CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
1.3. Phạm vi đề tài 2
1.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 2
1.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 3
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.6. Nội dung nghiên cứu 5
1.7. Ý nghĩa khoa học – thực tiễn và tính mới của đề tài 6
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TỈNH BÌNH DƯƠNG
2.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội tỉnh Bình Dương 7
2.1.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.1.2. Tình hình phát triển kinh tế – xã hội 11
2.1.3. Quy hoạch, định hướng phát triển trong tương lai 15
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lý môi trường của tỉnh Bình Dương 18
2.2. Tổng quan về các khu công nghiệp tỉnh Bình Dương 19
2.2.1. Vị trí các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Dương 19
2.2.2. Phân cấp quản lý Nhà nước đối với khu công nghiệp 20
2.3. Các vấn đề môi trường do hoạt động của các khu công nghiệp 22
2.3.1.Ô nhiễm do nước thải công nghiệp 23
2.3.2.Ô nhiễm khí thải công nghiệp 23
2.3.3.Vấn đề quản lý chất thải rắn công nghiệp 23
121 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình khu công nghiệp TTMT hướng đến PTBV khu công nghiệp Mỹ Phước - Bình Dương đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sản phẩm phụ/phế phẩm/chất thải có thể dẫn đến việc loại bỏ một số cơ sở đã từng thu lợi từ chất thải và sản phẩm phụ (như các cơ sở thu mua phế liệu hay cơ sở tái sinh, tái chế tư nhân). Sự hình thành mạng lưới tái sinh hoặc trao đổi sản phẩm phụ giữa các doanh gnhiệp trong KCN TTMT có thể làm mất đi nguồn thu nhập, kế sinh nhai của hàng ngàn hộ gia đình. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT có thể hổ trợ kinh phí, tạo điều kiện cho các cơ sở tiểu thủ công nghiệp này nâng cao hiệu quả sản xuất và đảm bảo TCMT. Các cơ sở này cũng có thể trở thành thành viên của Trung Tâm Trao Đổi Chất Thải của KCN TTMT.
Hầu hết các chính sách môi trường hiện nay của nước ta vẫn tập trung vào xử lý cuối đường ống (end-of-pipe treatment) hơn là các giải pháp ngăn ngừa ô nhiễm. Do đó, các nhà đầu tư KCN TTMT và các tổ chức liên quan cần cố gắng thuyết phục việc cải thiện và hoàn thiện các chính sách và luật để hỗ trợ sự hình thành và phát triển các KCN TTMT trong tương lai.
3.2.7. Kinh nghiệm mô hình quản lý KCN TTMT trên thế giới
Mô hình triad-network do Mol (1995): phát triển được áp dụng để phân tích mối liên hệ giữa các cơ quan chức năng này và các thành phần của KCN TTMT xây dựng theo ba lĩnh vực chính: (i)kinh tế (economic network), (ii)chính sách (policy network), và (iii)xã hội (social network). Economic network phân tích mối quan hệ giữa hệ công nghiệp với (i) các nhà cung cấp nguyên vật liệu và người tiêu thụ sản phẩm; (ii) với các hệ cong nghiệp khác sản xuất cùng mặt hàng, cũng như các hiệp hội ngành hay chi nhánh; (iii) với các cơ quan tài chính khác (như thuế, ngân hàng, bảo hiểm,) và các viện nghiên cứu, trường đại học, và (iv) với các yếu tố tự nhiên khác trong khu vực. Policy network phân tích mối tương quan giữa hệ công nghiệp và nhà nước (industry – government), tập trung vào chính sách, luật lệ, quy định, tiêu chuẩn đang được áp dụng và thực tế thực thi. Mô hình Social network: nhằm phân tích vai trò của các tổ chức xã hội (như cộng đồng dân cư, hội cựu chiến binh, hội phụ nữ, đoàn thanh niên,) trong việc thúc đẩy các cơ sở công nghiệp quan tâm đến môi trường. Vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh, truyền hình, cũng được phân tích trong phần này.
Những phân tích này là cơ sở để đề xuất công cụ quản lý (luật lệ, chính sách, quy định, tiêu chuẩn,) và các cơ quan chức năng chịu trách nhiệm đưa mô hình kỹ thuật KCN TTMT đã xây dựng vào thực tế ứng dụng.
Mô hình kỹ thuật xây dựng KCN TTMT theo quốc tế gồm có bốn bước chính Trần Thị Mỹ Diệu (2003)
.
Bước thứ nhất: phân tích dạng vật liệu và năng lượng liên quan đến KCN nghiên cứu;
Bước thứ hai: tập trung vào việc ngăn ngừa phát sinh chất thải tại nguồn;
Bước thứ ba: chủ yếu xác định, phân tích và thiết kế các phương án thu hồi, tái sinh và tái sử dụng các chất thải còn lại sau khi đã áp dụng các biện pháp SXSH. Những chất thải không thể tái sinh, tái sử dụng tại nguồn, sẽ được tái sinh, tái sử dụng ở những nhà máy khác trong KCN hoặc bên ngoài KCN;
Bước cuối cùng: đòi hỏi xác định phần chất thải còn lại cần xử lý hợp lý trước khi thải vào môi trường xung quanh. Công nghệ xử lý cuối đường ống rất hữu dụng trong việc xử lý hòan toàn các chất ô nhiễm còn lại này.
Sự tổ hợp của 04 bước nói trên hình thành một phương pháp có tính hệ thống cho phép chúng ta phân tích và xây dựng mô hình kỹ thuật cho KCN TTMT.
Cho đến nay, thực tế áp dụng, các dự án hiện tại và kinh nghiệm về hệ sinh thái công nghiệp (industrial ecosystem) thể hiện những đặc điểm đặc biệt cũng như những hạn chế nhất định.
Khái niệm về sinh thái công nghiệp đã được áp dụng chủ yếu ở các nước phát triển có kỹ thuật, hệ thống tổ chức và cấu trúc thể chế tiên tiến;
Các dự án này thường được phát triển cho các hệ thống công nghiệp có quy mô lớn như khu công nghiệp sinh thái;
Hầu hết các dự án sinh thái công nghiệp mang tính chất nghiên cứu lý thuyết chủ yếu tập trung vào công nghệ và cân bằng dạng vật chất.
Trong khi đó, vấn đề về tổ chức, quản lý và vai trò của các cơ quan chức năng trong việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế ứng dụng hầu như rất ít được quan tâm đến.
3.2.8. Giả thuyết áp dụng mô hình quản lý KCN TTMT ở Việt Nam
Dựa trên các tài liệu tham khảo hiện có cũng như kinh nghiệm của các nước công nghiệp, chúng ta có thể thấy rất nhiều ưu điểm của chiến lược bảo vệ môi trường thành công trên cở sở áp dụng mô hình thân thiện môi trường, sử dụng khái niệm sinh thái công nghiệp thay vì xử lý cuối đường ống. Tuy nhiên, để áp dụng lý thuyết phát triển từ những nước phát triển tren thế giới vào điều kiện của Việt Nam, chúng ta cần lưu ý những vấn đề chính sau đây:
Thứ nhất: mô hình sinh thái công nghiệp của các nước phát triển không thể áp dụng trực tiếp vào Việt Nam do sự khác biệt về điều kiện kỹ thuật, kinh tế và xã hội. Hiển nhiên, Việt Nam có thể học tập kinh nghiệm của các hệ sinh thái công nghiệp hiện có của các nước khác và hiệu chỉnh cho phù hợp với điều kiện của nước ta.
Thứ hai: nước ta đã có nhiều KCN đã hình thành và đi vào hoạt động. Do đó, mô hình đề xuất phải có tính khả thi để áp dụng đối với KCN hiện có với nhiều loại hình công nghiệp khác nhau.
Thứ ba: khi áp dụng lý thuyết sinh thái công nghiệp để xây dựng KCN TTMT ở Việt Nam, chúng ta sẽ không chỉ quan tâm đến công nghệ và lĩnh vực tối ưu hóa dạng vật chất mà còn xem xét đến vai trò của các tổ chức và cơ quan chức năng liên quan đến việc đưa mô hình lý thuyết vào thực tế.
3.3. Tổng quan về các giải pháp kỹ thuật & hệ thống bền vững
Xử lý cuối đường ống (EOP treatment: end-of-pipe treatment) là giải pháp xử lý chất thải từ các hoạt động công nghiệp mang tính truyền thống, thụ động. Giải pháp này tập trung vào việc xử lý các chất thải trước khi thải vào môi trường. Đây là phương pháp nhằm hạn chế bớt sự ô nhiễm môi trường. Nhìn chung quy trình xử lý cuối đường ống như sau:
Trạm xử lý
Thiết bị lọc
Xử lý hoặc tái chế
Các sản phẩm công nghiệp hòan tất
Các chất thải
ô nhiễm
Dạng lỏng
Dạng khí
Dạng rắn
Quá trình
công nghiệp
Nhân lực
Các vật liệu thô
Năng lượng
Hình 12-Sơ đồ quy trình xử lý cuối đường ống trong sản xuất công nghiệp
Trong thực tế, cách tiếp cận này chính là việc xây dựng và vận hành các trạm xử lý nước thải; lắp đặt các thiết bị làm sạch khí thải; các lò đốt CTR và các bộ phận chuyên dùng để khử độc tính kèm theo; các bãi chôn lấp rác an tòan và hợp vệ sinh. Do đó giải pháp này không mang tính chủ động ngăn ngừa ô nhiễm. Đó là một trong những yếu tố quan trọng khiến giải pháp này không thể đáp ứng được nhu cầu chủ động phòng ngừa tại nguồn các nguy cơ gây phát sinh chất thải, hướng đến PTBV các hoạt động sản xuất công nghiệp. Một số giải pháp kỹ thuật và hệ thống bền vững có thể cung cấp công cụ quản lý mang tính chủ động ngăn ngừa ô nhiễm công nghiệp được trình bày cụ thể ở phần tiếp theo.
3.3.1. Sản xuất sạch hơn – CP (Cleaner Production)
Khái niệm
Theo UNEP, SXSH hơn là “ việc áp dụng liên tục chiến lược phòng ngừa tổng hợp về môi trường vào các quá trình sản xuất, sản phẩm và dịch vụ nhằm nâng cao hiệu suất sinh thái và giảm thiểu rủi ro cho con người và môi trường”
Đối với quá trình sản xuất: SXSH bao gồm bảo toàn nguyên liệu và năng lượng, loại trừ các nguyên liệu dộc hại và giảm lượng và tính dộc hại của tất cả các chất thải ngay tại nguồn thải.
Đối với sản phẩm: SXSH bao gồm việc giảm các ảnh hưởng tiêu cực trong suốt chu kỳ sống của sản phẩm, từ khâu thiết kế dến thải bỏ.
Đối với dịch vụ: SXSH dưa các yếu tố về môi trường vào trong thiết kế và phát triển các dịch vụ.
Mục tiêu của SXSH là tránh ô nhiễm bằng cách sử dụng tài nguyên, nguyên vật liệu và năng lượng một cách có hiệu quả nhất. Điều này có nghĩa là thay vì bị thải bỏ sẽ có thêm một tỷ lệ nguyên vật liệu nữa được chuyển vào thành phẩm.
Các lợi ích của SXSH
Kinh nghiệm thực tế đã chỉ ra rằng SXSH không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn cả lợi ích về mặt môi trường. Các lợi ích này có thể tóm tắt như sau:
Cải thiện hiệu suất sản xuất;
Sử dụng nguyên liệu, nước, năng lượng có hiệu quả hơn;
Tái sử dụng phần bán thành phẩm có giá trị;
Giảm ô nhiễm;
Giảm chi phí xử lý và thải bỏ các chất thải rắn, nước thải, khí thải;
Tạo nên hình ảnh về mình tót hơn; và
Cải thiện sức khoẻ nghề nghiệp và và an toàn.
Các giải pháp về SXSH
Tránh các rò rỉ, rơi vãi trong quá trình vận chuyển và sản xuất, hay còn gọi là kiểm soát nội vi;
Đảm bảo các điều kiện sản xuất tối ưu từ quan điểm chất lượng sản phẩm, sản lượng, tiêu thụ tài nguyên và lượng chất thải tạo ra;
Tránh sử dụng các nguyên vật liệu độc hại bằng cách dùng các nguyên liệu thay thế khác;
Cải tiến thiết bị để cải thiện quá trình sản xuất;
Lắp đặt thiết bị sản xuất có hiệu quả, và
Thiết kế lại sản phẩm để có thể giảm thiểu lượng tài nguyên tiêu thụ.
Các bước thực hiện SXHS
Hình 13-Các bước thực hiện SXSH
3.3.2. Hệ thống quản lý môi trường – EMS (Environmental Management Systems), ISO 14001
Hệ thống Quản lý Môi trường là một công cụ để quản lý các tác động do các hoạt động của một tổ chức gây nên với môi trường. Hệ thống này cung cấp một tiếp cận có tổ chức trong việc lập kế hoạch và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường. Hệ thống này có thể là bước đầu tiên cho một tổ chức thực hiện để tiến tới các cải thiện về môi trường do hệ thống quản lý môi trường cho phép tổ chức xác định được hiện trạng môi trường của mình và đánh giá thường xuyên hiện trạng và cải thiện. Để phát triển một hệ thống quản lý môi trường, một tổ chức cần phải đánh giá được các tác động môi trường, xác định được các mục tiêu giảm những tác động đó và lập kế hoạch làm thế nào để đạt được những mục tiêu này.
Các yếu tố của một EMS có thể được sắp xếp trong chu trình “plan – do – check – act”
Một hệ thống quản lý môi trường không phải là một qui định, nó không chỉ rõ mục tiêu môi trường cần phải đạt được như thế nào. Hơn nữa, nó yêu cầu một tổ chức phải chủ động trong việc xem xét thực tế thực hành của mình, và qua đó xác định việc quản lý các tác động của họ như thế nào là tốt nhất. Tiếp cận này hỗ trợ cho các giải pháp sáng tạo và có nghĩa cho bản thân tổ chức đó.
Có những tổ chức mong muốn đạt được các chứng nhận quốc tế về hệ thống quản lý môi trường. Điều này sẽ tạo ra những ưu điểm cạnh tranh, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có quan hệ thương mại quốc tế. Tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) đã đưa ra một mô hình mang tính chiến lược và thực tế đối với việc quản lý môi trường trong quá trình vận hành.
ISO đang xây dựng các tiêu chuẩn quốc tế cho công tác quản lý môi trường thông qua một bộ tiêu chuẩn ISO14000. Đây là các tiêu chuẩn mang tính tự nguyện, vừa cung cấp mô hình để hỗ trợ cho quản lý môi trường, vừa là tài liệu hướng dẫn để đảm bảo các vấn đề môi trường được quan tâm đến trong quá trình ra quyết định chính. ISO 14001 (cụ thể hoá cho hệ thống quản lý môi trường) là tiêu chuẩn đầu tiên trong bộ tiêu chuẩn này.
Các khái niệm về sản xuất sạch hơn đi cùng hướng với các mục tiêu của ISO14001 là yêu cầu có sự chuyển hướng từ tập trung vào các giải pháp cuối đường ống sang việc khảo sát tất cả các công đoạn của quá trình sản xuất, dịch vụ và vòng đời sản phẩm.
Các lợi ích của việc đạt được chứng nhận ISO14001 thường được phần lớn các tổ chức lớn nhận dạng, do các doanh nghiệp vừa và nhỏ có doanh thu thấp hơn và do đó tỷ lệ hoàn lại chi phí cho chứng nhận cũng thấp hơn.
Mặc dù được chứng nhận đầy đủ, hệ thống quản lý môi trường ISO có thể không phù hợp với các tổ chức nhỏ. Hệ thống cung cấp các hướng dẫn hỗ trợ cho tổ chức xem xét các vấn đề có nghĩa và qua đó thu đựoc nhiều lợi ích nhất từ hệ thống quản lý môi trường, thậm chí không cần có chứng chỉ. Do đó các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể sử dụng ISO 14001 như một mô hình để thiết kế hệ thống quản lý môi trường của mình.
Mặc dù vậy, các tổ chức lớn hơn có thể nhận thấy chứng chỉ còn có giá trị cao hơn khi xem xét đến tiềm năng thương mại và các ưu thế thị trường của một hệ thống quản lý môi trường được cấp chứng chỉ và được quốc tế công nhận. Đây là một yếu tố có ý nghĩa cho các doanh nghiệp đang tìm kiếm các chứng chỉ sau tiêu chuẩn về chất lượng ISO 9000, và điều này cũng giống như một yếu tố ảnh hưỏng tới các quyết định có liên quan đến chứng chỉ ISO 14001. Chứng chỉ ISO 14001 có các lợi ích sau:
Là một trình diễn rõ ràng với các khách hàng và các cơ quan tài chính về quản lý môi trường có trách nhiệm;
Cải thiện hình ảnh của tổ chức; và
Cho phép tổ chức đánh giá và quản lý các tác động môi trường của mình một cách có hiệu quả.
3.3.3. Đánh giá vòng đời sản phẩm – LCA (Life Cycle Assessment)
Có thể đã có lúc được gọi là đánh giá "từ nôi đến mộ", đánh giá vòng đời (LCA) đưa ra một tiếp cận có hệ thống để đo đạc các phần tài nguyên tiêu thụ cũng như các phát thải môi trường (vào không khí, nước và đất) có liên quan đến sản phẩm, quá trình sản xuất và dịch vụ. LCA có thể là một công cụ đắc lực cho việc ra quyết định về các sản phẩm và công nghệ thay thế được sử dụng cho SXSH.
Xu hướng các qui định và thị trường đang yêu cầu các doanh nghiệp ngày càng nhận thức rõ hơn về các tác động môi trường do sản phẩm, quá trình sản xuất, và dịch vụ của họ gây nên và có hành động để giảm các tác động này. Các nhà hoạch định chính sách, các nhà sản xuất và công chúng đã nhận thấy nhu cầu quản lý các tác động môi trường do vòng đời sản phẩm gây ra, từ việc mua nhập nguyên vật liệu đến khi thải bỏ cuối cùng. LCA làm được việc này thông qua các đo đạc, do đó có thể so sánh các tác động môi trường của sản phẩm hoặc dịch vụ có liên quan đến nhau.
Hầu hết các đo đạc LCA được tiến hành theo phương thức cộng "các đơn vị năng lượng tiêu thụ" khi khai thác nguyên vật liệu, vận chuyển, phân phối và cuối cùng là thải bỏ của một sản phẩm hoặc một dịch vụ. Phép tính cộng bổ sung có thể được thực hiện với các phát thải vào không khí, đất hoặc nước do việc tạo ra hoặc thải bỏ một sản phẩm hoặc dịch vụ gây nên.
LCA cũng có nhiều nhược điểm. Việc đánh giá yêu cầu các thông tin đã được nghiên cứu kỹ để xây dựng các số liệu tác động môi trường cơ sở, và qua đó có thể tập trung vào tài nguyên. Bên cạnh đó, các tác động môi trường của việc khai thác nguyên vật liệu và của quá trình sản xuất có thể rất khác nhau giữa các nước hoặc giữa các khu vực. Ví dụ tác động của việc tách ra một tấn than ở Úc khác với ở Mỹ do có các mỏ và các kỹ thuật vận chuyển, cũng như môi trường khác nhau. Trong thực tế, các tác động còn khác nhau phụ thuộc ngay vào địa điểm tại Bang nào của Úc mà người ta khai thác than.
Một nhược điểm nữa là việc đánh giá chủ quan này cần được thực hiện dựa trên trọng lượng tương đối cho phát thải. Lại một lần nữa, các dữ liệu của quốc tế không được chuyển đổi trực tiếp cho trường hợp của Úc. Ví dụ phát thải SO2 ở Đức có thể sẽ có tác động đến khoảng không đã được khai thác nhiều hơn phát thải này tại Úc. Một cơ sở dữ liệu của Úc về thông tin LCA cơ bản cần được xây dựng để hỗ trợ cho chính phủ và CN thực hiện LCA một cách có hiệu quả.
Không thể có một LCA hoàn chỉnh cho tất cả các sản phẩm và dịch vụ của Úc ngay lập tức. Mặc dù vậy, điều này đã để lại một nhu cầu lớn cho chính phủ Úc và công nghiệp tiếp tục thực hiện theo mục tiêu này. Sử dụng tiếp cận LCA, một tổ chức có thể:
Hiểu biết hơn về sản phẩm và quá trình sản xuất;
Xây dựng một cơ sở dữ liệu tổng quan về hiện trạng của hệ thống;
So sánh các tác động môi trường và các chi phí kinh tế cho các giải pháp thay thế;
Sản phẩm, công nghệ hay thực hành;
Giảm phát thải khí nhà kính;
Xác định các điểm trong vòng đời hệ thống có thể đạt mức giảm phát thải và yêu cầu sử dụng tài nguyên lớn nhất;
Đánh giá các giải pháp quản lý chất thải để giảm ô nhiễm và chi phí quản lý chất thải, và hướng dẫn việc phát triển các sản phẩm mới có tác động môi trường thấp hơn và có lợi ích chi phí; và
Thiết kế lại sản phẩm để giảm nguyên liệu sử dụng.
3.3.4. Tối đa việc sử dụng các nguồn tài nguyên có thể tái tạo
Khả năng sử dụng nguồn tài nguyên có thể tái tạo hay phục hồi phụ thuộc vào nguồn bức xạ mặt trời, gió, sinh khối và các tài nguyên có thể tái tạo khác. Năng lượng cần cho KCN cũng sẽ được xác định dựa vào các nguồn tài nguyên này. Một lần nữa, chúng ta phải có một mục tiêu rõ ràng trong việc thực hiện. Ta sẽ thảo luận xem tại sao các nguồn tài nguyên có thể phục hồi đem lại lợi ích kinh tế ngang với lợi ích môi trường và một số lựa chọn đặc biệt có thể được ứng dụng.
Một bằng chứng chính cho máy phát điện cố định (từ bất kỳ nguồn nào) là phụ thuộc vào nguồn cung cấp. Chi phí khi ngừng hoạt động để ngắt diện hay khởi động lại thì rất tốn kém. Tránh chúng để giảm đáng kể rủi ro. Quang điện và nhiệt bức xạ là nguồn tài nguyên có thể tin được và sạch sẽ. Chúng có thể được triển khai rồi dễ dàng mang đi và tác động đến các đối tượng ở xa, tránh tốn kém cho đường truyền. Lợi ích về môi trường của tài nguyên có thể phục hồi giúp tránh thất thoát khí gas từ mạng lưới nhà kính và giúp hạn chế việc sử dụng tài nguyên nhiên liệu hóa thạch.
Một ví dụ đơn giản về tế bào quang điện là sử dụng để thắp sáng, điều khiển và các phần tử nhạy với môi trường tại những vị trí ở xa. Sự giảm thiểu này thì cần thiết cho dây cáp và có thể làm cho hệ thống điều khiển trở nên linh hoạt hơn. Thứ phức tạp hơn là quang điện di động hoặc có thể là máy phát năng lượng bức xạ để phục vụ theo đợt hoặc các quá trình liên tục. Chúng có thể được dùng để bơm tháo chất lỏng, hạt nhỏ hoặc bụi từ các tay vịn trong nhà máy. Hoặc nhà máy chế biến thực phẩm có thể dùng năng lượng này để giúp quản lý các yêu cầu về nhiệt hoặc nguội bằng cách làm tăng thêm các yếu tố chủ yếu. (Nghành công nghiệp điện ảnh là nghành mở đường cho việc phát triển của máy phát bức xạ bởi vì nó hoạt động không gây ồn).
Tìm và sử dụng máy phát bức xạ loại nhỏ trong một hệ thống năng lượng có thể làm giảm nhu cầu khi cao điểm của KCN trên mạng lưới năng lượng. Nó sẽ làm giảm chi phí của đường truyền đến mạng năng lượng và đến nhà máy. Khi không có trong chương trình sử dụng, các hệ thống này có thể lấy điện từ mạng lưới. Lấy tất cả các nhân tố trên đem vào việc tính toán các chi phí như nguồn năng lượng có thể tái sinh.
Một nhóm các tập đoàn đã làm thí điểm việc sử dụng tế bào nhiên liệu như hỗ trợ nguồn năng lượng, gồm Sapporo, Kirin và Asahi Breweries ở Nhật. Các nhà máy chế biến đã thử nghiệm loại trên 200kW ở Nhật, Mỹ và châu Au. Một KCN với những công nhân giống như các máy chế biến thức ăn sản xuất các sản phẩm phụ hữu cơ sử dụng biogas như cung cấp hydro sử dụng bằng các tế bào nhiên liệu.
3.3.5. Tái chế, tái sử dụng và xây dựng thị trường trao đổi chất thải
Lĩnh vực tái sinh chất thải có thể là một lĩnh vực rất rộng, bao gồm vấn đề chọn lựa với các mức độ khác nhau từ việc chuyên chở, quản lý, đến cách chế biến. Thường thì những lựa chọn này được biết đến với nhừng tên gọi khác nhau như: tái sinh (recycle), tái sử dụng (reuse), tái chế (reclamation), hay phục hồi (recovery). Dù ở bất cứ tên gọi nào, phương pháp này đều có lợi vì một số lý do sau:
Tiết kiệm được các nguồn tài nguyên thiên nhiên;
Tránh được các lựa chọn mang tính bắt buộc về quản lý chất thải, chẳng hạn: xử lý hay chôn lấp;
Giảm nhu cầu sử dụng các nguyên vật liệu thô cho quá trình sản xuất, và do đó sẽ giảm được các chi phí về nguyên vật liệu.
Tuy nhiên các lựa chọn về giải pháp tái chế và tái sử dụng có thể gánh chịu một phần rủi ro và trách nhiệm do phải xử lý bổ sung và quản lý các nguyên vật liệu.
Tái chế, tái sử dụng bên trong nhà máy
Các chất thải sinh ra từ một quá trình sản trong nhiều trường hợp có thể được tái sử dụng trong quy trình gốc có hoặc không có xử lý, lọai bỏ các tạp chất. Ví dụ các dung môi hữu cơ đã được sử dụng trong các quá trình làm sạch các chi tiết và các quá trình sản xuất dược phẩm thường được thu gom lại, chưng cất và tái sử dụng trong quy trình gốc. Nếu chất thải nguyên liệu không được sử dụng lại trong quy trình gốc do các chất gây độc hại tiềm năng thì người ta vẫn tìm ra một cách sử dụng khác (với các nguyên liệu ít đặc trưng hơn) trong phạm vi nhà máy. Lúc này việc nhiễm bẩn là một điểm chủ yếu liên quan đến công nghiệp điện tử. Những dung môi được dùng để làm sạch các bảng ngắt điện có thể chứa đựng rất ít các chất gây độc hại và có thể tái sử dụng như một tác nhân làm sạch trong các vận hành tẩy nhờn, làm chất pha lõang hay là thành phần trong chế tạo sơn.
Các cách tái chế khác tại nhà máy
Việc tái sinh chất thải ngay tại công đọan sản xuất đã phát sinh ra chất thải không phải lúc nào cũng khả thi có tính kinh tế. Nếu một nhà máy có một số công đọan và quá trình khác nhau sản sinh ra chất thải dung môi, một bộ phận chưng cất tập trung trong nhà máy có thể mang lại những thuận lợi về mặt kinh tế.
Những điểm bất thuận lợi của phương pháp tái sinh này là nó yêu cầu phải có thêm chỗ để chứa chất thải cần tách riêng và đòi hỏi về quản lý. Tất cả những điều này làm tăng tiềm năng về những rắc rối và trách nhiệm về mặt môi trường. Nói chung việc thành lập một trung tâm tái sinh chất thải trong nhà máy phải được thẩm định tùy theo từng trường hợp cụ thể.
Tái sinh bên ngòai nhà máy
Nếu các giải pháp tái sinh bên trong nhà máy không khả thi, bước kế tiếp là xúc tiến nghiên cứu việc ký ket hợp đồng dịch vụ cho việc tái sinh bên ngòai nhà máy. Lúc này, chi phí tăng lên đôi chút với sự di dời tới một nhà máy quản lý chất thải bên ngòai. Một dòng chất thải phải được đặc trưng hóa (thành phần và tỷ lệ phát sinh) trước khi được đưa ra khỏi nhà máy. Những nhà máy tái sinh chất thải thường yêu cầu phải mô tả rõ ràng thành phần chất thải và các lọai chất thải có tỷ lệ phát sinh tương đối cao. Những yêu cầu này dần dần ít khắt khe hơn do sự cạnh tranh của các nhà máy tái sinh tăng dần lên cùng với áp lực hạn chế bớt và tránh sử dụng các biện pháp xử lý và thải hồi. Các giải pháp tái sinh cơ bản thay đổi tùy thuộc vào thành phần, nơi sản sinh ra chất thải hay mục đích tái sinh của nhà máy tái sinh chất thải là lấy lại những nguyên vật liệu gì. Trong hầu hết các trường hợp, các nhà tái chế sẽ thị trường hóa các nguyên liệu đã được tái chế.
Xây dựng thị trường trao đổi chất thải phục vụ mục đích tái sử dụng
Thị trường trao đổi chất thải hay còn gọi là thị trường mua bán chất thải là một mạng lưới để liên kết và thúc đẩy sự phát triển các hoạt động tái sử dụng và tái chế chất thải. Mục đích của thị trường này là tạo ra một kênh thông tin cho phép những chất thải công nghiệp hay những sản phẩm phụ của ngành công nghiệp này trở thành nguyên liệu hay một phần nguyên liệu cua ngành công nghiệp khác. Và hoạt động này phải đáp ứng nguyện vọng cho cả hai phía: người sản sinh ra chất thải và người có tiềm năng sử dụng các lọai chất thải đó.
Giải pháp này góp phần tạo ra 2 mô hình: khu công nghiệp sinh thái hở và khu công nghiệp sinh thái kín. Trong khu công nghiệp sinh thái kín, hoạt động mua bán chất thải chủ yếu sẽ diễn ra giữa các doanh nghiệp trong khu. Ngược lại khu công nghiệp sinh thái hở, việc mua bán được mở rộng ra với các doanh nghiệp bên ngoài. Và mô hình này đang bắt đầu thực hiện ở khu chế xuất Linh Trung 2 và khu công nghiệp Biên Hòa 1 và Biên Hòa 2 (Đồng Nai).
Tái sinh năng lượng
Hình thức cuối cùng của việc tái chế là tận dụng lại năng lượng hơn là các nguyên vật liệu thô. Sự lựa chọn này được ưa chuộng hơn các kỹ thuật phá hủy như: thiêu đốt hay chôn lấp. Chất thải có thể được chế biến theo nhiêu cách thức khác nhau như là đưa vào các lò xi măng, các nhà máy nhựa đường, nhà máy lọc dầu hay những lò thiêu được trang bị hệ thống thu hồi năng lượng.
Thiêu hủy là hình thức cuối cùng của việc tái chế năng lượng. Một vài lò đốt CTNH và lò đốt rác được trang bị với các thiết bị thu hồi năng lượng. Trong khi đó, một vài cơ sở lớn vận hành cả hai lọai lò đốt, phần lớn các nhà máy phải điều tra cách thức xử lý, thu hồi bên ngòai nơi sản xuất. Nhừng cơ sở này cũng nên được điều tra trên giác độ kinh tế, luật lệ và vận hành. Trong khi các cơ sở này giảm thiểu khối lượng và tính độc hại nói chung, việc phát sinh ra các chất gây ô nhiễm không khí và các tro thải bỏ cuối cùng từ lò đốt phải được cân nhắc.
3.3.6. Cộng sinh công nghiệp (Industrial Symbiosis)
Các KCN hiện có vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động công nghiệp và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Tuy nhiên, người ta vẫn cho rằng có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó "chất thải" từ một khâu này của hệ thống sẽ là "chất dinh dưỡng" của một khâu khác. Ý tưởng rất cơ bản ở đây là sự cộng sinh công nghiệp. Hay nói cách khác, các cơ sở sản xuất công nghiệp, giống như các sinh vật tự nhiên, phải sử dụng sản phẩm phụ của cơ sở khác làm nguyên liệu sản xuất thay vì liên tục khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên mới và đổ chất thải vào môi trường.
Cộng sinh công nghiệp là phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín. Trong đó chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- phan4_noidung.doc