LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC BẢNG
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1
1.1.Đặt vấn đề 1
1.2. Tính cấp thiết của đề tài 3
1.3. Mục tiêu của đề tài 4
1.4. Nội dung nghiên cứu 4
1.5. Phương pháp nghiên cứu 4
1.5.1. Phương pháp luận 4
1.5.2. Phương pháp thực hiện 5
CHƯƠNG 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 7
2.1. Điều kiện tự nhiên 7
2.1.1. Vị trí địa lý 7
2.1.2. Địa hình 7
2.1.3. Tình hình khí hậu thủy văn 10
2.1.3.1. khí hậu 10
2.1.3.2. Thủy văn 13
2.1.4. Thổ nhưỡng 16
2.1.4.1. Nhóm đất phù sa 16
2.1.4.2. Nhóm đất phèn 16
2.1.4.3. Nhóm đất xám 16
2.1.4.4.Nhóm đất cát 17
2.1.5. Tài nguyên rừng 17
100 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1138 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu, đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh & Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hàm lượng cặn của nước cao thì việc xử lý càng phức tạp vàø tốn kém. Hàm lượng căn của nước ngầm thường nhỏ(30-50mg/l), chủ yếu do cát mịn có trong nước gây ra. Hàm lượng cặn của nước sông dao động rất lớn(20-5000mg/l), có khi lên tới 30000mg/l. Cặn có trong nước sông là do các hạt cát, sét, bùn bị dòng nước xói rửa mang theo vàø các chất hữu cơ nguồn gốc động thực vàät mục nát hòa tan trong nước.
Độ màu của nước: Màu của nước thiên nhiên do mùn, phiêu sinh vàät, các sản phẩm từ sự thủy phân chất hữu cơ tạo ra. Tuy nhiên, một số ion kim loại hay nước thải công nghiệp cũng là nguyên nhân gây cho nước có màu. Màu sắc của nước ảnh hưởng nhiều tới thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm khi sử dụng nước có màu trong sản xuất.
Mùi vàø vị của nước: Mùi của nước là do trong nước có các chất khí, các muối khoáng hòa tan, các hợp chất hữu cơ vàø vi trùng, nước thải công nghiệp chảy vàøo, các hóa chất hòa tan. . Nước có thể có mùi bùn, mùi mốc, mùi tanh, mùi có lá, mùi clo, vị mặn, vị chua, vị chát, vị đắng
Độ đục: Độ đục trong nước là do các chất lơ lững, các chất hữu cơ phân rã hoặc do các động thực vàät sống trong nước gây nên. Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh trong nước, ảnh hưởng tới quá trình quang hợp trong nước, gây mất thẩm mỹ khi sử dụng nước, ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm.
3. 2. 2. Các chỉ tiêu hóa học
Độ cứng của nước: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng muối canxi vàø Magiê trong nước vì các ion này sẽ kết hợp với một số khoáng trong nước tạo thành cặn trong nước, trong bình đun nước hoặc hệ thống dẫn nước. Như vàäy, nước cứng là do trong nước có chứa các cation canxi hoặc Magiê. Các cation này thường có trong nước ngầm hoặc nước bề mặt chảy qua các khu vực có đá vôi. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu vàø độ cứng toàn phần. Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho sinh hoạt vàø sản xuất: giặt quần áo tốn xà phòng, nấu thức ăn lâu chín, gây đóng cặn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm
pH: pH của nước được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước. Trong thiên nhiên, pH chi phối hầu hết các tiến trình sinh học trong nước, liên quan đến tính ăn mòn, tính tan của nước, pH chi phối hầu hết các quá trình xử lý nước như: tạo bông, kết tửa, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn.
Độ kiềm: Độ kiềm trong nước tự nhiên là do các muối của axit yếu gây nên(có cả kiềm yếu vàø kiềm mạnh). Độ kiềm trong nước cao có thể ảnh hưởng tới sự sống của các vi sinh vàät trong nước, là nguyên nhân gây nên độ cứng của nước. Trong xử lý ô nhiễm nước thì độ kiềm chỉ là chỉ tiêu cần biết để tính toán trong quá trình trung hòa hoặc làm mềm nước, hoặc làm dung dịch đệm trung hòa axít sinh ra trong quá trình keo tụ.
Clo: Clorua là anion chính trong nước thiên nhiên vàø nước thải. Vị mặn của clorua thay đổi tùy theo hàm lượng vàø thành phần hóa học của nước. Với mẫu nước chứa 250mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn. Tuy nhiên, khi nước có độ cứng cao, vị mặn lại khó nhận biết dù nước có chứa tới 1000mgCl/l. Khi nước ngầm có hàm lượng clorua lên tới 500-1000mg/l có thể gây ra bệnh thận.
Sắt: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới sắt II (Fe2+) hòa tan của các muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi dưới dạng keo của axít humic hoặc keo silic. Nước ngầm có hàm lượng sắt cao, đôi khi lên tới 30mg/l hoặc cao hơn nữa. Nước mặt chứa sắt (III) nhưng hàm lượng thường không cao. Việc tiến hành khử sắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm. Khi trong nước có hàm lượng sắt >0,3mg/l sẽ gây mùi tanh khó chịu, làm vàøng quần áo khi giặt, làm hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh vàø làm giảm tiết diện vàän chuyển nước trong đường ống.
Mangan: Trong nước ngầm, magan thường tồn tại ở dạng magan II (Mn2+) nhưng với hàm lượng nhỏ hơn Fe2+ rất nhiều. Với hàm lượng magan >0,05mg/l đã gây ra các tác hại cho việc sử dụng vàø vàän chuyển nước như sắt. Công nghệ khử mangan thường kết hợp với khử sắt trong nước.
Các hợp chất của axit silic: Các hợp chất của axit silic thường gặp ở dạng keo hay ion hòa tan trong nước. Nồng độ axit silic trong nước cao sẽ gây khó khăn cho việc khử sắt. Trong nước cấp cho nồi hơi áp lực cao, sự có mặt của hợp chất axit silic rất nguy hiểm do cặn silicat lắng đọng trên thành nồi.
Các hợp chất chứa nitơ: Trong nước nitơ có thể tồn tại dưới dạng axit nitrit (HNO3-) vàø amôniăc (NH3+). Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, amôniăc vàø NH4OH, thì chứng tỏ nước gây độc cho cá vàø thủy sinh vàät. Nếu nước chứa nitơ dạng nitrit (NO2-) là nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn. Nếu nước chứa chủ yếu nitơ dạng nitrat (NO-3) chứng tỏ quá trình ôxy hóa đã kết thúc.
3. 2. 3. Các chỉ tiêu vi sinh
Trong nước thiên nhiên có rất nhiều loại vi trùng vàø siêu vi trùng, trong đó có các loại vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm như bệnh: kiết lị, thương hàn, dịch tả, bại liệt Việc xác định sự có mặt của các loại vi trùng này gây bệnh này thường rất khó khăn vàø mất nhiều thời gian. Do đó, người ta áp dụng phương pháp xác định vi khuẩn đường ruột E. côli. Sự có mặt của E. côli chứng tỏ nguồn nước đã bị nhiễm bẩn phân rác vàø có khả năng tồn tại các loại vi trùng gây bệnh. Số lượng E. côli tương ứng với số lượng vi trùng gây bệnh có trong nước. Việc xác định thông số E. côli đơn giản vàø nhanh cóng nên chúng được chọn làm thông số đặc trưng để xác định mức độ ô nhiễm vi sinh gây bệnh trong nước.
3. 3. SỰ DI CHUYỂN CÁC CHẤT Ô NHIỄM TRONG NƯỚC NGẦM
Sự di chuyển của các chất gây ô nhiễm dưới mặt đất bị ảnh hưởng bởi độ ẩm trong vùng chưa bão hòa vàø lượng nước ngầm chảy trong cùng bão hòa dưới mặt nước ngầm. Hai yếu tố này do điều kiện khí hậu, địa hình quyết định.
Các chất gây ô nhiễm không mang tính phóng xạ, di chuyển chủ yếu theo nguyên tắc của quá trình khuyếch tán vàø đối lưu. Đối lưu là bộ phận cấu thành sự chuyển dịch các dung chất bởi các dòng chảy ngầm. Còn khyếch tán thủy động học là kết quả của sự pha trộn cơ học vàø khuyếch tán phân tử.
Yù tưởng có tồn tại lớp đất đá chứa nước ngầm đồng nhất mà trong đó tính chất địa chất vàø thủy vàên không đổi theo không gian chỉ là sự đơn giản hóa mội trường hợp có thực trong tự nhiên. Sự không đồng nhất trong các lớp đá aquifer sẽ tạo ra một kiểu di chuyển dung chất khác với những gì người ta tiên đoán bởi lý thuyết vàät chất đồng nhất.
Các chất phóng xạ di chuyển cũng tương tự như các chất không mang tính phóng xạ nhưng chúng có thể chịu được thay đổi về nồng độ do các phản ứng hóa học gây ra.
Các phản ứng hóa học hay phản ứng sinh hóa có thể thay đổi nồng độ các chất gây nhiễm trong nước ngầm là phản ứng axit-bazơ, phản ứng kết tủa, phản ứng oxy hóa khử, phản ứng ion hóa, các quá trình hòa tan các chất gây ô nhiễm trong nước ngầm.
Đối lưu, phân tán hay làm chậm đi quá trình hòa tan như trên đều ảnh hưởng đến sự phát tán của các chất gây ô nhiễm. Nếu nguồn ô nhiễm chứa nhiều dung chất vàø xuất hiện ở lớp aquifer không đồng nhất thì hình thái bề ngoài của ô nhiễm sẽ rất phức tạp: kết quả là rất khó tiên đoán được lớp ô nhiễm này là gì. Trong môi trường gấp khúc đặc tính của lớp đất đá aquifer thay đổi theo không gian vàø được quyết định bởi hướng vàø tần số các vết nứt. Thông tin liên quan tới sự di chuyển các chất gây ô nhiễm trong ớp đá gấp khúc có hạn. Thông thường khi điều tra nó người ta xem như nó trong môi trường hạt.
Qua nhiều nghiên cứu cho thấy, ô nhiễm trong lớp đá gấp khúc, nồng độ các chất gây ô nhiễm được biểu diễn theo hình dốc giữa lớp nước cơ động trong lớp đá gấp khúc vàø lớp nước tính trong lớp đá kế tiếp. Với điều kiện này một phần của khối đất gây ô nhiễm sẽ di chuyển nhờ khuyếch tán phân tử từ lớp đá gấp khúc vàøo địa tầng vàø đồng thời đẩy nó ra khỏi dòng chảy của nước ngầm.
Nguồn gây ô nhiễm
Đặc tính các chất gây ô nhiễm
Hố rác tự hoại
Chất rắn lơ lửng 100-300mg/l
Mưa axit
H2SO4, HNO3, HCl
Nước thải công nghiệp
Kim loại năng: Cu, Fe, Hg, Cd
Hố xí, nhà vệ sinh, nước sinh hoạt
BOD, mầm bệnh, Nitrat, Nitrit, Anononia, coly, trứng giun sán, H2S, CH4
Dầu tràn, ô nhiễm dầu trong đất
Dầu nhớt Các hydrat cacbon cao phân tử
Nhiễm phèn
Al3+, Fe2+, SO42-, pH thấp
Nhiễm mặn
Cl-, Na+, SO42-
3. 4. ẢNH HƯỞNG CỦA NƯỚC THẢI ĐẾN NGUỒN TIẾP NHẬN
Trong hệ sinh thái lưu vực nước ngọt luôn tồn tại những mối quan hệ qua lại giữa các sinh vàät với nhau vàø với môi trường tạo nên trạng thái cân bằng, giữ cho chất lượng nước ít bị biến động đột ngột. Tuy nhiên, các loại nước thải, chất thải khác nhau ở khu vực đều được thải trực tiếp vàøo nguồn nước làm ảnh hưởng xấu đến giá trị sử dụng nước, làm cân bằng sinh thái của lưu vực bị phá vỡ vàø nước bị ô nhiễm. Các chất bẩn trong nước thải được phân thành 2 nhóm:
Nhóm các chất bẩn bền vững: là các chất bẩn không bị phân hủy trong một thời gian nhất định do đó chúng sẽ tích tụ lại trong nước sông sau mỗi lần xả nước thải, vàø có thể khối lượng của chúng ở hạ lưu dòng chảy sẽ bằng tổng lượng nước thải từ tất cả các miệng xã nếu chúng không tham gia vào chuổi thức ăn hay lắng xuống bùn đáy.
Nhóm đất bẩn không bền vững: là chất bẩn bị phân hủy sinh hóa hay hóa lý theo thời gian do đó nồng độ của chùng giảm dần theo chiều dai sông vàø lại tăng đột ngột sau mỗi lần xả thải.
Một trong những tác động chủ yếu của nước thải lên hệ sinh thái thủy vực nước ngọt là làm thay đổi chế độ oxy trong đó. Khi xã vàøo sông hồ các loại nước thải có chứa chất hữu cơ dễ bị vi khuẩn oxy hóa, quá trình oxy hóa sẽ diễn ra mạnh mẽ ngay sau cống xả. Nhưng đồng thời cũng diễn ra quá trình hòa tan oxy từ khí quyển vàøo nước. Sau một thời gian nhất định, hàm lượng DO trong nước tăng lên.
Do thiếu hụt oxy, trong nguồn nước nhiều loại thủy sinh vàät không sống được. Trong nước vàø trong lớp cặn lắng đáy sẽ diễn ra quá trình phân hủy yếm khí chất hữu cơ, giải phóng nhiều khí độc cho nguồn nước như: H2S, CH4
Việc xả nước thải công nghiệp chứa các muối kim loại năng như Cr, Cu, pb vàøo nguồn nước sẽ tạo nên sự độc hại đối với sinh vàät. Các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K vàø một số khoáng chất khác như muối Ca, Mg, SiO2
Các loại vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong môi trường nước thải giàu chất hữu cơ. Khi vàøo nguồn nước chúng có thể bị tiêu diệt. Tuy nhiên, một số loại vi khuẩn gây bệnh sẽ thích nghi trong điều kiện mới, chúng sẽ phát triển vàø là nguyên nhân gây bệnh dịch cho người vàø cho động vàät khác.
Sự ô nhiễm nước sông: người ta thường sử dụng các dòng sông để pha loãng nước thải. Tùy thuộc vàøo khả năng tự làm sạch của dòng sông, nghĩa là khả năng đồng hóa các chất thải mà dòng sông có thể phục hồi chất lượng ban đầu của nó. Khả năng này được xác định bởi các tính chất đặc trưng của dòng sông, nghĩa là khả năng đồng hóa các chất thải mà dòng sông có thể phục hồi lại chất lượng ban đầu của nó. Khả năng này được xác định bởi các tính chất đặc trưng của dòng sông, kể cả điều kiện khí hậu.
Quá trình tự làm sạch các chất thải hóa học hoàn toàn phụ thuộc vàøo lưu tốc của dòng sông. Trong quá trình di chuyển xuống hạ lưu, nồng độ các chất này giảm rất nhanh do lượng nước trong lưu vực chảy vàøo sông tăng lên. Có nhiều hóa chất phản ứng vàø tiêu tán do hấp thụ hoặc phân rã sinh học. Các vi khuẩn trong nước thải sinh hoạt bị giảm về số lượng do pha loãng là do điều kiện môi trường không thuận lợi cho sự phát triển của chúng như thiếu dinh dưỡng, tác động của nhiệt độ vàø quan hệ của các sinh vàät trong chuỗi thức ăn.
Sự ô nhiễm do các chất hữu cơ: Trong nước thải sinh hoạt vàø nước thải công nghiệp có chứa các chất hữu cơ khi bị vi sinh vàät phân hủy nồng độ DO của nước sông dẫn đến các loài thủy sinh bắt đầu giảm. Vì vàäy, chỉ số DO dùng để đánh giá chất lượng nước sông.
Nước sông được bổ sung oxy trước hết là do quá trình hấp thụ oxy từ khí. Như vàäy, các yếu tố chi phối quá trình tự làm sạch của một dòng sông đối với các chất thải hữu cơ là lưu lượng dòng chảy, thời gian chảy trôi, nhiệt độ nước, quá trình tái oxy.
Một dòng sông bị nhiễm bẩn do các chất hữu cơ được chia thành 4 vùng theo dòng chảy.
Vùng phân rã: nồng độ DO giảm rất nhanh do các vi khuẩn đã sử dụng để phân hủy các hợp chất hữu cơ trong chất thải.
Vùng phân hủy mạnh: nồng độ DO giảm tới mức thấp nhất. Ơû đây xẩy ra cả quá trình phân hủy kỵ khí bùn ở đáy sông, phát mùi hôi, nấm, vi khuẩn phát triển làm giảm BOD vàø tăng hàm lượng NH4-.
Vùng tái sinh: tốc độ hấp thụ oxy lớn hơn tốc độ sữ dụng oxy nên DO tăng dần.
Vùng nước sạch: nồng độ DO được phục hồi trở lại bằng mức ban đầu, còn chất hữu cơ hầu như đã bị phân hủy hết. Môi trường đảm bảo cho sự sống bình thường của các loài thực vàät vàø động vàät.
3. 5. ĐÁNH GIÁ SƠ BỘ VỀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NỀN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
3. 5. 1. Môi trường không khí
Theo kết quả tồng hợp từ các tài liệu môi trường không khí ở đô thị vàø các cơ sở sản xuất vàãn tiếp tục bị ô nhiễm, chưa có dấu hiệu cải thiện so với các năm trước, nổi bật nhất là thông số bụi vàø ồn. Thông số bụi ở hầu hết các đô thị đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần (tiêu chuẩn cho phép < 0. 3mg/m3). Ơû các làng nghề truyền thống (sản xuất bột lọc vàø chăn nuô) còn có nhiều mùi vàø ô nhiễm khói lò gạch.
Ngoại trừ các khu công nghiệp hiện đang được xây dựng vàø phạm vi các cơ sở tập trung công nghiệp, môi trường không khí ở nông thôn nói chung vàãn còn trong lành. Kết quả xử lý số liệu môi trường không khí được trình bày trang bảng dưới đây:
Bảng3. 1: Chất lượng không khí ở địa bàn nghiên cứu
Vị trí
Chỉ tiêu
Độ ồn
(dBA)
Bụi (mg/m3)
CO
(mg/m3)
SO2
(mg/m3)
NO2
(mg/m3)
1
70-75
0,94
0,3
0,1
0,05
2
55-60
0,6
0,02
0,08
0,002
3
75-80
1,5
0,09
0,15
0,02
4
55-60
0,1
0,04
0,6
0,02
5
50-65
0,4
0,06
0,00
0,04
6
65-70
0,2
0,06
0,00
0,06
7
60-70
0,5
0,05
0,2
0,07
TCVN 5937-1995
0,3
40
0,5
0,4
Nguồn: Sở Tài nguyên vàø Môi trường Tỉnh Đồng Tháp, 2005
1: Ngã tư Vàên Nghệ, Thị xã Cao Lãnh (Ngân hàng Phát Triển nhà ĐB Sông Cữu Long, Phường 2, Thị xã Cao Lãnh).
2: KCN Trần Quốc Toản.
3: Bưu điện Thị xã Sa Đéc.
4: KCN Sa Đéc.
5: KCN Sa Đéc mở rộng.
6: KCN Tân Quy Tây- Khu vực lò gạch.
7: KCN Tân Quy Tây (cách lò gạch Lưu Thị Thanh Thủy 50m).
Biểu đồ 3. 1: Biểu đồ về chất lượng không khí tại địa bàn nghiên cứu
Chỉ tiêu độ ồn không chênh lệch nhau lắm, cao nhất là 80dB vàøo tháng 3 tại Bưu Điện Sa Đéc, về bụi thì vàøo thời điểm tháng 3 cao gấp 5 lần so với tiêu chuẩn, tập trung ờ Bưu Điện Sa Đéc, Khu công nghiệp Sa Đéc, khu công nghiệp Tân Quy Tây.
Còn CO, NO2 vàø SO2 không có chênh lệch nhau giữa các mùa vàø không vượt tiêu chuẩn cho phép.
Qua các chỉ tiêu về chất lượng không khí vàøo mùa khô tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc, ta thấy, hàm lượng bụi tại các khu công nghiệp vàø tại Thị xã đều vượt tiêu chuẩn cho phép, còn các chỉ tiêu còn lại đều nằm trong tiêu chuẩn cho phép. Về chất lượng không khí tại hai Thị xã bị ảnh hưởng rất cao do các hoạt công nghiệp vàø sinh hoạt của con người, cần phải đưa ra các biện pháp nhằm làm giảm mức độ ô nhiễm trên.
3. 5. 2. Môi trường nước
3. 5. 2. 1. Nước thải
Hầu hết các xí nghiệp chế biến thực phẩm, đông lạnh, xí nghiệp sản xuất, bệnh viện đa khoa ở Đồng Tháp đã có hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp như Thanh Hùng, Vĩnh Hoàn hàng ngày vàãn đang thải ra môi trường một lượng nước lớn không đạt tiệu chuẩn quy định.
Tại các đô thị, thị trấn chỉ có duy nhất một hệ thống thải nước chung giữa nước mưa vàø nước thải sinh hoạt, đổ thẳng ra nguồn tiếp nhận không qua hệ thống xử lý. Đặc biệt là ở các làng nghề sản xuất bột lọc kết hợp với chăn nuôi ở Sa Đéc, Châu Thành, chăn nuôi vịt đàn ngoài việc gây ô nhiễm không khí còn xả trực tiếp nước thải ra sông, đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước.
Bảng 3. 2: Kết quả thu thập vàø xử lý số liệu về nước thải tỉnh Đồng Tháp
Địa điểm
Chỉ tiêu
pH
SS (mg/l)
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
P tổng
(mg/l)
N tổng
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1
7,4
13
38
49
14,6
17
24. 000
2
7,7
19
66
88
6,7
6,1
930
3
7,9
6
23
38
2,8
2,8
1500
4
8,3
4
30
46
5,5
7,0
230
5
8,5
10
39
59
3,05
3,08
1500
6
8,4
200
39
57
0,9
2,8
400
7
9,4
9
31
48
12
6
1500
TCVN 5945-1995
6-9
50
20
50
4
30
5000
Nguồn: Sở Tài nguyên vàø Môi trường Tỉnh Đồng Tháp, 2005
1: Công ty cổ phần TP Bích Chi
2: Công ty TNHH-TM Toàn Sáng
3: Công ty CP dược phẩm Imexpharm
4: Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Tháp
5: Công ty CP xuất nhập khẩu Y tế Domesco
6: Công ty CP xuất nhập khẩu Sa Giang
7: Xí nghiệp xuất nhập khẩu thủy sản Sa Đéc (Docifish)
Biểu đồ 3. 2: Biểu đồ về nước thải tại Đồng Tháp
Phần lớn chất lượng nước của các công ty được kiểm tra có chỉ tiêu pH ở mức cho phép, các thông số BOD5, COD khá cao so với tiêu chuẩn cho phép TCVN 5945-1995 như bệnh viện đa Khoa, nước thải tại công ty xuất nhập Sa Giang, công tư TNHH Toàn Sáng, Imexpharm vàø công ty xuất nhập khẩu Sa Giang. Đối với chỉ tiêu vi sinh, công ty CP thực phẩm Bích Chi có coliform rất cao so với tiêu chuẩn.
Phần lớn các công ty, nhà máy, xí nghiệp đều có xây dựng hệ thống xử lý nước thải. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế với các lý do khác nhau, các công ty trên không vàän hành thường xuyên, hoặc vàän hành không đúng cách nên nước thải đầu ra không đạt tiêu chuẩn quy định, góp phần gây ô nhiễm môi trường.
3. 5. 2. 2. Nước mặt
Đồng Tháp nằm ở đầu nguồn Sông Cửu Long trên địa phận Việt Nam, có nguồn nước mặt khá dồi dào, nguồn nước ngọt quanh năm không bị ô nhiễm mặn, tuy nhiên cục bộ theo thời gian vùng trũng sâu thuộc trung tâm Đồng Tháp vàøo cuối mùa khô, đầu mùa mưa bị phèn xâm nhập. Sông Tiền có lưu lượng bình quân 11. 500 m3/s, nhỏ nhất 2. 000 m3/s. Ngoài ra, còn có hai nhánh sông nhỏ ảnh hưởng đến nguồn nước mặt phía Bắc tỉnh là Sông Sở Hạ vàø Sông Sở Thượng bắt nguồn từ Campuchia đổ ra sông Tiền vàø Sông Hậu. Phía Bắc tỉnh có rạch Ba Răng, đốc Vàøng Thượng, đốc Vàøng Hạ, sông Cao Lãnh, sông Cần Thỗ, phía Nam tỉnh có hệ thống sông rạch tự nhiên, phục vụ cho giao thông đường thủy vàø làm nhiệm vụ đưa nước vàø rút nước cho đồng ruộng. Thời gian từ năm 1976 đến nay, do hệ thống thủy lợi đã vươn sâu vàøo Đồng Tháp làm cho phèn bị pha loãng, nước lũ rửa trôi phèn, nên phạm vi phèn hiện nay bị thu hẹp đang kể, chỉ còn một khu vực Tràm Chim, Cà Dâm thuộc huyện Tam Nông vàø Hưng Thạnh bị nhiễm phèn.
Nhìn chung, nước mặt của tỉnh khá dồi dào, ngay cả vàøo mùa khô kiệt lượng nước mặt vàãn đáp ứng đủ nhu cầu thiết yếu của nhân dân. Tuy nhiên, chất lượng nước mặt dùng để cấp nước cho dân hiện nay là vàán đề búc xúc vì tuyệt đại đa số cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh dùng nước mặt có chất lượng kém.
Phần lớn dân cư đô thị được cấp nước máy hợp vệ sinh, số còn lại sống ở ngoại ô vàø nông thôn đều dùng nước mặt lắng phèn. Đa phần các đô thị được xây dựng dọc theo các bờ sông, trao đổi nước với sông Tiền thuận lợi cho nên có nước ngọt quanh năm. Ơû các thị trấn vùng sâu Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của nước phèn vàøo những tháng đầu mùa mưa.
Trong những năm qua do thâm canh tăng vụ, nông dân sử dụng phổ biến các loại phân bón vàø hóa chất BVTV trong nông nghiệp cho nên vàán đề ô nhiễm nguồn nước mặt do phân bón vàø thuốc trừ sâu vàøo mùa khô là không thể xem nhẹ.
Theo kết quả khảo sát được từ các số liệu được công bố thì mỗi vụ canh tác nông dân đã sử dụng khoảng 3kg thuốc BVTV, 500kg phân bón hóa học các loại cho 1 ha đất canh tác. Cho nên kết quả phân tích nước mặt ở xã Mỹ Hòa ghi nhận có sự hiện diện của thuốc trừ sâu là tất yếu. Mặc du,ø đã được nước lũ rữa trôi nhưng nếu sử dụng nguồn nước này cho sinh hoạt vàøo mùa khô thì rất nguy hiểm vì tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh rất cao.
Bảng 3. 3: Kết quả nghiên cứu về chất lượng nước mặt tại địa bàn nghiên cứu vàøo mùa khô
Địa điểm
Chỉ tiêu
pH
SS
(mg/l)
BOD5
(mg/l)
COD
(mg/l)
DO
(mg/l)
P tổng
(mg/l)
N tổng
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1
7,7
83
34
45
0,5
0,5
0,7
4600
2
8,5
36
22
38
6,2
0,14
0,7
11. 000
3
7,8
58
27
35
4,8
0,16
1,1
24. 000
4
8
54
30
38
4,4
0,2
1,1
24. 000
5
7,6
75
31
42
4,2
0,19
0,4
24. 000
TCVN
5942-1995
6,5-8,5
20
<4
<10
>6
5. 000
Nguồn: Sở Tài nguyên vàø Môi trường Tỉnh Đồng Tháp, 2005
Nước sông Cao Lãnh, ngay đầu Thị xã
Nước sông Tiền Thị xã Sa Đéc
Nước sông tại xã Tân Phú Đông
Nước sông tại Sa Đéc cách cầu Nàng Hai 100m
Nước rạch Thông Tây- xã Tân Khánh Đông
Biểu đồ 3. 3: Biểu đồ về nước mặt tại địa bàn nghiên cứu
Biểu đồ 3.4: Biểu đồ về chỉ tiêu Coliform trong nước mặt của địa bàn nghiên cứu
Từ hai biểu đồ trên ta thấy chỉ tiêu pH tương đối ổn định, nằm trong tiêu chuẩn cho phép, chỉ tiêu BOD5 vượt hơn tiêu chuẩn cho phép 5-6 lần, COD cũng vượt so với tiêu chuẩn cho phép từ 3-4 lần, chỉ số vi sinh coliform cao hơn tiêu chuẩn cho phép rất nhiều. Vàäy, với các chỉ tiêu trên ta nhận thấy nguồn nước ở đây bị ô nhiễm rất cao, cần phải xử lý trước khi sử dụng.
3. 5. 2. 3. Nước ngầm
Đồng Tháp có nhiều vĩa nước ngầm ở các độ sâu khác nhau, nguồn này hết sức dồi dào, trong đó có nhiều tầng bị nhiễm mặn hoặc nhiễm phèn từ lúc mới tạo thành nên khu vực phía Bắc Kênh Nguyễn Vàên Tiếp A, nước ngầm ở tầng sâu 100-300m, còn riêng địa bàn huyện Tân Hồng, nước ngầm ở tầng nông 50-100m có thể sử dụng được cho sinh hoạt. Khu vực phía Nam Kênh Nguyễn Vàên Tiếp A vàø Phía Nam Sông tiền, nguồn nước ngầm dồi dào. Nhìn chung, nguồn nước ngầm ở đây mới chỉ khai thác, sử dụng phục vụ cho sinh hoạt đô thị vàø nông thôn, chưa đưa vàøo dùng cho công nghiệp. Nguồn nước ngầm ở tầng sâu có chất lượng tốt, được các cơ quan chuyên ngành kiểm tra, quan trắc thường xuyên, nhiều nơi đã được khai thác để cấp nước cho sinh hoạt, sản xuất. Tuy nhiên, chất lượng nước ngầm tầng nông chưa được nghiên cứu đầy đủ. Hiện nay, rất nhiều hộ dân đã tự khoan vàø sử dụng nhiều giếng tầng nông mà không pha