Đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của trung tâm huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc

MỤC LỤC

Trang

I. ĐẶT VẤN ĐỀ 1

II. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ. 3

2.1. Mục Đích. 3

2.2. Nhiêm Vụ. 3

2.2.1.Nhiệm vụ 1 3

2.2.2. Nhiệm vụ 2 3

2.2.3. Nhiệm vụ 3 3

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5

1.1. Những định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác quản lý vận động viên. 5

2.2 Những vấn đề cơ bản về quy trình đào tạo vận động viên. 11

2.2.1. Đặc điểm chung của quy trình đào tạo : 11

2.3. Cơ sở lý luận về hệ thống quản lý. 13

2.3.1. Khái niệm về hệ thống. 13

2.3.2. Khái niệm về quản lý: 15

2.3.3. Quy trình khoa học quản lý. 18

2.3.4. Những vấn đề quy trình quản lý vận động viên nói chung và quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của TTTDTT Vĩnh phúc nói riêng. 21

2.3.4.1. Những vấn đề quản lý vận động viên vĩnh phúc nói chung. 21

2.3.4.2. Quản lý sinh hoạt vận động viên vĩnh phúc. 28

CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 39

2.1. Phương pháp nghiên cứu: 39

2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo. 39

2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. 39

2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 40

2.1.4. Phương pháp quan sát sư phạm: 40

2.1.5. Phương pháp toán học thống kê 41

2.2. Tổ chức nghiên cứu: 41

2.2.1. Thời gian nghiên cứu: 41

2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: 42

2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: 42

CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ SINH HOẠT 43

VẬN ĐỘNG VIÊN TỈNH VĨNH PHÚC 43

3.1. Thực trạng quản lý sinh hoạt của vĩnh phúc. 43

3.1.1. Thực trạng hệ thống mục tiêu quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên. 43

3.1.2. Thực trạng về cơ cấu trình độ của vận động viên. 43

3.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, HLV, HDV của trung tâm TDTT tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. 45

3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất. 47

3.1.4. Thực trạng vấn đề sinh hoạt và kỷ luật. 49

3.1.4.1. Tình hình sinh hoạt VĐV ở trung tâm thể dục thể thao Vĩnh Phúc. 49

3.1.4.2. Thực trạng việc sử dụng các phương tiện, biện pháp quản lý vận động viên. 55

3.1.4.3. Thực trạng việc sử dụng một số văn bản quy phạm và trang thiết bị phục vụ quản lý chế độ sinh hoạt VĐV. 56

3.1.4.4. Thực trạng về kinh phí hoạt động thể dục thể thao trong trung tâm Vĩnh Phúc 58

CHƯƠNG IV: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VỀ QUẢN LÝ SINH HOẠT 60

VẬN ĐỘNG VIÊN 60

4.1. Căn cứ xây dựng giải pháp. 60

4.2. Lựa chọn giải pháp về quản lý sinh hoạt vận động viên. 61

4.3. Ứng dụng giải pháp 72

4.3.1. Chỉ tiêu đánh giá các giải pháp. 72

4.3.2. Cách ứng dụng. 73

4.3.3. Kết quả ứng dụng các giải pháp. 74

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 77

TÀI LIỆU THAM KHẢO 79

PHỤ LỤC

 

doc85 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1889 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của trung tâm huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan có thẩm quyền công nhận đạt đẳng cấp quốc gia (từ cấp I trở lên) được ký hợp đồng lao động với mức tiền công vận dụng tương đương như ngạch lương Hướng dẫn viên thể dục thể thao. + Vận động viên kiện tướng, hệ số: 2,06 của mức lương tối thiểu và hỗ trợ thêm 180.000đ/người/tháng. + Vận động viên dự bị kiện tướng và cấp I. hệ số: 1,86 của mức lương tối thiểu và hỗ trợ thêm 120.000đ/người/tháng. Định kỳ 2 năm (đủ 24 tháng), nếu hoàn thành nhiệm vụ thì được điều chỉnh mức tiền công một lần vận dụng theo bảng lương của ngạch Hướng dẫn viên thể dục thể thao. Trường hợp vận động viên phá kỷ lục quốc gia và được huy chương quốc tế thì được điều chỉnh tiền công hợp đồng trước thời hạn 01 năm. Chế độ trang phục, dụng cụ tập luyện thi đấu: + Huấn luyện viên, vận động viên hàng năm được trang bị trang phục tập luyện luyện, thi đấu, trình diễn đảm bảo yêu cầu tối thiểu phục vụ chuyên môn. + Dụng cụ, thiết bị chuyên dụng phục vụ tập luyện và thi đấu được trang bị theo yêu cầu chuyên môn của từng đội tuyển thể dục thể thao. * Điều 3: Chế độ chi tiêu tài chính đối với các giải thi đấu thể thao, lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thể dục thể thao. a. Giải thể thao cấp tỉnh. Nội dung chi Mức chi * Tiền ăn : Thành viên Ban tổ chức, Ban chỉ đạo, các tiểu ban chuyên môn, Ban giám sát, trọng tài điều hành các giải thi đấu. 40.000 * Tiền làm nhiệm vụ : - Thành viên Ban chỉ đạo, Ban tổ chức, Trưởng, phó các tiểu ban chuyên môn. 50.000 - Thành viên tiểu-ban chuyên môn. 40.000 - Giám sát trọng tài chính. + Môn bóng đá 100.000 + Các môn thể thao khác 40.0000 - Thư ký, trọng tài khác + Môn bóng đá 75.000 + Các môn thể thao khác 30.000 - Bộ phận y tế 25.000 - Lực lượng làm nhiệm vụ trật tự, bảo vệ, nhân viên, phục vụ 20.000 Trường hợp tiền làm nhiệm vụ được tính theo buổi thi đấu hoặc trận thi đấu thì mức thanh toán được tính theo thực tế nhưng tối đa không quá 2 buổi hoặc 2 trận đấu/người/ngày. Trường hợp đặc biệt nếu vượt quá mức trên, Ban tổ chức trình có thẩm quyền quyết định trong phạm vi dự toán được duyệt. Trường hợp một người được phân công nhiều nhiệm vụ khác nhau trong quá trình điều hành giải thì chỉ được hưởng một mức bồi dưỡng cao nhất. Đại hội thể dục thể thao cấp tỉnh: Tiền ăn, tiền làm nhiệm vụ của Ban tổ chức, trọng tài và các bộ phận liên quan được tính theo chế độ chi tiêu đối với giải thể thao cấp tỉnh quy định. Mức chi sáng tác, dàn dựng, đạo diễn các màn đồng diễn: Thanh toán theo hợp đồng kinh tế giữa Ban tổ chức với các cá nhân, tổ chức. Bồi dưỡng đối tượng tham gia đồng diễn, diễu hành, xếp hình, xếp chữ như sau: Nội dung chi Mức chi - Người tham gia tập luyện 15.000 - Người tham gia tổng duyệt (tối đa không quá 02 buổi) 25.000 - Người tham gia biểu diễn chính thức 50.000 - Giáo viên quản lý, hướng dẫn 40.000 Đại hội TDTT, Giải thể thao do ngành, cấp huyện, cấp xã tổ chức: Tùy theo điều kiện kinh phí của địa phương nhưng các ngành, cấp huyện mức chi tối đa không quá 75% chế độ quy định của cấp tỉnh, cấp xã chi tối đa không quá 50% chế độ cấp tỉnh. Chế độ tại các lớp tập huấn nghiệp vụ thể dục thể thao. Thời gian tổ chức: Theo quyết định của cấp có thẩm quyền. Tiền bồi dưỡng giảng viên, báo cáo viên: thực hiện theo quy định tại Thông tư số 79/2005/TT-BTC ngày 15/9/2005 của Bộ Tài chính. Tiền ăn: 40.000 đồng/người/ngày Tiền nước uống: 5.000 đồng/người/ngày Tiền bồi dưỡng thực hành: 20.000 đồng/người/ngày (nếu tập thực hành) Đối với các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích trong các cuộc thi đấu thể thao do cấp tỉnh tổ chức. Giải cá nhân: + Đối với Đại hội thể thao cấp tỉnh. Thành tích Số tiền thưởng - Huy chương vàng 1.000.000 Phá kỷ lục thế giới được thưởng thêm 500.000 - Huy chương bạc 800.000 - Huy chương đồng 700.000 - Nhất toàn đoàn 3.000.000 - Nhì toàn đoàn 2.000.000 - Ba toàn đoàn 1.000.000 + Đối với giải thể thao hàng năm: Thành tích Số tiền thưởng - Giải nhất 800.000 - Giả nhì 600.000 - Giải ba 500.000 - Giải thể thao có nội dung thi đấu đồng đội, tập thể (theo qui định của điều lệ). Nội dung thi đấu đồng đội có số vận động viên từ 2-4 người được thưởng bằng 02 lần giải cá nhân tương ứng theo quy định như trên. * Điều 4 : Chế độ thưởng đối với huấn luyện viên, vận động viên. + Vận động viên đạt thành tích trong các giải quốc gia và quốc tế. a. Giải thể thao quốc tế: Thành tích Số tiền thưởng - Huy chương vàng 25.000.000 Phá kỷ lục được thưởng thêm 10.000.000 - Huy chương bạc 15.000.000 - Huy chương đồng 10.000.000 Vận động viên lập thành tích các Giải vô địch trẻ quốc tế được hưởng mức thưởng bằng 50% mức thưởng tương ứng so với mức thưởng nêu trên. Đại hội thể dục thể thao toàn quốc; Giải vô địch quốc gia: Thành ích Số tiền thưởng - Huy chương vàng 5.000.000 Phá kỷ lục thưởng thêm 2.500.000 - Huy chương bạc 3.000.000 - Huy chương đồng 2.000.000 Đối với các giải vô địch trẻ quốc gia mức thưởng bằng 50% mức thưởng của giải vô địch quốc gia; Giải trẻ quốc gia và giải thể thao cấp quốc gia khác mức thưởng bằng 40% mức thưởng của giải vô địch quốc gia; Giải thể thao phong trào và giải thể thao khu vực mức thưởng bằng 30% mức thưởng của giải vô địch quốc gia. Đối với các giải thể thao có nội dung thi đấu đồng đội và giải thể thao tập thể. Đối với Giải thể thao có nội dung thi đấu đồng đội (mà thành tích của từng cá nhân và đồng đội được xác định trong cùng một lần thi), thì số lượng vận động viên được thưởng khi lập thành tích theo quy định của điều lệ giải. Mức thưởng chung bằng số lượng vận động viên nhân với 50% mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều này. Đối với các môn thể thao tập thể mức thưởng bằng 6 lần mức thưởng tương ứng quy định tại điểm a, b, c khoản 1 điều này. Tùy theo tình hình thực tế và khả năng nguồn ngân sách địa phương, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên, huấn luyện viên thuộc cấp mình quản lý nhưng không vượt quá mức quy định trên. Riêng đối với đội tuyển cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh căn cứ khả năng ngân sách địa phương, phong trào thể dục thể thao, quy chế tuyển chọn và đào tạo vận động viên của địa phương. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định cụ thể mức kinh phí hỗ trợ chế độ dinh dưỡng đối với vận động viên và huấn luyện viên trong thời gian tập trung tập luyện và thi đấu. Đối với vận động viên, huấn luyện viên các đội tuyển quốc gia, trong thời gian tập trung tập luyện theo quyết định triệu tập của cấp có thẩm quyền để chuẩn bị tham dự Đại hội thể thao Đông Nam á (SEA Games), Đại hội thể thao Châu á (ASIAD) và Đại hội thể thao thế giới (Olýmpic) được hưởng chế độ dinh dưỡng là 100.000đồng/người/ngày, trong thời gian tối đa 60 ngày. Trong thời gian tập trung thi đấu tại Đại hội thể thao Đông Nam á (SEA Games), Đại hội thể thao Châu á (ASIAD) và Đại hội thể thao thế giới (Olýmpic) và các giải thể thao quốc tế khác vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ dinh dưỡng theo quy định của điều tổ chức lệ giải. Trường hợp các giải thi đấu khác không do ủy ban Thể dục thể thao, các Bộ, ngành Trung ương và các địa phương tổ chức mà do các Liên đoàn thể thao đăng cai tổ chức (như Liên đoàn Bóng chuyền, Liên đoàn xe đạp, Liên đoàn Bóng đá..), trong thời gian thi đấu vận động viên, huấn luyện viên được hưởng chế độ dinh dưỡng theo quy định của Điều lệ giải; kinh phí thực hiện chế độ dinh dưỡng do đơn vị cử vận động viên, huấn luyện viên tham dự giải và các nguồn tài trợ bảo đảm. Hàng năm căn cứ vào chỉ tiêu kế hoạch tập luyện, thi đấu thể thao được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các Bộ, cơ quan Trung ương, Sở thể dục thể thao, Sở văn hóa – Thông tin – Thể thao các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập dự toán chi về chế độ dinh dưỡng cho vận động viên, huấn luyện viên và tổng hợp ngân sách của mình, gửi cơ quan tài chính cùng cấp để xem xét tổng hợp trình cấp có thẩm quyền theo quy định. Vậy: Qua việc nghiên cứu các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước, chỉ thị của tỉnh uỷ Vĩnh Phúc yêu cầu về việc xây dựng phát triển ngành TDTT đặc biệt là thể thao thành tích cao. Vì vậy việc quản lý đội tuyển là vấn đề cần phải xem xét một cách lỹ lưỡng để đảm bảo cho việc nâng cao thành tích thể thao. Sơ đồ quản lý quy trình tập luyện thể thao Trạng thái của VĐV theo giải đoạn Trạng thái dự báo của VĐV Tổ chức tập luyện Kiểm tra tổng hợp Các chỉ số ban đầu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể Về hoạt động thi đấu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể Nội dung những yếu tố cơ bản của huấn luyện Các thông số của luợng vận động tập luyện và thi đấu Trình tự các khâu khác nhau (buổi tập, giai đoạn, thời kỳ) của quá trình tập luyện Các chỉ tiêu của quá trình giảng dạy, huấn luyện Về hoạt động thi đấu Về những mặt cơ bản của trình độ tập luyện Về trình độ chức năng cơ thể Về hoạt động thi đấu Các đặc tính mô hình Cơ cấu quá trình tập luyện Hệ thống các thử nghiệm và các tiêu chuẩn kiểm tra Quy trình quản lý gồm các giai đoạn: Thông qua quyết định tổ chức thực hiện, thu thập và xử lý thông tin, tổng kết. Các giai đoạn này là những yếu tố cấu thành hệ thống quản lý, chúng phản ánh trình tự hoạt động cần thiết cho việc đạt tới chất lượng và hiệu quả của quá trình huấn luyện. Thống nhất với quan điểm xem hệ thống quản lý đào tạo tài năng thể thao là một hệ thống, trong đó các trọng điểm và các nhân tố có mối liên hệ thống nhất theo nguyên lý của hệ thống điều khiển, biểu hiện bằng các mô hình, các quy trình có những tác giả trong nước như sau: Lê Bửu – Nguyễn Thế Truyền [6,7], Nguyễn Toán [33], Trịnh Hùng Thanh – Lê Nguyệt Nga [31]. Chương II Phương Pháp Và Tổ Chức Nghiên Cứu 2.1. Phương pháp nghiên cứu: Để giải quyết và làm sáng tỏ các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp. 2.1.1. Phương pháp đọc và phân tích tài liệu tham khảo. Sử dụng phương pháp này giúp chúng tôi trong quá trình nghiên cứu, phục vụ chủ yếu cho việc lựa chọn đề tài, tổng quan các vấn đề nghiên cứu, giải quyết nhiệm vụ của đề tài cũng như để phục vụ cho việc phân tích kết quả nghiên cứu và các vấn đề khác có liên quan. Qua các Chỉ thị, Văn bản, Nghị quyết, Văn kiện Đại hội của Đảng, Nhà nước, tỉnh uỷ Vĩnh Phúc, báo cáo tổng kết ngành TDTT, sách báo tạp chí khoa học…. Có liên quan đến cách thức quản lý nói chung và quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên nói riêng. Chúng tôi phân tích và tổng hợp tài liệu có liên quan như kế hoạch quản lý, vai trò của huấn luyện viên và hướng dẫn viên trong quá trình quản lý và phát triển phong trào thể thao. 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn. Qua phương pháp này giúp chúng tôi thu thập được các thông tin nghiên cứu qua phỏng vấn trực tiếp và gián tiếp. Thông qua đó chúng tôi có thể nắm được thực trạng quy trình quản lý đội tuyển, để phỏng vấn các đồng chí trong Ban giám đốc sở, trưởng phó các phòng ban, các huấn luyện viên với nội dung phỏng vấn về thực trạng của đội tuyển từ đó xây dựng quy trình quản lý chế độ sinh hoạt cho đội tuyển sao cho có hiệu quả đáp ứng với mục tiêu kế hoạch ngành đã đề ra. Nội dung phỏng vấn gồm những vấn đề sau: Đối với các đồng chí lãnh đạo, cán bộ huấn luyện viên. Quản lý hồ sơ vận động viên. Quản lý vận động viên trong quá trình tập luyện, thi đấu sinh hoạt (ăn, ngủ, nghỉ, học tập). Đối với vận động viên. - Họ tên vận động viên: Sinh ngày….tháng….năm, Nam/Nữ. - Đẳng cấp…., ngày vào trung tâm…… - Hiện đang ở đâu: Tại trung tâm …. ; Tại nhà riêng …. - Từ nhà đến trung tâm tập luyện là bao nhiêu…..km. - Thường dậy buổi sáng mấy giờ….; làm gì…… - Có nghỉ trưa không….. - Tối làm gì: Học văn hóa….; xem vô tuyến…..; đọc báo…. - Ngày nghỉ (thứ 7, chủ nhật) làm gì : + Dã ngoại cùng đội… + Nghỉ tự do….. + Học thêm văn hóa….. + Thăm quan : Bảo tàng, khu du lịch.. 2.1.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Khi nghiên cứu đề tài với nội dung đánh giá nhiều mặt về cách thức quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của trung tâm thể dục thể thao Vĩnh Phúc hiện nay như công tác tuyển chọn, trình độ tập luyện của vận động viên, tổ chức quản lý hồ sơ vận động viên, điều kiện cơ sở vật chất, dụng cụ tập luyện, chỗ ăn, ngủ, nghỉ. Chúng tôi xây dựng biện pháp tối ưu nhất để áp dụng nhằm năng cao hiệu quả của quá trình quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên. 2.1.4. Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này dùng để phân tích, khảo sát, đánh giá khách quan thực trạng vấn đề quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của trung tâm huấn luyện thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc. Qua phương pháp quan sát sư phạm này đánh giá được nhu cầu, sở thích, điều kiện sân bãi dụng cụ, số lượng các môn thể thao đang được tập luyện cũng như những điều còn thiếu sót phải thực hiện thêm. phương pháp này giúp tôi căn cứ để xác định hiệu quả của các giải pháp đã sử dụng. 2.1.5. Phương pháp toán học thống kê Phương pháp này dùng để xử lý các phiếu, số liệu thu được qua công thức tính giá trị trung bình (x) và nhịp độ tăng trưởng theo công thức dưới đây. Trong đó: W là nhịp độ tăng trưởng bằng % V1 là chỉ số trung bình lần kiểm tra thứ nhất V2 là chỉ số trung bình lần kiểm tra thứ hai 2.2. Tổ chức nghiên cứu: 2.2.1. Thời gian nghiên cứu: * Giai đoạn 1: Từ tháng 10/2006 – 12/2006 với các nhiệm vụ: - Lựa chọn đề tài và tìm tài liệu có liên quan. - Xây dựng đề cương. - Bảo vệ đề cương. * Giai đoạn 2: Từ tháng 1/2007 – 12/ 2007 với các nhiệm vụ: - Thu thập số liệu, phân tích tổng hợp và tài liệu có liên quan. - Tìm hiểu thực trạng và những vấn đề còn tồn tại trong hoạt động quản lý. - Đưa ra những biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản lý. * Giai đoạn 3: Từ tháng 1/2008 – 12/2008 với các nhiệm vụ: - Lựa chọn những biện pháp tối ưu để đưa vào thực tiễn. - Hoàn thiện luận văn. - Bảo vệ luận văn. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: - Đội ngũ cán bộ, vận động viên của trung tâm thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2.3. Địa điểm nghiên cứu: - Trường thể dục thể thao 1. - Trường Đại học sư phạm Quảng Tây Trung Quốc. - Sở Thể dục Thể thao tỉnh Vĩnh Phúc. Chương III Thực trạng công tác quản lý sinh hoạt vận động viên tỉnh vĩnh phúc 3.1. Thực trạng quản lý sinh hoạt của vĩnh phúc. 3.1.1. Thực trạng hệ thống mục tiêu quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên. Qua khảo sát chương trình, kế hoạch quản lý, kế hoạch huấn luyện và phỏng vấn các cán bộ phụ trách và Ban huấn luyện cho thấy, mục tiêu chính của việc quản lý chế độ sinh hoạt cho vận động viên tỉnh Vĩnh Phúc là đảm bảo cho vận động viên tập luyện đúng giờ có quãng thời gian nghỉ hợp lý và phấn đấu đạt được thành tích cao, cụ thể là: Tổ chức quản lý quá trình sinh hoạt cho vận động viên một cách khoa học. Xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho vận động viên tập luyện và nghỉ ngơi. Tổ chức và đảm bảo các điều kiện bồi dưỡng tài năng thể thao để có thể đưa lên tuyến trên. Như vậy, về nhận thức và định hướng mục tiêu quản lý chế độ sinh hoạt vận động viên của Ban lãnh đạo và huấn luyện viên trong trung tâm TDTT tỉnh Vĩnh Phúc là đúng đắn và phù hợp với định hướng của lãnh đạo ngành. 3.1.2. Thực trạng về cơ cấu trình độ của vận động viên. Về quản lý, giáo dục vận động viên hiện nay là một trong những vấn đề mà Đảng uỷ, Ban lãnh đạo Sở TDTT tỉnh Vĩnh phúc đặc biệt quan tâm, có nhiều biện pháp giáo dục như kiểm tra thường xuyên ký túc xá, xem chỗ ăn, ở, sinh hoạt của vận động viên, sửa chữa những khu ký túc xá đã xuống cấp. Bảng 3.1. Cơ cấu và đẳng cấp đội ngũ vận động viên. Môn Đối tượng Năm W(%) 2006 2007 Cầu lông VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 0 1 1 0 1 1 0 0 0 karate-do VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 0 2 0 0 3 0 0 40 0 Bắn súng VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 0 1 0 0 2 0 0 66,6 0 Điền kinh VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 1 2 0 2 3 1 66,6 40 200 Vật VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 0 1 0 0 2 0 0 66,6 0 Tekwondo VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 2 2 0 1 3 0 - 66,6 40 0 Penkatsilat VĐV kiện tướng VĐV cấp 1 Chuyển lên tuyến trên 1 2 0 2 2 0 66,6 0 0 Qua bảng 3.1. cho ta thấy. Do đặc điểm chung của từng môn, trong những năm gần đây từ năm 2006 – 2007 những môn mà trung tâm đưa vào làm thể thao thành tích cao đã có nhiều sự cố gắng nhằm phát triển thành tích cho vận động viên, nhưng do không đủ lực lượng huấn luyện viên và hướng dẫn viên nên thành tích (thông qua đẳng cấp vận động viên) đạt được không cao chỉ có một số môn như Cầu lông so với năm 2006 thì đến năm 2007 số vận động viên đạt đẳng cấp là 1 VĐV qua 2 năm số VĐV đạt cấp kiện tướng là không tăng thêm được VĐV nào, số VĐV Điền kinh và Penkatsilat đạt đẳng cấp kiện tướng đã tăng 66,6% so với năm 2006, còn karatedo – Tekwondo thì chỉ có Tekwondo là có VĐV đạt đẳng cấp kiện tướng nhưng số VĐV này đã giảm so với năm 2007 là 66,6% điều nay cho thấy Ban huấn luyện cần có sự quan tâm hơn nưa trong công tác quản lý huấn luyện. Những môn nêu trên đã có một số vận động viên đạt đẳng cấp kiện tướng và chỉ có môn Cầu lông có một vận động viên được chuyển lên tuyến trên là dự tuyển trẻ quốc gia. Qua một số phân tích trên có thể rút ra nhận xét: Có thể do sự thiếu thốn về đội ngũ cán bộ (cả về số lượng và chất lượng) cùng với sự phân công nhiệm vụ chưa hoàn toàn hợp lý đã làm ảnh hưởng tới quy trình quản lý đào tạo vận động viên khiến cho thành tích và số lượng vận động viên đẳng cấp cũng như tính hệ thống của các tuyến đào tạo từ cấp cơ sở tới cấp tỉnh mất cân đối. 3.1.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ, HLV, HDV của trung tâm TDTT tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay. Khi đề cập đến lĩnh vực quản lý, vấn đề đầu tiên đặt ra là yếu tố con người. Bởi vì con người vừa là chủ thể vừa là khách thể vừa là nhân tố quyết định, vừa là nhân tố ảnh hưởng tới kết quả của quá trình quản lý. Đó là lý do đề tài đặc biệt quan tâm và ưu tiên hàng đầu khi xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới quy trình đào tạo và quản lý vận động viên. Qua phỏng vấn trực tiếp với lãnh đạo Sở TDTT Vĩnh Phúc cho thấy, thực trạng đội ngũ cán bộ huấn luyện viên, hướng dẫn viên hiện nay của các đội tuyển trong trung tâm vẫn chưa thực sự đảm bảo đầy đủ về số lượng và yêu cầu về trình độ chuyên môn. Kết quả cụ thể được trình bày ở bảng 3.2. Bảng 3.2. Thực trạng đội ngũ huấn luyện viên và hướng dẫn viên trong trung tâm TDTT Vĩnh Phúc. Đối tượng Trình độ Năm Ghi chú 2006 2007 Huấn luyện viên Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp 1 5 3 0 2 5 4 0 Có biên chế Hướng dẫn viên Trên Đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp 0 1 1 0 0 2 1 0 Hợp đồng Cán bộ chuyên trách quản lý VĐV 2 2 Qua bảng 3.2. cho thấy: Cơ cấu cán bộ, huấn luyện viên, hướng dẫn viên của trung tâm TDTT Vĩnh Phúc còn thiếu đội ngũ huấn luyện viên trên đại học và đại học không nhiều, qua các năm Sở TDTT cũng không nhận thêm 1 huấn luyện viên nào cho các đội. Số lượng hướng dẫn viên tương đối đảm bảo cả trình độ đại học và cao đẳng đảm bảo, năm nào Sở cũng hợp đồng thêm người. Những vấn đề không chỉ nằm ở sự thiếu hụt về đội ngũ lực lượng cán bộ, huấn luyện viên và hướng dẫn viên cho các đội của Sở mà còn ở cơ cấu tổ chức, phân bổ cán bộ chưa phù hợp. Bên cạnh đó chỉ có 3/5 huấn luyện viên có trình độ Đại học trực tiếp tham gia huấn luyện năm môn và quản lý đội tuyển đồng thời lại kiêm cả nhiệm vụ quản lý vận động viên ngoài giờ tập nên mặc dù rất cố gắng cũng khó có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ trong và ngoài chuyên môn. Còn lại 2/5 lại phục trách các nhiệm vụ khác ngoài chuyên môn như quản lý hành chính, quản lý kinh tế… không tham gia huấn luyện. Trong khi đó tại các tuyến năng khiếu dưới lại không hề có huấn luyện được đào tạo chuyên ngành mà đa số chỉ là các hướng dẫn viên hợp đồng, thậm chí cũng không đủ các hướng dẫn viên cho đấy đủ các tuyến. Bản thân các hướng dẫn viên quản lý quy trình đào tạo cũng như quản lý về mặt dinh dưỡng cũng nảy sinh một số các vướng mắc. Vì hướng dẫn viên là hợp đồng nên nhiều trường hợp không toàn tâm toàn lực tới nhiệm vụ quản lý, huấn luyện được giao. Hơn nữa lại không được đào tạo chuyên ngành huấn luyện viên nên gặp nhiều khó khăn. Về phía vận động viên lại có tâm lý không thoải mái khi được huấn luyện bởi “thầy giáo” ít kinh nghiệm. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả huấn luyện và thành tích của vận động viên. 3.1.4. Thực trạng cơ sở vật chất. Bảng 3.3. Thực trạng cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ tập luyện. TT Môn Dụng cụ TDTT Đơn vị 2006 2007 W(%) 1 Bắn súng Súng tập luyện Khẩu 15 20 28,5 2 Vật Thảm Cái 1 1 0 3 Pencaksilat Quần áo Cái 10 15 40 4 Karate-do Quần áo Cái 10 15 40 5 Tekwondo Quần áo Cái 10 15 40 6 Bắn nỏ Nỏ Chiếc Tự làm Tự làm 7 Cầu lông Vợt tập luyện Cái 5 7 33,3 8 Điền kinh - Sân - Giầy ba ta - Giầy đinh - Hố nhẩy xa - Đệm nhẩy cao - Tạ đẩy - Lao - Đĩa Cái Đôi Đôi Cái Chiếc Quả Cây Chiếc 1 sân sỉ 100 20 1 2 15 10 10 1 sân sỉ 150 25 1 4 20 15 15 0 40 22,2 0 66,6 28,5 40 40 9 Bóng chuyền - Sân. - Bóng Cái Quả 1 10 1 15 0 40 10 Bóng đá - Sân - Bóng Cái Quả 1 sân cỏ 10 1 sân cỏ 15 0 40 Qua bảng 3.3 chúng tôi thấy rằng: Số lượng dụng cụ của các đội trong trung tâm thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc được tăng lên theo các năm đạt mức tăng trưởng là 40% do yêu cầu công tác huấn luyện ngày càng cao. Đây là dấu hiệu khả quan chứng tỏ Ban quản lý và Ban huấn luyện cũng như các cấp lãnh đạo đã từng bước quan tâm và đầu tư song cũng chỉ dừng lại ở mức độ phục vụ cho chuyên môn. Điển hình là môn Bắn nỏ, đây không phải là môn thể thao thế mạnh của Tỉnh cho nên cũng ít được chú trọng, điều nay khiến bộ môn cũng gặp không ít khó khăn và khó khăn lớn nhất là dụng cụ tập luyện cho các vận động viên hầu như không có và phải làm bằng thủ công, điều này chắc chắn rằng thành tích của vận động viên không được duy trì. Vì vậy cần có sự quan tâm đặc biệt của Tỉnh, Ban lãnh đạo Sở và Ban huấn luyện trong trung tâm để hỗ chợ và phát triển bộ môn này thành một môn thế mạnh của Tỉnh. Còn các cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ cho quản lý và rèn luyện nề nếp sinh hoạt cho vận động viên còn thiếu sự quan tâm. Nguyên nhân cơ bản nhất, rõ ràng nhất nhưng cũng khó khăn khắc phục nhất chính là do kinh phí hoạt động của các đội. Bên cạnh đó một số sân bóng đá, điền kinh, cầu lông, bóng chuyền và một số dụng cụ khác chưa được xây dung thêm và sửa chữa, nâng cấp phục vụ tốt cho công tác huấn luyện. Bên cạnh đó trang thiết bị máy móc chưa được mua sắm phục vụ cho tập luyện, các bài tập bổ trợ và các phương tiện phục hồi cho các vận động viên sau tập luyện. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm hạn chế kết quả và thành tích của vận động viên. Sự thiếu thốn về kinh phí hoạt động dẫn tới việc thực hiện các chế độ chính sách cho vận động viên chưa được tốt là nguyên nhân dẫn đến thực trạng kém hiệu quả của công tác quản lý. Sở thể dục thể thao tỉnh Vĩnh Phúc chưa phải là một trung tâm thể dục thể thao mạnh của cả nước nên chế độ chính sách, ưu đãi cho các vận động viên không được như các trung tâm khác. Tuy nhiên Sở thể dục thể thao Vĩnh phúc cũng cố gắng đảm bảo chế độ cho các vận động viên trong quá trình tập luyện và thi đấu. Chế độ ăn, bồi dưỡng và khen thưởng cho vận động viên được thống kê qua bảng 3.5. 3.1.4. Thực trạng vấn đề sinh hoạt và kỷ luật. 3.1.4.1. Tình hình sinh hoạt VĐV ở trung tâm thể dục thể thao Vĩnh Phúc. Về mặt sinh hoạt của vận động viên trong trung tâm thể dục thể thao Vĩnh Phúc luôn là vấn đề cấp thiết mà không chỉ riêng Ban huấn luyện trong trung tâm mà cả Ban lãnh đạo Sở cần phối hợp để có những hình thức, phương tiện, biện pháp quản lý một cách có khoa học để đảm bảo về giờ giấc, chỗ ăn, nghỉ, tập luyện cho vận động viên có được thành tích tốt nhất. Như vậy chúng ta cần có lịch sinh hoạt cụ thể cho nhiệm vụ này. * Lịch sinh hoạt Bảng 3.4. Kết quả phỏng vấn tìm hiểu thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quy trình quản lý chế độ sinh hoạt VĐV.( n=70) TT Yếu tố đánh giá VĐV Số người lựa chọn % 1 Nơi ở: - ở ký túc xá 65 92,85 - ở nhà riêng 5 7,15 2 Hình thức ăn uống: - Nấu ăn tập trung 64 91,42 - Phát tiền cho VĐV tự túc 6 8,58 3 Thời gian sinh hoạt: Buổi sáng: - Thời gian, công việc: + Từ 5h – 6h tập thể dục buổi sáng + Từ 6h – 6h30 vệ sinh cá nhân, ăn sáng + Từ 7h30-10h30 bắt đầu tập luyện + Từ 11h bắt đầu ăn trưa + Từ 12h nghỉ trưa 30 60 62 65 66 42,85 85,71 88,57 92,85 94,28 Buổi chiều: + Từ 14h30-17h30 bắt đầu tập luyện + Bắt đầu ăn tối 19h + Bắt đầu đi ngủ 23h 68 67 60 97,14 95,71 85,71 4 Hoạt động ngày nghỉ: - Nghỉ tự do 67 95,71 - Đi thăm quan 64 91,42 - Học thêm văn hoá 60 85,71 5 Hoạt động buổi tối: - Học văn hoá 40 57,14 - Xem phim 65 92,85 - Đọc báo 50 71,42 - Dạo chơi 68 97,14 Qua bảng 3.4. Cho ta thấy vấn đề quan trọng nhất giúp các vận động viên có điều kiện tập luyện tốt nhất đó là về chỗ ăn, chỗ ở, sân bãi dụng cụ tập luyện. Qua kết quả phỏng vấn 70 vận động viên thì có 92,85% là các vận động viên đồng ý ở tại ký túc xá của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33412.doc
Tài liệu liên quan