MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . 7
1. Lí do chọn đề tài . 7
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài . 12
3. Giới hạn nghiên cứu đề tài . 12
4. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu . 13
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu . 14
5.1. Câu hỏi nghiên cứu:. 14
5.2. Giả thuyết nghiên cứu: . 14
6. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. 14
7. Công cụ nghiên cứu. 15
8. Phạm vi nghiên cứu. 15
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NGHE
TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN ĐẠI HỌC . 17
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan. 17
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước . 17
1.1.2. Tình hình nghiên cứu nước ngoài. 19
1.2. Cơ sở lý luận về đo lường đánh giá. 21
1.2.1. Lý thuyết về đo lường đánh giá trong giáo dục. 21
1.2.2. Lý thuyết đánh giá cổ điển. 25
1.2.3. Lý thuyết đánh giá hiện đại . 25
1.2.4. Các loại hình đánh giá . 27
1.2.5. Mục đích của đánh giá trong giảng dạy: . 30
1.3. Đánh giá theo năng lực . 33
1.3.1. Một số khái niệm cơ bản. 33
1.3.2. Đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh . 43
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 51
2.1. Địa bàn nghiên cứu . 51
2.2. Mẫu nghiên cứu. 52
2.2.1. Quy trình chọn mẫu. 52
2.2.2. Tính toán trọng số mẫu: . 52
117 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 41 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành không chuyên Anh Trường Đại học Phương Đông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dõi và hiểu những ý cốt yếu quan trọng trong các bài
giảng, bài phát biểu, bài tường thuật hay các hình thức phát ngôn
khác sử dụng ngôn ngữ và ý tưởng tương đối phức tạp.
B2.3 Có thể hiểu các bài phát ngôn dài và các lập luận phức tạp khi
gặp các chủ đề khá quen thuộc và định hướng nhiệm vụ được
người nói dẫn dắt một cách rõ ràng, mạch lạc.
B2.2 Có thể hiểu các thông báo và tin nhắn thoại về các chủ đề cụ thể
hay trừu tượng sử dụng ngôn ngữ chuẩn mực ở tốc độ lời nói
bình thường. Giao tiếp một cách tự nhiên và lưu loát với người
bản địa, không gây sự hiểu lầm giữa đôi bên.
B2.1 Có thể hiểu một số chương trình tin tức, thời sự trên truyền hình
như phim tài liệu, phỏng vấn trực tiếp, chương trình tạp kỹ khi
ngôn ngữ truyền đạt là ngôn ngữ chuẩn;
B1
B1.4 Có thể theo dõi và hiểu được ý chính của các cuộc thảo luận,
đàm thoại mở rộng về các vấn đề quen thuộc nếu bài nói rõ ràng
và được diễn đạt theo ngôn ngữ chuẩn; Có thể nắm bắt được các
ý chính của một chương trình phát thanh hay truyền hình về các
vấn đề quen thuộc nếu bài nói được diễn đạt tương đối chậm và
rõ ràng.
B1.3 Có thể miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc mơ, ước ao hay
tham vọng của mình và đưa ra những nguyên nhân, giải thích
cho các ý kiến và dự định đó.
50
B1.2 Có thể xử lý hầu hết các tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp.
Có khả năng sử dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề
quen thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá nhân.
B1.1 Có khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thong qua các
chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở trường học hay
khu vui chơi
A2
A2.4 Có thể nắm bắt được những thông tin quan trọng từ các đoạn văn
được ghi âm về các chủ điểm hàng ngày, được nói rõ và chậm.
A2.3 Có thể dùng từ vựng đơn giản để miêu tả lý lịch cá nhân, bối
cảnh trực tiếp hay những chủ đề về các nhu cầu cấp bách.
A2.2 Có thể giao tiếp đơn giản, thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm
bắt được thông tin khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc.
A2.1 Có thể hiểu câu và các cụm từ thông thường trong những hầu hết
các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thông tin cơ bản về bản thân và gia
đình, mua sắm, địa lý địa phương, vấn đề việc làm)
A1
A1.3 Có thể giao tiếp một cách đơn giản, nói chậm rãi, rõ ràng và sẵn
lòng nhận trợ giúp.
A1.2 Có khả năng giới thiệu bản thân và những người khác, có thể hỏi
và trả lời các câu hỏi về bản thân như nơi sinh sống, những
người quen biết hay những vật dụng sở hữu
A1.1 Có khả năng hiểu và sử dụng các cấu trúc câu đơn giản và cơ bản
nhằm đáp ứng những yêu cầu cụ thể.
51
CHƯƠNG 2. TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu đánh giá năng lực nghe Tiếng Anh của sinh viên khối ngành
không chuyên Anh Trường Đại học Phương Đông là một nghiên cứu thực nghiệm,
kết hợp giữa định tính và định lượng. Tiến hành cho sinh viên làm bài kiểm tra đánh
giá năng lực, lấy kết quả phân tích định lượng; đồng thời tiến hành phỏng vấn bán
cấu trúc giảng viên và sinh viên về phương pháp học nghe hiệu quả, trên cơ sở đó
phân tích định tính thông tin thu được. Nghiên cứu của tác giả được tiến hành theo
quy trình sau:
Bảng 2.1. Quy trình nghiên cứu
2.1. Địa bàn nghiên cứu
Trường Đại học Phương Đông là được chọn là địa bàn nghiên cứu vì tác giả đã
từng tham gia giảng dạy tiếng Anh tại cơ sở này và có những trải nghiệm với môi
trường đào tạo và với việc học tiếng Anh của sinh viên. Điều này sẽ thuận lợi cho
việc lý giải các kết quả thu được. Các chuyên ngành chính được giảng dạy tại
Xác định đề tài nghiên cứu
Tổng hợp các nghiên cứu có
liên quan và xây dựng khung lý
thuyết cho nghiên cứu
Xây dựng bộ công cụ (bài thi,
bảng hỏi phỏng vấn)
Thử nghiệm, lấy ý kiến chuyên
gia và điều chỉnh bộ công cụ
Điều tra, lấy số liệu trên diện
rộng
Nhập và xử lý số liệu
Phân tích, đánh giá kết quả thu
được
Kết luận về vấn đề nghiên cứu
52
Trường Đại học Phương Đông là: Công nghệ thông tin, Kiến trúc, Kinh tế xây
dựng, Xây dựng dân dụng, Điện- Tự động hóa, với tổng số sinh viên của 5 chuyên
ngành (năm thứ nhất và năm thứ hai) là 900 sinh viên.
2.2. Mẫu nghiên cứu
2.2.1. Quy trình chọn mẫu
Môn Tiếng Anh cơ bản được giảng dạy ở Học kỳ 2 năm học 2012-2013 ở
sinh viên năm thứ 1, năm thứ 2 (khóa 511 và 512), với tổng số 900 sinh viên của 5
chuyên ngành học các lớp môn học tiếng Anh, mỗi chuyên ngành có 2 lớp. Tác giả
tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng phi tỷ lệ, với độ tin cậy 95%, khoảng tin
cậy 5, theo công thức chọn mẫu, mẫu cần chọn để tiến hành khảo sát sẽ khoảng 269
SV.
Giai đoạn thử nghiệm: Chọn 2 lớp học ngẫu nhiên thuộc chuyên ngành 1 và
3 trên danh sách các chuyên ngành đào tạo của Trường, sao cho mẫu khảo sát xấp xỉ
50 sinh viên.
Giai đoạn điều tra diện rộng: Cũng tiến hành chọn ngẫu nhiên 10 lớp thuộc 5
chuyên ngành đào tạo, và chọn tất cả các lớp 2 của các chuyên ngành này thuộc
khóa 511 và 512. Sinh viên được cho là học cùng giáo trình và thời gian học tập kỹ
năng nghe tiếng Anh ở Trường là như nhau (mỗi tuần có 5 giờ học nghe)
2.2.2. Tính toán trọng số mẫu:
STT Chuyên ngành Số lượng Ghi chú
1 Công nghệ thông tin 65
2 Điện- Tự động hóa 48
3 Kiến trúc 62
4 Kinh tế xây dựng 36
5 Xây dựng dân dụng 71
Tổng số 282
Bảng 2.2. Trọng số mẫu theo ngành học
53
2.3. Tiến trình nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, nội dung công việc và thời gian tiến hành, tác giả chia
tiến trình nghiên cứu đề tài thành 3 giai đoạn chủ yếu sau:
2.3.1. Xây dựng cơ sở lý luận
Thời gian tiến hành: Từ tháng 12/2012 đến tháng 1/2013
Công việc thực hiện:
- Nghiên cứu tài liệu, xác định vấn đề nghiên cứu
- Tra cứu các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu, khái
quát và hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan
Mục đích: Xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, hệ thống các hướng đã được nghiên
cứ từ đó xác định hướng nghiên cứu cụ thể cho đề tài
2.3.2. Xây dựng bộ công cụ đo lường
Thời gian: Tháng 1 đến tháng 2/ 2013
Công việc thực hiện:
- Xây dựng 22 câu hỏi thi trong một bài Test năng lực nghe tiếng Anh để đưa vào
thử nghiệm bộ công cụ
- Xây dựng phiếu hỏi bán cấu trúc để phỏng vấn giảng viên và sinh viên về phương
pháp học nghe tiếng Anh hiệu quả
- Thử nghiệm bộ công cụ trên tổng số 53 sinh viên thuộc 2 chuyên ngành Công
nghệ thông tin và Tự động hóa
Mục đích: Xác định năng lực cần đo ở sinh viên, điều chỉnh câu hỏi cho phù hợp
với từng dạng bài, từng nhóm thí sinh có năng lực khác nhau
2.3.3. Đánh giá thực trạng, xác định năng lực học nghe của sinh viên
Thời gian: Tháng 3 đến tháng 4/ 2013
Công việc thực hiện:
- Tiến hành cho sinh viên làm bài test chính thức với bộ công cụ đã điều
chỉnh. Tác giả trực triếp tham gia điều phối quá trình làm bài thi, có sự hỗ trợ
của GV trong lớp.
54
- Tiến hành phỏng vấn 10 giáo viên và 10 sinh viên về các phương pháp học
nghe tiếng Anh hiệu quả
Mục đích: Tìm hiểu thực trạng việc học nghe tiếng Anh của sinh viên, quan trọng
hơn là xác định năng lực của sinh viên không chuyên Anh. Làm rõ các nguyên nhân
của thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc học nghe tiếng Anh của sinh viên
2.3.4. Xử lý số liệu và viết luận văn
Thời gian: Tháng 4- tháng 6/ 2013
Công việc thực hiện:
- Nhập bài thi và xử lý số liệu thu được
- Xử lý định tính thông tin phỏng vấn thu được
- Viết luận văn, điều chỉnh đề cương (nếu có)
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
Đề tài sử dụng phương pháp tra cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài, nhằm
xây dựng cở sở lý luận cũng như các hướng nghiên cứu có liên quan đến đề tài
2.4.2. Phương pháp xử lý định lượng
Đây là phương pháp nghiên cứu chủ yếu của đề tài, giúp phân tích số liệu có
được từ bộ công cụ, cung cấp các chỉ số về năng lực của thí sinh cũng như mối
tương quan của các yếu tố xuất hiện trong giả thuyết nghiên cứu.
2.4.3. Phương pháp chuyên gia
Gặp gỡ, trao đổi, lấy ý kiến của chuyên gia là những giảng viên trực tiếp
giảng dạy tiếng Anh về bộ câu hỏi trong bài thi, xác định các biểu hiện và chỉ số về
mức độ đáp ứng của công cụ với năng lực của sinh viên
2.4.4. Phương pháp điều tra bảng hỏi (phỏng vấn)
Trao đổi, lấy ý kiến của giảng viên, sinh viên khối ngành không chuyên Anh
về những phương pháp học nghe tiếng Anh cho phù hợp và hiệu quả nhất với sinh
viên.
55
2.5. Phương pháp thu thập thông tin
Cơ sở lý luận và các thông tin nghiên cứu trong luận văn được thu thập từ nhiều
nguồn tài liệu, thông tin khác nhau, bao gồm:
- Các tài liệu tham khảo trên thư viện ĐHQGHN, giáo trình giảng dạy chuyên
ngành ĐLĐG của Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục, tài liệu được tìm kiếm
trên mạng Internet
- Sinh viên tham gia làm bài kiểm tra năng lực nghe Tiếng Anh theo dạng thức
TOEIC (có tham khảo sách Toeic Starter). Sinh viên trực tiếp làm bài sẽ cảm
nhận được năng lực nghe của mình, biết được điểm yếu và điểm mạnh khi nghe
Tiếng Anh. Bộ số liệu thu được có sự hỗ trợ của giảng viên và sinh viên Trường
Đại học Phương Đông
- Giảng viên và sinh viên tham gia trả lời phiếu hỏi, cung cấp thông tin về các
phương pháp học nghe hiệu quả
2.6. Chuẩn bị công cụ đánh giá
2.6.1. Bài thi đánh giá năng lực nghe tiếng Anh
a) Giới thiệu test TOEIC
Bài thi TOEIC là một bài thi chuẩn quốc tế, đánh giá các kỹ năng tiếng Anh
giao tiếp của người dùng, đặc biệt là khả năng nghe và đọc. Các câu hỏi của bài thi
TOEIC được lấy từ nhiều bối cảnh và tình huống thực – từ việc đi ăn tiệm, giải trí
đến các vấn đề liên quan đến du lịch và nhà ở. Các ngữ cảnh cụ thể: Phát triển Công
ty; Tài chính và Ngân sách; Kinh doanh nói chung; Y tế; Nhà ở/Tài sản Công ty;
Sản xuất; Văn phòng; Nhân sự/Nguồn nhân lực; Mua sắm; Các lĩnh vực kỹ thuật;
Du lịch Đây là các lĩnh vực mà khi ra trường làm việc sinh viên sẽ được gặp và
trải nghiệm, do vậy, thiết kế bài thi đánh giá năng lực cho sinh viên không chuyên
Anh theo dạng thức TOEIC là phù hợp nhất.
Đối tượng của bài thi TOEIC là sinh viên của các trường cao đẳng và đại học
phải đạt được mức điểm quy định khi ra trường; hoặc những những ứng cử viên khi
xin việc ở các công ty- đối tượng mà tiếng Anh không phải tiếng mẹ đẻ. Đây là
56
cách để xem liệu họ có được các kỹ năng tiếng Anh cần thiết để làm việc trong
những môi trường như vậy hay không.
Lý do thi TOEIC: TOEIC là một công cụ đánh giá công bằng và khách quan
về trình độ sử dụng tiếng Anh giao tiếp, bài thi TOEIC sẽ giúp mọi người có thể:
Kiểm tra được trình độ tiếng Anh hiện tại của mình
Hội đủ điều kiện để nắm giữ một vị trí mới và/hoặc được thăng chức trong
một tổ chức
Là điều kiện xét tốt nghiệp của một số trường cao đẳng, đại học
Làm nổi bật được hồ sơ việc làm
Đánh giá được sự tiến bộ về tiếng Anh của mình
Đặt ra các mục tiêu học tập
Đề nghị lãnh đạo tạo điều kiện cho mình nâng cao thêm kỹ năng tiếng Anh
Các phần thi nghe kiểm tra từng nội dung, kiến thức như sau:
Phần 1: Câu hỏi hình ảnh
Trong phần đầu tiên của phần thi nghe TOEIC, thí sinh xem những bức ảnh
và sau đó sẽ được yêu cầu chọn một câu trả lời mô tả đúng nhất về bức hình. Trong
phần này thí sinh phải đọc cẩn thận cả bốn lựa chọn, trong đó ba phương án nhiễu/
không chính xác có thể có: Từ và những âm giống nhưng nội dung lại khác; Những
từ đúng nhưng được sử dụng không chính xác; Từ đúng nhưng được sử dụng một
cách khó hiểu; Những câu trả lời chỉ đúng một phần; Những từ đề cập đến ngữ cảnh
nhưng không liên quan đến bức ảnh; Những từ có liên quan nhưng không đúng với
bức ảnh
Phần 2: Hỏi và trả lời
Trong phần thứ hai của bài thi TOEIC listening, sẽ kiểm tra kiến thức về hầu
hết các lĩnh vực và thí sinh chọn câu trả lời phù hợp. Câu hỏi có thể khiến thí sinh
nhầm lẫn giữa: Những từ có âm giống nhau nhưng nghĩa khác nhau; Wh- questions:
“who what, when, where, why, what” – cần một câu trả lời thật logic; Câu hỏi đuôi;
Yes / no questions có thể không cần câu trả lời yes/no trực tiếp
Các loại WH question có thể gặp:
57
Type 1: Information questions--What: cái gì xảy ra, vật, điều gì
Type 2: Information questions--Who: ai đó, ai đang làm gì đó...
Type 3: Information questions--When: thời gian của sự kiện nào đó
Type 4: Information questions--Where: Nơi chốn
Type 5: Information questions--Why: Lý do
Type 6: Information questions--How: Cách thức, thực hiện một việc như thế nào...
Type 7: Yes/No Questions: Đôi khi câu trả lời không trực tiếp là yes/no mà có thể
kèm theo giải thích hay cách trả lời gián tiếp
Type 8: Alternative Questions: Câu hỏi lựa chọn: cái này hay cái kia
Type 9: Indirect Questions: Câu hỏi gián tiếp
Type 10: Tag Questions: Câu hỏi đuôi
Type 11: Negative Questions: Câu hỏi phủ định
Phần 3: Hội thoại ngắn
Trong phần thứ ba, thí sinh sẽ được nghe một đoạn hội thoại ngắn và sau đó
sẽ được hỏi một câu hỏi về những gì nghe được, thí sinh cần sử dụng trí nhớ tạm
thời của mình thật tốt. Điều quan trọng nhất trong phần này là phải cảnh giác với:
Những từ có âm giống nhau ; Những từ không chính xác; Trật tự từ dễ gây hiều
nhầm ; Những từ thay đổi nghĩa ; Những từ phủ định (hardly, not, v.v.); Những từ
liên quan đến thời gian (always, never, v.v.)
Phần 4: Bài nói ngắn
Trong phần thứ tư của phần nghe, thí sinh sẽ được nghe một bài độc thoại và
được hỏi về đoạn độc thoại đó. Thí sinh nên trung hơn đến các chi tiết và nội dung
của bài.
Những kỹ năng nghe được kiểm tra trong bài thi TOEIC:
- Năng lực hiểu từ vựng trong ngữ cảnh
- Hiểu thành ngữ tiếng Anh trong ngữ cảnh
- Hiểu cách sử dụng ngữ pháp
b. Công cụ đo năng lực nghe tiếng Anh của sinh viên không chuyên Anh Trường
Đại học Phương Đông
58
Với mục đích đánh giá trình độ nghe tiếng Anh của sinh viên khối ngành
không chuyên, tác giả thiết kế một bài Test gồm 22 câu hỏi được tham khảo dựa
trên bài thi TOEIC. Do hạn chế về mặt thời gian và phạm vi của đề tài nghiên cứu,
bài test được giới hạn lại trong vòng 22 câu, chia làm 4 phần đúng như cấu trúc bài
thi TOEIC đã được chuẩn hóa để sinh viên quen với cách thi và làm bài thi của
TOEIC cũng như các kỹ năng cần đạt được khi làm bài thi NGHE.
Câu hỏi đặt ra rằng tại sao tác giả không chọn bài kiểm tra tiếng Anh theo
chuẩn quốc tế như IELTS, TOEFL, mà lại tham khảo bài thi TOEIC? Lý do thứ
nhất, sinh viên không chuyên Anh ở Việt Nam cũng như các nước mà tiếng Anh
không phải ngoại ngữ chính, mục đích học tiếng Anh là để giao tiếp, hỗ trợ trong
công việc và cuộc sống. Thứ hai, hầu hết các trường không chuyên ngữ đều áp dụng
chuẩn đầu ra tiếng Anh với sinh viên không chuyên theo bằng TOEIC. Thứ ba, các
công ty tuyển dụng trong nước và các nước trong khu vực Châu Á đều yêu cầu nhân
lực phải có trình độ tiếng Anh giao tiếp theo dạng TOEIC.
Thiết kế trọng số bài thi: Dựa trên yêu cầu đầu ra về ngoại ngữ, và dựa trên
giáo trình đang được sử dụng tại Trường Đại học Phương Đông cũng như trình độ
nghe tiếng Anh của sinh viên
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_danh_gia_nang_luc_nghe_tieng_anh_cua_sinh.pdf