Đề tài Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da

 

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN 2

1.1. Đại cương về vi nhũ tương 2

1.1.1. Định nghĩa về vi nhũ tương 2

1.1.2. Ưu nhược điểm của vi nhũ tương 2

1.1.3. Sự khác nhau giữa nhũ tương và vi nhũ tương. 3

1.1.4. Thành phần của vi nhũ tương 4

1.1.5. Phương pháp bào chế vi nhũ tương 4

1.1.6. Giản đồ pha 5

1.1.7. Các yếu tố ảnh hưởng tới vi nhũ tương 6

1.1.7.1. Chất diện hoạt 7

1.1.7.2. Chất đồng diện hoạt 8

1.1.7.3. Pha dầu 9

1.1.7.4. Loại vi nhũ tương 9

1.1.8. Một số đặc tính của vi nhũ tương và chỉ tiêu đánh giá 10

1.2. Đại cương về natri diclofenac 11

1.2.1. Công thức - tên khoa học 11

1.2.2. Tính chất 11

1.2.3. Định tính, định lượng 11

1.2.2.1. Định tính 11

1.2.2.2. Định lượng 12

1.2.4. Độ ổn định 12

1.2.5. Hệ số phân bố 12

1.2.6. Dược động học 13

1.2.6.1. Hấp thu 13

1.2.6.2. Phân bố - chuyển hoá 13

1.2.6.3. Thải trừ 13

1.2.7. Tác dụng 13

1.2.8. Chỉ định 14

1.2.9. Tác dụng phụ 14

1.2.10. Chống chỉ định 14

1.2.11. Thận trọng lúc dùng 14

1.2.12. Liều lượng và cách dùng 15

1.3. Một số nghiên cứu về dạng bào chế vi nhũ tương dùng qua da 15

1.3.1 Các nghiên cứu về diclofenac và các chất chống viêm phi steroid 15

1.3.1.1. Diclofeac 15

1.3.1.2. Các chất chống viêm phi steroid khác 18

1.3.2. Các nghiên cứu về những thuốc khác 20

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22

2.1. Đối tượng nghiên cứu 22

2.1.1 Đối tượng 22

2.1.2. Nguyên liệu 22

2.1.3. Phương tiện nghiên cứu 22

2.2. Nội dung nghiên cứu 23

2.3. Phương pháp nghiên cứu 24

2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm 24

2.3.2. Phương pháp bào chế vi nhũ tương 24

2.3.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của vi nhũ tương 24

2.3.3.1. Độ bền pha 24

2.3.3.2. Độ nhớt 24

2.3.3.3. Chỉ số khúc xạ ánh sáng 24

2.3.3.4. Xác định tỷ trọng 25

2.3.3.5. Phương pháp thử nghiệm giải phóng dược chất qua màng 25

2.3.3.6. Phương pháp định lượng natri diclofenac trong vi nhũ tương 26

2.3.4. Tối ưu hóa công thức 27

2.3.5. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng 27

2.3.6. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định 28

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 29

3.1. Kết quả nghiên cứu 29

3.1.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dược chất 29

3.1.2. Thiết kế thí nghiệm và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng hoạt chất. 30

3.1.2.1.Thiết kế thí nghiệm 30

3.1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của dược chất qua màng 35

3.1.3. Tối ưu hóa công thức 38

3.1.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu vật lý của công thức tối ưu 39

3.1.3.2. Đánh giá khả năng giải phóng qua màng của mẫu tối ưu 40

3.1.3.3. Định lượng dược chất natri diclofenac trong mẫu tối ưu 41

3.1.4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho vi nhũ tương natri diclofenac 41

3.1.4.1. Các chỉ tiêu vật lí 41

3.1.4.2. Định lượng 42

3.1.5. Bước đầu nghiên cứu độ ổn định của VNT NaDC 45

3.1.5.1. Đánh giá các chỉ tiêu vật lý 46

3.1.5.2. Đánh giá khả năng giải phóng qua màng 50

3.1.5.3 Định lượng 51

3.2 Bàn luận 53

3.2.1. Vi nhũ tương natri diclofenac và các thành phần cơ bản có trong công thức 53

3.2.2. Nghiên cứu khả năng giải phóng natri diclofenac in vitro qua màng cellulose acetat. 55

3.2.3. Lựa chọn công thức tối ưu 57

3.2.4. Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng 57

3.2.5. Bước đầu nghiên cứu độ ổn định 58

CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 59

4.1. Kết luận 59

4.2. Đề xuất 60

 

 

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5847 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
quả cho thấy dạng gel giải phóng dược chất cao hơn so với dạng cream (17 mg.cm-2.h-1 so với 2 mg.cm-2.h-1). Katrin Kriwet, Christel C. Miiller, Goymann của trường đại học Brauaschweig (Đức) nghiên cứu khả năng giải phóng của diclofenac qua da người đã loại bỏ lớp sừng, kết quả cho thấy [23]: Việc sử dụng da người làm màng thử hấp thu có độ chính xác cao hơn so với các loại khác. Khả năng giải phóng dược chất phụ thuộc vào cấu trúc dạng keo của dược chất, với chế phẩm có tỷ lệ keo cao thì lượng dược chất giải phóng thấp hơn so với dạng có tỷ lệ keo thấp (chế phẩm có độ nhớt thấp giải phóng cao hơn so với chế phẩm có độ nhớt cao). Pieter van der Bijl, Ianda Viljoen và Cs trường đại học Stellenbosch (Nam Phi) nghiên cứu sự hấp thu của diclofenac và piroxicam dạng gel và dạng dung dịch qua da [9] kết quả cho thấy: Đối với diclofenac, dạng dung dịch có khả năng giải phóng cao hơn dạng gel, dung dịch có nồng độ cao hơn thì giải phóng cao hơn, lượng dược chất tích luỹ cũng cao hơn. Với piroxicam cũng tương tự nhưng lượng dược chất tích luỹ giữa hai nồng độ dung dịch 5% và 10% là giống nhau. Những nghiên cứu trên cho thấy diclofenac có thể áp dụng vào dạng bào chế vi nhũ tương, đồng thời với dạng bào chế vi nhũ tương, sự giải phóng diclofenac có thể được cải thiện hơn so với các dạng bào chế dùng qua da khác. 1.3.1.2. Các chất chống viêm phi steroid khác Để nghiên cứu khả năng cải thiện độ tan, độ ổn định và sinh khả dụng của các chất sơ nước, Indranil Nandi và Cs đã thử kết hợp vi nhũ tương và cyclodextrin (CDs) để cải thiện độ tan của indomethacin và progesteron. Tác giả tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của các alkanol (methanol, ethanol, isopropanol, isobutanol, isopentanol) và hai cyclodextrin là Trappsol (beta -hydroxypropyl CD) và Captisol (sulfobutyl ether 4 beta - CD) tới VNT chứa IPM, sau đó 3 công thức VNT được chọn để thử hòa tan của indomethacin và progesteron, so sánh độ tan của hai chất trong dung dịch nước chứa Captisol và Trappsol. Tác giả nhận thấy VNT chứa IPM, Tween 80, Span 20, isobutanol và nước có thể tăng độ tan của progesteron lên 3300 lần, của indomethacin lên 500 lần so với độ tan trong nước. Tuy nhiên việc thêm hai CDs vào VNT lại không những không tăng độ tan mà còn làm giảm độ tan của hai chất [31]. Với mục đích tìm ra công thức VNT ibuprofen dạng thân nước dùng ngoài da, H. Chen và Cs đã thử với các loại dầu khác nhau: isopropyl myristat (IPM), isopropyl palmitat (IPP), acid oleic (OA), ethyl oleat (EO). Các mẫu thử được thử giải phóng invitro qua màng da tai lợn, kết quả cho thấy pha dầu EO có khả năng hòa tan tốt và tăng hấp thu của ibuprofen trong hệ VNT gồm pha dầu, chất diện hoạt Tween 80, chất đồng diện hoạt propylen glycol (PG) và nước. Với pha dầu là EO, thay đổi tỷ lệ Tween 80/PG (1/1, 2/1,3/1), xây dựng giản đồ pha và thử giải phóng dược chất qua màng cho mức độ giải phóng cao gấp 5,7 - 30,0 lần so với dung dịch bão hòa. Công thức tối ưu thu được bao gồm: 3% ibuprofen, 6% EO, 30% Tween 80/PG (2/1) và nước cho mức độ giải phóng cao (38,06 mg.cm-2.h-1). Gôm xanthan được cho thêm vào VNT với tỷ lệ vừa đủ là 1,5% để tăng độ nhớt cho hệ, thích hợp dùng ngoài da [12]. VNT ketoprofen kiểu D/N cũng được bào chế thành công bởi Y.S.Rhee và Cs. Để tìm ra loại dầu thích hợp cho công thức VNT ketoprofen, các tác giả đã thử độ tan và hấp thu qua da chuột của ketoprofen với nhiều loại dầu khác nhau. Kết quả acid oleic là loại dầu được lựa chọn do mức độ thấm qua da tốt nhất. Khi xây dựng giản đồ pha các tác giả thay đổi tỷ lệ chất diện hoạt/chất đồng diện hoạt với các tỷ lệ khác nhau: 1/2, 1, 3, 5, 7. Vùng VNT lớn nhất khi tỷ lệ chất diện hoạt/chất đồng diện hoạt là 1/1. Từ giản đồ pha thu được, lại thay đổi lượng pha dầu (OA) là 3%, 6%, 12% và tỷ lệ hỗn hợp chất diện hoạt - đồng diện hoạt là 30%, 55% và 80%. Công thức tối ưu thu được gồm: 3% ketoprofen, 6% acid oleic, 30% Labrasol/Cremophor RH40 (1/1) và nước. Sau đó tác giả cho thêm vào công thức tối ưu 5% các terpen làm chất tăng hấp thu. Trong đó Limonen cho mức độ tăng thấm qua màng cao nhất, gấp 3 lần so với khi chưa có chất tăng hấp thu [34]. Park và Cs đã đưa ra một vi nhũ tương D/N mới chứa 0,5% piroxicam. Tác giả chế thử với nhiều loại dầu khác nhau và kết quả cho thấy acid oleic cho khả năng hòa tan và tăng tính thấm qua da của piroxicam tốt nhất. Công thức tối ưu cho mức độ thấm qua da cao nhất (47,14 mg.cm-2.h-1) là: 0,5% piroxicam, 10% acid oleic, 60% Labrasol/ethanol (1 : 5) và nước [20]. 1.3.2. Các nghiên cứu về những thuốc khác Hua và Cs nghiên cứu vi nhũ tương vinpocetin dùng qua da. Vinpocetin là chất có khả năng hòa tan kém vì vậy nó được chế dưới dạng vi nhũ tương để tăng khả năng hòa tan và hấp thu in vitro của thuốc. Pha dầu là acid oleic có khả năng hòa tan và hấp thu tốt qua da. Cremophor RH 40 là được chọn làm chất diện hoạt, Transcutol P là chất đồng diện hoạt. Công thức vi nhũ tương tối ưu thu được gồm có: 1% vipocetin, 4% acid oleic, 20% Cremophor RH40, 10% Transcutol P và 65% nước. Với công thức đó, độ tan của thuốc tăng gấp 2100 lần so với độ tan trong nước và mức độ hấp thu qua da chuột đạt 15,0 ± 2,5 mg.cm-2.h-1. Nghiên cứu về tính kích ứng cũng cho thấy công thức tối ưu là hệ phân phối qua da an toàn [20]. Estradiol là một hormon được sử dụng nhiều trong điều trị, tuy nhiên nó bị chuyển hóa qua gan lần đầu, dạng vi nhũ tương dùng ngoài da được nghiên cứu để khắc phục nhược điểm này. Một số dầu, chất diện hoạt, chất đồng diện hoạt được sử dụng để bào chế dạng vi nhũ tương, sau đó thử hấp thu in vitro qua da bụng người cho mức độ thấm cao gấp 200 - 700 lần so với đối chứng, độ tan của estradiol tăng 1500 lần [33]. Với mục đích đánh giá khả năng dự trữ thuốc trong pha nội của VNT, Elena Peira và Cs sử dụng tạo cặp ion giữa apomorphin và acid octanoic làm cho thuốc có tính thân dầu. Sau đó các tác giả bào chế hai vi nhũ tương N/D với nồng độ 3,9% apomorphin hydroclorid và thử hấp thu in vitro qua da chuột đã cạo lông. Kết quả thu được mức độ giải phóng thuốc từ hai vi nhũ tương tương ứng 100 mg.cm-2.h-1. và 88 mg.cm-2.h-1. VNT apomorphin sau đó được cho thêm chất chống oxy hóa và bảo quản tránh ánh sáng cho thấy mức độ ổn định, không bị phân hủy kéo dài trong thời gian trên 6 tháng [32]. Như vậy vi nhũ tương mặc dù là một dạng bào chế mới nhưng đã được áp dụng thử nghiệm trên nhiều dược chất khác nhau. Vi nhũ tương dùng qua da thể hiện tính ưu việt đối với dược chất có độ tan kém, dễ bị chuyển hóa qua gan lần đầu hay các thuốc có nhiều tác dụng không mong muốn trên đường tiêu hóa như nhóm thuốc chống viêm phi steroid. Việc nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac dùng qua da là một hướng đi đúng đắn, nhằm đem lại hiệu quả cao trong điều trị. CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1 Đối tượng Vi nhũ tương natri diclofenac 1% dùng ngoài da 2.1.2. Nguyên liệu Bảng 2.1. Nguyên liệu và hóa chất dùng cho nghiên cứu Nguyên liệu Nguồn gốc Tiêu chuẩn Natri diclofenac Trung Quốc USP 24 Tween 80 Singapore USP 24 Span 80 Singapore USP 24 Crodamol GTCC GT3907 Singapore Nhà sản xuất Isopropanol Trung Quốc Tinh khiết phân tích DMSO Bỉ USP 29 Natri hydroxyd Trung Quốc Tinh khiết phân tích Kali dihydrophosphat Trung Quốc Tinh khiết phân tích Natri dihydrophosphat Châu Âu Tinh khiết phân tích Methanol (HPLC) Merk – Đức HPLC Màng cellulose acetat 0,45 mm Đức Nhà sản xuất 2.1.3. Phương tiện nghiên cứu ­ Hệ thống đánh giá giải phóng thuốc qua màng: Hanson Research (Đức) ­ Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao Thermo Finnigan (Mĩ) ­ Nhớt kế BROOKFIELD (Mĩ) ­ Cân phân tích Sartorius BP 121S (Đức) ­ Máy đo pH InoLab pH 730 (Đức) ­ Máy ly tâm HERMLE Z 200A (Đức) ­ Máy lắc siêu âm Ultrasonic LC 60H (Đức) ­ Khúc xạ kế ABBE – Refractometer (Ba Lan) ­ Tủ vi khí hậu Climacell MMM group (Mĩ) Hình 2.4. Hệ thống giải phóng dược chất qua màng 2.2. Nội dung nghiên cứu P Xây dựng giản đồ pha và nghiên cứu bào chế vi nhũ tương natri diclofenac P Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trong công thức bào chế đến sự hình thành và giải phóng dược chất từ vi nhũ tương. P Tìm ra công thức có khả năng giải phóng dược chất tốt. P Bước đầu xây dựng tiêu chuẩn chất lượng và đánh giá độ ổn định của vi nhũ tương. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp thiết kế thí nghiệm Sau khi khảo sát giản đồ pha và tìm được các thành phần cơ bản tạo thành vi nhũ tương, sử dụng phần mềm MODDE 5.0 dựa trên nguyên tắc hợp tử tại tâm để thiết kế thí nghiệm [4], [6]. 2.3.2. Phương pháp bào chế vi nhũ tương Cân khối lượng của từng thành phần có trong các công thức đã được thiết kế. Phối hợp các thành phần của pha nước, của pha dầu và chất diện hoạt của mỗi pha, sau đó phối hợp hai pha nước - dầu với nhau, thêm chất đồng diện hoạt kết hợp với khuấy nhẹ. Đánh giá bằng cảm quan và sơ bộ xác định công thức nào có thể tạo được vi nhũ tương. 2.3.3. Phương pháp đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng của vi nhũ tương 2.3.3.1. Độ bền pha Độ bền pha là khả năng VNT giữ được trạng thái ổn định, không bị tách lớp trong một điều kiện xác định, sau một khoảng thời gian xác định. Ở điều kiện thường: Mẫu VNT được đựng trong lọ kín để tránh sự bay hơi dung môi hữu cơ, để trong điều kiện nhiệt độ phòng, sau một khoảng thời gian xác định quan sát sự tách pha của VNT có xảy ra hay không. Ở điều kiện lão hóa cấp tốc: Mẫu VNT được đem ly tâm bằng máy HERMLE trong thời gian 60 phút với tốc độ 3000 vòng/phút, sau đó quan sát sự tách pha có xảy ra hay không. 2.3.3.2. Độ nhớt Sử dụng nhớt kế Brookfield tiến hành đo độ nhớt với các thông số: Kim LV1 - code S61, tốc độ quay 60 vòng/phút, nhiệt độ đo 250C ± 20C. 2.3.3.3. Chỉ số khúc xạ ánh sáng Sử dụng khúc xạ kế ABBE - Refractometer để đo chỉ số khúc xạ của mẫu VNT ở điều kiện nhiệt độ 250C ± 20C. Các bước được tiến hành như sau: ­ Đo nước cất, chỉnh vi trường về giá trị của nước cất (1,333). ­ Cho VNT vào bộ phận đựng mẫu, chỉnh vi trường giống với nước cất, đọc kết quả độ khúc xạ của VNT. 2.3.3.4. Xác định tỷ trọng Cân khối lượng chính xác của 50 ml vi nhũ tương, tính khối lượng riêng theo công thức sau: D = D: Khối lượng riêng (g/ml) : Khối lượng trung bình của các lần cân(g) V: Thể tích (ml) 2.3.3.5. Phương pháp thử nghiệm giải phóng dược chất qua màng Tiến hành thử khả năng giải phóng dược chất qua màng các mẫu đã thiết kế để tìm ra công thức VNT natri diclofenac tối ưu. Phương tiện thực hiện là hệ thống đánh giá giải phóng dược chất qua màng Hanson reseach với các điều kiện sau: - Môi trường giải phóng : Dung dịch đệm phosphat pH 7,4 (USP 29) - Thể tích môi trường : 7 ml - Nhiệt độ : 32,00C ± 0,50C - Tốc độ khuấy : 400 vòng/phút - Lượng chế phẩm thử : » 0,33 g - Màng thử : Cellulose acetat - Thời gian thử : 4 giờ - Lượng mẫu hút : 0,5 ml Mẫu thử được lấy cách nhau 1 giờ, mỗi lần 0,5 ml và được đem chạy sắc ký (HPLC) để tính ra nồng độ dược chất trong mẫu thử, từ đó tính ra phần trăm natri diclofenac được giải phóng từ chế phẩm. Tham khảo chuyên luận natri diclofenac gel (BP 2005) chúng tôi tiến hành chạy HPLC với các điều kiện sau: - Pha động: Methanol : Đệm phosphat pH 2,5 với tỷ lệ 66 : 34 (tuy nhiên trong quá trình thực hiện chúng tôi đã điều chỉnh tỷ lệ MeOH : Đệm là 75 : 25 để giảm thời gian lưu của NaDC). - Cột sắc ký: Cột Lichrospher RP8, kích thước 250 mm x 4 mm, kích thước hạt nhồi cột 5 mm (Merck). - Tốc độ dòng: 1 ml/phút - Thể tích tiêm: 20 ml - Detector UV: 254 nm Cách tính kết quả: Công thức tính % dược chất giải phóng %NaDCgp = (Ct.V + v.).(%) Trong đó: %NaDCgp: Phần trăm NaDC được giải phóng (%) Ct : Nồng độ mẫu thử trong môi trường giải phóng tại thời điểm t (mg/ml) V : Thể tích môi trường giải phóng (ml) v : Thể tích mẫu hút (ml) m : Khối lượng VNT đem giải phóng (g) 2.3.3.6. Phương pháp định lượng natri diclofenac trong vi nhũ tương Định lượng natri diclofenac trong VNT bằng phương pháp HPLC, điều kiện sắc ký được trình bày trong mục 2.3.3.5. Chuẩn bị mẫu sắc ký như sau: ­ Mẫu chuẩn: Pha dung dịch mẫu chuẩn NaDC trong isopropanol với nồng độ 100mg/ml, lọc qua màng lọc 0,45mm. ­ Mẫu thử: Cân một lượng vi nhũ tương tương ứng với 5 mg natri diclofenac sau đó hòa tan bằng isopropanol trong bình định mức 50ml, lọc qua màng lọc 0,45mm. Công thức tính hàm lượng dược chất trong VNT: %NaDC = .100 (%) Trong đó: St : Diện tích pic của mẫu thử (mAU.phút) Sc : Diện tích pic của mẫu chuẩn (mAU.phút) mc : Khối lượng chất chuẩn (g) C : Hàm lượng chất chuẩn (%) m : Khối lượng VNT thử (g) 2.3.4. Tối ưu hóa công thức Căn cứ vào kết quả giải phóng qua màng sau các khoảng thời gian của các công thức đã được thiết kế, sử dụng phần mềm INFORM 3.2 để tối ưu hóa công thức, phần mềm này được thiết kế dựa trên nguyên tắc mạng neuron nhân tạo ANN (Artificial Neural Network) [4], [6]. Thông số cần tối ưu là phần trăm natri diclofenac giải phóng qua màng sau thời gian 1h, 2h, 3h, 4h. Từ đó đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố trong công thức bào chế đến sự hình thành và giải phóng dược chất từ vi nhũ tương. 2.3.5. Phương pháp xây dựng tiêu chuẩn chất lượng Căn cứ vào kết quả thực nghiệm để đề xuất một số tiêu chuẩn nhằm đánh giá các chỉ tiêu: + Độ bền pha + Tỷ trọng + Độ nhớt + Chỉ số khúc xạ + Đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng + Định lượng: Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng với các tiêu chuẩn: Độ tuyến tính Khảo sát sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ NaDC với diện tích pic Độ chính xác Độ chính xác của phương pháp được xác định bằng độ lệch chuẩn tương đối của 5 lần định lượng NaDC trong mẫu vi nhũ tương (RSD < 2%). Độ đúng Thêm vào mẫu định lượng một lượng chất chuẩn đã biết, áp dụng phương pháp định lượng để xác định phần trăm dược chất tìm lại được. 2.3.6. Phương pháp nghiên cứu độ ổn định Đánh giá độ ổn định bằng phương pháp lão hóa cấp tốc, thử nghiệm nhanh. ­ Đóng gói: Vi nhũ tương được đóng trong lọ thủy tinh, nút kín. ­ Bảo quản: Trong tủ vi khí hậu với nhiệt độ 40,00C ± 20C, độ ẩm 75,0% ± 5%. ­ Chỉ tiêu đánh giá: + Độ bền pha + Tỷ trọng + Độ nhớt + Chỉ số khúc xạ + Định lượng + Đánh giá khả năng giải phóng dược chất qua màng Phương pháp tiến hành cụ thể đã được mô tả trong phần 2.3.3.5. CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1. Kết quả nghiên cứu 3.1.1. Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan giữa diện tích pic và nồng độ dược chất Để khảo sát khoảng nồng độ tuyến tính của dung dịch natri diclofenac trên hệ thống sắc ký HPLC, tiến hành pha một loại dung dịch NaDC chuẩn trong pha động với các nồng độ tương ứng: 50 mg/ml, 100 mg/ml, 150 mg/ml, 200 mg/ml, 250 mg/ml, 300 mg/ml. Tiến hành chạy sắc ký theo phương pháp ghi trong mục 2.3.3.5. Bảng 3.2. Mối tương quan giữa nồng độ NaDC và diện tích pic Nồng độ (mg/ml) 50 100 150 200 250 300 Diện tích pic 4147383 8798481 13006572 17272693 21122861 24541979 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa diện tích pic và nồng độ NaDC Nhận xét: Kết quả cho thấy đồ thị có sự tương quan R2 = 0,9976 tức là có sự phụ thuộc tuyến tính giữa nồng độ NaDC với diện tích pic ở bước sóng 254 nm, trong khoảng nồng độ khảo sát. Vì vậy có thể sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để xác định nồng độ NaDC trong môi trường giải phóng cũng như xác định hàm lượng dược chất trong vi nhũ tương. 3.1.2. Thiết kế thí nghiệm và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng hoạt chất. 3.1.2.1.Thiết kế thí nghiệm Thành phần công thức bào chế: Tham khảo từ các kết quả nghiên cứu trước [5], [8] chúng tôi quyết định giữ nguyên thành phần có trong công thức bào chế VNT NaDC chỉ thay đổi pha dầu từ dầu đậu tương sang dầu Crodamol và tiếp tục khảo sát trên sự thay đổi này. Thành phần cơ bản trong công thức VNT: - Dược chất : Natri diclofenac - Chất diện hoạt : Tween 80, Span 80 - Chất đồng diện hoạt : Isopropanol - Pha dầu : Dầu Crodamol - Chất làm tăng hấp thu : Dimethyl sulfoxid - Nước Để khảo sát vùng tạo thành vi nhũ tương với các thành phần cơ bản trên, kết hợp với tham khảo tài liệu [5], [35] chúng tôi tiến hành khảo sát sự phối hợp của các thành phần có trong công thức với một số tỷ lệ nhất định - Dầu Crodamol : Span 80 với tỷ lệ 1 : 1; 1 : 2 (tương ứng với đỉnh thứ nhất của giản đồ pha - đỉnh A). - Tween 80 : Isp với tỷ lệ 1 : 1; 1 : 2; 4 : 3 (tương ứng với đỉnh thứ 2 của giản đồ pha - đỉnh B). Khảo sát tỷ lệ A/B là 60 : 40 sau đó thêm nước từ từ để xác định lượng nước cho vào có thể tạo thành vi nhũ tương (đỉnh thứ 3 của giản đồ pha). Kết quả thu được lượng nước dao động từ 0 đến 25% trong vùng tạo vi nhũ tương. Do trong công thức có thêm dược chất và chất tăng hấp thu, vì vậy khi phối hợp vào công thức sự hình thành vi nhũ tương bị ảnh hưởng không nhỏ. Từ kết quả của các tài liệu tham khảo được [5], [8] chúng tôi chọn lượng chất tăng hấp thu DMSO chiếm 5 - 12% trong công thức. Đồng thời để tạo được VNT N/D kết hợp với kết quả giản đồ pha chúng tôi quyết định thu hẹp khoảng dao động của lượng nước từ 5 - 10% Lựa chọn các biến: Sử dụng phần mềm MODDE 5.0, thiết lập các biến độc lập và biến phụ thuộc để xây dựng công thức thực nghiệm ngẫu nhiên. P Lựa chọn biến độc lập Bảng 3.3. Ký hiệu và các mức thay đổi của biến độc lập Thành phần Ký hiệu Mức thay đổi trong 100% công thức (%) Tween 80 X1 14 - 25 Span 80 X2 20 - 40 Isopropanol X3 12 - 20 DMSO X4 5 -15 Nước X5 5 - 10 Dầu Crodamol X6 Vừa đủ 100% công thức Giữ cố định 1% NaDC, dầu Crodamol cho vừa đủ 100% công thức P Lựa chọn biến phụ thuộc Để khảo sát biến đầu vào cũng như đánh giá khả năng giải phóng dược chất từ VNT natri diclofenac chúng tôi chọn biến đầu ra là phần trăm NaDC giải phóng qua màng tại các thời điểm 1h, 2h, 3h, 4h với tiêu chuẩn dược chất giải phóng ở mức cao nhất. Bảng 3.4. Ký hiệu và yêu cầu các biến phụ thuộc Biến phụ thuộc Ký hiệu Yêu cầu % NaDC giải phóng sau 1h Y1 Y1 ® max % NaDC giải phóng sau 2h Y2 Y2 ® max % NaDC giải phóng sau 3h Y3 Y3 ® max % NaDC giải phóng sau 4h Y4 Y4 ® max Sử dụng phần mềm MODDE 5.0 thiết kế thí nghiệm được các công thức thực nghiệm sau: Bảng 3.5. Thiết kế các công thức thực nghiệm CT NaDC (%) Tween 80 (%) Span 80 (%) Isp (%) DMSO (%) Nước (%) Crodamol (%) 1 1 20,2 26,4 12,2 10 6 24,2 2 1 20 24,4 14,2 10 6 24,4 3 1 16,6 26 12,2 10,2 10 24 4 1 20 22,2 12 10,6 10 24,2 5 1 20,2 21,2 14 10 10,2 23,4 6 1 20 36 12 5 10 16 7 1 16 36 16 5 10 16 8 1 20 36 16 5 5 17 9 1 20 20 16 10 5 28 10 1 16 36 16 10 5 16 11 1 20 36 16 10 10 7 12 1 18 28 14 7,5 7,5 24 13 1 21,1 21,4 12,5 10,5 5 28,5 14 1 20,1 20 16 11,2 9,4 22,3 15 1 20 20 12 5 5 37 16 1 16 20 16 5 5 37 17 1 20 20 12 10 10 27 18* 1 22,8 22,8 0 5,6 5,6 42,2 19* 1 19 23,8 0 6 6 44,2 20* 1 22,8 22,8 0 11,4 11,4 30,6 Nhận xét: Trong các công thức pha chế trên, công thức 1, 3 là trong, hơi mờ, công thức 15, 16, 17 khi phối hợp hai pha dầu - nước tạo ra dung dịch trong, đồng nhất nhưng khi phối hợp thêm chất đồng diện hoạt thì dung dịch trở nên đục và bị phân lớp sau 1 giờ, vì vậy chúng tôi tiến hành pha thử lại công thức 15, 16, 17 mà không có sự có mặt của chất đồng diện hoạt được công thức 18*, 19*, 20* và tiến hành khảo sát trên sự thay đổi này. Các công thức trên được đựng trong lọ kín, để ở nhiệt độ phòng và theo dõi trong 3 tháng, kết quả VNT vẫn trong và không bị tách lớp. - Tiến hành thử giải phóng các mẫu VNT pha chế được bằng hệ thống giải phóng dược chất qua màng Hanson Research với màng giải phóng chúng tôi sử dụng màng cellulose acetat thu được kết quả ở bảng 3.6. Bảng 3.6. Kết quả giải phóng dược chất qua màng cellulose acetat Công thức Y1 (%) Y2 (%) Y3 (%) Y4 (%) 1 8,4 11,4 14,2 18,9 2 11,6 15,9 22,5 30,0 3 7,6 12,1 16,3 19,8 4 7,2 9,3 16,1 19,8 5 3,1 8,0 10,9 15,4 6 3,6 7,3 10,1 12,4 7 2,6 9,5 11,6 14,8 8 4,0 6,5 10,6 14,7 9 4,0 9,7 17,1 25,5 10 7,7 11,1 14,3 18,8 11 3,1 6,1 10,1 17,3 12 3,3 6,2 8,9 12,5 13 8,6 15,3 24,2 28,9 14 10,1 20,1 31,2 36,0 18* 3,5 7,3 9,2 11,2 19* 2,9 6,1 7,5 9,8 20* 4,8 9,6 12,7 15,4 Nhận xét: Trong 17 công thức tiến hành khảo sát giải phóng qua màng, công thức 14 cho kết quả giải phóng cao nhất và đều đặn trong các khoảng thời gian khảo sát. Công thức 19* cho kết quả giải phóng thấp nhất, điều này có thể do trong công thức không có mặt của chất đồng diện hoạt cùng với lượng dầu Crodamol lớn đã làm tăng kích thước giọt của vi nhũ tương và ngăn cản quá trình khuếch tán của dược chất ra khỏi hệ. 3.1.2.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng giải phóng của dược chất qua màng Để hiểu rõ hơn sự tác động của các yếu tố đầu vào đối với quá trình giải phóng dược chất chúng tôi sử dụng sự hỗ trợ của phần mềm INFORM 3.2. * Ảnh hưởng của Tween 80 và Span 80 đến khả năng giải phóng natri diclofenac sau 4 giờ Hình 3.6. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của Tween 80 và Span 80 tới % giải phóng natri diclofenac sau 4 giờ, cố định các yếu tố: isopropanol (14%), DMSO (7,5%), nước (7,5%), dầu Crodamol (24%) Khi lượng Tween 80 tăng (20 - 23%) và Span 80 giảm mức độ giải phóng dược chất tăng vì Tween 80 là chất diện hoạt tan trong nước có thể làm tăng khả năng hòa tan và phân tán của dược chất trong pha nước, Span 80 là chất diện hoạt tan trong dầu có vai trò chính để tạo vi nhũ tương kiểu N/D, tuy nhiên lượng Span 80 cho vào chỉ vừa đủ để tạo cấu trúc của hệ nếu nhiều quá sẽ làm tăng độ nhớt ngăn cản quá trình giải phóng dược chất. Tuy nhiên, khi lượng Tween 80 dao động trong khoảng 16 - 20% thì lượng Span 80 có trong công thức ít ảnh hưởng đến mức độ giải phóng dược chất. * Ảnh hưởng của isopropanol và DMSO đến khả năng giải phóng natri diclofenac sau 4 giờ Hình 3.7. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của isopropanol và DMSO đến % giải phóng natri diclofenac sau 4 giờ, cố định các yếu tố: Tween 80 (18%), Span 80 (28%), nước (7,5%), dầu Crodamol (24%). Phân tích mặt đáp ở hình 3.3 cho thấy khi lượng isopropanol và DMSO tăng thì khả năng giải phóng dược chất cũng tăng. Isopropanol là chất đồng diện hoạt quyết định đến khả năng hình thành vi nhũ tương, đồng thời isopropanol tăng sẽ làm giảm kích thước tiểu phân của vi nhũ tương do đó làm tăng khả năng hòa tan và giải phóng dược chất tuy nhiên isopropanol chỉ tăng đến một giới hạn nhất định, nếu tăng quá sẽ làm thay đổi tỷ lệ pha dầu/nước có thể dẫn đến phá vỡ cấu trúc của hệ. Dimethyl sulfoxyd là một chất tăng hấp thu, làm tăng tính thấm của dược chất qua màng do đó tăng lượng dược chất giải phóng qua màng. * Ảnh hưởng của nước và dầu Crodamol đến khả năng giải phóng natri diclofenac sau 4 giờ Hình 3.8. Mặt đáp biểu diễn ảnh hưởng của dầu Crodamol và nước tới % giải phóng của natri diclofenac sau 4 giờ, cố định các yếu tố: Tween 80 (18%), Span 80 (28%), Isp (14%), DMSO (7,5%). Phân tích mặt đáp trên cho thấy khi lượng dầu Crodamol giảm sẽ làm tăng lượng dược chất giải phóng vì dược chất tan trong pha nước không tan trong dầu do đó khi khối lượng dầu tăng sẽ ảnh hưởng đến khả năng hòa tan của dược chất đồng thời tạo ra hàng rào ngăn cản dược chất giải phóng từ pha nước, mặt khác ta cũng thấy rằng với tỷ lệ dầu lớn lượng nước ít ảnh hưởng đến khả năng giải phóng dược chất nhưng với tỷ lệ dầu nhỏ lượng dược chất giải phóng tăng khi lượng nước giảm, điều này được giải thích rằng khi lượng nước tăng lên sẽ làm thay đổi tỷ lệ pha dầu/nước, vi nhũ tương tiến dần tới giới hạn hình thành hệ do đó sẽ làm kích thước giọt tăng lên đồng thời làm cho khả năng giải phóng dược chất giảm. 3.1.3. Tối ưu hóa công thức Mục đích của quá trình tối ưu là tìm ra được một công thức bào chế vi nhũ tương natri diclofenac có khả năng giải phóng dược chất cao. Để thực hiện quá trình tối ưu hóa chúng tôi sử dụng phần mềm INFORM 3.2 dựa trên nguyên tắc mạng neuron nhân tạo với điều kiện tối ưu hóa được trình bày trong bảng 3.4, các thông số được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.7. Các thông số của quá trình tối ưu hóa Biến đầu ra Số đơn vị lớp ẩn Số lần lặp R Y1 1 1000 0,7383 Y2 1 1000 0,8774 Y3 1 1000 0,9212 Y4 1 1000 0,9673 Kết quả tối ưu hóa được trình bày trong bảng sau: Bảng 3.8. Thành phần công thức tối ưu VNT natri diclofenac NaDC (%) Tween 80 (%) Span 80 (%) Isp (%) DMSO (%) Nước (%) Crodamol (%) 1,0 22,2 21,4 16,0 11,2 5,2 23,0 Bảng 3.9. Dự đoán khả năng giải phóng dược chất của công thức tối ưu Y1 (%) Y2 (%) Y3 (%) Y4 (%) 8,4 18,2 27,4 32,5 Tiến hành pha chế 500g công thức tối ưu, sau đó đánh giá một số chỉ tiêu vật lý của chế phẩm và tiến hành thử giải phóng dược chất qua màng để so sánh với dự đoán của phần mềm. 3.1.3.1. Đánh giá một số chỉ tiêu vật lý của công thức tối ưu - Cảm quan: Quan sát bằng mắt thường, theo dõi sự ổn định và phân lớp của VNT. - Độ bền pha: Sử dụng máy ly tâm được tiến hành theo mục 2.3.3.1. - Tỷ trọng: Tiến hành cân một lượng VNT với thể tích xác định, công thức tính theo mục 2.3.3.4. - Độ nhớt: Tiến hành t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32934.doc
Tài liệu liên quan