Kể từ 1987, kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam tăng bình quân 50% mỗi năm. Năm 1994, Úc đã xuất khẩu sang Việt Nam 164 triệu AUD, tăng 42% so với 115 triệu AUD năm 1993. Còn Việt Nam năm 1994 suất khẩu sang Aus đạt 298 triệu AUD, tăng 38 triệu AUD so với 251 triệu AUD năm 1993.
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Úc chủ yếu là máy móc thiết bị như thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác mỏ, thông tin liên lạc, máy làm lạnh, máy chế biến thực phẩm, máy chế biến thức ăn gia súc, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí các loại nguyên liệu như sắt, thép, nhôm, hoá chất, bột mì, len và các sản phẩm sữa.
Còn Úc nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm dầu thô, hải sản, cà phê, lâm sản và các hàng tiểu thủ công mỹ nghệ.
87 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2622 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
y 14/9/2009)
VJEPA chủ yếu ràng buộc nghĩa vụ liên quan đến việc cắt giảm thuế giữa hai nước. Theo đó, Việt Nam được quyền hưởng các ưu đãi cắt giảm thuế của Nhật Bản, đồng thời có nghĩa vụ dành cho Nhật Bản các ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ Hiệp định. Điểm cốt lõi của chương 2 là lộ trình giảm thuế của hai nước. Nguyên tắc cơ bản khi đàm phán của Việt Nam là tập trung yêu cầu Nhật Bản giảm thuế XK đối với những mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh như thuỷ sản, nông sản; bảo hộ những mặt hàng mà Việt Nam có khả năng sản xuất trong nước. Về mức cam kết chung, Việt Nam đồng ý tự do hóa đối với 87,66% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Nhật Bản cam kết tự do hóa 94,53% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm. Thực tế, mức cam kết mà Việt Nam đưa ra cho Nhật Bản khá thấp so với các nước ASEAN đã ký Hiệp định song phương với Nhật Bản (như Philippines và Thái Lan cam kết tự do hóa tới 99% kim ngạch thương mại trong vòng 10 năm).
Ngoài ra, Việt Nam và Nhật Bản còn thống nhất một điều khoản khẳng định cam kết trong VJEPA sẽ không ảnh hưởng tới quyền của mỗi bên trong Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện. (Theo mof.gov.vn)
Quan hệ thương mại thay đổi sau hiệp định VJEPA:
Hiệp định VJEPA đã có những tác động tích cực đến quan hệ thương mại hai nước. Theo số liệu thống kê, kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản tháng 12/2009 đạt 660 triệu USD; tăng 18% so với tháng trước nhưng giảm 2,1% so với cùng tháng năm ngoái, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Nhật Bản năm 2009 đạt 6,3 tỉ USD; giảm 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy có sự giảm sút tương đối nhưng nguyên nhân là do suy thoái kinh tế toàn cầu, còn KNXNK giữa 2 nước vẫn tăng lên về giá trị tuyệt đối.
Kim ngạch XNK 2 tháng đầu năm 2010 đạt như sau:
Tổng kim ngạch: 2 426 690 000 USD, tăng 35,6% so với cùng kỳ năm 2009
Xuất khẩu đạt: 1 297 142 000 USD, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm 2009
Nhập khẩu đạt: 1 129 548 000 USD, tăng 17,9% so với cùng kỳ năm 2009
Dưới đây là hai bảng số liệu về một số mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản và một số hàng nhập khẩu chủ yếu có xuất xứ Nhật Bản trong tháng 2/2010. (Dữ liệu được lấy từ Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Bảng 13: Thống kê kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam sang Nhật Bản trong tháng 02/2010
STT
Nhóm hàng xuất khẩu
Xuất khẩu (Triệu USD)
Tỷ trọng kim ngạch xuất sang Nhật Bản (%)
So sánh tháng 02/2009 (%)
1
Sản phẩm dệt may
64,9
15,2
- 4,5
2
Sắt thép loại khác
56,2
13,1
146,4
3
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
50,6
11,8
20,9
4
Hàng thuỷ sản
39,6
9,3
8,1
5
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
26,4
6,2
12,0
6
Gỗ và sản phẩm từ gỗ
25,2
5,8
- 10,3
7
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
18,1
4,2
107,7
8
Than đá
15,0
3,5
282,2
9
Giày dép các loại
14,2
3,3
13,9
10
Sản phẩm từ chất dẻo
13,5
3,2
- 1,0
11
Cà phê
8,8
2,1
- 29,7
12
Thuỷ tinh & sản phẩm bằng thuỷ tinh
5,6
1,3
600,2
13
Túi xách, ví, va li, mũ & ô dù
5,2
1,2
- 12,9
14
Sản phẩm từ giấy
5,1
1,2
83,0
15
Sản phẩm từ sắt thép
4,3
1,0
-9,1
16
Sản phẩm hoá chất
3,9
0,9
39,3
17
Hàng hoá khác
71,2
16,6
- 40,0
Tổng cộng
427,8
100,0
4,9
Bảng 14: Thống kê kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng chủ yếu của Việt Nam có xuất xứ Nhật Bản trong tháng 02/2010
STT
Nhóm hàng
Nhập khẩu (Triệu USD)
Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu từ Nhật Bản (%)
So sánh tháng 2/2009 (%)
1
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng
155,4
28,4
2,7
2
Sắt thép các loại
75,3
13,8
92,1
3
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện
51,6
9,5
2,6
4
Sản phẩm chất dẻo
28,3
5,2
46,6
5
Sản phẩm từ sắt thép
27,6
5,1
87,3
6
Vải các loại
22,4
4,1
-34,7
7
Chất dẻo nguyên liệu
19,4
3,6
59,8
8
Linh kiện ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống
15,7
2,9
220,1
9
Phôi thép
13,0
2,4
83,4
10
Linh kiện, phụ tùng ô tô khác
12,8
2,3
97,5
11
Sản phẩm hoá chất
11,3
2,1
29,8
12
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày
8,9
16
-17,1
13
Hoá chất
8,9
1,6
-9,4
14
Dây điện & dây cáp điện
6,5
1,2
1,7
15
Đồng
6,4
1,2
55,7
16
Sản phẩm từ giấy
6,3
1,1
81,9
17
Linh kiện & phụ tùng xe máy
6,0
1,1
13,4
18
Kim loại thường khác
5,8
1,1
167,5
19
Ô tô 9 chỗ ngồi trở xuống
5,8
1,1
178,3
20
Hàng hoá khác
58,7
10,8
-35,5
Tổng cộng
546,1
100,0
12,9
Bảng trên cho thấy trong tháng thứ 2 của năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu hàng hóa có xuất xứ Nhật Bản trị giá 546 triệu USD, tăng 12,9% so với tháng 2/2009 và giảm 5,5% so với tháng 1/2010 và chỉ chiếm 1,1% tổng kim ngạch xuất khẩu tháng 02/2010 của Nhật Bản sang tất cả các nước, chiếm tỷ trọng trên 71% tổng kim ngạch nhập khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam từ Nhật Bản. (Theo Số liệu thống kê Việt Nam).
Thuận lợi, khó khăn trong quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản và cách khắc phục.
4.3.1. Thuận lợi:
Cả hai nước đều đề cao sự hợp tác trong phát triển kinh tế nói chung và thương mại nói riêng.
Việt Nam là nước giàu tài nguyên, khoáng sản, có nguồn lao động dồi dào giá rẻ còn Nhật Bản là nước giàu khoa học kĩ thuật, công nghệ cao và có nguồn vốn lớn nên hai nước có thể hợp tác, bổ sung cho nhau hơn là cạnh tranh.
Việt Nam và Nhật Bản đều là thành viên của ASEAN + 3, cùng tham gia vào WTO… Đây là môi trường thuận lợi cho việc diễn ra các hoạt động thương mại trên quy mô lớn và hợp tác lâu dài.
Hiệp định VJEPA đem lại nhiều thuận lợi đối với các doanh nghiệp Việt Nam như: mức thuế suất phía Nhật Bản áp dụng cho các mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam giảm đáng kể là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu ở Việt Nam tiếp cận được thị trường với chi phí thấp và giá bán sản phẩm rẻ hơn; việc thành lập tổ chức tham vấn giữa các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam và cơ quan quản lý của Nhật Bản tạo điều kiện cho hàng hóa của Việt Nam tiếp cận dễ dàng với thị trường Nhật Bản.
4.3.2. Khó khăn:
Mặc dù Nhật Bản là một thị trường lớn, đầy tiềm năng nhưng rất khó tiếp cận bởi nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa nắm bắt được nguồn thông tin một cách đầy đủ về đặc trưng, văn hoá của thị trường và thị hiếu của người dân nước này. Đây là một khó khăn không nhỏ cho các doanh nghiệp muốn làm ăn lâu dài với khách Nhật.
Người tiêu dùng Nhật Bản yêu cầu khắt khe về chất lượng, độ bền, độ tin cậy, sự tiện dụng của sản phẩm và sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt, đồng thời cũng chú ý tới các dịch vụ hậu mãi, phương thức phân phối của các nhà sản xuất.
Rào cản về văn hóa, thị hiếu tiêu dùng, ngôn ngữ…
Biện pháp khắc phục:
Xu hướng hiện nay là người tiêu dùng Nhật thường tới mua sắm vật dụng cần thiết ở những cửa hàng có mức giá phải chăng, họ đang hứng thú với các cửa hiệu secondhand đang mọc lên ở khắp nơi. Đây là một xu hướng có lợi cho hàng hóa Việt Nam nếu ta biết cách khai thác và đáp ứng.
Hiện nay, Nhật Bản là thị trường tiêu thụ hàng dệt may lớn thứ 2 TG, trong đó sản phẩm may mặc thời trang hàng ngày dành cho phụ nữ trẻ chiếm gần 60% với giá trị khoảng 28 tỷ USD. Tuy nhiên, sản phẩm dệt may giá rẻ ta không cạnh tranh được với hàng hóa Trung Quốc, nhưng vẫn còn “chỗ trống” với nhóm sản phẩm cao cấp, ta cần quan tâm xây dựng thương hiệum đi kèm chất lượng và thiết kế mới lạ. “Nói chung kinh doanh với Nhật Bản quan trọng là nắm bắt tình hình thị trường” (Lê Thị Hoài Anh – Tạp chí thương mại – số 35/2009).
Nhật Bản là quốc gia coi trọng tình truyền thống của cộng đồng hơn là tính cá nhân, họ sẵn sàng trả giá cao hơn cho những sản phẩm có chất lượng tốt (ví dụ nhóm hàng thực phẩm có hương vị hấp dẫn và tươi mới). Vì vậy, hàng hóa Việt Nam cần nâng cao hơn nữa yêu cầu về chất lượng và đi kèm với dịch vụ hậu mãi.
Chương 5:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – ẤN ĐỘ
5.1. Việt Nam – Ấn Độ – mối quan hệ thương mại mới tốt đẹp:
Năm 1954, Ấn Độ mở Tổng lãnh sự quán tại Hà Nội. Năm 1956, Việt Nam lập Tổng lãnh sự quán tại Niu Đê-li. Hai sự kiện này là tiền đề cho mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước – mối quan hệ giữa một nước Ấn Độ đang trỗi dậy và một nước Việt Nam đang nổi lên. Việt Nam và Ấn Độ là hai nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao hàng đầu ở châu Á. Tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thương mại là rất lớn. Quan hệ kinh tế - thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tiến triển tích cực, với nhiều thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực nông nghiệp, nghề cá, thủy sản và vận tải đường biển…
Tháng 10/2009, Chính phủ Ấn Độ đã công nhận Việt Nam là nước có nền kinh tế thị trường đầy đủ và hai bên đã ký Hiệp định Thương mại hàng hóa thuộc Hiệp định khung về hợp tác kinh tế toàn diện (AITIG) trong khuôn khổ khu vực mậu dịch tự do ASEAN – Ấn Độ là những điều kiện rất thuận lợi để thúc đẩy quan hệ thương mại song phương giữa hai nước. Dựa trên lợi thế về quan hệ chính trị và tiềm năng kinh tế to lớn của hai nước, mục tiêu tổng kim ngạch buôn bán song phương sẽ đạt 3000 triệu USD vào năm nay và 5000 triệu USD vào năm 2015.
5.2. Hoạt động thương mại giữa hai nước:
Trong những năm gần đây, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Ấn Độ trong thời gian qua đã có sự chuyển biến tích cực. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu song phương đã tăng từ 72 triệu USD năm 1995 lên 1.536 triệu USD năm 2007, năm 2008: 2.478 triệu USD. Năm 2009, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm cho thương mại giữa hai nước ít nhiều bị ảnh hưởng nhưng tổng kim ngạch nhập khẩu giữa hai nước vẫn đạt mức 2.055 triệu USD, trong đó Việt Nam xuất khẩu sang Ấn Độ được 420 triệu USD (tăng 9% so với năm 2008: 388 triệu USD), và nhập khẩu từ Ấn Độ đạt 1.635 triệu USD (giảm 22% so với năm 2008: 2.094 triệu USD). (Theo Cục xúc tiến thương mại www.vietrade.gov.vn)
Bảng 15: Quan hệ thương mại Ấn Độ- Việt Nam
Đơn vị : triệu USD
STT
Năm
2003-2004
2004-2005
2005-2006
2006-2007
2007-2008
1.
Xuất khẩu
410,43
555,96
690,68
981,84
1.602,38
2.
% tăng
35,46
24,23
42,16
63,20
3.
TXK của Ấn Độ
63.842,55
83.535,95
103.090,54
126.262,67
162.904,15
4.
% tăng
30,85
23,41
22,48
29,02
5.
% tỷ trọng
0,64
0,67
0,67
0,78
0,98
6.
Nhập khẩu
38,21
86,50
131,39
167,52
173,39
7.
% tăng
126,35
51,89
27,50
3,50
8.
TNK của Ấn Độ
78.149,11
111.517,44
149.165,73
185.604,10
251.439,17
9.
% tăng
42,70
33,76
24,43
35,47
10.
% tỷ trọng
0,05
0,08
0,09
0,09
0,07
11.
Tổng XNK
448,65
642,46
822,06
1.149,36
1.775,76
12.
% tăng
43,20
27,96
39,81
54,50
13.
Tổng XNK của Ấn Độ
141.991,66
195.053,38
252.256,27
311.866,78
414.343,32
14.
% tăng
37,37
29,33
23,63
32,86
15.
% tỷ trọng
0,32
0,33
0,33
0,37
0,43
16.
Cán cân thương mại
372,22
469,46
559,29
814,32
1.428,99
17.
Cán cân TM của Ấn Độ
-14.306,56
-27.981,49
-46.075,20
-59.341,43
-88.535,02
Tỷ giá: (Rs./USD)
45,9516
44,9315
4,2735
45,2849
40,2607
(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ)
Bảng 16: Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chính của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2006-2007; 2007-2008:
ĐVT: triệu USD
STT
Mặt hàng
2006-2007
2007-2008
Tăng (%)
010203040506070809101112
Cà phê, chè, gia vịTinh dầu, mỹ phẩmNhựa, sản phẩm nhựaCao suGỗ, gỗ nguyên liệuĐồ gỗMáy, thiết bị điệnSắt thépGốm sứThủy tinhDày dépHóa chất
35,152,712,742,871,282,7517,209,630,592,816,491,87
27,254,602,539,121,520,5723,6210,980,971,594,702,80
-22,4769,60-7,5232,7918,61-79,4137,3014,1064,00-43,20-27,6750,16
Tổng số
167,52
173,39
3,5
(Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ).
Nói chung, những mặt hàng chính ta xuất sang Ấn Độ cũng giống như sang các nước Mỹ, Trung Quốc hay Nhật Bản, vẫn là nhóm hàng nông nghiệp, thủ công...
5.3. Một số vấn đề cần quan tâm trong quan hệ thương mại hai nước:
Quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Ấn Độ ngày càng tăng trưởng mạnh, dựa trên mối quan hệ chính trị tốt đẹp và tiềm năng vốn có ở cả hai nước. Có thể kể đến những thuận lợi trong quan hệ thương mại hai nước như sau:
Việt Nam là thành viên tích cực và quan trọng của ASEAN, do đó việc thực hiện Hiệp định Khu vực thương mại tự do (FTA) Ấn Độ – ASEAN là rất quan trọng; là điều kiện thuận lợi để hai nước thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ thương mại.
Ấn Độ là nước châu Á đang nổi lên với chính sách “hướng Đông” mạnh mẽ, có tiềm năng đa dạng về các lĩnh vực như: công nghệ thông tin, hóa chất, chế tạo cơ khí, sản xuất ôtô và phụ tùng, sản xuất đầu máy và toa xe lửa, dược phẩm, chế biến thực phẩm… và trong chính sách ngoại thương thời kỳ 2009-2014 của mình, Ấn Độ đã xác định Việt Nam là một trong những thị trường trọng điểm; càng ngày càng có nhiều doanh nghiệp Ấn Độ quan tâm đến thị trường Việt Nam.
Việt Nam là bạn hàng của Ấn Độ chủ yếu trong các lĩnh vực công nghệ thông tin, nông nghiệp, chế biến thực phẩm, đường sắt, năng lượng và năng lượng thay thế. Ngoài ra, Ấn Độ còn hợp tác với Việt Nam trong đào tạo công nghệ thông tin, sản xuất và truyền tải điện. Tiềm năng hợp tác trên các lĩnh vực, nhất là thương mại là rất lớn. Việt Nam có thế mạnh về thủy sản, hàng thủ công, chế biến thực phẩm và dệt may. Ấn Độ có thể đề nghị hợp tác trong các lĩnh vực dược phẩm, sản xuất thức ăn gia súc, chế tạo linh kiện ô tô và đồ nhựa… hai nước bổ sung các mặt hàng cho nhau.
Tuy nhiên, vẫn còn một số hạn chế:
Việt Nam vẫn còn nhập siêu nhiều từ Ấn Độ. Cụ thể, năm 2006: 742 triệu USD, năm 2007: 1.177 triệu USD, năm 2008: 1.705 triệu USD và năm 2009: 1.215 triệu USD. Để góp phần tăng cường hàng xuất khẩu của Việt Nam cũng như cải thiện cán cân thương mại, cần phải có những biện pháp thiết thực hơn nữa như tạo thuận lợi hóa thương mại, giảm hàng rào thuế và phi thuế, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam sang Ấn Độ tìm hiểu thị trương, xúc tiến thương mại…
Mặc dù kim ngạch buôn bán giữa hai nước đã tăng liên tục, nhưng về giá trị vẫn thấp hơn nhiều so với tiềm năng. Trong bối cảnh nền kinh tế Ấn Độ và Việt Nam đang tăng trưởng nhanh với tốc độ kỷ lục trong những năm gần đây, cả hai bên vẫn thể hiện ý chí chính trị về tăng cường hợp tác kinh tế, thì không có lý do gì khiến hai nước không thể đẩy mạnh thương mại và đầu tư song phương.
Trong năm 2010 này, Việt Nam đóng vai trò là Chủ tịch ASEAN, Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh và Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ Anand Sharma sẽ sang thăm Việt Nam và dự các phiên họp cấp cao của ASEAN với nước đối tác và các phiên họp của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với các nước đối tác. Đây chính là các cơ hội tốt để chúng ta thúc đẩy hơn nữa các mối quan hệ chính trị, thương mại, đầu tư… giữa hai nước; đồng thời tăng cường quan hệ với các nước ASEAN, dự kiến thương mại hai chiều năm nay giữa Ấn Độ và ASEAN đạt 50 tỷ USD từ mức 40 tỷ USD của năm 2009.
Chương 6:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – AUSTRALIA
6.1. Australia và mối quan hệ thương mại với Việt Nam:
Australia (Úc) bao gồm 6 tiểu bang và 2 đại lục với dân số vào khoảng 22 triệu người. Nước này có một nền kinh tế khá thịnh vượng với thu nhập bình quân theo đầu người cao hơn Liên Hiệp Anh, Đức và Pháp theo sức mua tương đương. Xếp hạng ba về chỉ số phát triển con người của Liên hiệp quốc năm 2007 và hạng sáu về chỉ số chất lượng cuộc sống của tạp chí tin tức The Economist năm 2005.
Australia chú trọng vào xuất khẩu hàng hóa hơn là sản xuất. Các thị trường xuất khẩu chính của Úc là Nhật Bản, Trung Quốc, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và New Zealand.
Quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia được thiết lập ngày 26/02/1973. Tháng 11/1994, Úc lập tổng lãnh sự quán tại Việt Nam. Sau khi Chính phủ Australia bãi bỏ lệnh cấm buôn bán với Việt Nam tháng 10/1991, thương mại hai chiều giữa hai nước tăng lên nhanh chóng. Các hiệp định thương mại đã ký kết giữa hai nước: Hiệp định hợp tác kinh tế thương mại (6/1990), Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (4/1992), Hiệp định hàng không (7/1995). Quan trọng hơn nữa, ngày 27/02/2009, Úc và New Zealand đã ký Hiệp định Tự do Thương mại (FTA) với khối ASEAN gọi tắt là AANZFTA. Hiệp định này sẽ mang nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như nông thủy sản, dệt may, đồ gỗ… được Úc và New Zealand miễn thuế vào năm 2010.
Do được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên với các quặng mỏ thuộc hạng lớn thế giới, chiếm 40% tài nguyên mỏ và 10% quặng vàng trên thế giới, đất nước từng là tù nhân của nước Anh đã sánh vai cùng những nền kinh tế phương Tây. Trong quan hệ thương mại, Việt Nam luôn coi Úc là đối tác quan trọng, và Úc xem Việt Nam là đối tác chiến lược. Điều đó là nền tảng cần thiết để mối quan hệ thương mại giữa hai bên được tăng cường.
6.2. Tình hình thương mại giữa hai nước:
6.2.1. Giai đoạn 1987 - 1999:
Kể từ 1987, kim ngạch xuất khẩu của Úc sang Việt Nam tăng bình quân 50% mỗi năm. Năm 1994, Úc đã xuất khẩu sang Việt Nam 164 triệu AUD, tăng 42% so với 115 triệu AUD năm 1993. Còn Việt Nam năm 1994 suất khẩu sang Aus đạt 298 triệu AUD, tăng 38 triệu AUD so với 251 triệu AUD năm 1993.
Những mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ Úc chủ yếu là máy móc thiết bị như thiết bị chuyên dùng phục vụ khai thác mỏ, thông tin liên lạc, máy làm lạnh, máy chế biến thực phẩm, máy chế biến thức ăn gia súc, thiết bị thăm dò và khai thác dầu khí… các loại nguyên liệu như sắt, thép, nhôm, hoá chất, bột mì, len và các sản phẩm sữa.
Còn Úc nhập khẩu từ Việt Nam chủ yếu là các sản phẩm dầu thô, hải sản, cà phê, lâm sản và các hàng tiểu thủ công mỹ nghệ.
6.2.2. Giai đoạn 1999 – nay:
Bảng 17: Kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam – Australia (1999 – 2004)
ĐVT: US$
Năm
Xuất khẩu
Nhập khẩu
Có
Tỷ lệ (%) XK/NK
Xuất siêu
Kim ngạch
% tăng
Kim ngạch
% tăng
Kim ngạch
% tăng
Giá trị
% tăng
1999
814.597
73,59
260.838
-19,81
1.021.436
40,46
398,83
607.759
187,56
2000
1.271.776
56,12
301.893
45,96
1.573.669
54,06
421,27
969.884
59,58
2001
1.042.801
-18,08
268.697
-11,00
1.310.498
-16,72
387,72
773.104
-20,29
2002
1.329.040
25,57
286.316
6,56
1.615.356
23,26
464,19
1.042.724
34,87
2003
1.420.358
6,87
280.133
-2,16
1.700.491
5,27
507,03
1.140.225
9,35
2004
1.821.675
28,2
458.000
63,4
2.279.675
34
397,7
1.363.675
19,6
(Nguồn: Tổng cục Hải quan Việt Nam)
Kim ngạch thương mại hai chiều giữa Úc và ASEAN tăng bình quân hàng năm là 10% (đứng thứ hai sau Trung Quốc). Việt Nam hiện đang đứng thứ tư trong khối ASEAN về hợp tác kinh tế với Úc. Bên cạnh các mặt hàng công nghiệp, xuất khẩu dịch vụ của Úc sang Việt Nam trong năm tăng 43% so với cùng kỳ - đạt 481 triệu đô Úc và giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất. Mặt khác, Việt Nam xuất khẩu dịch vụ qua Úc đạt 524 triệu đô Úc, chủ yếu tập trung vào du lịch và giải trí. ( Cụ thể:
Về thương mại hàng hóa: kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều Việt Nam – Úc vẫn tiếp tục tăng trưởng đều và khá cao trong những năm qua với tốc độ tăng trưởng bình quân trên 12%/năm. Úc là đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam, về xuất khẩu là thị trường lớn thứ tư sau Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc (năm 2009). Thặng dư thương mại khá lớn, chủ yếu là do Việt Nam xuất dầu thô sang Úc. Ngoài ra còn có các mặt hàng thủy hải sản, hạt điều, đồ gỗ, thủ công, mỹ nghệ đều có tốc độ tăng trưởng rất mạnh. Điều này cho thấy tiềm năng xuất khẩu sang thị trường này rất lớn mà ta chưa khai thác hết.
Về thương mại dịch vụ: tổng kim ngạch thương mại dịch vụ hai chiều Việt Nam – Úc trong năm 2003 đạt 420 triệu USD, trong đó Việt Nam nhập khẩu dịch vụ với trị giá 160 triệu US$, chiếm 0,6% thị phần và xuất khẩu dịch vụ cho Úc với trị giá 268 triệu US$ thị phần. Các dịch vụ Việt Nam xuất khẩu chính gồm vận tải (40 triệu US$), du lịch (210 US$) và các dịch vụ khác (15 triệu US$).
Bảng 18: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang Úc
6.3. Nhận định về sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Australia:
6.3.1. Thuận lợi:
Việt Nam và Australia cùng nằm trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đầy tiềm năng; đều mong muốn tăng cường mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác lâu dài trên nhiều lĩnh vực. Quan hệ hai nước đã có bước phát triển mạnh mẽ trong những năm gần đây. Biểu hiện sinh động của chiều hướng tốt đẹp đó là sự hợp tác trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại, đầu tư, viện trợ phát triển văn hoá, giáo dục đào tạo. Không chỉ trong khuôn khổ song phương, sư hợp tác giữa hai nước còn phát triển mạnh mẽ trong khuôn khổ đa phương. Là nước điều phối quan hệ giữa ASEAN – Australia, Việt Nam luôn ủng hộ Australia - nước có vị trí địa lý gần gũi, quan hệ hợp tác phát triển lâu đời với ASEAN và là nước có vị trí quan trọng trong khu vực và thế giới, được tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập khu vực Đông Á.
Người tiêu dùng Australia đã quen thuộc với nhiều mặt hàng nhập khẩu từ Việt Nam và với việc Australia tiếp tục thực hiện cam kết mở cửa thị trường và tự do hoá thương mại, trong thời gian tới, các nhà xuất khẩu Việt nam sẽ có thêm nhiều cơ hội gia tăng giá trị xuất khẩu sang thị trường này.
Thị trường Australia không áp dụng hạn ngạch nhập khẩu với Việt Nam.
6.3.2. Khó khăn:
Thị trường hai nước xa cách về địa lý và khác biệt về thị hiếu tiêu dùng.
Doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường và gặp khó khăn trong các hoạt động tìm hiểu thị trường và xúc tiến thương mại.
Thuế suất đối với hàng dệt may và giày dép rất cao (trên 10%). Trong khi đó, sự cạnh tranh với các đối tác như Trung Quốc và một số nước ASEAN ngày càng gia tăng bởi lợi thế lớn của các nước hiện tại đối với mặt hàng dệt may và đặc biệt Trung Quốc, Ấn Độ sẽ tiếp tục phân chia lại bản đồ dệt may thế giới.
Chính sách thương mại và thuế của Australia khá minh bạch, nhưng hàng rào phi thuế quan (các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn kỹ thuật…) khá chặt chẽ. Hàng thực phẩm, hoa quả và nông sản nhập khẩu vào Australia đều phải yêu cầu trải qua quá trình phân tích rủi ro nhập khẩu (IRA) của cơ quan An toàn sinh học (Biosecurity Australia – BA). Phần này do Cơ quan chức năng của hai bên thực hiện và việc triển khai phụ thuộc vào quan hệ và tiến độ giải quyết giữa Australia với từng đối tác, trong khi đó sự hợp tác giữa hai nước Việt Nam và Australia khá chậm chạp.
Nhìn chung, với những tiềm năng mà hai quốc gia đang có cộng với việc quan hệ chính trị ngày một tốt đẹp sẽ là điều kiện thúc đẩy mối quan hệ thương mại phát triển mạnh mẽ, đem lại lợi ích cho cả hai.
Chương 7:
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – NGA
Bước vào thập kỷ 90, Liên Xô tan rã cùng với mô hình CNXH Xô Viết, cả Liên Bang Nga đã bước vào thời kì cải tổ, đổi mới căn bản mô hình phát triển và tình hình của đất nước.
Nước Nga đã bắt đầu thời kỳ từ bỏ mô hình CNXH Xô Viết và chuyển sang phát triển CNTB theo mô hình phương Tây. Là nước có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hùng hậu, có thể tự cung tự cấp gần như hoàn toàn nhiên nguyên liệu cho các ngành sản xuất công nghiệp trong nước. Ngoài ra, Nga còn mạnh về cả tiềm lực quân sự – quốc phòng, tiềm năng trí tuệ cao, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học cơ bản và khoa học vũ trụ… Ngày 27 tháng 12 năm 1991 Việt Nam tuyên bố công nhận Nga là quốc gia tiếp tục Liên Xô.
Tổng quan mối quan hệ:
Quan hệ Việt – Nga đã trải qua nhiều thập kỷ, đã mang lại cho nhân dân 2 nước những lợi ích to lớn cả trên bình diện an ninh, quốc phòng, cũng như phát triển kinh tế. Từ thập kỷ 90 quan hệ hai nước đã chuyển sang một giai đoạn phát triển hoàn toàn mới – giai đoạn phát triển trên những nguyên tắc của thị trường.
Mối quan hệ thương mại Việt – Nga qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1991 - 1993:
Hậu quả của 5 năm cải tổ của thời kì Goobachop (1986 – 1991) đã làm cho nền kinh tế Nga 1991 lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng. Sự sụp đổ của Liên Xô làm cho các mối quan hệ kinh tế thương mại với các nước bạn bè truyền thống trong đó có Việt Nam bị tan vỡ. Năm 1986, Việt Nam mới bắt đầu vào thời kỳ đổi mới. Khắc phục về nguồn viện trợ và thị trường, lúc đó Việt Nam phải chú ý vào thị trường Đông Nam Á và khu vực II (khu vực các nước Tây Âu phát triển) đồng thời phải phát huy nội lực, bằng mọi cách để giải phóng sức sản xuất, nhằm vượt qua những khó khăn thử thách trong giai đoạn này. Nếu như trước đây (thời kỳ Liên Xô) hai nước buôn bán với nhau hàng tỉ USD, thì giờ đây quan hệ Việt Nam – Liên Bang Nga mà nét tiêu biểu là quan hệ thương mại đã xuống mức thấp nhất.
Bảng 19: Quan hệ thương mại Việt - Nga giai đoạn 199
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước.doc