Đề tài Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN

MỤC LỤC

CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD

I. Lịch sử phát triển. 1

II. Cấu trúc tổng quan . 2

III. Ứng dụng. 3

IV. Tóm tắt chương . 3

CHƯƠNG 2: CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD

I. Đơn vị đường dây số DLU . 5

1.1 Giới thiệu DLU . 5

1.2 Cấu trúc các đơn vị chức năng bên trong DLU . 7

1.3 Chức năng các đơn vị bộ phận trong DLU. 8

1.3.1 Các đơn vị chức năng trung tâm . 8

1.3.2 Hệ thống bus . 10

1.3.3 Bộ tạo chuông RGB va xung tính cước MGB. 10

1.3.4 Đơn vị thiết bị ngoại vi . 10

1.3.5 Module thu thập cảnh báo ALEX . 13

1.3.6 Đơn vị kiểm tra đo thử TU. 13

II. Nhóm đường dây trung kế LTG . 14

2.1 Giới thiệu LTG. 14

2.2 Chức năng của LTGM. 15

2.3 Cấu trúc LTGM. 16

2.3.1 Đơn vị xử lí GPL. 17

2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM. 18

2.3.3 Đơn vị đường dây trung kế LTU. 20

III. Mạng chuyển mạch SN. 20

3.1 Giới thiệu SN(B) . 20

3.2 Cấu trúc SN(B). 22

3.2.1 Tầng chuyển mạch thời gian TSG. 24

3.2.2 Tầng chuyển mạch không gian SSG . 26

IV. Bộ xử lí điều phối CP . 29

4.1 CP . 29

4.2 Giới thiệu CP113C-CR. 29

4.2.1 Chức năng xử lí cuộc gọi . 29

4.2.2 Chức năng khai thác và bảo dưỡng . 30

4.2.3 Bảo an . 30

4.3 Cấu trúc CP113C-CR . 30

4.3.1 Bộ xử lí cơ sở BAP, CAP, IOC. 31

4.3.2 Bộ nhớ chung CYM. 33

4.3.3 Bus truy xuất bộ nhớ chung BCYM. 33

4.3.4 Bộ xử lí vào ra IOP. 33

4.4 Phần mềm. 34

V. CCNC. 34

5.1 Cấu trúc của CCNC (Hardware architecture). 34

5.1.1 Hệ thống ghép và phân kênh (Multiplex system (MUX)). 35

5.1.2 Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối (Signaling link terminal group

(SILTG)) . 36

5.1.3 Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (Common channel signaling

network processor (CCNP)) . 36

5.2 Điều khiển kết nối tín hiệu cuối(SILTC) . 37

5.3 Bộ diều khiển tín hiệu ngoại vi (SIPA) . 37

CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX

I. Giới thiệu dịch vụ Centrex. 40

1.1 Nhữg tiện ích dịch vụ . 40

1.2 Đối tượng và phạm vi cung cấp. 41

1.3 Đặc điểm dịch vụ . 42

1.4 Cách sử dụng dịch vụ . 43

1.5 Thao tác chuyển cuộc gọi của máy Operator (OP). 43

1.5.1 Gọi từ bên ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) . 44

1.5.2 Gọi từ bên trong tổng đài PBX ảo ra ngoài (nhóm Centrex). 44

1.5.3 Gọi nội bộ bên trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex). 45

1.5.4 Máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh

khác (nhóm Centrex) . 45

1.6 Cước trong centrex. 45

1.7 Điều kiện cung cấp dịch vụ Centrex . 51

CHƯƠNG 4: SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG

ĐÀI NỘI BỘ PBX

I. SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG ĐÀI NỘI BỘ

PBX. 53

II. Quy hoạch đầu số cho dịch vụ Centrex. 54

2.1 Quy hoạch đầu số. 55

2.2 Cách cung cấp dãy số thuê bao trong nhóm Centrex cho khách hang . 55

III. Cước trong dich vụ Centrex . 55

IV. Dịch vụ cộng thêm. 56

pdf57 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 2191 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ền những âm hiệu nghe được. - Truyền những bản tin đến bộ xử lí điều phối CP và nhận lệnh từ CP - Truyền và nhận thông báo từ khối xử lí GP của các LTG khác. - Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC - Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA - So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN - Kết nối xuyên suốt cuộc gọi 2.3 Cấu trúc LTGM Nhóm đường dây trung kế LTGM bao gồm một số đơn vị chức năng sau: - Đơn vị xử lí GPL (Group processor for DLU) - Đơn vị chuyển mạch GSM (Group switch for DLU) - Đơn vị đường dây trung kế LTU (Line/Trunk unit) Hình 2.9. Cấu trúc LTGM Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 17 SVTH: Nguyễn Quang Minh 2.3.1 Đơn vị xử lí GPL GPL chuyển đổi những thông tin từ những tổng đài khác gởi đến thành bản tin định dạng bên trong của hệ thống và điều khiển đơn vị chức năng của LTG. GPL bao gồm: - Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU (Processor memory unit) - Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC (Signalling link control) GPL được kết nối đến GSM (Group switch for LTGM), LTU qua xa lộ thoại SPH (Speech highway) và xa lộ báo hiệu SIH (Signal highway) Hình 2.10. Đơn vị xử lí GPL a. Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU PMU giao tiếp với CP (Coordination processor), CCNC và những LTG khác thông qua kênh bản tin MCH PMU có chức năng điều khiển các khối chức năng của LTG Bộ xử lí điều phối CP sẽ load phần mềm khối xử lí GP (chương trình và dữ liệu) vào bộ nhớ nội của đơn vị bộ xử lí bộ nhớ PMU, PMU giao tiếp với các bộ phận ngoại vi của LTG nhờ một số mạch điện tử. PMU gồm một số phần tử cơ bản sau: - Bus giao tiếp với bên ngoài - Bộ ghép kênh báo hiệu và bộ đệm báo hiệu - Đơn vị điều khiển kênh bản tin - Bộ vi xử lí và bộ nhớ. PMU kết nối với đơn vị điều khiển báo hiệu SILC bằng bus địa chỉ và bus dữ liệu. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 18 SVTH: Nguyễn Quang Minh b. Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC có chức năng xử lí vào ra được dùng để kết nối kênh báo hiệu để đến DLU hoặc các tổng đài khác. Trong LTG, SILC thực hiện chức năng mức 2 của thủ tục báo hiệu: đồng bộ, phát hiện lỗi và xử lí lỗi do đó đảm bảo độ an toàn cho những bản tin tổng đài giữa bộ phận ngoại vi và đơn vị xử lí GPL SILC gồm có 2 phần cơ bản: - Giao diện xa lộ thoại - Bộ vi xử lí và bộ nhớ 2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM GSM cấu thành tần chuyển mạch thời gian không bị nghẽn mạch, GSM dùng để kết nối LTU đến SN. GSM bao gồm một số phần tử sau: - Bộ vi xử lí (Microprocessor) - Khối chuyển mạch GS (Group switch) - Đơn vị giao tiếp đường dây LIU (Link interface unit) - Bộ tạo đồng hồ GCG (Group clock generator) - Bộ thu mã CR (Code receiver) - Đơn vị tạo âm hiệu TOG (Tone generator) Hình 2.11. Cấu trúc khối chuyển mạch GSM Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 19 SVTH: Nguyễn Quang Minh a. Bộ xử lí Bộ vi xử lí trong GSM có chức năng điều khiển khối chuyển mạch GS và đơn vị giao tiếp đường dây LIU, nó có những nhiệm vụ sau: - Khởi tạo lại nội dung khối chuyển mạch GS và đơn vị giao tiếp đường dây LIU sau khi khởi động lại (reset). - Chuyển đổi những lệnh của khối xử lí GPL gởi đến khối chuyển mạch GS và LIU thành những bản tin định dạng của hệ thống. - Cung cấp những kết quả chuẩn đoán tìm lỗi khi có yêu cầu của khối xử lí GPL. b. Khối chuyển mạch GS Khối chuyển mạch GS có chức năng chuyển mạch cuộc gọi: - Kết nối cuộc gọi có hoặc không có suy hao. - Kết nối khối thoại dữ liệu. - Kết nối các loại âm hiệu. c. Đơn vị giao tiếp đường dây LIU - Đơn vị giao tiếp đường dây LIU của GSM được dùng để kết nối LTG và SN (SN0/SN1) bằng xa lộ thoại 8Mbps. d. Bộ tạo đồng hồ GCG Chức năng chính của bộ tạo đồng hồ là: - Nhận và chọn đồng hồ đồng bộ được cung cấp từ SN0/1 và bit đánh dấu khung FMB. - Giám sát đồng hồ động bộ nhận được và tạo ra cảnh báo nếu đồng hồ bị sự cố. - Tái tạo và phân phối đồng hồ cho các đơn vị chức năng bên trong LTGM. e. Bộ mã thu CR Bộ mã thu CR của khối chuyển mạch GSM cung cấp 16 bộ thu tín hiệu dùng cho việc xử lí cuộc gọi của LTG, chức năng chính của CR là: - Nhận và tìm ra tín hiệu đa tần. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 20 SVTH: Nguyễn Quang Minh - Chuyển mạch dựa trên những thông số bộ thu phù hợp với những lệnh thiết lập được gởi từ khối xử lí GP qua xa lộ báo hiệu SIH của bộ ghép kênh báo hiệu SMX. - Chỉ ra những báo hiệu được phát hiện qua xa lộ báo hiệu của SMX. f. Bộ tạo âm hiệu TOG Bộ tạo âm hiệu tạo ra những âm hiệu nghe được cần thiết cho đơn vị đường dây trung kế LTU và tần số cần thiết cho việc quay số dạng ấn phím MFC (Multifrequency code). Chức năng chính của bộ tạo âm hiệu TOG là: - Tạo ra tín hiệu điều khiển cho phần mềm GP để điều khiển sự kết nối cuộc gọi. - Tạo ra âm hiệu nghe được và tín hiệu để xử lí cuộc gọi. - Tạo ra những xung quay số. 2.3.3 Đơn vị đường dây trung kế LTU Đơn vị đường dây trung kế có nhiệm vụ tương thích những đường dây được nối đến giao diện bên trong của nhóm đường dây trung kế và phân phối đồng hồ tổng đài đến DLU hoặc tổng đài khác. LTU xử lí các báo hiệu đến và từ những đường dây được nối đến và nhận các lệnh từ đơn vị xử lí bộ nhớ GPL và thông báo chờ cho các bộ phận ngoại vi của GPL. III. MẠNG CHUYỂN MẠCH SN (Switching Network) 3.1 Giới thiệu SN (B) Trong tổng đài, mạng chuyển mạch SN là những đường kết nối giữa các bộ phận sau: - Kết nối thoại và dữ liệu giữa những đường trung kế LTG với nhau. - Truyền những bản tin giữa những đường trung kế LTG và khối xử lí điều phối CP. - Truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa những đường trung kế LTG và đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC. Các đường giao tiếp nối từ LTG, CCNC và CP đến SN đều là những đường truyền số thứ cấp SDC 8Mbps. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 21 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.12. Sự kết nối của các đơn vị chức năng đến SN - SDC:LTG là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và LTG dùng để truyền thoại và dữ liệu cũng như các bản tin tổng đài giữa LTG và CP. - SDC:CCNC là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và CCNC dùng để truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa CCNC và LTG. - SDC:TSG là đường số thứ cấp 8 Mbps giữa SN(B) và bộ đệm bản tin MB(Message buffer) dùng để truyền những bản tin giữa LTG và đơn vị bộ đệm bản tin MBU:LTG trong CP. - SDC:SGC là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa đơn vị bộ đệm bản tin MBU:SGC trong CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC (Swich group control) trong SN. Để đề phòng sự cố xảy ra, mạng chuyển mạch SN bao gồm 2 side SN0 và SN1. Một trong 2 side ở trạng hoạt động active, side còn lại ở chế độ standby. LTG, CP và CCNC được kết nối đến cả 2 side để đảm bảo kết nối đường dẫn. Chức năng chính của SN là dùng để chuyển mạch cuộc gọi nhận được từ 1 LTG này đến 1 LTG khác. Phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến mà có nhiều loại SN(B): Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 22 SVTH: Nguyễn Quang Minh Optimized capacity stages (all functional units duplicated) SN: 504LTG SN: 252LTG SN: 126LTG SN: 63LTG SN: 15LTG No. of LTGs that can be connected 504 252 126 63 15 Structure (T = time stage S = space stage) TSSST TSSST TSSST TST TST Max. traffic which can be through-connected (Erl) 25.200 12.600 6.300 3.150 750 Local exchange: No. of subscriber lines 250.000 125.000 60.000 30.000 7.500 Transit exchange: No. of subscriber lines 60.000 30.000 15.000 7.500 1.800 3.2 Cấu trúc SN (B) SN (B) gồm có 2 tầng chuyển mạch: - Tầng chuyển mạch thời gian TSG (Time stage group). - Tầng chuyển mạch không gian SSG (Space stage group). Hình 2.13. Cấu trúc của các SN(B) 126LTG, 252LTG, 504LTG. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 23 SVTH: Nguyễn Quang Minh Tùy thuộc vào dung lượng của tổng đài mà số tầng chuyển mạch thời gian TSG và số tầng chuyển mạch không gian SSG sẽ khác nhau. Số lượng tầng chuyển mạch thời gian TSG cần thiết cho dung lượng mạng chuyển mạch SN(B) phụ thuộc vào số lượng LTG nối đến, tối đa 63 LTG được nối đến một tầng chuyển mạch thời gian (63 LTG cần 1 TSG) Hình 2.14: Mạng lưới chuyển đổi giao diện Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 24 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.15: Chia mạng SN thành 2 tầng TSG và SSG 3.2.1 Tầng chuyển mạch thời gian TSG Tầng chuyển mạch thời gian TSG gồm có 1 số đơn vị sau: - Tối đa 8 module tầng chuyển mạch thời gian TSMB (time stage module B) - 4 module giao tiếp kết nối LISB (Link interface module B) - 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC(B) (Switch group control B) - 1 module nguồn DCCMS Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 25 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.16: Tầng chuyển mạch thời gian TSG a. Module tầng chuyển mạch thời gian TSMB TSMB gồm 1 số chức năng sau: - 8 bộ nhớ cân bằng EMU (Equalization memory unit) • Nhận dữ liệu cuộc gọi từ các khe thời gian trên đường ghép kênh phân chia thời gian TDM của LTG gởi đến. • Ghi dữ liệu cuộc gọi của khe thời gian vào bộ nhớ • Sắp xếp những dữ liệu để sẵn sàng cho mạch tầng thời gian vào TSCI - 2 mạch tầng thời gian vào TSCI (Time stage circuit incoming) • Đọc dữ liệu trên các khe thời gian ra từ bộ nhớ đệm EMU • Chuyển dữ liệu từ khe thời gian này sang một khe thời gian khác • Truyền những dữ liệu này đến một trong 4 module LISB - 2 mạch tầng thời gian ra TSCO (Time stage circuit outgoing) • TSCO nhận dữ liệu cuộc gọi trong các khe thời gian đến từ 4 module kết nối giao diện LISB và ghi nó vào bộ nhớ. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 26 SVTH: Nguyễn Quang Minh • Chuyển dữ liệu cuộc gọi từ 1 khe thời gian này sang một khe thời gian khác với điều kiện khe thời gian phải được sự chấp nhận của đích đến. b. Module kết nối giao diện LISB: Chức năng của LISB là: - Nhận dữ liệu từ TSCI và chuyển chung đến tầng chuyển mạch không gian,nhận dữ liệu trở lại từ SSG và chuyển chúng về cho TSCO có kết nối tới LTG đích. - Một LISB được kết nối tới SSG của cả 2 side để an toàn. Nếu có sự cố xảy ra thì SGC sẽ gửi bản tin báo lỗi tới CP,và CP gửi lệnh tới SGC để điều khiển việc nhân dữ liệu từ size khác và cho size hỏng về trạng thái stanby. - Nếu rack TSG xa rack SSG thì dữ liệu từ SSG về TSG có thễ bị trễ khác nhau, LISB có nhiêm vụ cân bằng độ trễ. Số giao diện LISB: - Giao diện với TSG • 16 đường liên kết với 16 TSCI tại ngõ vào • 16 đường liên kết với 16 TSCO tại ngõ ra - Giao diện với SSG:LISB kết nối với module SSM8B (Space stage module 8/15B) của cả 2 size bằng 64 luồng SDC • 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh vào SSG của SN cùng side (SN0) • 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh ra SSG của SN cùng side (SN0) • 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh vào SSG của SN cùng side (SN1) • 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh ra SSG của SN cùng side (SN1) 3.2.2Tầng chuyển mạch không gian SSG Phụ thuộc vào dung lượng của SSG mà tầng chuyển mạch không gian có thể có: - Tối đa 8 module tầng chuyển mạch không gian SSM8B - 2 module tầng chuyển mạch không gian SSM16B (Space Stage module 16/16B) - 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC - 1 module chuyển đổi dòng 1 chiều DCCMS Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 27 SVTH: Nguyễn Quang Minh Số giao diện SDC:SSG chính là các giao diện từ LISB của TSG nối đến, có tất cả 256 giao diện SDC:SSG Chức năng SSG là: - Chuyển mạch trong module tầng không gian SSM8B vào. - Chuyển mạch trong tần không gian SSM16B. - Chuyển mạch trong tần không gian SSM8B ra để đến LISB của TSG Hình 2.17: Tầng chuyển mạch không gian Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 28 SVTH: Nguyễn Quang Minh a. Module tầng chuyển mạch không gian SSM8B Module SSM8B gồm có các đơn vị sau: - 16 bộ nhớ cân bằng EMU - 2 mạch tầng không gian vào SC16 8/15 - 2 mạch tầng không gian ra SC16 15/8 Chức năng của module SSM8B là: - Chuyển mạch những đường kết nối xuyên qua tầng không gian SSM8B • Kết nối xuyên suốt đến mạch tầng không gian vào SC16 8/15 • Kết nối mạch tầng không gian ra SC16 15/8 đến module LISB của TSG. - Chuyển mạch sang chế độ dự phòng khi LISB cùng side bị sự cố sẽ được chuyển sang LISB của side còn lại b. Module tầng chuyển mạch không gian SSM16B Trong tầng chuyển mạch không gian SSG có 2 module tầng không gian SSM16B, một module tầng chuyển mạch không gian SSM16B có 8 mạch tầng không gian SC16 16/16 do đó trong một SSG (B) có 16 mạch SC 16/16, trong đó chỉ có 15 mạch SC16 16/16 được dùng, còn lại một mạch SC16 16/16 thứ 16 là không dùng. SC16 16/16 chính là một ma trận dùng để chuyển mạch lần thứ hai trong tầng không gian SSG Dữ liệu đến từ 16 ngõ vào được truyền vào 16 ngõ ra, SGC sẽ điều khiển dữ liệu từ một ngõ vào này được đưa ra ngõ khác để gởi dữ liệu đến mạch SC16 15/8. c. Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC Nhận những lệnh thiết lập từ chương trình xử lí cuộc gọi trong CP và thực hiện những lệnh này nghĩa là chuyển mạch đường dẫn xuyên qua tầng thời gian và không gian để kết nối đến cuộc gọi. Kiểm tra những lệnh thiết lập vừa thực hiện có đúng hay không Gởi những lệnh xác nhận cho chương trình xử lí cuộc gọi biết là đường dẫn đã được thiết lập Bên trong SGC có bộ tạo đồng hồ dùng để phân phối đồng hồ cho các module Điều khiển các module chuyển từ trạng thái standby sang active khi sự trao đổi dữ liệu gặp sự cố. Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch được trang bị bởi một bộ vi xử lí có chứa phần mềm bên trong được tổ chức thành những khối chương trình có chức năng sau: - Hệ điều hành - Khởi động Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 29 SVTH: Nguyễn Quang Minh - Thiết lập kết nối - Hỏi trạng thái kênh (bận, rỗi…) - Giám sát, chuẩn đoán. IV. BỘ XỬ LÍ ĐIỀU PHỐI CP 4.1 Khối xử lí điều phối CP CP gồm có các đơn vị sau: Bộ đệm bản tin MB (Message buffer): dùng để điều khiển những bản tin tổng đài giữa các phân hệ với nhau. - Giữa khối điều phối CP113 và nhóm đường dây trung kế LTG - Giữa khối điều phối CP113 và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC của mạng chuyển mạch SN - Trao đổi giữa những LTG với nhau. - Nhóm đường dây trung kế LTG và CCNC Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG (Central clock genrator): tạo đồng hồ trung tâm dùng để đồng bộ cho toàn tổng đài và đồng bộ với mạng lưới. Bảng hệ thống cảnh báo SYP (System panel): trong tổng đài EWSD, bảng cảnh báo hệ thống SYP dùng để hiển thị cảnh báo và giám sát những đơn vị bên trong và ngoài hệ thống, trạng thái của toàn thể các đơn vị chức năng trong tổng đài có thể được giám sát tại trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC. Bộ xử lí điều phối CP113C. 4.2 Giới thiệu CP113C-CR Trong tổng đài được chia thành nhiều phân hệ, mỗi phân hệ đều có một bộ vi xử lí để điều khiển cho phân hệ đó. Bộ xử lí điều phối thì chịu trách nhiệm chung cho toàn tổng đài, nó phối hợp điều khiển giữa các phân hệ với nhau. Một CP có thể dùng cho mọi kích cỡ tổng đài như CP113C hoặc CP113C-CR là loại đặc biệt được dùng cho tổng đài nông thôn và container. CP có các khối chức năng sau: 4.2.1 Chức năng xử lí cuộc gọi - Dịch số - Định tuyến - Phân vùng tính cước - Chọn đường dẫn qua mạng chuyển mạch Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 30 SVTH: Nguyễn Quang Minh - Tính cước cuộc gọi - Quản lí lưu lượng. - Quản lí mạng. 4.2.2 Chức năng khai thác và bảo dưỡng - Điều khiển vào ra cho các bộ nhớ bên ngoài. - Trao đổi với các thiết bị vận hành OMT (Operation and maintenance terminal). - Trao đổi với trung tâm vận hành OMC ( Optical multiplex link). 4.2.3 Bảo an - Giám sát phần cứng. - Phát hiện và phân tích lỗi. 4.3 Cấu trúc CP113C-CR CP113C-CR có một số module phần cứng sau: - Bộ xử lí cơ sở BAP (Base processor) có chức năng quản lí và xử lí cuộc gọi. - Bộ xử lí cuộc gọi CAP (Call processor) có chức năng chuyên xử lí cuộc gọi. - Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output controls) có chức năng điều khiển các thiết bị ngoại vi. - Bộ nhớ cung CMY (Common memory). - Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY (Bus to the common memory) - Bộ xử lí vào ra IOP (Input/Output processor). Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 31 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.18: CP 4.3.1 Bộ xử lí cơ sở BAP, CAP, IOC Các bộ xử lí BAP, CAP, IOC đều truy cập đến bộ nhớ chung CYM bằng bus truy xuất bộ nhớ BCMY, IOC tạo thành giao diện cho bộ nhớ chung và bộ xử lí vào ra IOP, IOP sẽ điều khiển xử lí cuộc gọi và các thiết bị O&M (operating and maintenance: điều hành và bảo dưỡng) có nối đến chúng. Cấu trúc mỗi bộ xử lí CAP, BAP, IOC bao gồm 4 đơn vị chức năng sau: - Đơn vị xử lí PU (Processing unit). - Bộ nhớ nội LMY (Local memory). - Giao diện chung CI (Common interface). - Giao diện với bus hệ thống dùng điều khiển vào ra BIOC (Bus system for input/output control). Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 32 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.19: Cấu trúc của các bộ xử lí BAP, CAP, IOC a. Đơn vị xử lí PU Đơn vị xử lí PU được nhân đôi, chúng kiểm tra qua lại lẫn nhau làm cho việc phát hiện lỗi và xử lí lỗi được nhanh hơn. Điều này làm ngăn ngừa lỗi lan rộng ra. Đơn vị PU 0 luôn ở trạng thái hoạt động master khi hoạt động bình thường, trong chu kì ghi dữ liệu vào bộ nhớ chỉ có đơn vị master thực hiên, còn chu kì đọc dữ liệu thì cả 2 đều nhận dữ liệu. b. Bộ nhớ nội Chương trình quan trọng và dữ liệu cần thiết của các bộ xử lí được lưu trữ trong bộ nhớ nội LMY, bộ nhớ có thể được đánh địa chỉ bởi chính bộ xử lí đó. Giao diện chung Bộ xử lí được nối đến cả 2 bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY, bằng giao diện chung CI. Tất cả những truy nhập bộ đến bộ nhớ chung CMY và giao tiếp giữa các bộ xử lí cũng qua giao diện này. Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 33 SVTH: Nguyễn Quang Minh c. Giao diện bus hệ thống điều khiển vào ra BIOC BIOC chỉ hoạt động khi đơn vị xử lí được dùng là IOC, giao diện này là một phần của giao diện chung CI. BIOC kết nối những bus nội của IOC với bus hệ thống dùng cho sự điều khiển vào ra, tối đa 12 IOP có thể kết nối đến BIOC. 4.3.2 Bộ nhớ chung CYM Bộ nhớ chung có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu chung cho những bộ xử lí, danh sách để điều khiển vào ra cho IOP:MB và những vùng trao đổi thông tin cho IOP đến các thiết bị ngoại vi dùng cho điều hành và bảo dưỡng. Bộ nhớ chung CMY được nhân đôi để đảm bảo mức độ tin cậy cao, cả 2 CMY (CMY0/1) được truy cập bởi các bộ xử lí cũng như là bộ xử lí vào ra IOP qua 2 đơn vị truy xuất BCMY (BCMY0/1). Khi hoạt động bình thường, cả 2 CMY này thực hiện chu kì ghi và đọc. CMY bao gồm 2 đơn vị: - Đơn vị điều khiển bộ nhớ. - Môi trường lưu trữ. 4.3.3 Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY kết nối các bộ xử lí BAP, CAP, IOC với nhau và với bộ nhớ chung CMY. Dữ liệu và địa chỉ để đọc và ghi trong bộ nhớ CMY, giao tiếp giữa các bộ xử lí đều được truyền qua bus BCMY này. BCMY được nhân đôi vì lí do an toàn, hai đơn vị BCMY hoạt động đồng bộ với nhau và xử lí thông tin giống nhau, mỗi BCMY gồm có một số khối chức năng sau: - Đơn vị giao diện bộ xử lí PI: (Processor interface unit). - Khối phân xử BCMY. - Giao diện bộ nhớ. - Bộ tạo đồng hồ. - Khối điều khiển khai thác và bảo dưỡng. 4.3.4 Bộ xử lí vào ra IOP Các loại xử lí vào ra khác nhau để kết nối CP113C-CR với các chức năng trong tổng đài, bộ nhớ ngoài, thiết bị vận hành OMT. Các loại xử lí vào ra: Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 34 SVTH: Nguyễn Quang Minh - Bộ xử lí vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (input/output processor for message buffer) - Đơn vị tạo thời gian thực cho hệ thống IOP:TA (input/output processor for time and alarms) - Bộ xử lí vào ra cho đơn vị điều khiển đường dây IOP:LAU (input/output processor for line adaption unit) - Bộ xử lí vào ra cho thiết bị khai thác và bảo dưỡng IOP:UNI (input/output processor unified for O&M devices) 4.4 Phần mềm BAP bao gồm phần mềm để khai thác, bảo dưỡng và xử lí cuộc gọi. CAP bao gồm phần mềm có chức năng xử lí cuộc gọi. IOC và IOP gồm phần mềm có chức năng trao đổi thông tin để xử lí cuộc gọi. Phần mềm CP được chia thành chương trình hệ thống và chương trình người dùng. - Chương trình hệ thống (System programs): • Chức năng tổ chức hệ điều hành • Điều khiển vào ra • Bảo an hệ thống, chương trình dữ liệu - Chương trình người dùng (User programs): • Xử lí cuộc gọi • Quản lí dữ liệu. • Bảo dưỡng • Các tiện ích dịch vụ. V. CCNC 5.1 Cấu trúc của CCNC (Hardware architecture) CCNC được hình thành từ nhiều thành phần mạch. Cấu trúc này được ghép và chia thành từng phần theo chức năng của tổng đài EWSD và CNC làm cho CCNC trở nên phù hợp với những sáng kiến mới và có thế sử dụng mở rộng những linh kiện mới, những đơn vị chức năng mới. Một CCNC bao gồm những đơn vị chức năng sau : - Hệ thống ghép và phân kênh MUX(multiplex system) - Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG (signalling link termina group) - Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP(common channel signalling nextwork processor) Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 35 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hình 2.20: Các khối chức năng trong CCNC 5.1.1 Hệ thống ghép và phân kênh (Multiplex system (MUX)) Mỗi một kênh báo hiệu vào và một kênh báo hiệu ra được nối đến một module kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTD trong CCNC , mục đích của hệ thống ghép và phân kênh MUX là ghép tất cả các kênh báo hiệu ra từ CCNC vào đường truyền số thứ cấp SDC dấn đến mạng chuyển mạch SN và ngược lại hệ thống ghép và phân kênh MUX sẽ phân phối các kênh báo hiệu này đến các SILTD riêng biệt . Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 36 SVTH: Nguyễn Quang Minh Hệ thống ghép và phân kênh MUX bao gồm : • 2 hệ hống ghép kênh chủ mater MUXM0/1 • 32 hệ thống ghép kênh tớ slave MUXS 5.1.2 Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối (Signaling link terminal group (SILTG)) Một đơn vị điêu khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC co thể giao tiếp với 254 kênh báo hiệu , những kênh báo hiệu này được phục vụ bởi 32 khối kết cuối xử lý báo hiêu SILTs. Mỗi khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG bao gồm các module sau: • 8 module kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTDS(signalling link terminal digital). • 1 module điều khiển kết cuối xử lý báo hiệu SILTC(signaling link terminal control). Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG thực hiện chức năng mức 2 (signaling security). 32 hệ thống ghép kênh tới slave MUXS có thể xem như những phần của SILTG vì chúng được tích hợp bên trong SILTG. 5.1.3 Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (Common channel signaling network processor (CCNP)) Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP thực hiện nhiệm vụ ở mức 3 của hệ thống báo hiệu kênh chung số 7(CCS7),nó được nhân đôi để dự phòng , mỗi bộ phận đều được kết nối đến tất cả các khối xử lý báo hiệu SILTG trong hệ thống. Một trong 2 bộ phận (CCNP0/1) sẽ ở trạng thái hoạt động , dữ liệu sẽ được cập nhật khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby. Trong đó CCNP standby chỉ chạy để kiểm tra kết nối thông tin liên lạc, kiểm tra hoạt động của CCNP và khoảng cách đến các SILTGs. CCNP standby xác định lỗi truyền thông tin thông qua hoạt động của CCNP active. Một CCNP bao gồm : 9 8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA (signaling periphery adapter) 9 1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP (signaling management processor) gồm có 2 module: • Bộ xử lý bản tin : MH:SIMP( massage handler) • Bộ nhớ xử lý của SIMP :PMU:SIMP(processor memory unit) Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP GVHD: Nguyễn Văn Dũng 37 SVTH: Nguyễn Quang Minh 9 1 giao diện với khối xử lý điều phối CPI(coordination processor interface ) gồm các module sau: • Bộ nhớ và xứ lý của CPI : PMU:CPI . • Và những thiếc bị ngoại vi sau: o Bộ nhớ trạm xử lý kênh chung (MU:CCNP). o Bộ nhớ xử lý phối hợp (MU:CPI). o Điều khiển vào ra của CPI. 5.2 Điều khiển kết nối tín hiệu cuối(SILTC) Từ 8 SILTDs trở lên sẽ hình thành 1 khối kết nối xử lý tín hiệu cuối (SILTG).Mỗi nhóm có 1 module điều khiển tín hiệu cuối(SILTC).Bộ ghép SILTG được truyền chung qua 1 hệ thống bus kết nối tín hiệu cuối SILTs. SILTC hình thành đường truyền giữa SILTG và bộ điều phối tín hiệu ngoại vi (SIPA) trong CCNC. Một CCNC có thể bao gồm 32 SILTCs , phụ thuộc vào dung lượng của nó. 5.3 Bộ diều khiển tín hiệu ngoại vi (SIPA) Ngoài những chức năng cần thiết để truyền tin giữa SILTC và SIPA,những công việc t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN.pdf
  • pdfBAN NHAN XET.pdf
  • pdfHINH VE - BANG BIEU.pdf
  • pdfLOI MO DAU.pdf
  • pdfmuc luc.pdf
  • pdfTAI LIEU THAM KHAO.pdf
  • pdfTONG KET DO AN TOT NGHIEP.pdf
  • pdfTRANG BIA.pdf
  • pdfTU VIET TAT.pdf