Đề tài Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng

Hệ thống xử lý với qui mô công suất 400m3/ngày. Nước thải từ các phân xưởng sản xuất được thu gom về mương dẫn, qua các hố ga để lắng, lọc sơ bộ cặn rắn. Nước thải tiếp tục được dẫn đến hố thu tổng (được xây kín để hạn chế mùi hôi) có đặt song chắn rác thô ở phía trước nhằm tách rác thô có kích thước lớn hơn 5mm như: Giấy, gỗ, nylông, các bộ phận thừa của hải sản,. Rác thô tại song chắn rác sẽ được công nhân vận hành hàng ngày thu gom tập trung lại và đổ vào nơi quy định.

Nước thải từ hố thu sẽ tự chảy vào bể điều hòa làm thoáng sơ bộ. Tại đây, nhờ quá trình khuấy trộn bằng khí cấp liên tục từ máy thổi khí, nước thải được điều hoà về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm. Đồng thời, do được cấp oxy liên tục và vừa đủ đã thúc đẩy và tăng cường khả năng lên men hiếu khí ban đầu, đồng thời khống chế quá trình lên men yếm khí, do đó tránh được mùi hôi thối và giảm

hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Mặt khác, tại bể điều hòa nhờ cơ chế tách bằng tỷ trọng và tuyển nổi sơ bộ bằng bọt khí, một lượng dầu mỡ cũng được tách ra khỏi nước thải và nổi lên trên bề mặt, lượng dầu mỡ này được định kỳ thu gom bằng tay (dùng vợt hớt).

 

doc74 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 9503 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đối tượng nghiên cứu của đề tài tập trung chủ yếu vào: Quy trình sản xuất tôm thịt của công ty, các chỉ tiêu nghiên cứu như đầu vào đầu ra về nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng và chất thải,... 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang: Địa chỉ  : Khu Công nghiệp Dịch vụ Thuỷ Sản Đà Nẵng, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng, Việt Nam. Điện thoại       : (84.511) 3921963 - 3921959 Fax                : (84.511) 3921958 Email             : f190danang@dng.vnn.vn 2.1.3. Thời gian nghiên cứu Từ ngày 15/02/2011 đến 28/04/2011 2.2. Nội dung nghiên cứu Tổng quan về phương pháp luận SXSH (DESIRE) gồm 6 bước và 18 nhiệm vụ. Tổng quan về tình hình áp dụng sản xuất sạch hơn trên thế giới và ở Việt Nam. Giới thiệu về công ty (lịch sử hình thành, quá trình sản xuất, nguyên nhiên liệu sử dụng, sản phẩm hình thành,…). Lập dây chuyền công nghệ sản xuất. Mô tả quy trình sản xuất tại công ty (các công đoạn đầu vào, đầu ra). Tìm hiểu kỹ từng công đoạn sản xuất cụ thể nhằm xác định những công đoạn gây thất thoát lãng phí nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng; xác định nguyên nhân gây tổn thất nguyên vật liệu và năng lượng. Định giá dòng thải. Đề xuất giải pháp cho quy trình áp dụng SXSH đối với Công ty chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Thọ Quang. Kết luận và kiến nghị. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa. Theo dõi, quan sát và ghi chép số liệu tình hình sản xuất của công ty. Trao đổi, phỏng vấn cán bộ công nhân viên trong công ty. Khảo sát và tìm hiểu thực tế về từng công đoạn sản xuất trong công ty. Thu thập và đo đạc số liệu. Tính toán cân bằng vật chất và năng lượng. 2.3.2. Phương pháp xử lý số liệu. Số liệu được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, Microsoft Word CHƯƠNG 3 NGHIÊN CỨU ÁP DỤNG SẢN XUẤT SẠCH HƠN TẠI CÔNG TY CHẾ BIẾN VÀ XUẤT KHẨU THỦY SẢN THỌ QUANG TP ĐÀ NẴNG 3.1. Giới thiệu về Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang 3.1.1.Vị trí công ty Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, thuộc khu công nghiệp và dịch vụ thuỷ sản Đà Nẵng, phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Đây là đơn vị thành viên của Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thủy sản Miền Trung. Ranh giới tiếp giáp như sau: Phía Đông giáp : Các khu đất chia lô của Khu công nghiệp Thủy sản. Phía Tây giáp : Đường quy hoạch. Phía Nam giáp : Đường quy hoạch. Phía Bắc giáp : Công ty TNHH Phước Tiến. Với vị trí nằm trong quy hoạch của khu công nghiệp dịch vụ thủy sản, đặc biệt đây là khu quy hoạch dành riêng cho ngành công nghiệp chế biến thủy sản, cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông, điện, nước đã được đầu tư hoàn chỉnh [1]. 3.1.2. Lịch sử phát triển [8] Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản Thọ Quang là đơn vị trực thuộc Công ty CP xuất nhập khẩu thuỷ sản Miền Trung, thành lập năm 2002. Lĩnh vực hoạt động của công ty: chế biến và xuất khẩu thuỷ sản. Số nhân viên: (bao gồm cả công nhân): 756 Số công nhân trực tiếp sản xuất: 658 Số nhân viên nữ: 500 Số giờ làm việc/ngày: 8h Số ngày làm việc/năm: 297 Hình thực hoạt động: (theo mùa vụ hay theo thời gian sản xuất bình thường) bình thường. 3.1.3. Sơ đồ bố trí mặt bằng công ty (Có kèm theo sau phần phụ lục) Phòng TCHC 7 người Phòng KD 20 người Phòng Tài vụ 5 người Phòng PTTT 6 người Phó Giám đốc NC GIÁM ĐỐC Phó Giám đốc SX Phòng KCS 5 người PXSX VP 22 người 10 tổ CNCB 550 CN PX cơ điện 14 người Hình 3.1. Sơ đồ tổ chức công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang 3.1.4. Sơ đồ tổ chức và bố trí nhân sự của công ty [1] 3.1.5. Dây chuyền công nghệ của mỗi phân xưởng [1,8] Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang có 3 phân xưởng: Phân xưởng số 1, số 2 và số 3 nhưng ở đây chúng tôi chỉ tập trung mô tả dây chuyền công nghệ của phân xưởng số 3. Tại phân xưởng số 3 thì bao gồm các dây chuyền sản xuất các mặt hàng như: Tôm, mực ống Sushi, cá Sushi,... Tuy nhiên, sau khi khởi động chương trình đánh giá SXSH tại công ty, đội SXSH đã đánh giá hiện trạng các quá trình sản xuất của công ty và thống nhất lựa chọn dây chuyền sản xuất tôm thịt, một trong số những mặt hàng sản xuất chính của công ty, làm trọng tâm đánh giá SXSH. Vì vậy, phần mô tả dây chuyền sản xuất sẽ tập trung vào quá trình sản xuất loại này. Dưới đây là sơ đồ sản xuất tôm thịt: Sơ đồ qui trình công nghệ (hình 3.2) Thuyết minh chi tiết sơ đồ quy trình công nghệ - Tôm nguyên liệu được thu mua từ các vùng nuôi hoặc đại lý được bảo quản bằng nước đá khô trong các thùng cách nhiệt hoặc trong các khay nhựa có lỗ thoát nước, được vận chuyển bằng xe đến công ty. - Tiếp nhận nguyên liệu: Tại khu vực tiếp nhận, có nhân viên kiểm soát chất lượng kết hợp cùng với nhân viên thu mua kiểm tra tình trạng vệ sinh dụng cụ, kiểm tra hồ sơ đại lý, tờ khai xuất xứ thủy sản, giấy cam kết không sử dụng hóa chất để bảo đảm nguồn nguyên liệu, nhiệt độ bảo quản, đánh giá độ tươi và chất lượng của từng lô nguyên liệu nếu đạt yêu cầu thì tiếp tục đưa vào để sản xuất, nếu không đạt thì trả lại cho đại lý. Nhiệt độ bảo quản phải đảm bảo £ 40C. Tuy nhiên, tại công đoạn này tôm sau khi đã kiểm tra thì được phun qua nước chứa hóa chất khử trùng sau đó được đưa vào công đoạn rửa 1. - Rửa 1: Nguyên liệu được rửa theo từng mẻ, mỗi mẻ từ 15-20kg và rửa sạch ở nhiệt độ 60C. Nước rửa ở đây là nước lạnh, quá trình rửa thì được rửa qua hai lần. Lần một là nước rửa có chứa hóa chất khử trùng (hóa chất và nồng độ ở đây thì tùy vào yêu cầu của khách hàng, nhưng loại hóa chất thường dùng là chlorine). Lần hai thì rửa qua bằng nước sạch. Mục đích rửa là loại bỏ tạp chất, rong rêu và một phần vi sinh vật bám trên nguyên liệu. - Bảo quản: Sau khi tôm được rửa xong nếu chưa kịp sơ chế thì chúng ta đem đi bảo quản. - Sơ chế: Tôm được tách đầu, bóc vỏ dưới vòi nước chảy, bóc vỏ chừa đốt đuôi, rút tim bán thành phẩm sau khi sơ chế xong phải được bảo quản với tỷ lệ đá/bán thành phẩm 1:1 nhiệt độ bảo quản phải £ 50C. Đây là công đoạn sinh nhiều chất thải rắn nhất. - Rửa 2: Tôm được rửa lần 2 cũng theo mẻ và nhiệt độ nước rửa 60C. - Phân cỡ: Sau khi rửa lần 2 sẽ qua công đoạn phân cỡ. Phân cỡ theo dây chuyền mỗi công nhân thường bắt từ 2 – 3 size. Tay thuận nhặt các size khác nhau cho vào các rổ trên bàn, tay còn lại dàn tôm. Quá trình phân cỡ được thực hiện trên bàn inox và tôm được phủ bởi lớp đá vẩy. Theo yêu cầu của khách hàng cần phân cỡ chính xác. Mục đích: + Tạo sự đồng đều trong sản phẩm. + Tạo sự công bằng trong phân phối và tiêu thụ. + Nếu phân loại, cỡ thấp hơn các chỉ tiêu quy định thì sẽ làm giảm uy tín của nhà máy. Nếu phân cỡ loại cao hơn mức quy định sẽ gây thiệt hại cho nhà máy. - Rửa 3: Phân cỡ xong tôm tiếp tục được rửa thêm một lần nữa theo mẻ từ 3-5kg rồi Tôm được đựng trong các rổ nhựa và được rửa qua 2 lần. Ở lần thứ nhất có chứa hóa chất khử trùng, lần thứ 2 là nước sạch. Nhiệt độ nước rửa 60C. Sau đó chuyển qua công đoạn cân và xếp khuôn. - Sau khi đã xếp vào khuôn, tôm sẽ qua công đoạn chờ đông ở nhiệt độ từ -100C đến -400C. - Cấp đông: Sản phẩm được cấp đông bằng hệ thống cấp đông IQF 250kg/h băng tải tự động, tùy theo từng loại kích cỡ (size) mà điều chỉnh thời gian sao cho phù hợp (trong trường hợp này thì cấp đông trong khoảng 2h), khi nhiệt độ tủ xuống -400C¸-450C thì mới bắt đầu cho sản phẩm đi vào. Sản phẩm sau khi cấp đông xong thì nhiệt độ trung tâm sản phẩm phải đạt -180C. - Sau quá trình rã đông, tôm sẽ được phun nước cho quá trình mạ băng. Mục đích của mạ băng là: + Làm đẹp sản phẩm. + Hạn chế sự xâm nhập của oxi không khí, hạn chế sự oxi hóa sản phẩm. - Tiếp theo, tôm được chuyển qua công đoạn bao gói sản phẩm bằng bao PE hàn kiếm. Mục đích là: + Sản phẩm được bao gói để cách ẩm, cách khí để hạn chế sự oxi hóa, sự thăng hoa nước đá. + Hạn chế sự dao động nhiệt khi bảo quản. - Sau đó, sẽ là công đoạn dò kim loại nhằm phát hiện các mảnh Fe có kích thước ≥1,5mm, hoặc Sus ≥ 2,5mm. Cuối cùng, tôm sẽ được đóng thùng với số lượng 6 túi PE/thùng carton và chuyển vào bảo quản ở kho lạnh -180C chờ xuất. Trên thùng và hộp có đánh dấu size, ngày sản xuất, hạn sử dụng, tên địa chỉ công ty, khối lượng tịnh, nhiệt độ bảo quản và các kí mã hiệu cần thiết khác. Ngoài sản phẩm tôm bỏ đầu, công ty cũng sản xuất mực đông lạnh và cá đông lạnh. Tuy nhiên, do lượng sản phẩm không nhiều và theo mùa vụ nên quá trình sản xuất không mô tả ở đây. Hình 3.2. Sơ đồ qui trình công nghệ chế biến tôm thịt Rửa 1 Nguyên liệu Tiếp nhận Bảo quản Rà kim loại Đóng hàng, bảo quản Tiêu thụ Bao gói Rửa 2 Phân cỡ Rửa 3 Chờ đông Xếp khuôn Cấp đông Sơ chế Rã đông Mạ băng 3.1.6. Tình hình sản xuất của công ty [1,5,8] Nguyên liệu Hóa chất Phụ gia Nước Năng lượng ….. QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT Nước thải Chất thải rắn Sản phẩm Khí thải Hình 3.3. Sơ đồ tóm tắt quá trình sản xuất của công ty Quá trình sản xuất được thể hiện theo sơ đồ sau 3.1.6.1. Sản xuất thực tế Công ty Chế biến thủy sản Thọ Quang nằm trong KCN thủy sản Thọ Quang thành phố Đà Nẵng chuyên chế biến các mặt hàng thủy sản xuất khẩu như: Tôm, cá, mực và một số loại hải sản khác, trong đó, tôm và cá là mặt hàng chủ lực của công ty. Công ty đã trang bị các hệ thống thiết bị và dây chuyền sản xuất khá hoàn chỉnh. Năng lực sản xuất hàng năm của công ty có thể đạt hơn 2.465 tấn cá thành phẩm. Bảng 3.1. Sản lượng sản xuất thực tế TT Sản phẩm Đơn vị Năm 11 tháng đầu năm 2007 2008 2009 2010 1 Tôm kg 1.189.121 1.459.311 2.111.450 1.923.085,81 2 Cá kg 277.409 193.267 225.042 94.039,60 3 Mực kg 175.234 258.802 69.570 12.194 Tổng 1.641.764 1.911.380 2.406.062 2.029.319,41 Sản lượng sản xuất mỗi năm của công ty có sự tăng giảm rõ rệt. Đây là đặc thù của ngành chế biến hải sản vốn phụ thuộc vào mùa vụ khai thác hải sản trên biển. 3.1.6.2. Môi trường sản xuất Trong điều kiện làm việc bình thường, các sản phẩm thực phẩm đòi hỏi sự đảm bảo về điều kiện chất lượng vệ sinh. Do đó, công ty đã thực hiện tốt các vấn đề bố trí sản xuất và môi trường làm việc. Hiện nay, các nguồn chất thải chủ yếu của công ty như sau: - Chất thải rắn: Bao gồm các phế phẩm và phụ phẩm trong quá trình gia công, các chất thải này được thu gom và bán ra bên ngoài làm thức ăn cho gia súc và thuỷ sinh. - Chất thải lỏng: Chủ yếu là nước thải từ quá trình vệ sinh sản phẩm và vệ sinh nhà xưởng. Chất thải lỏng được thu gom và chuyển đến hệ thống xử lý nước thải trước khi được thải ra hệ thống thoát nước chung của khu công nghiệp. 3.1.7. Hiện trạng môi trường công ty trước khi áp dụng SXSH [1,8] 3.1.7.1. Tình trạng tuân thủ pháp luật về môi trường của công ty Nhằm tuân thủ việc bảo vệ môi trường trong sản xuất, ngay từ khi chuyển về hoạt động tại khu công nghiệp Thọ Quang công ty đã thực hiện lập báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và đã được Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đà Nẵng tham mưu cho thành phố cấp quyết định phê chuẩn báo cáo ĐTM. Tiếp đó, Công ty đã xây dựng hệ thống XLNT với công suất 300m3/ngày đêm phục vụ xử lý lượng nước thải của công ty nhằm bảo vệ môi trường khu vực Âu Thuyền Thọ Quang. Đến năm 2008, Công ty đã thực hiện lập báo cáo ĐTM bổ sung cho phân xưởng chế biến số 3 và kho bảo quản lạnh 800 tấn, đồng thời hệ thống XLNT thứ hai với công suất 400m3/ngày đêm cũng được xây dựng năm 2009 để đáp ứng nhu cầu sản xuất. Từ năm 2000 đến nay, Công ty luôn thực hiện công tác giám sát môi trường định kỳ và lập báo cáo giám sát gửi về Sở Tài Nguyên và Môi Trường Đà Nẵng. 3.1.7.2. Dòng thải Môi trường không khí Nguồn gốc phát sinh: - Mùi hôi tanh của nguyên liệu tươi, sân tập kết nguyên liệu. - Mùi hôi do quá trình phân hủy chất thải rắn, nước thải sinh ra các loại khí như: Chlorine khử trùng, NH3, H2S, mercaptan, axit hữu cơ,... - Hoạt động của các phương tiện giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm sẽ tạo ra bụi và khí thải có chứa NOx, CO, SO2, THC. - Tiếng ồn sinh ra từ máy nén của hệ thống lạnh và nhiệt thải từ hệ thống lạnh (nhiệt lạnh). - Khí thải từ lò hơi ở công đoạn luộc (hấp). Nhiên liệu dùng cho lò hơi là dầu DO. Bảng 3.2. Chất lượng môi trường không khí tại công ty TT Tên chỉ tiêu ĐV tính Kết quả TCVN K1 K2 1 Nhiệt độ 0C 18 18,5 - 2 Độ ẩm % 91 87 - 3 Tốc độ gió m/s 1-3 1-2 - 4 Độ ồn dBA 52-60 48-55 60(2) 5 Bụi tổng mg/m3 0,5 0,2 0,3(1) 6 NOx mg/m3 0,04 0,02 0,2(1) 7 SOx mg/m3 0,005 0,003 0,35(1) 8 CO mg/m3 8 3 30(1) 9 H2S mg/m3 0,004 0,002 0,042(3) 10 NH3 mg/m3 0,003 0,002 0,2(3) Ghi chú: K1: Mẫu lấy tại khu vực công ty. K2: Mẫu lấy cuối hướng gió, cách khu vực công ty khoảng 500m. Đặc điểm thời tiết: Trời mát, nhiều mây. Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đà Nẵng. (1): QCVN 05-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng môi trường không khí xung quanh (tính trung bình 1 giờ). (2): TCVN 5949-1998: Âm học-Tiếng ồn khu vực công cộng và dân cư-Mức ồn tối đa cho phép. (3): QCVN 06-2009/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các chất độc hại trong không khí xung quanh. Nhận xét: Qua kết quả phân tích ở bảng 3.2 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu đo đạc, phân tích đều thoả mãn các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành. Môi trường nước Nguồn gốc phát sinh ô nhiễm môi trường nước: - Nước thải sản xuất sinh ra từ quá trình chế biến các loại cá, tôm, mực với hàm lượng các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng, vi sinh vật và các chất màu cao. - Nước thải sinh hoạt có chứa các chất cặn bã, các chất lơ lửng, các hợp chất hữu cơ, các chất dinh dưỡng N, P và các vi sinh vật. - Nước mưa chảy tràn qua khu vực sân phơi của công ty sẽ cuốn theo các chất bẩn gây ô nhiễm nguồn nước tiếp nhận. - Nước từ quá trình làm mát giàn ngưng của các thiết bị làm lạnh, cấp đông (nước thải này được tuần hoàn tái sử dụng). Nguồn tiếp nhận nước thải của công ty là khu vực Âu Thuyền Thọ Quang (Sông Hàn). Bảng 3.3. Chất lượng môi trường nước tại công ty TT Tên chỉ tiêu Đơn vị tính M QCVN 08:2008 NT QCVN 11:2008 1 pH - 7,6 5,5-9 6,9 5,5-9 2 Độ đục mg/l 4,65 - 25,1 - 3 TSS mg/l 27 50 97 100 4 BOD5 mg/l 10 15 157 50 5 COD mg/l 18 30 202 80 6 Coliforms MNP/100ml 4.300 7.500 2.900 5.000 7 Nitơ tổng mg/l 2,3 - 26 60 8 NO3- mg/l 4,9 10 34 - 9 Dầu mỡ mg/l 21,04 0,1 23,5 20 Ghi chú: M: Mẫu nước Âu Thuyền Thọ Quang. NT: Mẫu nước lấy tại đầu ra của hệ thống xử lý nước thải của công ty. Đặc điểm thời tiết: Trời mát, nhiều mây. Cơ quan lấy mẫu và phân tích: Trung tâm Kỹ thuật Môi trường Đà Nẵng. Nhận xét: Qua kết quả phân tích trên cho thấy, chất lượng môi trường nước thải sau xử lý của công ty vẫn chưa đạt yêu cầu của QCVN 11:2008 về nước thải ngành chế biến thủy sản. Các chỉ tiêu BOD, COD vẫn còn vượt quy chuẩn quy định, điều này cho thấy hệ thống xử lý nước thải của công ty vẫn chưa đi vào hoạt động ổn định. Chất thải rắn Nguồn phát sinh: - Chất thải rắn sinh ra trong quá trình chế biến hải sản bao gồm: Đầu xương cá, vảy, nội tạng cá, nang mực, đầu tôm, vỏ tôm,… - Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV làm việc tại công ty chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, bao bì ni lông, giấy vụn,... Lượng chất thải rắn có thể tái sử dụng được vào khoảng 8,2 tấn/ngày. Loại chất thải rắn này được chứa trong các thùng có nắp đậy và cuối ngày được chuyển đến các cơ sở chế biến thức ăn gia súc. Lượng chất thải rắn còn lại như vảy cá, nội tạng, nang mực,… khoảng 0,9 tấn/ngày được Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Đà Nẵng xử lý hàng ngày. Lượng chất thải rắn sinh hoạt như: Bao bì nylon, các hợp chất hữu cơ,… ước tính vào khoảng 140kg/ngày cũng được Công ty MTĐT xử lý. 3.1.8. Đánh giá chung Qua tìm hiểu về tình hình sản xuất cũng như hiện trạng môi trường công ty trước khi áp dụng SXSH chúng tôi nhận thấy rằng: - Lượng chất thải rắn được sinh ra trong quá trình chế biến bao gồm: Đầu xương cá, vảy, nội tạng cá, đầu tôm, vỏ tôm,… - Chất thải rắn sinh hoạt của CBCNV làm việc tại công ty chứa các hợp chất hữu cơ dễ phân hủy, bao bì ni lông, giấy vụn,... Ngoài ra lượng nước thải rất lớn do: Quá trình sản xuất, vệ sinh thiết bị, phân xưởng, hoạt động sinh hoạt của công nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó cũng thất thoát một lượng lớn năng lượng tại một số thiết bị sản xuất. Vì vậy mà mỗi năm công ty phải mất khá nhiều chi phí để xử lý lượng rác thải sinh ra. Do đó để giải quyết tốt vấn đề này nhóm SXSH mới tiến hành tìm hiểu để áp dụng SXSH cho công ty. 3.1.9. Các giải pháp thực hiện SXSH cho công ty Dựa vào những đánh giá ở trên chúng tôi đưa ra một số giải pháp có thể thực hiện SXSH cho công ty bằng cách như sau: - Quản lý nội vi. - Thay đổi công nghệ. - Bổ sung thiết bị. - Tối ưu hóa quá trình sản xuất. - Thu hồi và tái sử dụng tại chỗ. 3.2. Lập kế hoạch và đánh giá SXSH 3.2.1. Thành lập đội SXSH Đánh giá sản xuất sạch hơn này được thực hiện trong khuôn khổ "Hợp phần Sản xuất sạch hơn trong công nghiệp" của Bộ Công Thương, thuộc chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam Đan Mạch về Môi trường do Cơ quan hợp tác phát triển Quốc tế của Đa Mạch (DANIDA) tài trợ. Trong quá trình thực hiện dự án, Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng thường xuyên kiểm tra và giám sát tiến độ và chất lượng thực hiện. Đội Sản xuất sạch hơn (SXSH) được thành lập dựa trên quyết định của công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang với thành phần là đại diện của các phòng ban, có đại diện của ban lãnh đạo công ty làm đội trưởng ty với sự hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo của Trung tâm Sản xuất Sạch Việt Nam (TTSXSVN). Nhiệm vụ của đội là thu thập các số liệu, cùng với chuyên gia phân tích các nguyên nhân và đưa ra các giải pháp thực hiện. Sau khi dự án kết thúc đội SXSH vẫn được duy trì nhằm liên tục thực hiện SXSH và các thành viên này cũng sẽ là thành viên của Ban Quản lý dự án trong trường hợp các giải pháp có hỗ trợ tài chính từ CPI [8]. Bảng 3.4. Danh sách nhóm SXSH tại công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang STT Tên Chức vụ Vai trò trong đội 1 Nguyễn Minh Chánh Phó giám đốc Đội trưởng 2 Nguyễn Hải Triều Quản đốc cơ điện Đội phó 3 Phan Đình Sơn Trưởng phòng NSHC Đội viên 4 Phan Thị Yến Tuyết Tổ trưởng KT qui trình Đội viên Mục đích là mang lại cho các doanh nghiệp công nghiệp thông tin về các cơ hội tiến hành cải thiện ngay, ví dụ như: ứng dụng SXSH cho doanh nghiệp, tiềm năng áp dụng SXSH là khả năng giảm chi phí sản xuất thông qua chương trình SXSH, cách thức khởi động và thực hiện SXSH tại doanh nghiệp. Bên cạnh đó, giúp cho các doanh nghiệp ước tính được lợi ích thông qua áp dụng SXSH trước khi đưa ra quyết định đánh giá chi tiết. Thông qua đánh giá nhanh, doanh nghiệp sẽ có ý tưởng sơ bộ về cách thức áp dụng tiếp cận này và tiềm năng của SXSH. 3.2.2. Những thông tin cơ bản về phân xưởng chế biến số 3 [1] Phân xưởng chế biến số 3 được lắp thiết bị điều hòa trung tâm, các thiết bị cấp đông hiện đại, có thời gian cấp đông nhanh. Nước dùng để chế biến là nước thủy cục được làm lạnh tuỳ theo công đoạn, nước đá dùng trong chế biến là đá vảy được sản xuất tại chỗ để đảm bảo an toàn và tránh nhiễm bẩn. Phân xưởng chế biến số 3 có diện tích là 2.566m2 sản phẩm với các loại mặt hàng tôm, mực và cá đông lạnh theo tỉ lệ 3,2:0,4:0,4 tấn sản phẩm/ngày. 3.2.2.1. Mô tả chung thiết bị phụ trợ chính - Nồi hơi: Hiện nay công ty có sử dụng một lò hơi với công suất 500kg hơi/h. Nhiên liệu sử dụng là dầu DO, thời gian đốt lò khoảng từ 6-8h/ngày, khoảng 15-20 ngày/tháng. Lượng nhiên liệu tiêu thụ lò hơi là 35-40 lít/h. - Máy phát điện: Sử dụng dầu DO, lượng tiêu thụ 40 lít/h. - Ngoài ra, các thiết bị sử dụng năng lượng của công ty được trình bày ở bảng dưới đây. Bảng 3.5. Danh mục các thiết bị tại công ty TT Tên thiết bị Công suất Số lượng Công dụng Thời gian sử dụng trong ngày 1 Máy nén tủ gió 40 HP 2 Cấp đông 16 2 Hầm đông 100 HP 1 Cấp đông 11 3 Máy đá vảy 100 HP 1 Đá vảy 15 4 Kho lạnh nguyên liệu 15 HP 1 Bảo quản 16 5 Kho chờ đông 15 HP 1 Bảo quản 16 6 Kho lạnh 1 10 HP 1 Bảo quản 24 7 Kho lạnh 2 10 HP 1 Bảo quản 24 8 Kho lạnh 3 15 HP 2 Bảo quản 24 9 Máy nén điều hòa 60 HP 1 Làm mát xưởng 10 10 Bơm nước giải nhiệt 2 4 Giải nhiệt 24 11 Quạt tháp giải nhiệt 1 2 Giải nhiệt 24 12 Đèn HQ 1,2m 50 W 259 Chiếu sáng 10,5 3.2.2.2. Mô tả chung thiết bị kiểm soát ô nhiễm [1] Hiện nay, công ty đã xây dựng 2 hệ thống xử lý nước thải. Dây chuyền thứ nhất được xây dựng khoảng năm 2002 với công suất 300m3/ngày đêm. Do nhu cầu mở rộng sản xuất, công ty đã đầu tư thêm phân xưởng sản xuất số 3 (chế biến mặt hàng thủy sản cao cấp) và kho bảo quản lạnh 800 tấn nên công ty đã xây dựng thêm hệ thống xử lý nước thải thứ hai với công suất 400m3/ngày. Sau đây là sơ đồ tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong nhà máy. Nước thải sinh hoạt Song chắn rác Nước mưa Bể tự hoại ba ngăn Nước thải sản xuất Nước thải từ khâu sơ chế nguyên liệu Nguồn tiếp nhận Hệ thống xử lý nước thải Nước thải từ hệ thống xử lý khí thải lò sấy Hình 3.4. Sơ đồ tổng thể hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trong nhà máy Dưới đây là sơ đồ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học trong điều kiện kỵ khí có lớp bùn kỵ khí dòng hướng lên (UASB - Upflow Anaerobic Sludge Blanket) kết hợp với xử lý sinh học hiếu khí cưỡng bức (sục khí). Phương pháp này có các ưu nhược điểm sau: * Ưu điểm + Chiếm diện tích mặt bằng nhỏ (Dự kiến 250m2), chi phí đầu tư thấp (Tổng chi phí đầu tư dự kiến 2 tỷ VNĐ). + Chi phí vận hành thấp, vận hành đơn giản. * Nhược điểm Yêu cầu nghiêm ngặt về kiểm soát quy trình, vận hành. Hình 3.5. Sơ đồ quy trình xử lý nước thải sản xuất Vớt dầu mỡ Rác Bể thu gom Song chắn rác thải Nước thải Bùn ra Chlorine Máy nén khí Bể bùn Bùn tuần hoàn Nước tách ra từ bùn Thải ra môi trường Bể khử trùng Bể lắng đứng Bể aeroten sục khí kéo dài Bể điều hòa làm thoáng sơ bộ Bơm bùn Nguyên lý hoạt động của hệ thống Hệ thống xử lý với qui mô công suất 400m3/ngày. Nước thải từ các phân xưởng sản xuất được thu gom về mương dẫn, qua các hố ga để lắng, lọc sơ bộ cặn rắn. Nước thải tiếp tục được dẫn đến hố thu tổng (được xây kín để hạn chế mùi hôi) có đặt song chắn rác thô ở phía trước nhằm tách rác thô có kích thước lớn hơn 5mm như: Giấy, gỗ, nylông, các bộ phận thừa của hải sản,.... Rác thô tại song chắn rác sẽ được công nhân vận hành hàng ngày thu gom tập trung lại và đổ vào nơi quy định. Nước thải từ hố thu sẽ tự chảy vào bể điều hòa làm thoáng sơ bộ. Tại đây, nhờ quá trình khuấy trộn bằng khí cấp liên tục từ máy thổi khí, nước thải được điều hoà về lưu lượng và thành phần các chất ô nhiễm. Đồng thời, do được cấp oxy liên tục và vừa đủ đã thúc đẩy và tăng cường khả năng lên men hiếu khí ban đầu, đồng thời khống chế quá trình lên men yếm khí, do đó tránh được mùi hôi thối và giảm hàm lượng COD, BOD trong nước thải. Mặt khác, tại bể điều hòa nhờ cơ chế tách bằng tỷ trọng và tuyển nổi sơ bộ bằng bọt khí, một lượng dầu mỡ cũng được tách ra khỏi nước thải và nổi lên trên bề mặt, lượng dầu mỡ này được định kỳ thu gom bằng tay (dùng vợt hớt). Hình 3.6. Hệ thống xử lý nước thải của công ty Để đảm bảo ổn định về lưu lượng và chất lượng cho các công đoạn xử lý tiếp theo tại bể aeroten,.... tính toán thiết kế thể tích bể điều hòa lưu lượng nước thải lớn nhất. Sau khi qua bể điều hòa thành phần COD, BOD giảm đáng kể, hàm lượng BOD5 giảm từ 10 – 150/0. Nước thải từ bể điều hòa được bơm sang bể Aeroten làm thoáng kéo dài bằng hệ thống bơm chìm. Tại bể làm thoáng diễn ra quá trình sinh học hiếu khí được duy trì nhờ không khí cấp từ hệ thống phân phối khí. Tại đây, quá trình oxy hoá được xảy ra nhờ bùn hoạt tính lơ lửng. Bùn hoạt tính là tập hợp các vi sinh vật sinh trưởng và phát triển trong nước thải, các vi sinh vật này có khả năng hấp thụ lên bề mặt của mình và oxy hoá các chất hữu cơ trong nước thải với sự có mặt của oxy, để lấy năng lượng cho hoạt động sống, đồng thời tổng hợp các chất cần thiết cho quá trình phân chia tế bào. Quá trình này cần một lượng lớn phốtpho và nitơ và một lượng nhỏ các nguyên tố khoáng như: Ca, Mg, Mn... Kết quả của quá trình các chất hữu cơ còn lại trong nước thải sẽ được phân huỷ thành các chất vô vơ ở dạng đơn giản như: CO2, H2O. Để vi sinh vật hoạt động và phát triển, đạt hiệu quả xử lý cao thì lượng oxy hòa tan trong nước ở bể aeroten phải đạt từ 2 – 4 mg/l. Tùy thuộc vào nhiệt độ của môi trường, nhiệt độ của nước thải trong bể mà độ hòa tan của oxy trong nước có khác nhau. Cho nên trong quá trình vận hành phải thường xuyên kiểm tra bằng thiết bị đo DO để điều chỉnh và vận hành hệ thống cung cấp khí cho phù hợp và hiệu quả. Nồng độ bùn hoạt tính lơ lửng trong bể phải đạt từ 3.000 – 4.000 mg/l. Nếu quá thấp sẽ giảm khả năng xử lý của bể, ngược lại nếu quá lớn sẽ gây khó cho giai đoạn lắng tiếp theo. Ngoài ra, độ pH phải nằm trong khoảng từ 6,6 – 7,6 và tỷ lệ các chất dinh dưỡng BOD5:N:P trong khoảng 100:5:1. Để đảm bảo các điều kiện này trong hệ thống này được trang bị thêm thiết bị cung cấp hóa chất để điều chỉnh pH và bổ sung chất dinh dưỡng khi cần thiết trong quá trình vận hành. Hiệu suất

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu áp dụng sản xuất sạch hơn tại Công ty Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Thọ Quang, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Tp Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan