hàng năm cùng với việc thực hiện CNH-HĐH diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Nhiều vùng trọng điểm trồng lúa như Thái Bình, một số huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh việc đất trồng lúa ngày càng bị thu hẹp do việc mở các khu công nghiệp, sân golf,… đang là thực trạng diễn ra thường xuyên. Tuy nhiên theo Quyết định số 391/QĐ-TTg về rà soát, kiểm tra thực trạng việc quản lý quy hoạch, kế hoạch và sử dụng đất 5 năm 2006-2010 trên địa bàn cả nước, trong đó tập trung vào đất nông nghiệp nói chung và đất trồng lúa nước nói riêng và theo quyết định này nêu rõ không xét duyệt quy hoạch chuyển đất chuyên trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích sản xuất, dịch vụ phi nông nghiệp ở những địa phương có điều kiện sử dụng các loại đất khác. Trường hợp cần thiết phải chuyển đất nông nghiệp, đặc biệt là đất trồng lúa nước sang sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp hoặc đối với các dự án có ảnh hưởng đến khu vực đất sản xuất nông nghiệp liền kề thì phải có các giải pháp sử dụng đất tiết kiệm và bảo đảm tính khả thi, an toàn cho sản xuất nông nghiệp trong khi thực hiện dự án.
Thực trạng về lao động:
Hiện nay, lao động sử dụng trong ngành nông nghiệp chủ yếu là người nông dân, với lực lượng đông đảo lao động trong nông nghiệp Việt Nam nói chung và trong sản xuất lúa gạo nói riêng còn rất nhiều thuận lợi cũng như khó khăn. Với quy mô lao động hiện nay được thể hiện trong bảng sau giúp phần nào hiểu được lực lượng lao động trong nông nghiệp.
Bảng 3: Số lao động nông nghiệp hàng năm (nghìn người)
Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Số lao động
24424
24349.9
24369.4
24447.7
24788.5
(Theo báo cáo hàng năm của Tổng cục thống kê )
Trong đó cơ cấu lao động trong ngành nông nghiệp so với toàn bộ lao động trong nền kinh tế vẫn chiếm tỷ trọng cao. Số liệu được thống kê trong bảng sau:
Bảng 4: Cơ cấu lao động từ 15 tuổi trở lên phân ngành kinh tế qua các năm (%)
Ngành/ Năm
2005
2006
2007
2008
2009
Nông, lâm, ngư nghiệp
57.1
55.4
53.9
52.6
51.9
Công nghiệp-Xây dựng
18.2
19.3
19.9
20.8
21.4
Dịch vụ
24.7
25.3
26.2
26.6
26.7
Tổng số
100
100
100
100
100
( Theo số liệu tổng hợp từ Tổng cục thống kê)
Số liệu thống kê trên cho thấy rằng tỷ lệ lao động trong nông nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ đông, đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam bởi các lý do sau: Nông nghiệp hiện nay của Việt Nam là một ngành có thu nhập thấp, rủi ro lại cao nên tỷ lệ lao động trong nông nghiệp đông chứng tỏ đời sống người dân nói chung và người lao động trong nông nghiệp nói riêng vẫn còn rất nhiều khó khăn. Lao động trong nông nghiệp thường là lao động có trình độ học vấn thấp vì bản chất của công việc trong nông nghiệp không đòi hỏi trình độ cao như các ngành khác nên qua đó thể hiện trình độ dân trí của lao động Việt Nam vẫn còn thấp. Trong số hơn 21 triệu lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động của nước ta hiện nay có 20,765 triệu người (chiếm 97,65%) chưa qua đào tạo và không có chứng chỉ chuyên môn; người có bằng sơ cấp, công nhân kỹ thuật chiếm 1,26%; có bằng trung cấp chiếm 0,87%. Tại các đơn vị thuộc Bộ NN&PTNT, trong tổng số lao động trong ngành, số cán bộ có trình độ sau ĐH là 37 giáo sư, 98 phó giáo sư, 19 tiến sĩ khoa học, 652 tiến sĩ, 874 thạc sĩ, chiếm 8,54% số cán bộ có trình độ từ đại học trở lên và chiếm 0,71% tổng số lao động trong ngành. Lao động trong nông nghiệp ngày càng giảm không những về số lượng mà lực lượng trẻ tham gia trong ngành sản xuất lúa gạo ngày càng già hóa. Lý do ở đây đó là lực lượng lao động trẻ ở nông thôn đã tham gia vào các ngành nghề khác như tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp chế biến, hay di cư lên thành phố để tìm kiếm cơ hội có thu nhập cao hơn.
Một thực trạng về lao động trong nông nghiệp nữa là lao động trong ngành sản xuất lúa gạo phải tiếp xúc với các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật rất có hại cho sức khỏe con người nhưng vấn đề an toàn vệ sinh lao động trong nông nghiệp vẫn là vấn đề đáng lo ngại. Không có lớp hướng dẫn sử dụng và cách bảo vệ sức khỏe người lao động một cách chi tiết và có hiệu quả. Vì vậy vấn đề đặt ra là nâng cao nhận thức của người lao động để họ bảo vệ sức khỏe của mình và góp phần không gây ra ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến toàn xã hội.
3. Thực trạng về quy mô sản xuất, sản lượng, chất lượng của lúa gạo Việt Nam trong nội địa và xuất khẩu.
3.1 Tình hình sản xuất lúa gạo trong nước:
Việt Nam là nước sản xuất lúa đứng hàng thứ 5 trên thế giới với sản lượng hàng năm khoảng 35 triệu tấn. Sản xuất lúa trong những năm vừa qua đã có sự thay đổi về diện tích do xu hướng giảm diện tích lúa diễn ra ở hầu hết các vùng trồng lúa trên cả nước, chủ yếu do giảm diện tích trồng vụ mùa và một số vùng trồng lúa không có hiệu quả. Dưới đây là bảng thống kê diện tích và sản lượng qua các năm của Việt Nam.
Bảng 5: Diện tích gieo trồng lúa cả nước ( nghìn ha)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
7666.3
7492.7
7504.3
7452.2
7445.3
7329.2
7324.8
7207.4
7400.2
7440.1
( Tổng cục thống kê 2009)
Trong đó Đồng bằng sông Hồng là 1,15 triệu ha; Đồng bằng sông Cửu Long là 3,86 triệu ha trên tổng diện tích canh tác lúa là 4,1 triệu ha (2008)
Bảng 6: Sản lượng thóc cả nước ( nghìn tấn)
Năm
Tổng số
Đông Xuân
Hè Thu
Mùa
2000
32529.5
15571.2
8625.0
8333.3
2001
32108.4
15474.4
8328.4
8305.6
2002
34447.2
16719.6
9188.7
8538.9
2003
34568.8
16822.7
9400.8
8345.3
2004
36148.9
17078.0
10430.9
8640.0
2005
35823.9
17331.6
10436.2
8065.1
2006
35849.5
17588.2
9639.9
8567.4
2007
35942.7
17024.1
10140.8
8777.8
2008
38729.8
18326.9
11395.7
9007.2
2009
38895.5
18696.3
11184.1
9015.1
(Tổng cục Thống kê 2009)
Bên cạnh đó năng suất lúa cả nước đã và đang được cải thiện một cách đáng kể được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 7: Năng suất lúa cả nước ( tấn/ha)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
4.24
4.29
4.59
4.64
4.86
4.89
4.89
4.99
5.23
5.23
(tổng cục thống kê 2009)
Sản lượng lúa gia tăng dù diện tích trồng lúa có giảm nhưng năm 2009 sản lượng cả nước đạt 38,89 triệu tấn vẫn đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đảm bảo tăng sản lượng xuất khẩu.
Giải thích cho diện tích trồng lúa giảm qua các năm đó là do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng các loại cây khác có lợi nhuận cao hơn hoặc chuyển đổi đất sang nuôi trồng thủy sản và cho các mục đích phi nông nghiệp khác. Về diện tích canh tác lúa năm 2009 sơ bộ là 7440.1 nghìn ha giảm 226,2 nghìn ha tương ứng với 0.4-0.5 triệu tấn lúa/ năm. Về diện tích gieo trồng lúa theo tính toán từ năm 2003 tới nay trung bình giảm 1,1%/năm và năng suất lúa tuy có tăng nhưng những năm gần đây chững lại ở 5,23 tấn/ha. Sản lượng lúa tăng hàng năm nhưng những năm gần đây dần chững lại cho thấy sự phát triển không bền vững về sản xuất lúa gạo.
Một thực trạng nữa về tình hình sản xuất lúa gạo Việt Nam là chất lượng sản phẩm gạo không đạt yêu cầu so với tiềm năng của nó. Số liệu mới đây của Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho thấy gạo 5% tấm của Thái Lan được chào bán 500 USD/tấn, Pakistan chào bán 415 USD/tấn trong khi Việt Nam chỉ có thể chào bán 400 USD/tấn. Tương tự, gạo 25% tấm của Việt Nam cũng thấp hơn khoảng 70 USD/tấn so với Thái Lan.
Tình trạng trên đã kéo dài từ nhiều năm nay, qua đó cho thấy mặc dù chúng ta luôn duy trì vị trí thứ 2 về số lượng gạo xuất khẩu trên thế giới nhưng mức lợi nhuận thực mang về lại chưa tương xứng. Theo các doanh nghiệp xuất khẩu, gạo Việt Nam vẫn được bán ra thế giới, nhưng không phải ai cũng biết về chất lượng, về tên gọi của gạo Việt Nam.
Tiến sĩ Lê Văn Bảnh - Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL cho biết: "Việt Nam xuất khẩu không có thương hiệu, gạo Việt Nam 5% tấm cũng không có thương hiệu nên không được giá tốt bằng Thái Lan. Thêm vào đó, Việt Nam không có thị trường ổn định, chúng ta muốn bán gạo có giá phải có mối mang, bạn hàng".
Ngoài ra, việc hình thành những vùng chuyên canh lúa xuất khẩu vẫn còn khó khăn do tỉ lệ đất của mỗi nông hộ khá thấp. Như tại ĐBSCL, bình quân một hộ trồng lúa chỉ có 1,3 hecta. Trong đó có đến 30,6% hộ có diện tích từ 0,2 - 0,5 hecta và 7,7% hộ có diện tích dưới 0,2 hecta.
Nếu như Thái Lan có gạo Kaođắcmali thì ở Việt Nam cũng có các giống chất lượng cao như Tám Xoan, Nàng Thơm Chợ Đào, Nàng Nhen… Vấn đề còn lại chính là qui hoạch vùng nguyên liệu, chọn bộ giống phù hợp, xây dựng thương hiệu và gia tăng năng suất thông qua các tiến bộ kĩ thuật.
Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam, trong 9 tháng đầu năm 2009, tỉ lệ gạo cao cấp chiếm hơn 38% khối lượng xuất khẩu. Điều này cho thấy nhu cầu nhập khẩu gạo chất lượng cao của các nước là rất lớn. Đây được xem là cơ hội để cải thiện giá trị hạt gạo Việt Nam sau gần 20 năm xuất khẩu mặt hàng này.
3.2 Tình hình xuất khẩu lúa gạo Việt Nam:
Theo “Báo cáo thường niên ngành hàng lúa gạo Việt Nam”, mặt hàng lúa gạo của Việt Nam ngày càng được mở rộng và phát triển ở khắp các châu lục trên thế giới. Đặc biệt, lúa gạo xuất khẩu của Việt Nam được giữ vững ở những thị trường truyền thống (châu Á, châu Âu và châu Mỹ) và mở rộng, phát triển thị trường mới (châu Phi và Trung Đông). Sự vươn lên trong thị trường lúa gạo thế giới của Việt Nam đã khẳng định vị trí, vai trò của mặt hàng gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới. Đồng thời, không ngừng gia tăng kim ngạch xuất khẩu, tạo thuận lợi trong tích lũy ngoại tệ cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Bảng 8: Tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam, giai đoạn 2000 - 2009
Các năm
Khối lượng xuất khẩu (1.000 tấn)
Kim ngạch xuất khẩu (Triệu USD)
2000
3.477
667
2001
3.729
625
2002
3.241
726
2003
3.813
720
2004
4.060
950
2005
5.250
1.047
2006
4.600
1.238
2007
4.558
1.490
2008
4.830
2.910
2009
6.052
2.463
Nguồn: AGROINFO
Sức cạnh tranh của mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường khu vực và thế giới thể hiện ở nhiều mặt, chủ yếu là:
Về khối lượng gạo xuất khẩu: Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đứng thứ hai thế giới về mặt cung sản phẩm.
Khối lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong giai đoạn 2001 – 2009 có xu hướng tăng lên. Nếu như năm 2001, khối lượng xuất khẩu gạo chỉ đạt trên 3,7 triệu tấn, thì đến năm 2008 đã xuất khẩu trên 4,8 triệu tấn; năm 2009 khối lượng xuất khẩu gạo đạt trên 6 triệu tấn. Theo đó, kim ngạch xuất khẩu mặt hàng gạo tăng từ 625 triệu USD năm 2001 lên hơn 1 tỉ USD (năm 2005); 2,46 tỉ USD (2009). Riêng 5 tháng đầu năm 2010, lượng gạo xuất khẩu đạt 2,1 triệu tấn, kim ngạch xuất khẩu đạt 983 triệu USD.
Tuy nhiên, nếu so với Thái Lan, năng lực xuất khẩu gạo – xét về lượng của nước ta chỉ khoảng 4,5 – 6 triệu tấn/năm, bằng 50%, tức 10 triệu tấn gạo mà Thái Lan đã xuất khẩu trên thị trường khu vực và thế giới những năm qua.
Theo tính toán của các nhà khoa học, do quá trình đô thị hóa, nhất là thực hiện chủ trương đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, diện tích đất “bờ xôi, ruộng mật” dùng để trồng lúa bị giảm nghiêm trọng. Ứơc mỗi năm, diện tích trồng lúa mất đi vài trăm ngàn ha. Thêm vào đó, nông dân đã và đang thực hiện chuyển đổi cây trồng (phần lớn là tự phát) từ trồng lúa có năng suất thấp, bấp bênh sang trồng các loại cây khác có giá trị kinh tế cao hơn. Điều đó dẫn đến tình trạng suy giảm rất đáng kể khối lượng gạo sản xuất ra, kéo theo là khối lượng gạo xuất khẩu bị suy giảm trong khi việc thâm canh lúa ở những vùng đồng bằng – vùng chủ lực trong sản xuất lúa gạo dường như đã đến hạn, khó có thể làm gia tăng năng suất lúa cao hơn. Dự báo, nếu như không giữ vững diện tích trồng lúa, đến năm 2020, khối lượng gạo của Việt Nam sản xuất ra chỉ đủ tiêu dùng trong nước, khó có thể có gạo xuất khẩu. Điều này đẫ xảy ra với một số quốc gia từng dẫn đầu trong xuất khẩu gạo, như Phi-lip-pin, In-đô-nê-xi-a,…
Về năng lực thâm nhập, mở rộng và phát triển thị trường lúa gạo trên thế giới: Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam có mặt ở 128 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 10 quốc gia (Phi-lip-pin, Cu-ba, Ma-lai-xi-a, Xê-nê-gan, I-rắc, Bờ biển Ngà, Đông Ti-mo, Xin-ga-po, Ga-na và In-đô-nê-xi-a) nhập với khối lượng lớn và khá ổn định.
Bảng 9: Thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam, năm 2008
Nguồn: AGROINFO, tính theo Tổng cục Hải quan
Phi-lip-pin là nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam. Năm 2008, nước này nhập khẩu tới 1,800 nghìn tấn, với kim ngạch 1,400.0 triệu USD.
Bảng 10: Thị phần xuất khẩu mặt hàng lúa gạo Việt Nam ở 10 quốc gia, năm 2008
STT
Tên nước
Thị phần
1
Phi-lip-pin
40
2
Cu-ba
15
3
Ma-lai-xi-a
9
4
Xê-nê-gan
3
5
I-rắc
3
6
Bờ biển Ngà
3
7
Đông Ti-mo
2
8
Xin-ga-po
1
9
In-đô-nê-xi-a
1
10
Ga-na
1
Nguồn: AGROINFO
Trong những năm gần đây, mặt hàng gạo xuất khẩu của Việt Nam còn được mở rộng và không ngừng phát triển sang thị trường châu Phi và Trung Đông. Đây là thị trường phù hợp với khả năng sản xuất gạo xuất khẩu của Việt Nam, tuy nhiên việc xuất khẩu lại phải đi đường vòng - phải thông qua nước thứ ba mới đến được thị trường châu Phi và Trung Đông.
Về chất lượng, phẩm cấp: Phẩm cấp của mặt hàng gạo xuất khẩu không chỉ thể hiện ở mẫu mã, hình thức mà còn thể hiện chủ yếu ở hương vị, thủy phần, tỷ lệ trọn vẹn của hạt gạo trong quá trình xay xát…Ngoài năng lực trồng cấy các loại giống lúa chất lượng cao, năng suất cao, phẩm cấp tốt phục vụ xuất khẩu, 3 vùng đồng bằng đều có những giống lúa là đặc sản nổi tiếng thế giới. Ngoài ra còn một số giống lúa đặc sản, lúa chất lượng cao khác nhập khẩu từ Thái Lan cũng được triển khai với diện tích trồng theo vùng chuyên canh, nhất là tại vùng đồng bằng sông Cửu Long. Việt Nam có thể sản xuất một số loại gạo đặc sản, với chất lượng cao mà các quốc gia khác không thể có. Tuy nhiên, xét một cách toàn diện, các loại gạo đặc sản có hương vị thơm ngon Việt Nam không thể sản xuất một cách đại trà, do giá thành sản xuất quá cao, người nông dân có lợi nhuận thấp, dẫn đến nguồn cung sản phẩm với khối lượng không lớn, không ổn định đã hạn chế sức cạnh tranh của lúa gạo đặc sản xuất khẩu. Trên thực tế, xuất khẩu lúa gạo ở Việt Nam vẫn còn nặng về tư tưởng xuất khẩu sản phẩm mà mình có, chưa thực sự quan tâm đến sản phẩm gạo mà thị trường cần. Hơn nữa, trình độ kỹ thuật được sử dụng trong sản xuất, chế biến lúa gạo còn ở mức thấp… dẫn đến tình trạng cùng chủng loại với sản phẩm của các quốc gia khác, nhất là Thái Lan nhưng phẩm cấp gạo Việt Nam vẫn ở cấp thấp hơn do việc ứng dụng quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc lúa chưa đúng; công nghệ xay xát non yếu và lạc hậu, tỷ lệ hạt gãy cao; tỷ lệ thủy phần (lượng nước) của hạt gạo thường vượt quá mức do năng lực phơi sấy hạn chế… dẫn đến ẩm mốc, khó bảo quản.
Về giá thành sản xuất sản phẩm và giá bán trên thị trường. Những năm gần đây, giá thành sản xuất gạo của Việt Nam lên xuống thất thường. Khi được mùa, nông dân trúng vụ, giá hạ và ngược lại, khi lúa bị sâu bệnh, thiên tai…, nông dân mất mùa, giá tăng. Năm 2009, giá lúa có xu hướng tăng, tuy nhiên do chi phí đầu vào cao, thiên tai dồn dập… dẫn đến giá thành sản xuất lúa cao, hạch toán kinh tế của người nông dân đối với sản xuất lúa gạo hàng hóa vẫn có mức lợi nhuận thấp. Giá thành sản xuất mặt hàng gạo có xu hướng tăng lên, nhưng trên thị trường lúa gạo thế giới, giá bán gạo Việt Nam năm 2009 là 400 USD/tấn; quý I năm 2010 là 410 USD/tấn, chỉ bằng 80% giá gạo bình quân thế giới (220 USD/tấn) và thường thấp hơn giá bán gạo của Thái Lan khoảng 150 USD – 160 USD/tấn(2). Với giá bán đó không chỉ thể hiện sự yếu thế của mặt hàng lúa gạo Việt Nam trên thị trường thế giới, trực tiếp là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo mà còn mang lại sự thua thiệt cho nông dân Việt Nam sản xuất lúa.
4. Thực trạng về sản xuất lúa gạo gắn với phát triển bền vững ở Việt Nam.
Nội dung của phát triển bền vững ngành lúa gạo bao gồm ba nội dung lớn: Đạt hiệu quả kinh tế, giải quyết vấn đề xã hội và Môi trường đảm bảo phát triển bề vững. Thực trạng của ngành lúa gạo Việt Nam thể hiện qua ba nội dung trên là:
Về hiệu quả kinh tế: So sánh lợi nhuận thu được trên tấn gạo tính bình quân trong thời kỳ 1999- 2008, cho thấy hiệu quả sản xuất lúa gạo của Việt Nam đạt được còn thấp so với nhiều nước bên ngoài điển hình là Thái Lan. Tổng chi phí và lợi nhuận sản xuất 1 tấn gạo từ các khâu sản xuất lúa, thu gom lúa, chế biến gạo đến tiêu thụ gạo của ngành lúa gạo Việt Nam bình quân khoảng 921 USD/tấn và 145 USD/tấn trong khi của Thái Lan là 915 USD/tấn và 222 USD/tấn. Chi phí sản xuất gạo của Việt Nam và Thái Lan chênh nhau không nhiều nhưng lợi nhuận thu được của ngành lúa gạo Việt Nam chỉ bằng 65,1% so với của Thái Lan do gạo Thái Lan có chất lượng và giá bán cao hơn. Tính bình quân, cứ sản xuất 1 tấn gạo ngành lúa gạo Thái Lan thu được lợi nhuận cao hơn so với ngành lúa gạo Việt Nam 78 USD.
Về giải quyết vấn đề xã hội
Sản lượng lúa gạo ngày càng tăng nhưng các hộ trồng lúa vẫn thuộc nhóm hộ có thu nhập thấp ở nông thôn, thu nhập bình quân đầu người thường ở mức giáp ranh hộ nghèo. Khoảng cách chênh lệch về thu nhập đầu người của các hộ nông dân trồng lúa so với mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước có xu hướng ngày càng doãng ra, từ ở mức bằng 66,2% trong giai đoạn 1998- 2003 giảm xuống chỉ còn bằng 55,7% mức thu nhập bình quân đầu người của cả nước 784 nghìn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Ngành sản xuất lúa gạo Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững.doc