Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân, Hải Phòng

Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp rác thải đến đó bằng đường quốc lộ. Trạm trung chuyển được sử dụng khi:

- Xảy ra hiện tượng đổ rác không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa.

- Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16,09km)

- Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15m3).

- Khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt.

- Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom rác thải từ khu thương mại.

- Sử dụng hệ thống thu gom thuỷ lực hoặc khí nén.

 

doc62 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2441 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân, Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những nơi này hàm lượng cặn lơ lửng lớn. - Những thành phần chất thải hữu cơ dễ bị phân huỷ trong môi trường nước sẽ tác động mạnh làm cạn kiệt lượng ôxy có trong nước gây tác hại đến các loài thuỷ sinh. - Các kim loại nặng nếu tồn tại trong nước sẽ tiêu diệt các loài thuỷ sinh hoặc tác động tích luỹ vào cơ thể chúng theo chuỗi thức ăn. - Những vi trùng có trong rác thải khi xâm nhập vào môi trường nước cũng gây lên những bệnh dịch lan tràn có thể trên diện rộng theo từng khu vực. 1.3.2.2. Nước ngầm Không chỉ nước mặt bị ô nhiễm bởi rác thải mà nước ngầm cũng bị ảnh hưởng, nguyên nhân chính là do chất thải vô cơ, hữu cơ phân huỷ và hoà tan trong nước ngầm xuống các mạch nước ngầm. Nếu con người sử dụng loại nước ngầm đã bị ô nhiễm nặng sẽ không có lợi cho sức khoẻ. Các chất có hại đổ bừa bãi trên các mặt cung cấp nước ngầm, khi có mưa xuống, các chất này được hoà tan và theo xuống tới các mạch nước ngầm. Ngoài ra các vi sinh vật cũng có thể theo xuống các mạch nước ngầm nhưng không thể xuống sâu được, với hình thức đào giếng khơi thì vi sinh vật có thể xâm nhập được vào giếng, nếu là vi sinh vật có hại như tả, lỵ…sẽ gây tác hại cho sức khoẻ con người. 1.3.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường không khí Rác thải tồn đọng trong môi trường ở nhiều dạng, nhiều đặc điểm khác nhau, chúng thường nằm ở các bãi đất trống, ven sông và ao, hồ nhỏ. Hầu hết lượng rác thải này không được xử lý trước khi đổ ra ngoài. Lượng rác này có thành phần chủ yếu là rác xây dựng và rác sinh hoạt. Trong thành phần của rác sinh hoạt, hàm lượng phân hữu cơ trong đó khoảng 53-54% chúng nhanh chóng bị phân huỷ trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng ẩm càng thúc đẩy nhanh quá trình lên men thối rữa tạo ra các mùi hôi thối khó chịu cho những người dân xung quanh. Hàm lượng khí H2S, NH3 xuất hiện ở đây thường cao hơn các nơi không tập trung nhiều rác vào những ngày oi bức, những khí và mùi khó chịu này thường rất lâu mới bị hoà loãng vào khí quyển Ngoài ra ô nhiễm do bụi bao gồm những vật liệu có kích thước nhỏ hơn 10 mm hoặc những vật liệu có khả năng bị phát tán vào không khí bởi gió. Nguồn phát sinh chính từ các loại rác thải xây dựng được xả bừa bãi và trong quá trình phá dỡ xây dựng nhà cửa, giao thông, do các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Bụi trong quá trình vận chuyển lưu trữ rác gây ô nhiễm không khí. Rác hữu cơ dễ phân hủy sinh học. Trong môi trường hiếu khí, kị khí có độ ẩm cao, rác phân hủy sinh ra SO2, CO, CO2, H2S, NH3… ngay từ khâu thu gom đến chôn lấp. CH4 là chất thải thứ cấp nguy hại, gây cháy nổ. Tóm lại, hiện tượng ô nhiễm không khí của vùng chủ yếu là do những mùi khó chịu của rác thải bị phân huỷ trong môi trường và bụi do những quá trình giao thông, xây dựng và sản xuất nông nghiệp tạo ra. Đây cũng là một vấn đề được quan tâm của các nhà quản lý bởi ảnh hưởng của chúng tới môi trường là không nhỏ. Hiện nay vẫn chưa có biện pháp nào giải quyết được triệt để vấn đề này. Nói chung, đây là những vấn đề ảnh hưởng của rác tới sức khoẻ người dân và mỹ quan đô thị. Đây là một vấn đề cần được chú trọng để đảm bảo một cách tốt nhất cho sức khoẻ cộng đồng, đảm bảo cho mỹ quan đô thị được sạch đẹp nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân ngày một tốt hơn. 1.3.4. Ảnh hưởng của rác thải đến mỹ quan đô thị Một số vấn đề khác cần quan tâm trong lĩnh vực quản lý là ảnh hưởng của rác thải tới mỹ quan đô thị. Nguyên nhân chính là do ý thức, trách nhiệm của người dân địa phương, khách du lịch chưa cao, họ vứt rác bừa bãi gây mất mỹ quan đô thị 1.3.5. Ảnh hưởng của rác thải đến sức khoẻ cộng đồng Không phải sống trong môi trường tốt là không có bệnh tật mà môi trường nào cũng có bệnh nhiều hay ít là do mức độ ô nhiễm của môi trường. Sức khoẻ là yếu tố quan trọng bậc nhất của con người, sức khoẻ tốt sẽ đủ sức đề kháng với các bệnh đến từ môi trường. Theo tài liệu nghiên cứu tại các nước đang phát triển có trên 300 loại bệnh có nguồn ngốc phát sinh từ rác thải, chúng có thể lây lan sang diện rộng nên quản lý rác thải là vấn đề cần thiết nhằm loại bỏ những mần bệnh nguy hiểm. Theo các nhà khoa học, các nguồn phát sinh ra từ những bãi rác như: vi khuẩn thương hàn có thể tồn tại 115 ngày, khuẩn lỵ 40 ngày, chứng giun đũa 30 ngày. Tại đây, các loại vi khuẩn, vi trùng thực sự phát huy tác dụng khi có các vật trung gian gây bệnh tồn tại trong bãi rác như chuột, bọ, ruồi, muỗi…Bệnh dịch cũng có thể phát tán vào không khí hoặc các nguồn nước mặt gây hại cho người sử dụng. Rác có thành phần chất hữu cơ cao, là môi trường tốt cho các loài gây bệnh như ruồi, muỗi, chuột, gián… qua các trung gian có thể phát triển mạnh thành dịch. Theo khảo sát thực tế, lượng rác thải tồn đọng ở quận Lê Chân còn rất lớn, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân sống trong khu vực xung quanh trạm trung chuyển rác. Ảnh hưởng của rác là do những thành phần hữu cơ có trong rác chiếm 53-54%, bị lên men, bốc mùi hôi thối. Đặc biệt có những loại rác có nguồn gốc từ công nghiệp như các hoá chất, kim loại có tính độc đối với con người có thể gây lên bệnh nan y như ung thư. Những người bị ảnh hưởng trực tiếp nhất là những người thường xuyên phải tiếp xúc với rác thải như: Người đồng nát, bới rác, công nhân của công ty Môi trường đô thị. 1.4. Các phương pháp quản lý rác thải 1.4.1. Phân loại rác thải tại nguồn Phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế, hạn chế việc khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, các nguy cơ phát tán dịch bệnh từ rác thải sinh hoạt, không gây mất mỹ quan đô thị vì các bãi rác lộ thiên, góp phần xã hội hoá công tác quản lý rác thải và giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước về các khoản công tác vệ sinh đường phố, vận chuyển và xử lý rác thải đô thị. 1.4.2. Thu gom rác thải Thu gom rác thải là quá trình thu nhặt rác thải từ các nhà dân, các công sở hay từ những điểm thu gom, chất chúng lên xe và chở đến địa điểm xử lý, chuyển tiếp, trung chuyển hay chôn lấp. Dịch vụ thu gom rác thải thường có thể chia ra thành các dịch vụ "sơ cấp" và "thứ cấp". Sự khác biệt này phản ánh yếu tố là ở nhiều khu vực, việc thu gom phải đi qua một quá trình hai giai đoạn: thu gom rác từ các nhà ở và thu gom tập trung về chỗ chứa trung gian rồi từ đó lại chuyển tiếp về trạm trung chuyển hay bãi chôn lấp. Bảng 1.8. Nguồn phát thải - nhân công và các thiết bị thu gom rác thải tại chỗ Nguồn phát sinh Nhân công Thiết bị thu gom 1. Các khu dân cư - Nhà ở thấp tầng - Nhà trung bình - Nhà cao tầng - Dân cư tại khu vực, người làm thuê. - Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty VS - Người làm thuê, nhân viên phục vụ của khu nhà, dịch vụ của các công ty VS - Các đồ dùng thu gom tại nhà, các xe gom. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén. - Các máng tự chảy, các thang nâng, các xe gom, các băng chuyền chạy bằng khí nén. 2. Các khu vực kinh doanh, thương mại Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh. Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền. 3. Các khu công nghiệp Nhân viên, dịch vụ của các công ty vệ sinh. Các loại xe thu gom có bánh lăn, các côngtenơ lưu giữ, các thang nâng hoặc băng chuyền. 4. Các khu sinh hoạt ngoài trời: quảng trường, công viên… Chủ nhân của khu vực hoặc các công ty công viên, cây xanh. Các thùng lưu giữ có mái che hoặc nắp đậy. 5. Các trạm xử lý nước thải Các nhân viên vận hành trạm Các loại băng chuyền khác nhau và các thiết bị. 6. Các khu nông nghiệp Chủ nhân của khu vực hoặc công nhân. Tùy thuộc vào trang bị của từng đơn vị đơn lẻ. (Nguồn:Giáo trình quản lý chất thải rắn .GS.TS. Trần Hiếu Nhuệ, năm 2001) 1.4.3. Vạch tuyến thu gom vận chuyển 1.4.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng khi chọn tuyến đường thu gom vận chuyển - Chính sách và quy tắc hiện hành liên quan tới tập trung rác thải, số lần thu gom 1 tuần. - Điều kiện làm việc của hệ thống vận chuyển, các loại xe, máy vận chuyển. - Tuyến đường thu gom, vận chuyển cần chọn sao cho lúc bắt đầu và kết thúc hành trình phải ở đường phố chính. - Ở địa hình dốc thì hành trình nên xuất phát từ điểm cao xuống thấp. - Rác thải phát sinh tại các nút giao thông, khu phố đông đúc phải được thu gom vào các giờ có mật độ giao thông thấp. - Nguồn tạo thành rác thải với khối lượng lớn cần tổ chức vận chuyển vào lúc ít gây ách tắc, ảnh hưởng cho môi trường. - Những vị trí có rác thải ít và phân tán thì việc thu gom, vận chuyển phải tổ chức cho phù hợp. 1.4.3.2. Tạo lập tuyến đường thu gom vận chuyển - Chuẩn bị bản đồ vị trí các điểm tập trung rác thải trên đó chỉ rõ số lượng, thông tin nguồn rác thải. - Phân tích thông tin, số liệu, lập bảng tổng hợp thông tin. - Sơ bộ chọn tuyến đường theo 2 hay 3 phương án. - So sánh các tuyến đường bằng cách thử dần để chọn được tuyến đường hợp lý nhất. 1.5. Trung chuyển và vận chuyển 1.5.1. Sự cần thiết của hoạt động trung chuyển Hoạt động trung chuyển và vận chuyển trở nên cần thiết khi đoạn đường vận chuyển đến trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp gia tăng làm cho việc vận chuyển trực tiếp không kinh tế, cũng như khi trung tâm xử lý hoặc bãi chôn lấp nằm ở vị trí rất xa và không thể vận chuyển trực tiếp rác thải đến đó bằng đường quốc lộ. Trạm trung chuyển được sử dụng khi: - Xảy ra hiện tượng đổ rác không đúng quy định do khoảng cách vận chuyển quá xa. - Vị trí thải bỏ quá xa tuyến đường thu gom (thường lớn hơn 16,09km) - Sử dụng xe thu gom có dung tích nhỏ (thường nhỏ hơn 15m3). - Khu vực phục vụ là khu dân cư thưa thớt. - Sử dụng hệ thống container di động với thùng chứa tương đối nhỏ để thu gom rác thải từ khu thương mại. - Sử dụng hệ thống thu gom thuỷ lực hoặc khí nén. 1.5.2. Các dạng trạm trung chuyển 1.5.2.1. Trạm trung chuyển chất thải trực tiếp Tại trạm trung chuyển chất thải trực tiếp, chất thải từ xe thu gom được chuyển sang xe vận chuyển hoặc chuyển sang thiết bị ép chất thải thành từng kiện để chuyển đến bãi chôn lấp. Trong một số trường hợp, chất thải được đổ ra bệ đổ và sau đó được đẩy vào xe vận chuyển sau khi đã tách loại các vật liệu có thể tái sinh được. 1.5.2.2. Trạm trung chuyển chất thải – lưu trữ Trong trạm trung chuyển chất thải - lưu trữ, chất thải được đổ trực tiếp vào hố chứa, từ hố này chất thải sẽ được chuyển lên xe vận chuyển bằng nhiều thiết bị phụ trợ khác. Sự khác biệt giữa trạm trung chuyển chất thải trực tiếp và trạm trung chuyển chất thải – lưu trữ là trạm trung chuyển chất thải lưu trữ được thiết kế để có thể chứa chất thải trong khoảng từ 1-3 ngày. 1.5.2.3. Trạm trung chuyển kết hợp chất thải trực tiếp và chất thải thải bỏ. Hoạt động ở trạm trung chuyển này có thể mô tả như sau: tất cả những người chuyên chở rác thải đến trạm trung chuyển đều phải qua khâu kiểm tra ở trạm cân. Những xe thu gom lớn sẽ được cân, sau đó đổ chất thải trực tiếp sang xe vận chuyển, rồi trở lại trạm cân, cân xe và tính lệ phí thải bỏ. 1.5.3. Phương tiện và phương pháp vận chuyển Xe vận chuyển đường bộ, xe lửa và tàu thuỷ là những phương tiện chủ yếu sử dụng để vận chuyển rác thải. Hệ thống khí nén và hệ thống thuỷ lực cũng được dùng. Ở những nơi có thể vận chuyển chất thải từ trạm trung chuyển đến bãi chon lấp cuối cùng bằng xe vận tải thì các loại xe có toa moóc, xe có toa kéo một cầu và xe ép được dùng để vận chuyển. Tất cả các loại xe này có thể sử dụng ở bất cứ loại trạm trung chuyển nào. Một cách tổng quát, các xe vận chuyển phải thoả mãn những yêu cầu sau: - Chi phí vận chuyển thấp nhất. - Chất thải phải được phủ kín trong suốt thời gian vận chuyển - Xe phải được thiết kế vận chuyển trên đường cao tốc - Không vượt quá giới hạn khối lượng cho phép - Phương pháp tháo dỡ chất thải phải đơn giản và có khả năng thực hiện độc lập 1.6. Một số phương pháp xử lý rác thải đô thị Mục tiêu của xử lý rác thải là giảm hoặc loại bỏ các thành phần không mong muốn trong chất thải như các chất độc hại, không hợp vệ sinh, tận dụng vật liệu và năng lượng trong chất thải. 1.6.1. Xử lý sơ bộ rác thải đô thị 1.6.1.1. Giảm thể tích bằng phương pháp cơ học Nén rác là một khâu quan trọng trong quá trình xử lý rác thải. Một số phương tiện vận chuyển rác được trang bị thêm bộ phận cuốn ép và nén rác, điều này góp phần làm tăng sức chứa của xe và tăng hiệu suất chuyên chở cũng như kéo dài thời gian phục vụ cho bãi chôn lấp. Các thiết bị nén ép có thể là các máy nén cố định và di động hoặc các thiết bị nén ép cao áp. 1.6.1.2. Giảm thể tích bằng phương pháp hóa học Chủ yếu bằng phương pháp trung hòa, hóa rắn kết hợp với các chất phụ gia đông cứng , khi đó thể tích của chất thải có thể giảm đến 95%. 1.6.1.3. Tách, phân chia các hợp phần của chất thải rắn Để thuận tiện cho việc xử lý, người ta phải tách, phân chia các hợp phần của rác thải. Đây là quá trình cần thiết trong công nghệ xử lý để thu hồi tài nguyên từ rác thải, dùng cho quá trình chuyển hóa thành sản phẩm hoặc cho các quá trình thu hồi năng lượng sinh học. 1.6.2. Xử lý rác thải bằng công nghệ ép kiện Phương pháp ép kiện được thực hiện dựa trên cơ sở toàn bộ rác thải tập trung thu gom vào nhà máy. Rác được phân loại bằng phương pháp thủ công trên băng tải, các chất trơ và các chất có thể tận dụng được như : kim loại, nilon, giấy, thủy tinh, plastic… được thu hồi để tái chế. Những chất còn lại sẽ được băng tải chuyền qua hệ thống ép nén rác bằng thủy lực với mục đích làm giảm tối đa thể tích khối rác và tạo thành các kiện với tỷ số nén rất cao. 1.6.3. Xử lý rác thải bằng phương pháp ủ sinh học Ủ sinh học (compost) có thể được coi như là quá trình ổn định sinh hóa các chất hữu cơ để thành các chất mùn, với thao tác sản xuất và kiểm soát một cách khoa học, tạo môi trường tối ưu đối với quá trình. Phương pháp này được áp dụng rất có hiệu quả. Quá trình ủ có thể coi như một quá trình xử lý tốt hơn được hiểu và so sánh với quá trình lên men yếm khí bùn hoặc quá trình hoạt hóa bùn. Theo tính toán của nhiều tác giả, quá trình ủ có thể tạo ra thu nhập cao gấp 5 lần khi bán khí mêtan của bể mêtan với cùng một loại bùn đó và thời gian rút ngắn lại một nửa. Sản phẩm cuối cùng thu được không có mùi, không chứa vi sinh vật gây bệnh và hạt cỏ. Trong quá trình ủ, oxy sẽ được hấp thụ hàng trăm lần và hơn nữa so với ở bể aeroten. Quá trình ủ áp dụng đối với chất hữu cơ không độc hại, lúc đầu là khử nước, sau là xử lý cho tới khi nó thành xốp và ẩm. Độ ẩm và nhiệt độ được kiểm tra để giữ cho vật liệu luôn luôn ở trạng thái hiếu khí trong suốt thời gian ủ. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ oxy hóa các chất thối rữa. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân hủy là CO2, nước và các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulozo, sợi. 1.6.4. Xử lý rác thải bằng phương pháp đốt Đốt rác là giai đoạn xử lý cuối cùng cho một số loại rác nhất định không thể xử lý bằng các phương pháp khác. Đây là giai đoạn oxy hóa ở nhiệt độ cao với sự có mặt của oxy không khí, trong đó rác độc hại được chuyển hóa thành khí và các rác thải khác không cháy. Các chất khí được làm sạch hoặc không được làm sạch thoát ra ngoài không khí. Rác thải được chôn lấp. Việc xử lý rác bằng phương pháp đốt có ý nghĩa quan trọng là làm giảm tới mức nhỏ nhất chất thải cho khâu xử lý cuối cùng, nếu sử dụng công nghệ tiên tiến còn có ý nghĩa cao trong bảo vệ môi trường. Năng lượng phát sinh có thể tận dụng cho các lò hơi, lò sưởi hoặc các công nghiệp cần nhiệt và phát điện. 1.6.5. Công nghệ chôn lấp rác 1.6.5.1. Bãi chôn lấp hở Bãi chôn lấp hở hay còn gọi là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh. Rác thải sau khi được thu gom sẽ vận chuyển đến bãi chôn lấp hở, người ta sẽ đổ thành đống và phun chế phẩm khử mùi. Cứ thế rác sẽ được đổ dồn lên và gây ảnh hưởng môi trường nghiêm trọng do sản sinh ra ruồi nhặng và những mùi gây khó chịu, ảnh hưởng đến môi trường và sức khoẻ cộng đồng. 1.6.5.2. Bãi chôn lấp hợp vệ sinh Chôn lấp hợp vệ sinh là phương pháp kiểm soát sự phân huỷ của rác thải khi chúng được chôn nén và phủ lấp bề mặt. Rác thải trong bãi chôn lấp sẽ bị tan rữa nhờ quá trình phân huỷ sinh học bên trong để tạo ra sản phẩm cuối cùng là các chất giàu dinh dưỡng như axít hữu cơ, nitơ, các hợp chất amoni và một số khí như CO2, CH4. Điều kiện chôn lấp các loại rác thải tại bãi chôn lấp: Rác thải được chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại chất thải không nguy hại có khả năng phân huỷ tự nhiên theo thời gian, bao gồm: - Rác thải gia đình - Rác thải chợ, đường phố - Giấy, bìa, cành cây nhỏ và lá cây - Tro, củi gỗ mục, vải, đồ da (trừ phế thải da có chứa crom) - Rác thải từ văn phòng, khách sạn, nhà hàng ăn uống - Phế thải sản xuất không nằm trong danh mục rác thải nguy hại từ các ngành công nghiệp (chế biến lương thực, thực phẩm, rượu bia giải khát, giấy, giầy da..) - Bùn sệt thu được từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có cặn thô lớn hơn 20% - Phế thải nhựa tổng hợp - Tro, xỉ không chứa các thành phần nguy hại được sinh ra từ quá trình đốt rác thải - Tro, xỉ từ quá trình đốt nhiên liệu Rác thải không được chấp nhận chôn lấp tại bãi chôn lấp hợp vệ sinh là tất cả các loại rác có đặc tính sau: - Rác thải có đặc tính lây nhiễm - Rác thải phóng xạ bao gồm những chất có chứa một hoặc nhiều hạt nhân phóng xạ. - Các loại tồn dư thuốc bảo vệ thực vật, rác thải dễ cháy và nổ - Bùn sệt từ các trạm xử lý nước (đô thị và công nghiệp) có hàm lượng cặn khô thấp hơn 20% - Đồ dùng gia đình có thể tích to, cồng kềnh như giường, tủ, bàn, tủ lạnh… - Các phế thải vật liệu, khai khoáng - Các loại xác súc vật với khối lượng lớn. Phân loại bãi chôn lấp hợp vệ sinh: Hiện nay trên thế giới thường sử dụng các bãi chôn lấp sau: - Loại 1: Bãi chôn lấp rác đô thị: loại bãi này đòi hỏi có hệ thống thu gom và xử lý nước rò rỉ; hệ thống thu gom nước bề mặt, thu hồi khí nhân tạo - Loại 2: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại: loại bãi này đòi hỏi phải có nhiều đầu tư về quản lý và được kiểm soát nghiêm ngặt trong quá trình thi công và vận hành. - Loại 3: Bãi chôn lấp chất thải đã xác định; thường chôn lấp các loại chất thải đã được xác định trước như: tro sau khi đốt, các loại chất thải công nghiệp khó phân huỷ. CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ RÁC THẢI TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN 2.1. Tình hình chung về rác thải tại quận Lê Chân. Với tốc độ phát triển kinh tế xã hội và tốc độ gia tăng dân số như hiện nay thì lượng chất thải phát sinh ngày càng tăng. Theo kết quả điều tra (tháng 12 năm 2009) của c ô nc, thì lượng chất thải bình quân của thị xã Đồng Xoài khoảng 0,91 kg/người/ngày. Như vậy, với dân số của thị xã khoảng 69.305 người, thì lượng rác thải bình quân là 63.067,55 kg/ngày hay 63 tấn rác/ngày. Đối với thị xã Đồng Xoài thì rác thải sinh hoạt là quan trọng nhất. Tuy nhiên nền công nghiệp thị xã đang trong chiều hướng phát triển mạnh, vì vậy lượng chất thải rắn do nền công nghiệp thải ra môi trường ngày càng tăng cao, bao gồm cả chất thải công nghiệp sản xuất và chất thải do công nghiệp xây dựng tạo ra. Tại thị xã Đồng Xoài có Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng thu gom rác thải và nhà máy xử lý rác thải sinh hoạt của Công Ty Đầu Tư Và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước. Tuy nhiên Xí Nghiệp chỉ đảm nhận thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt chung của thị xã và nhà máy cũng chỉ xử lý rác thải sinh hoạt. Còn chất thải rắn do công nghiệp sản xuất và xây dựng thải ra vẫn chưa đăng ký thu gom xử lý và tất cả được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã. Lượng chất thải rắn trên địa bàn thị xã Đồng Xoài phát thải hằng ngày chủ yếu từ các nguồn như: chất thải sinh hoạt, chất thải bệnh viện, chất thải công nghiệp và xây dựng, … hiện nay lượng rác thải được thu gom chủ yếu trong phạm vi nội thị. 4.1.1. Chất thải rắn sinh hoạt Hiện nay chất thải rắn sinh hoạt là mối quan tâm hàng đầu đối với các cơ quan quản lý chất thải rắn tại thị xã Đồng Xoài. Lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh ngày càng nhiều cùng với sự phát triển của nền kinh tế và nhu cầu sinh sống của con người ngày một tăng cao. Theo số liệu thống kê của Xí Nghiệp Công Trình Công Cộng và Công Ty Cổ Phần Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Môi Trường Bình Phước, thì khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh hằng ngày trên địa bàn thị xã hiện nay trung bình khoảng 50 tấn/ngày đêm. Các nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt Tại thị xã Đồng Xoài hiện nay các nguồn phát thải chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt từ các hộ gia đình, các công sở trường học. Rác thải sinh hoạt chung của các bệnh viện, rác thải sinh hoạt đường phố, chợ, công viên và các hoạt động dịch vụ, trung tâm thương mại. Những rác thải sinh hoạt thải ra từ các quá trình sản xuất của các xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp và một số doanh nghiệp, … Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt [19] Hiện nay khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra môi trường tại thị xã Đồng Xoài ngày càng tăng cao. Theo số liệu báo cáo của xí nghiệp công trình công cộng thị xã thì khối lượng rác sinh hoạt phát sinh qua các năm, từ năm 2000 đến năm 2009 trung bình như sau: Bảng 4.1. Khối lượng chất thải rắn đô thị thu gom hàng năm Năm Khối lượng trung bình (m3/ngày) Khối lượng trung bình (m3/năm) 2000 25 – 30 9.900 2001 25 – 30 9.900 2002 30 – 35 11.700 2003 35 – 40 13.500 2004 40 – 45 15.300 2005 50 18.000 2006 60 21.600 2007 65 23.400 2008 70 – 75 26.100 2009 75 - 80 28.440 (Nguồn: Xí nghiệp công trình công cộng thị xã Đồng Xoài, 2009) Qua số liệu trên cho thấy, lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường tăng dần về khối lượng theo các năm. Với mức tăng như vậy, nếu không được thu gom và xử lý kịp thời sẽ gây ra mức độ ô nhiễm môi trường cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống của con người, làm mất mỹ quan cho thị xã. Để đảm bảo rác thải sinh hoạt không gây ô nhiễm cao đến môi trường, rác thải sinh hoạt nên được thu gom thường xuyên trong ngày, nhất là vào buổi sáng để giảm mức độ ô nhiễm, đặc biệt là giảm được các mùi hôi. Thành phần chất thải rắn sinh hoạt Thành phần chất thải rắn sinh hoạt bao gồm: cao su, nhựa nylon, giấy vụn cactông, chất hữu cơ dễ phân huỷ, kim loại, vỏ đồ hộp, thuỷ tinh, sứ gốm, đất, cát và các chất khác [11]. Bảng 4.2. Thành phần CTRSH hoạt của thị xã Đồng Xoài năm 2008 Thành phần Tỷ lệ (%) - Chất hữu cơ dễ phân hủy 86,7 - Cao su, nhựa, nilong 7,4 - Giấy vụn, carton 3,6 - Kim loại, vỏ đồ hộp 0,6 - Thủy tinh, sứ gốm 0 - Đất, cát và các chất khác 1,7 (Nguồn: Báo cáo thực hiện điều tra, khảo sát, thu thập dữ liệu và đánh giá hiện trạng chất thải rắn và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Phước, năm 2008) Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần khá đa đạng, song chất hữu cơ dễ phân huỷ chiếm tỷ lệ cao nhất, đây là một lợi thế rất lớn trong việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt bằng các biện pháp sinh học. 4.1.2. Chất thải rắn bệnh viện Chất thải y tế chủ yếu phát sinh từ các nguồn: các loại bệnh phẩm (bông băng, chăn màn hư, bệnh phẩm...), dụng cụ y khoa (ống tiêm, kim chích, vỏ ống thuốc, chai lọ đựng thuốc...), rác thải sinh hoạt...Trong đó, rác thải sinh hoạt được xem là rác thải không nguy hại, còn lại là rác thải y tế là rác thải nguy hại [7]. Theo số liệu điều tra tháng 04 năm 2009, trên địa bàn thị xã Đồng Xoài hiện nay có 09 cơ sở y tế, trong đó có 01 bệnh viện đa khoa, 01 phòng khám đa khoa khu vực, 07 trạm y tế xã phường. Lượng rác thải do bệnh viện thải ra ngày càng nhiều [3]. Tuy nhiên ở thị xã Đồng Xoài chất thải rắn sinh hoạt của bệnh viện được thu gom chung với chất thải rắn sinh hoạt của thị xã, còn chất thải rắn nguy hại sẽ được các bệnh viện tự xử lý bằng phương pháp chôn lấp hay thực hiện đốt ngay trong bệnh viện. Bảng 4.3. Thống kê số lượng rác thải y tế phát sinh Số thứ tự Tên bệnh viện Số lượng rác thải(kg/ngày) 1 Bệnh viện y học cổ truyền 25 2 Phòng khám đa khoa Thị Xã Đồng Xoài 5 3 Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Phước 200 (Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước (2007) Bảng 4.4. Thống kê tình hình xử lý chất thải y tế ở các bệnh viện tại thị xã Đồng Xoài Số thứ tự Tên bệnh viện Hiện trạng xử lý chất thải rắn Đốt Chôn lấp 1 Bệnh viện y học cổ truyền Không Có 2 Phòng khám đa khoa Thị Xã Đồng Xoài Có Không 3 Bệnh viện đa khoa Tỉnh Bình Phước Có Có (Nguồn: Thống kê điều tra của Sở Y tế tỉnh Bình Phước, 2007) Hiện nay công tác phân loại và thu gom rác thải y tế tại các bệnh viện trên địa bàn thị xã Đồng Xoài nhìn chung chưa được thực hiện tốt. Vì chất thải rắn bệnh viện chưa tiến hành kiểm kê đăng ký thu gom, chỉ có ở những bệnh viện lớn thì được đầu tư xây dựng và vận hành lò đốt chất thải y tế (đối với những chất thải nguy hại), số còn lại được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và xử lý bằng hình thức chôn lấp. 4.1.3. Chất thải rắn công nghiệp Số lượng và thành phần chất thải rắn công nghiệp phụ thuộc vào quy mô ngành nghề và tính chất sản xuất của các nhà máy, cơ sở, xí nghiệp…chất thải rắn công nghiệp bao gồm các phế thải từ vật liệu, nhiên liệu, phế thải từ quá trình xây dựng và công nghiệp phát thải hàng năm trên địa bàn thị xã. Ở thị xã Đồng Xoài chưa tiến hành kiểm kê đăng ký chất thải rắn công nghiệp. Lượng rác thải từ công nghiệp thải ra môi trường được thu gom chung với rác thải sinh hoạt của thị xã. Nhưng hiện nay tại thị xã đã hìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý rác thải trên địa bàn quận Lê Chân.doc