Đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm tác động có hiệu quả vào giờ học giáo dục thể chất cho học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG I: MỤC ĐÍCH - NHIỆM VỤ - PHƯƠNG PHÁP 4

VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 4

1.1. Mục đích nghiên cứu. 4

1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4

1.2.1. Nhiệm vụ 1 4

1.2.2. Nhiệm vụ 2 4

1.3. Phương pháp nghiên cứu. 5

1.3.1. Phương pháp đọc, phân tích và tổng hợp tài liệu tham khảo. 5

1.3.2. Phương pháp Phỏng vấn - Toạ đàm. 5

1.3.3. Phương pháp quan sát sư phạm. 5

1.3.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm. 6

1.3.5. Phương pháp toán học thống kê. 6

1.3.6. Phương pháp chuyên gia. 7

1.4. Tổ chức nghiên cứu. 7

1.4.1. Thời gian nghiên cứu. 7

1.4.1.1. Giai đoạn 1 7

1.4.1.2. Giai đoạn 2 7

1.4.1.3. Giai đoạn 3 . 8

1.4.2. Đối tượng nghiên cứu. 8

1.4.3. Địa điểm nghiên cứu. 8

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU. 9

2.1. Một số quan điểm và định hướng phát triển giáo dục thể chất trong nhà trường của Đảng và Nhà nước. 9

2.1.1. Quan điểm và định hướng của Đảng về giáo dục thể chất. 9

1.1.2. Quan điểm Nhà nước về giáo dục thể chất. 12

2.2. Những quan điểm, giải pháp và định hướng về công tác phát triển Thể dục thể thao của tỉnh Bắc Kạn. 16

2.2.1. Đối với Sở Thể dục Thể thao tỉnh Bắc Kạn. 16

2.2.2. Đối với Sở giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn 17

2.3. Một số khái niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu. 18

2.3.1. Khái niệm quản lý. 18

2.3.2. Quản lý giáo dục 20

2.3.2.1. Khái niệm Quản lý giáo dục. 20

2.3.2.2. Quản lý trường học 21

2.3.3. Phương pháp dạy học 23

2.3.3.1. Khái niệm về phương pháp dạy học. 23

2.3.3.2. Khái niệm phương pháp giáo dục thể chất. 24

2.3.4. Khái niệm giải pháp. 26

2.3.5. Khái niệm Giáo dục thể chất 26

2.4. Giáo dục thể chất trong nhà trường. 28

2.4.1. Nhiệm vụ của giáo dục thể chất trong nhà trường 28

2.4.2. Nội dung cơ bản của công tác giáo dục thể chất trong trường học. 31

2.5. Đặc điểm tâm lý, sinh lý của học sinh Trung học phổ thông. 31

2.5.1. Đặc điểm tâm lý của học sinh THPT. 32

2.5.2. Đặc điểm sinh lý học sinh Trung học phổ thông. 33

2.6. Quản lý giờ học giáo dục thể chất trong trường Trung học phổ thông. 35

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38

3.1. Thực trạng giờ học Giáo dục thể chất và các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng giờ học đối với hệ thống trường THPT tỉnh Bắc Kạn. 38

3.1.1. Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn. 38

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử, dân cư và kinh tế - xã hội. 38

3.1.1.2. Khái quát chung về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. 42

3.2. Xây dựng giải pháp để tác động vào giờ học giáo dục thể chất của hệ thống trường THPT tỉnh Bắc kạn. 69

3.2.1. Cơ sở khoa học để xây dựng giải pháp. 69

3.2.1.1. Mục tiêu, nhiệm vụ bộ môn thể dục đã có sự đổi mới, đòi hỏi phải đổi mới PPDH: 69

3.2.1.2. Xác định quan điểm và nguyên tắc nâng cao hiệu quả công tác giáo dục chung và giáo dục thể chất nói riêng. 70

3.2.2. Kết quả phỏng vấn và lựa chọn các giải pháp. 78

3.3.3. Ứng dụng giải pháp. 80

3.3.4. Kết quả ứng dụng giảipháp 84

IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88

4.1. Kết luận 88

4.2. Kiến nghị 89

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC

 

doc106 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5354 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu giải pháp nhằm tác động có hiệu quả vào giờ học giáo dục thể chất cho học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vũ trang tiếp tục được duy trì tốt và trở thành nề nếp của mỗi cán bộ, chiến sỹ. Phong trào TDTT trong các đối tượng nông thôn, người cao tuổi, phụ nữ tiếp tục được duy trì và phát triển rộng khắp tới các địa phương trong tỉnh với những hoạt động chủ yếu như thể dục buổi sáng, thể dục dưỡng sinh, thể dục thẩm mỹ, đi bộ … Các hoạt động tập luyện và thi đấu thể thao của đồng bào dân tộc thiểu số đã được quan tâm tổ chức và là một món ăn tinh thần không thể thiếu của đồng bào trong các dịp lễ tết, hội xuân truyền thống tại các bản làng. Thông qua các hoạt động TDTT trong các dịp lễ tết truyền thống của các dân tộc thiểu số đã thu hút ngày càng đông đảo con em người dân tộc thiểu số tham gia tập luyện, thi đấu và góp phần rất lớn và bảo tồn, phát triển các môn thể thao dân tộc, các trò chơi vận động dân gian của đồng bào các dân tộc thiểu số. Công tác tập hợp những người có cùng sở thích, ham mê TDTT cũng đã được nhiều tổ chức, cá nhân quan tâm, một câu lạc bộ TDTT đã được hoạt động và có hiệu quả. Trong điều kiện kinh tế chung của tỉnh còn nhiều khó khăn, song công tác xã hội hoá các hoạt động TDTT cũng đã từng bước được đẩy mạnh. Trong năm qua nhiều sân chơi, bãi tập, nhà tập luyện thể thao được các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng; nhiều hoạt động TDTT, nhiều giải thể thao đã được tài trợ, ủng hộ về kinh phí, vận động đông đảo quần chúng nhân dân tham gia, góp phần rất lớn vào việc thúc đẩy phát triển phong trào TDTT của tỉnh nhà. Bên cạnh việc phát triển phong trào tập luyện TDTT trong quần chúng nhân dân thì công tác tổ chức thi đấu, giao lưu TDTT đã được các cấp dặc biệt quan tâm. tỉnh đã tổ chức nhiều các giải thể thao ở các môn như: Bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, đẩy gậy, tung còn, đánh yến, đua thuyền độc mộc...thu hút hàng nghìn lượt người tham gia . * Hoạt động thể thao thành tích cao: Là một trong những tỉnh non trẻ và thuộc diện khó khăn bậc nhất trong toàn quốc nên môi trường để phát triển sự nghiệp TDTT nói chung, đặc biệt là phát triển thể thao thành tích cao nói riêng của Bắc Kạn còn có rất nhiều rào cản và thách thức. Do phải tập chung mọi nguồn lực để xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng; nâng cao dân trí, chất lượng cuộc sống cho đồng bào dân tộc thiểu số,vùng sâu, vùng xa …nên việc đầu tư xây dựng các công trình thể thao trọng điểm như sân vận động, bể bơi, nhà thi đấu; đầu tư kinh phí cho các hoạt động đào tạo, huấn luyện VĐV thể thao thành tích cao; mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập luyện còn nhiều hạn chế. 3.1.1.2. Khái quát chung về sự nghiệp giáo dục và đào tạo. Tổng quát về sự phát triển giáo dục. Trong những năm qua, từ sau tái lập tỉnh (1997) đến nay, cùng sự phát triển kinh tế-xã hội, sự nghiệp giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã có sự phát triển vượt bậc: Quy mô giáo dục không ngừng tăng lên, đến nay các chỉ tiêu về số lượng, cơ cấu các bậc học đều đạt ở mức tương đối cao. Cả tỉnh có 70.968 học sinh các cấp học, bậc học, từ giáo dục mầm non đến Giáo dục phổ thông. Tính bình quân cứ 3 người dân có một người đi học ở các loại hình nhà trường. Tỉnh đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học năm 1998, hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở năm 2005 và hiện nay đang chuẩn bị điều kiện phổ cập giáo dục cụm THPT trong những năm tới; Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu học tập của con em đồng bao các dân tộc tỉnh, kể cả những vùng xa xôi khó khăn. Đến nay, toàn tỉnh có 331 trường học từ GDMN đến THPT; 02 Trung tâm GDTX; 01 Trung tâm KTTH; 01 Trung tâm Giáo dục trẻ em thiệt thòi; 01 Công ty cổ phần Sách - Thiết bị trường học. Mạng lưới trường lớp phát triển nhanh phân bố rộng khắp trên địa bàn tỉnh, đáp ứng nhu cầu học tập của con em các dân tộc trong tỉnh. Bình quân mỗi xã phường có 0,91 trường mầm non; 0,89 trường tiểu học; 0,64 trường Trung học cơ sở và 1,87 trường THPT; toàn tỉnh có 05 trường Phổ thông dân tộc Nội Trúcấp huyện và 01 trường cấp tỉnh, là trường dành riêng cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số, tạo nguồn cán bộ cho địa phương. Do đặc thù là một tỉnh miền núi, cơ sở hạ tầng nghèo nàn, mật độ dân cư thưa thớt, nên còn tồn tại các nhà trường ghép liên cấp, như trường mầm non cho nhà trẻ và mẫu giáo, trường Phổ thông cơ sở cho học sinh Tiểu học và Trung học cơ sở; trường Trung học phổ thông cho học sinh Trung học cơ sở và THPT; Bảng 3.1. Quy mô phát triển hệ thống giáo dục của tỉnh Bắc Kạn Ngành học Số trường Số lớp Số học sinh Tỷ lệ HS/dân số (%) HS/ lớp GV/1 lớp Phòng/ lớp Mầm non 112 901 14.198 4,5 16 1,17 0,67 Giáo dục Tiểu học 109 1.459 23.401 9,8 16 1,17 1,19 THCS và PTCS 95 733 22.136 9,1 30,19 1,66 1,06 THPT 15 272 11.233 4,8 41,29 1,63 0,70 Tăng cường thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông, chất lượng mũi nhọn được quan tâm. số học sinh giỏi các cấp năm sau tăng cao hơn năm trước. Toàn ngành nghiêm túc thực hiện cuộc vận động “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục” đồng thời khi thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông việc đánh giá kết quả học tập ở các môn có yêu cầu chặt chẽ hơn. 100% trường THPT thực hiện việc phân ban ở lớp 10 và lớp 11. Những yếu tố tác động có tính quyết định đến chất lượng giáo dục như: Đội ngũ giáo viên, cơ sở vật chất, thiết bị, công tác quản lý giáo dục của các nhà trường được từng bước tăng cường và phát triển, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của địa phương. Năm học 2006-2007 tỷ lệ học sinh khá giỏi tăng, chất lượng 2 mặt giáo dục trong các nhà trường từng bước được nâng lên. Có được kết quả như vậy, bên cạnh việc làm tốt công tác chuyên môn, không thể phủ nhận sự đóng góp tích cực của công tác giáo dục thể chất. Thầy Nguyễn Chu Thái Chuyên viên phụ trách công tác GDTC trường học của Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Kạn cho biết “Các tiết học thể dục chính khoá giúp học sinh giảm stress, sau những giờ học văn hoá căng thẳng, đã được các em học sinh tham gia tương đối sôi nổi và hào hứng ”. Khi trao đổi với em Mai Hồng Khánh, học sinh lớp 10 chuyên Anh trường THPT Chuyên Bắc Kạn trả lời: “ Em rất thích môn bóng chuyền, vì được chơi chung với tập thể và nó giúp em vận động toàn thân, tăng chiều cao, đảm bảo sức khoẻ ”. Bảng 3.2. Xếp loại chất lượng 2 mặt giáo dục của học sinh trung học tỉnh Bắc Kạn năm học 2006-2007 Cấp học Tổng số HS Xếp loại văn hoá % Xếp loại hạnh kiểm % Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu THCS 21793 4,11 25,56 52,41 17,14 0,78 61,58 29,47 8,25 07 THPT 10.973 0,7 10,38 49,04 39,14 0,74 44,84 36,22 16,97 1,97 Công tác xã hội hoá giáo dục đã được nâng cao và phát triển hơn, dưới ánh sáng của Nghị quyết TW 2 Khoá VIII và kết luận Nghị quyết TW 6 Khoá XI, giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Kạn đã có sự chuyển biến trong công tác xã hội hoá giáo dục. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương quan tâm nhiều hơn đến giáo dục. Tuy nhiên do đời sống của nhân dân còn nghèo, trình độ hiểu biết hạn chế là những nguyên nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác xã hội hoá giáo dục. Thực trạng công tác giáo dục thể chất trong các trường Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Những năm qua, hoạt động giáo dục thể chất trong khối trường học đón nhận được sự quan tâm về nhiều mặt. Số lượng và chất lượng giáo viên thể dục trong nhà trường không ngừng được bổ sung, chất lượng giờ dạy chính khoá được đảm bảo, hoạt động ngoại khoá ở tất cả các cấp học, các nhà trường không ngừng được đẩy mạnh, kết quả đó được thể hiện thông qua số lượng, chất lượng và thành tích thi đấu của các vận động viên tại Hội khoẻ phù đổng các cấp, các giải thể thao dành cho giáo viên, học sinh, sinh viên của ngành Giáo dục - Đào tạo. Tổng số đội ngũ Cán bộ giáo viên toàn ngành GD&ĐT Bắc Kạn có 5.887 người, giáo viên trực tiếp đứng lớp: 4.829 người, chia ra: giáo viên mầm non là 1.060 người, giáo viên tiểu học là 1.770 người, giáo viên THCS là 1.454 người và giáo viên THPT có 545 người. Trình độ của giáo viên THPT các môn học đạt trên chuẩn có 17 GV ( chiếm 3,12%); đạt chuẩn có 513 GV( chiếm 94,13%); chưa đạt chuẩn còn 15 GV ( chiếm 2,75%). Trong đó: giáo viên thể dục các cấp học toàn ngành là 101 người, Tiểu học: 7 GV; THCS: 58 GV và THPT: 36 GV. Bảng 3.3. Một số thông tin vê lực lượng giáo viên ở Bắc kạn. TT Thông tin Toàn tỉnh Giáo viên Thể dục SL % SL % 1 Giáo viên Mầm non 1.060 21,95 0 0 2 Giáo viên Tiểu học 1.770 36,65 7 6,93 3 Giáo viên THCS 1.454 30,11 58 57,43 4 Giáo viên THPT 545 11,29 36 35,64 5 Giáo viên Thể dục đạt chuẩn 27 75 6 Định mức Giáo viên/ HS: - Giáo viên THCS - Giáo viên THPT 1GV/382HS 1GV/312HS Trình độ giáo viên Thể dục bậc THPT đạt chuẩn có 27/36 giáo viên (chiếm 75%), chưa đạt chuẩn còn 09 giáo viên ( chiếm 25%). Để thực hiện được các mục tiêu giáo dục nói chung và Giáo dục thể chất trong các nhà trường, ngành GD&ĐT Bắc Kạn đã có sự đầu tư về đội ngũ giáo viên thể dục, lực lượng này đóng vai trò hết sức quan trọng và có tính quyết định chất lượng GDTC trong các trường học. Qua nhiều năm phấn đấu, đến nay Bắc Kạn đã có đủ giáo viên chuyên trách TDTT trong các trường THCS và THPT, 36 giáo viên Thể dục được bố trí ở 15 trường THPT công lập và dân lập, một số trường lớn có từ 3- 4 giáo viên. Nếu so với tiêu chuẩn định mức cứ 400-500 học sinh có một giáo viên thể dục thì ở Bắc Kạn đối với THCS đạt 382 học sinh/1GV và THPT đạt 312/1GV, như vậy về định mức giáo viên là tương đối cao, đáp ứng đầy đủ so với mặt bằng chung của cả nước (tỉnh Thái Bình cứ 430 học sinh THPT có 1 GV thể dục). Để giải quyết nhiệm vụ của đề tài, tôi tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác giáo dục thể chất của khối 10 và khối 11 ở 4 trường THPT, đại diện cho 4 vùng đặc trưng của tỉnh, đó là: * Trường Trung học phổ thông Bắc Kạn là trường trung tâm của thị xã; * Trường Trung học phổ thông Bộc Bố đại diện cho huyện miền núi vùng khó khăn nhất mới được thành lập; * Trường Trung học phổ thông Na Rì đại diện cho huyện miền núi có điều kiện kinh tế tốt hơn các huyện còn lại trong tỉnh; * Trường Trung học phổ thông Dân tộc Nội Trútỉnh là trường tập trung 100% các em học sinh là người dân tộc. Bằng hình thức phỏng vấn gián tiếp thông qua phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp cán bộ, giáo viên, học sinh để tìm hiểu tình hình thực tế công tác giáo dục thể chất của từng trường. Tình hình việc giảng dạy môn Thể dục ở trường THPT Bộc Bố Là một trường thuộc huyện miền núi vùng cao xa nhất nằm ở phía Bắc của tỉnh Bắc Kạn, mới được thành lập năm 2003. Trường có 26 lớp gồm có hai cấp học (cấp II- III). Học sinh chủ yếu là người dân tộc thiểu số ít người như H”Mông, Dao, Tày. Qua trao đổi với thầy Hiệu trưởng Hoàng Văn Điều thầy đã cho biết: “Nhiều học sinh nam ở trường tôi khi học các môn văn hoá khác thì các em không thích nhưng khi giờ Thể dục các em lại rất thích. Vì các em thích giờ học không bị gò bó, các em được hoạt động tự do hơn, vả lại do dạn dày với cuộc sống lao động thể lực của các em rất khoẻ nhưng các điều kiện để phục vụ dạy và học môn giáo dục thể chất ở trường tôi còn thiếu và chưa đảm bảo chất lượng”. Bảng 3.4. Một số thông tin cơ bản về giờ học Thể dục của trường Trung học phổ thông Bộc Bố tỉnh Bắc Kạn. TT Thông tin Có 1 Giờ chính khoá 1 tiết/ 1 tuần x 2 tiết/ 1 tuần 2 Đảm bảo chương trình của Bộ GD&ĐT x 3 Số học sinh/ 1 Giáo viên khi lên lớp 40-50 x 50-60 4 Điều kiện sân bãi khi lên lớp Đủ Thiếu x 5 Dụng cụ phục vụ tập luyện Đủ Thiếu x Những năm qua, công tác giáo dục thể chất được nhà trường coi trọng, giờ chính khoá được đảm bảo dạy đủ 2 tiết /1 tuần lớp. Giờ dạy trên lớp đảm bảo tính nghiêm túc, an toàn, hoàn thành nội dung chính theo chương trình của Bộ GD&ĐT quy định. Các em học sinh ngoan, lễ phép, có ý thức tự giác, là học sinh miền núi nên hầu hết các em đều có sức khoẻ và thể lực tốt, thuận lợi cho việc học tập môn thể dục. Tuy nhiên, do đông học sinh vì vậy các tiết thể dục thường có 3 lớp phải cùng học và chỉ với 3 giáo viên thể dục, số học sinh trong lớp từ 45-52 em/1 lớp, sân bãi trật chội, dụng cụ còn thiếu thốn chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, khi luyện tập phải chờ đợi luân phiên giữa từng người nên các em được tập luyện rất ít. Ví dụ môn nhảy cao: Trường có hai hố nhảy (vừa để nhảy cao, vừa để nhảy xa), trong một giờ học 45 phút, trừ phần khởi động và phần kết thúc, học sinh chỉ được học ở hố cát 15-20 phút, với 50- 60 lượt học sinh, nên việc hoàn thiện kỹ thuật rất khó, về thể lực các em không tăng được bao nhiêu, học sinh không có hứng thú và hạn chế đến việc các em tích cực luyện tập. Bên cạnh đó, nhiều em nữ người dân tộc H’mông, dân tộc Dao không mạnh dạn, nhút nhát, còn thụ động, chưa thực sự yêu thích bộ môn thể dục. Đội ngũ giáo viên thể dục trường THPT Bộc Bố đa số còn trẻ, nhiệt tình, 75% giáo viên đạt trình độ chuẩn, thường xuyên tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. Hàng năm đã có đội tuyển đi tham gia Hội thi Điền kinh, Hội khoẻ phù đổng cấp tỉnh và đều đạt giải nhưng số lượng tham gia các môn còn thiếu, thành tích đạt được chưa cao. Sau khi đã phát phiếu phỏng vấn lãnh đạo của trường để điều tra tình hình thực tế công tác Giáo dục thể chất ở trường THPT Bộc Bố, chúng tôi có thu được một số kết quả: Bảng 3.5. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn trường THPT Bộc Bố tỉnh Bắc Kạn (n=8) TT Nội dung Có Không Còn ít SL % SL % SL % 1 Sự quan tâm của lãnh đạo trường tới bộ môn Thể dục 3 37.5 0 0 5 62.5 2 Những hình thức động viên về vật chất và tinh thần cho giáo viên đã đạt thành tích trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu 3 37.5 1 12.5 4 50 3 Việc phối hợp với chính quyền địa phương để có cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC 0 0 6 75 2 25 4 Nhà trường đã thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Thể dục 8 100 0 0 0 0 5 Đã sử dụng thêm giải pháp khác để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất 1 12.5 0 0 7 87.5 Để giờ học Thể dục của học sinh có chất lượng ngoài nghiệp vụ của Giáo viên, sự hứng thú học tập của học sinh còn cần sự quan tâm của lãnh đạo trường, sự đầu tư về kinh phí cho bộ môn thể dục để trang bị dụng cụ tập luyện cho học sinh và cho giáo viên giảng dạy nhưng qua bảng 3.5 cho thấy, lãnh đạo trường THPT Bộc Bố quan tâm chưa được nhiều tới bộ môn Thể dục, cụ thể là có 62.5% lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn nhận xét các hoạt động này thực hiện vẫn còn ít; 50% người được hỏi cho là những hình thức động viên khen thưởng những cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình giảng dạy còn hạn chế, đó là khó khăn trong công tác GDTC của trường; 75% người lựa chọn việc phối hợp với chính quyền địa phương để có cơ sở vật chất tốt hơn phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường hầu như vẫn chưa thực hiện được. Trước những khó khăn về cơ sở vật chất còn thiếu, còn kém chất lượng thì lãnh đạo nhà trường cũng đã quan tâm tới bộ môn Thể dục, hàng năm mua sắm thêm một số thiết bị đồ dùng dạy học mới, tuy nhiên còn ít; Lãnh đạo trường cũng đã kịp thời động viên khích lệ cả về vật chất lẫn tinh thần cho giáo viên Thể dục giúp cho giáo viên có thêm động lực để hăng say giảng dạy. Chúng tôi cũng tiến hành phát phiếu tới giáo viên thể dục trường THPT Bộc Bố, kết quả phỏng vấn được trình bày trong bảng 3.6 Bảng 3.6. Kết quả phỏng vấn giáo viên thể dục trường THPT Bộc Bố (n=4) TT Nội dung Đủ Thiếu Có Không Chưa nhiều SL % SL % SL % SL % SL % 1 Sân tập 0 0 4 100 2 Thiết bị đồ dùng cho học sinh học tập 4 100 0 0 3 Thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên 0 0 4 100 4 Sách giáo khoa cho giáo viên 4 100 0 0 5 Tài liệu tham khảo 0 0 4 100 6 Đã sử dụng thêm giải pháp khác để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất 4 100 7 Khi soạn giáo án đã căn cứ vào những yêu cầu: - Căn cứ kế hoạch dạy học, SGK, tài liệu tham khảo cho bài học 4 100 - Căn cứ vào điều kiện sân tập, trang thiết bị dạy học 4 100 - Căn cứ vào những kiến thức mà học sinh đã có để hình thành kỹ năng mới 4 100 - Căn cứ vào đặc điểm, nội dung học, thực trạng sức khoẻ và thể lực của học sinh 4 100 8 Những hình thức động viên khen thưởng đối với học sinh có thành tích trong quá trình học tập 4 100 9 Những hình thức ngoại khoá đã sử dụng để nâng cao chất lượng giờ học nội khoá 4 100 Đa số giáo viên đều cho rằng chương trình môn thể dục của Bộ GD&ĐT là hợp lý. Với điều kiện thực tế của trường, sau khi lấy kết quả phỏng vấn từ giáo viên trường THPT Bộc Bố được trình bày trong bảng 3.6 cho thấy: Tuy hiện nay thiết bị đồ dùng cho học sinh tập luyện và sách giáo khoa cho giáo viên đã cũ, chưa đạt tiêu chuẩn, nhưng đã đầy đủ cho học sinh tham gia tập luyện trong giờ thể dục và cho giáo viên giảng dạy. Nhưng ngược lại tồn tại một thực tế là thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên, tài liệu tham khảo, sân bãi tập luyện còn thiếu chưa đáp ứng được nhu cầu của giáo viên, học sinh. Trước những khó khăn về thiết bị, đồ dùng dạy học, sân bãi tập luyện giáo viên trong trường cũng chưa linh hoạt trong khi lên lớp, chưa sử dụng được tối đa những vật dụng hiện có để nâng cao chất lượng giờ học Trong khi soạn giáo án giảng dạy giáo viên đều căn cứ vào kế hoạch dạy học, sách giáo khoa, tài liệu tham khảo cho bài học. điều kiện sân bãi, trang thiết bị dạy học, đặc điểm nội dung học, thực trạng nhận thức và sức khoẻ của học sinh. Xác định được những kiến thức mà học sinh đã có, trên cơ sở đó hình thành nhưng kỹ năng mới cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy giáo viên đều đã đảm bảo được tính khoa học và tính hệ thống các nội dung dạy học. Thực hiện tốt việc giáo dục và giáo dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng- kỹ xảo giúp đỡ và sửa chữa kịp thời những sai sót và điều chỉnh lượng vận động, đánh giá được thái độ hành vi của học sinh thông qua học tập. Bên cạch đó trong quá trình lên lớp giáo viên sử dụng thời gian các quãng nghỉ chưa tốt, chưa linh hoạt vẫn còn nhiều thời gian trống; Trong việc sử dụng hợp lý nhiều bài tập, nhiều phương pháp dạy học trong một giờ học và tạo cho học sinh khả năng tự tập, tính sáng tạo trong học tập còn kém, do đó hiệu quả giờ học chưa cao. Nhà trường cũng đã chú trọng đến vấn đề động viên khen thưởng cho học sinh có thành tích trong quá trình học tập và thi đấu thể thao, tạo cho học sinh hứng thú trong quá trình học tập. Hoạt động ngoại khoá tác động trực tiếp đến chất lượng giờ học nội khóa, nhưng trường THPT Bộc Bố có hạn chế là hoạt động ngoại khoá chỉ dừng lại ở các giải đấu định kỳ của Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức. Không thường xuyên tổ chức cấp trường để nhiều học sinh có cơ hội tham gia tập luyện cũng như việc luyện tập Thể dục thể thao ngoài giờ của học sinh năng khiếu, không tạo được phong trào rộng khắp cho tất cả các học sinh trong toàn trường. Tình hình việc giảng dạy môn thể dục ở trường THPT Bắc Kạn Trường THPT Bắc Kạn được thành lập 1959. Trong thời kỳ kháng chiến chống đế quốc mỹ xâm lược, thầy và trò THPT Bắc Kạn phải sơ tán nhiều nơi để bảo đảm an toàn, trường đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba của Nhà nước trao tặng năm 1976 và nhiều Bằng Khen của Bộ Giáo dục và Đào tạo và được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng danh hiệu lá cờ đầu các tỉnh miền núi. Bảng 3.7. Một số thông tin cơ bản về giờ học GDTC của trường THPT Bắc Kạn TT Thông tin Số lượng Chất lượng Tiêu chuẩn Tốt Kém Đủ Thiếu 1 Sân bãi tập luyện x x 2 Cơ sở vật chất cho dạy, học x x 3 Số học sinh/1 Giáo viên 500 4 Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo cho học sinh và giáo viên x Năm học đầu tiên sau khi thành lập (1959-1960), trường cấp 3 chỉ có 8 lớp với 316 học sinh, trong đó có 1 lớp 8 với gần 30 học sinh. Thời kỳ này, Trường THPT Bắc Kạn có tên gọi là Trường cấp 2-3 Bắc Kạn. Đến nay nhà trường đã có 27 lớp gần 2.000 học sinh. Cơ sở vật chất được đầu tư khang trang sạch đẹp, sân trường rợp bóng cây xanh, nằm xen kẽ là nhà hai tầng với 28 phòng học. Phòng thực hành, thí nghiệm, thư viện, khu tập thể của giáo viên đều được trang bị đầy đủ. Đội ngũ giáo viên của nhà trường không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nhà trường có 76 cán bộ giáo viên. 100 % số giáo viên thường xuyên được tu dưỡng, rèn luyện về nghiệp vụ. Năm học vừa qua có 20 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh, 19 giáo viên được công nhận giáo viên dạy giỏi cấp trường. Tổ Sinh- Thể dục nhiều năm đạt tập thể lao động tiến tiến. Vừa chú trọng dạy văn hoá, vừa quan tâm giáo dục đạo đức, thường xuyên đổi mới phương pháp giảng dạy, rèn luyện cho học sinh phương pháp tự học, tự rèn, nhờ đó chất lượng giáo dục và kỷ luật học tập của học sinh ngày càng nâng cao. Trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, cấp quốc gia nhiều học sinh đạt giải cao, phong trào văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, thu hút đông đảo học sinh tham gia, giành được nhiều huy chương trong các kỳ Hội khoẻ phù đồng, hội thi điền kinh các cấp. Nhà trường chỉ có 4 giáo viên Thể dục trong đó vẫn còn 1 giáo viên chưa đạt chuẩn(cao đẳng). Với gần 2.000 học sinh, mỗi giáo viên phải giảng dạy trung bình 500 học sinh/giáo viên. Cường độ lao động trên lớp của một giáo viên thể dục quá cao, giáo viên không có nhiều thời gian nghiên cứu, việc tổ chức các giờ học ngoại khóa chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả cần đạt. Cũng như trường THPT Bộc Bố, chúng tôi tiến hành phát phiếu hỏi tới Lãnh đạo và các tổ trưởng chuyên môn trường THPT Bắc Kạn, kết quả được trình bày trong bảng 3.8 Bảng 3.8. Kết quả phỏng vấn lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn trường THPT Bắc Kạn(n=9) TT Nội dung Có Không Còn ít SL % SL % SL % 1 Sự quan tâm của lãnh đạo trường tới bộ môn Thể dục 6 66.67 0 0 3 33.33 2 Những hình thức động viên về vật chất và tinh thần cho giáo viên đã đạt thành tích trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu 7 77.78 1 11.11 1 11.11 3 Việc phối hợp với chính quyền địa phương để có cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC 0 0 7 77.78 2 22.22 4 Nhà trường đã thực hiện bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên Thể dục 9 100 0 0 0 0 5 Đã sử dụng thêm giải pháp khác để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất 8 88.89 0 0 1 11.11 Trả lời phỏng vấn, 66.67% lãnh đạo trường và tổ trưởng các tổ chuyên môn trường THPT Bắc Kạn nói: đã quan tâm đầu tư đúng mức với bộ môn Thể dục, tạo mọi điều kiện phục vụ cho dạy và học; 77.78% trả lời những hình thức động viên khen thưởng về vật chất và tinh thân cho giáo viên có thành tích trong giảng dạy và bồi dưỡng học sinh năng khiếu diễn ra đều đặn, kịp thời đảm bảo quyền lợi cho Giáo viên; 100% trả lời hàng năm đều tham gia đầy đủ các đợt tâp huấn, tiến hành dự giờ đúc rút kinh nghiệm và sinh hoạt chuyên môn đều đặn để đảm bảo trình độ chuyên môn của giáo viên Thể dục được nâng cao. 88.89% lựa chọn đã sử dụng thêm những giải pháp khác để khắc phục tình trạng thiếu thốn về cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động dạy và học của giáo viên, học sinh. Nhà trưởng đã linh hoạt trong việc sử dụng triệt để các thiết bị đã có và sửa chữa tận dụng những thiết bị cũ. Hàng năm đều mua mới một số thiết bị cần thiết còn thiếu hoặc đã bị hỏng. Quan tâm đầu tư kinh phí cải tạo sân bãi, sử dụng kế hoạch năm học để cải tạo, tu sửa sân bãi và các cơ sở vật chất. Phân công thời khoá biểu lệch nhau để sử dụng các thiết bị dạy học, sân bãi hợp lý. Qua biểu 3.8 cho thấy việc nhà trường chưa thực hiện tốt công tác phối hợp với chính quyền địa phương để có được cơ sở vật chất đầy đủ cho học sinh tập luyện. Kết quả phỏng vấn giáo viên trường THPT Bắc Kạn Bảng 3.9. Kết quả phỏng vấn giáo viên thể dục trường THPT Bắc Kạn (n=4) TT Nội dung Đủ Thiếu Có Không Chưa nhiều SL % SL % SL % SL % SL % 1 Sân tập 0 0 4 100 2 Thiết bị đồ dùng cho học sinh học tập 4 100 0 0 3 Thiết bị đồ dùng dạy học cho giáo viên 0 0 4 100 4 Sách giáo khoa cho giáo viên 4 100 0 0 5 Tài liệu tham khảo 0 0 4 100 6 Đã sử dụng thêm giải pháp khác để khắc phục những khó khăn về cơ sở vật chất 4 100 7 Khi soạn giáo án đã căn cứ vào những yêu cầu: - Căn cứ kế hoạch dạy học, SGK, tài liệu tham khảo cho bài học 4 100 - Căn cứ vào điều kiện sân tập, trang thiết bị dạy học 4 100 - Căn cứ vào những kiến thức mà học sinh đã có để hình thành kỹ năng mới 4 100 - Căn cứ vào đặc điểm, nội dung học, thực trạng sức khoẻ và thể lực của học sinh 4 100 8 Những hình thức động viên khen thưởng đối với học sinh có thành tích trong quá trình học tập 4 100 9 Những hình thức ngoại khoá đã sử dụng để nâng cao chất lượng giờ học nội khoá 4 100 Nhìn chung toàn bộ giáo viên thể dục đều cho rằng chương trình của Bộ Giáo dục và Đạo tạo là hợp lý, phù hợp với điệu kiện của trường; là một ở trung tâm của thị xã do đó trường THPT Bắc Kạn gặp khó khăn về vấn đề sân bãi tập luyện; giống như trường THPT Bộc Bố trường THPT Bắc Kạn cũng gặp phải khó khăn về thiết bị, đồ dùng cho học sinh học tập và sách giáo khoa cho giáo viên đầy đủ, nhưng tài liệu tham khảo và thiết bị, đồ dùng dạy học của giáo viên lại thiếu. Sau khi được hỏi về việc chuẩn bị giáo án giảng dạy, các giáo viên dạy t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu giải pháp nhằm tác động có hiệu quả vào giờ học giáo dục thể chất cho học sinh THPT tỉnh Bắc Kạn.doc
Tài liệu liên quan