Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (pops) phát thải ở ngành công nghiệp dệt nhuộm tại khu vực tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp

Lời cảm ơn

Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

Danh mục các bảng biểu

Danh mục hình vẽ, đồ thị

 

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1. GIỚI THIỆU về đề tài 1

1.2. MỤC TIÊU của đề tài 2

1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3

1.4. PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3

 

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI VÀ CÁC CHẤT Ô NHIỄM HỮU CƠ BỀN - POPS

2.1. TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI NGUY HẠI 4

2.1.1. Định nghĩa chất thải nguy hại 4

2.1.2. Nguồn gốc phát sinh chất thải nguy hại . 4

2.1.3. Phân loại chất thải nguy hại 4

2.2. TỔNG QUAN VỀ (POPS) 9

2.2.1. Khái niệm về chất ô nhiễm hữu cơ bền (POPS) 9

2.2.2. Nguồn gốc phát sinh các hợp chất POPS 11

2.2.3. Phân loại POPS chính dựa vào chủng loại và nguồn phát sinh 12

2.2.4. Con đường vận chuyển và biến đổi POPS trong môi trường và cơ thể

 con người 16

SVTH : Vũ Thị Mùi

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS.Lê Thanh Hải

 

2.2.5. Hấp thụ, tồn lưu, biến đổi POPS trong cơ thể con người và môi trường 18

2.2.6. Anh hưởng của POPs đối với con người và môi trường 21

 

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM

3.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ NGÀNH DỆT NHUỘM 24

3.2. CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM 25

3.2.1. Các loại nguyên liệu của ngành dệt nhuộm 25

3.2.2. Quy trình công nghệ tổng quát 26

3.2.3. Chuẩn bị nguyên liệu 28

3.2.4. Hồsợi 29

3.2.5. Dệt 29

3.2.6. Làm bóng 29

3.2.7. Chuẩn bị nhuộm 30

3.2.8. Công đoạn nhuộm 34

3.2.9. Công đoạn in hoa 38

3.2.10. Công đoạn sau in hoa 38

3.2.11. Công đoạn văng khổ hoàn tất 38

3.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 42

3.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí 42

3.3.2. Ô nhiễm môi trường nước 44

3.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn 45

 

CHƯƠNG 4: KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPS TỪ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG POPS PHÁT THẢI

SVTH : Vũ Thị Mùi

 

Đồ án tốt nghiệp GVHD: TS.Lê Thanh Hải

 

4.1. KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPS TỪ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA

NGÀNH DỆT NHUỘM 47

 4.1.1. Đánh giá chung 47

4.1.2. Sự hình thành, biến đổi và phát thải Dioxin và Furans từ quá trình

dệt nhuộm 51

4.2. SỰ TÍCH LŨY CỦA POPS TRONG CÁC SẢN PHẨM DỆT NHUỘM 57

4.3. TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG POPS PHÁT THẢI CHO MỘT SỐ

TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM 59

4.3.1.Xây dựng phương pháp ước đoán tải lượng POPS phát thải cho một số

trường hợp điển hình của ngành dệt nhuộm 59

4.3.2. Tính toán tải lượng POPs phát thải cho một số trường hợp điển hình

của ngành dệt nhuộm 61

 

 

doc83 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1690 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá hiện trạng các hợp chất ô nhiễm hữu cơ bền (pops) phát thải ở ngành công nghiệp dệt nhuộm tại khu vực tp. Hồ Chí Minh và đề xuất các giải pháp quản lý phù hợp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áp thu thuốc nhuộm do xơ bị nở to hơn, háo nước hơn. Tẩy vải: quá trình tẩy trắng vải nhằm mục đích làm cho vải trắng hơn, loại bỏ tạp chất hoặc loại bỏ chất màu mà vải hấp thu trong dung dịch nấu (trường hợp vải bông). Nếu vải dự định nhuộm màu đậm (đen, xanh đen) thì có thể không cần qua công đoạn tẩy trắng. Được sử dụng cho tất cả các loại vải với các dây chuyền và thiết bị tương ứng dựa trên các tiêu chuẩn sau: Loại vải (dệt thoi, dệt kim) và nguyên liệu xơ – sợi sử dụng. Yêu cầu về mức độ trắng cần thiết cho sản phẩm. Vải bị phá huỷ ít nhất. Dây chuyền công nghệ và thiết bị linh hoạt, dễ thay đổi mặt hàng. Sử dụng thiết bị và hoá chất đơn giản, dễ kiếm, rẻ tiền nhằm hạ giá thành sản phẩm . Quá trình tẩy trắng là dùng biện pháp hoá học và quang học để vừa phá huỷ màu thiên nhiên vốn có của vải (vải bông), hoặc làm cho vải giảm được ánh vàng, tăng độ trắng biếc (tăng trắng quang học). Để tăng trắng quang học người ta dùng các chất tăng trắng quang học. Các chất này có khả năng phát huỳnh quang. Những chất tăng trắng quang học dùng cho xơ – sợi cenllulose được xem là thuốc nhuộm trực tiếp, còn đối với xơ sợi tổng hợp và nhân tạo khác thì các chất tẩy trắng quang học cho nó được xem là thuốc nhuộm phân tán trắng. Cũng như quá trình nấu vải, trong quá trình tẩy trắng vải cũng được đi qua hay dịch chuyển dung dịch tẩy trắng trong một thời gian, nhiệt độ, áp suất, độ pH đúng quy định. Để hạn chế sự thất thoát trong dung dịch người ta thường thêm vào trong dung dịch các chất ổn định và để dễ dàng tách chất bẩn ra khỏi vải khi giặt lại sau này người ta có thể thêm vào dung dịch tẩy các chất hoạt động bề mặt không mang ion. Sau khi tẩy trắng, vải được xử lý lại trong môi trường hơi nước khoảng 1 giờ (dây chuyền liên tục), hoặc giặt lại trên thiết bị tương ứng với dung tỷ 1:10 trong thời gian thích hợp (dây chuyền gián đoạn). Hiệu quả là vải đạt độ trắng cao (83 ÷ 84%), mịn mặt hơn, tạo điều kiện dễ dàng cho quá trình in – nhuộm sau này. Công đoạn nhuộm Nhuộm là quá trình gia công nhằm tạo màu cho xơ, sợi hay vải sao cho màu đó đều, sâu và bền. Người ta dùng thuốc nhuộm để tạo màu trong công nghệ nhuộm, ứng với mỗi loại vật liệu ta có thể dùng một hoặc vài lớp thuốc nhuộm để nhuộm màu. Quá trình nhuộm là quá trình kỹ thuật được hình thành bởi các yếu tố: vật liệu nhuộm (loại vải nhuộm), thuốc nhuộm sử dụng, nhiệt độ, các chất phụ trợ, nhiệt độ, áp suất, dung tỷ nhuộm (lượng nước sử dụng so với khối lượng vải), thiết bị và phương pháp tiến hành nhuộm. Mỗi loại vật liệu, sản phẩm sẽ có một quy trình và công thức nhuộm riêng tối ưu cho loại vật liệu, sản phẩm đó. Cơ chế nhuộm: quá trình nhuộm là quá trình chuyển thuốc nhuộm từ dung dịch nhuộm vào xơ, sợi và cố định màu trên nó. Chia làm ba giai đoạn: Giai đoạn 1: thuốc nhuộm được hấp thụ bởi bề mặt xơ. Quá trình hấp thụ thực tế xảy ra rất nhanh khi nhuộm. Ta phải tạo điều kiện thế nào để cho không những chỉ có mặt ngoài mà cả mặt trong xơ cũng hấp thụ được thuốc nhuộm. Vì thế nhiệm vụ của qúa trình nhuộm là phải tạo điều kiện tốt cho các phân tử thuốc nhuộm dễ dàng chuyển từ dung dịch nhuộm vào xơ sợi. Giai đoạn 2: đây là giai đoạn khuếch tán dung dịch vào xơ cũng như cấu tạo và tính chất của thuốc nhuộm có ảnh hưởng đến tốc độ khuếch tán, xơ nở càng to thì sự khuếch tán thuốc nhuộm vào xơ càng dễ do khoảng trống giữa các phân tử tăng lên, khả năng nở của xơ còn được đặc trưng bởi độ hút ẩm. Những xơ nào có độ hút ẩm cao thì trong dung dịch nhuộm xơ dễ nở và do đó sẽ dễ nhuộm (vì dụ: xơ bông, xơ tổng hợp). Giai đoạn 3:đây là giai đoạn cố định màu của thuốc nhuộm trên xơ. Trong giai đoạn này giữa thuốc nhuộm và xơ phát sinh ra các lực tác dụng tương hỗ. Nhờ đó mà thuốc nhuộm được giữ chặt trên xơ. Tuỳ theo yêu cầu về màu sắc, dạng vật liệu dệt sẵn và có yêu cầu gia công sau khi nhuộm mà người ta có thể nhuộm vật liệu ở dạng xơ, sợi, chỉ và vải (dệt kim, dệt thoi, có thể nhuộm vải ở dạng mở khổ hoặc dạng dây xoắn). Cũng tuỳ theo dạng vật liệu dệt và điều kiện cụ thể mà người ta dùng các thiết bị nhuộm khác nhau thuộc hai nhóm: Kỹ thuật nhuộm theo mẻ: dịch nhuộm và vải được đặt trong cùng một bể và tại đây người ta sẽ cấp thêm vào một lượng thuốc nhuộm cần thiết. Công nghệ liên tục: thuốc nhuộm được hoà tan hoặc phân tán trong dung dịch và một lượng dịch nhuộm xác định được tác dụng cục bộ lên tấm vải. Sơ lược về thuốc nhuộm: Khái niệm: Thuốc nhuộm có tên chung của các hợp chất hữu cơ có màu, rất đa dạng về màu sắc, chủng loại, có khả năng nhuộm màu bằng cách bắt màu hay gắn màu trực tiếp lên vải. Có các loại thuốc nhuộm sau: Thuốc nhuộm Pigment: là một số thuốc nhuộm hữu cơ không hoà chung trong nước và có một số chất vô cơ không màu. Pigment thường được sử dụng để in hoa. Thuốc nhuộm Azo :loại thuốc nhuộm này hiện nay đang được sản xuất rất nhiều, chiếm trên 50% lượng thuốc nhuộm. Đây là loại thuốc nhuộm có chứa một hay nhiều nhóm Azo: - N = N -. Thuốc nhuộm phân tán : nhóm thuốc nhuộm này có cấu tạo phân tử từ gốc azo và antraquinon và các nhóm amin (NH2, NHR, NR2, NR-OH), dùng chủ yếu để nhuộm các loại sợi tổng hợp (sợi axetat, sợi polyeste) không ưa nước. Thuốc nhuộm hoàn nguyên : gồm 2 nhóm chính: Nhóm đa vòng có chứa nhân antraquinon và nhóm indigoit có chứa nhân indigo. Công thức tổng quát là R= C= 0; trong đó, R là các hợp chất hữu cơ nhân thơm, đa vòng. Các nhân thơm đa vòng trong loại thuốc nhuộm này cũng là tác nhân gây ung thư, vì vậy khi không được xử lý, thải ra môi trường, có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Thuốc nhuộm bazơ: là những hợp chất màu có cấu tạo khác nhau, hầu hết là các muối clorua, oxalate hoặc muối kép của các bazơ hữu cơ. Khi axít hoà tan, chúng phân ly thành các cation mang màu và anion không mang màu. Thuốc nhuộm axít: là các muối sunfonat của các hợp chất hữu cơ khác nhau có công thức là R-SO3Na khi tan trong nước phân ly thành nhóm R-SO3 mang màu. Các thuốc nhuộm này thuộc nhóm mono, diazo và các dẫn xuất của antraquinon, triaryl metan Thuốc này thường dùng để nhuộm len và tơ tằm. Thuốc nhuộm trực tiếp: là nhóm thuốc nhuộm bắt màu trực tiếp với xơ sợi không qua giai đoạn xử lý trung gian, thường sử dụng để nhuộm sợi 100% cotton, sợi protein (tơ tằm) và sợi poliamid, phần lớn thuốc nhuộm trực tiếp có chứa azo (mono, di và poliazo) và một số là dẫn xuất của dioxazine. Ngoài ra, trong thuốc nhuộm còn có chứa các nhóm làm tăng độ bắt pigment như triazin và salicilic axit có thể tạo phức với các kim loại để tăng độ bền màu. Thuốc nhuộm hoạt tính : có công thức tổng quát: S – F – T = X F: phần tử mang màu S: phân nhóm tan trong nước ( SO3Na, COONa) T: gốc mang phân tử ( Clo, vinyl) X: nhóm có khả năng phản ứng Những hợp chất màu của loại thuốc nhuộm này trong phân tử có chứa các nhóm nguyên tử có thể thực hiện các mối liên kết hoá trị với xơ. Loại thuốc nhuộm này khi thải vào môi trường có khả năng tạo thành các amin thơm được xem là tác nhân gây ung thư. Thuốc nhuộm lưu huỳnh: là những hợp chất màu không tan trong nước nhưng tan trong dung dịch kiềm Na2S. Giống như thuốc nhuộm hoàn nguyên, thuốc nhuộm có ái lực với xơ cenllulose, đồng thời dễ bị phân huỷ và oxy hoá và dạng không tan ban đầu. Chúng được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp dệt để nhuộm vải từ xơ xenlulo, không nhuộm được len và tơ tằm vì dung dịch nhuộm có tính kiềm mạnh . Chất tẩy trắng quang học: là những hợp chất hữu cơ trung tính, không màu hoặc không có màu vàng nhạt, có ái lực với xơ. Đặc điểm của chúng là khi nằm trên xơ sợi, chúng có khả năng hấp thụ một số tia trong miền tử ngoại của quang phổ và phản xạ tia xanh lam và tia tím. Một số tên gọi tương ứng của các thuốc nhuộm đang dùng trong thực tế ở nước ta và trên thế giới : Bảng 6: Một số loại thuốc nhuộm thường gặp Tên gọi loại thuốc nhuộm Tên gọi thông phẩm thường gặp Thuốc nhuộm (tiếng Việt) Dyes (tiếng Anh) Trực tiếp Direct Dipheryl, sirius, pirazol, chloramin Axit Acid Eriosin, irganol, carbolan Bazơ Basic Malachite, auramine, rhodamine Hoạt tính Reactive Procion, cibaron Lưu huỳnh Sulphur Thionol, pyrogene, immedia Phân tán Disperse Foron, easman, synten Pitmen Pitment Oritex, poloprint, acronym Hoàn nguyên không tan Vat dyes Indanthrene, caledon, durindone Hoàn nguyên tan Indigosol Solazon, cubosol, anthrasol (Nguồn: Nguyễn Văn Ma –Nguyễn Ngọc Hải. Giáo trình “ Mực màu hóa chất – kỹ thuật in lưới”). Công đoạn in hoa In hoa là quá trình tạo nên các hoa văn màu trên vải. Không giống như nhuộm, in hoa thường chỉ được thực hiện trên vải đã chuẩn bị để tạo hoa văn trên những vùng cụ thể của tấm vải theo thiết kế đã định trước. Màu sắc được in trên vải và sau đó được xử lý bằng hơi, nhiệt hoặc hoá chất để cố định màu. Các kỹ thuật in hoa thường được sử dụng là: In bằng chất màu: thường được sử dụng cho tất cả các loại vải. In ướt: sử dụng thuốc nhuộm hoạt tính với vải cotton và thường tạo ra cảm giác mềm mại hơn so với vải được in bằng chất màu. In bóc màu: tạo hoa văn bằng cách trước tiên là áp màu lên vải và sau đó bóc màu ở những vùng đã chọn. Bước giặt vải cuối cùng được thực hiện để loại bỏ hồ in còn dư và lưu lại màu sắc đồng đều. Công đoạn sau in hoa Cao ôn: Sau khi in, vải được cao ôn để cầm màu. Thuốc hoạt tính: 1500o C trong 5 phút . Công đoạn văng khổ hoàn tất Văng khổ hay hoàn tất vải với mục đích ổn định kích thước vải, chống nhàu và ổn định nhiệt, trong đó sử dụng một số hóa chất chống màu, chất làm mềm và hóa chất như mêtylic, axít axetic, formandehyde Quá trình này bao gồm các thao tác cuối cùng cần thiết để làm cho quá trình dệt có sức hấp dẫn và có thể đem trưng bày với khách hàng. Quá trình hoàn tất đem lại cho vải các đặc tính mỹ quan, hoá học và cơ học cuối cùng để phục vụ yêu cầu sử dụng. Các thao tác hoàn tất bao gồm: Sấy vải và ổn định nhiệt Mục đích của quá trình này là làm khô vải, tạo kích thước vải ổn định, ngăn ngừa sự tạo nếp nhăn, nhàu và tăng khả năng nhuộm, vải trở nên mịn đẹp hơn. Sấy vải được thực hiện sau quá trình xử lý hoá học vải cellulose (hoặc cho vải tổng hợp khi cần thiết). Quá trình có thể thực hiện trên dây chuyền liên tục hoặc các máy riêng biệt trong dây chuyền gián đoạn. Ổn định nhiệt cũng được thực hiện sau quá trình xử lý hoá học cho vải tổng hợp. Thường được thực hiện trên máy riêng biệt (máy căng). Cả hai đều có nguyên tắc chung là dùng nhiệt để làm khô vải. Để tăng hiệu quả cho quá trình, trước khi vào sấy hay ổn định nhiệt người ta thường cho vải qua máy vắt ly tâm (nếu không làm ảnh hưởng đến hiệu ứng bề mặt vải) để làm mất đi trước một lượng nước đáng kể trên vải. Hiệu quả: ngoài những hiệu quả nêu trên vải qua sấy hoặc ổn định nhiệt sẽ không bị ố vàng nhanh, độ co của các thành phần sợi trong vải được đồng đều, thuận lợi cho các công đoạn gia công tiếp theo. Cán láng Bề mặt bóng láng của vải được tạo thành nhờ quá trình cán láng. Vải ẩm được ép chặt trên bề mặt kim loại nóng và bóng cho đến khi khô đi. Làm mềm vải Sau khâu cán láng, vải trở nên hơi cứng. Việc phá độ cứng này được gọi là làm mềm vải. Vải được dẫn qua thiết bị làm mềm sao cho vải tiếp xúc với các trục cuốn và kéo chúng xung quanh. Bằng cách này, bề mặt của vải được xáo trộn nhẹ và làm cho vải trở nên mềm mại hơn nhiều. Ngoài các thao tác hoàn tất đã đề cập ở trên, còn có nhiều tính chất đặc biệt tuỳ thuộc vào các yêu cầu như vải phải chống được nước mưa, gió, không khí lạnh, ánh sáng mặt trời, chống bắt lửa,vv sẽ được tạo ra. Các tính chất đó được thực hiện bằng cách cho vải đi qua máng chứa hoá chất (để tiến hành các thao tác xử lý hoàn tất đặc biệt), sau đó sang sấy khô. Phụ thuộc vào loại vải cần xử lý và sản phẩm cuối cùng, một số hoặc tất cả các thao tác xử lý trên có thể được thực hiện. Mỗi thao tác trong số đó đều liên quan đến việc tiêu thụ một lượng lớn nước và các hoá chất. Bảng 7: Tổng quan về điều kiện vận hành chính trong quá trình sản xuất ngành dệt Quá trình Điều kiện Hồ sợi Công thức chất hồ phụ thuộc vào loại sợi. Nồng độ hồ được khống chế theo chỉ số sợi (8-15%). Nhiệt độ khoảng 80-90oc. Sấy ở nhiệt độ 100-130oc Giũ hồ Công thức dung dịch giũ hồ phụ thuộc vào bản chất của tác nhân hồ, nghĩa là xử lý bằng Enzymer hoặc chất oxyhoá được sử dụng đối với vải được hồ bằng tinh bột, trong khi chất hồ acrylate có thể bị loại bỏ bằng nước nóng (80-90oc), PVA có thể bị loại đi nhờ nước nóng kể cả khi có hoặc không có peroxygens. Tẩy trắng Tẩy bằng Hypochlorite 1.5-2g, clo hoạt tính /1.2g, Na2CO3/l, nhiệt độ phòng, thời gian( 2 tiếng). Tẩy trắng bằng peroxit: 10-16g H2O2/l (100%), 2.5g NaOH/l, 2-5g Na2SiO3/l, 4g chất ổn định hữu cơ/l, 2g tác nhân phi ion/l, nhiệt độ 90-95oc, thời gian (45-60 phút). Làm bóng 20-30% NaOH, 1-2g tác nhân làm ướt phi ion/l, nhiệt độ 18oc, thời gian (20-40 giây). Nhuộm Một loạt các loại thuốc nhuộm khác nhau có thể được sử dụng cho vải 100% xenlulose (ví dụ thuốc nhuộm trực tiếp, hoạt tính, sulphua, hoàn nguyên). Công thức mỗi mẻ nhuộm và điều kiện nhuộm phụ thuộc vào loại thuốc nhuộm sử dụng. In hoa Người ta có thể sử dụng trong công đoạn in hoa cùng một loại thuốc nhuộm dùng trong công đoạn nhuộm. Chất màu cũng có thể được sử dụng. Hoàn tất Làm mềm vải: Bằng cách sử dụng các loại tác nhân làm mềm khác nhau (ví dụ như các chất cation, phi ion, chất đàn hồi silicon), các dạng ứng dụng khác nhau (kỹ thuật tận trích hoặc ngấm ép) có thể được sử dụng. Công thức tận trích là tác nhân làm mềm vải 2-4% ở 40-50oc dùng trong khoàng thời gian 15-20 phút với độ pH 6. (Nguồn: Ngoài công nghệ xử lý cơ học, người ta còn kết hợp với xử lý hóa học . Mặt hàng in bông 100% cotton : Finish KVS 40g/l: chống nhàu và nhăn vải. Ceramine HCL 10g/l: làm mềm vải. Slovapon N 0.1g/l: tăng khả năng thấm hóa chất. Mặt hàng in bông PE/Co : Polysol S5 1g/l: chống nhàu và nhăn vải. Repellan 77 10g/l: làm mềm vải sợi PE. Softener NN 5g/l: làm mềm vải sợi Co. Slovapon N 0.1g/l: tăng khả năng thấm hóa chất. Mặt hàng nhuộm 100% cotton : Finish PU 20g/l. Calalyst PU 1g/l. Mặt hàng nhuộm PE/Co : Hồ mềm : giống như bông PE/Co. Repellan HYN 40g/l: chất béo để tạo savon, làm mềm vải. Aøl2(S04)3 2g/l: muối làm tác nhân savon hóa. Mặt hàng in bông có diện tích ăn mòn nhỏ cần tăng độ trắng: Leucophor BRB 2g/l: chất hoạt quang . Cibaoron Bblue 0.02g/l: màu hoạt tính 3.3. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG TỪ NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT NHUỘM 3.3.1. Ô nhiễm môi trường không khí Hầu hết các quá trình mà được thực hiện trong nhà máy dệt nhuộm đều phát thải ra các chất ô nhiễm không khí. Nghiên cứu về lượng và loại khí ô nhiễm phát thải từ hoạt động sản xuất của ngành dệt nhuộm đang được mở rộng nhưng nhìn chung dữ liệu về phát thải khí trong quá trình sản xuất chưa thực sự có giá trị. Khí ô nhiễm là loại chất ô nhiễm khó lấy mẫu và tiến hành kiểm toán nhất. Khí thải của ngành dệt nhuộm chủ yếu từ các công đoạn xử lý nhiệt và xử lý hoàn tất hàng dệt. Có thể nhận diện các nguồn thải hơi khí độc như sau: Khí Cl2 bốc ra từ khâu tẩy trắng vải sợi bằng nước Javen. Khí NO2 bốc ra từ quá trình nhuộm màu với thuốc nhuộm hoàn nguyên tan loại “Indigosol”. Hợp chất hữu cơ bay hơi trong in Pigment. Formandehyde: trong in hoa Pigment phải sử dụng các chất tạo màng kết dính hoặc chất gắn màu do vậy lượng formandehyde sẽ thoát ra môi trường. Khu vực lò hơi (đốt dầu, than) có chứa nhiều chất ô nhiễm đặc biệt là khí SO2 (phụ thuộc vào hàm lượng lưu huỳnh trong dầu), CO, NOX và bụi than. Lượng khí thải này rất lớn lên đến hàng nghìn m3/ phút và lưu lượng vài trăm m3/ giây. Tiếng ồn: đặc trưng của ngành dệt nhuộm phụ thuộc vào thế hệ máy móc và chủ yếu phát ra từ các máy dệt, máy cắt ngang vải (hoạt động theo nguyên tắc dập), cụm máy nhuộm – giặt tẩy – ly tâm vắt nước vải, lò hơi và đặc biệt là tiếng ồn do các dòng khí, hơi vận chuyển liên tục trong đường ống. Việc phát tán các khí độc và tiếng ồn sẽ góp phần làm gia tăng mức độ ô nhiễm không khí đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người. Các chất hoà tan có thể bị thải ra trong quá trình nhuộm và các chất sử dụng trong các mẻ nhuộm có dùng thuốc nhuộm phân tán có thể gây ra sự phân tán các chất dễ bay hơi ở thể nhũ tương của dung dịch hoá chất trong quá trình gia nhiệt, sấy khô hoặc sấy ở nhiệt độ cao. Nguồn phát thải và các chất ô nhiễm không khí từ quá trình dệt nhuộm được tổng kết lại ở bảng sau: Bảng 8: Nguồn phát thải và các chất ô nhiễm không khí từ quá trình dệt nhuộm Quá trình Nguồn Các chất ô nhiễm Sản xuất ra năng lượng Phát thải từ lò hơi. Các hạt, oxit nitơ (NOx), khí sunphua(SO2). Tạo lớp phủ, sấy khô và cắt Phát tán từ lò hơi ở nhiệt độ cao. Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi. Hồ sợi Phát thải do sử dụng các hợp chất hồ vải (keo hồ, PVA). Oxit nitơ, oxit lưu huỳnh, CO. Tẩy trắng Phát thải do sử dụng hợp chất của clo. Clo, oxit clo. Nhuộm Thuốc nhuộm phân tán sử dụng để làm chất mang thuốc nhuộm sunphua và anilin. Chất mang H2S và hơi anilin. In Phát tán các hợp chất hữu cơ Hydrocacbon, Amoniac Hoàn tất Nhiệt do khâu sản xuất sợi tổng hợp. Formandehyde các chất mang khối lượng phân tử thấp Polyme – dầu bôi trơn. (Nguồn: Ô nhiễm môi trường nước Các nhà máy dệt nhuộm sử dụng một lượng lớn nước trong suốt quá trình sản xuất, từ khâu giặt sợi, nhuộm và giặt hoàn tất sản phẩm. Theo mức chung, cứ sản xuất ra 1kg vải thì dùng hết 200 lít nước. Một lượng nước thải lớn sinh ra có chứa một loạt các hoá chất sử dụng trong suốt các quá trình, chúng có thể đem lại nhiều hậu quả nếu không được xử lý trước khi thải ra môi trường và nó liên quan đến tất cả các bước của quá trình sản xuất. Nước thải sản xuất của ngành công nghiệp dệt nhuộm mang các tính chất sau: Lượng nước thải thường lớn (khoảng 50 đến 300 m3 nước cho một tấn hàng dệt) chủ yếu từ công đoạn dệt nhuộm và nấu tẩy. Nước thải chứa hỗn hợp các chất dư thừa (phẩm nhuộm, chất hoạt động bề mặt, chất điện ly, chất ngậm, chất tạo môi trường, tinh bột, men, chất oxy hoá) dưới dạng các ion, các kim loại nặng và các tạp chất tách ra từ xơ sợi. Nước thải tẩy giặt có pH dao động từ 9 đến 12, hàm lượng hữu cơ cao (COD có thể lên tới 1000 – 3000 mg/l). Độ màu của nước thải khá lớn ở những giai đoạn tẩy ban đầu và có thể lên tới 10.000 Pt-Co, hàm lượng cặn lơ lửng đạt giá trị 2000 mg/l. Nước thải nhuộm thường không ổn định và đa dạng (hiệu quả hấp thụ thuốc nhuộm của vải chỉ đạt 60 – 70%, 30 – 40% các phẩm nhuộm thừa ở dạng nguyên thủy hoặc bị phân huỷ ở một dạng khác, do đó nước có độ màu rất cao đôi khi lên đến 50.000 Pt-Co, COD thay đổi từ 80 đến 18.000 mg/l. Các phẩm nhuộm hoạt tính, hoàn nguyên thường thải trực tiếp ra môi trường, lượng phẩm nhuộm thừa lớn dẫn đến gia tăng chất hữu cơ và độ màu. Mức ô nhiễm nước thải dệt nhuộm phụ thuốc rất lớn vào loại và lượng hoá chất sử dụng, vào kết cấu mặt hàng sản xuất (tẩy trắng, nhuộm, in hoa), vào tỷ lệ sử dụng sợi tổng hợp, vào loại hình công nghệ sản xuất (giai đoạn, liên tục hay bán liên tục), vào đặc tính máy móc thiết bị sử dụng. Nước xả từ lò hơi thường có độ pH cao và có chứa một lượng nhỏ dầu mỡ, chất vô cơ. Nước thải từ quá trình rửa thiết bị thường có hàm lượng chất hữu cơ cao đồng thời chứa dầu, mỡ, cặn và trong trường hợp rửa lò hơi có thể chứa cả axit, kiềm. Do vậy nhìn chung nước thải từ công đoạn này có giá trị pH rất khác nhau (axit hoặc kiềm) và chứa các chất rắn lơ lửng, một số ion kim loại nặng. 3.3.3. Ô nhiễm chất thải rắn Chất thải rắn chủ yếu của ngành dệt nhuộm bao gồm các chất thải kém hiệu quả khi xử lý sinh học như: vải vụn, bụi bông, bao bì, chai lọ thuỷ tinh đựng hoá chất, giấy vụn, xỉ than, cặn dầu. Chất thải dư thừa sơ cấp sinh ra trong sản xuất dệt nhuộm là chất không độc hại. Chúng bao gồm các mảnh nhỏ, phần dư thừa, phần thải bỏ của sợi và vải. Cũng có các chất thải liên quan đến phần lưu trữ trong thùng, các ống cuộn chỉ bằng cát tông và các ống sợi côn quấn sợi để nhuộm hoặc để đan. Các phòng cắt xén các phần thải dư thừa sinh ra một lượng lớn các mẩu vải, phần này có thể được tái sử dụng bằng cách tăng hiệu suất sử dụng vải trong khâu cắt và may. Bảng dưới đây sẽ tổng quát hoá lại các chất thải rắn liên quan đến các quá trình sản xuất vải khác nhau. Bảng 9: Nguồn gốc của các loại chất thải rắn trong ngành dệt nhuộm Nguồn gốc Loại chất thải Vận hành thiết bị trong sản xuất vải cotton và vải tổng hợp Chuẩn bị sợi Sợi và vải Dệt kim Sợi và vải Nhuộm và hoàn tất vải may Hồ vải, giũ hồ, tẩy Các đầu vải thừa Hoàn tất cơ học Len phế phẩm Nhuộm hoặc in Các thùng chứa thuốc nhuộm Nhuộm hoặc in (dùng trong khâu hoàn tất) Nhuộm và hoàn tất sợi và lưu kho Sợi, thùng chứa thuốc nhuộm và hoá chất Phân xưởng Giẻ dính dầu Chất thải sinh hoạt Giấy, bìa, các chất thải sinh hoạt (Nguồn: CHƯƠNG 4 KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPS TỪ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM Ở TP. HỒ CHÍ MINH VÀ TÍNH TOÁN TẢI LƯỢNG POPS PHÁT THẢI KHẢ NĂNG PHÁT THẢI POPS TỪ QUY TRÌNH SẢN XUẤT CỦA NGÀNH DỆT NHUỘM Đánh giá chung POPS là hợp chất hữu cơ phổ biến hầu hết là từ nguồn gây đột biến gen, là những hợp chất hữu cơ bán bay hơi hay tích tụ sinh học và độc hại đang gây nên nhiều mối quan tâm lớn, những nhóm POPS này phần lớn liên quan đến chlorine. Ngành công nghiệp dệt nhuộm là một trong những ngành có dây chuyền công nghệ phức tạp, trong quy trình công nghệ tổng quát có một số công đoạn có khả năng phát thải POPS như công đoạn tẩy trắng, nhuộm, in và hoàn tất. Việc sử dụng phẩm màu trong công nghiệp dệt nhuộm rất phổ biến và những phức chất đó có thể là nguồn của Dioxin hoặc những hợp chất nền do việc hình thành Dioxin và những hợp chất hữu cơ bền (POPS) khác. Dựa vào quy trình công nghệ chung của ngành dệt nhuộm ở phần 3.2.2 ta có thể d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doccac chuong do an.doc
  • docphu luc hinh anh.doc
  • docbìa.doc
  • docmuc luc.doc
  • docbia moi chuong.doc
  • docdanh muc cac bang bieu.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • docdanh muc cac tu viet tat.doc
  • docdanh muc cac hinh, so do.doc
  • docloi cam on.doc
Tài liệu liên quan