Đề tài Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng)

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀCÁN CÂN VỐN. 3

1. Cán cân thanh toán (The Balance of Payments – viết tắt là BOP hay BP):. 3

2. Nội dung của cán cân thanh toán: . 4

2.1 Cán cân vãng lai - Current Account (CA): được chia thành 4 bộphận sau: . 4

2.1.1 Cán cân thương mại - Trade Balance (TB): . 4

2.1.2 Cán cân dịch vụ- Services (SE): . 4

2.1.3 Cán cân thu nhập - Incomes (IC), . 4

2.1.4 Cán cân chuyển giao vãng lai một chiều - Current Transfers (Tr.), . 5

2.2 Cán cân vốn (Capital Balance - K): . 5

2.3 Cán cân dựtrữchính thức (Reserve Account): . 6

2.4 Sai sốthống kê: . 6

2.5 Cán cân cơbản (Basic Balance – BB). 6

2.6 Cán cân thanh toán chính thức (Official Settlement Balance) . 6

3. Ý nghĩa kinh tế: . 6

3.1 Vềnguyên tắc, cán cân thanh toán luôn cân bằng: . 7

3.2 Thặng dưvà thâm hụt cán cân cơbản. 9

3.3 Thặng dưvà thâm hụt cán cân tổng thể. 9

4. Thực trạng cán cân thanh toán của Việt Nam trong năm 2010. 10

CHƯƠNG 2: ĐẦU TƯTRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) . 13

1. Khái niệm vềFDI . 13

2. Nội dung:. 13

2.2.1. Phân theo bản chất đầu tư: . 14

2.2.1.1. Đầu tưphương tiện hoạt động:. 14

2.2.1.2. Mua lại và sáp nhập: . 14

2.2.2. Phân theo tính chất dòng vốn:. 14

2.2.2.1. Vốn chứng khoán: . 14

2.2.2.2. Vốn tái đầu tư: . 15

2.2.2.3. Vốn vay nội bộhay giao dịch nợnội bộ: . 15

2.2.3. Phân theo động cơcủa nhà đầu tư:. 15

2.2.3.1. Vốn tìm kiếm tài nguyên : . 15

2.2.3.2. Vốn tìm kiếm hiệu quả: . 15

2.2.3.3. Vốn tìm kiếm thịtrường:. 15

2.3.1 Các nhân tốliên quan đến chủ đầu tư . 16

2.3.2 Các nhân tốliên quan đến nước chủ đầu tư . 16

2.3.2.1 Các biện pháp khuyến khích đầu tưtrực tiếp ra nước ngoài bao gồm:. 17

2.3.2.2 Các biện pháp hạn chế đầu tư . 17

2.3.3 Các nhân tốliên quan đến nước nhận đầu tư . 17

2.3.4 Các nhân tốcủa môi trường quốc tế . 19

3. Vai trò của FDI: . 19

4. Thực trạng FDI ởViệt Nam . 20

4.2.1 Ưu điểm của FDI:. 24

4.2.2 Nhược điểm của FDI: . 25

4.3.1 Những khó khăn trước mắt . 27

4.3.2 Cơhội cho Việt Nam: . 28

4.3.3 Các khảnăng tăng trưởng . 28

5. Giải pháp. 28

CHƯƠNG 3: ĐẦU TƯGIÁN TIẾP (FPI) . 32

1. Khái niệm: . 32

2. Nội dung FPI:. 32

2.1 Các tác động của FPI:. 32

2.1.1 Những tác động tích cực: . 32

2.1.2 Một sốtác động tiêu cực: . 34

2.2 Tính chất của FPI:. 36

2.3 Các hình thức đầu tưgián tiếp nước ngoài: . 37

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI. . 38

3. Thực trạng đầu tưgián tiếp nước ngoài vào Việt Nam: . 39

4. Vai trò FPI đối với Việt Nam. 43

5. Các giải pháp nhằm thu hút FPI ởViệt Nam:. 44

5.1 Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới: . 44

5.2 Những ưu thếvà trởngại trong việc tăng cường thu hút FPI vào Việt Nam: . 45

6. Kết luận . 50

CHƯƠNG 4: NGUỒN VỐN ODA . 52

1. Nguồn gốc ra đời của ODA. 52

2. Khái niệm ODA . 53

3. Đặc điểm của ODA. 53

4. Vai trò của vốn ODA với đầu tưphát triển ởViệt Nam: . 56

4.1 Nhu cầu vốn ODA cho đầu tưphát triển kinh tếViệt Nam. 56

4.2 Tầm quan trọng của ODA đối với phát triển kinh tếViệt Nam . 56

4.3 Những xu hướng mới của ODA trên thếgiới. 59

5. Thực trạng huy động, sửdụng và quản lý vốn ODA . 60

5.1 TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG ODA . 60

5.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VÀ SỬDỤNG ODA . 64

5.3 MỘT SỐNGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THÀNH CÔNG, HẠN CHẾTRONG QUẢN LÝ, SỬDỤNG ODA VÀ BÀI HỌC RÚT RA. . 67

6. Một sốgiải pháp tăng cường quản lý và sửdụng ODA. . 69

6.1 MỘT SỐGIẢI PHÁP CHUNG. . 70

6.2 MỘT SỐGIẢI PHÁP TĂNG TỐC ĐỘGIẢI NGÂN VỐN ODA. 73

7. Kết luận . 76

CHƯƠNG 5: VAY THƯƠNG MẠI NƯỚC NGOÀI . 78

1. Khái niệm: . 78

2. Thực trạng vay thương mại của Việt Nam. 79

CHƯƠNG 6: VAY NGÂN HÀNG . 81

1. Khái niệm: . 81

2. Đặc điểm của vay ngân hàng nước ngoài: . 81

3. Vai trò của vay ngân hàng: . 81

4. Thực trạng vay ngân hàng nước ngoài của Việt Nam:. 81

CHƯƠNG 7: KẾT LUẬN. 87

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 92

pdf92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6187 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sang một thị trường khác để lại hậu quả khôn lường cho nền kinh tế. Kinh nghiệm khủng hoảng kinh tế tài chính của Châu Á vào cuối thập niên 90 của thế kỷ 20 đã cho thấy tác hại của sự đảo ngược dòng vốn FPI khi nền kinh tế của các quốc gia này xuất hiện các khoảng trống khó bù đắp, hậu quả là những nền kinh tế bong Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 37 bóng nhanh chóng bị sụp đổ, gây hậu quả to lớn, khó có thể khắc phục được trong ngắn hạn. 2.3 Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài: Các hình thức đầu tư gián tiếp nước ngoài bao gồm: Mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu và các loại giấy tờ có giá khác thông qua quỹ đầu tư chứng khoán hoặc thông qua các định chế tài chính trung gian khác. Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào các nước tồn tại thông qua các loại quỹ hoặc các công ty tài chính dưới một số dạng như: Quỹ tương hỗ: Là quỹ được điều hành bởi công ty đầu tư nhằm huy động vốn cổ đông và đầu tư vào chứng khoán, trái phiếu, hợp đồng option, hàng hoá hay các chứng khoán trên thị trường tiền tệ, thường phát hành chứng khoán quỹ để huy động vốn. Đây là một loại chứng khoán tạo cơ hội cho các nhà đầu tư nhỏ có khả năng tiếp cận với một danh mục đầu tư đa dạng và có một sự quản lý chuyên môn. Mỗi cổ đông đều có cơ hội được hưởng lãi từ hoạt động đầu tư của quỹ nhưng đồng thời cũng phải chịu lỗ nếu như đầu tư không thành công. Quỹ trợ cấp và hưu bổng: được thành lập để tạo nguồn thu nhập cho những người về hưu và không còn khả năng làm việc. Các quỹ này nhận tiền đóng góp của công nhân, chủ doanh nghiệp và sử dụng nguồn ngân quỹ có được đầu tư vào cá loại trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc, trái phiếu đô thị, đầu tư vào cổ phiếu, trái phiếu của doanh nghiệp. Các loại quỹ này thường có quy mô nhỏ do đó việc đầu tư bị hạn chế. Công ty bảo hiểm (Insurance Firm): gồm bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm trách nhiệm và tài sản). Các công ty bảo hiểm có ưu điểm nổi bật là có tiềm lực tài chính mạnh nên khả năng đầu tư lớn nhưng lại có rủi ro cao, do đặc tính của ngành. Các tổ chức tài chính (Financial Corporation): các tổ chức hoặc các tập đoàn kinh tế lớn khi muốn đầu tư vào thị trường nước ngoài thường thiết lập các quỹ đầu tư Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 38 trên thị trường đó dưới hình thức hỗ trợ kỹ thuật, mua cổ phần hoặc huy động vốn. Các quỹ này không trực tiếp tham gia vào việc điều hành và quản lý doanh nghiệp mà chỉ thông qua việc hỗ trợ và tư vấn kỹ thuật. Việc cấp vốn được thực hiện thông qua các trung gian tài chính là ngân hàng. Loại quỹ này có tiềm lực tài chính mạnh, quay vòng vốn nhanh nên khả năng đầu tư vào thị trường cao. Tuy nhiên để tiếp cận được nguồn vốn này thì các doanh nghiệp phải đáp ứng các nhu cầu khắt khe hơn từ phía nhà đầu tư. Quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capital Funds): đầu tư mạo hiểm là việc các chuyên gia đầu tư tiến hành bỏ vốn vào các công ty có tiềm năng mặc dù còn mới. Nhà đầu tư không trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh của công ty mà đóng vai trò cố vấn, hỗ trợ các giải pháp điều hành tiên tiến để thúc đầy sự phát triển kinh doanh. Những lĩnh vực mà nhà đầu tư lựa chọn thường là những lĩnh vực có khả năng phát triển cao. Nhà đầu tư mạo hiểm thường đầu tư vào những lĩnh vực mới, lĩnh vực công nghệ cao nên quỹ đầu tư mạo hiểm trở thành người đỡ đầu cho các công ty mới hình thành, thiếu vốn và uy tín. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường được thành lập từ các công ty hoặc tập đoàn kinh tế lớn nên có tiềm lực kinh tế mạnh, đội ngũ chuyên gia đầu tư hùng hậu, có khả năng phân tích tình hình đầu tư. Các chiến lược đầu tư thường là dài hạn và đã có sự tính toán tỉ mỉ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm thường thu lợi rất lớn nếu dự án thành công, nhưng rủi ro, nếu xảy ra, cũng có hậu quả nặng nề hơn các hình thức đầu tư khác. 2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn vốn FPI. Nguồn vốn FPI chịu ảnh hưởng của các nhân tố sau: - Bối cảnh quốc tế (hòa bình, ổn định vĩ mô, các quan hệ ngoại giao và môi trường pháp lý quốc tế thuận lợi). - Nhu cầu và khả năng đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài. - Mức độ tự do hóa và cạnh tranh (chủ yếu là ưu đãi tài chính và sự thân thiện, sự thuận tiện của quản lý nhà nước đối với nhà đầu tư) của môi trường đầu tư trong nước. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 39 -Sự phát triển của hệ thống tiền tệ và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh nói riêng, của các thể chế thị trường nói chung ở nước tiếp nhận đầu tư. Ngoài ra dòng vốn FPI cũng chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ các yếu tố khác như: -Sự phát triển và độ mở cửa của thị trường chứng khoán, chất lượng của các cổ phiếu, trái phiếu do doanh nghiệp và Nhà nước phát hành, cũng như các chứng khoán có giá khác lưu thông trên thị trường tài chính. -Sự đa dạng và vận hành có hiệu quả của các định chế tài chính trung gian (trước hết là quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư tài chính các loại, các quỹ đầu tư đại chúng, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ thành viên). -Sự phát triển và chất lượng của hệ thống thông tin và dịch vụ chứng khoán, trong đó có các tổ chức cung cấp dịch vụ tư vấn và dịch vụ định mức hệ số tín nhiệm của doanh nghiệp và chứng khoán do doanh nghiệp phát hành. -Dòng FPI tỷ lệ thuận theo cấp số nhân cùng với sự gia tăng quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp, doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động hiệu quả ở trong nước, cùng với việc mở rộng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của các nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp. 3. Thực trạng đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam: Các giai đoạn thu hút vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài ở Việt Nam: Thực trạng thu hút dòng vốn gián tiếp vào Việt Nam Giai đoạn 1(1995-1998): Là thời kỳ mở đầu cho dòng vốn FPI vào Việt Nam theo xu hướng mở cửa và hội nhập, tạo động lực, hy vọng chung cho các nhà đầu tư nước ngoài. Trong giai đoạn này Việt Nam có 7 quỹ đầu tư nước ngoài được thành lập với tổng số vốn huy động được khoảng 400 triệu USD. Giai đoạn 2 (1998-2002): là thời kỳ khủng hoảng và hậu khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á khiến cho các dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài vào Châu Á bị chững lại, Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng chung của xu hướng này. Giai Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 40 đoạn này, Việt Nam bị giảm sút và thu hẹp đáng kể quy mô vốn FDI và FPI. Trong số 7 quỹ nêu trên, có tới 5 quỹ rút khỏi Việt Nam, một Quỹ thu hẹp trên 90% quy mô quỹ. Chỉ còn duy nhất quỹ Vietnam Enterprise Investment Fund được thành lập 7-1995 là còn hoạt động cho đến nay. Giai đoạn 3 (từ 2003-2006): thời kỳ phục hồi trở lại của dòng vốn FPI vào Việt Nam cùng với xu hướng tăng cường cải thiện đầu tư, phát triển các định chế thị trường tài chính. Việc thành lập sàn giao dịch chứng khoán ở TP.Hồ Chí Minh và trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội, đặc biệt chủ trương và quyết tâm của Chính phủ đẩy mạnh việc cổ phần hóa và nới lỏng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài trong các doanh nghiệp. Tính đến 6/2006, cả nước có 9 quỹ đầu tư nước ngoài với tổng vốn 1,9 tỷ USD đang hoạt động ở Việt Nam. Giai đoạn 4 (2006-2008)- giai đoạn hậu WTO: năm 2006 đánh dấu thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, đây là một dấu mốc quan trọng cho đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Ở giai đoạn này, cùng với sự đi lên của thị trường chứng khoán, luồng vốn liên tục tăng nhanh và liên tục thu hoạch thành công. Có 19 công ty quản lý quỹ được hình thành và trên 1000 nhà đầu tư trên khắp thế giới đăng ký tài khoản tại Việt Nam, trong đó có nhiều công ty đa quốc gia. Vào giai đoạn này, lượng đầu tư chủ yếu vào thị trường trái phiếu. Việc bùng nổ FPI góp phần thúc đẩy hệ thống ngân hàng Việt Nam phát triển mạnh. Giai đoạn 5 (2008-nay): giai đoạn này chứng kiến nhiều bước thăng trầm của nguồn vốn FPI vào Việt Nam. Cùng với sự sụt giảm của thị trường chứng khoán và khủng hoảng kinh tế toàn cầu, FPI từ tháng 5-2008 đến khoảng tháng 3-2009 đã có giảm rõ rệt, lần lượt các nhà đầu tư rút ra khỏi thị trường Việt Nam, đỉnh điểm là vào cuối năm 2008, giao dịch gần như đóng băng. Tuy nhiên, theo một số nhận định của các chuyên gia kinh tế, kế từ quý II/2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã quay trở lại thị trường Việt Nam, tuy nhiên còn khá dè dặt. Năm 2010, theo đánh giá cho biết, tổng mức vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) vào thuần khoảng 1 tỷ USD. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 41 Năm 2011, dòng vốn FPI vào Việt Nam sẽ được cải thiện nhờ định giá trên TTCK đang hấp dẫn. Tuy nhiên, để thu hút dòng vốn này, các chính sách kinh tế đặc biệt là chính sách quản lý ngoại hối, về lâu dài phải thực sự cởi mở và hợp lý. Để FPI vào mạnh, chúng ta sẽ cần đến những chính sách mạnh mẽ để ổn định nền kinh tế, nâng cao tín nhiệm của Việt Nam trong mắt nhà đầu tư quốc tế. Hoạt động giao dịch của các NĐTNN tại Sở GDCK TP.HCM giai đoạn 2001-2009 Khối lượng giao dịch (1 CK) Giá trị giao dịch (Tỷ đồng) Năm Toàn thị Trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) Toàn thị trường ĐTNN (mua) ĐTNN (bán) 2001 7.900.522 161.600 45.000 537 12,1 2,4 2002 35.715.939 3.699.979 867.979 958 107,2 25,2 2003 26.822.600 3.176.020 331.910 481 79,7 6,0 2004 72.894.288 13.497.910 2.364.495 1.970 452,9 65,0 2005 94.846.187 11.941.248 4.515.127 2.784 425,7 144,5 2006 246.080.058 32.638.357 8.169.511 7.267 1.089,8 245,4 2007 2.389.522.805 513.754.396 348.566.437 263.055 66.616,1 43.131,4 2008 3.404.397.430 592.773.623 526.263.995 152.580 38.045,6 30.928,5 2009 6.278.179.829 1.171.643.133 891.124.454 429.632 106.829,2 74.548,5 Nguồn: Tổng hợp từ Website của Sở GDCK TP.HCM, Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 42 Tỷ trọng quy mô giao dịch của NĐTNN tại Sở GDCK TP. HCM giai đoạn 2001-2009 Năm Tổng KLGD của nhà ĐTNN (1 CK) Tỷ trọng KLGD của nhà ĐTNN (%) Tổng GTGD của nhà ĐTNN (tỷ đồng) Tỷ trọng GTGD của nhà ĐTNN (%) 2001 206.600 2,62 14,5 2,69 2002 4.567.958 12,79 132,5 13,83 2003 3.507.930 13,08 85,7 17,82 2004 15.862.405 21,76 517,9 26,29 2005 16.456.375 17,35 570,2 20,48 2006 40.807.868 16,58 1.335,2 18,37 2007 862.320.833 36,09 109.747,5 41,72 2008 1.119.037.618 32,87 68.974,2 45,21 2009 2.062.767.587 32,86 181.377,7 42,22 Nguồn: Tổng hợp từ Website của Sở giao dịch TP.HCM Quy mô dòng vốn đầu tư gián tiếp giai đoạn 2001-2009 Đơn vị: Tỷ USD Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Vốn FPI 0,02 0,03 0,07 0,17 1,19 1,9 6,3 5,7 5,2 Nguồn: Tổng hợp từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Tỷ lệ FPI/FDI giai đoạn 2001-2009 (Đơn vị: % ) Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Tỷ lệ 0,5 1,2 2,3 3,7 17,5 15,8 29,6 8.9 24,2 Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 43 FPI/FDI 4. Vai trò FPI đối với Việt Nam Trên thế giới, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ngày càng giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Nguồn vốn này bao gồm đầu tư trực tiếp (FDI) và đầu tư gián tiếp (FPI). Trong khi nguồn vốn FDI có vai trò trực tiếp thúc đẩy sản xuất, thì FPI lại có tác động kích thích thị trường tài chính phát triển theo hướng nâng cao hiệu quả hoạt động, mở rộng quy mô và tăng tính minh bạch, tạo điều kiện cho doanh nghiệp trong nước dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn mới; nâng cao vai trò quản lý nhà nước và chất lượng quản trị doanh nghiệp, có tác động thúc đẩy mạnh mẽ các mối quan hệ kinh tế. Đối với Việt Nam, thu hút nguồn vốn FPI mang một ý nghĩa rất quan trọng. Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, Việt Nam cần một lượng vốn đầu tư rất lớn (khoảng 140 tỷ USD) cho giai đoạn (2006-2010) để xây dựng, từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội. Các doanh nghiệp Việt Nam đang trong quá trình cải cách và cổ phần hóa nhằm gia tăng năng lực và hiệu quả cạnh tranh khi gia nhập WTO. Cổ phần hóa phải đi đôi với việc hình thành các thị trường vốn, các kênh huy động vốn (hạt nhân là thị trường chứng khoán (TTCK). Các mối quan hệ kinh tế gia tăng, dòng vốn lưu chuyển nhanh sẽ góp phần tạo ra các hiệu ứng tốt tác động đến các doanh nghiệp. Lợi ích của hội nhập không những được đánh giá thông qua sự luân chuyển (vào, ra) dễ dàng của dòng hàng hóa, dòng người mà còn có cả dòng vốn.Việc tham gia của các nhà đầu tư FPI sẽ có tác động mạnh mẽ đến thị trường tài chính, giúp cho thị trường tài chính minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn, xác lập giá trị thị trường của các cổ phiếu niêm yết một cách chuyên nghiệp, giảm thiểu những dao động “phi thị trường” và góp phần giải quyết một cách cơ bản các mối quan hệ kinh tế (vốn, công nghệ, quản lý…). Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 44 Hơn nữa, FPI có thể giúp vốn cho doanh nghiệp trong nước, giúp doanh nghiệp tăng trưởng và nâng cao năng lực cạnh tranh, do vậy FPI rất quan trọng đối với các doanh nghiệp trong nước đang thiếu vốn. Tuy nhiên, dòng vốn FPI cũng tiềm ẩn những rủi ro hơn so với các kênh huy động vốn từ nước ngoài khác. Do vậy, thúc đẩy thu hút FPI ổn định, tương xứng với tiềm năng, góp phần tạo động lực phát triển thị trường vốn, nâng cao năng lực quản trị của nhà doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam thời kỳ hậu WTO là vấn đề cần được quan tâm. 5. Các giải pháp nhằm thu hút FPI ở Việt Nam: 5.1 Định hướng thu hút FPI của Việt Nam trong thời gian tới: Các nhà quản lý đều đồng ý rằng, Việt Nam hiện vẫn đang có tiềm năng rất lớn trong việc thu hút đầu tư gián tiếp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn đối với những nhà đầu tư nước ngoài. Đặc biệt, trong giai đoạn 2006-2010, Việt Nam cần một lượng vốn lớn để phát triển, lên tới 140-150 tỷ USD, trong đó 30% lượng vốn được xác định thu hút từ bên ngoài. Thực tế, Chính phủ đã thực hiện hàng loạt giải pháp nhằm cải thiện môi trường đầu tư để thu hút các nguồn vốn, trong đó có FPI. Nhiều giải pháp đột phá đã được thực hiện từ 2002, như đẩy mạnh cải cách hành chính, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy sự phát triển của thị trường chứng khoán, tăng tỷ lệ nắm giữ cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở cả công ty niêm yết lẫn công ty chưa niêm yết. Đặc biệt với việc ban hành Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán với nhiều quy định thông thoáng hơn, bình đẳng hơn giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Những chính sách này thực sự đã làm cho môi trường đầu tư Việt Nam trở nên thân thiện hơn đối trong con mắt những nhà đầu tư quốc tế. Trong 10 năm cuối trước khi trở thành 1 nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, lượng vốn cần để phát triển được xác định là nhiều hơn nữa. Vì vậy trong thời gian tới, bên cạnh thu hút FDI, Việt Nam muốn đẩy mạnh hơn nữa việc thu hút FPI, khuyến khích các nhà đầu tư đầu tư dài hạn hơn là ngắn hạn, nhằm tạo nguồn vốn dồi dào phục vụ cho sự phát triển. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 45 Tuy nhiên, do tính hai mặt của FPI, đồng thời với việc gia tăng lượng vốn đầu tư gián tiếp, Việt Nam cần có những biện pháp khắc phục những mặt hạn chế của nó. Hiện nay, nhà nước đã có những biện pháp kiểm soát cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài ở các doanh nghiệp trong nước. Mặc dù vậy, việc quản lý luồng vốn ra vào còn hết sức hạn chế, một phần là do đặc tính ra vào rất nhanh của FPI, một phần là do công tác quản lý yếu kém. Đã có một thời gian dài, sự đầu cơ nước ngoài gây ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán và gây mất giá tiền nội tệ. Trong thời gian tới, Việt Nam cần chú trọng hơn trong công tác quản lý. 5.2 Những ưu thế và trở ngại trong việc tăng cường thu hút FPI vào Việt Nam: Trong nền kinh tế toàn cầu hóa như hiện nay, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO, Việt Nam nổi lên như một quốc gia có nhiều tiềm năng thu hút đầu tư nước ngoài. Bên cạnh vị trí địa lý thuận lợi, chính trị ổn định, tiềm năng tăng trưởng kinh tế dài hạn, Việt Nam còn là quốc gia có nhiều lợi thế so sánh hấp dẫn nhà đầu tư như: nguồn lao động, thị trường tài nguyên và thị trường tài chính ngày càng hoàn thiện. Hơn nữa, Việt Nam đang ngày càng khẳng định vai trò, vị trí và tầm quan trọng của mình trên bản đồ kinh tế thế giới. Sự quan tâm của thế giới tới Việt Nam, cộng với sự thành công của các nhà đầu tư hiện hữu tại đây sẽ mở ra cơ hội lớn trong thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Nhìn chung, Việt Nam có những ưu thế rất lớn trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư gián tiếp FPI so với các nước khác trên thế giới. Với các yếu tố thuận lợi đó, Việt Nam hoàn toàn có khả năng khai thác tiềm năng dòng chảy vốn FPI của thế giới nhằm phục vụ cho công cuộc phát triển của mình. Một số yếu điểm trong chính sách thu hút FPI ở Việt Nam hiện nay Tại Việt Nam, FPI còn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng vốn huy động cho phát triển kinh tế. Nếu như năm 2005, FPI chiếm khoảng 1,63% GDP, năm 2006 chiếm 2,15% GDP, năm 2007 tăng lên chiếm 0,24% GDP, thì năm 2009 dòng vốn này lại sụt giảm, chỉ còn chiếm khoảng 2% GDP. Ngoài những tác động tích cực của dòng vốn này là giúp các doanh nghiệp trong nước có thể tiếp cận các nguồn vốn từ bên ngoài, góp phần tích cực cải thiện hệ thống tài chính, thị trường chứng khoán, nâng cao tính Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 46 cạnh tranh của doanh nghiệp…, FPI vào Việt Nam trong thời gian qua cũng tạo ra một số tác động tiêu cực như mang lại tính rủi ro cao cho thị trường tài chính tiền tệ, tạo sức ép tăng giá đồng nội tệ, khiến chính phủ không dễ dàng điều hành các chính sách tiền tệ tài chính trong thời gian qua. Những tác động này thực sự dễ nhận ra khi dòng vốn FPI vào Việt nam còn chưa nhiều trong thời gian qua. Một khi FPI ồ ạt đổ vào Việt Nam khi có môi trường, cơ chế chính sách thông thoáng, những tác động tiêu cực sẽ khó lường trước nếu như Việt Nam không có những cơ chế quản lý dòng vốn này một cách hiệu quả. Trong thời gian qua, chính sách thu hút FPI ở Việt Nam còn tồn tại một số yếu điểm cơ bản sau: Thứ nhất, FPI vào Việt Nam vẫn thiếu những cơ sở pháp lý cần thiết. Đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam hiện nay được tuân theo Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp, Luật chứng khoán, nhưng vẫn thiếu một số các Luật lệ khác mang tính quy định rõ ràng hơn cho các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, chẳng hạn như Luật ngân hàng, Quy chế quản lý ngoại hối… còn nhiều những quy định hạn chế, khiến dòng vốn FPI đổ vào Việt Nam trong thời gian qua vẫn ở mức khiêm tốn. Hiện tại ở Việt Nam vẫn chưa có sự phân biệt tách bạch giữa FPI và FDI. Luật đầu tư có đề cập đến các hoạt động đầu tư gián tiếp, nhưng văn bản hướng dẫn thi hành chỉ tập trung cho đầu tư trực tiếp nước ngoài. Theo văn bản pháp lý hiện hành, nhà đầu tư nước ngoài là đối tượng điều chỉnh của cả hai luật: Luật đầu tư, Luật chứng khoán. Nhưng cho đến nay, cả hai luật này đều chưa có những quy định cụ thể về trách nhiệm, nghĩa vụ, phạm vi hoạt động, quy chế hoạt động của các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài. Các văn bản về FPI hiện còn nằm rải rác ở các quy định pháp lý khác nhau, khiến rất khó thực hiện. Chẳng hạn, quy định ngoại hối đối với việc mua bán chứng khoán của nước ngoài là do Ngân hàng nhà nước ban hành, trong khi đó quy định về tỷ lệ tham gia của nước ngoài vào thị trường chứng khoán lại do Bộ tài chính ban hành; hình thức đầu tư nước ngoài lại do Luật đầu tư quy định… Những chính sách quy định rải rác như trên khiến môi trường thu hút FPI ở Việt Nam thực sự chưa hấp dẫn, tiềm ẩn nhiều rủi ro, không mang lại sự minh bạch chính sách đối với nhà đầu tư. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 47 Thứ hai, hiện tại vẫn chưa có sự phân định rõ ràng về hoạt động giám sát đầu tư của nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài, chưa có cơ chế quản lý vốn FPI một cách hiệu quả, đồng thời vẫn thiếu vắng sự phân công , phối hợp, chia sẻ thông tin của các cơ quan hoạch định chính sách. Những hoạt động quản lý vốn FPI hiện nay vẫn mang tính thủ công, theo nguyên tắc giám sát từ xa, trên số liệu báo cáo thường kỳ của các thành viên thị trường. Do đó, dữ liệu về vốn FPI không đầy đủ, không chính xác và kịp thời. Điều này rất nguy hiểm bởi như vậy chúng ta không thể quản lý dòng vốn FPI vào, ra một cách hiệu quả. Thứ ba, những quy định về tỷ lệ sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn hạn chế, làm cản trở luồng vốn FPI vào Việt Nam. Những quy định này hiện ở mức 49%, nhưng theo kinh nghiệm của các nước khu vực, tỷ lệ sở hữu cổ phần, cổ phiếu của các nhà đầu tư nước ngoài ở nhiều nước lên tới 80-100%, trừ một số lĩnh vực nhạy cảm. Thứ tư, quy mô và chất lượng sản phẩm của thị trường tài chính Việt Nam còn hạn chế, khiến các nhà đầu tư nước ngoài khó tìm kiếm cơ hội để đầu tư. Hiện tại, tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp ở Việt Nam vẫn dừng ở tốc độ chậm chạp khiến các nhà đầu tư nứơc ngoài nản chí khi tham gia tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp cũng như tham gia vào thị trưòng chứng khoán. Các công ty nhà nước đang được cổ phần hoá hiện nay hầu hết là các công ty có quy mô trung bình và nhỏ, vốn nhà nước trong những công ty này chỉ chiếm khoảng 8% trong tổng số những doanh nghiệp nhà nước phải cơ cấu lại. Sự hạn chế trong cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước khiến các nhà đầu tư nước ngoài không có nhiều cơ hội để tham gia đầu tư. Trên thị trường chứng khoán, số lượng các công ty niêm yết không nhiều, mức độ vốn hoá thị trường còn thấp, do vậy các nhà đầu tư nước ngoài khó tìm kiếm sản phẩm có chất lượng để đầu tư. Nhiều nhà đầu tư hàng đầu thế giới còn nhìn nhận thị trường chứng khoán Việt Nam là thị trường thuộc diện nhỏ nhất thế giới, không có nhiều cơ hội để họ liên tục rót vốn vào, vì vậy các công ty này đã không thể thành lập các chi nhánh quản lý quỹ ở Việt Nam cũng không thể uỷ thác đầu tư cho các tổ chức nước ngoài nhỏ hơn bởi danh tiếng của họ quá nổi tiếng trên thế giới. Nghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng) Nhóm 02 – MFB03 Trang 48 Thứ năm, hệ thống ngân hàng ở Việt Nam còn nhiều yếu kém.Thị trường chứng khoán và hệ thống ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ và gắn bó mật thiết với nhau. Thị trường chứng khoán chỉ có thể phát triển vững chắc trên cơ sở một hệ thống ngân hàng lành mạnh và được kiểm soát tốt. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay, rất khó kiểm soát việc cho vay chứng khoán trong hệ thống ngân hàng. Khi luồng vốn gián tiếp đổ vào một lượng lớn như năm 2006-2007, thị trường chứng khoán thường có nguy cơ bùng nổ và hệ thống ngân hàng Việt Nam rơi vào tình trạng không có khả năng thanh khoản bởi vốn tập trung cho vay chứng khoán. Nếu không thể kiểm soát việc cho vay chứng khoán trong hệ thống ngân hàng, nguy cơ đổ vỡ hàng loạt hệ thống ngân hàng rất dễ xảy ra bởi dòng vốn FPI rất dễ đảo chiều, gây rủi ro cao cho nền kinh tế. Một số gợi ý chính sách nhằm thu hút FPI hiệu quả trong thời gian tới Để dòng vốn FPI vào Việt Nam nhiều hơn, bền vững hơn, rất cần phải có một khung khổ pháp lý hiệu quả hơn đối với dòng vốn này. Căn cứ vào tình hình điều chỉnh chính sách FPI của Việt Nam trong thời gian qua, thực trạng thu hút FPI trong giai đoạn 1987-2010, có thể đưa ra một số gợi ý nhằm hoàn thiện chính sách như sau: Thứ nhất, cần nhanh chóng ban hành đầy đủ và đồng bộ các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật đầu tư, Luật chứng khoán, Luật doanh nghiệp trên các khía cạnh liên quan đến đầu tư gián tiếp nước ngoài, tránh tình trạng Luật đã cho phép nhưng chưa có những nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện đầu tư gián tiếp nước ngoài. Thứ hai, cần xây dựng ngay cơ chế quản lý, giám sát vốn đầu tư gián tiếp để đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh và sự an toàn của thị trường tài chính. Việt Nam cần phát triển hệ thống cảnh báo sớm và chủ động xây dựng các phương án đối phó thích hợp nhằm giám sát, phòng ngừa hiệu quả các nguy cơ biến động thị trường tài chính tiêu cực do đầu cơ, độc quyền, lũng đoạn, thiếu thông tin về thị trường. Để cơ chế quản lý, giám sát vốn hiệu quả, cũng cần phát triển mạnh hệ thống thông tin, dịch vụ tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho đầu tư giám tiếp, làm rõ các quy định pháp luật về chế độ, quy trình, trách nhiệm, chất lượng công bố thông tin đối với các cơ quan nhà nước, cũng như đối với các doanh nghiệp phát hành chứng khoán. Hệ thống kiểm toán, kế toán phải thực hiện nghiêm túc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu cán cân vốn Việt Nam (FDI, FPI, ODA, vay thương mại, vay ngân hàng).pdf
Tài liệu liên quan