MỤC LỤC .1
DANH MỤC BẢNG BIỂU.3
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .4
LỜI NÓI ĐẦU.5
PHẦN 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ HÀNH VI TIÊU DÙNG CỦA KHÁCH
HÀNG THÔNG QUA ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ .7
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.7
1.1. Sự hình thành của thương mại điện tử.7
CHƯƠNG II: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA HÀNH VI TIÊU DÙNG THÔNG
QUA CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.11
2.1. Khái niệm về hành vi tiêu dùng.11
2.1.1. Định nghĩa: Một số định nghĩa về hành vi tiêu dùng: .11
2.2. Mô hình hành vi của người tiêu dùng.11
2.3. Quá trình quyết định mua của khách hàng .13
2.3.1. Nhận biết nhu cầu:.13
2.3.2. Tìm kiếm thông tin: .13
2.3.3. Tìm kiếm bên trong: .13
2.3.4. Tìm kiếm bên ngoài:.13
2.3.5. Đánh giá các lựa chọn: .14
2.3.6. Quyết định mua hàng:.14
2.4. Mô hình các bước trong quyết định mua hàng .15
2.4.1. Hành vi sau mua: .15
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng .15
2.5.1. Các yếu tố bên trong.16
2.5.2. Các yếu tố bên ngoài .16
48 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 481 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hành vi tiêu dùng thông qua các ứng dụng thương mại điện tử của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông (cơ sở đào tạo Hà Đông), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng
Makerting và những tác nhân của môi trường đi vào ý thức của người mua.
Những đặc điểm và quá trình quyết định của người mua dẫn đến những quyết định
mua sắm nhất định. Chúng ta phải hiểu được điều gì xảy ra trong ý thức của người
mua giữa lúc các tác nhân bên ngoài bắt đầu tác động và lúc quyết định mua.
✓ Những đặc điểm của người mua, văn hóa, xã hội, cá nhân, tâm lý, ảnh
hưởng như thế nào đến người mua?
✓ Người mua thông qua quyết định mua sắm như thế nào?
Ngiên cứu mô hình hành vi của người tiêu dùng sè giúp cho các doanh nghiệp
nhận thấy được các phản ứng khác nhau của khách hàng đối với thừng sản phẩm như:
chất lượng, giá cả, các chương trình quàng cáo, khuyến mãi, mầu mã kiểu dáng, cách
phấn phối sản phẩm hay việc chọn các đại lý qua đó nắm bắt được nhu cầu thị hiếu
cùng như sở thích của từng đối tượng khách hàng mà chọn chiến lược kinh doanh hiệu
quả và nâng cao khả năng cạnh tranh.
Đặ
c điểm
người
Qúa
trình ra quyết
định của
người
Vă
n hóa
Nhận
thức về vấn đề
Xã
hội
Tìm
kiếm thông tin
Cá
tính
Đánh
giá
Tâ
m lý
Quyết
định
Hành vi
mua
Các
yếu tố kích
thích của
Marketing
Các tác
nhân kích
thích khác
Sản
phẩm
Kinh tế
Giá Khoa
học kĩ thuật
Phương
pháp phân
phối
Chính
trị
Địa
điểm
Văn
hóa
Khuyế
n mãi
Quyết định
của người mua
Lựa chọn sản
phẩm
Lựa chọn
nhãn hiệu
Lựa chọn
nhà kinh doanh
Định thời
gian mua
Định số
lượng mua
13
2.3. Quá trình quyết định mua của khách hàng
Quá trình quyết định mua là một chuỗi các giai đoạn mà người tiêu dùng trải qua
trong việc quyết định mua sản phẩm hoặc dịch vụ. Quá trình đó gồm 5 giai đoạn:
Hình 2.2 Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng
2.3.1. Nhận biết nhu cầu:
Quá trình quyết định mua xảy ra khi người tiêu dùng nhận biết một nhu cầu của
chính họ bằng cảm xúc bên trong hoặc tác động cảm xúc khách quan đủ mạnh.
Ví dụ: Ta đi vào siêu thị thấy một con gấu nhồi bông đẹp và hợp với sở thích
của minh, và ta quyết định mua liền dù biết con gấu này không cần thiết lắm đối với
mình và mục đích vào siêu thi không phải là mua gấu mà đi đọc sách hay xem quấn áo
thời trang... Trường hợp này là nhu cầu có sẵn trong người tiêu dùng bị nhà sản xuất
“bắt mạch”. Khi cảm xúc chủ quan gặp cảm xúc khách quan thì nhu cầu được nhận
dạng. Và, nếu nhà sản xuất nhận dạng ra được cảm xúc bên trong của người tiêu dùng
và số người có cảm xúc đó đủ lớn thì việc kinh doanh chỉ còn là vấn đề bán giá bao
nhiêu và ở đâu.
2.3.2. Tìm kiếm thông tin:
Giai đoạn tìm kiếm thông tin là để làm rõ những chọn lựa mà người tiêu dùng
được cung cấp, bao gồm hai bước:
2.3.3. Tìm kiếm bên trong:
Liên quan đến việc tìm kiếm trong kí ức để khơi dậy những kinh nghiệm hoặc
hiểu biết trước đây liên quan đến công việc tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Tìm kiếm
bên trong thường phục vụ những sản phẩm mua thường xuyên.
2.3.4. Tìm kiếm bên ngoài:
Cần thiết khi những kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong quá khứ không đủ cung
cấp thông tin cho người tiêu dùng.
Các nguồn thông tin bên ngoài chủ yếu là:
✓ Nguồn thông tin cá nhân: Gia đình bạn bè, hàng xóm, người quen
✓ Nguồn thông tin công cộng: Quãng cáo, người bán hàng, các nhà kinh
doanh, bao bì, triển lãm.
Nhận biết
nhu cầu
Tìm kiếm
thông tin
Đánh giá sau
khi mua
Quyết định
mua
Đánh giá các
lựa chọn
14
✓ Nguồn thông tin có ảnh hưởng đến người tiếp thị
✓ Nguồn thông tin đại chúng : Tivi, radio, các tổ chức nghiên cứu, phân
loại người tiêu dùng
Ngoài ra công việc tìm kiếm còn kết hợp cả bên trong và bên ngoài thường được
sử dụng cho các sản phẩm tiêu dùng.
2.3.5. Đánh giá các lựa chọn:
Người tiêu dùng sử dụng thông tin thu thập được để đánh giá các phương án
mua hàng. Khó mà biết được việc đánh giá diễn ra như thế nào, nhưng chúng ta biết
rằng người ta sẽ mua sản phẩm mà họ cho rằng sẽ thỏa mãn cao nhất với giá hợp lí
nhất. Đôi khi sự đánh giá dựa trên những tính toán thận trọng và tư duy logic, nhưng
đôi khi lại bộc phát theo cảm tính.
Muốn biết được người tiêu dùng đánh giá các sản phẩm như thế nào, để họ có
biện pháp gây ảnh hưởng tới quyết định tới quyết định của khách hàng. Bán hàng trực
tiếp có thể giúp thể hiện chất lượng và tính năng của sản phẩm so với đối thủ cạnh
tranh. Đây là điều rất quan trọng khi người tiêu dung cân nhắc và so sánh các sản
phẩm.
2.3.6. Quyết định mua hàng:
Ở giai đoạn đánh giá, người tiêu dùng đã hình thành cở sở thích đối với những
nhãn hiệu trong tập lựa chọn. Người tiêu dùng cũng có thể hình thành ý định mua nhã
hiệu ưa thích nhất. Tuy nhiên còn hai yếu tố nữa có thể xen vào giữa ý định mua và
quyết định mua hàng.
Yếu tố thứ nhất là thái độ của người khác. Mức độ mà thái độ của những người
khác làm suy yếu ưu tiên của người nào đó phụ thuộc vào hai điều: (1) Mức độ mãnh
liệt của thái độ phản đối của người khác. (2) Động cơ của người tiêu dùng làm theo
mong muốn của người khác. Thái độ phản đối của người khác càng mạnh và người
khác càng gần gủi với người tiêu dùng thì có nhiều khả năng điều chỉnh ý định mua
hàng.
Ý định mua hàng cũng chụi của những yếu tố bất ngờ. Khi người tiêu dùng sắp
sửa hành động thì những yếu tố tình huống bất ngờ có thể xuất hiện làm thay đổi ý
định.
15
Hình 2.3 Quá trình quyết định mua hàng của khách hàng.
2.4. Mô hình các bước trong quyết định mua hàng
2.4.1. Hành vi sau mua:
Bán được chưa phải là xong. Việc hài lòng hay không hay lòng sau khi mua sẽ
ảnh hưởng đến lần hứa hẹn kế tiếp của khách hàng. Và một khi khách hàng thỏa mãn
với sản phẩm thì:
1) Long trung thành lâu dài hơn.
2) Mua nhiều hơn.
3) Nói về mặt tốt của sản phẩm.
4) Ít quan tâm đến giá.
Khi khách hàng không hài lòng về sản phẩm thì họ có những phản ứng sau:
5) Phản ứng trực tiếp đến nơi họ mua sản phẩm
6) Không mua sản phẩm nữa.
7) Thông báo với bạn bè người thân về mặt không tốt của sản phẩm..
Cho nên các công ty cần phải cung cấp thông tin sau khi bán cho khách hàng của
mình. Có thể sử dụng hình thức quảng cáo và bán hàng trực tiếp để khẳng định với
người tiêu dùng rằng họ lựa chọn đúng.
2.5. Các yếu tố ảnh hưởng hành vi tiêu dùng
Người tiêu dùng chịu sự ảnh hưởng từ thế giới quan rất nhiều. Nó có thể từ gia
đình, nhà trường, xã hội, công sở, bạn bè, đồng nghiệp, đi du lịch, các cơ hội hiếm có
mua sắm, các nguyên nhân chủ quan bắt buộc phải hành động (bệnh tật), hàng độc
quyền bán
Đánh giá các
phương án
Ý định mua
hàng
Thái độ của những người
khác: Gia đình... bạn
bè.
Những yếu tố tình huống
bất ngời
Quyết định
mua
16
2.5.1. Các yếu tố bên trong
a. Văn hóa:
Nói tới văn hóa thì sẽ có rất nhiều phạm trù mà nó đề cập tới. Ở đây ta sẽ xem
xét ở gốc độ có lợi cho hoạt động tiếp thị, kinh doanh. Các phạm trù văn hóa sử dụng
để phân khúc thị trường hay khám phá nhu cầu của họ như sau:
✓ Văn hóa dân tộc
✓ Văn hóa theo tôn giáo
✓ Văn hoá theo môi trường sống
Trong xã hội luôn tồn tại các giai cấp. Có thể yếu tố chính trị, pháp luật ngăn
chặn giai cấp hình thành nhưng nó vẫn tồn tại âm thầm trong xã hội. Giai cấp xã hội
được hiểu là cộng đồng có kích thước tương đối lớn và duy trì ổn định trong xã hội và
được sắp xếp theo thứ bậc, đẳng cấp. Chúng có những đặc trưng quyết định bởi những
quan điểm giá trị, lợi ích, hành vi đạo đức. Đặc trưng của giai cấp trong xã hội:
Những người cùng một gia cấp có khung hướng suy nghĩ và hành động giống
nhau.
Con người có những quyền lực hành động cao hoặc thấp tùy vào họ thuộc giai
cấp nào.
Giai cấp xã hội được xác định trên cơ sở nghề nghiệp, thu nhập, tài sản, học vấn,
các giá trị tâm lý vô hình khác.
2.5.2. Các yếu tố bên ngoài
a. Nhu cầu và động cơ
Động cơ người tiêu dùng là cảm xúc đủ mạnh để suy nghĩ và hành động. Việc
hiểu động cơ người tiêu dùng giúp chúng ta hiểu được điều gì đã thúc đẩy họ sử dụng
sản phẩm này hay sản phẩm khác. Hiện tại thường có sự lẫn lộn giữa các khái niệm
nhu cầu động cơ. Có thể nói nếu nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn thì động cơ là hành
động làm thỏa mãn cảm xúc đó.
Nhu cầu là cảm xúc cần thỏa mãn những điều mà con người đòi hỏi để tồn tại và
phát triển. Mọi cá nhân điều có những nhu cầu, một số do bẩm sinh, một số do tích lũy
trong quá trình học tập, làm việc và sinh sống. Theo Masslow, con người có năm cấp
độ nhu cầu và họ chỉ có thể chuyển sang cấp độ cao hơn sau khi những nhu cầu chính
yếu ở cấp độ thấp hơn đã được thỏa mãn. Theo đó, nhu cầu được phát triển từ thấp đến
cao.
17
✓ Nhu cầu sinh lý
✓ Nhu cầu an toàn
✓ Nhu cầu xã hội
✓ Nhu cầu cá nhân/được tôn trọng
✓ Nhu cầu được khẳng định
2.5.3. Nhận thức:
Là một quá trình cá nhân lựa chọn, tổ chức và diễn giải thông tin nhận được để
tạo ra một bức tranh có ý nghĩa về thế giới. Nhận thức có chọn lọc là quan trọng bởi vì
con người nhận thức có chọn lọc điều họ muốn và ảnh hưởng theo cách mà người xem
xét trong việc rủi ro trong việc mua sắm như thế nào.
2.5.4. Niềm tin và quan điểm:
Niềm tin là sự nhận định chứa đựng một ý nghĩa cụ thể mà người ta có được về
một cái gì đó. Sự hình thành niềm tin về cơ bản xuất phát từ sự hiểu biết nên ảnh
hưởng khá quan trọng đến hành vi mua.
Thái độ là sự đánh giá tốt hay xấu của cá thể được hình thành trên cơ sở những
tri thức hiện có và bền vững về một khách thể hay một ý tưởng nào đó, những cảm
giác do chúng gây ra và phương hướng hành động có thể có. Người mua sẽ tìm đến
nhãn hiệu có thái độ tốt khi động cơ xuất hiện.
2.5.5. Những ảnh hưởng mang tính chất cá nhân lên hành vi tiêu dùng
Những quyết định của người mua cũng chịu ảnh hưởng của những đặc điểm cá
nhân, nổi bậc nhất là tuổi tác và giai đoạn chu kỳ sống gia đình, cùng với tình hình tài
chính và những sự quan tâm đến sản phẩm điển hình của từng nhóm.
- Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống: Việc tiêu dùng được hình thành theo
giai đoạn của chu kỳ sống gia đình, cùng với tình trạng tài chính và sở thích mua hàng
điển hình của gia đình trong từng giai đoạn.
- Nghề nghiệp: Có ảnh hưởng nhất định đến tính chất của hàng hóa và dịch vụ
được chọn mua.
VD: Những người trong làng giải trí: ca sỹ, diễn viên điện ảnh, người mẫu thì
sử dụng hàng hiệu, đắt giá, đi du lịch ở những nơi nổi tiếng bằng phương tiện lưu
thông hiện đại như: Taxi, máy baycòn những công nhân thì mua quần áo lao động,
giày đi lam, ăn cơm trưa đóng hợp
18
- Hoàn cảnh kinh tế: Hoàn cảnh kinh tế bao gồm thu nhập có thể chi tiêu được,
tiền tiết kiệm và tài sản, nợ, khả năng vay mượn nợ, thái độ đối với việc chi tiêu và tiết
kiệm. Việc lựa chọn sản phẩm chụi tác động lớn đến tình trạng kinh tế của người đó.
- Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội
và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống hoàn toàn khác nhau. Lối sống miêu tả
sinh động toàn diện một con người trong quan hệ với môi trường. Nên những người
làm Marketing sẽ tìm kiếm những mối quan hệ giữa sản phẩm của mình và các nhóm
theo lối sống.
- Kiểu nhân cách và ý niệm bản thân: Mỗi người điều có một kiểu nhân cách hết
sức đặc thù, có ảnh hưởng đến hành vi mua hàng của người đó. Kiểu nhân cách là một
tập hợp những đặc điểm tâm lý của con người đảm bảo sự phản ứng đáp lại môi
trường xung quanh của chúng ta có trình tự tương đối và ổn định. Nhân cách còn là
một biến hữu ích trong phân tích hành vi của người tiêu dùng, vì rằng có thể phân loại
các kiểu nhân cách (tính thận trọng, tình cảm quyến luyến, tính năng động, tính tự
chủ,tính hiếu thắng, tính ngăn nấp và tính dễ dãi) và các mối quan hệ chặt chẽ giữa các
kiểu nhân cách nhất định với cách lựa chọn sản phẩm và thương hiệu.
19
2.6. Mô hình nghiên cứu
Hình 2.4 Mô hình nghiên cứu của người mua hàng
Đặc diểm của người
mua
✓ Tuổi tác
✓ Giới tính
✓ Ngành
✓ Thu nhập
Tìm kiếm thông tin
✓ Tiêu chuẩn chất lượng
✓ Nguồn thông tin tham khảo
✓ Giá, khuyến mãi
Đánh giá các lựa chọn
✓ Tiêu chí chọn cửa hàng
✓ Các yếu tố ảnh hưởng đến
quyết định mua
Quyết định mua
✓ Nơi mua
✓ Cách thức mua, thanh toán
✓ Người ảnh hưởng nhất
Hành vi sau khi mua
✓ Sự hài lòng khi sử dụng
✓ Có dự định đổi không
✓ Ưu tiên thương hiệu
Nhu cầu nhận thức
✓ Loại sản phẩm sử dụng
✓ Công dụng của sản phẩm
20
2.7. Bức tranh toàn cảnh về TMĐT
Thương mại điện tử là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm
năng để các doanh nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn
khởi nghiệp kinh doanh theo mô hình mới.
Doanh số từ Thương mại điện tử đang chứng minh đây là lĩnh vực kinh doanh
có triển vọng tăng trưởng toàn cầu dài hạn. Theo báo cáo chỉ số TMĐT Việt Nam
(EBI) 2017, tổng giá trị giao dịch Thương mại điện tử trong năm 2016 trên thế giới đã
vượt 1000 tỷ USD và dự kiến sẽ tăng trường ở mức 17% mỗi năm. Bên cạnh đó
Thương mại trên nền tảng thiết bị di động đang dần phát triển mạnh mẽ đạt được trên
20% doanh thu Thương mại điện tử.
Dự đoán trong 10 năm sắp tới xu hướng mua sắm trên các nền tảng Thương mại
điện tử sẽ phát triển mạnh mẽ thay thế dần các mô hình kinh doanh truyền thống.
Chính vì vậy để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của thị trường TMĐT và xu hướng số
hóa của thế giới, Học viện chính thức lựa chọn và đưa môn học TMĐT vào chương
trình đào tạo hơn hết còn mở ra ngành học TMĐT mới
2.7.1. Ở thế giới
Trong bối cảnh người tiêu dùng mất dần hứng thú với việc mua sắm tại các cửa
hàng truyền thống, thị trường thương mại điện tử đang chớp lấy thời cơ để bước vào
thời điểm phát triển mạnh. Thương mại điện tử trên thế giưới như bước vào “ thời kỳ
trằn mật’’ với những bước “ phát triển rầm rộ ’’
Các nghiên cứu mới đây cho thấy người tiêu dùng trên toàn cầu đang thay đổi
thói quen mua sắm với việc dành nhiều thời gian và tiền bạc cho hoạt động mua hàng
trực tuyến. Theo đánh giá về tình hình tiêu dùng năm 2017 của Consumer Conditions
Scoreboard, tỷ lệ mua sắm trực tuyến tại Liên minh châu Âu (EU) đã tăng gấp 2 lần
trong 10 năm qua và tăng từ mức 29,7% năm 2007 lên 55% hiện nay. Mua bán trực
tuyến hiện đóng góp hơn 9% tổng doanh số bán lẻ tại châu Âu và tính trong những
tháng đầu năm 2016, có tới 18 triệu người dùng mạng Internet ở khu vực Bắc Âu mua
hàng trực tuyến.
Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu từ thương mại điện tử của
khu vực đóng góp 40% tổng doanh thu thương mại điện tử trên toàn cầu trong quý
I/2017, nhờ hoạt động mua sắm bùng nổ tại Trung Quốc, Nhật Bản, Australia, Hàn
21
Quốc và Ấn Độ. Chuyên gia Marc Woo, thuộc Google, dự báo khu vực Đông Nam Á
sẽ trở thành thị trường thương mại điện tử bùng nổ tiếp theo, nhờ sự gia tăng của tầng
lớp trung lưu cũng như mức độ phổ cập của mạng Internet. Dự kiến, số lượng người
thuộc tầng lớp trung lưu tại ASEAN sẽ tăng từ 190 triệu người trong năm 2012, lên
400 triệu người năm 2020 và lượng người truy nhập Internet cũng sẽ tăng gấp ba lần
lên 600 triệu người vào năm 2025.
Hình 2.5 Doanh thu TMĐT thế giới tăng liên tục theo các năm
(Nguồn: The Nielsen Company.)
Hình 2.6 Thị trường TMĐT thế giới năm 2019
( Nguồn: Accesstrade.)
1233
1471
1700
1922
2143
2800
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
2013 2014 2015 2016 2017 2018
Tỷ $
22
Hình 2.7: Thống kê các sàn TMĐT có lượng truy cập cao nhất Đông Nam Á
năm 2018
(Nguồn: cafebiz.vn)
23
2.7.2. Ở Việt Nam
Tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam trong năm qua tương đối có nhiều
chuyển động sôi nổi, các hoạt động kinh doanh, buôn bán thông qua mạng trực tuyến
không hề có dấu hiệu dừng lại mà được dự đoán sẽ tiếp tục bùng nổ trong năm .
Theo nghiên cứu của Trung tâm kinh doanh toàn cầu của Đại học Tufts (Mỹ),
hiện Việt Nam xếp hạng 48/60 quốc gia có tốc độ chuyển đổi kinh tế số hóa nhanh trên
thế giới, đồng thời xếp hạng 22 về tốc độ phát triển số hóa. Điều đó chứng tỏ Việt
Nam đang trong nền kinh tế số hóa và lĩnh vực thương mại điện tử có triển vọng tiến
xa hơn.
Với một quốc gia có đến 53% dân số sử dụng internet và gần 50 triệu thuê bao
sử dụng smartphone, thị trường thương mại điện tử ở Việt Nam được dự đoán sẽ bùng
nổ trong thời gian tới. Thực tế thời gian qua cũng cho thấy, tiềm năng tăng trưởng của
lĩnh vực thương mại điện tử của Việt Nam rất lớn.
Theo kết quả khảo sát của Hiệp hội Thương mại Điện tử Việt Nam (VECOM)
đưa ra trong Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018, tốc độ tăng
trưởng năm 2017 so với năm trước ước tính trên 25%. Nhiều DN cho biết tốc độ tăng
trưởng năm 2018 sẽ duy trì ở mức tương tự.
Báo cáo Chỉ số Thương mại điện tử Việt Nam năm 2018 cũng cho thấy, tốc độ
tăng trưởng trong một số lĩnh vực cụ thể rất ngoạn mục. Đối với lĩnh vực bán lẻ trực
tuyến, thông tin từ hàng nghìn website thương mại điện tử cho thấy, tỷ lệ tăng trưởng
doanh thu năm 2017 tăng 35%. Khảo sát gián tiếp qua một số DN chuyển phát hàng
đầu cho thấy, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%.
Đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty cổ phần Thanh toán quốc
gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017, số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng
khoảng 50% so với 2016, trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%. Trong lĩnh
vực tiếp thị trực tuyến, một số công ty tiếp thị liên kết có tốc độ tăng trưởng năm 2017
đạt từ 100% đến 200%. Tính đến cuối năm 2016, quy mô thị trường thương mại điện
tử Việt Nam khoảng 4 tỷ USD. Dự báo trong 4 năm tới, quy mô thị trường thương mại
điện tử Việt Nam được dự đoán có thể đạt tới 10 tỷ USD.
Theo thống kê mới đây của Tập đoàn iPrice, tổng hợp từ 1.000 DN thương mại
điện tử khác nhau, Việt Nam đang tham gia cuộc chơi với “phong độ tốt”, nắm bắt hầu
24
hết các xu thế của khu vực. Theo iPrice, tổng lượng truy cập mua sắm trực tuyến thông
qua thiết bị di động tại Việt Nam tăng tưởng ấn tượng, ở mức 26% trong năm 2017.
Gần đây, trong một báo cáo nghiên cứu của Công ty TNHH CBRE Việt Nam,
được thực hiện thông qua ghi nhận ý kiến khoảng 1.000 người tại TP. Hồ Chí Minh và
Hà Nội, cho biết, 25% người tiêu dùng được khảo sát dự định sẽ giảm tần suất mua
sắm tại cửa hàng thực tế.
Trong khi đó, 45-50% cho rằng, sẽ mua sắm trực tuyến thông qua máy tính để
bàn/máy tính xách tay hay điện thoại thông minh/máy tính bảng, thường xuyên hơn
trong tương lai. Kết quả khảo sát năm 2018 của Hội DN hàng Việt Nam chất lượng
cao cho thấy, số người tiêu dùng chọn mua online đã tăng gấp ba lần (2,7%) so với
năm 2017 (0,9%). Ngoài ra, kết quả khảo sát còn ghi nhận, tất cả các sản phẩm tiêu
dùng ít nhiều đều được người tiêu dùng mua online.
Đến năm 2020, dự kiến tại Việt Nam có khoảng 30% dân số tham gia mua sắm
online, đạt 350 USD/người. Theo đó, thương mại điện tử trên nền tảng di động và
thương mại điện tử định vị sẽ tiếp tục là xu thế chủ đạo trên thế giới, chiếm khoảng
25% tổng mức bán lẻ toàn cầu. Theo dự báo, năm 2018 sẽ là thời điểm của thương mại
điện tử khi người dân hầu như đã rất quen thuộc với mua sắm trực tuyến.
Các thiết bị di động cầm tay trở thành phương tiện mua hàng chính
Cũng theo các thống kê dựa trên tình hình thương mại điện tử trên toàn thế giới,
thương mại di động đang trở thành xu hướng và sẽ góp phần không nhỏ đến sự phát
triển và thay đổi của các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử hiện nay.
Trong tình hình thương mại điện tử ở Việt Nam, nhiều thống kê đã chỉ ra rằng
phần lớn các khách hàng, người mua hàng hiện nay có xu hướng sử dụng các thiết bị
di động cầm tay (điện thoại di động, máy tính bảng) để thực hiện thao tác, hành vi
mua bán sản phẩm trực tuyến, nhiều hơn cả tỉ lệ người mua hàng thông qua máy tính
xách tay hoặc máy tính để bàn.
Theo thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông đến tháng 8/2016, tại Việt
Nam có khoảng 128 triệu thuê bao di động, trong đó có 55% triệu thuê bao sử dụng
smartphone (điện thoại thông minh)
Theo các đo lường của Google – công cụ hỗ trợ tìm kiếm và nghiên cứu từ khoá
số một hiện nay, trung bình mỗi ngày, một người sẽ cầm điện thoại lên và xem khoảng
150 lần, tức là hơn 10 lần/giờ.
25
Điều này cho thấy việc sử dụng thiết bị di động đã trở thành một thói quen hằng
ngày không thể thiếu và nó cũng tác động ít nhiều đến hành vi lướt web và truy cập
các trang thương mại điện tử. Và việc đầu tư cho yếu tố này cũng là một vấn đề đáng
để các công ty, doanh nghiệp cần quan tâm.
Với tình hình thực tế và các số liệu nêu trên mở ra một tương lai sáng cho
TMĐT tại Việt Nam sẽ tiếp tục khởi sắc
Dưới đây là biểu tỷ trọng các loại hàng hoá và dịch vụ trong TMĐT Việt Nam.
Hình 2.8 : Tỷ trọng các loại hàng hóa và dịch vụ trong TMĐT Việt Nam năm
2016
(Nguồn: The Nielsen Company.)
Con số trên đây cho một khái niệm rõ rệt là TMĐT hiện nay và trong một vài
năm tới chủ yếu được ứng dụng trong lĩnh vực thời trang , tiếp đó đến hàng hóa tiêu
dùng , du lịch , khách sạn ; TMĐT trong lĩnh vực buôn bán hàng hữu hình khác còn rất
hạn chế ở Việt Nam .
26
Hình 2.9: Thống kê các chỉ số của TMĐT Việt Nam năm 2018
(Nguồn: Boxme.)
27
PHẦN 2. THỰC TRẠNG HÀNH VI TIÊU DÙNG THÔNG QUA CÁC ỨNG
DỤNG TMĐT CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN
THÔNG
CHƯƠNG III: BÁO CÁO VỀ NGHIÊN CỨU HÀNH VI TIÊU DÙNG
CỦA SINH VIÊN HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
THÔNG QUA CÁC ỨNG DỤNG THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
Với sự phát triển về Internet đã tạo đà cho sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế
số hóa, TMĐT là một thành phần kinh tế đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
toàn thế giới nới chung và Việt Nam nói riêng. TMĐT phát triển mạnh mẽ thì đòi hỏi
con người cần tìm hiểu và nghiên cứu đánh giá đưa ra các cải tiến giúp cho TMĐT
phát triển và các nhà quản lí có thể đưa ra các giải pháp tốt nhất cho sự phát triển của
TMĐT nói riêng và nền kinh tết nói chung.
Nghiên cứu về hành vi của người tiêu dùng đã là đề tài nghiên cứu của khá
nhiều nhà khoa học để đánh giá về hành vi tiêu dùng của cá nhân người tiêu dùng, đưa
ra các báo cáo chỉ số giúp nhà quản lí và điều hành đưa ra được chiến lược tốt nhất cho
mô hình TMĐT.
Xuất phát từ nhu cầu tiêu dùng của cá nhân mình khi mua hàng thông qua các
ứng dụng TMĐT và các kiến thức được học qua môn Thương mại điện tử nhóm
nghiên cứu đã quyết định đăng kí đề tài nghiên cứu khoa học về hành vi tiêu dùng của
sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông thông qua ứng dụng thương mại
điện tử.
3.1 Mục tiêu của nghiên cứu
Khảo sát hành vi tiêu dùng của 500 sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông thông qua các ứng dụng TMĐT
Đánh giá và chỉ ra hành vi tiêu dùng của đối tượng sinh viên khi sử dụng các
ứng dụng TMĐT
Phân tích đánh giá thói quen tiêu dùng của sinh viên khi tiêu dùng qua các ứng
dụng TMĐT
Đưa ra các đề xuất, góp ý đối với các nhà xây dựng hệ thống TMĐT
Giúp phân tích và đánh giá đưa ra một số đề xuất để sinh viên khối ngành kinh
tế của Học viện có thêm những kiến thức về lĩnh vực này nhằm nâng cao hiểu biết,
góp phần đáp ứng tốt nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao.
Nhóm nghiên cứu cũng hy vọng rằng đề tài sẽ là tài liệu hữu ích cho các đơn vị
liên quan trong quá trình nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện.
28
3.2 Phân tích kết quả phiếu khảo sát hành vi tiêu dùng thông qua ứng dụng
TMĐT của sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
1) Giới Tính:
Phát phiếu bất kì cho đối tượng là 500 sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông từ năm 1 đến năm 5 với tỉ lệ 50% nam, 50% nữ để khảo sát hành vi tiêu
dùng của hai giới (Nam & Nữ)
Qua đó nghiên cứu hành vi tiêu dùng, thói quen mua sắm của hai giới ở độ tuổi
18-23 tuổi thông qua các ứng dụng thương mại điện tử, từ đó phân tích sự giống &
khác nhau của thói quen giữa nam và nữ khi tiêu dùng.
2) Hiện bạn đang là sinh viên năm thứ mấy?
Phát phiếu bất kì cho đối tượng là 500 sinh viên Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông từ năm 1 đến năm 5 với tỉ lệ: 100 phiếu năm 1, 100 phiếu năm 2, 100
phiếu năm 3, 100 phiếu năm 4, 100 phiếu năm 5
50%50%
Tỉ Lệ
Nam Nữ
20%
20%
20%
20%
20%
Tỉ Lệ
1 2 3 4 5
29
3) Hiện tại bạn đang thuê nhà hay ở cùng bố mẹ?
Qua khảo sát đối với đối tượng là sinh viên của Học viện cho thấy 59% sinh
viên được khảo sát hiện đang thuê trọ ở ngoài, tỉ lệ này vượt trội hoàn toàn so với
lượng sinh viên ở cùng bố mẹ và khác (Ở KTX)
Tỉ lệ sinh viên thuê trọ ở ngoài cũng cho thấy lượng sinh viên của Học viện chủ
yếu là ở các tỉnh lẻ ngoài Hà Nội lên học đại học
Điều này cũng dự báo về nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của sinh viên rất lớn.
4) Hiện tại bạn có đang đi làm thêm không?
Có 63% số sinh viên được hỏi trong khảo sát đang đi làm thêm để kiếm thêm
thu nhập thụ động sau thời gian học trên lớp, số sinh viên không đi làm thêm chỉ là
37%
Qua đó cho thấy nhu cầu kiếm việc làm thêm sau giờ học trên lớp của đối tượng
sinh viên rất lớn vì đa số sinh viên đều là từ các tỉnh lẻ lên Hà Nội để sinh sống và học
59%20%
21%
Tỉ lệ
Thuê t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_hanh_vi_tieu_dung_thong_qua_cac_ung_dung_t.pdf