Bảng các chữ viết tắt
Danh mục hình
Danh mục bảng
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu của đề tài 2
CHƯƠNG 2 : TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3
2.1. Một số đặc điểm về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Thuận An tỉnh Bình Dương 3
2.1.1 Điều kiện tư nhiên 3
1. Vị trí địa lý 3
2. Địa hình 3
3. Đất đai 5
4. Nguồn nước – thủy văn 6
5. Đặc điểm khí hậu 8
2.1.2 Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên trong sản xuất nông nghiệp của huyện 10
1. Những thuận lợi 10
2. Những khó khăn 10
2.1.3. Đặc điểm kinh tế – xã hội 10
1 Hiện trạng phát triển kinh tế 10
2. Kết cấu hạ tầng 14
2.1.4. Văn hóa – xã hội 15
1. Y tế 15
2. Dân số – lao động 15
38 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1360 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của ngập úng đến hiện trạng chết cây ăn trái ở vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trái này.
An Sơn là xã có mật độ kênh rạch lớn nhất. Đóng vai trò chính trong việc cấp thoát nước cho toàn xã là các rạch lớn như Rạch Bà Lụa, Rạch Sơn, Rạch Hai Diêu, Rạch Sáu Hô và Rạch Cầu Quay. Ngoài ra, còn có các rạch nhánh và các kênh mương nhỏ dẫn nước từ rạch lớn vào vườn cây khi triều lên và thoát nước từ vườn ra khi nước ròng hoặc co mưa.
Do nằm tiếp giáp với sông Sài Gòn nên Bình Nhâm cũng có mật độ kênh rạch tương đối cao. Rạch Búng, Rạch Cây Me và Rạch Bà Học kết hợp với các rạch nhánh, suối và kênh nhỏ làm thành hệ thống tưới tiêu nước cho toàn xã.
Hệ thống cấp thoát nước chính cho các vườn cây trong thị trấn An Thạnh bao gồm Rạch Búng, Rạch Bà Lụa, Suối Cát và Rạch Mương Trâm.
Hưng Định là xã có ít kênh rạch nhất trong bốn xã thuộc khu vực nghiên cứu. Trước đây, khi triều lên nước từ sông Sài Gòn tràn qua Rạch Búng rồi vào Rạch Nhánh và suối Chòm Sao để tưới cho các vườn cây trong xã. Từ năm 2005, suối Chòm Sao đã bị cải tạo thành đường Chòm Sao và mương thoát nước bê tông chỉ dùng để thoát nước cho khu công nghiệp Việt Hương và các xí nghiệp lân cận. Do đó, hiện nay chỉ còn Rạch Búng, Rạch Nhánh và các rạch, suối nhỏ là đóng vai trò tưới tiêu nước cho toàn xã.
Thống kê chi tiết các kênh rạch tại khu vực nghiên cứu được trình bày trong Phụ lục 2.
2. Tình hình tiêu thoát nước ở các kênh rạch
Hiện nay, tốc độ tiêu thoát nước của tất cả các kênh rạch trong khu vực đều rất kém, gây ngập úng trên diện rộng. Các nguyên nhân chính gây ra tình trạng này bao gồm :
Đáy kênh, rạch bị nâng cao do quá trình bồi lắng và sạt lỡ nhưng không được nạo vét trong thời gian dài. Ở nhiều vùng, đáy rạch cao hơn đáy mương thoát nước trong vườn cây cây nên vườn thường xuyên bị úng nước.
Lòng kênh, rạch bị thu hẹp do cây bụi hai bên bờ lâu ngày không được phát quang và do các hộ dân lấn chiếm.
Dòng chảy bị tắc nghẽn do rác rưởi và lục bình trong rạch quá nhiều.
Trong khi thi công công trình đê bao An Sơn – Lái Thiêu, nhiều đoạn kênh rạch có dòng chảy cắt ngang đê đã bị lấp và được thay thế bằng cống thoát nước. Các cống này có tiết diện nhỏ hơn nhiều so với tiết diện kênh, lại được đặt khá cao nên nước thoát không kịp. Đây là nguyên nhân gây ngập úng và chết cây hàng loạt ở các vườn cây ở gần đê bao.
3. Chất lượng nước ở các kênh rạch
Chất lượng nguồn nước tưới cho các vườn cây hiện nay đã bị suy giảm mạnh. Các nguyên nhân gây ra tình trạng này bao gồm:
Nứơc thải từ các khu, cụm công nghiệp Nam Bình Dương trực tiếp đổ vào hệ thống kênh rạch trong địa bàn nghiên cứu. Cụ thể, Rạch Bà Lụa trước đây là nơi tiếp nhận nước thải từ nhà máy Đường Bình Dương; nước thải từ khu công nghiệp Việt Hương, doanh nghiệp Phước Lộc Thọ và các lò gốm xả xuống suối Chòm Sao; Suối Cát tiếp nhận nước thải của cụm công nghiệp Bình Chuẩn; Suối Đờn bị nước thải của công ty Daso – Dacco làm ô nhiễm.
Khối lượng ngày càng gia tăng của chất thải chăn nuôi được xả trực tiếp xuống các kênh rạch gây ô nhiễm cục bộ tại một số khu vực vườn cây. Có thể nhận định hiện nay mức độ ô nhiễm nước kênh rạch do chất thải chăn nuôi gây ra không lớn và phạm vi ảnh hưởng nhỏ, do phần lớn các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ và phân bố rải rác. Tuy nhiên với tốc độ phát triển nhanh chóng về số lượng các hộ tham gia chăn nuôi và quy mô chăn nuôi, chỉ trong vòng vài năm tới, chất thải chăn nuôi sẽ trở thành một trong những vấn đề môi trường nổi cộm trong khu vực.
Kết quả điều tra 50 hộ dân về màu, mùi của nước trong mương của các vườn cây ăn trái cho thấy : tỷ lệ số hộ nhận định nước có màu, mùi bất thường khá cao (78%). Trong số này, các hộ ở gần rạch Bà Lụa cho rằng nước có màu đen, mùi hôi trong thời gian Nhà máy Đường Bình Dương còn hoạt động. Những hộ có vườn cây tiếp nhận nước từ suối Cát nhận xét nước có nhiều màu, thay đổi phụ thuộc vào thời gian xả thải của cụm công nghiệp Bình Chuẩn. Người dân ở gần suối Đờn cho biết nước trong mương thường có bọt. Nước ở các vườn ở gần suối Chòm Sao có màu cà phê sữa do pha trộn nước thải KCN Việt Hương và nước thải sản xuất gốm.
Hình 4.1. Kết quả điều tra về màu, mùi của nước trong các mương vườn
4.2.2 Tình trạng ngập úng
Các xã An Sơn, Bình Nhâm, Hưng Định và thị trấn An Thạnh thuộc khu vực có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của thủy triều từ sông Sài Gòn nên thường bị ngập vào mùa mưa. Tuy nhiên, trước đây nước ngập chỉ tràn vào các vườn cây rồi rút ra trong ngày. Vài năm gần đây, do tốc độ tiêu thoát nước của hệ thống kênh rạch rất kém nên gây ra tình trạng ngập úng kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng vườn cây trái.
1. Phân bố vùng ngập úng
Trong vòng năm - sáu năm nay, tình trạng ngập úng xảy ra trên diện rộng tại bốn xã thuộc địa bàn nghiên cứu. Đặc biệt, ngập úng nặng tập trung ở những nơi có địa hình thấp, gần sông và gần bờ bao An Sơn – Lái thiêu. Các Ấp An Mỹ, An Phú, An Quới thuộc xã An Sơn và Bình Đức, Bình Hòa thuộc Bình Nhâm chịu ngập úng nặng nhất. Ấp Hưng Lộc xã Hưng Định nằm ở địa hình cao nên không bị ngập.
2. Nguyên nhân gây ngập úng
Các nguyên nhân gây ngập úng bao gồm :
Mưa
Triều cường : nước vào vườn nhanh, không ra hoặc ra chậm.
Hồ Dầu Tiếng xả lũ
Các nguyên nhân khác : nước thải công nghiệp, lấp rạch để làm đê bao, các đường lộ mới làm xong không có cống thoát nước nên nước mưa tràn từ đường xuống vườn cây hai bên gây ngập, do nước mưa và triều tràn vào vườn cây qua các vườn bị bỏ hoang không đắp bờ bao
Các nguyên nhân do con người gây ra như hồ Dầu Tiếng xả lũ, lấp các con rạch để làm đê bao, công trình bao bờ, nâng cấp các con đường cũng chính là một trong những tác nhân gây nên hiện tượng ngập úng.
Hình 4.2. Kết quả điều tra về nguyên nhân gây ngập nước
3. Mức độ và thời gian ngập úng
Theo kết quả điều tra trên 50 hộ dân, số vườn bị ngập chiếm tới 64%. Mức ngập từ 10 – 50 cm chiếm đa số trong tất cả các vườn, cá biệt có 3 vườn ngập trên 50 cm. Số lần ngập trung bình trong năm từ 3 – 4 lần. Thời gian ngập trung bình từ 3 đến 7 ngày/lần. Số vườn có thời gian ngập trên 15 ngày/lần chiếm 16%, đây là những vườn có tỷ lệ chết cao nhất.
Thời gian ngập cao điểm là vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 11 âm lịch. Đây cũng là thời gian triều cường của sông Sài Gòn và hồ Dầu Tiếng xả lũ.
4. Xu hướng ngập úng trong những năm gần đây
Trong số 50 hộ dân được điều tra, phần lớn nhận xét xu hướng ngập gia tăng (chiếm 66%), 14% cho là bình thường ( không tăng, không giảm).
Hình 4.3. Kết quả điều tra về xu hướng ngập trong những năm gần đây
Như vậy, xu hướng ngập trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng. Theo kết quả điều tra thì xu hướng ngập gia tăng nhiều nhất là tập trung từ năm 2000 trở đi. Thời gian này lại trùng với thời gian mà các nhà máy, xí nghiệp gia tăng nhiều, các con đường được nâng cấp, công trình đê bao An Sơn – Lái Thiêu
bắt đầu được thực hiện Do vậy, có thể thấy được hiện tượng ngập úng gia tăng chịu ảnh hưởng từ việc thi công các công trình thủy lợi, công trình xây dựng cơ bản
5. Các biện pháp khắc phục ngập úng đã được thực hiện
a. Các biện pháp tự phát của nông dân
Trước tình hình ngập úng như vậy, phần lớn người dân đã tìm cách khắc phục bằng các biện pháp thủ công như đắp cao bờ xung quanh vườn, sử bọng, canh con nước để xẻ bờ cho nước thoát Bên cạnh đó, một số hộ dân do năng suất vườn cây quá thấp, hoặc do nhận thấy các biện pháp khắc phục ngập úng không có hiệu quả nên không thực hiện chống ngập (chiếm 12%).
Theo nhận định của các hộ dân được điều tra, các biện pháp khắc phục ngập úng thủ công nêu trên không có hiệu quả. Sau khi khắc phục, vườn cây vẫn bị ngập úng.
b. Biện pháp của nhà nước và địa phương
Nhằm khắc phục ngập úng, trung ương tỉnh và địa phương đã tiến hành chương trình nạo vét, khai thông hệ thống mương rạch. ( Bảng thống kê chi tiết các kênh rạch được nạo vét khai thông trình bày ở Phụ lục 2). Tuy nhiên, chỉ có 48% số hộ dân được hỏi nhận xét là chương trình có hiệu quả chống ngập. Trong khi đó 22% đánh giá là không có hiệu quả, thậm chí 14% hộ dân cho rằng chương trình này gây phản tác dụng – xu hướng ngập tăng lên nhiều.
Hình 4.4. Kết quả điều tra về hiệu quả chống ngập úng
Như vậy, có thể nhận định hiệu quả chống ngập úng của chương trình nạo vét kênh mương do nhà nước và địa phương thực hiện đạt hiệu quả chưa cao. Tình trạng này do những nguyên nhân sau gây ra :
Trình tự nạo vét ở một số nơi chưa hợp lý : nạo vét rạch nhỏ trước, rạch lớn sau nên nước từ các rạch nhỏ không thoát được gây úng.
Tiến trình nạo vét kênh mương còn chậm. Thời điểm tiến hành điều tra là đầu mùa mưa nhưng tiến độ đạt được chưa đến 50%. Các bọng thoát nước của người dân bị bít hoặc làm hỏng trong quá trình nạo vét gây ngập úng cục bộ
4.2.3. Kết quả phân tích mẫu nước
Nhằm tìm hiểu về cơ chế của ảnh hưởng của ngập úng tới cây ăn trái, với mục đích đi đến kết luận chính xác : ngập úng có phải nguyên nhân gây ra chết cây hay không, đề tài đã tiến hành lấy và phân tích mẫu nước tại 5 vườn ngập nhiều (tương ứng là vườn nhiều cây chết) và 5 vườn ít ngập (tương ứng là vườn ít cây chết). Từ kết quả thu được, đề tài so sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu phân tích giữa 2
loại vườn cây để tìm ra sự khác biệt về thành phần hóa lý của nước ở vườn ngập nhiều và vườn ít ngập. Dưới đây trình bày kết quả đạt được :
1 Kết quả khảo sát mực thủy cấp
Bảng 4.5 Kết quả đo mực thủy cấp
Vườn
STT Mẫu
Mực thủy cấp
(cm)
Giá trị
trung bình
Vườn nhiều
cây chết
HĐ01
80
79cm
HĐ02
75
AT01
120
AT02
70
BN02
50
Vườn ít
cây chết
HĐ03
50
56cm
AS01
70
BN01
30
BN03
70
BN04
60
Mực thủy cấp ở vườn nhiều cây chết cao hơn ở vườn ít cây chết. Điều đó cho thấy ở các vườn chịu ngập úng nhiều, tốc độ thoát nước chậm làm cho mực thủy cấp bị nâng cao, gây hư hại các rễ cây ăn sâu dưới tầng đất mặt, dần dần gây suy thoái và chết cây.
Hình 4.5. Biểu đồ so sánh mực thủy cấp trung bình
2. Kết quả phân tích mẫu nước trong mương vườn
a. COD – BOD
Kết quả phân tích (thể hiện qua bảng 4.6) cho thấy có sự sai khác về giá trị BOD va COD giữa vườn nhiều cây chết và vườn có ít cây chết. Chỉ tiêu BOD của nước trong mương của tất cả các vườn đều chưa vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B, chứng tỏ ảnh hưởng ô nhiễm nước do các chất hữu cơ dễ phân hủy (cụ thể là do chất thải chăn nuôi) là chưa đến mức gây ảnh hưởng cho cây. Tuy nhiên, chỉ tiêu COD trong tất cả các mương vườn đều vượt tiêu chuẩn cho phép đối với nguồn nước mặt loại B nhiều lần. Điều đó cho thấy nước sông Sài Gòn hoặc nước ở các kênh rạch trong khu vực đã bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp.
Bảng 4.6. Kết quả phân tích BOD, COD trong nước
Vườn
STT Mẫu
COD
(mgO2/L)
Giá trị trung bình (mgO2/L)
BOD
(mgO2/L)
Giá trị trung bình (mgO2/L)
Vườn nhiều cây chết
HĐ01
264
161.4
12.1
11
HĐ02
88
4.8
AT01
92
3.1
AT02
206
24.1
BN02
157
10.9
Vườn ít
cây chết
HĐ03
172
95.6
12.1
5.52
AS01
57
3.6
BN01
80
4.8
BN03
96
6.5
BN04
73
4.2
TCVN 5942 – 1995 (B)
35
25
(TCVN 5942 – 1995 (B) : Giới hạn cho phép các thông số và nồng độ các chất ô nhiễm trong nguồn nước mặt loại B )
Hình 4.6. Biểu đồ so sánh giá trị COD trung bình
Giá trị trung bình của chỉ tiêu COD giữa 2 loại vườn sai khác nhiều thể hiện ở hình 4.6
Biểu đồ cho thấy giá trị COD trung bình ở vườn nhiều cây chết cao hơn khá nhiều so với vườn ít cây chết. Điều đó chứng tỏ nước thải công nghiệp có gây ảnh hưởng đến hiện tượng chết cây. Trong trường hợp này, ngập úng là điều kiện để nước thải công nghiệp xâm nhập và tích trữ trong vườn cây, từ đó các chất ô nhiễm thấm vào đất gây hại cho cây trồng.
b. DO
Bảng 4.7. Kết quả đo DO trong nước
Vườn
STT Mẫu
DO
( mgO2/L)
Giá trị
trung bình (mgO2/L)
Vườn nhiều
cây chết
HĐ01
0.5
2.5
HĐ02
3.2
AT01
1.6
AT02
1.9
BN02
5.2
Vườn ít
cây chết
HĐ03
6.8
3.4
AS01
1.4
BN01
3.7
BN03
1.8
BN04
3.4
Bảng kết quả cho thấy giá trị trung bình của DO trong nước mương ở các vườn cây chết nhiều thấp hơn ở các vườn cây chết ít. Điều này có thể giải thích là do ở các vườn chịu ngập úng nhiều, nước lưu thông kém nên khả năng hòa tan oxy từ không khí vào nước kém. Hàm lượng DO thấp tạo môi trường yếm khí làm phát sinh các khí độc cho cây, chẳng hạn như H2S.
Hình 4.7. Biểu đồ so sánh giá trị DO trung bình
Kết quả so sánh giá trị trung bình của các chỉ tiêu chất lượng nước cho thấy tương quan rõ rệt giữa ngập úng và tình trạng chết cây : ngập úng làm thay đổi các thông số hóa học, vật lý của môi trường nước trong vườn theo chiều hướng gây hại cho cây trồng, khi diễm ra trong khoảng thời gian dài sẽ gây chết cây. Như vậy, có thể kết luận : ngập úng là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng chết cây ăn trái ở khu vực vườn cây Lái Thiêu – Bình Dương.
4.2.4. Những đặc thù trong phương pháp canh tác và tưới tiêu của nông dân
1. phương pháp canh tác
a. Tỷ lệ vườn tạp và vườn chuyên canh
Theo kết quả điều tra, vườn tạp chiếm tỷ lệ rất lớn (85%), vườn chuyên canh chì chiếm phần ít (15%), chủ yếu là chuyên canh cây măng cụt, sầu riêng.
Hình 4.8. Biểu đồ tỷ lệ vườn chuyên canh và vườn tạp
Trong các vườn tạp, số lượng cây trong vườn nhiều, trồng một cách lộn xộn, dẫn đến tình trạng chăm sóc cây không đúng kỹ thuật, không phù hợp với đặc điểm sinh lý của từng loại cây dẫn đến tình trạng suy giảm chất lượng vườn cây.
b. Kỹ thuật canh tác
Là khu vực có địa hình thấp nên khi trồng cây ăn trái thì hầu hết người dân ở đây đều phải lên líp. Chỉ có một số ít nơi có địa hình cao thì khi trồng vườn người dân không xẻ líp như ở ấp Hưng Lộc xã Hưng Định. Lập líp có tác dụng nâng cao mặt vườn, tránh được lớp phèn gần mặt đất. Loại cây chính chủ yếu là măng cụt, sầu riêng, dâu bòn bon, ngoài ra còn có trồng xen một số loại cây ăn trái khác như cam, xoài, chuối
Hình 4.9. Biểu đồ tỷ lệ vườn cây lên líp và vườn cây không lên líp
Việc trồng xen các loại cây với khoảng cách không hợp lý đã làm cho các cây có sự canh tranh về dinh dưỡng, làm ảnh hưởng tới năng suất của cây trồng. Mặt khác, việc tiếp tục khai thác các cây xen canh khi các cây trồng chính đã trưởng thành cũng ảnh hưởng tới sự sinh trưởng phát triển của cây trồng chính.
Ví dụ : Vườn trồng xen măng cụt và sầu riêng, khi cây măng cụt đã trưởng thành cần phá cây sầu riêng bởi tán sầu riêng sẽ che bóng cây măng cụt, dẫn đến tình trạng thiếu ánh sáng, chất dinh dưỡng cho cây măng cụt phát triển (cây măng cụt còn non thì cần che nắng nhưng khi cây đã lớn thì không cần nữa).
c. Cách bón phân
Theo kết quả khảo sát thì loại phân hữu cơ người dân thường sử dụng nhiều nhất là tro mặn, phân chuồng, một số nơi còn sử dụng bụi để bón cho cây. Các loại phân vô cơ thường sử dụng là NPK hoặc các loại phân đơn như Kali, Lân, Urê. Phân Urê chỉ được bón khi cây còn nhỏ hoặc phát triển chậm. Tỷ lệ các vườn bón đơn còn nhiều. Việc bón phân đơn với tỷ lệ không hợp lý làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây trồng, ảnh hưởng tới môi trường đất. Số lượng phân bón cho cây của người dân ở đây là ít, chỉ bằng 1/3 so với hướng dẫn của kỹ thuật.
Cách bón phân của người dân là : cào lá cách gốc theo tàn cây, rải phân theo hình vành khăn quanh gốc, phủ lá lại hoặc không, nếu vào mùa nắng thì tưới nước, mùa mưa thì không tưới nước. Có một số nơi người ta đào lỗ cách gốc khoảng 1m, bỏ phân vào lỗ, lấp đất lại.
Thời gian bón phân cho cây : Cây được bón phân chủ yếu là sau thu hoạch (khoảng tháng 5 – dương lịch). Khi bón phân vào thời gian đó thì đỡ tốn công tưới nước cho cây, phục hồi sức cho cây tiếp vào mùa sau, nhưng nếu gặp trời mưa to, nước không thoát nhanh chóng thì khi bón phân, cây ra rễ non mà nước úng lại trong vườn gây hư hại rễ non.
Hình 4.10. Biểu đồ tỷ lệ giữa các phương pháp bón phân cho cây
Qua biểu đồ nhận thấy số lượng người bón phân theo đúng kỹ thuật là rất ít chỉ khoảng 12%. Đa số các hộ bón phân dựa vào kinh nghiệm. Trong số các hộ này, có khoảng 1/3 số hộ có tham gia lớp tập huấn cây trồng nhưng vẫn không bón phân theo kỹ thuật được học, do các nguyên nhân sau :
Không đủ kinh phí : theo hướng dẫn của lớp tập huấn, phải bón phân cho cây 3 lần/năm. Đa số các hộ chỉ đủ kinh phí để thực hiện từ 1 – 2 lần/năm.
Chưa tin tưởng vào kỹ thuật được hướng dẫn của lớp tập huấn.
d. Mô hình vườn cây ăn trái
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
§
ß
Mương cái
Bọng thoát nước
Hình 4.11. Mô hình trồng cây ăn trái tiêu biểu của khu vực Lái Thiêu
ß : cây trồng chính
§ : cây trồng xen
2. Phương pháp tưới tiêu
Nguồn nước tưới cho các vườn cây ở khu vực này hầu hết được cung cấp từ nước sông Sài Gòn thông qua hệ thống các kênh rạch. Khi triều lên, nước từ các kênh rạch lớn qua các rạch chính, mương nhỏ vào vườn qua các bọng để tưới cho cây. Ngược lại, khi nước ròng, nước từ các mương trong vườn rút qua bọng và lại theo hệ thống kênh rạch chảy ra sông Sài Gòn. Trước đây, phương pháp tưới tiêu này thể hiện rất nhiều ưu điểm :
Vào mùa khô, nước triều từ sông Sài Gòn đẩy vào giúp cho vườn cây tránh được tình trạng khô hạn.
Vào mùa mưa, nước lũ từ thượng nguồn sông Sài Gòn đổ xuống, mang theo phù sa cung cấp cho vườn cây. Ngoài ra, đây còn là nguồn nước ngọt có tác dụng rửa phèn, rửa mặn tích tụ ở các mương nước của vườn trong mùa khô, giúp cho cây tăng trưởng tốt.
Hiện nay, nguồn nước sông Sài Gòn bị ô nhiễm, hàm lượng phù sa giảm nhiều do lắng đọng tại hồ Dầu Tiếng nên chất lượng nước tưới cho cây trồng bị suy giảm mạnh, ảnh hưởng tới sự phát triển và năng suất cây trồng.
Hình 4.12. Biểu đồ biểu hiện tỷ lệ nguồn nước tưới cho vườn cây
Ngoài nguồn nước sông Sài Gòn, người dân còn dùng nước giếng và nước mạch để tưới cây. Tuy nhiên, số vườn sử dụng phương pháp tưới này không nhiều, chủ yếu tập trung ở ấp Hưng Lộc thuộc xã Hưng Định do địa hình ở đây tương đối cao, không thể nhận nước từ sông.
Như vậy, có thể thấy rằng, sự phát triển của vườn cây ăn trái thuộc khu vực nghiên cứu phụ thuộc rất nhiều về chất lượng nước sông Sài Gòn, nước ở các kênh rạch thông với sông và độ ổn định của con nước. Mọi sự biến động như ô nhiễm nguồn nước hay ngập úng đều gây ảnh hưởng xấu đến năng suất vườn cây.
4.2.5. Hiện trạng suy thoái và chết cây
1. Tình hình suy giảm năng suất vườn cây
Theo hống kê của Phòng Kinh Tế huyện Thuận An, năng suất trung bình của các loại cây ăn trái biến động qua các năm như sau : (Bảng 4.8)
Bảng 4.8.Diễn biến năng suất các loại cây ăn trái qua các năm
Đơn vị : tạ/ha
Loại cây
Năm
1999
Năm
2000
Năm
2001
Năm
2002
Năm
2003
Năm
2004
Năm
2005
Măng cụt
8
32
30
21
15
15
15
Sầu riêng
10
20
20
30
24.7
24.7
18.7
Dâu,Bòn Bon
32
35
30
30
25
25
23
Chuối
80
80
80
60
60
30
35
Mít
50
57
28.4
38.5
29.1
29.2
32.1
Chôm Chôm
32
30.1
25
25
20
21.5
17.5
Bưởi
25
30
20
20
26.6
27.5
33.6
Các loại cây ăn trái khác
28
28
28
28
28
28.5
34.8
(Nguồn : Báo cáo phương án khắc phục ngập úng, nâng cao chất lượng vườn cây ăn trái huyện Thuận An – Phòng kinh tế huyện Thuận An)
So với năm 1999 thì năng suất của các loại cây ăn trái chính như măng cụt, sầu riêng ở các năm sau đó có gia tăng. Các loại khác như dâu, bòn bon, chuối, mít năng suất giảm đi thấy rõ. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2001, 2002 năng suất của hầu hết các loại cây ăn trái đã bị giảm nhiều. Năng suất của cây măng cụt chỉ còn 12 tạ/ha năm 2005 giảm gần 60% so với năm 2000. Theo kết quả khảo sát trực tiếp tại các xã An Sơn, Hưng Định, Bình Nhâm và thị trấn An Thạnh, năm 2006 hầu hết các loại cây chính của khu vực nghiên cứu như sầu riêng, măng cụt đều không cho trái, ngay cả những cây ngắn ngày thì sản lượng cũng không nhiều như các năm trước đây. Năng suất của các loại cây ăn trái chính như măng cụt, sầu riêng, dâu có xu hướng giảm dần bắt đầu từ năm 2001 – 2002. Nguyên nhân của sự suy giảm năng suất này là hiện tượng chết và suy thoái hàng loạt của các vườn cây xảy ra trong vài năm gần đây.
2. Tình trạng chết và suy thoái cây ăn trái
a. Phân bố vùng cây chết và suy thoái
Hiện tượng chết cây hàng loạt xảy ra tập trung ở các khu vực có địa hình trũng, các khu vườn cây nằm dọc theo đê bao An Sơn – Lái Thiêu hoặc nằm sát các đường lộ mới xây dựng. Ngoài ra, hiện tượng chết cây còn xảy ra ở những vùng đất có địa hình cao (Ấp Hưng Lộc, Hưng Phước xã Hưng Định).
b. Tỷ lệ chết và suy thoái cây ăn trái
Số lượng vườn có nhiều cây chết (tỷ lệ cây chết >50%) chiếm 68%, vườn ít cây chết (tỷ lệ cây chết <25%) và bị suy thoái chiếm 32%.
Loại cây chính được trồng ở khu vực này là sầu riêng và măng cụt. Điều tra về tình trạng cây măng cụt và sầu riêng hiện nay :
Hình 4.13. Kết quả điều tra tình trạng vườn trồng cây măng cụt
Số lượng vườn cây có cây măng cụt chết từ 25 – 100% chiếm tỷ lệ khá lớn là 78%. Số còn lại (22%) là các vườn cây măng cụt chết ít hoặc không chết. Tuy nhiên, trong số này nhiều vườn cây măng cụt đang có biểu hiện suy thoái.
Số lượng vườn cây sầu riêng bị chết từ 25% đến chết trắng cả vườn chiếm tỷ lệ rất cao (90%). Như vậy có thể thấy cây sầu riêng bị chết với tỷ lệ cao hơn cây măng cụt. Sầu riêng là loại cây chịu ngập úng kém hơn. Điều đó chứng tỏ tồn tại mối liên quan giữa tình trạng ngập úng và hiện tượng chết cây ăn trái.
Hình 4.14. Kết quả điều tra tình trạng vườn trồng sầu riêng
Qua khảo sát thực tế thì ngoài sầu riêng, măng cụt bị chết và suy thoái thì các loại cây chịu ngập kém hơn như bòn bon, dâu, mít tố nữ cũng bị chết nhiều. Các loại cây trồng xen nhưng chịu ngập tốt như cau, xoài, mãng cầu thì hầu như không bị chết.
c. Biểu hiện chết và suy thoái cây ăn trái
Cây bị chết và suy thoái ở mọi độ tuổi.
Cây bị chết theo 2 dạng : chết nhanh và suy thoái dần rồi chết.
Biểu hiện cây bị suy thoái dần rồi chết : thường biểu hiệ