Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật EM(Effective Micoorgamisms) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất dâu đốn sát vụ Đông tại trường ĐHNNI - Hà Nội

 

PHẦN I 1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

1.2. MỤC ĐÍCH VÀ YÊU CẦU 3

1.2.1 Mục đích 3

1.2.2. Yêu cầu 3

1.3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 3

1.3.1. Cơ sở lí luận 3

1.3.2. Cơ sở thực tiễn 4

PHẦN II 5

2.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA CHẾ PHẨM VI SINH EM (EFFECTIVE MICROOGANISMS) 5

2.1.1 Nguồn gốc của chế phẩm vi sinh vật EM 5

2.1.2. Nền nông nghiệp lý tưởng 6

2.1.3. Quá trình hoạt động của vi sinh vật có ích trong nông nghiệp 6

2.1.4. Chế phẩm vi sinh vật EM (Effective. Microoganism ) 7

2.1.5. Vai trò của chế phẩm EM đối với cây trồng 8

2.1.6. Đặc điểm và hoạt động của chế vi sinh EM 8

2.1.7. Sử dụng chế phẩm vi sinh EM 10

2.1.8. Ứng dụng của EM 13

2.1.9. Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh EM đối với cây trồng trên thế giới và ở Việt Nam 13

2.1.9.1. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm vi sinh EM trên thế giới 13

2.1.9.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm EM ở nước ta 15

PHẦN III 20

VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 20

3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 20

3.1.1. Địa điểm 20

3.1.2. Thời gian 20

3.2. Vật liệu nghiên cứu 20

3.3. Phương pháp thí nghiệm 20

3.4. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu 21

3.4.1. Nội dung nghiên cứu 21

3.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu 22

3.4.3. Tình hình nhiễm bệnh của cây dâu khi sử dụng chế phẩm vi sinh EM 23

3.4.3.1. Bệnh gỉ sắt 23

3.4.3.2. Bệnh bạc thau 24

3.4.4. Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất lá 24

PHẦN IV 26

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 26

4.1. Ảnh hưỏng của chế phẩm EM đến thời gian nảy mầm, số lượng mầm và tỷ lệ nảy mầm của cây dâu đốn sát vụ Đông 2002 26

4.1.1. Thời gian nảy mầm 26

4.1.2. Số lượng mầm dâu 27

4.1.3. Tỷ lệ nảy mầm 28

4.2. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sự sinh trưởng về chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng chiều cao cây, đường kính thân và số cây trên gốc 28

4.2.2. Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây 29

4.2.3. Đường kính thân 30

4.3. Ảnh hưởng cả chế phẩm EM đến phát triển của lá dâu 31

4.3.1. Tốc độ ra lá 32

4.3.2. Thời gian thành thục lá 32

4.3.3. Kích thước lá dâu thành thục 33

4.3.4. Diện tích lá thành thục 33

4.4. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng phân cành, gốc độ phân cành, số lượng cành cấp1 trên cây, tổng chiều dài cành C1 / cây 33

4.4.1. Chiều cao phân cành 33

4.4.2. Góc độ phân cành 34

4.4.3 Số lượng cành C1/cây và Chiều dài cành C1/m2 đất trồng 34

4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất lá dâu qua các lứa hái 35

4.5.1. Trọng lượng 100 lá thành thục 36

1.5.2. Số lá/m cành 36

1.5.3. Năng suất lá dâu qua các lứa hái 36

4.6. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng nhiễm bệnh của cây dâu 37

4.6.1. Bệnh bạc thau 38

4.6.2. Bệnh rỉ sắt 38

4.6.3. Bệnh đốm lá 38

4.7. Ảnh hưởng của chế phẩm EM đến chất lượng lá dâu 39

4.7.1. Thời gian phát dục của tằm tuổi 5 40

4.7.2. Sức sống tằm tuổi 5 40

4.7.3. Tốc độ tăng trọng tằm tuổi 5 41

4.7.4. Số tằm lên né 41

4.7.5. Tỷ lệ kết kén 42

4.7.6. Tỷ lệ tằm bị nhiễm bệnh 42

4.7.6.1. Bệnh Bủng 42

4.7.6.2. Bệnh trong 43

4.7.7. Năng suất kén tằm 43

4.7.8. Tỷ lệ kén tốt 44

4.8. Ảnh hưởng của chất lượng lá dâu đến chất lượng kén tằm 45

4.8.1. Trọng lượng kén PK 45

4.8.2. Trọng lượng vỏ kén PV 46

4.8.3. Tỷ lệ vỏ kén 46

4.9. Hệ số tiêu hao dâu 46

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 48

*Kết luận 48

*Tồn tại 50

*Đề nghị 50

Tài liệu tham khảo 51

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1279 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm vi sinh vật EM(Effective Micoorgamisms) đến sinh trưởng, phát triển, năng suất và phẩm chất dâu đốn sát vụ Đông tại trường ĐHNNI - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Cây chè: Năng suất và phẩm chất chè tăng khá cao khi phun dịch EM cho cây chè thì các chất amonoaxit và hàm lượng nước trong búp chè được cải thiện điều này có lợi cho phẩm chất chè chế biến. Như vậy qua các kết quả nghiên cứu về EM của các nước trên cho ta thấy kỹ thuật EM ngày càng có những kết quả tốt, đây sẽ là kỹ thuật quan trọng được sử dụng nhiều trong các lĩnh vực đặc biệt là lĩnh vực nông nghiệp. 2.1.9.2. Tình hình nghiên cứu và sử dụng chế phẩm EM ở nước ta Ngay sau khi chế phẩm vi sinh vật EM được đưa vào Việt Nam (tháng 6/1997) đã có nhiều cơ quan khoa học, các cơ sở khoa học sản xuất nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực, trồng trọt, chăn nuôi, xử lý chất thải... *Kết quả nghiên cứu trên cây lúa. - Theo báo cáo sơ bộ của trường ĐHNN I-Hà Nội Thì giống lúa CR 203 cấy vụ xuân 1997 + Sử dụng EM có tác dụng rút ngắn thời gian sinh trưởng từ 5-12 ngày (tuỳ theo thời vụ cấy). + Sử dụng EM có tăng năng suất, tăng từ 290-490 kg/ha so với đối chứng. + Sử dụng EM có thể hạn chế được sâu bệnh nhất là bệnh lúa vàng. + Sử dụng EM cho lãi cao hơn đối chứng từ 528000đ-1407000đ. - Báo cáo sơ bộ của Sở Khoa học-công nghệ và Môi trường Thái Bình tháng 10/1997 + Khi phun EM1 và EM5 cho cây lúa Mạ xanh hơn, kết thúc đẻ nhánh sớm hơn, lúa trổ sớm hơn, chín sớm hơn, năng suất tăng 13% so với đối chứng. + Sử dụng EM1 thứ cấp x 500-100 lần cho hạt thóc thấy hạt nảy mầm nhanh hơn, tỷ lệ nảy mầm cao hơn chính sớm hơn, mầm mập hơn, định hình cây non sớm hơn. - Theo Giáo sư Nguyễn Lân Dũng cho biết Phun EM 3 lần cho lúa năng suất tăng 406 kg/ha. *Đối với cây đậu tương - Báo cáo của trường ĐHNN I - Hà Nội. Tháng 12/1997. + Giống đậu tương DT42 trồng vụ đông 1997 trong điều kiện thiếu ẩm, công thức bón Bokashi có tỷ lệ nảy mầm cao hơn đối chứng từ 20-21% và có chiều cao cây cao hơn đối chứng từ 11,3-12,6 cm. Đồng thời hàm lượng diệp lục ở trong lá cây công thức phun EM1 và EM5 thấy cây đậu tương, xanh hơn, sinh trưởng, phát triển khoẻ hơn, ra hoa sớm hơn, chín sớm hơn, tỉ lệ đậu quả cao, quả chắc hơn, năng suất tăng 10-15% *Đối với cây ăn quả - EM đều có tác dụng đối với gốc ghép các loại cây như vải, nhãn, na. ở các thời điểm 30 ngày và 6 ngày phun EM, các chỉ tiêu chiều cao cây, đường kính gốc và số lá của cây đều cao hơn ở lô phun EM so với lô không phun EM (Báo cáo của Trường ĐHNN I - Hà Nội 12/1997). - Khi phun EM1 và EM5 cho cây nhãn, roi...thấy cây bật chồi mạnh hơn, hoa nhiều hơn, tỷ lệ đậu quả cao hơn, quả to hơn, mã đẹp hơn và ít sâu bệnh hơn (Báo cáo sở KH - CN và Môi trường Thái Bình). - Theo báo cáo của Sở KH - CN và Môi trường Hải Phòng 12/1997. Khi sử dunh EM phun cho cây vải thiều thấy lá cây có màu xanh đậm, quả chín sớm hơn, vỏ quả bóng đẹp hơn so với đối chứng. Đối với cây đu đủ thấy lá xanh đậm, quả phát triển tốt hơn Đối với cây Cam - Quýt - Bưởi thấy lá phát triển tốt hơn - quả chín nhanh - Tại quận Tây Hồ - Hà Nội phun EM thứ cấp x 500 cho cây quất thấy lá và cây xanh hơn (Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tháng 12/1997). *Đối với cây rau, hoa và cây cảnh - Báo cáo của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội 12/1997 + Tại trung tâm rau quả Hà Nội Khi phun EM thứ cấp x 500 cho cây xu lơ xanh, diện tích 200 m2 vào 2 thời kỳ 5-6 lá và chuẩn bị ra nụ thấy màu lá xanh hơn, hoa lơ nở và lâu già hơn so với đối chứng không phun EM. Bón EM Bokashi cho xu lơ xanh biểu hiện không rõ phun EM cho cây rau, thấy lá có màu xanh đậm hơn lá dày và to hơn đối chứng, thu hoạch sớm hơn 3-4 ngày. năng suất tăng khoảng 15-20% (Báo cáo ở sở KH-CNMT Hải Phòng tháng 12/1997). - Dùng EM1 thứ cấp x 500 phun cho rau muống hai lần trên một lứa cắt cho thấy ngọn rau vườn dài 17-18 cm tăng so với đối chứng 2 cm, năng suất đạt 14 kg/m2 tăng so với đối chứng 21% Cũng bố trí như thế cho các cây rau màu khác như rau ngót, rau cải... kết quả cho thấy năng suất tăng so với đối chứng 12-20% (Báo cáo của Sở KH-CNMT Thái Bình tháng 10/1997) - ở cây hoa phong lan + Giai đoạn bồn mạ: ở tất cả các công thức xử lý EM cây sinh trưởng tốt hơn so với công thức đối chứng về tỷ lệ sống, chiều cao cây. và sự tăng trưởng của bộ lá. + Giai đoạn cây 5 tháng tuổi: xử lý EM cho cây lan ở giai đoạn này đã làm cho cây sinh trưởng tốt hơn cây phát triển cân đối cả về chiều cao cây và bộ lá + ở giai đoạn trưởng thành, các công thức có xử lý EM cây không những sinh trưởng tốt về chiều cao cây và bộ lá mà EM còn làm cho cây ra hoa nhiều hơn so với đối chứng từ 15-20%. Những công thức phun EM làm tăng chiều dài của cành hoa từ 3-5 cm so với đối chứng và làm tăng số hoa/cành cũng như làm tăng đường kính hoa (Báo cáo trường ĐHNN I-Hà Nội-12/1997) * Đối với cây trồng khác - Báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT Thành phố Hà Nội tháng 12/1997 đã sử dụng EM đối với cây Ngô. Cho thấy ở giai đoạn ngô 6-7 lá, cây sinh trưởng khá hơn, lá xanh hơn, dày mập hơn so với công thức không xử lý định mức. - Báo cáo Sở KH-CNMT Hải Phòng Xử lý EM cho cây khoai tây, thấy cây sinh trưởng khá hơn, lá xanh hơn, lá dày mập hơn. - Tại Bình Dương: phun EM pha loãng 0,1% trên 30 ha mía cho kết quả khả quan và người nông dân rất quan tâm đến chế phẩm này ( Vũ Mai Nam. Tạp chí khoa học và đời sống tháng 8/1998). *Đối với động vật nuôi Thử nghiệm trên 2000 gà đẻ giống Goldlinc tại Trại Mai Lâm(Đông Anh - Hà nội) thì trứng hồng sáng, lòng đỏ thẫm hơn nên bán được giá nhờ vậy mỗi ngày có thể tăng thu từ 80 - 100 ngàn đồng. Trung tâm Công nghệ sinh học nông nghiệp TP.Hồ Chí Minh dùng EM xử lý mùi hôi chuồng trại cho 15 hộ nuôi 650 con heo ở Tân Phú Đông(Sa Đéc - Đồng Tháp) thì hết mùi hôi trong 7 ngày (Vũ Hữu Điền)[3]. Phần III Vật liệu, nội dung và phương pháp nghiên cứu 3.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm Thí nghiệm của chúng tôi được tiến hành tại Trường Đại Học Nông Nghiệp I - Hà Nội. 3.1.2. Thời gian Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 1/2002 đến tháng 6/2002 3.2. Vật liệu nghiên cứu Giống dâu được sử dụng trong thí nghiệm của chúng tôi là giống đa bội thể (số 28) trồng từ năm 1998. Là giống được phát được sử dụng rộng rãi trong sản xuất Dâu tằm tơ hiện nay. 3.3. Phương pháp thí nghiệm Thí nghiệm được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh với 4 công thức 3 lần nhắc lại Sơ đồ bố trí thí nghiệm Dải bảo vệ IV(ĐC) II III I II I ĐC III I III II ĐC Dải bảo vệ + Diện tích mỗi ô thí nghiệm =38 m2. + Chế độ canh tác - Phân chuồng bón: 26 tấn/ha/năm. - Đạm urê: 300kg/ha/năm - Không bón lân + Kali. + Mật độ ruộng dâu: - Hàng ´ hàng 1,8 m - Cây ´ cây 0,5 m - Mỗi lần nhắc lại cách nhau 1 m + Thí nghiệm được sử dụng EM ở các nồng độ 0,5%, 1 % và 1,5% Trong đó: - Công thức I phun EM nồng độ : 0,5%. - Công thức II phun EM nồng độ : 1 % - Công thức III phun EM nồng độ : 1,5% - Công thức IV: K hông sử dụng EM + Phun lần (1) vào lúc sắp nảy mầm. + Phun lần (2) vào lúc dâu có lá thật đầu tiên. + Phun lần (3) vào khoảng 15 ngày sau khi phun lần 1. + Phun lần (4) vào lúc sau khi hái lá lứa thứ 1. + Phun lần (5) vào lúc phân cành cấp 1. + Giống tằm được sử dụng nuôi để đánh giá chất lượng lá dâu là giống đa hệ- kén vàng. - Tằm nuôi ở tuổi 5. - Mỗi lần nhắc lại nuôi 200 con. - Mỗi công thức nuôi 600 con. 3.4. Nội dung và chỉ tiêu nghiên cứu 3.4.1. Nội dung nghiên cứu - Mô tả đặc điểm màu sắc, hình dạng thân, cành, lá, mầm và chất lượng của lá dâu khi sử dụng chế phẩm EM. + Mầm: Đánh giá khả năng nảy mầm, số lượng mầm, màu sắc mầm, hành dạng mầm. + Thân, cành: chiều cao thân, màu sắc thân cành, độ cao phân cành cấp I, đường kính thân. + Lá: Tốc độ ra lá, số lượng lá, hình dạng lá, độ bóng, độ mềm, độ cứng, diện tích lá trọng lượng P100 lá. + Nuôi tằm đánh giá chất lượng lá dâu. 3.4.2. Các yếu tố cấu thành năng suất lá dâu - Động thái tăng trưởng về chiều cao cây khi sử dụng chế phẩm EM (7ngày xác định 1 lần và tính chiều cao trung bình, mỗi công thức xác định 15 cây) - Tốc độ sinh trưởng về chiều cao cây. T1-T2 t Tcao= *Trong đó : Tcao là tốc độ sinh trưởng về chiều cao. T1 là chiều cao cây xác định ở lần1. T2 là chiều cao cây xác định ở lần 2. t là thời gian giữa hai lần xác định. - Động thái tăng trưởng diện tích lá. - Tốc độ ra lá R1 - R2 t Tlá = Trong đó: *Tlá: Tốc độ ra lá *R1: Số lá đếm lần trước *R2: Số lá đếm lần sau *t: Thới gian (ngày) tính từ R1 đ R2 - Kích thước lá (cm) Mỗi lần nhắc lại đo 10 cây, do những lá đã thành thục ổn định về sinh trưởng, kích thước được tính theo chiều dài và chiều rộng lá. Chiều dài được tính từ gốc cuống lá đến đầu lá, chiều rộng được xác định ở vị trí rộng nhất của lá. - Số cành trên cây. - Số lá trên cành. - Năng suất lá dâu. Thu lá dâu trên tất cả các cây của mỗi công thức sau đó lấy trọng lượng lá bình quân (TLBQ) kg/cây của mỗi cây rồi tính năng suất lá/1000m2. SP lá tất cả các cây Số cây + TLBQ (kg/cây) = 1000 S của 1cây + Năng suất lá/1000 m2 = x TLBQ(1 cây) + Năng suất lá/m cành Thu tất cả các lá có trong m cành của mỗi công thức và sau đó đếm tổng số lá và cân trọng lượng lá/ m cành. + Hệ số tiêu hao lá dâu Hệ số tiêu hao lá dâu = Số lượng lá dâu cho ăn/ P kén thu được(kg lá dâu/kg kén) 3.4.3. Tình hình nhiễm bệnh của cây dâu khi sử dụng chế phẩm vi sinh EM 3.4.3.1. Bệnh gỉ sắt Điều tra tất cả các cây trên các lần nhắc lại của mỗi công thức. Sau đó xác định tỷ lệ bệnh và chỉ số bệnh bình quân của mỗi công thức. S lá bị bệnh S lá điều tra + Tỷ lệ bệnh (%) = x 100 S lá mỗi cấp bệnh x cấp bệnh tương ứng S lá điều tra x cấp bệnh cao nhất + Chỉ số bệnh (%) = x 100 Trong đó: - Bệnh cấp 0: Không có lá bệnh - Bệnh cấp 1: Tỷ lệ bệnh xuất hiện 0-10% - Bệnh cấp 2: Tỷ lệ bệnh xuất hiện 11-20% - Bệnh cấp 3: Tỷ lệ bệnh xuất hiện 21-30% - Bệnh cấp 4: Tỷ lệ bệnh xuất hiện 31-40% - Bệnh cấp 5: Tỷ lệ bệnh xuất hiện >40% 3.4.3.2. Bệnh bạc thau Điều tra tất cả các cây trên mỗi công thức, xác định các lá, cành trên tổng số cành. Sau đó xác định tỷ lệ cây bệnh, và tỷ lệ cành bệnh trên mỗi công thức. 3.4.4. Chỉ tiêu đánh giá phẩm chất lá - Tốc độ tăng trọng của tằm tuổi 4-5. - Thời gian phát dục tằm tuổi 5 (ngày) - Tỷ lệ bệnh truyền nhiễm (bủng, trong) Số tằm bị bệnh S số tằm điều tra - Tỷ lệ tằm nhiễm bệnh tổng số (%) = x 100 - Năng suất kén (kg/ 1 công thức) - Tỷ lệ kén tốt: Đếm số kén tốt ở mỗi ô thí nghiệm (lần nhắc lại) Rồi tính tỷ lệ kén tốt ở mỗi công thức theo bình quân ở 3 lần nhắc lại Số kén tốt Số kén điều tra Tỉ lệ kén tốt = x 100 Số kén xấu Số kén điều tra Tỉ lệ kén xấu = ´100 Sau khi thu hoạch kén xong loại bỏ kén thủng đầu, kén mỏng, kén xấu khác. Tính số lượng kén loại bỏ, từ đó biết được lượng kén tốt, lượng kén xấu. - Trọng lượng toàn kén (PK) (g) P20 (kén đực) + P20 (kén cái) 40 PK = - Trọng lượng vỏ kén PV (g) P20 (vỏ kén đực) + P20 (vỏ kén cái) 40 PV = - Tỷ lệ vỏ kén PV PK Tỷ lệ vỏ kén (%) = x 100 Phần IV Kết quả nghiên cứu và thảo luận Để nghiên cứu ảnh hưỏng của chế phẩm EM đến sinh trưởng, phát triển, năng suất, phẩm chất của cây dâu đốn sát vụ xuân hè chúng tôi tiến hành nghiên cứu chế phẩm EM ở dạng EM1 với các nồng độ khác nhau: 0,05 %, 1%, 1,5% và EM được phun vào các thời kỳ khác nhau Sau khi thực hiện thí nghiệm chúng tôi đã thu được kết quả như sau. 4.1. ảnh hưỏng của chế phẩm EM đến thời gian nảy mầm, số lượng mầm và tỷ lệ nảy mầm của cây dâu đốn sát vụ Đông 2002 Sinh trưởng là quá trình tạo mới các yếu tố và dẫn đến sự tăng về kích thước, thể tích và sinh chất của cây. Đây là thời kỳ có ý nghĩa kinh tế nhất trong chu kỳ sống của cây, là cơ sở cho năng suất lá dâu cao hay thấp, phẩm chất lá tốt hay xấu. Qua nghiên cứu khả năng sinh trưởng của giống dâu thí nghiệm, chúng ta có thể nhận biết được các quy luật sinh trưởng và phát triển trong từng giai đoạn của giống, từ đó làm cơ sở để áp dụng biện pháp thâm canh cũng như lập kế hoạch nuôi tằm hợp lý cho từng lứa hay từng tuổi tằm tạo điều kiện phát huy tối đa tiềm năng của giống dâu. Xuất phát từ thực tế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EM đến quy luật sinh trưởng và phát triển của cây dâu. 4.1.1. Thời gian nảy mầm Thời gian nảy mầm của cây dâu là một trong các yếu tố qua trọng nói lên sự sinh trưởng và phát triển của cây dâu. Thời kỳ nảy mầm của cây dâu được xác định kể từ khi cây dâu bắt đầu nảy mầm cho đến khi cây dâu có lá thật thứ nhất. Thời kỳ này nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố và các biện pháp kỹ thuật tác động như đốn, tỉa, chăm sóc, kỹ thuật canh tác hợp lý và đặc biệt là việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Qua việc sử dụng chế phẩm vi sinh EM chúng tối đã thu được kết quả về thời gian nảy mầm của cây dâu đốn sát vụ Đông 2002 được trình bày ở bảng 1 . Bảng 1. ảnh hưởng của chế phẩm EM đến thời gian nảy mầm, số lượng mầm, tỷ lệ nảy mầm. Chỉ Tiêu CT Tổng thời gian nảy mầm(ngày) Số lượng mầm sau các khoảng thời gian(mầm) Tỷ lệ nảy mầm(%) Số thực Tăng so với ĐC 5 ngày 10 ngày 20 ngày I 20 5,66 8,07 9,94 90,53 2,32 II 19 5,84 8,26 9,98 92,24 4,03 II 18 6,19 8,66 10,21 94,60 6,39 ĐC 20,5 5,43 8,03 9,62 88,21 - Qua bảng 1 chúng ta thấy. Nhìn chung khi xử lý chế phẩm EM ở các nồng độ khác nhau thì thời gian nảy mầm ở các công thức đã có sự khác nhau so với đối chứng(không xử lý chế phẩm EM) cụ thể các công thức xử lý chế phẩm EM đã rút ngắn được thời gian nảy mầm từ 0,5 đến 2,5 ngày trong đó CT (III) có thời gian nảy mầm ngắn nhất là 18 ngày ngắn hơn so với đối chứng là 2,5 ngày. thời gian nảy mầm là chỉ tiêu có ý nghĩa nói lên sức sinh trưởng của cây dâu, nhưng để dự đoán được năng suất dâu có thể đạt được thì chúng ta phải xác định được số lượng mầm dâu. 4.1.2. Số lượng mầm dâu Mầm là nguồn gốc của thân, cành, lá. Hiểu được đặc tính của mầm có tác dụng trong việc cắt tỉa hàng năm và dùng các biện pháp kỹ thật tác động để tạo sinh trưởng của chúng có lợi về kinh tế tuy nhiên mầm là cơ sở của các cấp cành, song vì vào mùa vụ mà mầm có thể phát triển mạnh hay yếu số lượng nhiều hay ít quyết định đến năng suất cao hay thấp ngoài ra nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác động khác. Để xem xét sự ảnh hưởng của chế phẩm EM đến số lượng mầm dâu chúng tôi đã tiến hành theo dõi thí nghiệm qua các đợt và thu được kết quả trình bảy ở bảng 1. Qua bảng 1 ta thấy số lượng mầm dâu khi xử lý chế phẩm EM đã lớn hơn so với không xử lý chế phẩm. Sau khoảng thời gian 5 ngày số lượng mầm dâu ở các công thức đã đạt được như sau. CT (I) đạt được 5,66 mầm cao hơn so với đối chứng là 0,23 mầm. CT(II) đạt 5,86 mầm cao hơn so với đối chứng 0,43 mầm. CT (II) đạt 6,19 mầm cao hơn đối chứng 0,76 mầm. Sau mười ngày số lượng mầm dâu ở các công thức đạt được là: CT(I) đạt 8,06 mầm cao hơn đối chứng 0,03 mầm CT(II) đạt 8,26 mầm cao hơn đối chứng 0,23 mầm. CT(III) đạt 8,66 mầm cao hơn đối chứng 0,63 mầm. Sau 20 ngày số lượng mầm dâu ở các công thức thí nghiệm hầu như không tăng nữa và đạt được là: CT(I) 9,94 mầm cáo hơn đối chứng là 0,42 mầm. CT(II) đạt được 9,98 mầm cao hơn đối chứng 4,46 mầm. CT(III) đạt được 10,21 mầm cao hơn đối chứng 0,71 mầm. 4.1.3. Tỷ lệ nảy mầm Tỷ lệ nảy mầm được quy định bởi số lượng mầm ở trên gốc dâu. kết quả thí nghiệm về tỷ lệ nảy mầm của cây dâu đốn sát vụ Đông 2002 sau khi xử lý chế phẩm EM được trình bày ở bảng 1. Qua bảng 1 ta thấy khi xử lý chế phẩm EM thì có tỷ lệ nảy mầm cao hơn so với các công thức không xử lý. CT (I) đạt 90,53% cao hơn so với đối chứng là 2,32%. CT(II) đạt được 92.24% cao hơn so với đối chứng 4,03%. CT(III) đạt được 94,60% cao hơn so với đối chứng 5,39%. Qua bảng 1 ta thấy khi sử dụng chế phẩm EM thì đã ảnh hưởng tới thời gian nảy mầm, số lượng mầm , tỷ lệ nảy mầm. Tất cả các công thức xử lý chế phẩm EM đều cao hơn so với công thức đói chế đối chứng (không xử lý chế phẩm EM) 4.2. ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sự sinh trưởng về chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng chiều cao cây, đường kính thân và số cây trên gốc Chiều cao cây là một chỉ tiêu nói lên khả năng sinh trưởng của cây dâu và có ý nghĩa quyết định năng suât cây dâu vì căn cứ vào chiều cao cây ta có thể biết được số lượng lá ở trên cây. Kết quả theo dõi thí nghiệm về chiều cao cây chúng tôi trình bày ở bảng 2. Bảng 2: ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sinh trưởng chiều cao cây, tốc độ sinh trưởng chiều cao cây, đường kính thân và số cây/gốc Chỉ tiêu CT Chiều cao cây(cm) Tốc độ ST chiều cao cây (cm/ngày Đường kính thân(cm) Số cây trên gốc Số thực So với ĐC Số thực So với ĐC Số thực So với ĐC I 218,23 9,08 1,69 0,08 1,46 0,03 9,50 II 224,36 15,21 1,73 0,12 1,52 0,09 9,80 III 238,09 28,94 1,85 0,24 1,58 0,15 10,20 ĐC 209,15 - 1,61 - 1,43 - 9,30 Qua bảng 2 ta thấy chiều cao cây dâu khi sử dụng chế phẩm EM đã có sự thay đổi đáng kể qua các đợt theo dõi ở các công thức xử lý chế phẩm EM thì chiều cao cây đã lớn hơn so với công thức đối chứng (không xử lý chế phẩm EM) kết quả theo dõi chiều cao cây khi kết thúc lứa hái thứ hai đạt được. CT(I) đạt 218,23 cm cao hơn so với ĐC là 9,08 cm. CT(II) đạt 224,36 cm cao hơn so với đối chứng là 15,21 cm. CT(III) đạt 238,09 cm cao hơn so với đối chứng là 28,94 cm. Điều này chứng tỏ chế phẩm vi sinh EM đã có ảnh hưởng khả năng sinh trưởng về chiều cao của cây dâu. Như chúng ta đã biết với điều kiện nuôi tằm ở Việt Nam đòi hỏi cây dâu phải có một tốc độ sinh trưởng đều đặn thì mới có khả năng cho lá dâu đều đáp ứng cho công tác nuôi tằm quanh năm. sau đây chúng tôi nghiên cứu tốc độ sinh trưởng chiều cao cây qua các đợt theo dõi để biết được công thức nào có sự sinh trưởng, phát triển tốt đều phù hợp cho nuôi tằm. 4.2.2. Tốc độ sinh trưởng chiều cao cây Tốc độ sinh trưởng về chiều cao cây là biểu hiện đặc trưng về nhịp độ tăng trưởng của cây trồng theo thời gian nói lên trình trạng và khả năng thích ứng của cây trồng ở những điều kiện nhất định( sinh thái, đất đai, phân bón, chăm sóc...). Sau khi xử lý chế phẩm EM kết quả về sự tăng trưởng chiều cao cây được thể hiện qua bảng . Qua bảng 2 chúng tôi nhận thấy các công thức xử lý chế phẩm EM thì có tốc độ tăng trưởng về chiêù cao cây đều lớn hơn so với công thức ĐC(không xử lý chế phẩm EM) cụ thể là: CT(I) đạt 1,96 cm/ngày cao hơn so với ĐC là 0,08 cm/ngày. CT(II) đạt 1,73 cm/ngày cao hơn so với ĐC là 0,12 cm/ngày. CT(III) đạt 1,85 cm/ngày cao hơn so với ĐC là 0,24cm/ngày. Tốc độ sinh trưởng về chiều cao cây được xếp theo thứ tự sau. CT(III) > CT(II) > CT(I) > ĐC 4.2.3. Đường kính thân Đường kính thân là một chỉ tiêu phản ánh sự sinh trưởng của cây, nó ảnh hưởng đến các yếu tố cấu thành năng suất, cây sinh trưởng khoẻ thì phải có đường kính thân lớn. Qua theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm EM đến cây dâu đốn sát về đường kính thân chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 chúng ta thấy đường kính thân ở các công thức có xử lý chế phẩm EM đều cao hơn so với công thức ĐC ( không xử lý chế phẩm EM). Cụ thể: CT(I) có đường kính thân là 1,46 cm cao hơn so với ĐC là 0,03 cm. CT(II) có đường kính thân là 1,52 cm cao hơn so với ĐC là 0,09 cm. CT(III) có đường kính thân là 1,58 cm cao hơn so với ĐC là 0,15 cm. Đường kính thân được xếp theo thứ tự CT(III) > CT(II) > CT(I) > ĐC 4.2.4. Số cây trên gốc Số cây trên gốc là một chỉ tiêu đánh giá tỷ lệ nảy mầm của cây dâu, nó có ý nghĩa quyết định năng suất của cây dâu. Số lượng cây trên gốc càng lớn thì năng suất lá dâu càng cao và ngược lại. Qua theo dõi thí nghiệm ảnh hưởng của chế phẩm EM về số cây trên gốc dâu đốn sát chúng tôi thu được kết quả trình bày ở bảng 2. Qua bảng 2 chúng tôi thấy các CT có xử lý chế phẩm EM thì có tỷ lệ nảy mầm cao, do đó có số cây trên gốc cũng cao hơn so với CT(ĐC). Cụ thể: Các CT xử lý chế phẩm EM có số gốc dâu cao hơn từ 0,8-1,2 cây / gốc. 4.3. ảnh hưởng cả chế phẩm EM đến phát triển của lá dâu Mục đích của nghề trồng là lấy lá nuôi tằm do đó công việc góp phần vào giống dâu có năng suất cao đảm bảo nhu cầu nuôi tằm là rất cần thiết. Sản lượng và chất lượng lá dâu có liên quan mật thiết với chất lượng tơ kén, lá dâu là cơ quan đồng hoá chủ yếu, là nơi xảy ra các phản ứng tạo nên các chất hữu cơ, đó là nhờ khả năng quang hợp của lá, số lá trên cây nhiều khả năng quang hợp càng mạnh. Xuất phát từ thực tế về điều kiện nuôi tằm ở nước ta cần đảm bảo một số lượng lá lớn và có một tốc độ ra lá đều quanh năm, có thời gian thành thục lá ngắn đảm bảo cho nhu cầu nuôi tằm tuổi lớn. Các chỉ tiêu này của lá dâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, đặc điểm của giống, khả năng hút chất dinh dưỡng của cây trong đất, phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như ẩm độ, nhiệt độ, phụ thuộc vào phân bón...để nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EM đến tốc độ ra lá, thời gian thành thục lá, kích thước lá thành thục, diện tích lá thành thục. Chúng tối tiến hành theo dõi thí nghiệm và thu được kết quả trình bày ở bảng 3. Bảng 3: ảnh hưởng của chế phẩm EM đến sự sinh trưởng của lá dâu Chỉ tiêu CT Tốc độ ra lá(lá/ngày) Thời gian thành thục lá(ngày) Kích thước lá thành thục(cm) Diện tích lá thành thục(cm2) Số thực So với ĐC Dài Rộng I 0,41 + 0,02 16,50 24,74 19,32 546,24 II 0,43 + 0,04 16,50 25,61 19,53 552,17 III 0,48 + 0,09 15,50 26,36 20,35 579,38 ĐC 0,39 - 17,00 22,91 18,89 527,21 4.3.1. Tốc độ ra lá Tốc độ ra lá là chỉ tiêu ảnh hưởng đến quy luật nuôi tằm các lứa trong năm. Qua nghiên cứu ảnh hưởng của chế phẩm EM chúng tôi thu được kết quả của cây dâu về tốc độ ra lá được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 chúng tôi thấy tốc độ ra lá của cây dâu xử lý chế phẩm EM cao hơn so với công thức ĐC cụ thể: CT(I) có tốc độ ra lá trung bình là 0,41 lá/ngày cao hơn so với công thức đối chứng là 0,02 lá/ ngày. CT(II) có tốc độ ra lá trung bình là 0,43 lá/ngày cao hơn so với công thức đối chứng 0,04 lá/ngày. CT(III) có tốc độ ra lá trung bình là 0,48 lá/ngày cao hơn so với đối chứng là 0,09 lá/ngày. Qua đây chúng ta thấy việc sử dụng chế phẩm EM đã có ảnh hưởng tốt đến tốc độ ra lá của cây dâu. 4.3.2. Thời gian thành thục lá Thời gian thành thục lá là một chỉ tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến việc nuôi tằm ở tuổi lớn, nếu thời gian thành thục lá nhanh thì tạo điều kiện cho công việc nuôi tằm nhiều lứa. Qua thí nghiệm sử dụng chế phẩm EM đối với cây dâu chúng tôi thu được kết quả về thời gian thành thục lá được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 chúng tôi thấy, các công thức có xử lý chế phẩm EM thì có thời gian thành thục lá nhanh hơn từ 0,5 - 1,5ngày so với công thức ĐC (không xử lý chế phẩm EM) và có thời gian thành thục lá nhanh nhất là CT(III) (xử lý chế phẩm EM ở nồng độ 1,5 %). Qua nghiên cứu chúng ta thấy sử dụng chế phẩm EM rất thuận lợi cho việc nuôi tằm ở tuổi lớn. 4.3.3. Kích thước lá dâu thành thục Kích thước lá dâu là một trong các chỉ tiêu quan trọng trong việc cấu thành năng suất, kích thước lá càng lớn thì diện tích lá càng lớn dẫn đến trọng lượng lá càng cao thì năng suất lá càng lớn. Kết quả nghiên cứu về kích thước lá được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 cho thấy kích thước lá của các công thức có xử lý chế phẩm EM đều lớn hơn so với công thức ĐC (không xử lý chế phẩm EM). Kích thước lá dâu xếp theo thứ tự CT(III) > CT(II) > CT(I) > ĐC 4.3.4. Diện tích lá thành thục Diện tích lá thành thục là chỉ tiêu ảnh hưởng đến việc cấu thành năng suất lá dâu nó bị chi phối bởi kích thước lá. Qua theo dõi thí nghiệm về diện tích lá, kết quả được trình bày ở bảng 3. Qua bảng 3 chúng tôi thấy diện tích lá ở các CT có xử chế phẩm EM cao hơn so với CT(ĐC) từ 19,03 - 52,17 cm2 4.4. ảnh hưởng của chế phẩm EM đến khả năng phân cành, gốc độ phân cành, số lượng cành cấp1 trên cây, tổng chiều dài cành C1 / cây 4.4.1. Chiều cao phân cành Là một chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc cấu thành năng suất của cây trồng nó nói lên khả năng phân cành sớm hay muộn của cây dâu. Nhìn chung giống dâu số 28 là giống có chiều cao phân cành tương đối cao khoảng > 1m. Sau khi sử lý chế phẩm EM thì chiều cao phân cành đã có sự chênh lệch so với không sử dụng chế phẩm EM. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4, cụ thể: Các công thức sử lý chế phẩm EM có chiều cao phân cành thấp hơn so với công thức đối chứng từ 5 - 16cm. Trong đó thấp nhất là CT(III) thấp hơn so với ĐC là 16cm. 4.4.2. Góc độ phân cành Là một chỉ tiêu có ý nghĩa trong việc tạo cành, tạo tán, hái lá nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc tận dụng ánh sáng mặt trời một cách tối đa của cây dâu. Góc độ phân cành của cây dâu phụ thộc vào nhiều yếu tố( giống dâu, điều kiện chăm sóc, các biện pháp kỹ thuật tác động, chế độ dinh dưỡng...). Qua nghiên cứu việc sử dụng chế phẩm EM chúng tôi đã thu được kết quả về góc độ phân cành của cây dâu được trình bày ở bảng 4. Qua bảng 4 chúng tôi thấy góc độ phân cành ở các công thức có sử lý chế phẩm EM nhỏ hơn so với công thức ĐC( không sử lý chế phẩm EM). Nhỏ nhất là CT(III) có góc độ phân cành trung bình là 50,5 độ. 4.4.3 Số lượng cành C1/cây và ồChiều dài cành C1/m2 đất trồng Đây là các chỉ tiêu có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lá dâu, số lượng cành cấp 1 trên cây và ồChiều dài cành C1/m2 đất trồng càng lớn thì năng suất lá dâu càng cao và ngược lại. Các chỉ tiêu này phụ thuộc vào đặc điểm của giống dâu, các biện pháp kỹ thuật canh tác và chế độ dinh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDAN330.doc