MỤC LỤC
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT 1
II. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN 1
III.NHỮNG ĐÓNG GÓP BƯỚC ĐẦU CHO KINH TẾ - XÃ HỘI 2
IV. MỘT SỐ ĐỊA DANH DU LỊCH TIÊU BIỂU Ở NGHỆ AN 5
1. Khu di tích Kim Liên 5
2. Di tích Hoàng Trù 6
MỤC LỤC 13
13 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2380 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghệ An - Vùng đất địa linh nhân kiệt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT
Nghệ An nằm ở Trung tâm vùng Bắc Trung bộ, trên trục hành lang Đông - Tây, ó hệ thống giao thông đa dạng với nhiều tuyến quốc lộ, đường sắt xuyên Việt chạy qua, có sân bay cảng biển và được thiên nhiên ưu dãi cho nhiều danh lam thắng cảnh kỳ thú, Nghệ An hội tụ khá nhiều điều kiện thuận lợi cho ngành du lịch phát triển. Trên tực tế gành du lịch đã và đang tích cực chỉ đạo và phát triển nhiều loại hình từ du lịch biển, du lịch sinh thái kết hợp nghiên cứu lịch sử, văn hoá đến du lịch nghỉ dưỡng. Trường Sơn và hệ thống di tích danh thắng hang động ở đường 48 như thâm ôm; Hang Bua; Hang Doòng… Đó là những món quà thiên nhiên vô giá, có sức cuốn hút du khách gần xa. Không chỉ có cảnh quan thiên nhiên vừa hùng tráng, vừa diễm lệ, Nghệ An còn là mảnh đất có truyền thống lịch sử văn hoá lâu đời. Vùng đấ “Địa linh nhân kiệt” này hiện có trên 1000 di tích lịch sử văn hoá cách mạng, trong đó có 131 di tích đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử quốc gia, tiêu biểu như bảo tàng Quỳ Châu; di tích Phan Bội Châu, đền thờ và Miếu Mộ Mai Hắc Đế, khu di tích Lê Hồng Phong.
II. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ PHÁT TRIỂN
“Đường vô xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh hoạ đồ”.
Câu thơ gợi cả vẻ đẹp cảu xứ Nghệ không biết từ bao giờ đã trở nên quen thuộc với du khách muôn phương. Thật vậy thế núi hình sông sự phân bố tự nhiên của địa hình và miền khí hậu đã tạo cho Nghệ An hệ thống danh thắng có giá trị về kinh tế, văn hoá - du lịch và quân sự, nếu miền biển cho Nghệ An nhiều bãi biển đẹp như Cửa Lò, Nghi Thiết, Quỳnh Phương, thì ngược lại vùng cao là vùng nguyên sinh Pù Mát với hệ thống thực vật phong phú, thác Khe Kẽm, thác Sao va, đình Phu Lai Peng Cao Nhất Lệ, di tích phượng hoàng Trung Đô… đặc biệt khu di tích Kim Liên Quê hương của chủ tịch Hồ Chí Minh danh nhân văn hoá thế giới, đã được công nhậ là khu di tích đặc biệt của quốc gia. Có giá trị lịch sử văn hoá muôn đời. Một trong 20 khu di tích quốc gia được ưu tiên đầu tư trong chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2005 của Tổng cục Du lịch.
Bên cạnh văn hoá vật thể, văn hoá phi vật thể ở Nghệ An cũng hết sức phong phú, mang đậm bản sắc xứ Nghệ, đó là làng Trăm Lễ, hội làng nghề và kho tàng dân ca trữ tình độc đáo, nếp sốg và những sản phẩm văn hoá dân tộc đặc sắc của các dân tộc ở miền núi phía tây của tỉnh gồm Thái Khơ- Núi Thổ Mông Ơ Đu.
Ngoài tiềm năng về du khách tự nhiên, và truyền thống lịch sử lâu đời Nghệ An còn có lợi thế về vị trí địa lý năm giữa các trung tâm du lịch của cả nước như Hà Nội; Hạ Long (Quảng Ninh); Thành phố Huế, thành phố Hồ Chí Minh, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ và đường làng không khá phát triển Nghệ An đã trở thành điểm dừng hợp lý cho các tour du lịch trong nước và quốc tế. Đặc biệt trong quyết định só 97/2002/QĐ ngày 22-7-2002 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt chiến lượt phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2001-2010; Nghệ An được xác định là một trong 14 trọng điểm phát triển du lịch của cả nước- quyết định quan trọng này đã tạo đà cho Nghệ An đẩy mạnh khai thác những tiềm năng về thiên nhiên và văn hoá lịch sử để đưa ngành Du lịch địa phương phát triển bền vững.
III.NHỮNG ĐÓNG GÓP BƯỚC ĐẦU CHO KINH TẾ - XÃ HỘI
Hiểu rõ lợi thế và via trò vô cùng quan trọng của ngành Du lịch. Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Nghệ An khoá XIV năm 1996 đã xác định du lịch dịch vụ là ngành kinh tế quan trọng phải nhânh chóng phát triển để có tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế và là một trong những nguồn thu chính của ngân sách “Để định hướng này trở thành hiện thực, cùng với sự đầu tư hỗ trợ của Trung ương, Nghệ An đã chủ động đưa ra những chính sách ưu đãi về thuế, miễn giảm tiền thuế đất, tiền sử dụng đất hỗ trợ bồi thường giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng… Nhằm khuyến khích và thu hút đầu tư, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, các thành phần kinh tế trong và ngoài nước vào lĩnh vực du lịch nhờ đó ngày càng có nhiều đơn vị doanh nghiệp tham gia đầu tư vào các loại hình phục vụ du lịch; như Kinh doanh, lưu trú, du lịch lữ hành…
Tính đến cuối năm 2004 toàn tỉnh đã có 5.707 phòng nghỉ, 11.986 giường, tăng 4.219 phòng và 8.494 giường so với năm 1996. Trong dó có 850 phòng, 1.653 giường đạt tiêu chuẩn quốc tế, 17 khách sạn được xếp hạng sao bao gồm 2 khách sạn 3 sao; 13 khách sạn 3 sao và 2 khách sạn 1 sao. Đa số các cơ sở lưu trú đều tập trung ở hai đô thị lớn của tỉnh, đó là thành phố Vinh và thị xã Cửa Lò. Tổng số vốn đầu tư cho cơ sở lưu trú đến năm 2004 đã lên tới 700 tỷ đồng. Các đơn vị quốc doanh cũng đã tập trung vào đầu tư xây dựng một số khách sạn có quy mô lớn, hiện đại như khách sạn Phương Đông, khách sạn Sài Gòn; Kim Liên, những khách sạn được coi là hình mẫu cho hoạt động Kinh doanh là cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh. Số lượng các doanh nghiệp tham gia Kinh doanh lữ hành ngày càng tăng. Trong đó có hai trung tâm lữ hành quốc tế thuộc Công ty khách sạn Du lịch Phương Đông và Công ty Du lịch Nghệ An. Doanh thu là gấp 6 lần so với năm 1996. Hoạt động Kinh doanh lữ hành đã góp phần ổn định thị trường các du lịch tăng cường kết hợp với giữa các tour du lịch của Nghệ An với các trung tâm du lịch trong nước và từng bước mở rộng du lịch đến các nước trong khu vực như Thái Lan; Lào, Trung Quốc… Thông qua tuyến du lịch đường bộ từ Đông bắc ; Thái Lan, qua Lào đến Nghệ An và ngược lại. Hầu hết các doanh nghiệp đều nắm được nhu cầu hưởng thụ của du khách nên đã năng động và mạnh giạn hơn trong đầu tư đổi mới. Tất cả các công tác từ tập huấn đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên nhằm nâng cao chất lượng phục vụ du khách phối hợp làm tốt công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch trong và ngoài nước bằng các hình thức đa dạng thích hợp đều được chú trọng sau gần 1 thập kỷ phấn đấu ngành du lịch Nghệ An đã có bước khởi sắc.
Lượng khác du lịch đến Nghệ An năm 2004 đạt 4046630 lượt khách, gấp 3,2 lần so với năm 1996. Trong đó lượt khách quốc tế đạt 76.362 lượt gấp hơn 2,2 lần so với năm 1996 Tổng doanh thu trực tiếp từ du lịch tăng bình quân 19,5% năm. Trong giai đoạn 1996 - 2004. Năm 2004 doanh thu toàn ngành đạt 266.811 triệu đồng gấp hơn 4 lần so với năm 1996.
Sự khởi sắc của ngành du lịch không chỉ mang lại doanh thu cao mà còn tạo nhiều việc làm cho người lao động trong ngành là 3.630 người tăng 1.764 người so với năm 1996. Đội ngũ cán bộ công nhân viên ngành du lịch đã có bước trưởng thành gần 10% lao động có trình độ đại học hơn 40% có trình độ trung cấp 16% đã qua đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ Du lịch đã góp phần nâng cao chất lượng phục vụ của toàn ngành. Hình ảnh Nghệ An được quảng bá rộng rãi trong nước và quốc tế. Hoạt động du lịch phát triển đã tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan đô thị, bảo vệ môi trường sinh thá góp phẩn chuyển dịch cơ cấu kinh tế cải thiện và nâng ao thu nhập cho người lao động đưa ngành du lịch Nghệ An từng bước hoà nhập với du lịch cả nước và khu vực.
Khắc phục tồn tại, đưa du lịch lên tầm cao mới.
Mặc dù đã có bước phát triển, song tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch Nghệ An vẫn chưa thực sự tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có, lượng khách quốc tế đén với Nghệ An chỉ chiếm 3% trong tổng số lượng khách. Nghệ An là địa phương có nhiều lễ hội truyền thống, nhưng hoạt động du lịch chưa thực sự gắn kết với các lễ hội này, các sp du lịch còn ít chưa mang tính đặc trưng Kinh doanh du lịch ở thị xã Cửa Lò còn mang tính mùa vụ. Công suất sử dụng phòng chỉ đạt 25 - 30%. Đội ngũ cán bộ công nhân viên cần yếu về nghiệp vụ và ngoại ngữ. Công tác quy hoạch đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực chưa theo kịp nguồn nhân lực của ngành, công tác quy hoạch các khu điểm tập trung tuyên truyền quảng bá cho du lịch còn hạn chế, chính sách khuyến khích đã dược ban hành nhưng chưa đủ để khai thác và huy động nguồn đầu tư cho phát triển du lịch. Môi trường đầu tư còn nhiều vướng mắc, kết cấu hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu vì thế chưa hấp dẫn được nhà đầu tư trong và ngoài nước. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến Những hạn chế trên. Trước hết, phải thấy rằng, xuất phát điểm của kinh tế-xã hội của tỉnh còn thấp, Nghệ An lại không nằm trong các vùng trọng điểm của cả nước. Nên công tác đầu tư hạ tầng gặp rất nhiều khó khăn, các di tích thắng cản của Nghệ An nhiều nhưng nhỏ lẻ phân tán, các doanh nghiệp Kinh doanh du lịch nhỏ bé, thiếu vốn, thiều nguồn nhân lực lành nghề…
Trong những năm tới đặc biệt trong năm du lịch Nghệ An 2005 ngành du lịch Nghệ An sẽ phấn đấu phát triển da dạng các loại hình du lịch. Hoạt động đầu tư vào phát triển du lịch phải có trọng tâm, trọng điểm, kết hợp chặt chẽ công tác đầu tư xây dựng tạo ra nhiều vùng, nhiều tuyến điểm để hấp dẫn du khách.
Nghệ An từ lâu đã trở thành điểm thăm quan du lịch được mến mộ của nhân dân cả nước và du khách quốc tế. Được sự quan tâm hỗ trợ của chính phủ, Tổng cục Du lịch và các bộ ngành hữu quan cùng sự nỗ lực phấn đấu của đội ngũ trong những năm tới ngành du lịch Nghệ An sẽ có bước phát triển nhanh, mạnh, hiệu quả cùng các tỉnh thành đưa Việt Nam trở thành điểm đến trong thế kỷ XXI.
IV. MỘT SỐ ĐỊA DANH DU LỊCH TIÊU BIỂU Ở NGHỆ AN
1. Khu di tích Kim Liên
Tuổi thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh được ghi lại một cách, sinh động và chính xác trong các di tích lưu niệm của Người tại xã Kim Liên - huyện Nam Đàn - tỉnh Nghệ An.
Sau luỹ tre xanh ở làng Chùa (Hoàng Trú) và làng Sen (Kim Liên) vẫn còn nguyên nếp nhà tranh giản dị. Những kỷ vật thân thường nhuốm màu thời gian đã đi vào lịch sử nhân loạ trở thành vô giá của dân tộc có ý nghĩa quốc gia và quốc tế, những di sản văn hoá vật chất đó đã góp phần phản ánh cuộc đời cao đẹp của Chủ tịch Hồ Chí Minh Người con ưu tú bậc nhất của xứ sở Hồng Lam của đất Việt ngàn năm văn hiến.
2. Di tích Hoàng Trù
Di tích Hoàng Trù - nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời, nằm gọn trong khu vườn rộng 7 sào trung bộ 3500 m2. Trước thuộc làng Hoàng Trù, xã Chung cự Tổng Lâm Thịnh, nay thuộc làng Hoàng Trù, xã Kim Liên huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An nơi đây vẫn còn lưu giữ nguyên vẹn 3 ngôi nhà.
Ngôi nhà thờ Chi nhánh họ Hoàng Xuân:
Theo tộc phả họ Hoàng Xuân, Thuỷ tổ cụ Hoàng Đường là hậu duệ đời thứ 18 của dòng họ đã dựng ngôi nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân Miệu (Hoàng Trọng Mạo) ông nội là Hoàng Xuân Lý thân phụ là Hoàng Cường tự Xuân Cận. Cụ Hoàng Đường qua đời năm 1893. Hiệu Bụi của cụ do ông Nguyễn Sinh Sắc viết cũng được bài trí ở đây, ngôi nhà được hoàn thành vào năm Tự Đức thứ 34 tức năm Tân Tỵ (năm 1881). Ngôi nhà làm theo kiểu tứ trụ bằng gỗ lim gồm 3 gian. Có cửu bàn khoa song tiện, lúc đầu lợp tranh mãi đến năm 1930 mới được tu sửa và lợp ngói như hiện nay.
Những năm tháng tuổi thơ của Hồ Chí Minh tại ngôi nhà này, Người thường theo cha dâng hương, lễ vật thờ cúng anh linh tổ tiến.
Ngôi nhà cụ Hoàng Đường:
Đây là ngôi nhà gỗ 5 gian lợp bằng lá mía, nơi sinh sống của cụ Hoàng Đường và cụ Nguyễn Thị Kép, ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai cụ sinh được ha người con gái là Nguyễn Thị Loan (Thái mẫu của Chủ tịch Hồ Chí Minh) và Hoàng Thị An tại đây thân sinh của bác cụ Nguyễn Sinh Sắc học tập và bộc lộ những tài năng của mình cũng chính nơi này vào cuối năm 1881 Lễ Hứa hônn giữa Nguyễn Sinh Sắc và Hoàng Thị Loan được tổ chức. Hai năm sau (1883) hai người đã chính thức làm lễ thàn hôn.
Chính tại ngôi nhà này, ông bà Hoàng Đường đã lần lượt đặt tên cháu ngoại của mình là Nguyễn Thị Thanh - tự là Bạch Liên, sinh năm 1884, Nguyễn Sinh Khiêm - tự Tất Đạt, sinh năm 1888, Nguyễn Sinh Cung - tự Tất Thành, sinh ngày 19-5-1890. Cũng chính nơi đây, tuổi thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được ông bà ngoại bồng bế ru người bằng những làn điệu dân ca quê nhà, điệu ví đò đưa, điệu ví phường vải… chứa đựng bao tứ trữ tình có thể nói tuổi thơ của Người đã được ông bà ngoại dạy dỗ tận tình, được tiếp thu những điều lành ý đẹp của cha mẹ qua những buổi đàm đạo với ông bà ngoại và tiếp thu sự dạy bảo ân ần, chứa đựng những hoài bão lớn lao của ông bà ngoại.
Ngôi nhà tranh 3 gian:
Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời trong ngôi nhà tranh 3 gian ở làng Hoàng Trù. Ngôi nhà do cụ Hoàng Đường dựng năm 1883 vào dịp lễ thành hôn của ông Nguyễn Sinh Sắc và bà Hoàng Thị Loan. Gia đình đã dành gian ngoài làm nơi học tập và nơi nghỉ ngơi cho ông Sắc gian nhà này có một bộ phản, một chiếc án thư, 2 cái ghế kê sát cửa sổ, 2 giá sách. Đây cũng là nơi cụ Đường dạy cho ông Sắc học tập, gian thứ 2 là nơi nghỉ ngơi của Hoàng Thị Loan, gian thứ 3 để bộ khung cửi dệt vải, ngoài công việc đồng áng bà Hoàng Thị Loan thường thức khuya dậy sớm dệt vải, dệt lụa giúp cho gia đình trang trải trong những khó khăn. Những kỷ vật trong hai gian nhà này phản án quá trình lao động cần cù, tần tảo của bà Hoàng Thị Loan, đồng thời cũng chứng kiến những bước đi chập chững tiếng bi bô tập nói của cậu bé Nguyễn Sinh Cung.
Nhà ông phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc:
Khoa thi hội năm Tân Sửu (901) ông Nguyễn Sinh Sắc đậu phó Bảng. Theo tập tục ủa địa phương và nguyện vọng của nhân dân ông cùng các con dời làng chùa (Hoàng Trù) về sống tại làng Sen Kim Liên quê nội.
Thương cảm trước cảnh ngộ riêng của ông Sắc, đặc biệt là trước vinh dự lớn trong làng có người đậu Đại khoa, làng Sen quyết định xuất quỹ công sang tận xã Xuân La (Xuân Lâm) mua một ngôi nhà 5 gian dựng trên mảnh đất công của làng để mừng ông phó Bảng. Tất cả cây cối trong vườn cũng đều do dân làng trồng. Ông Nguyễn Sinh Trộ dớ lắm thóc của cha để lại chuyển sang làm ngôi nhà nang mừng em đỗ đạt.
Khi về sống ở đây, ông Nguyễn Sinh Sắc đã dùng 2 gian nhà ngoài làm nơi thờ tự và tiếp khách với lối sống giản dị và thanh bạch, ông Sắc làm một bàn thơ đơn giản để thờ cúng người vợ sớm đã qua đời, đồ thờ làm bằng gỗ mộc, không sơn son thiếp vàng khi về thăm quê lúc bước vào nhà nhìn thấy bàn thờ mẹ Người xúc động nói với bà con: “xưa nhà Bác nghèo bàn thờ chỉ làm bằng tre không có chân mà chỉ dùng 2 miếng gỗ đóng gá vào hai bên cột để bàn lên liếp bằng nứa. Trên trải chiếu mộc, gian thứ nhất dăm một bộ phản lớn làm nơi tiếp khách, khách đến nhà toàn là nhà nho yêu nước như Phan Bội Châu, Vương Thúc Quý, Đặng Nguyễn Cẩn, Đặng Thái Thân, Tăng Bạt Hổ… nơi nhà ông phó Bảng đã trở thành nơi hội tụ nhiều nhân cách và Tâm hồn văn hoá tiêu biểu đương thời của xứ nghệ. Gian thứ 3 là căn buồng nơi nghỉ của Nguyễn Thị Thanh. Hai gian còn lại là nơi nghỉ, nơi sinh hoạt của gia đình; ở đó đặt hai bộ phản gỗ, bộ phản để gần nơi cửa sổ là nơi ông Nguyễn Sinh Sắc nằm nghỉ. Những lúc nằm đọc sách ông thường ghé đầu lên bậu cửa sổ để lấy ánh sáng phía ngoài vào, còn bộ phản nằm ở gian thứ 5 là nơi nghỉ của cậu Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung. Ngoài ra trong ngôi nhà này còn có một số đồ dùng khác: Chiếc võng bện bằng sợi đay, một án thư để đọc sách và uống trà, một dương gỗ đựng lương thực, một tủ hai ngăn để bát, chén, trên tủ, có chiếc mâm gỗ son, gia đình dùng khi có khách quý trên vách treo chiếc đén thắp bằng dầu thực vật. Ngôi nhà ngang 3 gian là nơi nấu ăn hằng ngày của gia đình. Người nội trợ chính là cô Nguyễn Thị Thanh, ông Sinh Sắc cùng các con sống rất thanh đạm, hoà mình với quần chúng nhân dân được mọi người mến yêu và tận tình giúp đỡ.
Sáng chủ nhật ngà y16/6/1957 cả xã Kim Liên rạo rực, hân hoan đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm lần đầu tiên sau 50 năm xa cách. Khi bà con ra đón Người vào nhà khách, người vui vẻ nói “nhà khách là để đón khách, còn tôi là chủ để tôi về thăm nhà” Nói rồi Người đi về phía nhà mình. Đến đây cổng tre đã mở sẵn mọi người mời Chủ tịch Hồ Chí Minh vào nhà, nhưng người cười và giơ tay chỉ “Cổng ngày xưa là ở đầu kia”. Bàn chân của Người trở về theo dấu chân thuở còn niên thiếu. Qua hơn nửa thế kỷ, một số cây trong vườn đã bị chết, lúc này chưa kịp trồng lại, nhớ lại cảnh cũ Chủ tịch Hồ Chí Minh xúc động nói “Ngày trước ở ngay trước cổng ra vào có cây ổi Đào, nhiều quả và rất ngọt, trước sân là cây bưởi, bên lối nhà có cây Cam và sau hồi nhà có cây Cau đẹp. Sáng 19/12/1961 Kim Liên lại vinh dự đón Bác về thăm quê lần thứ 2: ngôi nhà ông Phó Bảng từ đó còn là nơi chứng kiến hai lần Bác về thăm quê hương Nghĩa trọng tình cao”.
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan:
Hoàng Thị Loan sinh năm 1868 tại làng Hoàng Trù xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Bà mất năm 1907 tại Kinh đô Huế thi hài mai táng tại núi Ba tầng thuộc dãy núi Ngự Bình bên dòng sông Hương năm 1922, Cô Nguyễn Thị Thanh con gái đầu lòng của bà bị thực dân Pháp án trí đã tìm cách đưa hài cốt của bà về quê để trong khu vườn của mình tại Làng Sen. Năm 1942 sau khi thoát khỏi nhà tù thực dân Pháp cậu Nguyễn Sinh Khiêm trở về quê và đi khắp vùg Nam Đàn, Hương Nguyên tìm nơi cát tang mẹ vị trí được chọn là núi Động Tranh trong dãy núi đại Hệu thuộc địa phận xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An có độ cao 100m so với mặt nước biển. Năm đó ông Nguyễn Sinh Khiêm cùng hai người thân trong họ đã đưa hài cốt bà Nguyễn Thị Loan lên đặt tại ngọn núi có cảnh trí hùng vĩ này đứng ở ngội mộ chúng ta có thể bao quát cả một vùng rộng lớn bao gồm các huyện Nam Đàn; Hưng Nguyên; Thanh Chương. Đức Thọ, Hương Sơn là những nơi có nhiều di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng. Ngày 19/5/1984 với tình cảm thanh bình và lòng biết ơn sâu sắc Chủ tịch Hồ Chí Minh; Đảng bộ, chính quyền và quân dân tỉnh Nghệ An , Bộ Tư Lệnh quân khu IV đã làm lễ khởi công xây dựng lại ngôi mộ hài cốt bà Hoàng Thị Loan được giữ nguyên tại chỗ nơi ông Nguyễn Sinh Khiêm đã chọn. Quanh mộ được ốp những phiến đá hoa cương của Liên Xô (trước đây) do Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng chủ tịch gửi tặng và những phiến đá Cẩm Thạch của mỏ đá Quỳ Hợp do tỉnh Nghệ An sản xuất. Nóc mộ được phủ lên bằng những hòn đá tự nhiên được khai thác ngay tại núi Đại Hệu, phía trước ngôi mộ có giàn hoa che mát gần giống với giàn hoa tại khu vực nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Đặc biệt giàn hoa đx được cách điệu để tượng trưng cho chiếc khung cửi dệt vải. Một công cụ lao động đã gắn bó với cuộc đời của bà Hoàng Thị Lan. Dàn hoa được che mát bằng 4 cụm hoa giấy do tỉnh Đồng Tháp và tỉnh Bình Trị Thiên trồng trong dịp làm lễ khanh thành ngộ mộ trên nền sân thượng hình bán nguyệt, trước mộ có dựng tấm bia lớn tạc tiểu sử và công lao của bà Hoàng Thị Loan. Bằng đá đen núi Nhồi Thanh Hoá. Đường đi lên xuống cho du khách khi thới thăm viếng ngôi mộ được xây dựng men theo sườn núi, hai bên mộ đứng xa trông như hai dải lụa, mỗi bên dài 500m thung lũng trước mộ là vườn cây hoa và gỗ rộng hơn 10ha với hơn 1000 cây đặc sản. Có nhà khách khang trang luôn sẵn sàng chào đón đồng bào, đồng chí cả nước và khách quốc tế thăm viếng, ngoạn cảnh, từ ngày khánh thành 16-5-1985 đến năm 2004 hàng triệu lượt khách dã về đây thắp hương tỏ lòng thành kính trướ mộ của bà Hoàng Thị Loan, một người mẹ của một vĩ nhân mà sự vĩ đại đã vượt ngoài khuôn khổ thông thường của nhân loại.
Rừng nguyên sinh Pù Mát.
Rừng nguyên sinh Pù Mát thuộc địa phận 3 huyện Anh Sơn, Con Cuông và Tương Dương. Khu rừng rộng 91 nghìn ha, đây là khu rừng nguyên sinh có hệ thực vật rất đa dạng và phong phú với hơn 896 loài thực vật bậc cao thuộc 522 chi và 153 họ trong rừng có 220 loài cây thuốc quý như Hà Thủ ô, Thổ phục linh; Quế Ba kích, Hoài Sơn và nhiều loại cây lấy gỗ, đặc biệt là Trầm hương và hơn hàng trăm loài rau, cây ăn quả các loại.
Hệ động vật cũng không kém phần đa dạng, trong đó có thể kể tên một số loại rau, cây ăn quả các loài.
Hệ động vật cũng không kém phần đa dạng trong đó có thể kể tên một số loài quý hiếm như: hổ báo, hoa mai, báo gấm heo rừng, voọc vượn đen, gấu chó … không những thế rừng nguyên sinh Pù Mát còn là nơi có đàn voi lớn nhất Việt Nam.
Các loài chim như Trĩ dao, Gà lôi, Gia tiêu… có thể nói rừng nguyên sinh Pù Mát là kho báu tự nhiên của nhân loại, khu du lịch sinh thái lý tưởng trong rừng có nhiều thác nước đẹp, nhiều hang động, có cảnh quan kỳ thú. Đến Pù Mát du khách như lạc vào xứ sở của thiên đường với muôn loài thứ cây cảnh, trên các triền núi cao từ 1.500 m trở xuống (gọi là rừng lùn) nhiều nơi được coi là chốn bồng lai cảnh tiên.
Khu du lịch Cửa Lò:
Thị xã cửa lò nằm bên bờ biển đông, được ôm gọn giữa hai cửu biển cửa lò phía Bắc, Cửu hội phía Nam, Bắc tắm Cửa Lò dài trên chục Kilomet, có độ dốc thoải mái cát mịn, nước trong và sạch không lẫn bùn. Phía trên bãi biển còn có nhiều khu lâm viên rộng với những rặng phi lao, rặng dừa canh tốt, nước biển ở đây có độ mặn rất cao, vì thế cửa Lò được đánh giá là một trong bãi biển lý tưởng của Việt Nam.
Về phía Bắc sát Cửa Lò có đảo Lan Châu. Trong những lúc triều dâng, toàn đào dầm chân trong nước biển dưới chân núi về phía Đông Nam, có nhiều tảng đá lớn hình thú kỳ lạ, có tảng trông tận hình người ngồi, có tàng được gọi là ông Dũng, có tảng được gọi là ông Đảng thần linh thiết hán. Trên đỉnh núi 1936 vua Bảo Đại cho xây lâu đài để nghỉ dưỡng. Chinh Bảo Đại đã đưa giống Cúc biển về đây trồng tạo thêm màu sắc cho đô thị biển.
Về phía Đông Nam cách bở biển 4km là đảo sang ngú, như 2 con cá khổng lồ che chắn bão to, gió lớn cho Cửa Hội. Sách Hồng Đứ bản đồ và sách Thiên Nam Tứ chi bộ đồ thủ chép rằng ở ngoài biển huyện Chân Phúc nay là huyện Nghi Lộc thị xã Cửa Lò có 2 núi dựng cao lên giữa biển, mỗi núi đều đầu cao, đầu thấp như ngực trời gọi là Song Ngư” Núi nhô cao lên giữa biển khơi cảnh đẹp thơ mộng đã làm say lòng bao thi nhân và du khách khi có dịp qua đây. Xa xa ngoài khoảng chừng 20 km là núi Quỳnh Nhai, núi cao 218m sâu 34m so với mặt nước biển Quỳnh Nhai gồm hòn lớn và hòn con, nối với nhau, từ đất liền nhìn ra trông như cặp mắt, dân gian quen gọi là đảo Mắt. Trong đó, phía đông nam đảo mắt có cụm đá lô nhô, chất chồng tạo nên những hang động kỳ thú gọi là Động tiên. Trên đỉnh đảo có chọn đá Rồng gọi là động An Lạc.
Đến nay dân gian miền Biển còn lưu giữ truyền thuyết cổ tích Nàng Tố Nương mỏi mắt trông chồng để nói về hòn đảo này. Trong truyền thuyết này có đoạn kể “Tố Nương quê An Lạc Sơn Tây; chồng nàng quê ở Hàm hoan, nay là xứ Nghệ vợ chồng đều là tướng lĩnh của nghĩa quan Hai Bà Trưng, khi cuộc khởi nghĩa đàn áp vợ chồng lưu lạc mỗi người một nơi. Tố Nương quyết định dang buồm về Hàm Hoan tìm chồng. Gần đến nơi không may thuyền bị phong ba dạt vào đảo Quỳnh Nhai đến đây nàng không còn sức lực và phương tiện để đi vào đất liền được nữa đành phải ở lại trên đảo ngày đêm gián mắt về quê chồng đảo Mắt nhãn sơn có tên từ đó.
Thị xã Cửa lò được thành lập năm 1994 kề từ đó khu du lịch Cửa lò ngày càng thay da đổi thịt, kết cấu hạ tầng không ngừng đổi mới và phát triển, đặc biệt các dịch vụ du lịch hệ thống khách sạn cao tầng, hiện đại và nhiều khu vui chơi giải trí nghỉ dưỡng mọc lên ngày càng nhiều. Ngày 1/5 là ngày mở lễ hội sông nước Cửa Lò để khai trương mùa du lịch biển. Lễ hội có các trò chơi truyền thống và thi bơi thuyền sôi động. Ngoài khu di tích Kim Liên nổi tiếng bãi biển Cửa Lò lý tưởng và rừng nguyên sinh Pù Mát thơ mộng, hệ thống di tích lịch sử như khu di tích Mai Hắc Đế, Đền và mộ Đức Thánh Hoàng Mười, Bảo tàng Xô Viết - Nghệ Tĩnh, hệ thống danh lam thắng cảnh, cùng với những lễ hội tiêu biểu đặc trưng cho bản sắc xứ Nghệ đã tạo nên sự cuốn hút kỳ lạ cho mỗi du khách đến nơi đây./.
MỤC LỤC
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- mot_so_thuc_trang_va_giai_phap_thuc_day_hoat_dong_kinh_doanh_lu_hanh_noi_dia_tai_cong_ty_lu_hanh_hanoitourist_1101.doc