Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo đất gò đồi tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

MỤC LỤC

 

LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC HÌNH

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 5

1.1 Trên thế giới 5

1.2 Ở việt nam 7

1.2.1 Tình hình về sử dụng đất ở việt nam 9

1.3 Tổng quan sử dụng mô hình nông lâm kết hợp ở Việt nam 11

1.3.1 Mô hình nông lâm kết hợp trên đất gò đồi và trung du 11

1.3.2. Mô hình nông lâm kết hợp vùng núi cao 15

1.4 Nhu cầu và thách thức đối với phát triển bền vững nông thôn miền núi 17

1.4.1. Phát triển bền vững nông thôn và miền núi 17

1.4.2. Các thách thức 18

1.5. Lợi ích của các hệ thống nông lâm kết hợp. 21

1.5.1. Các lợi ích của nông lâm kết hợp 22

1.5.2. Các lợi ích trực tiếp của nông lâm kết hợp 22

1.5.3 Các lợi ích của nông lâm kết hợp trong việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường 23

1.5.4 Một số hạn chế trong nghiên cứu và phát triển nông lâm kết hợp ở Việt Nam 26

1.6 Điều kiện tự nhiên. sinh thái môi trường của địa bàn nghiên cứu 30

1.6.1 Vị trí địa lý. 30

1.6.2 Địa hình địa mạo 31

1.6.3 Khí hậu 31

1.6.4 Thủy văn 32

1.6.5 Các nguồn tài nguyên 33

1.6.5.1 Tài nguyên đất 33

1.6.5.2 Tài nguyên nước 34

1.6.5.3 Tài nguyên rừng 35

1.7 Điều kiện kinh tế xã hội 38

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39

2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu 39

2.2 phương pháp nghiên cứu 40

2.2.1 Điều tra khảo sát thực địa. 40

2.2.1 Hồi cứu số liệu 40

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 41

3.1 Hiện trạng sử dụng đất gò đồi của huyện Hà Quảng. 42

3.2 Đặc điểm canh tác trên đất dốc của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu 44

3.3 các mô hình canh tác trên địa bàn nghiên cứu 47

3.3.1 Nông nghiệp 47

3.3.2 Lâm nghiệp 47

3.3.3 Trang trại 50

3.4 Xây dựng và đề xuất mô hình phù hợp cho địa bàn nghiên cứu 56

3.4.1 Các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất 56

3.4.1.1. Thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên 56

3.4.1.2 Thoái hóa do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội 60

3.4.2 Thực trạng phát triển các ngành 61

3.4.3 Nhận định chung 64

3.4.4 Đề xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất gò đồi và một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất gò đồi của huyện 66

3.4.4.1 Biện pháp sử dụng đất gò đồi của huyện Hà Quảng. 66

3.4.3.2 Biện pháp sản xuất nông nghiệp của huyện 69

3. 5 Giải pháp về kỹ thuật 72

3.5.1 Lựa chọn mô hình khai thác sử dụng thích hợp có hiệu quả 72

3.5.2 Kỹ thuật khai hoang 73

3.5.3 kỹ thuật canh tác 73

3.6 Xác lập mô hình đặc trưng cho phù hợp 75

3.6.1. Mô hình Canh tác theo đường đồng mức với băng cây xanh. 78

3.6.2 Mô hình trồng xen canh giữa các vườn cây 79

3.7 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội, thách thức của việc canh tác đất dốc của huyện Hà Quảng. 82

3.8. Xác định nhu cầu các nguồn lực và các giải pháp thực hiện 89

3.8.1 Các giải pháp phát triển sản xuất lâm nghiệp 90

3.8.2 Các giải pháp phát triển nông nghiệp 91

3.8.3 Các giải pháp về vốn đầu tư 92

3.7.4 Giải pháp khuyến nông, khuyến lâm và dịch vụ 93

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc54 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 14214 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo đất gò đồi tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khăn, ảnh hưởng rất lớn đến sống cũng như sản xuất của nhân dân. 1.6.5 Các nguồn tài nguyên 1.6.5.1 Tài nguyên đất Tổng diện tích tự nhiên toàn huyện 45.322,66 ha, bao gồm những loại đất sau: Đất nông nghiệp có diện tích 45.056,88 ha chiếm 92,79 % diện tích tự nhiên của toàn huyện. Diện tích phi nông nghiệp 936,38 ha chiếm 2,07% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Diện tích chưa sử dụng 2.329,40 ha chiếm 5,14% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Đất đai thổ nhưỡng Do quá trình hình thành đất khá phức tạp, nên trong huyện có một số loại đất chính như sau: Đất phù sa trung tính ít chua phân bố ở thung lũng hẹp và vùng trũng giáp các sông suối lớn . Đất feralit màu đỏ phát triển trên đá mắc ma bazơ trung tính, phân bố ở vùng đồi núi. Đất feralit màu nâu đỏ phát triển trên núi đá vôi, phân bố trên vùng đồi và chân núi đá vôi. Đất feralit màu xám phát triển trên đá phiến thạch sét và đá biến chất, phân bố ở vùng đồi núi thấp. Đất xám trên đá cát, phân bố ven suối. Đất nâu vàng trên đá vôi, phân bố dưới chân núi đá vôi. Loại đất như đất feralit nâu đỏ, đỏ, xám và đất phù sa là các loại đất thích hợp phát triển cây công nghiệp ngắn ngày như thuốc lá, đậu tương, lạc và ngô, lúa nước. 1.6.5.2 Tài nguyên nước - Nước được phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện được lấy từ 2 nguồn chính là nước mặt và nước ngầm. - Nguồn nước mặt: nguồn cung cấp nước cho huyện Hà Quảng chủ yếu do 3 con suối chính là suối Bằng Giang, suối Lê Nin và suối Phù Ngọc và một số hồ, ao phân bố rải rác trên địa bàn huyện. - Vùng lục khu chỉ có suối nhỏ, nước chỉ chảy vào mùa mưa. Toàn bộ nước sản xuất và sinh hoạt của toàn vùng phụ thuộc chủ yếu vào mùa mưa. - Nguồn nước ngầm đến nay chưa có điều tra khảo sát, nghiên cứu đầy đủ vào trữ lượng và chất lượng nước ngầm tuy nhiên qua điều tra sơ bộ nguồn nước ngầm là do khai thác. 1.6.5.3 Tài nguyên rừng Tổng diện tích lâm nghiệp 34.581,20 ha chiếm 76,30%. Tổng diện tích tự nhiên của huyện, với thảm thực vật rừng khá phong phú tạo thành quần thể tự nhiên có vai trò quan trọng trong việc phòng hộ và cũng có một vai trò kinh tế nhất định, tuy nhiên trong thời gian qua vẫn có một số diện tích đất rừng bị cháy đặc biệt là những diện tích rừng đặc dụng. Rừng là nơi cung cấp nguyên liệu phục vụ đời sống và góp phần tô đẹp cảnh quan khu di tích lịch sử pác bó. Trong giai đoạn vừa qua rừng mới được phục hồi nên chua có đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ sinh thái. Trong tương lai cần chú ý tăng diện tích rừng khoanh nuôi bảo vệ rừng tăng độ che phủ rừng trong toàn huyện đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo vệ tài nguyên đất, chống xói mòn, bảo vệ sự đa dạng sinh học và điều hòa nguồn nước. Tài nguyên nhân văn: Huyện Hà Quảng đã tồn tại và phát triển lâu đời, có nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Tày, Nùng, Mông, Kinh, Dao và các dân tộc anh em khác mỗi dân tôc dều có bản sắc văn hóa riêng tạo nên một nền văn hóa phong phú và đa dạng cần được giữ gìn bảo vệ và phát triển. Hiện nay toàn huyện có khoảng 35,240 người phân bố trên 19 đơn vị hành chính gồn 18 xã và một thị trấn, trong các thời kỳ chống pháp và chiến tranh biên giới, nhân dân huyện Hà Quảng đã đống góp nhiều sức người sức của để đánh giặc ngoại xâm xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Mỹ, và biên giới Trung Quốc con em dân tộc huyện nhà hăng hái chiến đấu lên đường tòng quân đánh giặc có nhiều bà mẹ việt nam anh hùng tô thêm vẻ đẹp truyền thống của huyện nhà và quê hương đất nước, trên địa bàn huyện hiện nay vẫn còn nhiều di tích mang dấu ấn lịch sử văn hóa như: khu di tích lịch sử pác bó, mộ liệt sĩ kim đồng. Dưới sự lãnh đạo của đảng và nhân dân hiện nay Hà Quảng đang từng bước phát triển kinh tế xã hội nâng cao đời sống nhân dân đi dần vào ổn định, từng bước được cải thiện đáng kể. Môi trường cảnh quan Môi trường Hà Quảng về hiện trạng chưa bị ô nhiễm, tuy nhiên với tốc độ phát triển như hiện nay công tác bảo vệ môi trường cần phải được trú trọng nhất là các khu trung tâm như trung tâm huyện lỵ, cửa khẩu sóc giang, chợ Nà Giàng phải có chi tiết cụ thể về cơ sở hạ tầng để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. trong quá trình phát triển kinh tế xã hội thì vấn đề bảo vệ môi trường cải tạo đất là hết sức cần thiết. Tạo mô hình canh tác chống xói mòn, rửa trôi đát thâm canh tăng vụ và luân canh để tăng hệ số sử dụng đất, hạn chế sử dụng các chất gây ô nhiễm đất, bảo vệ môi trường đất. Bố trí cây trồng hợp lý, khai thác có hiệu quả quý đất, bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có, đẩy mạnh việc trồng rừng, phủ xanh các diện tích đồi núi chưa hay có thảm thực vật mỏng cần được bảo vệ đồng thời khoanh nuôi tái sinh rừng. Đối với các chất thải cần được xử lý trước khi đưa ra môi trường. Đối với các khu dân cư, khu đô thị cần có diện tích đất trồng cây xanh, trồng rừng tạo phong cảnh, tôn tạo và giữ gìn cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp. 1.7 Điều kiện kinh tế xã hội Huyện Hà Quảng có nền kinh tế chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp: Về nông nghiệp cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô, sắn…cây công nghiệp ngắn ngày có mía, đỗ tương, ngoài ra còn trồng rau, đậu các loại cung cấp cho thị trường. Chăn nuôi phát triển chăn nuôi ở huyện có chăn nuôi gia suc như: Trâu, bò, lợn và chăn nuôi gia cầm: Gà, vịt ngoài ra còn có một số hộ nuôi ong mật và nuôi thả cá góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập. Về lâm nghiệp sản xuất hiện nay ở huyện chủ yếu trồng rừng và khoanh nuôi bảo vệ rừng tự nhiên phòng hộ, vì rừng trồng hiện nay trên địa bàn huyện chưa đến kì khai thác nên chưa có thu nhập kinh tế về rừng. Các ngành kinh tế khác: Hiện nay ngành kinh tế của huyện vẫn tập trung vào sản xuất nông lâm là chủ yếu, các ngành nghề dịch vụ đã có nhưng còn ở quy mô nhỏ. CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu Địa điểm: huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Thời gian: 6/ 12 / 2010 đến 30/4/2011 Về lý luận Xây dựng cơ sở khoa học và phương pháp luận cho việc đề xuất phương án xây dựng mô hình nông lâm kết hợp. Về thực tiễn Đề xuất phương án xây dựng mô hình nông lâm kết hợp, góp phần cung cấp tư liệu cho việc xây dựng mô hình của huyện, làm căn cứ phát triển kinh tế xã hội cho huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. 2.2 phương pháp nghiên cứu 2.2.1 Điều tra khảo sát thực địa. - Điều tra bổ sung thu thập tài liệu về các loại đất, cơ sở hạ tầng, địa hình. - Điều tra hiện trạng đất đai tài nguyên rừng, diện tích trữ lượng các loại rừng trên địa bàn, đặc điểm tài nguyên động thực vật, đặc điểm tình hình sinh trưởng, phát triển tái sinh phục hồi đất đồi… - Phỏng vấn người dân về tập quán canh tác, nhu cầu sử dụng đất, cơ cấu các loại cây trồng vật nuôi. 2.2.2 Hồi cứu số liệu Thu thập thông tin số liệu từ các nguồn đã có trên địa bàn cũng như các tài liệu liên quan đến công tác quản lý và cải tạo đất gò đồi tại huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Hình 2.1 Đất gò đồi được canh tác tại địa bàn nghiên cứu CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BIỆN LUẬN 3.1 Hiện trạng sử dụng đất gò đồi của huyện Hà Quảng. Hiện trạng sử dụng đất gò đồi của huyện trong những năm gần đây việc quản lý đất đai của huyện đang được quan tâm thích đáng. Đang dần đáp ứng được yêu cầu về quản lý đất đai. Tổng diện tích tự nhiên là 45.322,66 ha. Theo số liệu thống kê của phòng tài nguyên và môi trường huyện Hà Quảng cho thấy tổng diện tích đất đồi núi và dốc thoải của toàn huyện có độ dốc > 120 có diện tích chiếm 2,66%. Phân bố theo đơn vị hành chính. Bảng 3.1 hiện trạng đất gò đồi và dốc thoải phân theo đơn vị hành chính Theo đơn vị hành chính Tổng( ha) Tỷ lệ % % so với diện tích tự nhiên Diện tích tự nhiên 45322,66 100% Tổng diện tích đất đồi > 120 1208 100% 2,66% t.t xuân hòa 45 3,72 0,1 Trường hà 72 5,96 0,15 Sóc hà 61 5,04 0,13 Nà xác 73 6,04 0,16 Quỹ quân 60 4,96 0,13 Mã ba 57 4,71 0,12 Lũng nặm 58 4,80 0,13 Thượng thôn 62 5,13 0,14 Cải viên 70 5,79 0,15 Vân an 65 5,38 0,14 Vần dính 76 6,29 0,17 Phù ngọc 45 3,72 0,1 Đào ngạn 59 4,88 0,13 Tổng cọt 63 5,21 0,14 Sỹ hai 69 5,71 0,15 Hạ thôn 67 5,55 0,15 Nội thôn 62 5,13 0,14 Hồng sỹ 75 6,20 0,16 Kéo yên 69 5,71 0,15 Nguồn: Thống kê đất đai huyện Hà Quảng năm 2010 Qua bảng 3.1 cho thấy sự phân bố diện tích đất đồi trên địa bàn huyện khá đồng đều. Xã có diện tích đất gò đồi ít nhất là xã Phù Ngọc và Thị trấn xuân hòa chiếm 0,1 % 3.2 Đặc điểm canh tác trên đất dốc của các nông hộ ở địa bàn nghiên cứu Qua quá trình thực tế khảo sát tôi có được lát cắt địa hình mô phỏng như sau: Lát cắt địa hình nghiên cứu tại vùng nghiên cứu: Địa hình loại đất nguồn nước thực vật Dốc mạnh vàng đỏ mưa rừng keo Dốc mạnh vàng đỏ Mưa Rừng keo, chuối Dốc mạnh vàng đỏ Mưa Rừng chuối, bưởi Dốc vừa nhẹ Vàng đỏ, Lúa, ngô, chuối, một số cây ăn quả Hình 3.2 Lát cát tại địa bàn nghiên cứu ( chiếu đứng ) Rừng Đất trống Rừng, chuối Đất trống Rừng, chuối, bưởi Đất trống Cây lương thực Đất trống Nhà ở cây ăn trái Hình 3.3 lát cát tại địa bàn nghiên cứu ( chiếu bằng) Nhìn vào lát cát chúng ta thấy vùng đất chuyển giao giữa các cấp độ dốc thường bị bỏ trống. canh tác trên từng cấp độ dốc có sự khác nhau tuy nhiên nhìn chung là canh tác kiểu độc canh. Vì vậy, vùng đất chuyển giao giữa các cấp độ dốc không được cải thiện và sử dụng hợp lý, thì quá trình xói mòn và sạt lở ở các sườn dốc trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng canh tác phía dưới. 3.3 Các mô hình canh tác trên địa bàn nghiên cứu 3.3.1 Nông nghiệp Các hoạt động nông nghiệp ở đây chủ yếu là lúa, bắp, đậu, và cây ăn quả như bắp, mít, mận, nhãn, vải…Và một số cây công nghiệp như chè. 3.3.2 Lâm nghiệp Trên địa bàn hoạt động lâm nghiệp hiện tại có 3 loại cây lâm nghiệp đươc người dân trồng là keo lai, thông, sa mộc trong đó keo lai và sa mộc là hai loài cây được người dân ưu tiên lựa chọn, đây là loài cây dễ trồng ít tốn công chăm sóc và thời gian khai thác không quá dài giá thành tương đối cao. Đặc biệt keo lai có sinh trưởng nhanh, năng suất cao,chu kỳ kinh doanh ngắn, sản phẩm làm ra chủ yếu cung cấp cho xây dựng và là nguyên liệu cho nhà máy giấy. Ngoài ra người dân còn trồng thông nhằm phủ xanh đất trống đồi núi trọc góp phần cải tạo đất Hình 3.4 Đất gò đồi đang canh tác 3.3.3 Trang trại Theo quá trình khảo sát và điều tra thì nhận định chung là các trang trại ở đây hoạt động còn rời rạc, chủ yếu của các hộ nông dân tự phát. Nhiều trang tại bị bỏ giữa chừng vì không có kinh nghiệm, không được tập huấn, nguyên nhân nữa là đất đai khí hậu khắc nghiệt, thiếu vốn đầu tư nên các hoạt động sản xuất gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên cũng có một số trang trại thành công và có tính khả thi cao có thể nhân rộng tại địa bàn nghiên cứu. Mô hình trang trại tổng hợp Đây là một trang trại thuộc thôn bản giàng thị trấn Xuân Hòa huyện Hà Quảng, mô hình trang trại thuộc Vườn - Ao - Chuồng- Rừng (VACR) trang trại có vườn cây ăn quả như ổi, xoài, cam, nhãn, vải….. Đặc biệt ở mô hình trang trại này đã trồng được vườn cây ăn quả có năng suất, khoảng cách giữa các cây ăn trái trồng xen cỏ cho trâu, bò. Trang trại có nuôi bò, trâu, gà thả vườn, heo, ao cá. Rừng cũng không khác gì với bản địa cây chủ lực của rừng là keo lai và sa mộc. Chuông bò Vườn cây ăn quả Chuồng heo Ao thả cá Rừng Trại nuôi ong Hình 3.5 hình mô phỏng trang trại tổng hợp tại dịa bàn nghiên cứu Ưu điểm: Mô hình này tận dụng được phế thải chăn nuôi, phân từ hoạt động chăn nuôi có thể bón cho cây, hoạt động này cải tạo đất bằng phân xanh, phân chuồng, tận dụng đất thừa trồng cỏ đồng thời bảo vệ đất khỏi bị xói mòn, rửa trôi. Nhược điểm: Mô hình chưa có vành đai chắn gió bão Mô hình trang trại nuôi ong mật Trang trại thuộc thị trấn xuân hòa của địa bàn nghiên cứu là loại mô hình nuôi ong mật kết hợp thả gà vườn. Rừng chủ yếu là keo và chè, trồng xen là đậu tương. Rừng chuồng trại Hình 3.6 lát cát mô phỏng trang trại nuôi ong Qua mô hình ta thấy việc sử dụng đất trên đồi cao trồng rừng, phía dưới làm trang trại là rất tốt cho việc tránh gió bão, xạt lở đất, xói mòn. Kinh doanh ong mật: Các hộ gia đình nông dân ở khu vực rừng đều biết gác kèo cho ong mật tự nhiên (ong khoái) làm tổ. Mật ong lấy từ rừng có chất lượng cao hơn các loại rừng khác và cao hơn mật ong nuôi thùng. Hoa keo, nhãn, vải… Có nhiều mật, mùa hoa lại kéo dài nhiều tháng trong năm, tuy hoa nở rộ vào tháng 5. Sản lượng mật thu được tuỳ thuộc vào số lượng kèo gác, số tổ ong định cư, độ lớn của bầy ong tự nhiên. Bình quân 1 ha rừng người ta có thể thu được từ 5 - 7 lít mật ong. Mô hình trang trại nuôi cá ở xã Trường Hà Trang trại thuộc xã Trường Hà của địa bàn nghiên cứu là loại mô hình chuồng vườn vật nuôi là cá rô phi, cá trắm, cá chép, tôm. Vườn có cây ăn trái như nhãn, xoài,ổi, vải…. Vườn cây ăn quả Cá trắm ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ ¨ Cá rô phi x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x Hình 3.7 hình mô phỏng trang trại nuôi cá Ưu điểm: trang trại có xây tường rào bảo vệ, tận dụng được nước tưới tiêu cho vườn cây ăn trái, phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân. Nhược điểm: Thiếu kiến thức, kinh nghiệm có thể là nguyên nhân chủ yếu dấn đến thất bại của trang trại. 3.4 Xây dựng và đề xuất mô hình phù hợp cho địa bàn nghiên cứu Căn cứ vào thực trạng việc khai thác sử dụng đất gò đồi hiện tại của huyện Hà Quảng với những tiến bộ khoa học kỹ thuật trong những năm tới, cũng như khả năng về lao động và vốn đầu tư là cơ sở cho việc đề xuất một số giải pháp phục hồi khả năng cải tạo đất gò đồi đem lại hiệu quả kinh tế kết hợp bảo vệ nguồn tài nguyên đất đai và môi trường làm tăng diện tích đất sản xuất. 3.4.1 các nguyên nhân dẫn đến suy thoái đất 3.4.1.1. Thoái hóa đất do các yếu tố tự nhiên Do địa hình hà quảng đa phần là đồi, núi nên có độ dốc lớn, phần lớn người dân canh tác trên đất dốc. Khi thay đổi về khí hậu, sinh thái, đặc biệt là thảm thực vật dễ dẫn đến hiện tượng xói mòn trượt lở, rửa trôi là suy thoái hóa học, mất chất dinh dưỡng và chất hữu cơ. Những năm gần đây huyện Hà Quảng luôn phải hứng chịu ngững trận lũ quét và gấy ngập lụt. Trong tháng 7 năm 2009 lũ quét xảy ra gây cuốn trôi nhà cửa hoa màu, rửa trôi lớp đất mặt canh tác. Các quá trình trượt lở, rửa trôi, xói mòn, xói lở gây ra mạnh mẽ, lớp thổ nhưỡng chịu ảnh hưởng và thay đổi do quá trình này. Đất ở các khu vực bị xói mòn, rửa trôi, hàm lượng giảm mùn giảm, độ phì nhiêu giảm. Quá trình xói mòn Trong các nguy cơ gây xói mòn đất ở việt nam thì xói mòn do nước là nguy cơ chủ đạo phổ biến nhất bởi các lý do sau: - Lượng mưa lớn: 1.300 – 1.400mm / năm. - Mưa phân bố không đều tập trung trong năm: 70 – 80% tập trung trong tháng 5 và tháng 6. - Cường độ mưa lớn: 40 – 60% lượng mưa vượt ngưỡng gây xói mòn ( 2,5 mm/h ). - Tổng năng lượng mưa có khả năng gây xói mòn. - Địa hình dốc: dốc > 200 chiếm 58,2% diện tích vùng đồi núi. - Trong 10,8 triệu ha đất trống đồi trọc kiểm kê năm 2005 có đến 90,8% ( 9,4 triệu ha) là đất dốc trên 160 . - Phần lớn đất đồi núi có tầng mỏng < 50cm. - Lớp phủ tự nhiên thấp: Bình quân 28% so với ngưỡng an toàn là 50%. - Khả năng chống đỡ kẽm của cây trồng và cây rừng. - Lớp thảm cành cây khô lá rụng mỏng: dày nhất là 5cm. - Canh tác chưa hợp lý, chủ yếu trồng chay. Xói mòn do gió tuy ít phổ biến hơn, nhưng so với đất có thành phần cơ giới nhẹ cũng có vẻ nghiêm trọng: đất cát ven biển, đất đồi vùng bán khô hạn miền trung, đất đỏ vàng tây nguyên trong mùa khô, vùng cao miền bắc… Nguy cơ xói mòn do gió ở việt nam bị chi phối bởi các yếu tố sau: - Tốc độ gió. - Thành phần cấp hạt đất. - Độ ẩm đất và không khí. - Mức độ che phủ. - Mức độ cản trở của băng chắn. Nhiều kết quả nghiên cứu đã cho thấy đất có rừng che phủ có lượng xói mòn ít nhất ( khoảng 2- 5 tấn/ha), đất trồng chè theo rãnh đồng mức 3 – 4 tấn/ ha đất trồng các loại cây ngắn ngày khác có lượng đất trôi khoảng 40 – 100 tấn/ ha tùy theo mức độ che phủ, trên đất trồng không có lượng che phủ lượng đất trôi lớn nhất 80 – 100 tấn/ha tùy theo loại đất. Thiệt hại do xói mòn và rửa trôi là rất lớn khi đất mất rừng đưa vào canh tác cây ngắn ngày. Quá trình rửa trôi Nếu xói mòn và dòng chảy bề mặt có thể dễ dàng nhận thấy thì rửa trôi theo chiều sâu tầng đất diễn ra ngấm ngầm, lặng lẽ, rất ít được nhận biết, song mức độ tai hại của nó không nhỏ. Cùng với năm tháng nước mưa thấm rửa liên tục từ bề mặt qua các tầng đất, hòa tan chất hữu cơ, phá hủy khoáng sét, mang theo chất dinh dưỡng. Ngay cả khi mặt đất có sự che phủ nhất định thì nước mưa ban đầu vốn trung tính, cũng dần dần trở thành dung dịch có phản ứng axit dễ tiêu đối với cây trồng. Các chất hào tan mạnh như hợp chất hữu cơ bị rửa trôi nhanh hơn. Hệ quả là đất trở nên nghèo chỉ còn lại phần đất xấu. Qua nhiều nghiên cứu và quan trắc trên đất đỏ vàng phát triển trên phiến thạch cho thấy dinh dưỡng bị trôi theo chiều sâu là đáng kể. Rửa trôi khác với xói mòn, rửa trôi có mặt ở mọi nơi trên đất nước. kể cả những vùng đồng bằng, rửa trôi xảy ra ở nước ta mạnh mẽ là do đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa có lượng mưa lớn. Đất chua bạc màu là do quá trình rửa trôi kéo dài, tuy nhiên ở các vùng đồi núi cao có độ dốc lớn, quá trình rửa trôi đất thường thể hiện ít rõ ràng hơn và hậu quả kém nghiêm trọng hon so với xói mòn. 3.4.1.2 Thoái hóa do các hoạt động phát triển kinh tế xã hội Từ năm 2006 trở lại đây tổng diện tích rừng và độ che phủ trên địa bàn huyện có sự gia tăng, tuy nhiên sự gia tang chủ yếu là rừng sản xuất chưa có nhiều giá trị về đa dạng sinh học, trong khi đó diện tích rừng phòng hộ và rừng đặc dụng gia tăng chậm, nhiều năm có sụ suy giảm. Trên địa bàn huyện thời gian qua nạn chặt phá rừng vẫn diễn ra phổ biến đặc biệt tại các xã vùng xâu vùng xa, mất rừng dẫn đến trong mùa mưa đất đai bị xói mòn cộng với phương pháp canh tác trên đất dốc chưa bền vũng dẫn đến giảm dần năng suất canh tác. Các biện pháp canh tác không hợp lý trên đất dốc, tình trạng khai thác không hợp lý, chặt phá khai thác rừng trái phép tiềm ẩn nguy cơ dẫn đến thoái hóa đất tại một số xã, thảm thực vật trên mặt đất không còn không còn khả năng giữ nước dấn đến tầng đất mặt canh tác bị rửa trôi. 3.4.2 Thực trạng phát triển các ngành Nông nghiệp: Trồng trọt là ngành sản xuất chủ yếu trong nông nghiệp trong đó cây trồng chủ yếu là cây lương thực như: Lúa, ngô. Chính quyền huyện đã quan tâm, chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân đưa giống mới vào sản xuất và tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào thâm canh, tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đến từng cơ sở xã, thị trấn tạo mọi điều kiện về giống, phân bón và thủy lợi kịp thời cho nhân dân. Xây dựng các mô hình trình diễn để thăm quan học tập kinh nghiệm trước khi đem ra nhân diện rộng… Vì vậy năng suất sản lượng cây lương thực trên địa bàn huyện ngày càng tăng. Ngoài ra huyện có khoảng 18 ha trồng rau màu 3 vụ/ năm sản xuất ra thị trường khoảng trên 10000 tấn rau các loại bình quân đem lại giá trị thu nhập cho người trồng rau. Chăn nuôi huyện thường xuyên đẩy mạnh công tác chăn nuôi gia súc gia cầm cơ bản đã đáp ứng nhu cầu sức kéo và nhu cầu thực phẩm cho nhân dân. Ngoài ra còn có nuôi ong mật, nuôi cá ở các khu vực xã. Công tác phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm thường xuyên được quan tâm chăm sóc vì vậy đã ngăn chăn kịp thời các nguồn bệnh dịch. Nhìn chung, trong những năm gần đây phong trào phát triển chăn nuôi tại huyện khá đồng bộ. Công tác chăm sóc phòng trừ thường xuyên được quan tâm, phun phòng trừ khử chuồng trại và tiêm phòng theo quy định. Lâm nghiệp diện tích đất lâm nghiệp của huyện 34.581,20 ha chiếm 76,30% diện tích tự nhiên, trước đây do tình trạng phá rừng làm nương rẫy, khai thác rừng bừa bãi đã làm cho diện tích và chất lượng rừng trên địa bàn huyện suy giảm rất nhiều, không còn rừng nguyên sinh mà chỉ còn là những cánh rừng thứ sinh nghèo kiệt và đồi trọc. Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là các loại cây tái sinh. Ngoài ra còn các loại cây đặc sản như Xạ Diến, Mác Nhùng, Mác Mật. Thảm thực vật trồng rừng thường là Keo Lai, Thông, Sa Mộc và các loại tre trúc. Trên diện tích rừng được giao khoán người dân đa phần nuôi bảo vệ, có một số hộ trồng phủ xanh lỗ trống bằng những loài sinh trưởng nhanh: Xoan, gạo… Hoặc trồng Tre, Nứa, Mai…Để lấy măng. Với những diện tích đồi trống người dân tiến hành trồng phủ xanh bằng nguồn cây giống do tỉnh hỗ trợ từ các dự án 327 trồng thông, dự án trồng thông + sa mộc, dự án trồng cây nguyên liệu giấy. Thực hiện công tác giao đất giao rừng huyện đã tập trung khoanh nuôi bảo vệ tái sinh rừng và trồng rừng để phủ xanh đất trống đồi núi trọc. Nhưng đến nay vấn có một số nơi vẫn còn diện tích đất trống đồi núi trọc. Hàng năm huyện được tỉnh cung cấp từ 500 – 70000 cây giống lâm nghiệp để nhân dân trồng dặm bổ sung quanh nhằm tăng tốc độ che phủ rừng. Nhu cầu nông lâm nghiêp và thị trường tiêu thụ Hà Quảng là một huyện miền núi nên người dân ở đây chủ yếu vấn đang sử dụng nguyên liệu đốt là gỗ, củi. Vì vậy nhu cầu gỗ phục vụ cho sinh hoạt là tương đối lớn. ngoài ra ngành chế biến gỗ nội thất hiện nay ngày càng phát triển cần một lượng gỗ lớn nguyên liệu. Hoạt động sản xuất của công ty giấy cũng cần lượng gỗ lớn keo góp phần thúc đẩy phát triển trồng keo nguyên liệu tại địa phương. Huyện Hà Quảng là trung tâm huyện nên thuận tiện cho việc giao lưu trao đổi hàng hóa. Các sản phẩm nông lâm nghiệp làm ra dễ dàng đem ra trao đổi buôn bán. 3.4.3 Nhận định chung Qua quá trình khảo sát điều kiện tự nhiên môi trường cũng như tình hình phát triển kinh tế xã hội của vùng đồi núi huyện Hà Quảng – tỉnh Cao Bằng. Tôi thấy có những đặc trưng cơ bản sau: Đất của khu vực này chủ yếu là đất feralit màu đỏ, nâu đỏ phát triển trên đá sét biến chất. Độ dốc phổ niến là 25 – 300 nên địa hình khá hiểm trở sườn dốc và bụ chia cắt mạnh. Đất đồi núi ở độ cao trung bình chiếm tỷ lệ nhỏ, tầng đất thô dày, tầng đất mịn. Thành phần cơ giới nhẹ, keo sét ít, lực liên kết các hạt đất yếu, đất núi thấp chiếm tỷ lệ cao tập trung chủ yếu ở các sườn đồi, đặc điểm đất thể hiện tính chất gió mùa, đất có nhiều đá lẫn, hàm lượng dinh dưỡng nghèo. Khí hậu của hà quảng cũng chịu ảnh hưởng của một cơ chế hoàn lưu, có motpj chế độ khí hậu gió mùa. Mỗi năm có hai mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến hết tháng 10 tập trung trên 94% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, lượng mưa không đáng kể, trong đó hầu như không mưa lượng mưa trung bình thấp hơn so với các vùng xung quanh lượng mưa trung bình năm 1400-1600ml/ năm tập trung trong mùa hè. Nhiệt độ trung bình năm 19,80c - 21,40c nhiệt độ cao trung bình 26,20c nhiệt độ thấp – 20c tổng nhiệt độ năm thường 75000c. Biên độ nhiệt 7,2-7,80c. Chế độ gió: Thịnh hành gió đông nam ngoài ra còn có gió tây bắc mùa khô khoảng tháng 11-12 thường có sương muối. Độ ẩm: Tương đối bình quân năm 80%. Nhìn chung đặc điểm khí hậu thuận lợi cho việc phát triển của nhiều loại cây trồng, vật nuôi. Với độ dốc trung bình từ 25 – 300 nên trên đỉnh dốc sẽ là trồng rừng và các cây hộ đậu có thể chịu hạn cao hạn chế quá trình sạt lở và bảo vệ các công trình phía dưới. Trong những năm gần đây huyện Hà Quảng chịu rất nhiều thiên tai do biến đổi khí hậu toàn cầu, nên các hoạt động sản xuất gặp nhiều bất lợi, người dân ở đây không được tập huấn hay học cách xây dựng mô hình sản xuất bền vững trên đất gò đồi nên đất đồi đang bị thoái hóa do phương thức canh tác cổ truyền như trồng độc canh, đốt rẫy trước mùa mưa. 3.4.4 Đề xuất các biện pháp quy hoach sản xuất nông lâm nghiệp trên đất gò đồi và một số giải pháp phục hồi khả năng sử dụng đất gò đồi của huyện 3.4.4.1 Biện pháp sử dụng đất gò đồi của huyện Hà Quảng Các biện pháp sử dụng đất rừng là tổ chức các biện pháp như tái sinh, cải tạo, nuôi dưỡng rừng, kết hợp với các mô hình nông lâm kết hợp để sản xuất, kinh doanh sử dụng đất gò đồi một cách có hiệu quả nhất. Đảm bảo cho việc sử dụng đất và kinh doanh rừng lâu dài liên tục đáp ứng tối đa nhu cầu cung cấp lâm sản đồng thời phát huy cao nhất tính năng phòng hộ rừng, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân trên địa bàn. Trồng rừng Biện pháp trồng rừng được áp dụng trên những diện tích đất trống chưa sử dụng, vừa chọn trồng sa mộc, keo lai. Trong những năm đầu tiên ta sẽ trồng xen canh các lọai hoa màu ngắn ngày để han chế xói mòn, rửa trôi cải tạo đất như như đỗ tương, lạc…. Sa mộc - Mật độ trồng là 2500 cây/ ha. - Phương thức và phương án trồng; trồng toàn diện trên diện tích đất trống bằng cây con có bầu. - Thời vụ trồng: Trồng rừng vào mua xuân và mùa thu. Keo lai - Mật độ trồng là 2500 cây/ ha. - Phương thức và phương án trồng; trồng toàn diện trên diện tích đất trống bằng cây con có bầu. - Thời vụ trồng: Trồng rừng vào mua xuân và mùa thu. Khoanh nuôi phục hồi rừng: Trên địa bàn huyện chủ yếu là đất rừng tự nhiên đã bị khai thác cạn kiệt nhằm tận dụng khả năng tái sinh và diễn thế rừng tự nhiên trên diện tích đất trống có khả năng tự phục hồi thì tiến hành khoanh nu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu đề xuất mô hình nông lâm kết hợp để cải tạo đất gò đồi tại huyện Hà Quảng - tỉnh Cao Bằng.doc
Tài liệu liên quan