Danh mục bảng biểu
Lời mở đầu 1
Chương I: Cơ sở lý luận chung về khuyến nông 4
1. Khái niệm, đối tượng, chức năng, nhiệm vụ của khuyến nông 4
1.1. Khái niệm 4
1.2. Đối tượng của khuyến nông 4
1.3. Vai trò của khuyến nông 5
1.4. Chức năng của khuyến nông 8
2. Mục tiêu của khuyến nông 9
3. Nguyên tắc hoạt động 10
4. Nội dung hoạt động của khuyến nông 11
4.1. Thông tin tuyên truyền 11
4.2. Xây dựng mô hình 11
4.3. Đào tạo tập huấn 13
4.4. Tư vấn và dịch vụ 13
4.4. Hợp tác quốc tế 14
5. Một số các phương pháp khuyến nông 14
5.1. Phương pháp tiếp xúc cá nhân 14
5.1.1. Đến thăm nông dân: 14
5.1.2. Nông dân thăm cơ quan khuyến nông 15
5.1.3. Gửi thư riêng 16
5.2. Phương pháp khuyến nông theo nhóm 16
5.2.1. Hội họp 17
5.2.2. Trình diễn 18
5.2.3. Hội thảo đầu bờ 18
5.2.4. Đi tham quan 19
5.3. Phương pháp thông tin đại chúng 19
6. Các cách tiếp cận khuyến nông 20
6.1. Cách tiếp cận từ trên xuống: 20
6.1.1. Tiếp cận mô hình ‘chuyển giao’ trong khuyến nông 21
6.1.2. Tiếp cận theo mô hình trình diễn: 22
91 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 2135 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các giải pháp hoàn thiện hoạt động khuyến nông trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n một loại giống cây, con nào để áp dụng sản xuất ở địa phương sao cho đặc điểm sinh học của cây, con phải phù hợp với khí hậu của vùng, cùng với nó là phổ biến các kỹ thuật chăm sóc cho bà con để đảm bảo đáp ứng các yêu cầu về dinh dưỡng, ánh sáng, nhiệt độ, nước tưới cho cây, con phát triển tốt góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông.
1.1.1.4. Đặc điểm đất đai của huyện
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên và đóng vai trò quan trọng và hết sức cần thiết cho mọi nghành sản xuất vật chất. Trong sản xuất nông nghiệp đất đai là tư liệu sản xuất phổ biến, là nhân tố tích cực có ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng. Vì vậy việc tìm hiểu đất đai là rất quan trọng cho nhà sản xuất nông nghiệp giúp bố trí cây trồng vật nuôi hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. Cán bộ khuyến nông là những người tư vấn, hướng dẫn bà con sản xuất sao cho đạt năng suất cao và hiệu quả càng cần phải nắm vững vấn đề này.
Đơn vị tính: ha
Loại đất
Năm 2003
Năm 2005
Năm 2008
SL (ha)
TL (%)
SL (ha)
TL (%)
SL (ha)
TL (%)
Tổng diện tích tự nhiên
382.251
100
382.251
100
382.331
100
I. Đất nông nghiệp
228.222
59,7
243.962
63.82
257.504
67.35
1.Đất sản xuất nông nghiệp
102.591
26,7
108.460
28.37
123.973
32.42
2.Đất lâm nghiệp
125.631
32.7
135.502
35.45
129.164
33.78
3.Đất nuôi trồng thuỷ sản
1.124
0.3
2.761
0.72
4.226
1.10
4.Đất nông nghiệp khác
140
0.04
II.Đất phi nông nghiệp
71.033
18.58
73.865
19.32
90.040
23.55
1. Đất ở
11.085
2.89
11.262
2.94
21.039
5.50
2. Đất chuyên dùng
59.461
15.55
60.130
15.73
50.037
13.08
3. Các loại còn lại
2.487
0.65
2.473
0.65
18.964
4.6
III. Đất chưa sử dụng
80.996
24.19
64.424
16.85
34.787
9.10
1. Đất bằng chưa sử dụng
2.152
0.56
2. Đất đồi núi chưa sử dụng
31.967
8.36
3. Núi đá không có rừng cây
668
0.18
668
0.18
668
0.17
Bảng 1: Diện tích các loại đất ở Bắc Giang
Bắc Giang có 382.331 ha đất tự nhiên, trong đó diện tích đất nông nghiệp chiếm rất lớn và tăng dần lên qua các năm: năm 2005 là 204.963 ha (chiếm 63,42%) 257.504 ha (chiếm 67,35%). Trong đó
Đất dùng sản xuất nông nghiệp cũng tăng rất nhanh: năm 2003 là 102.591 chiếm 26,7% đến 2005 là 108460 chiếm 28,37%, đến năm 2008 123.973 ha chiếm 32,42%.,
129.164 ha đất lâm nghiệp từ 125.631 ha (2003) lên 135.502 ha (2005) và tăng lên 129.164 ha (2008). Đây là kết quả của của việc nhiều hộ thuộc xã miền núi bắt đầu chuyển một phần diện tích đất chưa sử dụng sang trồng cây lâm nghiệp theo chương trình và dự án khuyến lâm của tỉnh.
Đất nuôi trồng thủy sản hiện chiếm tỷ lệ rất ít nhưng cũng đang dần tăng lên: năm 2003 là 1.124 ha chiếm 0,3%, năm 2005 là 2.761 chiếm 0,72%, năm 2008 là 4.226 ha chiếm 1,1%.
Các loại đất phi nông nghiệp tiếp tục tăng chỉ từ năm 2005 đến 2008 số lượng tăng lên từ 73.865 ha lên 90.040 ha tức tăng lên 20.175 ha. Tăng 27,31% so với năm 2005.
Đặc biệt các loại đất chưa sử dụng qua các năm giảm rất mạnh từ 80.996 ha năm 2003 xuống còn 64.424 ha năm 2005 và 34.787 ha năm 2008. Phần diện tích này là tương đối lớn hiện chiếm tới 9,1 % tổng diện tích của tỉnh. Đây cũng là một tiềm năng để thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp phát triển, đòi hỏi công tác khuyến nông tỉnh cần lưu ý nhằm sử dụng hiệu quả hơn nữa tài nghuyên đất của tỉnh.
Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản bởi quỹ đất nông nghiệp là rất lớn. Đất nông nghiệp của tỉnh, ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cũng như phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 30 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản. Do vậy, để tăng cường hiệu quả sử dụng đất từ đất nông nghiệp, lâm nghiêp, nuôi trồng thủy sản, các cán bộ khuyến nông cần phối hợp với những người sản xuất không chỉ khuyến khích họ sản xuất mà còn sẵn sàng tư vấn, hướng dẫn họ sản xuất sao cho có hiệu quả kinh tế cao.
1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
1.1.2.1. Kinh tế:
Năm 2008 tăng trưởng GDP đạt 9,1%. Trong đó lĩnh vực công nghiệp tăng mạnh nhất là 17,4%, tiếp đến là dịch vụ 9,8 % còn nông nghiệp chỉ tăng có 2,6%. Tốc độ tăng nông nghiệp còn thấp.
Tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Bắc Giang còn chậm, vẫn cơ bản thuần nông; lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chưa phát triển xứng với tiềm năng. Tỷ trọng nông, lâm nghiệp, thủy sản giảm từ 40 % năm 2007 xuống còn 37,64% năm 2008. Tỉ trọng công nghiệp – xây dựng tăng từ 28,6% năm 2007 lên 30,78% năm 2008. Tỷ trọng dịch vụ hầu như không tăng năm 2007 chiếm 31,36% còn năm 2008 la 31,57%.
Lĩnh vực
Năm 2007
Năm 2008
% so với năm 2007
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
TỔNG SỐ
4.765.094
100
5.197.168
100
109,1
1. Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản
1.907.491
40,03
1.956.376
37,64
102,6
2. Công nghiệp, Xây dựng
1.363.072
28,60
1.599.752
30,78
117,4
3. Dịch vụ
1.494.531
31,36
1.641.040
31,57
109,8
Biểu 2: giá trị tổng sản phẩm tính theo từng lĩnh vực
Trong khi đó Bắc Giang lại có tới 90% dân số sống ở khu vực nông thôn, 80% lao động làm nông, lâm nghiệp. Do vậy thu nhập bình quân đầu người mới bằng một nửa mức trung bình cả nước (GDP bình quân đầu người vào khoảng 4,8 triệu đồng/năm ); tỷ lệ hộ nghèo còn cao (gần 18%), đặc biệt huyện Sơn Động là một trong 61 huyện nghèo nhất cả nước với tỷ lệ hộ nghèo trên 50%.
Trong chuyển dịch cơ cấu các nghành nông nghiệp trong 2 năm qua hầu như không thay đổi, trồng trọt và chăn nuôi vẫn chiếm tỷ trọng phần lớn trong các hoạt động sản xuất nông lâm thủy sản của Bắc Giang. Năm 2007, ngành nông nghiệp đạt 1.767.419 triệu đồng chiếm 92,65 % , lâm nghiệp đạt 80.242 chiếm 4.2%, thủy sản 59.831 triệu đồng chiếm 3,15% tổng giá trị sản phẩm nông nghiệp. Đến năm 2008, tỉ trọng các nghành này là 92,93 %. 4,1%, 2,97%.
Lĩnh vực
Năm 2007
Năm 2008
% so với năm 2007
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Giá trị
( triệu đồng)
Tỉ lệ (%)
Nông, Lâm nghiệp, Thủy sản
1.907.491
100
1.956.376
100
102,6
+ Nông nghiệp
1.767.419
92,65
1.817.977
92,93
102,9
+ Lâm nghiệp
80.241
4,20
80.234
4,10
100,0
+ Thủy sản
59.831
3,15
58.165
2,97
97,2
Biểu 3: Tỉ trọng giá trị sản phẩm trong từng lĩnh vực nông nghiệp
(Nguồn: Cục Thống kê Bắc Giang)
1.1.2.2. Dân số và lao động:
Năm 2008, dân số toàn tỉnh khoảng 1,58 triệu người. Số người trong độ tuổi lao động là 980.000 người (chiếm 62 % dân số). Số lao động tham gia hoạt động kinh tế khoảng 830.000 người. Trong đó tham gia trong ngành công nghiệp xây dựng là 8,86 %; dịch vụ là 14,57 %; Nông, lâm nghiệp, thủy sản là 76,58 % tổng số lao động.
Trình độ dân trí: Tính đến năm 2002, đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học cho 10 huyện, thị với tổng số 227 xã, phường. Số học sinh phổ thông niên học 2002 - 2003 có 369.200 em; số giáo viên 14.200 người. Số thày thuốc có 1.894 người, bình quân 13 thầy thuốc trên 1 vạn dân.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Mạng lưới giao thông bộ: Toàn tỉnh hiện có 7.111 km đường giao thông, trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 256 km, chiếm 3,6%; đường do tỉnh quản lý dài 3.422km, chiếm 48,12%; đường do huyện quản lý dài 559 km, chiếm 7,9% và đường do xã quản lý dài 2.874km, chiếm 40,5%. Chất lượng đường bộ: Ðường cấp phối, đường đá dăm chiếm 92%, đường nhựa chỉ chiếm 8% còn lại là đường đất. Hiện còn 8 xã chưa có đường ô tô đến trung tâm.
Mạng lưới bưu chính viễn thông: Số lượng bưu cục và dịch vụ là 140 đơn vị, số máy điện thoại là 16.000 cái, bình quân 110 cái/vạn dân.
Mạng lưới điện quốc gia: Hiện 100% số huyện, thị đã có điện lưới quốc gia với 215/227 xã có điện, chiếm 94,71% tổng số xã.
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Nước phục vụ sinh hoạt chủ yếu là nước giếng và nước tự chẩy, trừ thị xã Bắc Giang và một số thị trấn huyện lỵ khác có xây dựng công trình cấp nước tập trung.
Điện, thông tin liên lạc, y tế, giáo dục đã đến hầu hết 229 xã, phường, thị trấn.
1.1.3. Đăc điểm về văn hóa xã hội
Bắc Giang hiện có 27 dân tộc anh em, trong đó các dân tộc thiếu số chiếm 12,9 %. trong đó đông nhất là người Kinh chiếm 88,1% dân số toàn tỉnh, tiếp đến người Nùngchiếm 4,5%; người Tày 2,6%; người Sán Chay và người Sán Dìu, mỗi dân tộc 1,6%; người Hoa 1,2%; người Dao 0,5%. Mỗi dân tộc lại có những đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng, phong tục tập quán, riêng tạo nên sự phong phú và đa dạng về văn hóa xã hội của vùng đất này. Tuy nhiên sự đa dạng và phong phú đó luôn nằm trong một sự thống nhất mà chính điều này đã tạo nên những nét đặc trưng nhất của văn hóa Bắc Giang. Có thế đúc kết ra năm nét đặc trưng văn hóa nổi bật của Bắc Giang như sau:
Thứ nhất là tính chất đan xen đa văn hoá. Thông qua sinh hoạt văn hoá dân gian cho thấy mỗi vùng tập tục về lễ hội, cưới xin, ma chay, ăn ở tín ngưỡng có những khác nhau nhưng cùng tụ hội sinh sống trong một vùng đất. Đan xen ở đây không phải hoà đồng mà tất cả cùng tồn tại tạo nên sự phong phú, sinh động của văn hoá Bắc Giang.
Nét đặc trương thứ hai của văn hoá Bắc Giang là tính chất tụ hội văn hoá người Việt. Trong lịch sử lâu dài của đất nước người dân từ nhiều nời như Thanh Hoá, Hải Dương, Thái Bình, Hải Phòng, Hương Yên... đã lên đây sinh sống và họ mang theo tập tục của mình và có những biến đổi theo người dân bản xứ trên đất Bắc Giang và ngược lại người dân Bắc Giang ở trước đó cũng bị những tác động của cư dân mới đến.
Nét đặc trương thứ ba mà mỗi người dễ nhận thấy là tính chất hào hùng. Con người Bắc Giang vốn là những cư dân đồng cam cộng khổ, cưu mang nhau vượt qua thiên tai địch hoạ, khai phá rừng hoang lập làng lập bản.Tính chất hào hùng còn dễ nhận thấy hơn qua các cuộc bảo vệ đất nước của dòng họ Giáp, họ Thân và đặc biệt hơn là cuộc khởi nghĩa Yên Thế.
Đặc trương thứ tư của văn hoá Bắc Giang là do vị trí địa lý. Nếu Bắc Ninh là cái nôi văn hoá Việt cổ, Lạng Sơn là là cái nôi văn hoá Tày Nùng cổ thì Bắc Giang là sự giao thoa giữa 2 miền văn hoá đó.Những người dân tộc Thái, dân tộc Dao ..v.v vẫn có nét riêng trong sinh hoạt nhưng họ học tiếng Kinh, mặc quần áo người Kinh.
Đặc trưng thứ năm của văn hoá Bắc Giang là tính chất đoàn kết, sáng tạo. Từ vùng rừng thiêng nước độc cộng đồng dân cư Bắc Giang sinh sống đã tạo nên những vẻ đẹp riêng có cả về văn hoá vật thể và phi vật thể. Chỉ xin ví dụ nhỏ về lễ hội, Bắc Giang được coi là cái nôi của lễ hội cả nước với hơn 500 lễ hội lớn nhỏ mà không hội nào giống hội nào, cách thức tổ chức bài trí cũng khác nhau.
1.2. Đánh giá những ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Giang tới hoạt động khuyến nông của tỉnh
1.2.1. Thuận lợi
- Bắc Giang ở vị trí trung tâm nối liền gần như là cầu nối giữa các tỉnh phía Bắc với thủ đô Hà nội. Đây cũng là một điều kiện thuận lợi cho các cán bộ khuyến nông giao lưu học hỏi kinh nghiệm khuyến nông của các tỉnh khác cũng như có nhiều thuận lợi hơn trong việc nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, năng lực khuyến nông của mình bởi có thể dễ dàng tham gia những chuyến tập huấn đào tạo của bộ và trung tâm khuyến nông khuyến ngư Quốc Gia.
- Khí hậu bốn mùa là điều kiện tốt cho sự đa dạng hóa các nguồn gen sinh học góp phần làm phong phú các giống cây trồng vật nuôi, tạo điều kiện cho nông nghiệp Bắc Giang dễ dàng lựa chọn được những giống cây trồng vật nuôi có hiệu quả kinh tế góp phần đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng hợp lý, đồng thời nhanh chóng cải thiện đời sống nông dân.
- nhiệt độ và lượng nước tương đối đồi dào có thê đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho cây trồng vật nuôi sinh trưởng tốt là yếu tố góp phần không nhỏ vào sự thành công trong việc triển khai những giống mới, tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp.
- Tiềm năng đất đai ở Bắc Giang cho việc sản xuất nông nghiệp là rất lớn đặc biệt là quỹ đất có thể phát triển lâm nghiệp và thủy sản còn nhiều. đây là điều kiện thuận lợi cho công tác khuyến nông tỉnh triên khai các dự án, chương trình khuyến lâm khuyến ngư trên địa bàn tỉnh.
- điều kiện cơ sở vật chất hạ tầng đường, điện, trạm, trường đã phần lớn đến được với người đan, đây là điều kiện tốt cho công tác thông tin tuyên truyền có thể chuyển nhanh tin tức tới người dân, đồng thời việc áp dụng những tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất cũng dễ thực hiện, điều này góp phần vào việc nâng cao hiệu quả công tác khuyến nông của tỉnh.
- Một trong những yếu tố thuận lợi cho hoạt động khuyến nông Bắc Giang là con người Bắc Giang mặc dù từ nhiều dân tộc khác nhau, các điều kiện sinh sống, tập tục khác nhau nhưng họ đều là những con người cần cù chịu khó, ham học hỏi, luôn muốn vươn lên làm giàu. Do vậy, công tác khuyến nông khi được triển khai thực hiện đã được rất nhiều nông dân hưởng ứng tham gia.
1.2.2. Khó khăn
- Bên cạnh những thuận lợi nêu trên, khí hậu Bắc Giang cũng là kiện thuận lợi cho các loại sâu hại, dịch bệnh phát triển lây lan ảnh hưởng rất lớn tới sự sinh trưởng phát triển của cây trồng, vật nuôi. Mà khí hậu thời tiết lại thường diễn biến khó lường khó dự đoán chính xác cũng như sự phát sinh của các loại sâu bệnh, dịch hại, đòi hỏi các cán bộ khuyến nông cơ sở phải thường xuyên bám sát đồng ruộng, sản xuất để có thể đưa ra các khuyến cáo, cũng như tư vấn các giải pháp kỹ thuật kịp thời cho bà con nông dân góp phần vào nâng cao hiệu quả sản xuất. Cụ thể năm 2008, Do tình hình thời tiết vụ đông xuân xảy ra đợt rét đậm rét hại kéo dài gây khó khăn và thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp nói chung và chương trình khuyến nông nói riêng. Dịch bệnh trên gia súc, gia cầm luôn có nguy cơ bùng phát xuất hiện ở một số địa phương trong tỉnh ảnh hưởng đến việc thực hiện các chương trình chăn nuôi.
- Dân cư ở nông thôn phân bố không đều, rải rác ở xã miền núi mà tại đây các điều kiện hạ tầng cơ sở như đường xá, thủy lợi, điện, nước còn chưa được đầu tư nhiều nên rất khó khăn trong việc thông tin, quảng bá, phát hành các tài liệu khuyến nông, cũng như khó đáp ứng được các yều cho sản xuất làm nhiều dự án, chương trình khuyến nông rất khó thực hiện. Lắm chương trình phải tài trợ từ A đến Z cho người nông dân mà điều này đòi hỏi kinh phí phải lớn mơi làm được.
- Do nông dân đã hàng nghìn năm quen với cách làm ăn tiểu nông, chưa quen quy trình làm nông nghiệp bài bản, chưa quen và hiểu rõ những khâu mang tính hiện đại như truyền thông khuyến nông, nên có nhiều cư dân ở nông thôn vẫn tuỳ tiện, tầm nhìn ngắn, tư lợi trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn nông dân vẫn chưa được tiếp cận với các chương trình khuyến nông trên các phương tiện thông tin đại chúng; trong khi đó các hình thức TTKN khác cũng khó được thực hiện ở các vùng đó.
- Trình độ sản xuất, văn hóa, nhận thức của nông dân rất khác nhau giữa các vùng, miền. Một số nơi đang phát triển mạnh nông nghiệp hàng hóa, quy mô lớn trong khi một số nơi vẫn còn phải tiếp tục công cuộc xóa đói, giảm nghèo. Đây là yếu tố thách thức trong cách tiếp cận khuyến nông cho phù hợp với trình độ sản xuất, khả năng nhận thức của người dân.
2. Thực trạng về hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Bắc Giang
2.1. Thực trạng về hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Bắc Giang
2.1.1. Tổ chức mạng lưới khuyến nông tỉnh Bắc Giang
Trung tâm khuyến nông khuyến ngư quốc gia
Sở nông nghiệp và PTNT Bắc Giang
Trung tâm khuyến nông khuyến ngư Bắc Giang
UBND huyện, thành phố
Trạm khuyến nông huyện thành phố
UBND xã, phường, thị trấn
Khuyến nông viên cơ sở
Nông dân
Bảng 4: mạng lưới khuyến nông Bắc Giang
Giải thích: Quản lý trực tiếp.
Chỉ đạo về chuyên môn
- Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông khuyến lâm tỉnh là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Sở Nông nghiệp và PTNT. Trung tâm KNKL có chức năng nhiệm vụ chính là xây dựng và hướng dẫn thực hiện chương trình khuyến nông, khuyến lâm trên địa bàn tỉnh; phổ biến và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về nông - lâm nghiệp, phổ biến những kinh nghiệm, điển hình sản xuất cho nông dân; bồi dưỡng kiến thức kỹ thuật, rèn luyện tay nghề cho khuyến nông cơ sở; cung cấp cho nông dân các thông tin về thị trường, giá cả nông lâm sản.
- Cấp huyện: Trạm Khuyến nông là đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc UBND các huyện, thành phố. Trạm Khuyến nông có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng. Trạm Khuyến nông có nhiệm vụ chủ yếu là chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật về nông - lâm nghiệp cho nông dân; xây dựng các mô hình trình diễn, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân; tổ chức tham quan học tập các điển hình tiên tiến; xây dựng các câu lạc bộ khuyến nông, nhóm sở thích
- Cấp xã: Khuyến nông cơ sở có nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền, phổ biến những tiến bộ kỹ thuật mới về nông - lâm - ngư nghiệp cho nông dân; tổ chức và triển khai xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật, quản lý kinh tế cho nông dân; cung cấp các thông tin mới về những điển hình sản xuất tiên tiến, thị trường nông lâm thuỷ sản cho nông dân; nắm tình hình và kết quả sản xuất, nguyện vọng của nông dân để tổng hợp báo cáo, đề xuất nội dung khuyến nông trong thời gian tới.
2.1.2. Số lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông
- Cấp tỉnh: Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư Bắc Giang có tổng số 21 cán bộ viên chức, trong đó 100% có trình độ đại học, cụ thể : có 1 thạc sĩ, 10 kỹ sư trồng trọt, 6 kỹ sư chăn nuôi, 4 cử nhân kinh tế . Bộ máy Trung tâm gồm giám đốc và 2 phó giám đốc.
- Cấp huyện: Tổng số cán bộ khuyến nông 10 huyện là 46 người, mỗi Trạm có từ 4 – 6 cán bộ. Lãnh đạo Trạm ngoài trạm trưởng có 7 huyện đã bổ nhiệm Trạm phó. Còn huyện Tân Yên, Sản Động và TP Bắc Giang chưa có Trạm phó. trong đó có 1 thạc sĩ, 40 người có trình độ đại học, 6 người có trình độ cao đẳng ; đa số các Trạm có từ 4 – 5 người, chủ yếu là kỹ sư chuyên ngành trồng trọt, chăn nuôi và lâm nghiệp.
- Cấp xã: Đến nay các huyện, thành phố đã ký hợp đồng với 214 người làm công tác khuyến nông ở 182 xã trên tổng số 209 xã trong toàn tỉnh. Phần lớn có trình độ đại học và một sô là trung cấp. Đa số các huyện đã ký hợp đồng, các huyện còn thiếu nhiều khuyến nông viên cơ sở là Yên Dũng, Sơn Động, Lục Nghị, Yên Thế,
Số lượng cán bộ khuyến nông (thời điểm báo cáo (30/6/2008))
STT
Các đơn vị
Số lượng (người)
Trình độ đào tạo
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Khác
1
TP Bắc Giang
4
4
0
0
0
2
Huyện Yên Thế
24
24
0
0
0
3
Huyện Tân Yên
21
19
2
0
0
4
Huyện Hiệp Hòa
26
26
0
0
0
5
Huyện Việt Yên
19
19
0
0
0
6
Huyện Yên Dũng
24
24
0
0
0
7
Huyện Lục Nam
27
27
0
0
0
8
Huyên Lục Ngạn
27
22
4
1
0
9
Huyện Sơn Động
22
13
6
3
0
10
Huyên Lạng Giang
24
24
0
0
0
11
Tổng
218
202
12
4
0
Nguồn: trung tâm khuyến nông Bắc Giang
Bảng 5: số lượng cán bộ khuyến nông Bắc Giang trình độ đào tạo
STT
Trình độ chuyên môn
Số lượng
Tỷ lệ (%)
1
Trồng trọt
67
30,7
2
Chăn nuôi – thú y
56
25,7
3
Kinh tế
29
13,3
4
Lâm nghiêp
43
19,7
5
Sư phạm kỹ thuật
18
8,4
6
Khuyến nông và PTNT
1
0,4
7
Nuôi trồng thủy sản
4
1,8
8
Tổng
218
100
Nguồn: Trung tâm khuyến nông Bắc Giang
Bảng 6: chất lượng cán bộ khuyến nông Bắc Giang phân theo trình độ chuyên môn.
Có thể nói, Bắc Giang là một tỉnh có số lượng và chất lượng cán bộ khuyến nông cao nhất cả nước với 202 cán bộ khuyến nông có trình độ đại học chiếm 92,66% , 16 người cán bộ khuyến nông cơ sở có trình độ cao đẳng và trung cấp chiếm 7,34 %. Các cán bộ khuyến nông không chỉ có trình độ chuyên môn cao mà còn là những người nhiệt tình, trách nhiệm, không ngừng học tập, tích lũy kinh nghiệm, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực hoạt động, thường xuyên bám sát cơ sở, ruộng đồng, chuồng trại kiểm tra, chỉ đạo các mô hình trình diễn để đạt kết quả cao nhất; tham mưu với ngành có các biện pháp chỉ đạo sản xuất; tổ chức các lớp tập huấn, thông tin tuyên truyền chuyển giao tiến bộ kỹ thuật cho bà con nông dân trong tỉnh. Đây là một thuận lợi đối với công tác khuyến nông của tỉnh.
Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển sản xuất nông nghiệp nông thôn như hiện nay thì với việc biên chế 3-4 người một Trạm khuyến nông là ít, chưa đáp ứng được yêu cầu công việc. Hơn thế nữa, đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở đa phần còn trẻ, kinh nghiệp chưa nhiều, hầu hết chỉ được đào tạo về 1 chuyên môn kỹ thuật, phương pháp khuyến nông, tiếp cận nông dân còn hạn chế nên ảnh hưởng không nhỏ đến việc chuyển giao KHKT nói riêng và hiệu quả hoạt động khuyến nông nói chung
2.1.3. Chế độ dãi ngộ
- Ở cấp tỉnh, huyện: các cán bộ khuyến nông ngoài chế độ lương dược hưởng theo công nhân viên chức nhà nước thì còn được hưởng các khoản phụ cấp khác. Cụ thể là: đối với các lãnh đạo trung tâm và các trưởng, phó phòng, chế độ phụ cấp chức vụ như sau: Giám đốc 0,7; PGĐ 0,5; TP 0,3; Phó TP: 0,2...trong khi đó ở một số tỉnh chế độ phụ cấp thấp hơn như Tuyên Quang (GĐ chỉ có 0,3 và TP 0,15; PTP 0,1); Hà Giang và Quảng Ninh (GĐ 0,5; PGĐ 0,3; ...). Cấp huyện: Phụ cấp trách nhiệm cho các trạm trưởng hoặc phó trạm trưởng tương đương như trưởng hoặc phó phòng của TTKN tỉnh.
- Riêng cấp xã: Theo quyết định số 25/QĐ-UB ngày 11/3/2003 của UBND tỉnh Bắc Giang về việc tuyển dụng và sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến nông cơ sở thì khuyến nông cơ sở được ký hợp đồng dài hạn, được hưởng lương như viên chức Nhà nước, được nâng lương thường xuyên, đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội. Trong khi đó ở rất nhiều tỉnh khác, khuyến nông viên cơ sở mới chỉ được hưởng phụ cấp từ 100.000 - 300.000đ/tháng tuỳ theo điều kiện kinh tế của tỉnh. Với việc nâng cao chế độ đãi ngộ đối với những người làm công tác khuyến nông đặc biệt là đối với cán bộ khuyến nông cơ sở, tỉnh Bắc Giang đã ngày càng thu hút được những người có trình độ chuyên môn cao cũng như khuyến khích họ ngày càng yên tâm hoạt động công tác có hiệu quả hơn. Nhờ vậy, nó như là một động lực thúc đẩy sản xuất phát triển, tạo ra một bước phát triển mới trong hoạt động khuyến nông của tỉnh.
2.1.4. Tổ chức hoạt động và cơ chế phối hợp
Trung tâm khuyến nông tỉnh thường xuyên phối hợp với UBND, Phòng Nông nghiệp các huyện, thành phố trong việc thực hiện công tác khuyến nông từ việc tổ chức chọn điểm, chọn hộ, tập huấn đến tham quan, hội thảo,... Hằng năm, căn cứ vào nguồn kinh phí được giao, Trung tâm chỉ đạo các Trạm khuyến nông huyện, thị xã xây dựng kế hoạch bám sát vào mục tiêu, nhiệm vụ của huyện, thành phố. Kế hoạch kinh phí các chương trình được duyệt hằng năm Trung tâm đều gửi bằng văn bản đến UBND, Phòng Nông nghiệp để các huyện nắm bắt, kiểm tra và đôn đốc thực hiện. Các Trạm Khuyến nông thường xuyên phối hợp chặt chẽ với Phòng nông nghiệp trong việc thực hiện các chương trình khuyến nông. Trạm khuyến nông Tân Yên, ngoài việc phối hợp với Phòng thực hiện các chương trình do nguồn kinh phí của khuyến nông còn tham gia chỉ đạo sản xuất chung của huyện, tham gia nhiều chương trình bằng nguồn kinh phí của huyện và các nguồn khác như khảo nghiệm phân vi sinh chống bệnh héo xanh vi khuẩn trên lạc và cây họ cà, chương trình PLAN... nhờ vậy, nhiều TBKT được chuyển giao vào sản xuất, nông nghiệp Tân Yên ngày càng phát triển, vai trò của khuyến nông ngày càng được nâng cao. Trạm khuyến nông Lạng Giang tham gia chương trình phát triển đàn lợn hướng nạc của Huyện, tham gia xây dựng vùng nguyên liệu dứa, phối hợp chỉ đạo sản xuất ngô bao tử, dưa bao tử ở thị Trấn Vôi, cung cấp cho nhà máy chế biến nông sản, phối hợp với phòng chọn điểm, xây dựng mô hình trình diễn, tổ chức hội thảo đầu bờ, tuyên truyền, nhân rộng các tiến bộ kỹ thuật.
Đối với Đảng uỷ, UBND các xã có mô hình trình diễn, Trung tâm KNKL và các Trạm KN đều có sự bàn bạc dân chủ, từ đó nắm được nhu cầu, nguyện vọng của địa phương, của người dân; phối hợp để chỉ đạo tốt, kịp thời phát hiện và giải quyết những phát sinh trong quá trình thực hiện các chương trình.
2.2. Đánh giá chung về thực trạng hệ thống tổ chức khuyến nông tỉnh Bắc Giang
2.2.1. Những mặt tích cực
- Chính sách đãi ngộ cho cán bộ khuyến nông về chế độ lương, BHXH, một số các chế độ khen thưởng,đặc biệt là đối với cán bộ khuyến nông cơ sở đã được tỉnh chú trọng quan tâm hơn trước rất nhiều tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông yên tâm công tác, hoàn thành nhiệm vụ của mình. Đồng thời cũng thu hút được những người có trình độ, chuyên môn nghiệp vụ vào làm việc. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động khuyến nông của tỉnh.
- Bộ máy khuyến nông đã cơ bản được kiện toàn từ tỉnh về đến tận thôn, xã là điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp làm việc giữa các bộ phận chức năng trong bộ máy, cũng như giữa các bộ phận trong bộ máy khuyến nông với các tổ chức bên ngoài ngày càng ổn định ăn ý có hiệu quả. Các hoạt động khuyến nông cũng sẽ được thực hiện nhuần nhuyễn, tiến tới chuyên nghiệp hơn trong các quá trình triển khai các chương trình, dự án khuyến nông.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ khuyến nông Bắc Giang được coi là cao nhất cả nước, lại có tinh thần trách nhiệm và nhiệt tình với công việc rất cao. Hơn thế nữa, họ cũng không ngừng tích cực học tập, tiếp thu kiến thức, đúc kết kinh nghiệm cho bản thân. Trong tương lai đó thực sự là một lực lượng hùng hậu có thể đáp ứng mọi nhu cầu thắc mắc của người d
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 2105.doc