Đề tài Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu sự tác động của gió, bão, lốc đối với các công trình xây dựng1
Trước đây các công trình cao (Kim tự tháp Ai Cập, các ngôi nhà ở các thành phố đế chế La mã ) đã không bị phá huỷ theo quan điểm do tác dụng của tải trọng gió theo phương ngang. Do trọng lượng khá lớn của các tường chịu lực bằng các khối xây nên tải trọng gió không thể lớn hơn trọng lực được. Vào cuối những năm 1800 hệ tường chịu lực được thay bằng các kết cấu khung cứng nên trọng lực trở thành yếu tố quyết định chính của thiết kế. Những mặt đứng nặng nề bằng đá với những ô cửa nhỏ những cột đặt gần nhau, những khung khối lớn và những bức tường ngăn nặng nề đảm bảo đủ trọng lượng mà tải trọng gió không còn là một vấn đề lớn nữa. Nhà chọc trời bằng kính và thép của những năm 1950 với không gian mở tối ưu bên trong và với trọng lượng riêng không lớn đã chịu ảnh hưởng rất lớn của tải trọng gió. Với việc sử dụng khung thép nhẹ thì trọng lượng lại trở thành yếu tố hạn chế chiều cao có thể của ngôi nhà. Ngày nay do nhu cầu, để làm giảm tải trọng thường xuyên và để tạo ra được giải pháp không gian lớn và mềm hơn người ta đưa vào những dầm nhịp lớn, những tấm ngăn bên trong không chịu lực và di chuyển được, những kết cấu bao che không chịu lực. Tất cả các biện pháp này làm giảm thực sự độ cứng của công trình. Lúc này độ cứng ngang của công trình trở thành yếu tố quan trọng hơn độ bền khi thiết kế. Tải trọng gió đối với thiết kế công trình cao tầng đã trở thành vấn đề quan trọng hơn.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các giải pháp giảm thiểu sự tác động của gió, bão, lốc đối với các công trình xây dựng1.DOC