Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố tam kỳ tỉnh Quảng Nam

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ VÀ BẢN ĐỒ

PHẦN MỞ ĐẦU

CHƯƠNG MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề 1

2. Mục tiêu nghiên cứu 2

3. Nội dung nghiên cứu 2

4. Phương pháp nghiên cứu 2

5. Phạm vi nghiên cứu 3

6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn 3

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

1.1 Tình hình nghiên cứu Quy hoạch môi trường trên thế giới và tại Việt Nam 5

1.2 Khái niệm về Quy hoạch môi trường 6

1.3 Mục tiêu của Quy hoạch môi trường 7

1.4 Nguyên tắc Quy hoạch môi trường 7

1.5 Những nội dung chính trong Quy hoạch môi trường 8

Các bước thực hiện trong Quy hoạch môi trường

doc95 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ quy hoạch bảo vệ môi trường thành phố tam kỳ tỉnh Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ành phần chất thải rắn Theo số liệu thống kê của Công ty môi trường đô thị Quảng Nam thì hằng ngày Thành phố Tam Kỳ thải ra 81 tấn/ ngày (thu gom 70%). Thành phần chủ yếu là rác thải hữu cơ: Rác thải CN Lượng chất thải phát sinh chưa thống kê được nhưng lượng thu gom chiếm 13% lượng chất phát sinh. Hằng ngày, thải ra khoảng 14 tấn/ ngày CTR CN và tiểu thủ CN, đặc biệt là chất thải ở KCN Thuận Yến tăng nhanh. Do tính chất của loại hình sản xuất, rác thải trên địa bàn Thành phố có tỷ trọng nhỏ và thành phần nguy hại không đáng kể. Thành phần chủ yếu là tro, bụi, phế phụ phẩm công nghiệp, các phế thải sản xuất công nghiệp: tro, xỉ trong các nhà máy, phế liệu từ nhiên liệu phục vụ, bao bì đóng gói sản phẩm. Rác thải y tế: Tổng lượng chất thải rắn bệnh viện do công ty đô thị Quảng Nam ước tính khoảng 10 – 14 tấn/ ngày. Trong đó thành phần độc hại chiếm khoảng 190 -210kg/ngày. Chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện chiếm 6-10 tấn/ ngày Thành phần rác y tế: chất thải sinh hoạt của bệnh viện, bệnh phẩm, kim tiêm, hóa chất, các bộ phận rời của cơ thể, chai lọ CTR sinh hoạt: Thành phần bao gồm: chất hữu cơ, gỗ, giấy, kim loại, lá cấy, nhựa, cao su, chất thải thực phẩm, Qua khảo sát thực tế cho ta thấy thành phần rác thải sinh hoạt của Thành phố Tam Kỳ được thể hiện như sau: Bảng 7: Thành phần chất thải rắn tại Thành phố Tam Kỳ Thành phần chất thải % khối lượng 1 Chất hữu cơ có thể phân hủy 76,9 1.1 Các hạt có đường kính nhỏ hơn 1cm 10,8 1.2 Lá rau, củ quả 62,5 1.3 Xác động vật 0,4 1.4 Phân động vật 3,2 2 Các chất hữu cơ bền vững 4,5 2.1 Nylon 3,8 2.2 Nhựa các loại 0,2 2.3 Giả da 0,5 3 Các chất có thể cháy được 7.9 3.1 Vải vụn 2,3 3.2 Cao su vụn 1,6 3.3 Tóc và lông động vật 0,2 3.4 Giấy vụn 3,1 3.5 Cành cây 0,7 4 Các chất trơ 3,6 4.1 Thủy tinh vụn 0,9 4.2 Sành sứ các loại 0,8 4.3 Kim loại khác 1,9 5 Các tạp chất 7,1 Ngoài ra Tổng cộng: 100% Độ ẩm (%) 80 Tỷ trọng (tấn/m3) 0.45 c. Thu gom, phân loại, vận chuyển và quản lý chất thải rắn ở tại Thành phố Tam Kỳ Theo số liệu thống kê tỷ lệ rác được thu gom khoảng 70%, phần chưa được thu gom đổ bừa bãi xuống các cống rãnh, ao hồ và sông biển làm mất mỹ quan đô thị, gây ô nhiễm nguồn nước sông ngòi, ách tắc hệ thống thoát nước làm ô nhiễm nước mặt và nước ngầm. Đặc biệt vào mùa mưa, tình trạng đó gây ô nhiễm trên diện rộng. Đặc trưng của việc thu gom rác thải ở Thành phố Tam Kỳ là không có sự phân loại từ rác nguồn, tại những bãi đổ rác có sự phân loại tự nhiên của những người thu nhặt rác. Rác y tế phân loại bằng cách cho vào các túi nilông có màu rồi bỏ vào các thùng nhựa có nắp đậy đặt ở các khoa, phòng ở bệnh viện. Tuy nhiên, cách này chỉ tương đối vì sau khi đốt đi, tro đốt được thu gom cùng với rác thải sinh hoạt chôn ở bãi chôn lấp. Rác CN thì công ty đô thị chỉ thu gom của 5 ngành CN chính: cơ khí, chế biến thực phẩm, may mặc, hàng tiêu dùng và giày da. Một phần rác được đem tái chế, được xử lý và được thải ra môi trường tự nhiên Việc thu gom chủ yếu là rác sinh hoạt. Và được thu gom hằng ngày bằng xe đẩy tay, tập trung tại các trạm trung chuyển rồi đưa đến bãi chôn lấp nhờ các xe cuốn ép rác. Rác thải được xử lý bằng phương pháp chôn lấp tại bãi rác Tam Đàn Hình 5: Sơ đồ xử lý rác thải sinh hoạt tại bãi rác Tam Đàn Rác thải San bằng Rãi vôi Phun thuốc diệt ruồi Phủ đất Trồng cây 1 2 3 4 Với: 1: Được thực hiện hàng ngày 2: Thực hiện 1 lần/ tuần 3: Thực hiện 1 lần/ tháng 4: Thực hiện sau khi hoàn thành Do sử dụng hóa chất diệt ruồi, rãi vôi bột và đầm nén, phủ đất nên cũng hạn chế mùi hôi do phân hũy chất hữu cơ. Riêng chất thải nguy hại phát sinh từ bệnh viện được xử lý tại lò đốt của bệnh viện, lò đốt HOVAN HOM 22 với công suất 200 kg/ ngày, được sử dụng năm 2002. Vị trí lò đốt nằm trong khuôn viên bệnh viện, cách khu dân cư 150m. Khói của lò đốt đã phân tích đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam, lò đốt được vận hành 3 lần/ tuần Nhận xét về bãi rác Tam Đàn Bãi rác nằm về phía Tây của Thành phố thuộc xã Tam An Huyện Phú Ninh (trước thuộc Thành phố). Bãi rác nằm sát núi, nơi đây là đầu nguồn nước nên việc làm bây giờ đối với bãi rác Tam Đàn là xây dựng giải pháp để xử lý nước rỉ rác và trồng cây chỉ thị xử lý mùi hôi và nước rỉ rác để hạn chế nước rỉ rác ngấm vào tầng nước ngầm cũng như chảy ra dọc các con sông, suối nơi thượng nguồn nước Hình 6: Bãi chôn lấp Tam Đàn của Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam Hiện trạng chất lượng môi trường nước a. Nước ngầm Theo Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Quảng Nam quý III/2003, Thị xã Tam Kỳ có: Giếng xây: 19.423 cái; Giếng khoan: 38 cái; Giếng đào: 3.177 cái; Nước máy:3.830 hộ Các giếng khoan, giếng đào này chủ yếu do nhân dân tự xây dựng không tuân theo quy định, không nắm được đặc điểm địa chất thủy văn, không đảm bảo về các yêu cầu của vệ sinh, nên chất lượng giếng này không đảm bảo được tiêu chuẩn nước sinh hoạt nông thôn. Một vấn đề bức xúc hiện nay là tình trạng khai thác nước ngầm bừa bãi, không được cơ quan thẩm quyền cấp phép. Bên cạnh đó tình hình quản lý khai thác nguồn nước ngầm trên địa bàn Thành phố chưa đề cập, chưa có quy hoạch khai thác sử dụng nước. Gây nguy cơ cạn kiệt và ô nhiễm các tầng nước ngầm Bảng 8 : Kết quả phân tích nước giếng tại nhà hàng Lục Quốc – Tam Kỳ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 01 Ph 4,63 5,30 02 Sắt tổng mg/l 0,02 0,007 0,001 0.003 0.01 03 Độ cứng (theo CaCO3) mg/l 18,00 110 61 60 24 04 Chắt rắn tổng số mg/l 359,00 241 170 180 200 05 Nitrat mg/l 18,48 25,6 32 20 27 06 Sulphat mg/l 116,00 96 13 85 31 07 Màu Độ (Pt-Co) KPH 7 7 7 7 08 Tổng Coliform MNP/100ml KPH KPH 23 KPH KPH (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam) Bảng 9 : Kết quả phân tích nước giếng nhà ông Nguyễn Hữu Cương, Tam Kỳ TT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 Năm 2006 01 pH 5,22 6,0 6,0 02 Sắt tổng mg/l 0,02 0,001 KPH 0,001 0.001 03 Độ cứng (theoCaCO3) mg/l 3,00 50 50 33 29 04 Chắt rắn tổng số mg/l 142,60 250 135 167 157 05 Nitrat mg/l 16,28 2,1 6,1 19,5 18 06 Sulphat mg/l 30,00 38 31 32 30 07 Màu Độ (Pt-Co) 10,00 19 11 14 12 08 Tổng Coliform MNP/100ml 110 KPH 17 KPH KPH (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam, 2006) Với tình hình khai thác như trên thì sẽ ảnh hưởng đến trữ lượng và chất lượng của nước ngầm, tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm nguồn nước, làm suy thoái nguồn tài nguyên nước ngầm, gây sụt lún, lở đất b. Nước mặt Nước sông: Lượng thải các chất chính gây ô nhiễm môi trường nước mặt đối với nguồn tiếp nhận như Sông Trường Giang. Đây là nơi mà các sông của Thành phố Tam Kỳ chảy vào, được thể hiện như: Điểm lấy mẫu: Sông Trường Giang Tọa độ thu mẫu: N 15027’09’’ E 108037’41’’ Thời điểm lấy mẫu: ngày 16/05/2005 Bảng 10 : Kết quả phân tích nước tại sông Trường Giang TT Thông số Đơn vị đo Sông Trường Giang TCVN 5942-1995 (loại B) 01 pH 8,1 5,5-9 02 DO mg/l 7 >2 03 Độ đục mg/l 16 - 04 SS (chất rắn lơ lửng) mg/l 131 80 05 BOD5 mg/l 48 <25 06 COD mg/l 130 <35 07 Nitrat mg/l 6,4 15 08 Tổng Coliform MNP/100ml 4600 10.000 09 Thủy ngân mg/l KPH 0,002 10 Xianua mg/l KPH 0,1 11 Chất tẩy rửa mg/l KPH 0,05 12 Diazinon mg/l KPH 0,5 13 Fenitrodion mg/l KPH - 14 Izorpothiolane mg/l KPH - 15 Cybermethrin mg/l KPH - 16 Butachlor mg/l KPH - (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam) Nguồn nước mặt của Thành phố sạch về mặt hữu cơ và vi sinh, tất cả các sông, hồ, chất lượng nước cũng có sự biến đổi theo mùa. Mùa nước lớn (mùa mưa và đầu mùa khô) khi hồ, sông còn đầy thì chất lượng nước khá tốt, nhưng trong mùa khô khi lượng nước sông, hồ giảm đi, tuy chưa đến mức cảnh báo. Chỉ ô nhiễm nhẹ mang tính cục bộ Nước hồ: Diễn biến chất lượng nước hồ được thể hiện như sau: Chất lượng nước Hồ Phú Ninh (đầu hồ) vào mùa khô: Tọa độ lấy mẫu: E: 1080 28’2’’ N: 15029’59” Bảng 11: Kết quả phân tích nước tại nước Hồ Phú Ninh TT Thông số Đơn vị đo Kết quả đo TCVN 5942-1995 (loại B) Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 pH 8,51 7,12 7,1 7,9 5,5-9 2 Độ đục JTU 7 1 1 2 3 DO Mg/l 6,25 5,6 6,57 6,0 >2 4 SS (chất rắn lơ lửng) Mg/l 16,80 10,07 57 52 80 5 BOD5 Mg/l 4,00 2,18 3 2 <25 6 COD Mg/l 5,00 3,52 4 4 <35 7 Nitrat Mg/l 0,01 0,3 0,3 5,9 15 8 Tổng Coliform MNP/ 100ml 4 7 2.4.10-2 KPH 10.000 9 Thủy ngân Mg/l 0,89 KPH KPH KPH 0,002 10 Chì Mg/l 0,86.10-3 KPH KPH KPH 0,1 11 Xianua Mg/l KPH KPH KPH KPH 0,05 12 Chất tẩy Mg/l 0,03 KPH KPH KPH 0,5 13 Diazinon mg/l KPH KPH KPH KPH - 14 Fenitrodion mg/l KPH KPH KPH KPH - 15 Izorpothiolane mg/l KPH KPH KPH KPH - 16 Cybermethrin mg/l KPH KPH KPH KPH - 17 Butachlor mg/l KPH KPH KPH KPH - (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam} Hình7 : Diễn biến BOD5 và COD của Hồ Phú Ninh qua các năm Ở Thành phố Tam Kỳ, nước hồ Phú Ninh phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, cấp nước phục vụ sinh hoạt, với chất lượng nước như hiện nay, có thể phục vụ cho nhu cầu đó. Tuy nhiên, vào mùa khô, nếu dùng nước cấp sinh hoạt, cần xử lý loại bỏ chất rắn lơ lửng, các chất hữu cơ. Hiện tại đang phát triển Khu du lịch Phú Ninh, nếu không có biện pháp quản lý tốt về vấn đề nước thải, chất thải rắn của khách du lịch thì có thể có nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng nước hồ Phú Ninh, nguồn cung cấp nước cho Thành phố Tam Kỳ và vùng phụ cận. Nước ven biển Thành phố Tam Kỳ có hai xã gần biển đó là xã Tam Thanh và Tam Phú, đặc điểm của vùng này là toàn đất cát nên việc trồng lúa, cây hoa màu khác không đem lại hiệu quả cao nên người dân nơi đây đã chuyển từ đất nông nghiệp trồng lúa sang nuôi tôm làm cho nguồn nước bị ô nhiễm. Còn ở xã Tam Thanh thì có biển rất đẹp nhưng chưa có biện pháp sử dụng hợp lý, người dân xung quanh buôn bán, đặc biệt là bán hàng rong nhiều cộng thêm ý thức của khách tham quan chưa cao. Vì thế biển có nguy cơ thành bãi rác nếu không có sự quản lý đúng đắn Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của ngành thủy sản, dịch bệnh trong quá trình nuôi trồng thủy sản vẫn xảy ra trên quy mô rộng và lan truyền nhanh. Lượng chất thải từ hoạt động nuôi trồng thủy sản khá lớn và rất dễ phân hủy, đa số đổ trực tiếp vào kênh, đầm nên rất dễ gây ô nhiễm đất, nước, để lâu thì sẽ có mùi tanh làm ô nhiễm mùi làm cho hệ sinh thái và nơi cư trú của các loài bị suy giảm Nước ven biển được thể hiện qua bảng phân tích sau : Bảng 12 : Kết quả phân tích chất lượng nước ven biển Tam Thanh, Tam Kỳ TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 01 pH 8,34 8,0 8,15 8,05 02 DO mg/l 5,4 5,3 7 6,3 03 SS mg/l 25,10 18,4 30,5 24,6 04 Dầu mỡ mg/l 0,35 0,3 0,2 0,5 05 Sắt tổng mg/l 0,01 0,008 0,002 0,002 06 BOD520 mg/l 4,00 3 3 3 07 Kẽm mg/l 9,67.10-4 0,08 0,14 0,09 08 Thủy ngân mg/l KPH KPH KPH 0,025 09 Coliform MPN/100ml 4 3 1100 KPH (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam) Nước ven biển của Thành phố Tam Kỳ chưa đến nổi báo động tuy nhiên chính quyền cũng cần xem xét lại tình hình hiện nay. Hiện trạng quản lý nước thải sinh hoạt Hiện trạng Hiện tại Thành phố Tam Kỳ không có thiết bị xử lý nước thải đô thị. Khoảng 52% các hộ gia đình tại các phường đô thị và 20% hộ gia đình tại các xã có nhà vệ sinh tự hoại có thể xử lý sơ bộ chất thải trước khi xả vào hệ thống các công, các mương hở, các hố tự thấm hoặc xả ra mặt đất. Số hộ gia đình còn lại sử dụng các hố xí thùng hoặc không có nhà vệ sinh. Nước thải từ các bệnh viện và nước thải công nghiệp vẫn chưa có biện pháp xử lý đặc biệt Tồn tại Các tồn tại về thoát nước liên quan mật thiết với nhau do một số lượng lớn các hệ thống tự hoại không hoạt động được tại các khu vực thành thị dẫn đến việc nước thải bị ứ đọng trên mặt đất và dồn vào các hệ thống thoát nước mà không được kiểm soát. Ơû những khu vực không có hệ thống thoát nước và không có các bể tự hoại, phân gây ô nhiễm mặt đất và ở một số nơi khác nước thải chảy cả ra đường. Việc thiếu hệ thống thoát nước thải phù hợp gây ra các nguy cơ nghiêm trọng về sức khỏe trong thời gian mưa bão và ngập lụt, do các chất gây ô nhiễm từ phân người dễ dàng phát tán trong nước mưa bị nhiễm bẩn. Nhận xét Nhìn chung, các bể tự hoại được xây dựng với chất lượng kém, kích thước không phù hợp và không được hút bùn thường xuyên do khó tiếp cận hoặc phí cao. Do đó, chất thải rắn gây tắc nghẽn cống và hủy hoại môi trường, và thấm xuống đất, gây ô nhiễm tầng nước ngầm mạch nông. Hiện nay chỉ một số bể tự hoại được hút bùn mang tới bãi chôn lấp chất thải rắn của Thành phố để xử lý. Hệ sinh thái dưới nước cũng bị đe dọa bởi một số lượng lớn nước thải và nước thải công nghiệp do các khu vực trung tâm thành thị thải ra. Nguồn nước ngầm được xem như đang bị đe dọa do sự gia tăng về số lượng của tất cả các chất ô nhiễm. Chất lượng môi trường không khí và tiếng ồn Nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí chủ yếu của Thành phố Hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của các cơ sở sản xuất nằm trong các khu công nghiệp và các cơ sở sản xuất nằm xen kẽ bên ngoài hoặc trong khu dân cư gồm khí CO, CO2, NOx, H2S, xăng, dầu, bụi, tiếng ồn, Hoạt động giao thông vận tải: Nguồn thải chủ yếu là khí thải của các phương tiện cơ giới tham gia giao thông, bụi bị khuếch tán từ mặt đường. Hoạt động xây dựng: Hiện nay Thành phố Tam Kỳ đang có tốc độ xây dựng khá mạnh: xây dựng cơ sở hạ tầng, các nhà máy, xí nghiệp, khu đô thị gây ra các hiện tượng ô nhiễm bụi và tiếng ồn Nhưng những nguồn này mang tính chất cục bộ, không thường xuyên Bảng 13 : Chất lượng không khí tại ngã ba Nam Ngãi Thành phố Tam Kỳ TT Chất ô nhiễm Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 TCVN 5937-1995 1 Nhiệt độ 0C 30,4 32,0 35,5 2 Bụi mg/m3 0,56 4,96 4,23 4,17 0,3 3 CO mg/m3 4,071 5,18 3,94 4,27 40 4 NO2 mg/m3 0,017 0,044 0,051 0,052 0,4 5 SO2 mg/m3 0,021 0,058 0,068 0,079 0,5 6 Chì mg/m3 KPH 0,00015 0,00013 10-4 - (Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi Trường tỉnh Quảng Nam) Hình 8: Biểu độ nồng độ bụi tại ngã ba Nam Ngãi, Tam Kỳ qua các năm Theo kết quả quan trắc hàng năm trên địa bàn Thành phố cũng như tìm hiểu nguyên nhân gây ra tác động đến môi trường không khí thì ta thấy nồng độ bụi đã vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với chất lượng không khí xung quanh từ 1,8 đến 16,5 lần. Điều này chính là nguyên nhân gây ra một số bệnh phổi, gây xơ phổi, suy giảm chức năng hô hấp, bệnh ngoài da, Nồng độ các loại khí SO2 và NO2: Trong khu vực Thành phố Tam Kỳ chưa bị ô nhiễm bởi các khí này, chứng tỏ khu vực này công nghiệp chưa phát triển, tốc độ đô thị hóa còn thấp, các cụm công nghiệp nằm rãi rác trong không rộng lớn nên phát tán không tập trung. Về tiếng ồn: Tiếng ồn của Thành phố chủ yếu do các hoạt động giao thông vận tải gây ra, tập trung ở những vùng dân cư đông đúc, mật độ phương tiện tham gia giao thông cao. Ngoài ra tại một số khu, cụm công nghiệp do hoạt động của nhà máy, công trường nên tiếng ồn gia tăng ngày càng cao Hiện trạng quản lý môi trường đất, nông nghiệp và việc sử dụng phân bón Do ảnh hưởng đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu, địa hình chung của miền Trung và Quảng Nam, Thành phố Tam Kỳ có tổng diện tích đất tự nhiên là 92,64km2 trong đó có xã Tam Phú là 26,63km2 và xã Tam Thăng có 20,48km2, nơi đây có diện tích trồng lúa và cây hoa màu chủ yếu của Thành phố. Với địa hình tương đối bằng phẳng, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu cả tỉnh, lượng mưa trung bình trong năm 2005 tại Tam Kỳ là 3159mm nên sau khi mưa xảy ra quá trình rửa trôi phân bón trong đất. Việc sử dụng phân bón lâu dài nhưng không hạn chế được phân bón bị rửa trôi đồng thời tích đọng các loại nông dược độc hại chậm phân hủy chính là nguyên nhân tiềm tàng gây ô nhiễm nguồn nước, đất. Phân ngấm vào xuống tầng nước ngầm nông gây ô nhiễm tầng nước cung cấp cho sinh hoạt, một phần khác đổ vào sông suối, mang theo nhiều NO2, NO3, P,C gây ô nhiễm xung quanh và các vùng thấp, gây độc cho người và thủy sinh. Trên địa bàn các xã hiện nay đều hình thành phát triển kinh tế hộ gia đình dưới hình thức chăn nuôi heo, bò, gia súc với hình thức là chăn nuôi không tập trung. Đa số các hộ đều thu gom không triệt để hay quản lý chất thải chăn nuôi bằng cách đổ thành đống để một thời gian cho nục ra rồi bón phân cho lúa, hoa màu. Ngoài ra vệ sinh chuồng trại, nước thải sơ sơ ... sẽ gây mất vệ sinh làm ảnh hưởng tới sức khỏe của dân cư quanh vùng. Việc này không những gây ảnh hưởng tới cảnh quan mà còn có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế xã hội do lây lan bệnh trong loài. Phân gia súc gia cầm có thể theo nước mưa chảy tràn vào các nguồn nước và gây thành dịch. Hoạt động nuôi tôm làm ảnh hưởng đến môi trường nước và ngấm xuống đất, gây ô nhiễm đất. Thiên tai và sự cố môi trường Ngập úng và lũ lụt Vùng ven các con sông địa chất yếu, nên khi xây dựng các công trình tại vùng này cần khảo sát kỹ Thường xảy ra bão và áp thấp nhiệt đới NHỮNG NHẬN ĐỊNH VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẤP BÁCH, NHỮNG KHU VỰC Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI MÔI TRƯỜNG Các vấn đề cấp bách: Vấn đề khai thác khoáng sản trái phép, dùng các loại chất độc để tận thu vàng là tình trạng gây tổn hại đến tài nguyên rừng và gây ô nhiễm môi trường đất, nước. Vấn đề tổ chức thu gom và xử lý rác tại Thành phố Tam Kỳ chưa triệt để. Việc quy hoạch và đầu tư xây dựng các khu xử lý rác còn chậm, dẫn đến việc xử lý rác chưa đạt yêu cầu Hiện nay các Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước tập trung Các cơ sở y tế, bệnh viện chưa có công trình xử lý nước thải và chất thải độc hại. Vấn đề tăng số lượng tàu thuyền và dụng cụ đánh bắt gần bờ: sử dụng công cụ, phương tiện đánh bắt có nguy cơ hủy diệt khá cao như xung điện, chất nổ, lưới mắt nhỏ, đèn huỳnh quang, lặn ống hơi,... khai thác chưa đến tuổi trưởng thành và đang trong thời kỳ sinh sản. Chuyển đổi sử dụng đất ven biển chưa hợp lý, đặc biệt trong hoạt động nuôi trồng thủy sản. Vấn đề khai thác cát ven biển và trên các sông của Thành phố chưa có quy hoạch hợp lý. CHƯƠNG 4 DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG TRONG QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2010 DỰ BÁO DIỄN BIẾN MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Về nước thải Nước thải sinh hoạt Bảng 14: Dự báo nhu cầu dùng nước và nước thải sinh hoạt từ năm 2006 đến năm 2010 TT Dân số (người) Định mức (l/ng.ngđ) Tỷ lệ cấp nước Nhu cầu (m3/ng.đ) Q nước thải (m3/ng.đ) 1 Nội thị 99212 150 95% 14138 11310 2 Ngoại thị 30430 150 85% 3880 3104 3 Dân số khác (*) 25000 150 95% 3562 2930 4 Tổng dân sô 154642 21580 17344 Giả sử lưu lượng nước thải chiếm 80% nhu cầu dùng nước sinh hoạt Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các Quốc gia đang phát triển. Chất thải rắn Hệ số ô nhiễm (g/người/ngày) Chất rắn lơ lửng (SS) 70 -145 BOD5 45 – 54 COD (dicromate) 85 – 102 Tổng Nitơ (N) 6 – 12 Tổng Phospho 0.6 – 4.5 Bảng 15: Dự báo tải lượng và nồng độ nước thải sinh hoạt từ nay đến năm 2010 Thông số ô nhiễm SS BOD5 COD ∑N ∑P Tải lượng (kg/ngày) 17011 7731 13918 1237 464 Nồng độ (mg/l) Không xử lý 980 460 802 71 27 Xử lý bằng bể tự hoại 650 297 534 47 18 TCVN 6987:2001 60 30 50 10 4 So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt với Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 6987:2001) cho thấy: Nếu không xử lý: Nồng độ SS, BOD5, COD sẽ cao hơn TCVN 6987:2001 là 16 lần. Riêng tổng nitơ và phospho thì không cao nhưng so với tiêu chuẩn thì cao hơn 7-8 lần Nếu qua xử lý bằng bể tự hoại Nồng độ SS, BOD5, COD sẽ cao hơn TCVN 6987:2001 là 10 lần. Riêng tổng nitơ và phospho so với tiêu chuẩn thì cao hơn 4-5 lần Như vậy, từ kết quả dự báo cho thấy nếu duy trì tốt các bể tự hoại trong các hộ gia đình, trong công sở, những nơi công cộng thì sẽ làm giảm đáng kể nồng độ ô nhiễm, đồng thời cần phải xây dựng các trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung nhằm giải quyết vấn đề ô nhiễm nước thải sinh hoạt Nước thải y tế Nước thải từ khám và điều trị bệnh có mức độ ô nhiễm hữu cơ và vi trùng gây bệnh cao. Theo quy chuẩn, lưu lượng nước thải sinh ra từ mỗi giường bệnh là 400 lít/giường/ngày đêm. Với dân số năm 2010 là 154642 người và có 1026 (**) giường bệnh. Thì lưu lượng nước thải là:410 m3/ ngày đêm (**): Bệnh viện Đa Khoa tỉnh : 500 giường; Bệnh viện YHDT: 100 giường; Bệnh viện nhi: 100 giường; Bệnh viện lao + phổi + Tâm thần: 100 giường; TTY tế TP: 100 giường; TT điều dưỡng vùng Đông: 100 giường; 13 phường/xã : 26 giường Theo kết quả điều tra của trung tâm ENTEC và các đơn vị nghiên cứu khác cho thấy nồng độ trung bình các chất ô nhiễm nước thải y tế như bảng Bảng16: Dự báo nồng độ, tải lượng nước thải y tế tại Thành phố Tam Kỳ đến năm 2010 Thông số ô nhiễm SS BOD5 COD ∑N ∑P Nồng độ ô nhiễm (mg/lít) 150 250 350 40 5 Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày) 61.5 102.5 143.5 16.4 2.05 Nhận xét: Nước thải bệnh viện hầu như chưa được xử lý và chưa xây dựng hệ thống xử lý hoàn chỉnh. Với nồng độ ô nhiễm như trên ta cần phải có biện pháp kịp thời tránh xảy ra khi nguồn tiếp nhận bị ô nhiễm lúc đó mới xây dựng thì đã trễ. Về rác thải Rác thải sinh hoạt Đến năm 2010 thì hệ số phát thải khoảng 0.9 kg/ người ở nội thị và 0.7 kg/ người ở ngoại thị Bảng 17: Dự báo lượng rác thải sinh hoạt tại Thành phố Tam Kỳ đến năm 2010 Khu vực Dân số Hệ số ô nhiễm Tải lượng ô nhiễm Tấn/ngày Tấn/ năm Nội thị 99212 0.9 89.290 32590 Ngoại thị 30430 0.7 21.301 7775 Dân số khác 25000 0.9 22.500 8212 Tổng 154642 133.091 48577 Với lượng rác sinh hoạt thải ra hằng ngày khá lớn, nếu không có biện pháp phân loại tại nguồn, thu gom, vận chuyển, quản lý hợp lý thì sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng Rác thải y tế Theo kết quả điều tra của Trung tâm Entec, mỗi năm trung bình 1 giường bệnh: 1.05 tấn rác thải. Lấy kết quả điều tra của Trun

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV HONG hoan chinh.doc
  • jpgBANDOQ~1.JPG
  • docBIA.doc
  • docIN MAU XANH.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docPhu luc.doc
  • docTO BIA.doc
Tài liệu liên quan