Nuôi tôm đang là thế mạnh của ngành thủy sản nước ta. Từ năm 1995 nghề nuôi tôm nước ta phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, hình thức nuôi, năng suất, sản lượng và hiệu quả kinh tế. Cụ thể là năm 2004 diện tích tôm nuôi đạt hơn 460.000ha, tổng sản lượng đạt 350.000 tấn và là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho chế biến xuất khẩu thủy sản. Nghề nuôi tôm đã thực sự trở thành một trong những nghề sản xuất hàng hóa lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, dịch bệnh do virus gây ra cũng liên tục lan rộng và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Trong khi đó, những nghiên cứu về virus tôm còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu tác nhân virus gây bệnh nhằm đề xuất giải pháp hạn chế tác nhân này là một yêu cầu cấp bách hiện nay. Bên cạnh đó, việc khai thác tiềm năng và phát triển thêm các chủng loại tôm nuôi khác để đa dạng hóa các sản phẩm tôm thương mại, tận dụng tối đa điều kiện tự nhiên và nhân lực ở các vùng ven biển cũng là vấn đề hiện đang rất được nhà nước quan tâm. Năm 2001 Việt Nam bắt đầu du nhập tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) từ Đài Loan và Hawaii vào nuôi thử nghiệm ở một số vùng. Tôm thẻ chân trắng có những ưu thế so với tôm sú như chủ động về nguồn giống, thời gian nuôi ngắn hơn nhưng năng suất tương đương tôm sú, chịu được độ mặn cao và có thể nuôi được trong cả nước mặn, ngọt và lợ Tuy nhiên việc nhập nuôi loài tôm này gắn liền với việc đưa virus hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus – TSV) vào Việt Nam. Để tránh không xảy ra dịch bệnh như đã có đối với các nước từng du nhập tôm thẻ chân trắng (TCT) thì những thông tin đầy đủ về bệnh hội chứng Taura và khả năng lây lan TSV từ tôm này sang các loài tôm bản địa khác, đặc biệt đối với tôm sú, cũng là vấn đề rất được quan tâm.
64 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1997 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đặc trưng protein của virus gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
ĐẶNG TRỊNH MINH ANH
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI
CHỨNG ĐỎ ĐUÔI Ở TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
LUẬN VĂN KỸ SƢ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 9/2006-
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC
****0O0****
NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI
CHỨNG ĐỎ ĐUÔI Ở TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM
THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)
LUẬN VĂN KỸ SƢ
CHUYÊN NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Giáo viên hƣớng dẫn Sinh viên thực hiện
TS. VĂN THỊ HẠNH ĐẶNG TRỊNH MINH ANH
TS. NGUYỄN NGỌC HẢI KHÓA: 2002 – 2006
CN. LÊ PHÚC CHIẾN
Thành phố Hồ Chí Minh
-Tháng 9/2006-
MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY, HCMC
FACULTY OF BIOTECHNOLOGY
RESEARCHING SPECIFIC PROTEIN OF RED TAIL VIRUS
IN BLACK TIGER SHRIMP (Penaeus monodon) AND PACIFIC
WHITE SHRIMP (Penaeus vannamei)
GRADUATION THESIS
MAJOR: BIOTECHNOLOGY
Professor Student
Ph.D. VAN THI HANH DANG TRINH MINH ANH
Ph.D. NGUYEN NGOC HAI TERM: 2002 - 2006
BSc. LE PHUC CHIEN
HCMC, 09/2006
iv
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn
Ban Giám Hiệu trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều
kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập.
Ban chủ nhiệm Bộ Môn Công Nghệ Sinh Học cùng các thầy cô đã trực tiếp
giảng dạy trong suốt bốn năm qua.
TS. Văn Thị Hạnh đã hết lòng hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập tốt nghiệp.
TS. Nguyễn Ngọc Hải đã truyền đạt kiến thức và tận tình giúp đỡ tôi trong quá
trình thực tập tốt nghiệp.
CN. Đỗ Thị Tuyến thuộc phòng Các Chất Có Hoạt Tính Sinh Học - Viện Sinh
Học Nhiệt Đới.
Anh Lê Phúc Chiến, chị Phạm Thị Hạnh thuộc phòng Công Nghệ Tế Bào Động
Vật - Viện Sinh Học Nhiệt Đới đã nhiệt tình giúp đỡ, và hướng dẫn trong quá trình
thực tập.
Những gì mà tôi học được trong thời gian thực hiện đề tài tại Viện Sinh Học
Nhiệt Đới là những bài học thực tế mà tôi sẽ không thể nào quên.
Các bạn bè thân yêu của lớp Công Nghệ Sinh Học khóa 28 và các bạn cùng
phòng đã chia sẻ cùng tôi những vui buồn trong thời gian học cũng như hết lòng hỗ
trợ, giúp đỡ, động viên tôi trong thời gian thực tập.
Tp Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 08 năm 2006.
Đặng Trịnh Minh Anh
v
TÓM TẮT
ĐẶNG TRỊNH MINH ANH, Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Tháng 08/2006.
“NGHIÊN CỨU ĐẶC TRƢNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỎ
ĐUÔI Ở TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus
vannamei)”
Hội đồng hướng dẫn:
TS. Văn Thị Hạnh
TS. Nguyễn Ngọc Hải
CN. Lê Phúc Chiến
Khoá luận được thực hiện tại Phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện Sinh
Học Nhiệt Đới là 1 phần của đề tài “Nghiên cứu hội trứng Taura ở tôm thẻ chân
trắng và mối liên quan với tác nhân gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú và tôm càng
xanh”. Nguồn virus ban đầu đã được phòng thí nghiệm phân lập và nhân lên trong tế
bào côn trùng Sf9.
Nội dung của khoá luận là: Xác định đặc trưng protein của Red - Tail Virus
(RTV) bằng kỹ thuật SDS-PAGE và Western Blot. Sau đó kiểm tra khả năng gây
nhiễm thực nghiệm trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng của RTV được nhân lên trong tế
bào côn trùng Sf9. Bước tiếp theo là tiến hành thăm dò khả năng phân tách các thành
phần protein của virus bằng phương pháp sắc ký lọc gel để phục vụ cho những nghiên
cứu tiếp theo.
Những kết quả thu được:
1. Sử dụng RTV thu từ tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nhân lên trong tế bào
côn trùng Sf9 gây nhiễm trở lại cho tôm sú và tôm thẻ thành công.
2. Xác định được các protein của RTV thu từ tôm sú và tôm thẻ được nuôi cấy
trong tế bào côn trùng Sf9 bằng kỹ thuật điện di gel Sodium dodecyl sulfate –
Polyacrylamide (SDS-PAGE) và điện di miễn dịch (Western Blot)
vi
MỤC LỤC
PHẦN TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ ..................................................................................................................... iv
Tóm tắt .......................................................................................................................... . v
Mục lục ......................................................................................................................... .vi
Danh mục các chữ viết tắt .......................................................................................... ...ix
Danh mục các hình ....................................................................................................... .x
Danh mục các bảng....................................................................................................... .xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................... ..1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .......................................................................... ..3
2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới ........................................................................... ..3
2.1.1 Hiện trạng chung ............................................................................................. ..3
2.1.2 Thiệt hại do TSV trên thế giới ........................................................................ ..4
2.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam ........................................................................... ..4
2.2.1 Hiện trạng chung ............................................................................................. ..4
2.2.2 Thiệt hại do TSV tại Việt Nam ....................................................................... ..5
2.3 Giới thiệu hội chứng Taura – TS (Taura syndrome) .............................................. ..6
2.3.1 Lịch sử và phân bố hội chứng Taura ............................................................ ..6
2.3.2 Phân loại và tên gọi ...................................................................................... ..7
2.3.2.1 Tên gọi .................................................................................................. ..7
2.3.2.2 Vị trí phân loại ...................................................................................... ..7
2.3.3 Đặc điểm cấu trúc và genom của TSV ........................................................ ..7
2.3.4 Biểu hiện bệnh hội chứng Taura ở tôm ......................................................... ..8
2.3.5 Vật chủ .......................................................................................................... ..9
2.3.6 Sự đa dạng di truyền và sự xuất hiện các chủng TSV mới ........................... 10
2.3.6.1 Sự đa dạng di truyền của TSV ............................................................... 10
2.3.6.2 Sự xuất hiện các chủng TSV mới .......................................................... 10
vii
2.3.7 Khả năng lây truyền của virus Taura ............................................................ 12
2.3.8 Một số đặc tính của virus Taura với các yếu tố lý hóa.................................. 12
2.4 Các phương pháp và kỹ thuật chuẩn đoán virus Taura .......................................... 13
2.4.1 Chuẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng ................................................... 13
2.4.2 Phương pháp mô học ..................................................................................... 14
2.4.3 Phương pháp cảm nhiễm sinh học ................................................................ 14
2.4.4 Phương pháp miễn dịch ................................................................................. 14
2.4.5 Phương pháp chuẩn đoán bằng mẫu dò gen (gene probe) ............................ 14
2.4.6 Phương pháp RT-PCR ............................................................................... 15
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................................. 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ......................................................................... 16
3.2 Hoá chất, thiết bị, dụng cụ và vật liệu ................................................................... 16
3.2.1 Hóa chất ......................................................................................................... 16
3.2.1.1 Các hoá chất để thực hiện sắc ký lọc gel .................................................. 16
3.2.1.2 Các dung dịch gốc để thực hiện SDS-PAGE .......................................... 16
3.2.1.3 Các dung dịch gốc để nhuộm gel ............................................................ 16
3.2.1.4 Các dung dịch gốc để thực hiện Western Blotting .................................. 16
3.2.1.5 Các dung dịch để thực hiện Dot Blot ...................................................... 17
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ .......................................................................................... 17
3.2.3 Vật liệu .......................................................................................................... 18
3.2.3.1 Kháng thể ................................................................................................ 18
3.2.3.1 Mẫu........................................................................................................... 18
3.3 Phương pháp ......................................................................................................... 18
3.3.1 Phương pháp SDS–PAGE ............................................................................. 18
3.3.1 Phương pháp SDS–PAGE ....................................................................................... 18
3.3.1.1 Nguyên tắc............................................................................................... 18
3.3.1.2 Phương pháp tiến hành ........................................................................... 20
3.3.2 Phương pháp Western Blot ........................................................................ 21
viii
3.3.2.1 Nguyên tắc............................................................................................... 21
3.3.2.2 Phương pháp tiến hành ............................................................................ 23
3.3.3 Gây nhiễm thực nghiệm cho tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ (Penaeus
vannamei) bằng RTV được nhân lên trong tế bào Sf9 ................................................. 26
3.3.4 Phương pháp Dot Blot ................................................................................... 27
3.3.4.1 Nguyên tắc............................................................................................... 27
3.3.4.2 Phương pháp tiến hành .............................................................................. 27
3.3.5 Phương pháp sắc ký ................................................................................... 28
3.3.5.1 Nguyên tắc ............................................................................................. 28
3.3.5.2. Phương pháp tiến hành ............................................................................ 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 30
4.1 Kết quả SDS – PAGE ...................................................................................... 30
4.2 Kết quả Western Blot ...................................................................................... 32
4.3 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm ................................................... 34
4.4 Kết quả Dot Blot chỉ thị virus .......................................................................... 37
4.5 Kết quả sắc ký lọc gel ...................................................................................... 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 42
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 42
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 42
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 43
PHỤ LỤC 1 ................................................................................................................. 47
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 48
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 50
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 52
ix
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
1. APS Ammmonium persulphate
2. bp: Base pair
3. DNA: Deoxyribonucleic acid
4. DAB: 3,3’- Diaminobenzidinetetrahydrochloride
5. LOS: Lymphoid Organ Syndrome
6. IHHNV: Infectious Hypodermal and Haematopoietic Necrosis Virus
7. MBV: Monodon Baculovirus
8. Kb: Kilo base
9. KDa: Kilo Dalton
10. PAb: Polyclonal Antibody
11. PBS: Phosphate Buffered Saline
12. PCR: Polymerase Chain Reaction
13. PL: Post larvae
14. RNA: Ribonucleic acid
15. RT-PCR: Reverse Transcription Polymerase Chain Reaction
16. RTV: Red - Tail Virus
17. ORF: Open Reading Frame
18. OIE: Office International Des Epizooties (Tổ chức dịch tễ thế giới)
19. SDS-PAGE: Sodium Dodecyl Sulfate Polyacrylamide Gel Electrophoresis
20. Sf9: Sepodoptera frugiperda
21. SPF: Specific Pathogen Free (Sạch bệnh)
22. TCT: Tôm thẻ chân trắng
23. TEMED: N, N, N’, N’ – tetramethylethylenediamine
24. TTBS: Tween tris buffer saline
25. TSV: Taura Syndrome Virus
26. YHV Yellow Head Virus
27. WSSV: White Spot Syndrome Virus
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
HÌNH TRANG
Hình 2.1: Sự phân bố của TSV trên thế giới ................................................................ ..6
Hình 2.2: Sơ đồ cấu trúc bộ gen của TSV ................................................................... ..8
Hình 2.3: Tôm bị nhiễm TSV ....................................................................................... ..9
Hình 2.4: cây phát sinh loài của 40 phân lập TSV dựa vào trình tự aa của VP2 ......... 10
Hình 2.5: Cây phát sinh loài theo đoạn ORF2 (1011aa) của 6 chủng TSV ................. 11
Hình 3.1: Các bước thực hiện Western Blot................................................................. 21
Hình 3.2: Cách lắp ráp gel và màng nitrocellulose ...................................................... 22
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống chẩn đoán miễn dịch ......................................................... 28
Hình 4.1: Kết quả SDS – PAGE ................................................................................... 30
Hình 4.2: Kết quả Western Blot ................................................................................... 32
Hình 4.3: Tôm thẻ không gây nhiễm và tôm thẻ gây nhiễm ........................................ 34
Hình 4.4: Tôm thẻ chết do gây nhiễm thực nghiệm với RTV ...................................... 35
Hình 4.5: Ảnh chụp hiển vi tôm sú đối chứng nuôi trong phòng thí nghiệm (x40) ..... 36
Hình 4.6: Ảnh chụp hiển vi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào nhiễm RTV . 36
Hình 4.7: Ảnh chụp hiển vi phần đuôi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào
nhiễm RTV ................................................................................................................... 36
Hình 4.8: Tôm sú giống gây nhiễm nhiễm thực nghiệm với RTV ............................. 37
Hình 4.9: Chỉ thị mức độ bệnh theo phương pháp Dot Blot ........................................ 37
Hình 4.10: Kết quả kiểm tra tôm thẻ trước khi gây nhiễm ........................................... 38
Hình 4.11: Kết quả kiểm tra tôm sú giống trước khi gây nhiễm .................................. 38
Hình 4.12: Kết quả kiểm tra tôm thẻ sau khi gây nhiễm .............................................. 38
Hình 4.13: Kết quả kiểm tra tôm sú giống sau khi gây nhiễm ..................................... 39
Hình 4.14: Kết quả dịch tế bào (DTB) Sf9 ................................................................... 40
Hình 4.15: Kết quả DTB nhiễm virus từ tôm sú Long An bị bệnh RTV (RT-PmLA).40
Hình 4.16: Kết quả DTB nhiễm RTV từ tôm thẻ chân trắng bị bệnh RTV (RTV-PvM) .
...................................................................................................................................... 41
xi
DANH MỤC CÁC BẢNG
BẢNG TRANG
Bảng 2.1: Sản lượng tôm tôm thế giới năm 2002-2003 ............................................... ..3
Bảng 2.2: Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam qua các năm ............................................. ..5
Bảng 2.3: Các phương pháp chuẩn đoán TSV ............................................................ 13
Bảng 3.1: Các mẫu sử dụng .......................................................................................... 18
Bảng 4.1: So sánh trọng lượng các protein của RTV sau khi SDS-PAGE và trọng
lượng của các protein đã được công bố ........................................................................ 31
Bảng 4.2: So sánh trọng lượng các protein của RTV sau khi Western Bloting và trọng
lượng của các protein đã được công bố ........................................................................ 33
Bảng 4.3: Số tôm thẻ sống sót sau ba tuần gây nhiễm ................................................. 34
Bảng 4.4: Số tôm sú sống sót sau hai tuần gây nhiễm ................................................. 35
1
1
PHẦN 1. MỞ ĐẦU
Nuôi tôm đang là thế mạnh của ngành thủy sản nước ta. Từ năm 1995 nghề
nuôi tôm nước ta phát triển mạnh mẽ cả về diện tích, hình thức nuôi, năng suất, sản
lượng và hiệu quả kinh tế. Cụ thể là năm 2004 diện tích tôm nuôi đạt hơn 460.000ha,
tổng sản lượng đạt 350.000 tấn và là nguồn cung cấp nguyên liệu quan trọng cho chế
biến xuất khẩu thủy sản. Nghề nuôi tôm đã thực sự trở thành một trong những nghề
sản xuất hàng hóa lớn của Việt Nam.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm, dịch bệnh do virus gây ra
cũng liên tục lan rộng và gây thiệt hại nặng nề về kinh tế. Trong khi đó, những nghiên
cứu về virus tôm còn rất hạn chế. Vì vậy, việc nghiên cứu tác nhân virus gây bệnh
nhằm đề xuất giải pháp hạn chế tác nhân này là một yêu cầu cấp bách hiện nay.
Bên cạnh đó, việc khai thác tiềm năng và phát triển thêm các chủng loại tôm
nuôi khác để đa dạng hóa các sản phẩm tôm thương mại, tận dụng tối đa điều kiện tự
nhiên và nhân lực ở các vùng ven biển cũng là vấn đề hiện đang rất được nhà nước
quan tâm. Năm 2001 Việt Nam bắt đầu du nhập tôm thẻ chân trắng (P. vannamei) từ
Đài Loan và Hawaii vào nuôi thử nghiệm ở một số vùng. Tôm thẻ chân trắng có những
ưu thế so với tôm sú như chủ động về nguồn giống, thời gian nuôi ngắn hơn nhưng
năng suất tương đương tôm sú, chịu được độ mặn cao và có thể nuôi được trong cả
nước mặn, ngọt và lợ… Tuy nhiên việc nhập nuôi loài tôm này gắn liền với việc đưa
virus hội chứng Taura (Taura Syndrome Virus – TSV) vào Việt Nam. Để tránh không
xảy ra dịch bệnh như đã có đối với các nước từng du nhập tôm thẻ chân trắng (TCT)
thì những thông tin đầy đủ về bệnh hội chứng Taura và khả năng lây lan TSV từ tôm
này sang các loài tôm bản địa khác, đặc biệt đối với tôm sú, cũng là vấn đề rất được
quan tâm.
Năm 2000 Phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện Sinh Học Nhiệt Đới thu
được mẫu tôm sú ở Long An nghi nhiễm TSV, với biểu hiện lâm sàng là đỏ đuôi quạt
và đỏ 2 đốt thân cuối. Tôm còn sống nhưng vận động và tiêu thụ thức ăn kém. Các
mẫu tương tự sau đó đã thu được ở Cần Giờ - Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2003 phòng thí
nghiệm cũng thu được mẫu tôm TCT với biểu hiện lâm sàng tương tự. Tất cả các mẫu
tôm này đã được kiểm tra bằng phương pháp PCR và cho kết quả âm tính WSSV
2
2
(White Spot Syndrome Virus), IHHNV (Infectious Hypodermal and Haematopoietic
Necrosis Virus), MBV (Monodon Baculovirus), YHV (Yellow Head Virus). Các kết
quả nghiên cứu về đặc trưng sinh hóa, sinh học phân tử, cấu trúc hiển vi điện tử ở
phòng thí nghiệm khẳng định tác nhân gây bệnh chính là virus.
Vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu đặc trưng protein của virus gây hội chứng đỏ
đuôi ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei)” là
cần thiết và cấp bách nhằm xác định mối liên hệ giữa tác nhân gây bệnh đỏ đuôi đặc
biệt này và virus hội chứng Taura ở tôm thẻ chân trắng để có biện pháp phòng ngừa
kịp thời.
Mục tiêu nghiên cứu
Xác định đặc trưng protein của virus gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú và
tôm TCT.
Yêu cầu thực hiện của đề tài
Đề tài thực hiện gồm 3 nội dung như sau:
Nội dung 1: Xác định các protein của virus gây hội chứng đỏ đuôi.
Nội dung 2: Kiểm tra khả năng gây nhiễm thực nghiệm của virus gây hội chứng
đỏ đuôi được nhân trong tế bào côn trùng Sf9 trên tôm sú và tôm thẻ chân
trắng.
Nội dung 3: Thăm dò khả năng phân tách các thành phần protein của virus bằng
phương pháp sắc ký lọc gel.
3
3
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới
2.1.1 Hiện trạng chung
Hiện nay, nghề nuôi tôm đang trên đà phát triển mạnh và trở thành một trong
những ngành đem lại thu nhập lớn cho nền kinh tế quốc dân của một số nước trên thế
giới. Vào những năm cuối thập kỷ 80, nghề nuôi tôm đã có những bước phát triển
nhanh chóng, các trại nuôi tôm được xây dựng ở gần 40 nước, đưa sản lượng tôm nuôi
từ tỷ lệ 2,1% năm 1981 lên 22% năm 1988 so với tổng sản lượng tôm (Latscha, 1989).
So với năm 1984, sản lượng tôm nuôi năm 1990 tăng 368% với gần 600.000 tấn
(FAO, 1992). Năm 2003, sản lượng tôm nuôi trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Đứng
đầu là Trung Quốc với 400.000 tấn, kế đến là Thái Lan 350.000 tấn so với năm 2002,
Việt Nam xếp thứ 3 với 200.000 tấn. Trong đó các nước Đông Bán Cầu chiếm 70%
tổng sản lượng tôm nuôi, còn lại là các nước Tây Bán Cầu.
Bảng 2.1: Sản lượng tôm thế giới năm 2002 – 2003
Quốc gia Năm 2002 Năm 2003
Trung Quốc 280.000 400.000
Thái Lan 250.000 350.000
Việt Nam 150.000 200.000
Indonesia 102.000 168.000
Ấn Độ 125.000 160.000
Malaysia 20.000 32.000
Trung và Nam châu Mỹ 93.000 320.000
Các quốc gia khác 225.000 270.000
Tổng cộng 1.245.800 1.900.000
Nguồn: Thông tin hội thảo kỹ thuật nuôi tôm sú (2005)
4
4
2.1.2 Thiệt hại do TSV trên thế giới
Virus hội chứng Taura (TSV) gây nên những tổn thất nghiêm trọng về doanh
thu trên khắp cả vùng Châu Mỹ - Latinh vào những năm 1990. Người ta đã từng cho
rằng TSV gây ra những tổn thất trực tiếp (do tỉ lệ tôm chết cao) vào khoảng 1 – 1,3 tỉ
USD trong 3 năm đầu tiên tại Châu Mỹ - Latinh. Tuy vậy, những tổn thất gián tiếp do
hàng hóa bị mất, chi phí cho tôm giống tăng và những hạn chế trong thương mại của
khu vực tăng lên rất nhiều (Brock et al., 1997; Hernandez – Rodriguez et al., 2001).
Sau khi TSV được phát hiện ở Ecuador năm 1992 đã làm cho sản lượng tôm
nước nay sụt giảm 30% từ 100.000 tấn xuống còn 70.000 tấn. Ecuador mất khoảng
400 triệu USD/năm. Cũng kể từ khi phát hiện được TSV, dịch bệnh do virus này lan
nhanh chóng khắp các nước ở vùng Châu Mỹ - Latinh và Bắc Mỹ (Ecuador, Brazil,
Columbia, Peru, Panama...).
Và dần dần virus hội chứng Taura cũng đã lây lan sang các nước Châu Á khi
tôm TCT được du nhập và nuôi nhiều như ở Đài Loan, Trung Quốc, Thái Lan.
Năm 1999/2000 TSV được phát hiện ở TCT tại Trung Quốc và Đài Loan (Tu et al.,
1999; Yu và Song, 2000) với 19 trường hợp thông báo cho OEI từ Đài Loan vào năm
1999, dẫn đến 700.000 trường hợp và 200.000 tôm chết vào năm 2000 và dẫn đến
500.000 trường hợp và 50.000 tôm chết vào năm 2001. Gần đây, năm 2003 đã phát
TSV hiện ở Thái Lan (Timothy Flegel, per.com), nhưng không được thông báo chính
thức với OIE (Office International Des Epizooties).
Vào tháng 4/2005 virus hội chứng Taura lại gây dịch lớn tại Châu Mỹ (Infofis,
6/4/2005), khiến sản lượng tôm của Venezuela sụt giảm khoảng 90%.
2.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam
2.2.1 Hiện trạng chung
Việt Nam bước vào thị trường tôm thế giới chậm so với nhiều nước láng giềng
Châu Á. Tuy nhiên, nhờ những điều kiện thời tiết thuận lợi, chính sách mở cửa của
nền kinh tế, sự phát triển của thị trường tôm toàn cầu và tình trạng tôm nhiễm bệnh lây
lan ở các nước khác đã tạo nên một bước tiến khá ngoạn mục cho Việt Nam vào thị
trường thế giới.
Việc nuôi tôm tiếp tục phát triển nhanh chóng trên khắp Việt Nam. Sản xuất
tăng từ dưới 200 tấn (năm 1976) lên hơn 100.000 tấn (năm 2000) và 158.755 tấn (năm
5
5
2001). Năm 2001, 446.208 ha được dành cho nuôi tôm, tăng lên 97% so với năm 2000
với năng suất bình quân đạt 0,36 tấn /ha (Nguyễn Văn Thanh, 2003).
Ngành thủy sản Việt Nam xuất khẩu 1,76 tỷ USD năm 2001, gấp đôi kim ngạch
năm 1998, đứng hàng thứ b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu đặc trưng protein của virus gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei).pdf