Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi

Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm

* Khái niệm sinh trưởng

Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm.

Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [31], thì tác giả MoZan (1977) đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên (1992) [13], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”.

* Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng thể hiện qua các chỉ tiêu sau

- Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể tích luỹ được qua từng thời kỳ là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xác định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau.

Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay còn được gọi là sinh trưởng tích luỹ) còn được minh họa bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con/tuần hoặc g/con/tuần.

- Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao.

- Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi.

* Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm

- Ảnh hưởng của dòng giống

Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [8], sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất thịt cao hơn giống gà hướng trứng từ 500 - 700g/con (13- 30%).

Theo tài liệu của Chanbers. J.R (1990) [31], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ.

- Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông

Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con do yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái.

 

doc42 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 6559 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần 1 MỞ ĐẦU Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi tại trại gà giống gia cầm Thịnh Đán – Thái Nguyên”. 1.1. Đặt vấn đề Trong những năm gần đây, tình hình chăn nuôi trên thế giới cũng như nước ta ngày càng phát triển mạnh, cùng với việc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, ngành chế biến thức ăn chăn nuôi gia súc – gia cầm cũng ngày càng phát triển sản xuất ra nhiều chủng loại thức ăn: Thức ăn tổng hợp, thức ăn đậm đặc, thức ăn viên, premix khoáng sinh tố…Tuy vậy vẫn không đáp ứng được yêu cầu của người chăn nuôi. Hiện nay yêu cầu đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu, chính vì vậy chúng ta không chỉ quan tâm đến số lượng mà chúng ta còn phải đặc biệt quan tâm đén chất lượng của sản phẩm chăn nuôi. Qua nhiều nghiên cứu ở trên thế giới và trong nước, nhiều nhà khoa học đã kết luận rằng khi cho vật nuôi ăn khẩu phần ăn có bột lá thực vật thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột là thực vật. Hiện nay một số nước trên thế giới đã sử dụng bột lá thực vật để bổ sung vào thức ăn chăn nuôi như : Philippin, Ấn Độ: keo dậu; Châu Âu : mục túc và Châu Mỹ (Braxin, Colombia: sắn ). Ở nước ta, đã có một số nghiên cứu về việc bổ sung bột lá thực vật vào khẩu phần ăn cho vật nuôi và kết quả đạt được khá cao: nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học thuộc Khoa Thuỷ sản (Trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia). Các nhà khoa học đã thực nghiệm tại xã Vân Thuỷ, huyện Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trên đối tượng cá rô phi dòng Gift. Bột lá sắn tươi được phơi khô trong 2-3 ngày rồi xay nhỏ với kích thước khoảng 0,5-1mm, bảo quản nơi khô thoáng, sau đó phối trộn với cám, bột cá, Premix khoáng. Sau thời gian 6 tháng lần lượt thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy, việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76-90%. Trong ngành chăn nuôi gia cầm, sản phẩm phải thoản mãn được yêu cầu về chất lượng như: thịt thơm, ngon, chắc thịt,…và đặc biệt giảm tối đa chi phí thức ăn chính vì vậy, một trong những điều kiện cơ bản nhất có tính chất bắt buộc đối với chăn nuôi gà sạch chất lượng cao là phải nuôi bằng thức ăn đặc biệt, sử dụng các nguyên liệu có nguồi gốc thực vật, đảm bảo không tồn dư bất kỳ hóa chất nào, không được dùng các chất kích thích tăng trọng và các loại kháng sinh tồn dư trong thịt. Vì vậy, chúng tôi suy nghĩ tới cây sắn. Cây sắn được trồng phổ biến ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Sau khi cắt có khả năng tái sinh cao, năng suất chất xanh lớn. Lá sắn là nguồn nguyên liệu phong phú ở Việt Nam, có hàm lượng chất dinh dưỡng tương đối cao, trong nguyên liệu khô 100% chứa đựng đường + tinh bột 24,2%, protein 24%, chất béo 6%, xơ 11%, chất khoáng 6,7%, xanhthophylles 350 ppm (Yves Froehlich, Thái Văn Hùng 2001). Qua nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước, các nhà khoa học đã kết luận rằng khi bổ xung bột lá sắn vào thì khả năng sinh trưởng và sản xuất cao hơn so với khẩu phần ăn không có bột lá sắn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của các tỉ lệ bột lá sắn khác nhau trong khẩu phần đến sức sản xuất thịt của gà Broiler Lương Phượng nuôi tại Trại giống gia cầm Thịnh Đán - Thái Nguyên”. 1.2. Mục tiêu của đề tài Xác định tỷ lệ bột lá sắn nào thích hợp nhất để bổ sung cho gà Broiler Lương Phượng. 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ cung cấp cho ngành khoa học thức ăn và dinh dưỡng gia cầm những thông tin cơ bản về việc sử dụng bột lá sắn trong chăn nuôi gà thịt. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Cân đối khẩu phần bột lá sắn vào công thức thức ăn hỗn hợp của gà thịt sẽ nâng cao hiệu quả chăn nuôi gà thịt. Phần 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Đặc điểm sinh trưởng và những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của gia cầm * Khái niệm sinh trưởng Là một sinh vật hơn nữa là một cơ thể sống hoàn chỉnh, vật nuôi có các đặc trưng cơ bản của sự sống. Trong các đặc trưng cơ bản đó, sự sinh trưởng là một đặc trưng cơ bản được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Theo tài liệu của Chambers J.R (1990) [31], thì tác giả MoZan (1977) đã đưa ra khái niệm: Sinh trưởng cơ thể là tổng hợp sự sinh trưởng của các bộ phận như thịt, xương, da. Những bộ phận này không chỉ khác nhau về tốc độ sinh trưởng mà còn phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng và nhiều yếu tố khác. Trần Đình Miên (1992) [13], đã khái quát như sau: “Sinh trưởng là quá trình tích lũy các chất hữu cơ do đồng hóa và dị hóa, là sự tăng chiều cao, chiều dài, bề ngang khối lượng của các bộ phận và toàn cơ thể con vật trên cơ sở tính chất di truyền từ đời trước”. * Những chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh trưởng thể hiện qua các chỉ tiêu sau - Khối lượng cơ thể: Khối lượng cơ thể tích luỹ được qua từng thời kỳ là chỉ tiêu sử dụng để đánh giá khả năng sinh trưởng của gia cầm. Tuy nhiên, chỉ tiêu này xác định được khả năng sinh trưởng ở một thời điểm xác định của cơ thể nhưng không chỉ ra được sự sai khác về tỷ lệ sinh trưởng của cơ thể trong một khoảng thời gian ở các độ tuổi khác nhau. Chỉ tiêu khối lượng cơ thể (hay còn được gọi là sinh trưởng tích luỹ) còn được minh họa bằng đồ thị gọi là đồ thị sinh trưởng tích lũy. Đồ thị này thay đổi theo dòng giống, điều kiện chăm sóc nuôi dưỡng. Đối với gia cầm khối lượng cơ thể tính theo tuần tuổi có đơn vị là kg/con/tuần hoặc g/con/tuần. - Sinh trưởng tuyệt đối: là sự tăng lên về khối lượng, kích thước và thể tích của cơ thể trong khoảng thời gian giữa hai lần khảo sát. Sinh trưởng tuyệt đối tính bằng g/con/ngày. Đồ thị sinh trưởng tuyệt đối có dạng parabol. Giá trị sinh trưởng tuyệt đối càng cao thì càng có hiệu quả kinh tế cao. - Sinh trưởng tương đối: Là tỷ lệ % tăng lên về khối lượng kích thước và thể tích cơ thể lúc khảo sát so với lúc ban đầu khảo sát. Đồ thị sinh trưởng tương đối có dạng hypebol, gà còn non thì sẽ có sinh trưởng tương đối cao, sau đó giảm dần theo tuổi. * Những nhân tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của gia cầm - Ảnh hưởng của dòng giống Trong cùng điều kiện chăn nuôi, mỗi giống khác nhau có khả năng sinh trưởng khác nhau. Theo Nguyễn Mạnh Hùng và CS (1994) [8], sự khác nhau về khối lượng cơ thể gia cầm là rất lớn, giống gà kiêm dụng năng suất thịt cao hơn giống gà hướng trứng từ 500 - 700g/con (13- 30%). Theo tài liệu của Chanbers. J.R (1990) [31], thì nhiều gen ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể gà. Có gen ảnh hưởng đến sự phát triển chung hoặc ảnh hưởng tới sự phát triển theo nhóm tính trạng hay một vài tính trạng riêng lẻ. - Ảnh hưởng của tính biệt và tốc độ mọc lông Sự khác nhau về tốc độ sinh trưởng và khối lượng của cơ thể con do yếu tố tính biệt quy định trong đó con trống có tốc độ sinh trưởng nhanh hơn con mái. Theo Phùng Đức Tiến (1997) [28], thì J.F.Hayers (1979) đã xác định biến dị di truyền về tốc độ mọc lông phụ thuộc vào giới tính. Theo Siegel và Dumington (1978) [38], thì: những alen quy định tốc độ mọc lông nhanh phù hợp với tăng khối lượng cao. Trong cùng một dòng gà mọc lông nhanh thì gà mái mọc lông nhanh hơn gà trống. Tốc độ mọc lông có liên hệ với chất lượng thịt gia cầm, những gia cầm có tốc độ mọc lông nhanh thường có chất lượng thịt tốt hơn. Đây cũng là tính trạng di truyền liên kết với giới tính (Biichell và Brandch, 1978) [1]. - Ảnh hưởng của chế độ dinh dưỡng Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sinh trưởng của gia cầm. Việc cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng và cân đối giữa các chất sẽ giúp cho gia cầm phát huy cao tiềm năng di truyền về sinh trưởng. Dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến khả năng sinh trưởng của gia cầm, khi đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng thì thời gian đạt khối lượng tiêu chuẩn sẽ giảm xuống. Theo Chambers J.R (1990) [31], thì tương quan giữa tăng trọng của gà và hiệu quả sử dụng thức ăn khá cao (r = 0,5 - 0,9). Để phát huy khả năng sinh trưởng của gia cầm không những cần cung cấp đủ năng lượng thức ăn theo nhu cầu mà còn phải đảm bảo cân bằng protein, acid amin và năng lượng. Do vậy, khẩu phần ăn cho gà phải hoàn hảo trên cơ sở tính toán nhu cầu của gia cầm và đây là một trong những vấn đề cơ bản. - Ảnh hưởng của môi trường Điều kiện môi trường có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của gia cầm. Nếu điều kiện môi trường là tối ưu cho sự sinh trưởng của gia cầm thì gia cầm khỏe mạnh, lớn nhanh, nếu điều kiện môi trường không thuận lợi thì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển gây bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của gia cầm. Nhiệt độ cao làm cho gà sinh trưởng chậm, tăng tỷ lệ chết, gây thiệt hại kinh tế lớn khi chăn nuôi gà broiler theo hướng công nghiệp ở vùng khí hậu nhiệt đới (Wesh Bunr K.W.ET - AT, 1992) [39]. Chế độ chiếu sáng cũng ảnh hưởng tới khả năng sinh trưởng vì gà rất nhạy cảm với ánh sáng, do vậy chế độ chiếu sáng là một vấn đề cần quan tâm. Ngoài ra trong chăn nuôi cũng bị tác động bởi nhiều yếu tố khác nhau như: ẩm độ, độ thông thoáng, tốc độ gió lùa và ảnh hưởng của mật độ nuôi nhốt đến khả năng sinh trưởng của gia cầm. Sinh trưởng của gia súc luôn gắn với phát dục, đó là quá trình thay đổi chất lượng, là sự tăng lên và hoàn chỉnh các tính chất, chức năng hoạt động của cơ thể. Hai quá trình đó liên quan mật thiết và ảnh hưởng lẫn nhau tạo nên sự hoàn thiện cơ thể gia súc, gia cầm. Sinh trưởng và phát dục của cơ thể gia súc tuân theo tính quy luật và theo giai đoạn. 2.2. Vài nét về cây sắn * Nguồn gốc lịch sử Cây sắn có nguồn gốc ở vùng nhiệt đới của châu Mỹ La tinh (Crantz, 1976) và được trồng cách đây khoảng 5.000 năm (CIAT, 1993). Trung tâm phát sinh cây sắn được giả thiết tại vùng Đông Bắc của nước Brazin thuộc lưu vực sông Amazon, nơi có nhiều chủng loại sắn trồng và hoang dại (theo Reiche Dolmatoff 1957, 1965; Rouse và Crusent, 1963 ), {Trích Trần Ngọc Ngoạn [18]}. Cây sắn đựơc du nhập vào Việt Nam khoảng giữa thế kỷ 18, (Trần Đình Miên, Hoàng Kim Đường, 1991) [13], hiện chưa có tài liệu chắc chắn về nơi trồng và năm trồng đầu tiên. * Cấu tạo hóa học Cũng như phần lớn các loại hạt và củ, thành phần chính của củ sắn là tinh bột. Ngoài ra, trong sắn còn có các chất: đạm, muối khoáng, lipit, xơ và một số vitamin B1, B2. Thành phần dinh dưỡng. Củ sắn tươi có tỷ lệ chất khô 38-40%, tinh bột 16-32%, giàu vitamin C, calcium, vitamin B và các chất khoáng, nghèo chất béo, muối khoáng, vitamin và nghèo đạm. Trong củ sắn, hàm lượng các acid amin không được cân đối, thừa arginin nhưng lại thiếu các acid amin chứa lưu huỳnh. Thành phần dinh dưỡng khác biệt tuỳ giống, vụ trồng, số tháng thu hoạch sau khi trồng và kỹ thuật phân tích. Lá sắn có hàm lượng đạm khá cao, nhiều chất bột, chất khoáng và vitamin. Chất đạm của lá sắn có khá đầy đủ các acid amin cần thiết, giàu lysin nhưng thiếu methionin. Trong lá sắn ngoài các chất dinh dưỡng, cũng chứa một lượng độc tố HCN đáng kể. Các giống sắn ngọt có 80-110 mg HCN/1kg lá tươi. Các giống sắn đắng chứa 160-240 mg HCN/1kg lá tươi. Lá sắn ngọt là một loại rau rất bổ dưỡng nhưng cần chú ý luộc kỹ để làm giảm hàm lượng HCN. Lá sắn đắng không nên luộc ăn mà nên muối dưa hoặc phơi khô để làm bột lá sắn phối hợp với các bột khác làm bánh thì hàm lượng HCN còn lại không đáng kể. * Chế biến sử dụng Sắn có nhiều công dụng trong chế biến công nghiệp, thức ăn gia súc và lương thực. Củ sắn dùng để ăn tươi, làm thức ăn gia súc, chế biến sắn lát khô, bột sắn nghiền, tinh bột sắn, tinh bột sắn biến tính, các sản phẩm từ tinh bột sắn như bột ngọt, cồn, maltodextrin, lysine, acid citric, xiro glucose và đường glucose tinh thể, mạch nha giàu maltose, hồ vải, hồ giấy, colender, phủ giấy, bìa các tông, bánh kẹo, mì ăn liền, bún, miến, mì ống, mì sợi, bột sắn, bánh tráng, hạt trân châu (tapioca), phụ gia thực phẩm, phụ gia dược phẩm, sản xuất màng phủ sinh học, chất giữ ẩm. Thân sắn dùng để làm giống, làm nấm, làm củi đun, nguyên liệu cho công nghiệp xenlulô. Lá sắn ngọt giàu đạm có thể dùng làm rau xanh cho người và để nuôi cá, nuôi tằm. Lá sắn đắng ủ chua hoặc phơi khô để làm bột lá sắn dùng chăn nuôi lợn, gà, trâu, bò, dê... Ngoài ra lá sắn còn được phơi khô nghiền thành bột để bổ sung vào thức ăn trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2.3. Thành phần hóa học, giá trị dinh dưỡng và độc tố của lá sắn Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Nghi (1985) [17]; Nguyễn Văn Thưởng (1992) [27]; Từ Quang Hiển (1982) [6], thì lá sắn có chứa nhiều chất dinh dưỡng. Mặc dù hàm lượng tinh bột rất ít (từ 1,8 đến 3,2%), hàm lượng dẫn xuất không đạm (DXKĐ) của lá sắn có từ 3,7 - 6,4%. Năng lượng trao đổi trong lá sắn tính theo 1kg vật chất khô cũng chỉ có 2400 Kcal. Nhưng từ lâu, lá sắn đã được coi là một nguồn thức ăn rau xanh cho người và gia súc. Adrian và Peyrot (1970) {Trích job,A.T. [32]}, đã so sánh thành phần axit amin trong lá sắn với thành phần axit amin trong trứng gà, thấy: Hàm lượng axit amin, đặc biệt là các axit amin không thay thế trong lá sắn tương đối đầy đủ và cân đối. Tuy nhiên, hàm lượng methionine trong protein của lá sắn thấp (1,2 g%), chỉ bằng 67% hàm lượng methionine trong protein của trứng gà (3,65 g%). Do đó tác giả kiến nghị không nên sử dụng bột lá sắn khi khẩu phần nghèo methionine. Hàm lượng vitamin trong lá sắn cũng cao. Theo Maner,J.H và Pond,W.G (1987) [34]; Từ Quang Hiển (1983) [6], trong bột lá sắn khô có chứa tới 66,7mg% caroten. Còn theo Hoài Vũ - Trần Thành (1980) [30], hàm lượng caroten trong lá sắn tươi là 3,0 mg%, vitamin B1 là 0,25 mg%, B2 là 0,66mg%, PP là 0,66 mg%. Đặc biệt vitamin C trong lá sắn khá cao 295 mg%. Theo Nguyễn Khắc Khôi (1982) [10]; Nguyễn Nghi (1984) [16], thành phần khoáng đa lượng và vi lượng của lá sắn nói chung cao hơn so với củ. Hàm lượng Ca dao động từ 0,74 - 1,13%; P = 1,52 - 1,71%. Đặc biệt hàm lượng Fe và Mn rất cao, tương ứng là 344,0 - 655,2 mg trong 1kg chất khô. * Độc tố của củ và lá sắn Cũng căn cứ vào hàm lượng độc tố HCN trong củ sắn mà người ta đã phân làm 2 loại: sắn ngọt và sắn đắng. Theo Sinha và Nair (1968) {trích Silvestre. P và Arraudeau. M(1990) [22]}, người ta phân loại sắn như sau: nhóm sắn ngọt là những giống sắn có hàm lượng HCN < 80 ppm trong chất tươi. Nhóm sắn đắng là những giống sắn có hàm lượng HCN từ 80 ppm trở lên. Trong cây sắn, lượng độc tố phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở bộ phận dưới mặt đất. Sự phân bố HCN trong các bộ phân của cây sắn được chia ra như sau: + Bộ phận trên mặt đất: Chiếm 29,3%. Trong đó lá chiếm 2,1% và thân chiếm 27,2% hàm lượng HCN cả cây. + Bộ phận dưới mặt đất: chiếm 70,7%: Trong đó gốc già dưới đất có 8,9% và rễ củ chiếm 61,8% hàm lượng HCN của cả cây. Như vậy, hàm lượng HCN ở lá sắn rất ít mà chủ yếu ở củ sắn. Tuy nhiên khi sử dụng lá sắn không được qua sử lý tốt thì ở động vật vẫn bị ngộ độc lá sắn. Theo Oke, O.L. (1969) [36], ở động vật thường gặp 2 triệu chứng ngộ độc HCN đó là ngộ độc cấp tính và ngộ độc mãn tính. * Phương pháp khử độc HCN trong củ sắn và lá sắn Dựa vào nguyên tắc đó ta có các cách để làm giảm độc tố HCN như sau: Nguyên tắc thứ nhất được sử dụng trong nhiều pháp như ngâm sắn, sắn cả củ hoặc thái lát được ngâm 5 - 7 ngày trong nước chảy hoặc nước đọng, sau đó lọc lấy tinh bột. Làm như vậy một phần lớn glucoside bị loại bỏ theo dòng nước. Cơ chế thứ hai được áp dụng nhiều hơn. Việc phân hủy các glucoside sau đó loại HCN bằng bốc hơi hay rửa được sử dụng nhiều trong kỹ thuật chế biến như: thái lát phơi khô, băm nhỏ (lá sắn) phơi khô, thái lát xử lý bề mặt lát cắt bằng ngâm nước (nước lã, nước vôi, nước muối, axit HCl, axit axetic,…), sắn sợi (nạo), làm sắn hạt, làm bột sắn khô, chế biến tinh bột sắn ủ chua (lá sắn), ủ tươi (củ sắn) và lên men vi sinh vật cho bột sắn... Luộc lá sắn làm giảm đáng kể hàm lượng HCN, trong lá sắn luộc hàm lượng HCN chỉ con khoảng 1 - 5mg%. Kết quả của Từ Quang Hiển (1983) [6], đã thí nghiệm muối dưa chỉ còn 1 - 2mg% HCN. Tuy nhiên, theo các tác giả trên thì biện pháp phơi khô lá sắn và nghiền thành bột là tốt nhất. Trong lá sắn phơi khô, chỉ còn chứa 1- 2mg% HCN. Sau khi nghiền thành bột thì hàm lượng HCN lại giảm đi rất nhiều và có thể cất giữ cẩn than sau 4 - 5 tháng bột lá sắn vẫn còn chất lượng tốt. Lượng bột lá sắn gia súc gia cầm ăn được gấp 3 - 4 lần so với số lượng sắn được ở dạng lá tươi, luộc hoặc muối dưa. Silevestre .P và Arraudeau .M, (1990) [22], việc loại bỏ độc tố HCN trong củ và lá sắn thường áp dụng theo nguyên tắc sau: loại trực tiếp những glucoside sinh ra HCN bằng cách hòa tan trong nước. Làm trực tiếp những glucoside sau đó loại HCN bằng cách bốc hơi nước hoặc rửa.Vô hiệu hóa hoạt động của men linamariaza. 2.4. Vài nét về giống gà Lương Phượng * Nguồn gốc Theo Nguyễn Duy Hoan và CS, (1999) [7], cho biết: Gà Lương Phượng là giống gà kiêm dụng lông màu có xuất xứ từ vùng ven sông Lương Phượng, do xí nghiệp nuôi gà thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) lai tạo thành công sau hơn chục năm nghiên cứu, sử dụng dòng trống địa phương và dòng mái nhập ngoại từ nước ngoài như gà Kabir, Discan... Gà Lương Phượng đã được giám định kỹ thuật của Ủy ban Khoa học thành phố Nam Ninh. Gà Lương Phượng được nhập vào nước ta trong những năm gần đây. Gà Lương Phượng dễ nuôi, tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu nóng ẩm và nhất là thịt thơm ngon nên được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. * Đặc điểm và chỉ tiêu năng suất - Đặc điểm Con mái lông vàng nhạt, điểm các đốm đen ở cổ, cánh. Con trống lông sặc sỡ nhiều màu, sắc tía ở cổ, nâu cánh dán ở lưng, nâu xanh đen ở đuôi. Da, mỏ, chân màu vàng. Mào, yếm, tích, tai phát triển, mào đỏ tươi, mào đơn. Ức sâu nhiều thịt. Gà Lương Phượng dễ nuôi, có tính thích nghi cao, chịu đựng tốt với khí hậu nóng ẩm, đòi hỏi chế độ dinh dưỡng không cao, có thể nuôi nhốt (kiểu nuôi công nghiệp), bán công nghiệp (vừa nhốt, vừa thả) hoặc nuôi thả vườn, ngoài đồng, trên đồi. - Chỉ tiêu năng suất Khối lượng gà Lương Phượng nuôi thịt ở vụ xuân ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 2104,23g, con mái đạt 1619,83g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,48kg và con mái là 2,65kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 97,84%. Khối lượng gà thịt Lương Phượng nuôi vụ hè ở giai đoạn 70 ngày tuổi con trống đạt 1908,87g, con mái đạt 1632,27g, tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng ở con trống là 2,61kg và con mái 2,71kg, tỷ lệ nuôi sống đạt 99,16% ở con trống, 97,56% ở con mái. Theo Đào Văn Khanh (2002) [9], thì màu sắc của gà thịt giống Lương Phượng như sau: Con trống có màu đỏ, mút của lông đuôi, lông cánh và lông cổ có màu đen. Con mái có màu sắc phong phú với nhiều loại màu như: Nâu thẫm có đốm đen, nâu nhạt, vàng đen, màu lá chuối khô, điểm mút của lông đuôi có mùa đen. Mỏ và chân vàng hoặc nâu xám. 2.5. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.5.1. Tình hình nghiên cứu trong nước Nguyễn Thị Lộc và Lê Văn An (2004) [11], sử dụng lá sắn Ba Trăng ủ chua thay thế lá khoai lang trong khẩu phần thức ăn nuôi lợn thịt F1 (ĐB x MC) đã không ảnh hưởng đến tăng khối lượng (394 và 390 g/ngày tương ứng lô ĐC và TN) và tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng (3,57 và 3,61 kg VCK/kg tăng khối lượng). Chi phí thức ăn/kg tăng khối lượng ở lô thí nghiệm là thấp hơn 16% so với lô đối chứng. Dư Thanh Hằng (1999) [4], lợn cho ăn hạn chế (80% lượng ăn tự do) hỗn hợp 2:1 sắn củ ủ + cám và ăn tự do lá sắn đã được xử lý: rửa, băm rửa; và băm rửa phơi héo, lượng VCK ăn vào giữa các lô không có sự sai khác về thống kê (P>0,05) biến động từ 27 tới 32g VCK/kg khối lượng cơ thể. Mức HCN đã giảm nhẹ (16%) sau khi rửa và hầu như giảm hoàn toàn sau phơi héo (82%), lượng HCN thực tế lợn ăn vào từ 6,0 đến 15 mg/kg khối lượng, mức này cao hơn nhiều so với mức an toàn đã được công bố (1,4 đến 4,4 mg/kg khối lượng) và lượng lá sắn tiêu thụ đã đóng góp 38% lượng VCK và 70% tổng lượng protein của khẩu phần. Nguyễn Thị Hoa Lý (2001) [12], lá sắn có thể được sử dụng như là một nguồn bổ sung protein cho lợn ăn và sẽ mang lại lợi ích nhiều hơn cho nông dân. Lê Văn An và CS, (2004) [2], khuyến cáo kỹ thuật sử dụng củ và lá sắn làm thức ăn nuôi lợn ở những vùng khó khăn để người dân ngoài việc trồng sắn để bán còn có thể góp phần chăn nuôi lợn. Trịnh Văn Trung và Mai Văn Sánh 2006 [29], bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần của trâu làm tăng khả năng thu nhận thức ăn. Với mức bổ sung 1,5kg/con/ngày trâu thu nhận thức ăn là 3,22kgVCK/100kg khối lượng. + Tỷ lệ phân giải VCK của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ trâu có xu hướng tăng dần theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần. Bổ sung 1,5 kg bột lá sắn/con/ngày tỷ lệ phân giải VCK ở thời điểm 96 giờ là 69,34% so với đối chứng là 60,49% + Tiềm năng phân giải tối đa, hiệu quả và tốc độ phân giải VCK của bột cỏ tự nhiên trong dạ cỏ của trâu tăng theo tỷ lệ bổ sung bột lá sắn trong khẩu phần. Bổ sung 1,0 kg bột lá sắn/con/ngày thì tiềm năng phân giải tối đa, hiệu quả và tốc độ phân giải VCK gần đạt tới mức tối đa. Đào Lan Nhi và CS (2001) [19], khi trâu được ăn 2,4 kg thức ăn hỗn hợp và cho ăn 0,5 kg củ sắn và 5,6 kg lá sắn ủ chua, trâu đạt 500 - 600g/ngày, thức ăn tiêu thụ là 10,5 - 11,0kg VCK. Qua đây tác giả cũng khẳng định rằng: lợi nhuận trên mỗi đầu vỗ béo được 230.000 - 249.000 đồng trong thời gian 3 tháng. Từ đó kết luận rằng: lá sắn có thể được sử dụng làm thức ăn bổ sung cho trâu ở giai đoạn vỗ béo dưới dạng thức ăn khô hoặc thức ăn ủ chua. Nhóm các nhà khoa học thuộc khoa Thuỷ sản (trường Đại học Nông lâm Huế) và Đại học Nông nghiệp Nhiệt đới (Côlômbia) (2007) [20], đã thay thế 25, 50, 75 và 100% bột cá bằng bột lá sắn cho thấy: việc thay thế hoàn toàn bột cá bằng bột lá sắn làm thức ăn cho cá rô phi cho kết quả tăng trưởng tốt, tỷ lệ sống của cá nuôi đạt từ 76 - 90%. 2.5.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước YO Tiermoko (2000) [40], đã sử dụng bột sắn ở các mức khác nhau từ 10% đến 30% bổ sung vào khẩu phần cơ sở của gà, kết quả thu được không ảnh hưởng đến khối lượng khi xuất chuồng cuối kỳ của gà (P> 0,05). Theo Job et al (1980) [33], đã tiến hành thí nghiệm bổ sung bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thịt và kết quả thu được như sau: khi bổ sung 10% bột lá sắn vào khẩu phần ăn của gà thì qúa trình tăng trưởng, phát triển diễn ra bình thường, ngoài ra nó còn làm cho màu da vàng hơn. Thí nghiệm với khẩu phần thức ăn bột sắn trong khẩu phần ăn gia cầm ở Philippines khi sử dụng bột sắn thay thế cho ngũ cốc ở 10% - 20%. Đã cho kết quả tốt, lợn tăng khối lượng cơ thể nhanh hơn so với khẩu phần thức ăn không bổ sung bột lá sắn. Nghiên cứu thay thế khẩu phần thức ăn ngô bằng khẩu phần bột củ và lá sắn vào khẩu phần của các loài chim kết quả nghiên cứu đã có kết luận mức độ bổ sung lên đến 50% bột sắn trong khẩu phần thức ăn không ảnh hưởng đến khả năng tăng khối lượng hay chất lượng trứng. Sự suy giảm sắc tố lòng đỏ trứng đã được phục hồi nhờ xanthophylls có trong lá sắn. (Nguồn: lợn và gia cầm và Viện Nghiên cứu và Đào tạo, Singapore, 1935) [35]. Vihajarerm và cộng sự (1970) {Trích Nguyễn Nghi [17]}, ở Thái Lan đã công bố kết quả nghiên cứu sử dụng bột sắn cho lợn thịt như sau: thí nghiệm thứ nhất cân đối protein trong khẩu phần bằng đỗ tương và bổ sung 0,1% methionin. Lợn nuôi thịt cho ăn các khẩu phần có tỷ lệ bột củ sắn là 0; 17; 33; 49 và 65% đạt tăng khối lượng bình quân 1 ngày đêm tương ứng 576; 585; 532; 458 và 453 gam/ngày. + Ở thí nghiêm thứ hai, sắn cho ăn ở dạng viên, lô đối chứng cho ăn khẩu phần thức ăn cơ sở là ngô, gạo và cám. Các lô thí nghiệm 1 cho ăn khẩu phần có tỷ lệ sắn 30 - 60%, lô thí nghiêm 2: 40 - 70% sắn phụ thuộc vào khối lượng lợn. Kết quả tăng khối lượng bình quân/ngày tương ứng 466 và 464 gam/ngày. Tác giả đã kết luận với khẩu phần có tỷ lệ bột sắn quá cao (60 - 70%) thì tăng khối lượng bình quần trên ngày giảm xuống. Năm 1970 Shimada {trích Maner, J.H. [34]}, đã tiến hành thí nghiệm với 4 lô trong đó tỷ lệ bột sắn trong các lô như sau: lô 1: không có bột lá sắn, lô 2: 22%, lô 3: 44% và lô 4: 66% bột sắn trong khẩu phần thức ăn cho lợn thịt từ 30 -90kg. Kết quả cho thấy: với khẩu phần có 22 - 44% bột sắn sự tăng trưởng của lợn không có sự sai khác với lô 1, còn với lô 4 có 66% bột sắn thì cả sự tăng khối lượng và hiệu qủa sử dụng thức ăn đều bị ảnh hưởng. Năm 1957, Oyenuga và opeke {trích Maner, J.H. [34]}, đã tiến hành nghiên cứu đưa vào khẩu phần của lợn choai 40% bột sắn và lợn vỗ béo 55% bột sắn đạt kết quả tốt, lợn thí nghiệm được chỉ làm hai lô, lô I cho ăn sắn tươi, lô II cho ăn sắ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu ảnh hưởng của việc bổ sung tỉ lệ bột lá sắn trong khẩu phần tới sức sản xuất thịt của gà broiler Lương Phượng nuôi tại trại gà giống gia cầ.DOC
Tài liệu liên quan