* Địa chất:
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Vườn Quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Theo các nhà địa chất, đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.
Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura - creta.
Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi, cao nhất là đỉnh Ten 1.244m. Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung xóm Lạng, xóm Dù và xóm Lấp, Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ [18].
* Thổ nhưỡng
Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này. Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực [18]:
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dày, tỷ lệ mùn cao (8 – 10%). Phân bố ở độ cao từ 700 – 1.500m, tập trung ở phía Tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Loại đất này phân bố dưới 700m, có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn, khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển.
- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đấy, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
Toàn huyện Tân Sơn còn 8.897,62 ha đất chưa sử dụng, trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 15,58 ha.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 8.583,5 ha.
+ Núi đá không có rừng cây: 298,54 ha.
Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể chuyển sang mục đích phát triển nông – lâm nghiệp [18].
Xã Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6.528,7 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 897,04 ha (chiếm 13,74% diện tích tự nhiên). Hoàn toàn có thể chuyển sang mục đích phát triển nông – lâm nghiệp.
50 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4224 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đất rừng tự nhiên, núi cao, riêng vùng lõi và vùng đệm (phòng hộ) của Vườn Quốc gia Xuân Sơn chiếm trên 15.000 ha, nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên Sơn. Vùng đồi núi thấp này tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn sông Đà, bao gồm cả huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Sông Bứa và các chi lưu của nó tỏa nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi chỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo từ các loại đá phiến biến chất quen thuộc, cao nhất là đỉnh Voi (1.386 m), tiếp đến là núi Ten (1.244 m), núi Cẩn (1.144 m) [18].
Hình 2.2: Địa hình khu vực nghiên cứu
Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Nhìn chung địa hình trong khu vực có những kiểu chính như sau:
- Kiểu địa hình núi trung bình: Hình thành trên đá phiến biến chất, có độ cao từ 700 - 1.386 m; chiếm tỷ lệ 10,4% diện tích tự nhiên. Kiểu này phân bố chủ yếu ở phía Tây và Tây Nam Vườn Quốc gia, bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng xâm thực mạnh, độ dốc lớn (trung bình 30o), mức độ chia cắt phức tạp, là đầu nguồn của hệ sông suối đổ ra sông Bứa.
- Kiểu địa hình núi thấp: Được hình thành trên các đá trầm tích lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực, bóc mòn. Thuộc địa hình này là các núi có độ cao từ 300 - 700m, phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía Bắc khu vực. Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc trung bình chỉ 20o, có những thung lũng mở rộng hơn vùng núi ở phía Tây Bắc.
- Kiểu đồi: Có độ cao dưới 300m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu vực. Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại, được cấu tạo từ các loại đá trầm tích và biến chất hạt mịn. Hiện nay đã được trồng chè Xanh, chè Shan.
- Thung lũng và bồn địa: Phân bố chủ yếu ở các xã Đồng Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng. Đây là các thung lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp. Thung lũng lớn nhất là Mường Tằn (trên 400 ha ruộng nước).
Xã Xuân Sơn có duy nhất núi Ten cao 1.244m so với mặt nước biển, còn lại là các dãy núi thấp và vùng đồi. Có nhiều suối nhỏ chảy giữa các núi thấp [18].
2.1.2.2. Khí hậu- thủy văn
* Khí hậu:
Xuân Sơn tuy nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nhưng xa đường xích đạo nên có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa với mùa đông lạnh.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22oC – 23oC, tương đương với tổng nhiệt năng từ 8.300oC – 8.500oC (nằm trong vành đai nhiệt đới). Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này thường xuống dưới 20oC, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là tháng 1. Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam nên thời tiết luôn nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, nóng nhất là vào tháng 6 và tháng 7 (28oC). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7oC vào tháng 6 [18].
- Chế độ mưa: Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Xuân Sơn đến 1.826 mm ở Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10 hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm. Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ chiếm trên 10% tổng lượng mưa hàng năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa phùn (mỗi năm có trên 20 ngày), hạn chế sự khô hạn trong mùa khô. Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng nước bốc hơi cũng nhiều hơn lượng nước rơi. Độ ẩm không khí trong vùng trung bình đạt 86%, những tháng có mưa phùn thường độ ẩm của không khí đạt chỉ số cao nhất. Lượng bốc hơi không cao (653 mm/năm), điều đó đánh giá khả năng che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực [18].
* Thủy văn:
- Địa phận xã Xuân Sơn không có các sông lớn chảy qua mà chỉ có nhiều các suối và khe đầu nguồn đổ ra sông Bứa.
+ Suối Thang bắt nguồn từ xóm Lấp, qua xóm Cỏi, chảy qua xã Xuân Đài, xã Minh Đài chảy ra sông Bứa.
+ Suối Chiềng bắt nguồn từ khe đầu nguồn xóm Lạng chảy qua xã Kim Thượng, xã Xuân Đài, xã Minh Đài và đổ ra sông Bứa [33].
2.1.2.3. Địa chất- thổ nhưỡng
* Địa chất:
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam năm 1984 cho biết: Khu vực Vườn Quốc gia có các quá trình phát triển địa chất phức tạp. Theo các nhà địa chất, đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi. Nham thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các dải nhỏ hẹp.
Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo bằng các loại đá trầm tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura - creta.
Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi, cao nhất là đỉnh Ten 1.244m. Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối, tuổi Triat trung. Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt như thung xóm Lạng, xóm Dù và xóm Lấp,… Các thung được lấp đầy các tàn tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành cánh đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ [18].
* Thổ nhưỡng
Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa dạng và phong phú… nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này. Một số loại đất chính có nhiều giá trị trong khu vực [18]:
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn dày, tỷ lệ mùn cao (8 – 10%). Phân bố ở độ cao từ 700 – 1.500m, tập trung ở phía Tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (tỉnh Hoà Bình), huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá trình feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm của đất. Loại đất này phân bố dưới 700m, có thành phần cơ giới nặng, tầng đất dày, ít đá lẫn, khá màu mỡ, thích hợp cho các loại cây rừng phát triển.
- Đất rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi): Đá vôi là loại đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị rửa trôi đến đấy, nên đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa và thung lũng (DL): Là loại đất phì nhiêu, tầng dày, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon (L). Hàng năm được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
Toàn huyện Tân Sơn còn 8.897,62 ha đất chưa sử dụng, trong đó:
+ Đất bằng chưa sử dụng: 15,58 ha.
+ Đất đồi núi chưa sử dụng: 8.583,5 ha.
+ Núi đá không có rừng cây: 298,54 ha.
Từ các số liệu thống kê trên cho thấy, diện tích đất chưa sử dụng còn khá lớn, có thể chuyển sang mục đích phát triển nông – lâm nghiệp [18].
Xã Xuân Sơn với tổng diện tích tự nhiên 6.528,7 ha, diện tích đất chưa sử dụng là 897,04 ha (chiếm 13,74% diện tích tự nhiên). Hoàn toàn có thể chuyển sang mục đích phát triển nông – lâm nghiệp.
Bảng 2.1: Quỹ đất phát triển nông – lâm nhiệp của xã Xuân Sơn
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Diện tích đất tự nhiên
6.528,7
100,0
1. Đất sử dụng trong nông nghiệp.
73,12
1,12
2. Rừng tự nhiên đặc dụng.
5.423,6
83,07
3. Đất trồng cây lâu năm.
125,9
1,93
4. Đất chưa sử dụng (sông, suối)
897,04
13,74
5. Đất thổ cư
9,04
0,14
(Nguồn: UBND xã Xuân Sơn, 2010)
2.2. Tài nguyên thiên nhiên
2.2.1. Tài nguyên nước
Hệ thống sông Bứa với các chi lưu của nó toả rộng ra khắp các vùng. Lượng mưa khá dồi dào, trung bình từ 1.500 – 2.000 mm, lượng mưa cực đại có thể đạt tới 2.453 mm nhưng có năm chỉ đo được 1.414 mm.
Trong vùng này khá giàu nước, mô đun dòng chảy gần 40 l/s/km2, dòng chảy cực tiểu khoảng 6 – 7 l/s/km2, lưu vực sông Bứa khá rộng. Địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp. Sông Bứa có 2 chi lưu lớn đó là sông Vèo bắt nguồn từ các vùng núi cao phía đông huyện Phù Yên (tỉnh Sơn La) và sông Giày bắt nguồn từ các dãy núi cao trung bình ở giữa ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình. Hai sông này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại xã Phong Vực. Tổng chiều dài của sông là 120 km, chiều rộng trung bình là 200m có khả năng vận chuyển lâm thổ sản từ thượng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi [18].
2.2.2. Tài nguyên rừng
Huyện Tân Sơn có thế mạnh về tài nguyên rừng. Phần lớn diện tích của Vườn Quốc gia nằm ở địa phận xã Xuân Sơn, với diện tích gần 15.000 ha, nó được coi là “lá phổi xanh” của tỉnh Phú Thọ, bởi lẽ cả tỉnh giờ đây chỉ còn Xuân Sơn có rừng tốt và giàu có nhất. Theo kết quả điều tra bước đầu của một số cơ quan (Viện Điều tra Quy hoạch rừng, trường Đại học Lâm nghiệp, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, trường ĐHSP Hà Nội) thì Vườn Quốc gia Xuân Sơn có giá trị cao về đa dạng sinh học, trong đó có nhiều loài động, thực vật quí hiếm đang bị đe dọa ở mức quốc gia và toàn cầu [19].
Diện tích đất lâm nghiệp có 51.028 ha chiếm 73% diện tích đất tự nhiên.
Bảng 2.2: Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp của huyện Tân Sơn
Loại đất
Diện tích (ha)
Tỷ lệ (%)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp
51.028,0
100,0
1.Đất rừng
- Rừng đặc dụng.
- Rừng tự nhiên phòng hộ
- Rừng sản xuất.
5.406,4
13.642,3
31.978,0
10,5
26,8
62,6
2.Đất trồng chè
2.104,9
4,1
Độ che phủ của rừng
74,0
(Nguồn: Phòng Thống kê, huyện Tân Sơn, năm 2007)
Xã Xuân Sơn có diện tích rừng tự nhiên đặc dụng lớn, chiếm tới 5.423,6 ha. Ngoài ra cây trồng chủ yếu là chè Shan, trồng Keo, gỗ Dổi và một số loại cây gỗ khác như: De, Lát… Trong đó:
Diện tích rừng trồng chè Shan: 30 ha.
Diện tích rừng trồng Keo: 38 ha.
Diện tích rừng trồng các loại cây gỗ khác xấp xỉ 10 ha [33].
2.2.3. Tài nguyên khoáng sản
Trên địa bàn huyện Tân Sơn có một số khoáng sản quan trọng để phục vụ cho việc phát triển các ngành công nghiệp như: Quặng sắt ở các xã Thu Cúc, Thạch Kiệt, Tân Phú, Mĩ Thuận, Văn Luông, Minh Đài với trữ lượng 10 triệu tấn. Mỏ chì có ở các xã Đồng Sơn, Thu Ngạc với trữ lượng 1 triệu tấn. Amiăng có ở các xã Đồng Sơn, Tân Phú, Thu Ngạc. Tale (Tan) có ở các xã Thu Cúc, Tân Phú, Mĩ Thuận, Thu Ngạc (mỏ chính ở Thu Ngạc) có thể làm Tan công nghiệp, Tan rượu và Tan phân bón. Bên cạnh đó, một khối lượng lớn cát, sỏi làm vật liệu xây dựng có trữ lượng lớn 2,5 triệu m3 tập trung ở các con sông, suối của địa bàn huyện [18].
2.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.3.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư
Theo số liệu điều tra của Phòng Thống kê huyện Tân Sơn (tính đến 31/12/2008), dân số của huyện là 76.722 người; trong đó dân số trong tuổi lao động là 45.394 người (chiếm 59,63% dân số toàn huyện). Đây là con số người lao động làm việc trong các ngành kinh tế: nông, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; các ngành dịch vụ khác (thương mại, vận tải…). Ngoài ra còn một số lao động phổ thông, làm thuê theo định kỳ công việc không cố định.
Trên địa bàn huyện Tân Sơn có 8 thành phần dân tộc chính cùng sinh sống, đó là: Mường, Dao, Kinh, Tày, Nùng, Hoa, Sán Dìu, Cao Lan [19].
Xã Xuân Sơn với tổng số 258 hộ, có 1.053 nhân khẩu. Có hai dân tộc chính sinh sống trên địa bàn là: Mường (49%); Dao (hay còn gọi là người Mán) chiếm 50,3%; dân tộc khác chiếm 0,7%. Số người trong độ tuổi lao động là: 600 người (chiếm khoảng gần 60% dân số).
Mật độ dân số bình quân của xã là: 24 người/1 km2 [33].
2.3.2. Đặc điểm kinh tế và xã hội
2.3.2.1. Thực trạng kinh tế
Huyện Tân Sơn là một huyện mới được tách ra từ huyện Thanh Sơn. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao: 19,7%/ năm (thống kê năm 2008), chủ yếu là phát triển nông - lâm nghiệp và thuỷ sản với tỷ lệ như sau:
+ Nông - lâm - thuỷ sản: 77,7%
+ Dịch vụ: 9%
+ Công nghiệp - xây dựng: 6,57%
Thế mạnh của huyện là rất giàu nguồn tài nguyên khoáng sản, tuy nhiên lại chưa phát triển các ngành công nghiệp để tận dụng được thế mạnh này. Định hướng đến năm 2020 là phải khai thác tối đa nguồn lợi của địa phương, phát triển mạnh hơn nữa ngành công nghiệp. Có 2 nhà máy chè đã được xây dựng: Nhà máy chè Tân Phú và Minh Đài [32].
Ngành nông - lâm - thuỷ sản chiếm tỷ trọng về tăng trưởng là rất lớn. Xu hướng của huyện là đẩy mạnh việc trồng rừng, nhất là trồng cây nguyên liệu gỗ phục vụ cho nhà máy giấy Bãi Bằng của tỉnh, đồng thời trồng cây ăn quả là thế mạnh của từng xã như: xoài, vải, nhãn, dứa, cam… Các ngành dịch vụ được chú trọng, vì lợi thế của huyện là cửa ngõ giao thông của nhiều tỉnh như Sơn La, Hoà Bình và thủ đô Hà Nội. Chủ trương của huyện là cùng với sự phát triển của giao thông vận tải đã tạo điều kiện cho phát triển, lưu thông hàng hoá [32].
2.3.2.2. Thực trạng xã hội và cơ sở hạ tầng
* Hệ thống giao thông vận tải:
Trước đây xã Xuân Sơn hoàn toàn tách biệt với bên ngoài do không có đường cho xe ôtô tiếp cận tới. Từ năm 2000, tỉnh đã đầu tư xây dựng đường cấp phối từ Minh Đài tới xóm Dù (Xuân Sơn). Quãng đường này đã được trải nhựa khá tốt. Dự án này do Ban quản lý Vườn Quốc gia làm chủ đầu tư. Con đường này đã khai thông khu vực với bên ngoài tạo điều kiện để phát triển kinh tế, xã hội và giao lưu văn hoá, cũng như công tác phát triển du lịch sinh thái. Dự án này tiếp tục làm đường tới 3 xóm Lạng, Lấp và Cỏi [33].
* Hệ thống điện cung cấp cho sinh hoạt và sản xuất:
Toàn xã có 4 xóm, cả 4 xóm đã có điện lưới quốc gia.
* Y tế, giáo dục:
- Về y tế: Xã Xuân Sơn có 1 trạm y tế đóng tại trung tâm xã, được xây dựng kiên cố với 2 giường bệnh, 1 bác sỹ - Trạm trưởng, 1 y sỹ, 1 nữ hộ sinh, 2 dược sỹ, 2 y tá. Cơ sở, dụng cụ khám chữa bệnh còn rất đơn sơ, nhưng công tác y tế ở đây đã có nhiều cố gắng như phát thuốc sốt rét, sốt xuất huyết, tuyên truyền vệ sinh phòng bệnh. Tuy nhiên, do điều kiện giao thông chưa thuận lợi nên việc chữa chạy bệnh nhân trong trường hợp nguy cấp chưa kịp thời. Các loại bệnh phổ biến trong khu vực như: sốt xuất huyết, đau bụng ỉa chảy, cảm cúm, viêm phế quản, phổi ở trẻ em… [33].
- Về giáo dục: Xã Xuân Sơn chưa có trường THPT, chỉ có 1 trường THCS với 12 lớp. Trong đó có 8 lớp tiểu học, 4 lớp THCS. Có 1 trường mầm non rất sơ sài về cơ sở vật chất với 8 lớp [33]. Trong những năm gần đây, dự án 135 của Chính phủ đã xoá được nhiều phòng học tạm, thay vào đó là những ngôi trường khang trang, phòng khám kiên cố, cơ sở vật chất tương đối đầy đủ hơn [33].
Tập quán sinh sống của nhân dân các xã trong huyện là sống nhờ vào rừng: khai thác dược liệu, lấy củi bán, hái rau quả rừng, săn bắn thú… Vì vậy đã làm cho nguồn tài nguyên rừng bị suy thoái, nhiều loại gỗ quý, động vật quý bị mất dần, thay vào đó là các thảm cây bụi. Huyện đã thực hiện chính sách giao đất, giao rừng cho từng hộ dân, để đảm bảo việc quản lý, bảo vệ, khoanh nuôi và phục hồi được tốt hơn, hiệu quả hơn. Nhiều diện tích đất được phủ xanh bằng cây chè, cây nguyên liệu giấy, cây ăn quả và một số loại rừng trồng như keo, lát, bạch đàn…
Chương 3.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các loài thực vật bậc cao có mạch trong một số quần xã: Rừng phục hồi tự nhiên 15 năm (RPH 15 năm), rừng trồng Keo tai tượng 7 năm (RKE 7 năm), thảm cây bụi 3 – 4 tuổi thuộc xã Xuân Sơn – huyện Tân Sơn – tỉnh Phú Thọ.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu và nội dung mà đề tài đã đặt ra, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
3.2.1 .Phương pháp tuyến điều tra (TĐT) và ô tiêu chuẩn (OTC)
Chúng tôi sử dụng phương pháp của Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [26] và Hoàng Chung (2006) [7] như sau:
- Tuyến điều tra: trước hết là xác định địa điểm nghiên cứu, căn cứ vào bản đồ của khu vực lập các TĐT. TĐT đầu tiên hướng vuông góc với đường đồng mức, các tuyến sau song song với tuyến đầu. Chiều rộng quan sát của TĐT là 4m. Khoảng cách giữa các tuyến là 50 – 100m tùy vào địa hình cụ thể của từng quần xã. Dọc theo tuyến điều tra bố trí OTC và ODB (2x2m) để thu thập số liệu OTC.
- Ô tiêu chuẩn: để thu thập số liệu thảm thực vật, chúng tôi áp dụng OTC là 400m2 (20m x 20m) cho các trạng thái rừng. Ô dạng bản (ODB) được bố trí trên các đường chéo, đường vuông góc và các cạnh của OTC. Tổng diện tích các ODB phải đạt ít nhất là 1/3 diện tích OTC. Đối với thảm cây bụi, OTC có diện tích là 16m2 (4m x 4m). Ngoài ra dọc hai bên tuyến điều tra cũng đặt thêm các ODB phụ để thu thập số liệu bổ sung. Trong các OTC, chúng tôi tiến hành xác định tên khoa học (các loài chưa biết tên thì thu thập mẫu về định loại), dạng sống và đo chiều cao của cây.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
- Trên TĐT, quan sát và ghi chép vào phiếu tất cả các thông tin về các loài đã gặp như: tên Latinh (hoặc tên địa phương), dạng sống (thân gỗ, thân bụi, thân thảo, thân leo). Những loài chưa biết tên lấy mẫu về để định loại.
- Trong OTC, tiến hành thu thập mẫu trong các ô nhỏ (ODB), cách thu mẫu cũng giống như tuyến điều tra.
3.2.3. Phương pháp phân tích mẫu thực vật
- Xác định tên khoa học, tên địa phương của các loài cây theo các tài liệu của Nguyễn Tiến Bân (1997) [2], Phạm Hoàng Hộ (1991) [11], Trần Đình Lý (1995) [16].
- Xác định thành phần dạng sống của từng loài theo 4 dạng cơ bản: thân gỗ, thân bụi, thân thảo và thân leo (theo cuốn “Tên cây rừng Việt Nam” của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, năm 2000 [3], Hoàng Chung (1980) [6]).
3.2.4. Phương pháp kế thừa
Kế thừa các công trình nghiên cứu khoa học đi trước, và các tài liệu sách có liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài trên nguyên tắc có chọn lọc.
3.2.5. Phương pháp điều tra trong nhân dân
Trực tiếp phỏng vấn người chủ rừng hoặc các cơ quan chuyên môn (Chi cục kiểm lâm, UBND xã…) để nắm được các thông tin về điều kiện tự nhiên ở KVNC, trạng thái của rừng, tên các loài thực vật (tên địa phương), những tác động của con người và động vật đến hệ thực vật rừng theo các tiêu chí trong phiếu điều tra (phụ lục 1).
Chương 4.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Đa dạng các bậc taxon thực vật
Xã Xuân Sơn là một trong 4 xã thuộc Vườn Quốc gia Xuân Sơn – Phú Thọ, hệ thực vật ở đây khá phong phú và đa dạng.
Trong quá trình nghiên cứu về thành phần loài ở 3 quần xã: Rừng phục hồi tự nhiên 15 năm (RPH 15 năm), rừng trồng Keo tai tượng 7 năm (RKE 7 năm) và thảm cây bụi 3 – 4 tuổi, chúng tôi đã thống kê được 152 loài, 140 chi, 72 họ được phân bố trong 4 ngành: Ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành Mộc tặc (Equisetophyta), ngành Dương xỉ (Polypodiophyta), ngành Mộc lan (Magnoliophyta). Số lượng các taxon cụ thể trong từng ngành thực vật được trình bày trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Sự phân bố các taxon thực vật trong các ngành ở 3 quần xã nghiên cứu
STT
Ngành
Họ
Chi
Loài
Số họ
%
Số chi
%
Số loài
%
1
Ngành Thông đất (Lycopodiophyta)
2
2,78
2
1,43
2
1,31
2
Ngành Mộc tặc (Equisetophyta)
1
1,39
1
0,71
1
0,66
3
Ngành Dương xỉ (Polypodiophyta)
3
4,17
4
2,86
6
3,95
4
Ngành Mộc lan (Magnoliophyta)
66
91,66
133
95
143
94,08
4.1. Lớp Mộc lan (Magnoliopsida)
54
81,82
109
81,95
116
81,12
4.2. Lớp Hành (Liliopsida)
12
18,18
24
18,05
27
18,88
Tổng cộng
72
100,0
140
100,0
152
100,0
Biểu đồ 4.1: Sự phân bố của các bậc taxon thực vật ở KVNC
Qua phân tích bảng 4.1 cho thấy, thành phần thực vật ở KVNC khá phong phú và đa dạng. Sự phân bố của các taxon cụ thể như sau: Ngành Mộc lan (Magnoliophyta) có số họ, chi, loài phong phú nhất, gồm 66 họ (chiếm 91,66%), 133 chi (95%), 143 loài (94,08%). Tiếp đến là ngành Dương xỉ (Polypodiophyta) với 3 họ (4,17%), 4 chi (2,86%), 6 loài (3,95%). Ngành Thông đất (Lycopodiophyta) có 2 họ (2,78%), 2 chi (1,43%), 2 loài (1,31%) và ngành Mộc tặc (Equisetophyta) có 1 họ (1,39%), 1 chi (0,71%), 1 loài (0,66%).
Trong ngành Mộc lan (Magnoliophyta), lớp Mộc lan (Magnoliopsida) có 54 họ (81,82%), 109 chi (81,95%), 116 loài (81,12%). Trong khi đó, lớp Hành (Liliopsida) có số họ, chi, loài ít hơn rất nhiều: 12 họ (18,18%), 24 chi (18,05%), 27 loài (18,88%).
4.2. Đa dạng thành phần loài thực vật (Danh lục thực vật ở KVNC)
Do KVNC thuộc vùng đệm của Vườn Quốc gia Xuân Sơn, nên việc bảo vệ nguồn tài nguyên sinh vật nói chung rất được chú trọng. Đồng thời, nhờ thực hiện các chính sách về quy hoạch, phát triển lâm sản ngoài gỗ (1999) của Bộ Nông nghiệp nên việc khai thác, chặt phá rừng cũng bị hạn chế. Qua kết quả điều tra cho thấy, thực vật ở đây rất phong phú về thành phần loài. Điều này được thể hiện qua bảng 4.2, có 152 loài thực vật trong 3 quần xã nghiên cứu.
Bảng 4.2: Danh lục các loài thực vật trong 3 quần xã tại KVNC
TT loài
Tên khoa học
Tên Việt Nam
Tên quần xã
Dạng sống
Công dụng
I. LYCOPODIOPHYTA
NGÀNH THÔNG ĐẤT
(1). Lycopodiaceae
Họ Thông đất
1
Lycopodium cernuua (L.) Pic.Serm
Thông đất
T
Thảo
Ca, T
(2). Selaginellaceae
Họ Quyển bá
2
Selaginella repanda (Desv.) Spring ex Gaudich
Quyển bá lá tròn
R
Thảo
T
II. EQUISETOPHYTA
NGÀNH MỘC TẶC
3
(3). Equisetaceae
Họ Mộc tặc
Equisetum ramosissimum Desf.
Cỏ quản bút
R
Thảo
T
III. POLYPODIOPHYTA
NGÀNH DƯƠNG XỈ
(4). Adiantaceae
Họ Tóc vệ nữ
4
Adiantum capillus – veneris L.
Tóc thần vệ nữ
R, T
Thảo
T
5
A.flabellulatum L.
Dớn đen, vót
R, T
Thảo
Ca, T
(5). Polypodiaceae
Họ Dương xỉ
6
Drynaria bonii Chr.
Tắc kè đá
R
Thảo
*, T
7
Phymatosorus lanceolata (L.) Farw.
Thạch vĩ lưỡi mác
R
Thảo
T, Ca
(6). Schizaeaceae
Họ Bòng bong
8
Lygodium japonicum (Thunb.) Sw.
Bòng bong ré
R, T, K
Leo
T
9
L.flexuosum (L.) Sw.
Bòng bong dịu
R, T, K
Leo
IV. MAGNOLIOPHYTA
NGÀNH MỘC LAN
MAGNOLIOPSIDA
LỚP MỘC LAN
(7). Amaramthaceae
Họ Rau dền
10
Achyranthes aspera L.
Cỏ xước
T
Thảo
T
(8). Anacardiaceae
Họ Xoài
11
Allospondias lakonensis (Pierre) Stapf.
Dâu da xoan
R, T
Gỗ
G, Q
12
Choerospondias axillaris (Roxb.) Burtt. & Hill
Xoan nhừ
R, T
Gỗ
G, T
13
Rhus chinensis Muell.
Sơn muối
R,T
Gỗ
T
(9). Annonaceae
Họ Na
14
Desmos chinensis Lour.
Dẻ hoa thơm
R, T
Leo
T, TD
15
Xylopia vielana Pierre
Giền đỏ
R
Gỗ
G, T
(10).Apiaceae
Họ Hoa tán
16
Centella asiatica (L.) Urb.
Rau má
T, K
Thảo
R, T
17
Cnidium monnierii (L.) Cusson
Giần sàng
T
Thảo
T
(11).Apocynaceae
Họ Trúc đào
18
Alstonia scholaris (L.) R.Br.
Sữa
R, T
Gỗ
G, Ca, T
19
Rauvolfia verticillata (Lour.) Baill.
Ba gạc vòng
R
Bụi
*, T
(12). Araliaceae
Họ Ngũ gia bì
20
Acanthopanax trifoliatus (L.) Voss.
Ngũ gia bì gai
R
Bụi
T
(13).Asclepiadaceae
Họ Thiên lí
21
Streptocaulon juventas (Lour.) Merr.
Hà thủ ô trắng
R, T, K
Leo
T
(14). Asteraceae
Họ Cúc
22
Ageratum conyzoides L.
Cỏ cứt lợn
T, K
Thảo
T
23
Crassocephalum crepidioides (Benth.) S.Moore
Rau tàu bay
R, T
Thảo
R, T
24
Eclipta prostrata (L.) L.
Nhọ nồi
T
Thảo
T
25
Elephantopus scaber L.
Cúc chỉ thiên
T, K
Thảo
T
26
Eupatorium odoratum L.
Cỏ lào
R, T, K
Bụi
T, TD
27
Pluchea indica (L.) Less.
Cúc tần
T
Bụi
T, TD
28
Xanthium strumarium L.
Ké đầu ngựa
T
Thảo
T, TD
(15). Bignoniaceae
Họ Chùm ớt
29
Oroxylum indicum (L.) Kurz
Núc nác
R
Gỗ
T, A
(16). Boraginaceae
Họ Vòi voi
30
Heliotropium indicum L.
Vòi voi
T, K
Thảo
T
(17). Burseraceae
Họ Trám
31
Canarium album (Lour.) Raeusch.
Trám trắng
R
Gỗ
Q, G
32
C.tramdenum Dai & Yakovl
Trám đen
R
Gỗ
*, G, Q
(18). Caesalpiniaceae
Họ Vang
33
Bauhinia pyrrhoclada Drake
Móng bò lửa
R, T
Leo
T
34
Gleditsia australis Hemsl. ex Forbes & Hemsl.
Bồ kết
R
Gỗ
G, Q, T
35
Saraca dives Pierre
Vàng anh
R
Gỗ
G, T
36
Senna tora (L.) Roxb.
Thảo quyết minh
T
Thảo
T, A
(19). Campanulaceae
Họ Hoa chuông
37
Codonopsis javanica (Blume) Hook.
Đảng sâm
R
Leo
*, T, R
(20). Caprifoliaceae
Họ Kim ngân
38
Lonicera macrantha (D. Don) Spreng.
Kim ngân hoa to
R
Leo
T
(21).Combretaceae
Họ Bàng
39
Quisqualis indica L.
Dây giun
R
Leo
T
40
Terminalia myriocarpa Heurck & Muell. Arg.
Chò xanh
R
Gỗ
G, T
(22). Cucurbitaceae
Họ Bầu bí
41
Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.
Gấc
T
Leo
Q, T
(23). Dipterocarpaceae
Họ Dầu
42
Dipterocarpus retusus Blume
Chò nâu
R
Gỗ
*, G
43
Vatica diospyroides Symingt.
Táu muối
R
Gỗ
G
(24). Ebenaceae
Họ Thị
44
Diospyros decandra Lour.
Thị
R
Gỗ
Q, G, T
(25). Euphorbiaceae
Họ Thầu dầu
45
Breynia fruticosa (L.) Hook.f.
Bồ cu vẽ
T, K
Bụi
T
46
Claoxylon longifolium (Blume) Endl. ex Hassk.
Lộc mai lá dài
T, K
Gỗ
T
47
Cleistanthus tonkinensis Jabl.
Cọc rào
T
Bụi
48
Croton tiglium L.
Ba đậu
T, K
Gỗ
T
49
Endospermum chinense Benth.
Vạng trứng
R
Gỗ
G, T
50
Euphorbia hirta L.
Cỏ sữa lá lớn
T, K
Thảo
T
51
E. heyniana Spreng
Cỏ sữa lá nhỏ
T, K
Thảo
T
52
Excoecaria cochinchinensis Lour.
Đơn đỏ
T
Bụi
53
Mallotus apelta (Lour.) Muell. – Arg.
Bục trắng
T, K
Bụi
T
54
M.barbatus Muell. – Arg.
Bùng bục
R, T, K
Bụi
D, T
55
Sapium sebiferum (L.) Roxb.
Sòi trắng
R, T
Gỗ
56
Sauropus androgynus (L.) Merr.
Rau ngót
T
Bụi
R, T
(26). Fabaceae
Họ Đậu
57
Abrus precatorius L.
Cam thảo nam
T, K
Leo
T
58
Bowringia callicarpa Champ. ex Benth.
Dây bánh nem
R, T
Leo
T
59
Crotalaria juncea L.
Lục lạc sợi
T, K
Thảo
T
60
Desmodium diffusum DC.
Thóc lép rải
T, K
Bụi
T
61
Erythrina variegata L.
Vông nem
R, T
Gỗ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu đa dạng thành phần loài, dạng sống thực vật ở một số quần xã tại xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.doc