Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình

NHIỆM VỤ ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

LỜI CẢM ƠN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, CÁC HÌNH

LỜI MỞ ĐẦU

 

CHƯƠNG 1

 MỞ ĐẦU

 

1.1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI 1

1.2 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

1.3 MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI 2

1.4 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

1.5 GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI 2

1.6 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3

1.7 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3

 

 

 

CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN, CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ VÀ TÌNH HÌNH PHÂN LOẠI CTR TẠI NGUỒN

 

2.1 TỔNG QUAN VỀ CTR 5

 2.1.1 Khái niệm 6

 2.1.2 Nguồn gốc CTR 6

 2.1.3 Phân loại CTR 9

 2.1.4 Thành phần CTR 12

2.2 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Ở VIỆT NAM VÀ THẾ GIỚI 14

 

doc98 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1124 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu đề xuất mô hình phân loại CTR tại nguồn tại Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hống giao thông đồng bộ, hoàn chỉnh phục vụ mọi nhu cầu, phát triển kinh tế–xã hội, an ninh quốc phòng của tỉnh nhà. Điện – năng lượng: Quảng Bình ở đầu nguồn điện áp 220 KV, là trung tâm phân phối điện cho ba Tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Ngoài trạm phân phối điện 220 KV, còn có nhà máy điện Đồng Hới công suất lắp máy là 2x3x500 KVA thường xuyên hoạt động hoà mạng lưới điện quốc gia. Bưu chính, viễn thông: Hiện nay, mạng lưới bưu điện tỉnh có 1 bưu cục trung tâm, 6 bưu cục huyện thị và 38 bưu cục khu vực. Về thiết bị có 16 máy vô tuyến, 29 tổng đài điện thoại, 7 máy điện báo, 1 máy xoá tem, 9 máy in cước. Toàn tỉnh có 39.070 máy điện thoại cố định, 9.605 máy điện thoại di động, với 139/159 xã phường có hệ thống điện thoại. So với tình hình chung của cả nước, mạng lưới bưu chính viễn thông của Quảng Bình còn ở mức thấp, cơ sở vật chất còn nghèo cả về số lượng và chất lượng. b. Cơ cấu kinh tế Phát triển GDP: Theo số liệu của Cục thống kê Quảng Bình, giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh là 3.810.633 triệu đồng (năm 2005), tăng 643.915 triệu đồng so với năm 2004 (năm 2004 là 3.166.718 triệu đồng). Trong đó: Nông lâm nghiệp và thuỷ sản: 1.237.444 triệu đồng, đạt 32,5%; Công nghiệp và xây dựng: 1.139.954 triệu đồng, đạt 29,9 %; Dịch vụ: 1.433.235 triệu đồng, đạt 37,6 %. Về tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm phần chủ đạo, tiếp đến là nông lâm nghiệp và công nghiệp, xây dựng. GDP/đầu người: 3.810.633 triệu đồng/831.583 người = 4,58 triệu đồng. Tình hình phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp mới thành lập năm 2005: Các khu công nghiệp: từ năm 2000 đến 2003, trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã hình thành 3 khu công nghiệp: khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới, khu công nghiệp cảng biển Hòn La và khu B–khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới. Các nhà máy, xí nghiệp ngoài khu công nghiệp mới đầu tư trong năm qua: Nhà máy Bia–Rượu thuộc Công ty Cổ phần Bia Hà Nội–Quảng Bình: đang cải tạo, xây dựng nhà máy Bia–Rượu Quảng Bình cũ có công suất 10 triệu lít/năm, dự kiến cuối năm 2006 sẽ hoàn thành; Nhà máy sản xuất tinh bột sắn xuất khẩu: được xây dựng tại xã Nam Trạch với diện tích khuôn viên 15 ha, công suất 60 tấn sản phẩm/ngày. Nhà máy trang bị các thiết bị hiện đại, đã xây dựng các hồ xử lý nước thải theo Báo cáo đánh giá tác động môi trường được UBND Tỉnh Quảng Bình phê chuẩn. Tình hình khai thác khoáng sản: Số cơ sở khai thác: gồm 704 cơ sở; trong đó: khai thác than có 5 cơ sở, khai thác kim loại có 9 cơ sở, khai thác đá và các dạng khác có 699 cơ sở. Giá trị khai thác khoáng sản năm 2005: Khai thác than: 174 triệu đồng Khai thác kim loại: 18.043 triệu đồng Khai thác đá và các dạng khác: 71.491 triệu đồng Nhìn chung, việc khai thác khoáng sản trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình được tiến hành theo quy hoạch khoanh định vùng khai thác do Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND tỉnh phê duyệt. Công tác bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản cũng được chú trọng. Đôi lúc một vài nơi tình trạng ô nhiễm môi trường không khí, thoái hoá đất, xâm hại rừng, vẫn còn xảy ra. Tình hình phát triển nông nghiệp: Quảng Bình là một tỉnh nông nghiệp, tỷ phần sản xuất nông nghiệp trong GDP còn khá cao. Trong mấy năm qua, nhờ được đầu tư về thuỷ lợi, phân bón, thâm canh nên sản lượng nông nghiệp ngày càng cao, đảm bảo an ninh lương thực và góp phần không nhỏ trong công cuộc xoá đói giảm nghèo. Về trồng trọt: Diện tích đất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Bình: 65.079 ha; Sản lượng lương thực: năng suất lúa đạt 46,67 tạ/ha; cao nhất là thành phố Đồng Hới (53,77 tạ/ha), thấp nhất là huyện miền núi Minh Hoá (33,6 tạ/ha). Về chăn nuôi: Chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đã được chú trọng nhưng sản lượng, giá trị chưa cao so với cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Điều này biểu hiện qua các số liệu sau: - Số trang trại chăn nuôi chưa nhiều, chưa có quy mô lớn. Toàn tỉnh chỉ có 3 trại giống quy mô nhỏ, một khu liên hiệp chăn nuôi–chế biến tại công ty cao su Lệ Ninh vừa mới triển khai; - Dịch cúm gia cầm đã ảnh hưởng lớn đến chăn nuôi của tỉnh, gây thiệt hại cho các đàn gia súc, đặc biệt là huyện Lệ Thuỷ và Tuyên Hoá; - Số lượng gia súc và gia cầm trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình: trâu 36.713 con, bò 106.967 con, lợn 317.698 con, dê 6.378 con, gia cầm 2.151.000 con; - Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp ngành chăn nuôi năm 2005 là 413.551 triệu đồng. Tình hình phát triển sản xuất ở các làng nghề: Quảng Bình từ xa xưa đã nổi tiếng những làng nghề như làng nghề đúc đồng, gốm, làng nón xã Quảng ThuậnNăm 2005, Ban quản lý dự án - Sở Công nghiệp xây dựng 2 làng nghề có quy mô vừa là làng nghề Đức Trạch (đúc, rèn, gia công kim loại) và làng nghề Cảnh Dương (chế biến thuỷ sản). Nhìn chung, các sản phẩm từ các làng nghề Quảng Bình rất đa dạng, đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng của dân cư và đem lại thu nhập nhất định cho người lao động. Tuy nhiên, phải nhìn nhận rằng tuy sản phẩm các làng nghề đa dạng nhưng ít thay đổi mẫu mã, thiết kế phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng, số lượng còn hạn chế nên chưa phát huy hết tiềm năng của làng nghề, chưa đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao, khi mà ngành du lịch của Quảng Bình đang trên đà phát triển mạnh. Tình hình phát triển ngành thuỷ sản Quảng Bình: Quảng Bình có bờ biển dài 116km, vùng lãnh hải rộng 20.000km2, 2.652 ha đất mặt nước nuôi trồng thuỷ sản và dải cát ven biển có điều kiện phát triển nuôi trồng công nghiệp. Vì vậy, tiềm năng phát triển thuỷ sản là rất lớn và đã được các cấp, các ngành, các địa phương coi đây là ngành kinh tế mũi nhọn. Giá trị sản xuất ngành thuỷ sản năm 2005 là 434.151,6 triệu đồng, trong đó: Nuôi trồng thuỷ sản: 128.067 triệu đồng; Khai thác thuỷ sản: 293.179,4 triệu đồng; Dịch vụ thuỷ sản: 12.905,2 triệu đồng; Diện tích mặt nước nuôi trồng thuỷ sản năm 2005: 2.652,3 ha. Nhìn chung, sản xuất của ngành thuỷ sản tăng không đều cả về diện tích nuôi thuỷ sản, sản lượng các chủng loại thuỷ sản khai thác cũng như số lượng các phương tiện đánh bắt trong 5 năm qua. Điều đó được lý giải bởi nhiều lý do, nhưng chủ yếu là do thị trường, giá cả, mùa vụ. Việc thu mua hàng thuỷ sản của các doanh nghiệp Quảng Bình đạt thấp do cơ chế hoạt động thiếu năng động, năng lực yếu,đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc đánh bắt, nuôi thuỷ sản và giá trị xuất khẩu cho tỉnh. Việc sử dụng xung điện, chất nổ, chất độctrong khai thác thuỷ, hải sản vẫn còn phổ biến, gây ảnh hưởng lớn đến đa dạng sinh học, giảm lượng hải sản trong tự nhiên. Về nuôi thuỷ sản, các cơ sở nhỏ, lẻ dọc các triền sông, ven biển do nhân dân nuôi trồng tự phát, được UBND tỉnh, huyện và cacù xã chấp nhận, hiện tại năng suất chưa cao. Việc xuất hiện dịch bệnh vẫn thường xuyên xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chưa xây dựng hệ thống xử lý nước thải, do năng lực tài chính của các hộ nuôi còn thấp. Tình hình phát triển ngành du lịch tỉnh Quảng Bình: Hội nghị thường niên lần thứ 27 của Uỷ ban di sản thiên nhiên thế giới họp vào tháng 7 năm 2003 tại Paris đã công nhận Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng là Di sản thiên nhiên thế giới, đã góp phần thúc đẩy ngành du lịch Quảng Bình phát triển nhanh chóng. Tỉnh Quảng Bình đã và đang xác định ngành du lịch–dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn và đang tăng cường kêu gọi đầu tư. Vì vậy, tỷ trọng ngành du lịch – dịch vụ trong cơ cấu GDP của Tỉnh ngày càng cao. 3.2.2 Tình hình phát triển xã hội – dân cư Dân số và lao động: Dân số trung bình của tỉnh năm 2005 là 831.583 người, trong đó nam: 411.299 người, nữ: 420.284 người. Dân số thành thị là 149.685 người, nông thôn 681.898 người. Mật độ dân số trung bình 103 người/km2, cao nhất ở Thành phố Đồng Hới 636 người/km2, thấp nhất ở Minh Hoá 31 người/km2. Tốc độ tăng dân số tự nhiên năm 2005 là 1,078% (trong đó tỷ lệ sinh 1,584%, tỷ lệ chết 0,506% ). Về lao động năm 2005 có 455.530 người, số người trong độ tuổi lao động 444.234 người, số người ngoài độ tuổi thực tế có tham gia lao động 33.568 người. Toàn tỉnh có 39 xã nghèo: huyện Minh Hoá 15 xã, Tuyên Hoá 11 xã, Quảng Trạch 2 xã, Bố Trạch 4 xã, Quảng Ninh 2 xã, Lệ Thuỷ 5 xã. Y tế: Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, phòng chống các bệnh xã hội có tiến bộ nhờ hệ thống y tế đến từng đơn vị xã. Toàn tỉnh hiện có 180 cơ sở y tế với tổng số giường bệnh 1.930. Số cán bộ y tế 2.368 người trong đó ngành y 1.964 người và ngành dược 404 người. Có 408 bác sỹ và trên đại học, 50 dược sỹ cao cấp. Giáo dục và đào tạo: Trong những năm qua, cùng với quy mô giáo dục phát triển và đào tạo, số lượng học sinh các cấp học, ngành học tăng nhanh, mạng lưới giáo dục luôn có sự điều chỉnh sắp xếp lại ngày càng hợp lý cả về địa bàn cũng như quy mô của từng trường. Hiện nay số trường mẫu giáo là 44 trường, 428 trường phổ thông, 3 trường trung học chuyên nghiệp, 1 trường đại học, 1 trường đào tạo công nhân kỹ thuật, 05 trung tâm xúc tiến việc làm với nhiều loại hình đào tạo, nhiều hình thức học phù hợp. Tuy vậy, cơ sở vật chất của ngành giáo dục vẫn chưa đáp ứng yêu cầu, đội ngũ giáo viên có trình độ cao còn thiếu, mạng lưới trường phổ thông trung học chưa mở rộng, hạn chế việc học tập của học sinh ở vùng sâu vùng xa. Văn hoá: Hoạt động văn hoá đã được lãnh đạo các cấp uỷ Đảng và chính quyền quan tâm. Quảng Bình có một trung tâm văn hoá của tỉnh, 7 trung tâm văn hoá huyện, 1 đơn vị nghệ thuật chuyên nghiệp và 9 thư viện với 178.554 bản sách. Có cơ sở phát hành báo chí (Báo Quảng Bình, tạp chí văn nghệ, tạp chí sinh hoạt chi bộ). Thể dục thể thao: Trong những năm gần đây, công tác thể dục thể thao luôn được chú trọng và phát triển, cơ sở tập luyện được tăng cường xây mới, lực lượng vận động viên năng khiếu ngày càng đông. Một số môn đạt giải quốc gia và khu vực như bơi lội. Tuy vậy, thành tích thể dục thể thao còn thấp, lực lượng vận động viên còn mỏng, đội ngũ cán bộ chuyên môn và cơ sở vật chất huấn luyện thi đấu chưa đảm bảo yêu cầu. Ngoài ra, công tác tuyên truyền cho hoạt động thể dục thể thao còn hạn chế. 3.3 TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CTR TẠI TỈNH QUẢNG BÌNH 3.3.1 Trách nhiệm và cơ cấu tổ chức quản lý CTR trên địa bàn tỉnh QB Cơ cấu tổ chức quản lý CTR Hiện nay, tình hình quản lý CTR trên địa bàn Thành phố Đồng Hới - Tỉnh Quảng Bình đang hoàn thiện, toàn bộ lượng rác của tỉnh do Công ty Công trình đô thị QB đảm nhận trách nhiệm từ khâu thu gom đến vận chuyển và xử lý. Công ty Công trình đô thị QB là doanh nghiệp nhà nước duy nhất thực hiện công tác quản lý vệ sinh môi trường trên địa bàn tỉnh, hoạt động dựa vào nguồn thu từ hợp đồng thu gom rác thải, ngoài ra được cấp bù kinh phí từ nguồn ngân sách, được trang cấp phương tiện xe, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ. Phương tiện của hệ thống thu gom rác thải của Công ty Công trình đô thị QB hiện có: Xe đẩy tay: 198 xe; Thùng đựng rác công cộng: 194 thùng; Xe ép rác: 06 xe. Theo đánh giá chung, hiện tại Công ty Công trình đô thị chưa đủ phương tiện vận chuyển, thiết bị để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của công tác vệ sinh môi trường. Vì vậy, Công ty đang tiến hành tăng cường sự phối hợp với các tổ chức chính quyền địa phương, các tổ chức Đoàn thể trong việc Xã hội hóa vệ sinh môi trường, cũng như khuyến khích các thành phần tư nhân tham gia cung cấp dịch vụ quản lý chất thải, sẽ cải thiện được tình hình hiện nay, trong khi nguồn kinh phí từ ngân sách còn đang rất hạn chế. Ban giám đốc ( 3 người) Phòng KH-KT-MTĐT ( 5 người) Đội vệ sinh môi trường ( 120 người) Phòng tài vụ ( 2 người ) Phòng hành chính ( 3 người) Đội 3 ( 40 người ) Đội 1 ( 40 người ) Đội 2 ( 40 người ) : Hình 2. Sơ đồ tổ chức của Công ty Công trình đô thị Quảng Bình Giải thích: Ban lãnh đạo gồm 3 người: 01 giám đốc và 02 phó giám đốc; Phòng hành chính gồm 02 người; Phòng tài vụ gồm 02 người; Phòng Kế hoạch - Kỹ thuật - Môi trường đô thị gồm 5 người; Đội vệ sinh môi trường: có 120 người chia làm 3 đội; mỗi đội có 40 người bao gồm: 01 đội trưởng, 01 kế toán, 03 phụ tá, tổ tài xế (3 người), tổ thu gom rác phố (10 người), tổ thu gom rác chợ (10 người), tổ quét rác đường (7 người), tổ tạp vụ (5 người). Chức năng và nhiệm vụ của đơn vị chịu trách nhiệm quản lý và xử lý CTR Ngoài trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý CTR trên địa bàn tỉnh QB, Công ty Công trình đô thị QB còn đảm nhận các hoạt động sau: Quản lý, duy tu, sữa chữa hệ thống hạ tầng kỹ thuật: hệ thống chiếu sáng đèn đường, cây xanh, công viên, thoát nước đô thị,; Kinh doanh hoa, cây cảnh, xây dựng các công trình công nghiệp dân dụng vừa và nhỏ; Lắp đặt hệ thống điện dưới 35 kV. Mặt khác, Công ty Công trình đô thị QB sẽ chịu trách nhiệm báo cáo trực tiếp hoạt động của mình với UBND tỉnh và Sở Tài nguyên & Môi trường QB. 3.3.2 Hiện trạng CTR tại tỉnh Quảng Bình Tình hình thu gom CTR: Cùng với việc phát triển kinh tế-xã hội, dân số tăng cao thì lượng rác thải trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã gia tăng về khối lượng, đa dạng về chủng loại. Theo điều tra sơ bộ tổng lượng CTR phát sinh trong những năm gần đây tăng cao so với những năm về trước. Bảng 5. Tổng lượng CTR trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình TT Loại chất thải rắn Đơn vị tính Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị Tấn/ngày 24,2 25,9 27 2 Tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt nông thôn Tấn/ngày 172 180 190 3 Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp không nguy hại Tấn/ngày 172 186 200 4 Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp nguy hại Tấn/ngày 1,5 1,8 2 5 Chất thải rắn y tế nguy hại Tấn/ngày 0,100 0,110 0,116 (Nguồn: Công ty công trình đô thị Quảng Bình) Đơn vị chịu trách nhiệm thu gom và quản lý CTR ở Tỉnh Quảng Bình là Công ty Công trình đô thị một thành viên, đây là công ty hoạt động theo hình thức doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích. Trong những năm gần đây UBND tỉnh, các ngành, các địa phương tuy đã có sự quan tâm đầu tư về thu gom rác thải nhưng tỷ lệ thu gom rác thải trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là ở vùng nông thôn đông dân cư, thị trấn chưa đạt 50% lượng rác thải thải ra. Tại Thành phố Đồng Hới , tỷ lệ này cũng chỉ đạt khoảng 61-63%. Bảng 6. Tỷ lệ thu gom CTR trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình (%) STT Loại CTR Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Chất thải rắn sinh hoạt 41 43 46 2 Chất thải rắn công nghiệp 59 67 73 3 Chất thải rắn xây dựng 71 79 82 4 Chất thải rắn y tế 89 92 96 (Nguồn: Công ty công trình đô thị Quảng Bình) Đối với rác thải sinh hoạt: Rác thải sinh hoạt trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình chưa phân loại, được thu gom chung với rác thải nông nghiệp và vận chuyển đến bãi chôn lấp chung. Đối với rác thải công nghiệp: Chưa phân loại và chưa có bãi rác chuyên dùng nên phải đổ chung tại các bãi xử lý rác thải sinh hoạt. Tuy nhiên, do khối lượng rác thải công nghiệp chưa nhiều, một số loại rác thải có tính độc hại thấp nên hiện nay tạm thời chấp nhận đổ rác công nghiệp chung với rác sinh hoạt. Hiện nay, tỉnh đang cho xây dưng khu vực đổ rác thải công nghiệp nguy hại riêng biệt. Đối với rác thải y tế: Hiện nay, trên địa bàn Quảng Bình chỉ có Bệnh viện hữu nghị Việt Nam – CuBa - Đồng Hới có lò thiêu đốt rác nhưng chưa đạt chuẩn vệ sinh theo quy định. Việc phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt tại đây đã được thực hiện thường xuyên. Đối với các bệnh viện huyện đang là thời kỳ xây dựng lại (Quảng Trạch, Minh Hoá, Đồng Hới) hoặc là đang xuống cấp nên việc phân loại rác thải y tế và rác thải sinh hoạt chưa đúng quy chuẩn và cách thức xử lý đang mang tính thủ công (đốt bằng dầu, chôn vào hố bê tông,). Đây là vấn đề bức xúc và cần có giải pháp mạnh buộc các cơ sở khám, chữa bệnh nói trên phải xây dựng các khu xử lý chất thải y tế hợp quy chuẩn vệ sinh. Tình hình thu gom CTR ở Phường Hải Đình, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình Căn cứ vào Chương trình “Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường và vệ sinh môi trường thành phố Đồng Hới thời kỳ 2001 - 2005” được Thành ủy Đồng Hới thông qua; việc thực hiện thu gom rác theo hình thức Xã hội hóa vệ sinh môi trường tại địa bàn Phường Hải Đình - Thành phố Đồng Hới. Nhân dân Phường Hải Đình đã tích cực hưởng ứng phong trào thu gom rác; tất cả các hộ dân, cơ quan, xí nghiệp, nhà máy ở phường đều đã đăng ký phí thu gom và xử lý rác. Bước đầu rác thải được thu gom từ các hộ gia đình, cơ quan, trường học và được đưa đến các điểm hẹn giao cho Công ty Công trình đô thị QB vận chuyển đến bãi chôn lấp. Ở Phường Hải Đình rác được thu gom theo từng khu vực và tuyến đường: + Khu vực 1: thuộc tổ 1 và tổ 2; + Khu vực 2: thuộc tổ 3 và tổ 4; + Khu vực 3: thuộc tổ 5 và chợ Đồng Hới. Phương tiện thu gom và vận chuyển: Đối với Phường Hải Đình, Công ty Công trình đô thị QB trang bị 12 xe lấy rác (xe đẩy tay) chia cho 3 khu vực; Mỗi xe đi kèm hai công nhân vệ sinh (được trang bị đầy đủ bảo hộ lao động: quần, áo, ủng, găng tay, khẩu trang, chổi, ky hốt rác,). Công nhân Công ty Công trình đô thị trực tiếp lấy rác theo khu vực mà Đội vệ sinh môi trường giao cho trên địa bàn Phường Hải Đình (tiến hành thu gom trong hẻm trước, đường lớn sau); sau đó đưa đến điểm trung chuyển để được xe ép rác vận chuyển để xử lý. Các hộ gia đình ở mặt tiền đường chính sẽ được lấy rác hàng ngày, còn các hộ nằm trong hẻm thì cách một ngày lấy rác một lần. Thời gian và địa điểm giao rác: Thời gian lấy rác và giao rác thực hiện theo 2 ca: + Ca 1: từ 1h – 5h sáng; + Ca 2: từ 13h – 17h chiều. Địa điểm giao rác: + Khu vực 1: Góc ngã tư đường Hương Giang – Lâm Úy; + Khu vực 2: Góc ngã tư đường Thanh Niên – Nguyễn Trãi; + Khu vực 3: Góc sau chợ Đồng Hới. Việc theo dõi và kiểm tra các hoạt động thu gom rác trên địa bàn phường Hải Đình sẽ do Đội vệ sinh môi trường chịu trách; và báo cáo với Công ty Công trình đô thị để đôn đốc vận chuyển, rút kinh nghiệm, bổ sung các vấn đề chưa hợp lý. Đánh giá công tác thu gom, vận chuyển CTR tại Phường Hải Đình: Qua thực trạng thu gom và vận chuyển rác thải ở Phường Hải Đình do Công ty Công trình đô thị QB đảm nhận, ta có thể thấy những cố gắng của Công ty để đạt được hiệu quả cao trong năm qua, nhằm hoàn thành nhiệm vụ về kinh tế, môi trường, xã hội mà Nhà nước giao phó. Tuy nhiên, qua đó ta cũng thấy được những tồn tại, những nhược điểm mà công tác thu gom cần khắc phục; và phải có sự phối hợp của các Ban, ngành liên quan và toàn bộ dân cư sống trên địa bàn Phường Hải Đình. Ưu điểm: Phương tiện thu gom và vận chuyển rác khá đầy đủ, đáp ứng thu gom được lượng rác trên địa bàn phường; Công nhân vệ sinh được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ; Tinh thần và trách nhiệm làm việc của công nhân vệ sinh môi trường rất tốt: chấp hành đúng quy định về vệ sinh môi trường, an toàn lao động và phương thức thu gom; Thời gian thu gom, vận chuyển được thực hiện theo kế hoạch có từ trước; thống nhất cách thức thu gom; Việc thu gom còn được cơ giới hoá bởi xe ép nhỏ, giúp giảm bớt công đoạn giao rác xe đẩy tay, thùng 660l với xe ép. Nhược điểm và tồn tại: Rác thải chưa được phân loại tại nguồn; Phương tiện thu gom và vận chuyển tuy đầy đủ nhưng chất lượng không tốt (vì đã quá cũ); Một số tuyến đường chưa được nâng cấp và mở rộng làm cho công tác thu gom và vận chuyển rác chưa triệt để. Các hộ gia đình ở trong hẻm nhỏ cách một ngày được lấy rác một lần, do đó rất bất tiện vì phải để dồn rác trong 2 ngày gây bốc mùi hôi ảnh hưởng đến sức khoẻ, hoạt động của người dân; Quá trình giao rác giữa xe đẩy tay và xe ép chưa đồng bộ nên vẫn còn tình trạng rác bị rơi vãi xuống đường làm ô nhiễm và mất vệ sinh, mỹ quan đô thị. Tình hình xử lý CTR Hiện tại trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình đang chọn công nghệ xử lý rác là công nghệ chôn lấp. Bãi xử lý rác Thành phố Đồng Hới tại đồi Cầu Cúp (tại xã Lộc Ninh) do có sự đầu tư nhất định và được hỗ trợ của Dự án phát triển đô thị Đồng Hới (do Thụy Sĩ tài trợ) nên quá trình vận hành, xử lý rác thải tại đây tương đối hợp vệ sinh. Tuy vậy, tại bãi rác Thành phố Đồng Hới các hạng mục như bể xử lý nước rác, hệ thống chống thấm nền chưa được đầu tư do thiếu kinh phí. Các bãi xử lý rác thải tại 6 huyện tuy đã được phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhưng do thiếu kinh phí nên bước đầu chỉ mới làm đường, đào hố và chôn lấp chưa đạt tiêu chuẩn bãi rác theo quy định tại Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT–BXD-BKHCN&MT của Bộ Xây dựng và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường. Bảng 7. Tình hình xử lý CTR trên địa bàn Tỉnh Quảng Bình STT Tên bãi rác Địa điểm Công nghệ xử lý Công suất xử lý Hoạt động Ghi chú 1 Bãi rác Đồng Hới Xã Lộc Ninh, Đồng Hới Chôn lấp 100 tấn/ngày 12/1997 Năm 2006 đóng cửa 2 Bãi rác Lý Trạch( BCL chung cho Đồng Hới và Bố Trạch) Xã Lý Trạch, huyện Bố Trạch Chôn lấp có kiểm soát 200 tấn/ngày Đang xây dựng Dự án phát triển và đầu tư tài trợ 3 Bãi rác Minh Hóa Thị trấn Quy Đạt Chôn lấp 50 tấn/ngày Đang xây dựng 4 Bãi rác Tuyên Hóa Tiểu khu Lưu Thuận, thị trấn Đồng Lê Chôn lấp 70 tấn/ngày Đang xây dựng 5 Bãi rác Quảng Trạch (cũ) Xã Quảng Long Chôn lấp 30 tấn/ngày 6/1998 Đổ rác chôn lấp chưa hợp vệ sinh, chuẩn bị đóng cửa 6 Bãi rác Quảng Trạch (mới) Xã Quảng Tiến Chôn lấp 100 tấn/ngày Đang xây dựng 7 Bãi rác Lệ Thuỷ Xã Trường Thuỷ Chôn lấp 100 tấn/ngày Đang xây dựng 8 Bãi rác Quảng Ninh Xã Vĩnh Ninh Chôn lấp 70 tấn/ngày Đang xây dựng 9 Bãi rác Cha Lo Xã Dân Hoá Chôn lấp 30 tấn/ngày Đang xây dựng (Nguồn: Báo cáo Hiện trạng môi trường tỉnh Quảng Bình năm 2005) Qua bảng thống kê tình hình xử lý chất thải trên cho thấy, tình trạng xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Quảng Bình còn nhiều bất cập, thiếu đầu tư đồng bộ, chôn lấp chưa hợp vệ sinh, chưa đúng kỹ thuật. Hiện tại chưa có cơ sở nào chế biến rác thành phân Compost, có một số cơ sở nhỏ tái chế bao bì nylon hỏng nhưng quy mô chưa lớn, lượng tái chế chỉ đạt 25% tổng lượng chất thải khó phân huỷ trên. 3.3.3 Aûnh hưởng của CTR Đối với sức khoẻ cộng đồng Do lượng rác thải thu gom, xử lý chưa nhiều, chưa tuân thủ đúng quy trình kỹ thuật, vì vậy rác thải đang gây ô nhiễm như:

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDOAN.doc
  • docdanhmuccacbang.doc
  • docphuluc.doc
  • docdanhmucviettat.doc
  • docmucluc.doc
  • docdanhmuccachinh.doc
  • doctai lieu tham khao.doc
  • docloi mo dau.doc
  • docloi cam on.doc
Tài liệu liên quan