Đề tài Nghiên cứu dự toán về sản phẩm quần sooc nam của công ty cổ phần X20 xí nghiệp may Bình Minh

- Định mức biến phí sản xuất chung:

Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là : 1.000đ/h

Căn cứ đựơc chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp, thì định mức phần biến phí sản xuất chung của 1 đơn vị sản phẩm là:

1.000 đ/h x 1 h/sp = 1.000 đ/sp.

- Định mức định phí sản xuất chung:

Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là: 2.000đ/h.

Căn cứ được chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp, thì phần định phí sản xuất chung của 1 đơn vị sản phẩm là:

2.000 đ/h x 1 h/sp = 2.000 đ/sp.

Vậy đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung là : 1.000 + 2.000 = 3.000 đ/h.

Vậy chi phí sản xuất chung để sản xuất một sản phẩm là:

3.000đ/h x 1 h/sp = 3.000 đ/sp.

 

doc21 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1801 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu dự toán về sản phẩm quần sooc nam của công ty cổ phần X20 xí nghiệp may Bình Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU Ngày mùng 7 tháng 11 năm 2006, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại thế giới WTO. Đây là bước ngoặt trong tiến trình phát triển kinh tế của nước ta, và cũng là kết quả to lớn sau nhiều năm phấn đấu. Việc gia nhập vào tổ chức WTO đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam vô vàn cơ hội để phát triển, nhưng đồng thờ cũng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách. Đó chính là những khó khăn về vốn, về trang thiết bị, khoa học kỹ thuật, năng lực quản lý,…Những khó khăn này không phải chỉ ở một số ngành kinh tế ở mà ở cả nền kinh tế của nước ta. Đặc biệt là đối với ngành dệt may. Ở nước ta, dệt may là một trong những ngành được chú trọng phát triển khi thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Với những ưu thế về nguồn nhân công dồi dào, lượng vốn đầu tư khá lớn, khả năng thu hồi vốn nhanh, Việt Nam có thể đẩy mạnh hoạt động của ngành dệt may để vừa thu về giá trị xuất khẩu lớn, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước, vừa giải quyết được việc làm cho phần lớn người lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì ngành dệt may của ta vẫn gặp phải những bất lợi như nó luôn là lĩnh vực khá nhạy cảm khi đàm phán và giải quyết các tranh chấp trong quan hệ thương mại giữa các quốc gia vì những lý do về chất lượng sản phẩm hay giá cả trên thị trường. Để khắc phục những vấn đề trên, chúng ta cần cải thiện lại công tác quản lý, đào tạo chuyên môn, xây dựng mục tiêu chiến lược sản xuất kinh doanh, tìm kiếm và mở rộng thị trường, lập kế hoạch sản xuất tiêu thụ,…đặc biệt là phải lập dự toán về sản xuất sản phẩm. Để hiểu rõ hơn về việc lập dự toán sản xuất,chúng ta sẽ đi sâu vào nghiên cứu dự toán về sản phẩm quần soóc nam ( mã số QS-100) của công ty CP X20 - XN may Bình Minh. BỐ CỤC BÀI THẢO LUẬN GỒM 3 PHẦN: GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP. LẬP DỰ TOÁN CỦA CÔNG TY. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ. GIỚI THIỆU VỀ CT CP X20 – XN MAY BÌNH MINH. 60 năm xây dựng và trưởng thành, trong tiến trình lịch sử hào hùng ấy, những người thợ may quân trang đã đóng một vai trò khiêm tốn nhưng không thể thiếu được trong bước đường xây dựng, trưởng thành của quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, tấm áo của người chiến sĩ chiếc mũ tai bèo của anh giải phóng quân đã trở thành biểu tượng đẹp tạo nên vóc dáng của bộ đội cụ Hồ. Trong chiến công của những người lính hậu cần quân đội có công lao, thành tích của cán bộ, chiến sĩ công nhân viên công ty may 20 – nay là công ty CP X20. Phát huy truyền thống của quan đội nhân dân Việt nam vừa chiến đấu vừa xây dựng và trưởng thành, công ty 20 đã trải qua một chặng đường 60 năm với phương châm “vừa sản xuất vừa xây dựng trưởng thành”. Nhiệm vụ sản xuất phục vụ quân đội là một vinh dự cho công ty trong suốt 60 năm qua. Cứ qua mỗi một chiến dịch, một mùa sản xuất công ty 20 lại trưởng thành thêm lên từ một xưởng may đo hàng kỹ đã nhanh chóng trở thành xí nghiệp may 20, là một xí nghiệp may quốc phòng, những chiếc mũ tai bèo những chiếc lá cờ giải phóng, những bộ quân phục cho người chiến sĩ đã từ những phân xưởng sản xuất ở nơi sơ tán của xí nghiệp may 20 đến với mọi chiến trường. những người thợ xí nghiệp may 20 còn được một vinh dự đặc biệt - được may trang phục của bác hồ kính yêu lúc sinh thời cũng như khi người đã đi xa. Những  đường kim mũi chỉ ấy đã gửi gắm tấm lòng của những người lính thợ đến với lãnh tụ kính yêu, xí nghiệp may 20 còn được may trang phục cho nhiều cán bộ cao cấp của đảng nhà nước và quân đội. Vậy là từ nười lính đến lãnh tụ tối cao đều được những người lính thợ ở xí nghiệp may 20 trước đây và công ty 20 hôm nay phục vụ trong 60 năm qua. Vì những thành tích lớn lao đó công ty 20 đã được nhà nước tuyên dương phong tặng 2 lần danh hiệu đơn vị anh hùng. Doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN X20 Tên giao dịch : X20 JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt: X20.Co Tên chi nhánh: XN may Bình Minh- Công ty CP may 20 B.LẬP DỰ TOÁN CỦA CÔNG TY: 1. Xây dựng định mức chi phí tiêu chuẩn 1.1 Định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: a. Định mức Chi phí nguyên vật liệu chính: (đvt: đồng) Tên NVL ĐVT Đơn giá Định mức sử dụng Thành tiền Vải Two way speen m 20.000 0.8 16.000 b. Định mức Chi phí vật liệu phụ: (đvt: đồng) Tên NVL ĐVT Đơn giá Định mức sử dụng Thành tiền Chun 4cm m 3.000 0.7 2.100 Mác cái 200 1 200 Cúc chiếc 100 1 100 Nhám gai m 700 0.15 105 Nhám lông m 700 0.15 105 Chỉ 60/3 BLK con 300 1 300 Tổng 2.910 Vậy định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tính cho 1 quần là: 16.000 + 2.910 = 18.910 (đồng) 1.2 Xây dựng định mức chi phí nhân công trực tiếp: a. Định mức về đơn giá của 1 giờ lao động: - Mức lương cơ bản của một giờ: 4.500 đ - Các khoản trích theo lương (22%): 990 đ - Phụ cấp (5%): 225 đ Vậy định mức giá của 1 giờ lao động trực tiếp là: 5.715 đ b. Định mức về thời gian lao động cho 1 sản phẩm: - Thời gian lao động cơ bản: 0.88 giờ. - Thời gian dành cho nhu cầu cá nhân: 0.07 giờ. - THời gian bảo dưỡng máy: 0.03 giờ - Thời gian tính cho sản phẩm hỏng: 0.02 giờ. Vậy định mức lượng thời gian sản xuất 1 sản phẩm: 1 giờ. Định mức giá của một giờ kết hợp voíư định mức lượng thời gian tạo thành định mức chi phí thời gian lao động trực tiếp để sản xuất 1 sản phẩm: Định mức chi phí lao động trực tiếp = Định mức giá lao động trực tiếp x Định mức lượng lao động trực tiếp Vậy định mức chi phí lao động trực tiếp là: 5.715 đ/h x 1 h/sp = 5.715 đ/sp. 1.3 Định mức chi phí sản xuất chung: - Định mức biến phí sản xuất chung: Phần biến phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là : 1.000đ/h Căn cứ đựơc chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp, thì định mức phần biến phí sản xuất chung của 1 đơn vị sản phẩm là: 1.000 đ/h x 1 h/sp = 1.000 đ/sp. - Định mức định phí sản xuất chung: Phần định phí trong đơn giá sản xuất chung phân bổ là: 2.000đ/h. Căn cứ được chọn phân bổ là số giờ lao động trực tiếp, thì phần định phí sản xuất chung của 1 đơn vị sản phẩm là: 2.000 đ/h x 1 h/sp = 2.000 đ/sp. Vậy đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung là : 1.000 + 2.000 = 3.000 đ/h. Vậy chi phí sản xuất chung để sản xuất một sản phẩm là: 3.000đ/h x 1 h/sp = 3.000 đ/sp. 1.4. Tổng hợp các định mức chi phí sản xuất: BẢNG TỔNG HỢP ĐỊNH MỨC CHI PHÍ TIÊU CHUẨN ĐVT: đồng Khoản mục Số lượng (cho 1 sp) Đơn giá cho 1 đơn vị Chi phí sản xuất (cho 1 sản phẩm) Nguyên liệu trực tiếp: NVL phụ NVL chính 0.8m 20.000 18.910 2.910 16.000 Lao động trực tiếp 1h 5.715 5.715 Chi phí sản xuất chung 1h 3.000 3.000 Chi phí sx cho 1 quần soóc 27.625 2. Sơ đồ hệ thống dự toán: Sơ đồ hệ thống dự toán của công ty: Dự toán chi phí lao động trực tiếp Dự toán tiêu thụ Dự toán phí tổn lưu thông và quản lý Dự toán tiền mặt Dự toán tồn kho cuối kỳ Dự toán báo cáo KQHĐKD Dự toán chi phí sản xuất Dự toán sản xuất Dự toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ Dự toán bảng cân đối kế toán Dự toán chi phí NVL trực tiếp 3.Lập dự toán sản xuất kinh doanh quần soóc nam (mã QS-100): 3.1 Dự toán tiêu thụ: Dự toán tiêu thụ là dự toán được lập đàu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác. Dự toán tiêu thụ được xây dựng trên mức tiêu thụ ước tính với đơn giá bán. Ngoài ra dự toán tiêu thụ cũng còn đính kèm dự kiến lịch thu tiền của các quý trong kỳ kế hoạch. Bảng dự kiến này là căn cứ để xây dựng dự toán tiền mặt hàng năm. Bảng 3.1.1: DỰ TOÁN TIÊU THỤ SẢN PHẨM Tên sản phẩm: Quần soóc nam Mã sản phẩm: QS- 100 Năm: 2011 Đvt: 1000 đ Quý Cả năm 1 2 3 4 Khối lượng tiêu thụ dự kiến(chiếc) 20.000 60.000 50.000 10.000 140.000 Đơn giá 40 40 40 40 40 Doanh thu 800.000 2.400.000 2.000.000 400.000 5.600.000 Bảng 3.1.2: BẢNG DỰ KIẾN LỊCH THU TIỀN Đvt: 1000 đ Khoản phải thu Quý Că năm 1 2 3 4 Quý 4 năm trước 20.000 20.000 Phai thu quý 1 560.000 240.000 800.000 Phai thu quý 2 1.680.000 720.000 2.400.000 Phai thu quý 3 1.400.000 600.000 2.000.000 Phai thu quý 4 280.000 280.000 Tổng cộng 580.000 1.920.000 2.120.000 880.000 5.500.000 Giả định thu được 70% ngay trong quý, 30% thu ở quý sau. 3.2 Dự toán sản xuất: Sản lượng cần sản xuất = Nhu cầu tiêu thụ kế hoạch + Nhu cầu tồn kho cuối kỳ - Tồn kho sản phẩm đàu kỳ Bảng 3.2: DỰ TOÁN SẢN XUẤT NĂM 2011 Sp: quần soóc nam Mã: QS-100 Đvt: chiếc. Quý Cả năm 1 2 3 4 Khối lượng tiêu thụ kế hoạch 20.000 60.000 50.000 10.000 140.000 Cộng tồn kho cuối kỳ (a) 12.000 10.000 2.000 4.000 4.000 Tổng cộng nhu cầu 32.000 70.000 52.000 14.000 144.000 Trừ tồn kho đầu kỳ 4.000 12.000 10.000 2.000 4.000 Khối lượng cần sản xuất trong kỳ 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 (a): 20% nhu cầu tiêu thụ của quý sau. 3.3 Dự toán nguyên vật liệu trực tiếp: Căn cứ vào nhu cầu sản xuất trong kỳ mà doanh nghiệp xây dựng dự án về nguyên vật liệu trực tiếp. nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp phải thỏa mãn nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp cho sản xuất và nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp dự trữ. Vậy : Nhu cầu nguyên vật liệu trực tiếp trong kỳ = NVL trực tiếp cần cho sản xuất trong kỳ + NVL trực tiếp cần để tồn kho cuối kỳ - NVL trực tiếp tồn kho đầu kỳ Bảng 3.3.1: DỰ TOÁN NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRỰC TIẾP Sản phẩm: Quần soóc nam Mã : QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Quý Cả năm 1 2 3 4 Khối lượng cần sản xuất 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 ĐM lượng NL chính cho 1 sp(m) 0,8 0,8 0,8 0,8 0,8 KL NL chính trực tiếp cần cho sản xuất 22.400 46.400 33.600 9.600 112.000 Cộng: NL chính tồn kho cuối kỳ * 1.856 1.344 384 896 896 Tổng nhu cầu 24.256 47.744 33.984 10.496 112.896 Trừ: NL chính tồn kho đầu kỳ 0 1.856 1.344 384 0 Nguyên liệu chính mua vào 24.256 45.888 32.640 10.112 112.896 ĐM giá 20.000 đ/m 20 20 20 20 20 Tổng chi phí mua NL chính trực tiếp 485.120 917.760 652.800 202.240 2.257.920 (*): 4% mức nhu cầu của quý sau. Bảng 3.3.2: DỰ TOÁN LỊCH THANH TOÁN CHI PHÍ NGUYÊN LIỆU CHÍNH TRỰC TIẾP ĐVT: 1000 đ Phải trả Quý Cả năm 1 2 3 4 Khoản phải trả (31/12/2010) 10.000 10.000 Quý 1 339.584 145.536 485.120 Quý 2 642.432 275.328 917.760 Quý 3 456.960 195.840 652.800 Quý 4 141.568 141.568 Tổng cộng 349.584 787.968 732.288 337.408 2.207.248 70% trả ngay trong quý, 30% trả ở quý tiếp theo. Bảng 3.3.3: DỰ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU PHỤ TRỰC TIẾP Sp: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Quý Cả năm 1 2 3 4 Khối lượng cần sản xuất 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 ĐM chi phí NVL phụ cho 1 sp 2,19 2,19 2,19 2,19 2,19 Tổng chi phí NVL phụ cần cho sx 61.320 127.020 91.980 26.280 306.600 Cộng tổng chi NVL phụ tồn CK* 5.080,8 3.679,2 1.051,2 2.452,8 2.452,8 Trừ tổng chi phí NVL phụ tồn ĐK 0 5.080,8 3.679,2 1.051,2 0 Tổng chi phí NVL phụ trực tiếp 66.400,8 125.618,4 89.352 27.681,6 309.052,8 (*): 4% nhu cầu quý sau. Bảng 3.3.4: DỰ TOÁN LỊCH THANH TOÁN CHI PHÍ NVL PHỤ TRỰC TIẾP ĐVT: 1000 đ Phải trả Quý Cả năm 1 2 3 4 Khoản phải trả (31/12/2010) 5.000 5.000 Quý 1 46.480,56 19.920,24 66.400,8 Quý 2 87.932,88 37.685,52 125.618,4 Quý 3 62.546,4 26.805,6 89.352 Quý 4 19.377,12 19.377,12 Tổng cộng 51.480,56 107.853,1 100.231,9 46.182,72 305.748,3 70% trả ngay trong quý, 30% trả ở quý tiếp theo. 3.4 Dự toán chi phí lao động trực tiếp: Dự toán chi phí lao đọng tực tiếp cũng cần căn cứ trên dự toán sản xuất.Nhu cầu về lao động trực tiếp phải được tính toán sao cho đáp ứng đủ và đúng lúc nhu cầu sản xuất. Dự toán chi phí lao động trực tiếp có tác dụng giúp doanh nghiệp củ động trong việc sử dụng lao động, khong bị tính tình trạng thiếu hoặc thừa lao động mà đảm bảo đủ số lượng lao động, sử dụng lao động một cách có hiệu quả nhất. Bảng 3.4 DỰ TOÁN CHI PHÍ LAO ĐỘNG TRỰC TIẾP SP: QuẦN soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Quý Cả năm 1 2 3 4 Nhu cầu sản xuất 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 ĐM thời gian sản xuất 1sp 1 1 1 1 1 Tổng nhu cầu (số giờ) 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 ĐM giá( 1000 đ) 5,715 5,715 5,715 5,715 5,715 Tổng chi phí LĐ trực tiếp 160.020 331.470 240.030 68.580 800.100 3.5 Dự toán về chi phí sản xuất chung: Dự toán về chi phí sản xuất chung được xây xựng theo định phí và biến phí sản xuất chung căn cứ trên đơn giá phân bổ chi phí sản xuất chung và tổng mức độ căn cứ hoạt động kế hoạch. Dự toán chi phí sản xuất chung cũng là căn cứ để xây dựng dự toán tiền mặt. Bảng 3.5: DỰ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT CHUNG SP: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Quý Cả năm 1 2 3 4 Tổng nhu cầu LĐ trực tiếp 28.000 58.000 42.000 12.000 140.000 Đơn giá biến phí sản xuất chung 1 1 1 1 1 Tổng biến phí sx chung phân bổ 28.000 58.000 42.000 12.000 140.00 Định phí sx chung phân bổ* 70.000 70.000 70.000 70.000 70.000 Tổng chi phí sx chung phân bổ 98.000 128.000 112.000 82.000 420.000 Trừ chi phí khấu hao 43.768,97 43.768,97 43.768,97 43.768,97 175.75,88 Chi tiền chi phí sx chung 141.768,97 171.768,97 155.768,97 125.768,97 595.075,88 (*): Định phí sản xuất chung phân bổ cả năm được chia đều cho 4 quý: (140.000 giờ LĐ trực tiếp x 2ngđ/h)/4 = 70.000 (ngđ) 3.6 Dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ: Căn cứ vào định mức định mức chi phí lao động trực tiếp và chi phí sản xuất chung phân bổ, doanh nghiệp sẽ xác định mức chi phí sản xuất của một đơn vị theo định mức, từ đó xây dựng dự toán thành phẩm tồn kho cuối kỳ. Bảng 3.6 DỰ TOÁN THÀNH PHẨM TỒN KHO CUỐI KỲ SP: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Thành phẩm tồn kho cuối kỳ kế hoạch 4.000 Chi phí định mức của 1 sản phẩm 27,625 Giá trị thành phẩm tồn kho cuối kỳ 110.500 3.7 Dự toán chi phí lưu thông và quản lý: Dự toán chi phí lưu thông và quản lý bao gồm các khoản chi phí ước tính sẽ phát sinh trong kỳ kế hoạch ở lĩnh vực ngoài sản xuất. Dự toán này là bảng tổng hợp các dự toán chi phí ở khâu lưu thông và quản lý. Dự toán chi phí lưu thông và quản lý cũng được lập theo tính chất tác động của chi phí theo kết quả hoạt động. Bảng 3.7: DỰ TOÁN CHI PHÍ LƯU THÔNG VÀ QUẢN LÝ NĂM 2011 SP: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Quý Cả năm 1 2 3 4 1.Khối lượng sản phẩm tiêu thụ(3.1) 20.000 60.000 50.000 10.000 140.000 2.Biến phí lưu thông và quản lý ước tính cho 1 sản phẩm 1 1 1 1 1 3.Biến phí dự toán 20.000 60.000 50.000 10.000 140.000 4.Định phí quản lý và lưu thông 42.000 42.000 42.000 42.000 168.000 - Quảng cáo 5.000 5.000 5.000 5.000 20.000 - Lương quản lý 30.000 30.000 30.000 30.000 120.000 - Bảo hiểm 7.000 7.000 7.000 7.000 28.000 5.Thuê TSCĐ 0 0 0 0 0 6.Tổng cộng chi phí lưu thông và quản lý ước tính 62.000 102.000 92.000 52.000 308.000 3.8 Dự toán tiền mặt: Dự toán tiền mặt gồm 4 phần chính: -Phần thu -Phần chi -Phần cân đối thu chi -Phần tài chính Phần thu: gồm số dư tiền mặt tồn quỹ đầu kỳ cộng với tất cả các khoản thu tiền mặt trong kỳ. Phần chi: gồm các khoản chi tiền mặt được dự toán. Phần cân đối thu chi: nếu bội chi thì doanh nghiệp có kế hoạch vay tiền mặt ở ngân hàng, nếu bội thu doanh nghiệp có thể trả bớt các món nợ vay hoặc đem đầu tư ngắn hạn. Phần tài chính:phản ánh một cách chi tiết việc vay và trả nợ, trả lãi nợ vay trong kỳ để hỗ trợ theo nhu cầu tiền mặt. Dự toán tiền mặt theo kỳ thời gian càng ngắn càng tốt. Bảng 3.8: DỰ TOÁN TIỀN MẶT NĂM 2011 SP: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Bảng số Quý Cả năm 1 2 3 4 Tồn quỹ đâù kì (1) 3.10 500.000 550.000 545.000 510.000 500.000 Cộng: thu trong kì 3.1 580.000 1.920.000 2.120.000 880.000 5.500.000 (a) Tổng cộng thu 1.080.000 2.470.000 2.665.000 1.390.000 6.000.000 Trừ: Các khoản chi Mua nguyên liệu chính trực tiếp 3.3 485.120 917.760 652.800 202.240 2.257.920 Mua nguyên vật liệu phụ trực tiếp 66.400,8 125.618,4 89.352 27.681,6 309.052,8 Trả lương lao động trực tiếp 3.4 114.300 342.900 285.750 57.150 800.100 Chi phí sản xuất chung 3.5 141.768,97 171.768,97 155.768,97 125.768,97 595.075,88 Chi phí lưu thông và quản lý 3.7 62.000 102.000 92.000 52.000 308.000 Thuế thu nhập 3.9 84.968,75 84.968,75 84.968,75 84.968,75 339.875 Mua sắm TSCĐ (Dự kiến) 200.000 150.000 150.000 100.000 600.000 Lãi cổ phần ( Chia lãi) (2 ) 125.000 125.000 125.000 125.000 500.000 (b) Tổng cộng chi 1.279.558,52 2.020.016,12 1.635.639,72 774.809,32 5.710.023,68 (c) Cân đối thu chi ((a) – (b)) (199.558,52) 449.983,48 1.029.360,28 615.190,68 289.976,32 (d) Hoạt động tài chính Vay ngân hàng đầu kì 600.000 200.000 800.000 Trả nợ vay cuối kì (400.000) (400.000) (800.000) Lãi suất 10% một năm (3) (30.000) (35.000) (65.000) Tổng cộng hoạt động tài chính 600.000 200.000 (430.000) (435.000) (865.000) Tiền mặt tồn quỹ cuối kì 550.000 545.000 510.000 520.000 520.000 (1)Quỹ tiền mặt luôn luôn phải đảm bảo trên 500 triệu đồng (2) Lãi cổ phần 5 tỷ X 10% = 500 triệu (3)Quý 3: Nợ gốc 400.000 X 10% X ¾ năm = 30.000 Quý 4: Nợ gốc: 200.000 X 10% X 4/4 năm = 20.000 Nợ gốc: 200.000 X 10% X ¾ năm = 15.000 35.000 3.9 Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: Đây là một trong những bảng dự toán chính của hệ thống dự toán. Dự toán báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là một tài liệu phản ánh lợi nhuận ước tính thu được trong năm kế hoạch, có tác dụng làm căn cứ so sánh đánh giá quá trình thực hiện sau này của doanh nghiệp. Dự toán BCKQKD của doanh nghiệp được thể hiện trong bảng sau: Bảng 3.9: DỰ TOÁN BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NĂM 2011 SP: Quần soóc nam Mã: QS-100 ĐVT: 1000 đ Doanh thu (bảng 3.1.1) (140.000 x 40) 5.600.000 Trừ giá vốn hàng bán (140.000 x 27,625) 3.867.500 Lãi gộp 1.732.500 Trừ chi phí quản lý và lưu thông ( bảng 3.7) 308.000 Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh 1.424.500 Trừ chi trả lãi nợ vay (bảng 3.8) 65.000 Lãi thuần trước thuế 1.359.500 Trừ thuế thu nhập (25%) 339.875 Lãi thuần sau thuế 1.019.625 3.10 Dự toán bảng tổng kết tài sản: Dự toán bảng tổng kết tài sản của năm trước và các bảng dự toán được lập ở trên, doanh nghiệp xây dựng bảng tổng kết tài sản dự toán cho năm kế hoạch. Bảng 3.10: DỰ TOÁN BẢNG TỔNG KẾT TÀI SẢN NĂM 2011 SP: Quần soóc nam ĐVT: 1000 đ Chỉ tiêu Năm trước Dự toán năm nay Ghi chú A.Tài sản 1.Tài sản cố định 5.484.500 5.909424,12 a. Nhà xưởng 3.500.000 3.500.000 b. Máy móc thiết bị 3.084.500 3.684.500 Bảng 3.8 c. Hao mòn tài sản cố định (1.100.000) (1.275.075.88) Bảng 3.5 2.Tài sản lưu động 630.500 770.872,8 a.Tài sản lưu động sản xuất 0 20.372,8 Giá trị nguyên vật liệu trực tiếp tồn kho 0 20.372,8 Bảng 3.3 b. Tài sản lưu động lưu thông 630.500 750.500 Giá trị thành phẩm tồn kho (4000 sản phẩm) 110.500 110.500 Bảng 3.6 Tiền mặt 500.000 520.000 Bảng 3.8 Khoản phải thu 20.000 120.000 Bảng 3.1 Tổng cộng tài sản (1)+(2) 6.115.000 6.680.297 B.Nguồn vốn 1. Công nợ 15.000 60.672 a. Vay ngân hàng b.Các khoản phải trả 15.000 60.672 Bảng 3.3 2. Vốn chủ sở hữu 6.100.000 6.619.625 a.Vốn tự có 5.000.000 5.000.000 b.Tiền lãi để lại 1.100.000 1.619,625 Tổng cộng nguồn vốn 6.115.000 6.680.297 C. NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ + Tin học hoá việc lập dự toán để giảm bớt công việc nhập liệu và xử lý số liệu cho các phòng ban. + Phòng Tài chính- Kế toán cần xây dựng một phương pháp lập dự toán thật khoa học, phù hợp với đặc điểm kinh doanh của đơn vị. + Đôn đốc các đơn vị trong việc lập và nộp dự toán nhằm đảm bảo đúng tiến độ đề ra. + Cần có sự phân công công việc rõ ràng giữa các bộ phận trong quá trình lập dự toán + Huy động tốt nguồn vốn để tăng quy mô sản xuất đáp ứng công ăn việc làm cho người lao động. + Tìm kiếm thị trường để tăng khả năng tiêu thụ, đặc biệt mở rộng thị trường ra bên ngoài. + Tăng chất lượng sản phẩm để qua đó tăng uy tín, năng lực cạnh tranh cho doanh nghệp. + Thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất, tăng năng suất lao động.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docDự toán về sản phẩm quần soóc nam ( mã số QS-100) của công ty CP X20 - xí nghiệp may Bình Minh.doc
Tài liệu liên quan