MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU i
MỤC LỤC iii
PHẦN I: LÝ THUYẾT VỀ GIAO TIẾP 1
1.1. Khái niệm, đặc điểm phân loại và kĩ năng giao tiếp. 1
1.1.1. Khái niệm. 1
1.1.2. Đặc điểm của giao tiếp. 1
1.1.2.1.Tính mục đích. 1
1.1.2.2. Tính chuẩn mực. 2
1.1.3. Phân loại giao tiếp: 3
1.1.3.1.Giao tiếp nội tâm: 3
1.1.3.2. Giao tiếp ứng xử: 3
1.1.3.3. Giao tiếp theo nhóm nhỏ: 4
1.1.3.4. Giao tiếp cộng đồng: 4
1.1.3.5. Giao tiếp tập trung: 4
1.1.3.6. Giao tiếp phi ngôn ngữ: 4
1.1.4. Kỹ năng giao tiếp cơ bản: 5
1.1.4.1. Hãy là một người lắng nghe tốt. 5
1.1.4.2. Dành thời gian cho nhân viên. 6
1.1.4.3. Trò chuyện với nhân viên về công việc. 6
1.1.4.4. Đưa ra những thông điệp nhất quán về những quan điểm của bản thân. 6
1.1.4.6. Học cách giao tiếp trò chuyện trước các nhóm nhân viên. 7
1.2. Môi trường giao tiếp: 7
1.2.1. Môi trường gia đình: 7
1.2.2. Môi trường nhà trường: 8
1.2.3. Môi trường xã hội: 10
PHẦN II: THỰC TRẠNG GIAO TIẾP TRONG GIA ĐÌNH HIỆN NAY 12
2.1. Lý thuyết chung về gia đình: 12
2.1.1. Khái niệm: 12
2.1.2. Phân loại: 12
2.1.3. Chức năng của gia đình: 13
2.1.3.1. Chức năng tái sản sinh thành viên mới cho gia đình và xã hội 13
2.1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục, hình thành nhân cách 14
2.1.3.3. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tình cảm cho các thành viên gia đình 14
2.1.3.4. Chức năng kinh tế 15
2.1.4. Những chuẩn mực của gia đình: 15
2.2. Giao tiếp trong gia đình là gì? 16
2.2.1. Cách xưng hô trong gia đình tại Việt Nam 16
2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt: 17
2.3. Thực trạng và nguyên nhân. 19
2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay. 19
2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái: 19
2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái. 20
2.3.1.3. Giữa vợ và chồng. 21
2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em. 22
2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng. 22
2.3.2. Phân tích nguyên nhân: 23
2.4. Đánh giá: 28
PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH 30
3.1. Nguyên tắc giao tiếp trong gia đình: 30
3.2. Ứng xử trong gia đình: 31
3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu 31
3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng 32
3.2.3. Ứng xử trong quan hệ cha mẹ và con cái 34
3.2.4. Cha mẹ ứng xử với con cái 35
3.2.5. Con cái đối với cha mẹ 37
3.2.6. Ứng xử trong quan hệ giữa cha mẹ chồng/vợ và con dâu/rể. 39
3.2.7. Ứng xử trong quan hệ anh chị em 41
3.3. Kỹ năng giao tiếp trong gia đình. 42
3.3.1. Tiếp cận. 42
3.3.2. Quan sát. 42
3.3.3. Xưng hô 43
3.3.3.1. Cách xưng hô phổ biến trong gia đình, thân tộc. 43
3.3.3.2. Các xưng hô nên tránh trong giao tiếp gia đình, thân tộc. 44
3.3.4. Tâm sự. 45
3.3.5. Lắng nghe. 47
3.3.6. Thuyết phục- động viên. 48
3.3.7. Cơ hội giao tiếp. 48
PHẦN IV: KẾT LUẬN 50
4.1. Biện pháp khắc phục tình trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay 50
Hãy nói chuyện một cách rộng mở. 50
4.2. Những điều nên tránh khi giao tiếp trong gia đình 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7013 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghệ thuật giao tiếp trong gia đình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vợ hoặc chồng là người có quan hệ huyết thống với mình kết hợp với từ dâu hoặc rể ví dụ như con dâu, con rể, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu. Hai người chồng của hai chị em gái miền Nam gọi là anh em cột chèo, miền Bắc gọi là anh em đồng hao hoặc đứng nắng. Hai người vợ của hai anh em trai gọi là chị em bạn dâu.
2.2.2. Lời khuyên để giao tiếp tốt:
Ngày nay mọi loại hình công việc đều đòi hỏi nhân viên phải có kỹ năng giao tiếp tốt. Đây là một kỹ năng rất quan trọng bên cạnh yếu tố chuyên môn bởi nó giúp bạn trở thành một nhân viên hoàn hảo và có nhiều cơ hội thăng tiến.
Do đó hãy không ngừng cải thiện và vun đắp kỹ năng giao tiếp nơi công sở để gặt hái thành công.
Sắp xếp suy nghĩ trước khi nói
Nếu không có tổ chức, bạn sẽ nói ngay những điều mình nghĩ một cách rời rạc, thiếu logic, thậm chí lỡ lời, nói cả điều không nên nói. Để tránh tình huống đó, hãy cố gắng sắp xếp suy nghĩ của mình theo trình tự trước khi nói. Nếu tham gia một cuộc đối thoại liên tục, bạn nên nói với tốc độ chậm (nhưng không quá chậm chạp, ngắt quãng dài) để có thời gian suy nghĩ và phản ứng một cách thích hợp.
Lắng nghe mọi người xung quanh
Hãy để ý những người xung quanh bạn và xác định ai là người giao tiếp tốt, ai là người không khéo léo trong ăn nói. Từ thực tế của họ, bạn có thể rút ra kinh nghiệm cho bản thân : học hỏi ưu điểm của người giao tiếp tốt và tránh sai lầm của người không khéo léo.
Tuy nhiên, bạn không nên copy y nguyên cách nói chuyện của người khác. Hãy tự tạo cho mình một phong cách tự tin, riêng biệt để ai cũng có thể nhận thấy đó chính là bạn.
Không phản ứng lại ngay lập tức
Cũng như lời khuyên đầu tiên, bạn nên dành khoảng 10 - 15 giây để hình thành suy nghĩ của mình thay vì phản ứng lại ngay tức khắc trước một câu hỏi hay lời đề nghị.
Đọc nhiều
Đây là điều rất cần thiết bởi nó là nguồn kiến thức của bạn và khi có kiến thức bạn sẽ có cơ sở để giao tiếp tự tin và hiệu quả hơn. Do đó, hãy tích cực đọc những bài báo hay, câu chuyện ý nghĩa cả trong và ngoài lĩnh vực của bạn. Nhờ đó, bạn cũng có thể đa dạng hóa chủ đề cho các cuộc nói chuyện với đồng nghiệp và sếp ngoài công việc.
Xây dựng tự tin
Phải tự tin bạn mới có thể phát biểu trước đám đông và mạnh dạn chia sẻ ý kiến của mình. Và để xây dựng sự tự tin, bạn phải không ngừng bồi dưỡng kiến thức cho bản thân.
Thể hiện ngôn ngữ cử chỉ hợp lý.
Bạn đã hội tụ những điều trên nhưng vẫn còn một yếu tố không thể thiếu để giao tiếp thành công : ngôn ngữ cử chỉ. Ngôn ngữ cử chỉ phải song song và phù hợp với lời nói của bạn. Vai thẳng và nghiêm chứng tỏ bạn đã sẵn sàng cho cuộc nói chuyện. Lưu ý ở công sở, bạn không thể nói chuyện với sếp và đồng nghiệp trong tư thế thoải mái như ở nhà.
2.3. Thực trạng và nguyên nhân.
2.3.1. Thực trạng giao tiếp trong gia đình hiện nay.
2.3.1.1. Giữa bố mẹ và con cái:
Cha mẹ không thông cảm, thường hay mắng mỏ các em trong độ tuổi vị thành niên. Phần lớn cho rằng trẻ không vâng lời.
Cha mẹ quá bận rộn lo kiếm tiền. Buổi sáng cho con tiền dằn túi, chở con đến trường, vội vã đến nơi làm việc. Buổi trưa đón co về, cho ăn, đưa con đi học tiếp rồi lại vội vã đi làm. Buổi tối cha mẹ khá chữ nghĩa thì dò bài, giảng bài tập; ít chữ nghĩa thì ngồi “canh me” cho con học.
Nuôi nấng cực khổ, tốn kém mà dường như chúng không nghe lời, càng lớn càng hư hay cãi lại…Đã thế,còn bày đặt có bạn trai, bạn gái.
Những kỳ thi cũng là thời gian áp lực đối với trẻ. Nếu không được điểm cao thì thường bị cha mẹ đem so sánh với bạn bè khiến trẻ bực tức, mặc cảm và hành động nông nổi.
Khi con có bạn khác giới, nhiều bâc cha mẹ không tìm hiểu, lắng nghe mà trấn áp bằng mọi cách.
Khi con có bầu, cha mẹ thường không đủ bình tĩnh mà nặng lời mắng nhiếc. Sau khi trút bỏ cái thai, cô gái rơi vào tình trạng mặc cảm, có thể dẫn đến bệnh tâm thần.
Khi con trai sa ngã vào mại dâm, ma túy…Chúng thường không tìm được nơi an ủi.
Có tới 62,9% bố mẹ ở khu vực phía Bắc và 57,7% bố mẹ ở khu vưc phía Nam chưa dành đến 30 phút trong ngày cho giải trí vui chơi cùng con cái. 46,2% bố mẹ miền Bắc và 20,2% cha mẹ miền Nam chỉ dành khoảng 15 phút cho hoạt động này.
Cha mẹ quá nuôi chiều con cái:
Từ khi Hương còn nhỏ, bà Lan đã hết mực cưng chiều. Đến lớn, hễ mẹ nhờ làm việc gì, cô bé 15 tuổi luôn giãy nảy không làm với lý do “con làm sợ xước móng tay, mất đẹp”.
Vì quá lo cho sức khỏe của đứa con gái út, bà Lan không bao giờ để con phải đụng tay vào việc gì. Mọi công việc từ quét nhà, giặt giũ cho đến nấu ăn, bà đều lo hết. Thậm chí, dưới bàn tay mẹ, Hương nay đã trở thành thiếu nữ vẫn chưa biết tự tắm rửa, hễ lúc nào muốn làm vệ sinh cơ thể, cô bé lại phải gọi mẹ.
“Khổ lắm, cứ hễ nhờ nó việc gì là lại giãy nảy giận hờn vì sợ làm xước móng tay. Thật sự bàn tay cháu rất đẹp và trắng trẻo, nhưng cái tôi lo là cháu đã lớn mà không thể tự chăm sóc cho mình thì sau này có gia đình riêng sẽ khổ lắm. Tôi tự trách mình vì đã quá cưng chiều con”, người mẹ 45 tuổi, ở Đà Lạt, tâm sự. Bà băn khoăn cũng có lý, bởi cô con gái lớn đã nặng 60 kg, cao 1,67 mét mà chỉ biết ăn, học, chơi game online và ngủ.
2.3.1.2. Giữa ông bà, cha mẹ và con cái.
Thời phong kiến con cái rất kính trọng ông bà, luôn vâng lời cha mẹ, lễ phép với người lớn. Khi đi học, ra đường gặp người lớn phải cúi đầu chào, khi xe tang đi qua biết nép vào lề dở nón, đưa gì cho người lớn phải cầm cả hai tay. Cách giáo dục con cháu ngày xưa rất nghiêm: Đi phải thưa về phải trình, nói chuyện với người lớn phải xưng cháu, xưng con, một dạ hai thưa chứ không được nói trống không. Không bao giờ dám lớn tiếng hay cãi lại cha mẹ. Chính vì dạy con từ thuở còn nhỏ, nên rất dễ dạy. Rèn trẻ vào khuôn phép từ nhỏ, lớn lên sẽ thành thói quen và nét đẹp văn hóa sẽ trở thành truyền thống.
Hiện nay con trẻ học văn quá nhiều, mà học lễ thì ít, gia đình bận rộn lo toan cuộc sống cũng có phần lơ là trong giáo dục và quản lý con cái. Không gò ép con vào khuôn khổ, mà còn nuông chiều con thái quá, buông lỏng việc quản lý nên dần dần kết bạn với bọn xấu, ham chơi bỏ học. Trẻ nhỏ thì mê game, lớn thêm tí thì tập tành hút thuốc, uống bia rượu, nghiện ngập rồi bỏ nhà đi bụi. Măng non không thể mọc thẳng nếu không có sự bảo bọc uốn nắn của tre già.Thiếu dạy dỗ con từ nhỏ làm sao con hiểu được công ơn cha mẹ.
Đối với con cháu trong gia đình, ông bà thường đặt vấn đề giáo dục đạo đức quan trọng hơn tri thức theo quan niệm “Tiên học lễ, hậu học văn”. Người già có thể tham gia giáo dục con cháu về nhiều vấn đề như lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, thái độ, kĩ năng lao động phù hợp lứa tuổi, các thói quen sinh hoạt hàng ngày, giao tiếp, ứng xử trong gia đình, nhà trường, xã hội
Vì sống cùng hoặc sống gần con cháu nên nhiều ông bà còn dạy dỗ con cháu từ nhỏ và hàng ngày như ăn, nói, xin phép, chào hỏi, ứng xử với mọi người… Đó là cách giáo dục cần thiết, thiết thực liên quan đến đạo đức, lối sống trong gia đình và mở rộng ra ngoài xã hội và cộng đồng .
2.3.1.3. Giữa vợ và chồng.
Trong cuộc sống hàng ngày, những áp lực công việc cộng với thời gian chung sống đã lâu làm ta bớt đi những mối quan tâm với người bạn đời. Ta không còn đặt những câu hỏi thường xuyên "Cô ấy đang làm gì?", "Anh ấy đang nghĩ gì?", "Cô ấy có thích điều đó không?", "Liệu mình có làm anh ấy cảm thấy mệt mỏi không?"..
Thay vào đó, những xung đột, những khác biệt nảy sinh biểu hiện trong những cuộc cãi vã, những phán xét cá nhân, những nghi ngờ vô lý... đôi khi làm hai người cảm thấy không thể tiếp tục được nữa
Các cuộc tranh luận giữa vợ chồng dường như được mặc định như những cuộc cãi vã không có hồi kết với những lý do muôn thủa. Hãy tâm niệm rằng đó chỉ là những đối thoại, cả hai người cần không gian để suy nghĩ, để bình tĩnh và có thể nói lại chủ đề đó vào lúc khác.
Vấn đề không phải nó là gì mà nói nó ra như thế nào? Hãy khám phá một cách nói chuyện khác phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc học cách cảm nhận những suy nghĩ của người kia. Đặt mình vào vị trí của chồng/vợ, tìm cách tiếp cận và truyền tải câu chuyện một cách dễ chịu nhất bạn muốn.
2.3.1.4. Giao tiếp giữa anh chị em.
Cuộc sống gia đình là "một phòng thí nghiệm" cho cuộc sống sau này, nơi trẻ có thể bắt đầu hiểu những khái niệm trừu tượng như "sự đồng cảm", "sự hiểu biết" và "giao tiếp". Đó là nơi trẻ có thể học cách đối phó với những cảm xúc trái chiều, ví dụ như sự ghen tị, sự yêu thương chia sẻ... trong một môi trường vẫn còn rất an toàn.
Người Việt quan niệm anh chị em là “ruột rà máu thịt” vì vậy mà “máu chảy ruột mềm”. Gia đình truyền thống Việt Nam tuy có ảnh hưởng Nho giáo “Quyền huynh thế phụ”, nhưng vẫn đề cao giá trị “trên kính dưới nhường”, hòa thuận với nhau, vì:
“Anh em như thể chân tay,
Như gốc với rễ như cây với cành.
Anh thời phải thuận đạo anh,
Em thời hiếu đễ mới đành đạo em.”
2.3.1.5. Giao tiếp giữa những người họ hàng.
Trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng người chúng ta cũng thăm hỏi bà con, họ hàng. Những người bà con, họ hàng gần như anh, chị em họ thì chúng ta cũng hay thường xuyên giao tiếp và hỏi thăm. Do vậy, chúng ta luôn phải trò chuyện và quan tâm lẫn nhau trong khuôn khổ nhất định. Xác định được quan hệ trong họ hàng rồi từ đó xưng hô cho đúng, chú ra chú, bác ra bác, anh ra anh, em ra em v.v.... Xưng hô trong họ tộc khác với xưng hô ngoài xã hội, để khỏi mang tiếng "Cá mè một lứa". Ngoài xã hội dựa theo tuổi tác và chức vụ địa vị, trong gia tộc dựa theo thế thứ, nhưng khi giao thiệp với từng cá nhân cụ thể lại phải kết hợp theo cách xưng hô ngoài xã hội theo quan hệ tuổi tác. Có thể đúng theo huyết thống thì anh A phải gọi tôi bằng ông chú, nhưng tôi cũng gọi anh A bằng bác, vì anh A đã là người tuổi cao, gọi bằng cháu bất tiện và bất lịch sự. Tôi gọi anh A bằng bác đó là gọi thay cho cháu chắt tôi, mặc dầu tôi ít tuổi hơn anh nhưng về thế thứ ngang với ông nội anh A. Tuy nhiên nếu ít tuổi quá mà gọi bằng ông cũng bất tiện, có khi phải hạ xuống một bậc mà gọi bằng chú mới thân mật..
Đôi khi, trong quan hệ họ hàng chỉ cần một lời chào hay một lời hỏi thăm cũng có thể làm cho mối quan hệ ngày càng thân thiết. Lời chào biểu hiện phong cách con người, biểu hiện nề nếp của gia đình, thuần phong mỹ tục của điạ phương và của cả dân tộc ta. Chỉ cần một nụ cười hay một câu hỏi thăm, như vậy đủ để quan hệ họ hàng gắn bó.
2.3.2. Phân tích nguyên nhân:
Lâu nay, chúng ta phê phán ngành giáo dục như là bộ phận chịu trách nhiệm chính đối với những vấn đề kiến thức, nhân cách và lý tưởng sống của học sinh, sinh viên - những chủ nhân tương lai của đất nước. Điều đó không hoàn toàn đúng. Nhà trường chỉ là một trong "ba thế giới" - gia đình, nhà trường và xã hội - có tầm quan trọng như nhau để tạo ra một sản phẩm người như chúng ta mong đợi. Khi một trong ba thế giới đó bị lỗi thì sẽ dẫn đến lỗi trong sản phẩm người.
Thế giới đầu tiên tôi muốn nói đến là gia đình. Đó là thế giới mà một con người vừa sinh ra đã được chứng kiến bằng cả sự vô thức của mình. Với những đặc điểm của đời sống xã hội và văn hoá Việt Nam, từ lúc sinh ra cho đến lúc bước vào lớp 1 của bậc tiểu học là khoảng thời gian mà con người đó chủ yếu sống trong thế giới gia đình. Đó là giai đoạn vô cùng quan trọng.
Chúng ta vẫn thường ví tâm hồn con người ở giai đoạn này là một tờ giấy trắng. Vì vậy, đời sống gia đình chính là nơi sẽ viết những dòng đầu tiên vào tờ giấy trắng tâm hồn ấy. Bởi thế, những giá trị nhân văn trong đời sống gia đình có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc đặt nền móng đầu tiên để hình thành nhân cách con người đó. Trong giai đoạn này, sự thiếu thốn vật chất có thể ảnh hưởng ở mức độ nào đó với việc phát triển thể lực. Nhưng sự thiếu thốn tinh thần sẽ ảnh hưởng một cách hệ trọng đến việc hình thành nhân cách và tâm hồn sau này của con người đó.
Có thể nói, gia đình là "người" được chọn lựa một cách tự nhiên để gieo những hạt giống đầu tiên của Cái đẹp vào tâm hồn một đứa trẻ. Việc gieo những hạt giống này được thể hiện qua hai hình thức: Ngôn ngữ và hành động của những người lớn trong thế giới gia đình. Cho dù ở lứa tuổi này, sự nhận thức của một đứa trẻ đối với những thông điệp trong ngôn ngữ và trong hành động từ người lớn là vô cùng hạn chế thì sự liên tục của ngôn ngữ và hành động ấy vẫn tạo ra một môi trường bao phủ gần như toàn bộ sự thức dậy và lớn lên của tâm hồn trẻ nhỏ.
Người Việt Nam có câu: "Con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Câu nói đó không có nghĩa quy toàn bộ trách nhiệm dạy dỗ đứa trẻ cho hai người đàn bà quan trọng này trong gia đình. Mà có nghĩa, sự ảnh hưởng quan trọng của những người hàng ngày trực tiếp gần gũi nhất với việc nuôi dạy tâm hồn đứa trẻ. Vì lâu nay, việc chăm sóc đứa trẻ chủ yếu là công việc của hai người đàn bà đó trong gia đình. Nhưng với câu nói đó, cần hiểu là tất cả mọi thành viên trong gia đình có mối giao tiếp ngày ngày với đứa trẻ đều có ảnh hưởng tới đứa trẻ tuy ở những mức độ khác nhau.
Những lời nói thô tục, ích kỷ, hằn học, vô cảm...cùng những hành xử thiếu sự chia sẻ, yêu thương, tôn trọng giữa những người lớn trong gia đình với nhau hoặc với người hàng xóm và ngược lại, sẽ đi vào tâm hồn của trẻ nhỏ trực tiếp hoặc gián tiếp.
Theo kết quả điều tra xã hội học ở nhiều nước trên thế giới thì những đứa trẻ có vấn đề như tự kỷ, trầm cảm, bỏ học, sống ích kỷ, quan hệ tình dục sớm, tham gia vào các tệ nạn xã hội, phạm tội... chủ yếu là những đứa trẻ sinh ra và lớn lên trong những gia đình có một đời sống tinh thần nghèo nàn, bất hạnh.
Một đời sống tinh thần nghèo nàn chính là nguy cơ lớn nhất hiện nay đang lan rộng vào các gia đình Việt Nam. Những đứa trẻ không còn được uống dòng sữa của những lời ru, những câu chuyện cổ tích, những thì thầm yêu thương...nữa. Người lớn đã không làm điều đó và đang dần quên điều đó.
Hơn nữa, người lớn đã mở mắt về một phía khác. Họ chăm sóc phần thân xác của con cái một cách quá mức. Với họ, mục đích sống là nhanh chóng và bằng mọi cách tạo dựng một đời sống vật chất cho dù là để cho con cái họ mà lại bỏ quên việc tạo dựng một đời sống tinh thần cho chúng.
Đấy là sai lầm nghiêm trọng của họ trong việc GD con cái. Và khi con cái họ rơi vào một đời sống tồi tệ thì họ không thể hiểu vì sao lại thế. Họ tự tin rằng họ đã làm hết sức mình
Nhưng hiện thực nói rằng: Câu chuyện mà không ít những đứa trẻ nghe được từ khi nằm trong nôi cho đến khi cắp sách tới trường ngày đầu tiên chỉ là những câu chuyện "vật chất hóa" của người lớn. Những câu chuyện đó từng tí một, từng tí một gieo vào những đứa trẻ lòng tham muốn đầy thói sở hữu, hưởng lạc và chiếm đoạt chứ không phải một giấc mơ ngập tràn ánh sáng nhân văn.
Không phải tất cả người lớn chỉ chăm chắm vào mục đích tạo dựng một đời sống vật chất mà là họ đã không nhận thức được ý nghĩa quan trọng của đời sống tinh thần trong việc GD con cái.
Hơn nữa, chúng ta không hề có một chiến lược trợ giúp những kỹ năng cho người lớn trong việc nuôi dưỡng con cái.
"Sống" cho người lớn nhưng lại bị bỏ rơi
Hiện thực cũng nói rằng: Quá nhiều gia đình cha mẹ chỉ nói chuyện với con cái về những vấn đề của họ chứ không phải của những đứa trẻ. Đó là những yêu cầu của người lớn đối với một đứa trẻ phải thực hiện cho họ chứ không phải cho chúng.
Người lớn yêu cầu đứa trẻ phải đi ngủ đúng giờ, phải ăn những thứ mà người lớn muốn, phải học thêm các môn, phải biết nói tiếng Anh hoặc Pháp, phải đạt học sinh giỏi, phải biết chơi piano, phải vào được trường chuyên...
Những yêu cầu đó luôn luôn giống như những mệnh lệnh đầy áp lực. Và để thực hiện được những yêu cầu đầy tính ham muốn đó của người lớn, đứa trẻ phải sống một cuộc sống "khổ sai" và đơn điệu. Đó không phải là những lắng nghe, những chia sẻ, những gợi mở, những khuyến khích, những dẫn dắt...của những người trải nghiệm.
Và những đứa trẻ vẫn sống đủ thời gian của tuổi thơ cho mỗi đời người nhưng bản chất của tuổi thơ đó lại bị đánh cắp. Các nghiên cứu khoa học trên thế giới từ trước đến nay đều đi đến kết luận: Một đứa trẻ không sống đủ và đúng với bản chất của tuổi ấu thơ sẽ thường trở thành một người có tâm hồn khiếm khuyết hoặc méo mó.
Những chuyện mưu kế, chuyện ăn chia, chuyện tranh giành, chuyện tư thù, chuyện bất mãn...ngoài xã hội đến những cãi cọ, trách móc, những tranh giành, những mắng nhiếc, ngờ vực...giữa những thành viên người lớn trong gia đình hoặc giữa những thành viên ấy với các quan hệ xã hội bên ngoài của họ đều trở thành những ám ảnh tồi tệ và giá lạnh, gián tiếp vây bọc đứa trẻ.
Tôi đã từng nghe một đứa trẻ lên 7 kêu lên: "Bố mẹ suốt ngày chỉ nói chuyện tiền". Hoặc một đứa em nói với đứa anh: "Hôm nay bố chửi ông nội đấy, anh ạ". Khi một đứa trẻ ngày ngày phải nghe chuyện đồng tiền thì đến một lúc nào đó đồng tiền sẽ trở thành mối quan tâm của chính nó một cách vô thức. Và khi một đứa trẻ thường xuyên phải nghe những lời nói "hỗn xược" của bố hay mẹ nó với ông hoặc bà của nó thì đến một lúc nào đó nó sẽ "hỗn xược" với một người hơn tuổi mà không thấy sợ hãi.
Sai lầm này bắt nguồn từ hai nguyên nhân cơ bản. Thứ nhất, hầu hết các bậc cha mẹ và những người lớn trong gia đình không nhận thức được tính hệ trọng trong việc GD thẩm mỹ cho trẻ nhỏ và chính họ không được truyền dạy phương pháp GD một đứa trẻ. Thứ hai, người lớn không nhận thức được ý nghĩa đích thực của hạnh phúc con người mà ngược lại chính họ đã và đang bị chủ nghĩa vật chất kích động và thống trị.
Có bao nhiêu người mỗi ngày có một chương trình cụ thể để dành riêng cho những đứa trẻ như: Kể một câu chuyện xúc động, đọc cho chúng nghe một cuốn sách hay, đặt những câu hỏi về cái đẹp và lòng tốt cho chúng, gợi mở trí tưởng tượng của trẻ nhỏ, tạo mối quan hệ giữa chúng với những thành viên khác trong gia đình cũng như mối quan hệ giữa chúng với các đồ vật, các vật nuôi và thiên nhiên quanh ngôi nhà của chúng?
Hiện thực đời sống trong nhiều gia đình Việt Nam chứng thực rằng: Có quá ít những gia đình làm được điều đó cho những đứa trẻ. Những đứa trẻ, nhìn một cách công bằng và sâu sắc, là những kẻ bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình. Hầu hết những con đường trong những cảm nhận tơ non đầu đời và trong trí tưởng tượng của chúng đã bị bịt lối.
Chúng ta hãy tự hỏi và hãy trả lời thật trung thực: Mỗi ngày, một đứa trẻ sẽ nghe được bao nhiêu lời yêu thương hay những điều đẹp đẽ trong ngôi nhà của nó? Ngay cả khi một đứa trẻ chưa biết đi hoặc chưa biết nói thì mọi ô cửa tâm hồn của nó lúc nào cũng mở ra đến đón nhận tất cả những gì đang hiển hiện và chuyển động quanh nó. Thực tế, tâm hồn của đứa trẻ đã được hình thành từ khi nó chỉ là một bào thai trong bụng mẹ. Và như thế, nó đón nhận rất nhiều điều để nuôi dưỡng tâm hồn từ phía đời sống mà nó chưa chính thức gia nhập.
Người lớn thường kêu lên với những đứa trẻ về sự chìm ngập của họ trong hàng núi công việc. Nhưng người lớn đã không nhận ra những đứa trẻ cũng phải gánh vác một khối lượng công việc như những trái núi khổng lồ. Chúng phải giã từ bản chất của tuổi ấu thơ để thực hiện quá nhiều "đơn đặt hàng" ép buộc của người lớn.
Trong khi đó, một không gian mỹ học thật vô cùng khó tìm thấy trong hầu hết các ngôi nhà chúng ta kể cả những ngôi nhà của những người có điều kiệt rất tốt để tạo nên không gian đó. Không gian mỹ học này là tất cả những gì tạo nên những vẻ đẹp từ màu sắc, hình khối, âm thanh. Trong đó có nét mặt, giọng nói và các động tác khác của con người.
Bây giờ, mỗi gia đình Việt Nam thử làm thống kê về những gì họ nói và hành động một ngày trong gia đình họ thử xem. Qua khảo sát và quan sát một cách tự nhiên trong rất nhiều năm nay, tôi thấy ngôn ngữ và những hành động chủ yếu của các thành viên người lớn diễn ra trước mắt những đứa trẻ trong ngôi nhà của họ hầu hết lại không thuộc về một đời sống tinh thần. Tâm hồn và nhân cách của những đứa trẻ sẽ như thế nào khi được hình thành trong một thế giới như thế? Và những khiếm khuyết, méo mó trong tâm hồn của một con người cũng bắt đầu từ những điều đó.
2.4. Đánh giá:
Hiện nay, nhiều bậc phụ huynh mải miết với công việc, với việc kiếm tiền, các cuộc họp hành, gặp mặt… nên dường như quên mất những công việc gia đình. Cha mẹ thường chỉ cho con đến lớp, sau đó lại tất bật với công việc. Sau giờ làm, phụ huynh vội vã về nhà, chuẩn bị những món ăn qua quýt, nhanh chóng. Chính vì vậy thời gian cha mẹ trò chuyện với con cái là rất ít và có những gia đình thậm chí các thành viên còn không có thời gian trao đổi thông tin với nhau.
Vì vậy, những gì bạn cần làm là thu xếp thời gian làm việc để có nhiều thời gian trò chuyện với những người than hơn. Bạn có thể tạo những cơ hội để gia đình được quây quần trò chuyện với nhau. Ít nhất một ngày trong tuần, bạn nên có cuộc trò chuyện hoặc tham gia hoạt động cùng gia đình. Vào thời gian này, có lẽ bạn nên hạn chế các cuộc gọi vì công việc, thậm chí bạn có thể tắt di động để tập chung vào hoạt động gia đình. Những buổi hoạt động, gặp mặt, nói chuyện giữa các thành viên sẽ giúp mối quan hệ trong gia đình bạn thêm khăng khít hơn.
PHẦN III: KỸ NĂNG GIAO TIẾP ỨNG XỬ TRONG GIA ĐÌNH
3.1. Nguyên tắc giao tiếp trong gia đình:
Tùy theo vai trò, lứa tuổi, mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể trong cuộc ứng xử mà các nguyên tắc được vận dụng phù hợp trong đời sống gia đình.
Tôn trọng.
Giữ tôn ti trật tự trong gia đình, lắng nghe và dân chủ bàn bạc việc chung của gia đình, dùng lời ngọt ngào, tử tế để nói với nhau. Hiếu kính với tổ tiên, ông bà cha mẹ, thể hiện sự trân trọng cội nguồn, người sinh thành. Với bạn đời thì “Kính nhau như khách”. Với con trẻ phải công bằng, không áp đặt, tránh trừng phạt thân thể hay nhục mạ. Tôn trọng là góp ý, giáo dục, nâng đỡ tinh thần khi có sai trái chứ không làm tổn thương người khác.
Bình đẳng.
Không phân biệt đối xử, mọi thành viên gia đình đều có cơ hội để phát triển (học hành, chăm sóc, sức khỏe, lao động phù hợp năng lực, ..). Chăm lo cho sự phát triển của phụ nữ và trẻ em gái. Phân công hợp lý việc nhà, giáo dục phận sự xây dựng gia đình cho mọi thành viên. Vợ chồng cùng chăm sóc nuôi dạy con cái và có quyền ngang nhau trong việc quyết định chuyện gia đình, không chia đôi số việc mà đảm nhiệm theo thiên chức, năng lực.
Yêu thương.
Tình yêu thương sẽ là cơ sở hình thành đức hy sinh, tấm lòng thủy chung, trái tim nhân hậu, con người nhờ đó mà sống có tâm, có nghĩa, có tình để thấu cảm, chia sẻ nỗi khó khăn với người thân, sẵn sàng tha thứ cho nhau… Đó là cơ sở để hóa giải những bất đồng trong gia đình, dòng họ.
Đoàn kết
Đoàn kết là nguyên tắc bảo vệ sự bền vững và phát triển của gia đình. “Chị ngã, em nâng”. Cần có sự đùm bọc, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình, thân tộc. Sức mạnh của gia đình, cộng đồng chính là tình đoàn kết. Ngày nay, với chính sách gia đình ít con, càng phải phát huy tình đoàn kết trong gia đình, họ hàng, thân tộc để “Góp gió thành bão”, tương trợ lẫn nhau khi hữu sự, lúc khó khăn:
“Anh em như thể chân tay
Rách lành đùm bọc, dở hay đỡ đần.”
Kính trên, nhường dưới. Kính trên là sự trọng vọng, ân cần đối với ông bà, cha mẹ, người cao tuổi trong gia đình, thân tộc được thể hiện qua xưng hô chuẩn mực, chào mời lễ phép. Có khách đến thăm nhà, con trẻ phải chào hỏi lễ phép, giữ gìn tôn ti trật tự, biết gọi dạ, bảo vâng. Nơi công cộng phải tôn trọng người cao tuổi, như đỡ đần việc nặng, nhường ghế trên tàu xe, nói năng lễ phép. Nhường dưới là sự bao dung, nương nhẹ, vì nghĩa tình của người có thứ bậc, tuổi tác cao hơn đối với người dưới, là cách đối xử, nâng niu, dạy dỗ, chăm sóc đối với con trẻ; là sự nhường nhịn của anh chị với em út trong nhà.
3.2. Ứng xử trong gia đình:
3.2.1. Ứng xử trong quan hệ ông bà- cháu
Quan hệ ông bà – cháu là mối quan hệ có tính chất tiếp nối về huyết thống. Bên cạnh sự thương yêu, kỳ vọng, những khác biệt về tuổi tác, quan niệm sống, đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tạo nên giữa thế hệ ông bà với thế hệ cháu có những khác biệt nhất định.
Hoàn cảnh sống cũng tác động đối với quan hệ ông bà và cháu. Xu hướng tách hộ, hình thành gia đình hạt nhân ngày càng mạnh và ông bà thường ở riêng nên ít tiếp cận với con cháu. Điều này làm hạn chế sự chăm sóc về tinh thần, hỗ trợ giáo dục lớp con cháu của ông bà. Ngược lại sự chăm sóc đối với ông bà của con cháu, đặc biệt là sự nâng đỡ về tinh thần cũng hạn chế. Về đạo lý, việc chăm sóc phụng dưỡng ông bà, cha mẹ là bổn phận, trách nhiệm của con cháu.
Những điều lưu ý về ứng xử của cháu đối với ông bà:tôn trọng, có thái độ đúng mực, lễ phép, kính trọng, biết ơn đối với ông bà. Thăm viếng, chăm sóc, hỏi han, thông báo về sự tiến bộ của bản thân mình để tạo niềm vui, sự hãnh diện cho ông bà. Trực tiếp tham gia chăm sóc ông bà khi ốm đau, bệnh tật. Đối với cháu đã thành niên, lập gđình phải năng đưa chắt đến thăm các cụ, tham gia tổ chức lễ mừng thọ ông bà, biếu tiền quà để ông bà được vui mừng vì qua đó biết rằng con cháu ổn định, ăn nên làm ra nhờ phúc đức tổ tiên, mà ông bà an lòng vui sống.
3.2.2. Ứng xử trong quan hệ vợ chồng
Quan hệ vợ chồng là mối quan hệ cơ bản, chủ yếu trong việc xây dựng, gìn giữ, bồi đắp hạnh phúc gia đình. Cả hai người đều quan trọng, “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Sự tiến bộ trong nhận thức xã hội về quyền bình đẳng khiến cho địa vị người phụ nữ trong gia đình và ngoài xã hội đã thay đổi rất nhiều. Người chồng cần tôn trọng, quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ gánh nặng công việc gia đình với vợ nhiều hơn, tạo đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đồ án Môn Nghệ thuật giao tiếp.doc