PHẦN 1: CÁC SẢN PHẨM KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI .1
1. Các sản phẩm chính:.1
2. Các sản phẩm trung gian: .1
3. Sản phẩm xây dựng mô hình thí điểm xây dựng NTM:.2
4. Các sản phẩm XHH:.2
PHẦN 2: BÁO CÁO TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI .3
1. Mở đầu. Giới thiệu đề tài nghiên cứu.3
1.1. Tính cấp thiết và ý nghĩa của đề tài.3
1.2. Tổng quan các tài liệu liên quan đến đề tài .4
1.2.1. Tài liệu nghiên cứu ngoài nước:.4
1.2.2. Tài liệu nghiên cứu trong nước .6
1.3. Mục tiêu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu; .11
1.3.1. Mục tiêu nghiên cứu.11
1.3.2. ối tượng nghiên cứu.11
1.3.3. Phạm vi nghiên cứu .11
1.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu.11
1.4.1.Cách tiếp cận: .11
1.4.2. Phương pháp nghiên cứu, kỹ thuật sử dụng: .12
1.5. Những nội dung chính của báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài.13
1.6. Những điểm mới của đề tài: .15
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VÀ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRONG PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN .17
1. Cơ sở lý luận.17
1.1. Các khái niệm có liên quan .17
1.1.1. Nông thôn và phát triển nông thôn.17
1.1.2. Nông thôn mới và xây dựng nông thôn mới.21
1.2. Vai trò, ý nghĩa và sự cần thiết xây dựng nông thôn mới trong phát triển nông
thôn .22
231 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn để xây dựng nông thôn mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ân nông thôn; (iii) Hợp phần 3: Hỗ trợ người
dân phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp, dịch vụ nông thôn để nâng cao thu
nhập; (iv) Hợp phần 4: Mỗi làng một nghề.
Năm 2010, Bộ NN&PTNT đã tổ chức đánh giá kết quả triển khai chương trình.
Một số kết quả chính đạt được là: đã hình thành được những mô hình thực tiễn về xây
dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới từ cộng đồng; bước đầu thay đổi được
nhận thức của cán bộ cơ sở và người dân; đã khơi dậy ý thức tự chủ, sáng tạo của
người dân trong phát huy nội lực xây dựng NTM, không ỷ lại vào trợ giúp bên ngoài...
Mặc dù vậy, nhiều hạn chế của chương trình NTM cấp xã giai đoạn trước vẫn
còn tồn tại và chính bản thân cách tiếp cận mới cũng bộc lộ những vướng mắc trong
triển khai:
103
- Nhận thức của các ngành, các cấp ở một số địa phương về xây dựng NTM còn
chưa đầy đủ, chưa đúng với chủ trương của đề án.
- Do chưa có tiêu chí thôn, bản đạt chuẩn NTM nên việc xác định mục tiêu nhằm
xác định kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là khái
niệm, nội hàm NTM còn hiểu theo nhiều cách khác nhau không chỉ với cán bộ các cấp
và người dân ở các điểm mà còn cả trong các đơn vị triển khai.
- Thiếu lực lượng cán bộ xây dựng NTM theo phương pháp tiếp cận mới nên khi
thực hiện hầu hết các cán bộ và người dân đều rất lúng túng, ảnh hưởng đến tiến độ và
chất lượng.
- Do chưa có cơ chế đặc thù, do vậy việc triển khai xây dựng mô hình NTM gặp
nhiều vướng mắc, nhất là cơ chế quản lý đầu tư, tài chính.
- Các nội dung thí điểm tập trung nhiều đến xây dựng CSHT. Các nội dung về
kinh tế, văn hoá, xã hội chưa được thử nghiệm nhiều trong thời gian thí điểm. Một số
nội dung thiếu hợp lý do thiếu tính cân đối, hài hoà và chưa phù hợp với mục tiêu thí
điểm mô hình.
2.1.3. Giai đoạn 2010- 2016 (Xây dựng NTM trên phạm vi cả nước)
Thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05/8/2008 Hội nghị lần thứ 7, Ban
chấp hành Trung ương ảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn và Chương
trình hành động của Chính phủ (Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008), Thủ
tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 800/Q -TTg phê duyệt Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 với các mục tiêu cụ
thể đến năm 2015 là: trên 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới; thu nhập của dân cư
nông thôn tăng gấp trên 1,5 lần; giảm tỷ lệ hộ nghèo dưới 8% (theo chuẩn 2010).
Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã đề ra 11 nội dung phải thực hiện để đạt
mục tiêu của Chương trình, bao gồm:
1. Quy hoạch nông thôn mới;
2. Phát triển hạ tầng – kinh tế - xã hội;
3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập cho cư dân nông thôn;
4. Giảm nghèo và an sinh xã hội;
5. ổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất có hiệu quả;
6. Phát triển giáo dục, đào tạo;
7. Phát triển y tế, chăm lo sức khỏe cư dân nông thôn;
8. Xây dựng đời sống văn hóa, phát triển thông tin và truyền thông;
9. Cấp nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn;
104
10. Nâng cao chất lượng tổ chức ảng, chính quyền, đoàn thể chính trị, xã hội;
11. Giữ vững an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở nông thôn.
Sau 5 năm triển khai thực hiện, Chương trình đã đạt được những kết quả sau:
1. Đã xây dựng đƣợc hệ thống Ban Chỉ đạo, bộ máy giúp việc Ban Chỉ đạo
các cấp cho thực hiện Chƣơng trình và nâng cao năng lực cho cán bộ làm công
tác xây dựng nông thôn mới các cấp.
1.1. Về thành lập bộ máy chỉ đạo và tham mưu, giúp việc thực hiện Chương
trình:
- Ban Chỉ đạo: ể chỉ đạo triển khai thực hiện Chương trình, Ban Chỉ đạo các
cấp từ Trung ương đến tỉnh, huyện, xã đã được hình thành. Ở các xã có Ban quản lý
Chương trình. Nhiều xã thành lập Ban phát triển thôn, bản, ấp. Bộ máy giúp việc Ban
Chỉ đạo, đến nay, hầu hết các tỉnh, thành phố đã cơ bản tổ chức bộ máy giúp việc Ban
chỉ đạo các cấp từng bước chuyên nghiệp theo Quyết định 1996/Q -TTg ngày 04
tháng 11 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ. Có 06 tỉnh, thành phố đặt Văn phòng
iều phối trực thuộc UBND tỉnh, còn lại đặt tại Sở Nông nghiệp và PTNT; ở cấp
huyện, có 26,5% đơn vị thành lập Văn phòng iều phối; 32,2% số xã đã bố trí được
cán bộ chuyên trách nông thôn mới.
Những nơi hình thành được hệ thống giúp việc chuyên trách thì công tác tham
mưu có chiều sâu hơn, việc nghiên cứu, đề xuất giải quyết các vấn đề vướng mắc trong
xây dựng nông thôn mới ở các cấp được kịp thời và hiệu quả hơn.
Có thể nói: chưa có một Chương trình mục tiêu quốc gia nào có được bộ máy
chỉ đạo và giúp việc Ban Chỉ đạo đầy đủ, đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở như
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Theo Quyết định 1996/Q -
TTg thì Văn phòng iều phối nông thôn mới Trung ương, Văn phòng iều phối nông
thôn mới tỉnh còn có một số chức năng và nhiệm vụ quản lý nhà nước về phát triển
nông thôn.
1.2. Nâng cao năng lực cho cán bộ thực hiện Chương trình các cấp
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã xây dựng và phối hợp tổ chức thực
hiện Chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ xây dựng nông thôn mới. Bộ và các tỉnh,
huyện đã tổ chức 4.372 lớp với 167.642 lượt cán bộ tham gia. oàn TNCS Hồ Chí
Minh và nhiều đoàn thể đã tổ chức được hàng trăm lớp bồi dưỡng, tập huấn cho cán bộ
đoàn thể cấp tỉnh, huyện về xây dựng nông thôn mới. ến nay cơ bản đội ngũ cán bộ
triển khai thực hiện Chương trình đã được đào tạo, tập huấn. Nhiều địa phương đã chú
trọng tổ chức tham quan, học tập, rút kinh nghiệm về phương pháp xây dựng nông
105
thôn mới. Nhờ đó, chất lượng công tác chỉ đạo, tham mưu trong triển khai Chương
trình ngày càng được nâng cao.
2. Ban hành các cơ chế chính sách và văn bản hƣớng dẫn thực hiện
Hệ thống văn bản về cơ chế chính sách đã được ban hành, cơ bản đáp ứng yêu
cầu triển khai thực hiện Chương trình. Sau 5 năm thực hiện, Thủ tướng Chính phủ đã
ban hành 18 Quyết định, 03 Chỉ thị và văn bản chỉ đạo; các Bộ, ngành đã ban hành 35
Quyết định, 34 Thông tư, văn bản hướng dẫn thực hiện các cơ chế chính sách, nội
dung chương trình. Các Bộ, ngành Trung ương đã chủ động rà soát và ban hành các
quy định, văn bản hướng dẫn chuyên ngành, điều chỉnh cho phù hợp với thực tế (sửa
đổi, hướng dẫn tiêu chí trạm y tế của Bộ Y tế, tiêu chuẩn quốc gia về đường GTNT -
Bộ Giao thông vận tải, tiêu chí chợ - Bộ Công thương, tiêu chí cơ sở vật chất văn hóa
của Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch...).
Từ yêu cầu thực tiễn, nhất là sau Hội nghị Sơ kết 3 năm, Ban chỉ đạo Trung
ương đã giao các Bộ tiến hành khảo sát, nghiên cứu xây dựng cơ chế đặc thù cho các
vùng khó khăn; Sửa đổi, bổ sung một số tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia cho phù hợp
với yêu cầu của thực tế ở các địa phương theo hướng không giảm chất lượng của các
tiêu chí, tạo sự linh hoạt cho các địa phương; xây dựng quy trình, quy chế thẩm định
đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch.
Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới đã triển
khai được 40 nhiệm vụ (26 đề tài và 14 dự án) góp phần bổ sung, hoàn thiện cơ sở lý
luận của mô hình nông thôn mới ở nước ta, làm rõ thực tiễn xây dựng nông thôn mới ở
các địa phương; xây dựng được Bộ tiêu chí lựa chọn công nghệ thuộc 6 lĩnh vực (trồng
trọt, chăn nuôi, thủy lợi, thủy sản, lâm nghiệp và công nghệ sau thu hoạch), chuyển
giao được 105 công nghệ vào sản xuất.
Nhiều tỉnh, thành phố đã chủ động ban hành các chính sách hỗ trợ đặc thù
nhằm tạo điều kiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn,
điển hình như:
- Các tỉnh Thái Bình, Tuyên Quang, Hà Tĩnh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình...đã ban
hành chính sách cấp xi măng, ống cống, hỗ trợ máy trộn bê tông... để dân tự làm
đường;
- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Lâm ồng đã ban hành chính sách hỗ trợ
lãi suất, nâng mức cho vay để triển khai các chương trình, dự án xây dựng nông thôn
mới. Từ năm 2014 đã có nhiều tỉnh, thành phố thực hiện việc hỗ trợ lãi suất để đẩy
nhanh ứng dụng khoa học - công nghệ trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp
106
(t nh ồng Nai hỗ trợ 30-40% v n đầu tư cho các dự án ứng dụng công nghệ tưới tiết
kiệm);
- Thành phố Hải Phòng, Hà Nội, Nam ịnh, Bình ịnh, ban hành chính sách hỗ
trợ dồn điền, đổi thửa, mua máy móc nông nghiệp;
- Tỉnh Nam ịnh, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Nghệ An...có chính sách
thưởng xã về đích sớm để khuyến khích các xã làm tốt (t nh Nam ịnh, Vĩnh Phúc
thưởng t i thiểu 01 tỷ đồng/xã);
- Các tỉnh Hà Tĩnh, Lâm ồng, TP Hồ Chí Minh...đã ban hành chính sách thu
hút doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ chế chính sách của Trung ương chậm đi vào cuộc
sống (chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn) hoặc
một số cơ chế chính sách chậm được ban hành (chính sách liên kết sản xuất - chế biến
tiêu thụ nông sản trong lĩnh vực chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp; cơ chế hỗ trợ huyện,
t nh ch đạo điểm của Trung ương...). Một số tỉnh, thành phố ban hành các văn bản
hướng dẫn “rập khuôn” các cơ chế, chính sách của Trung ương, chưa bám sát tình hình
thực tế của địa phương, nhất là trong áp dụng các tiêu chí cơ sở hạ tầng nông thôn
(chợ, trạm y tế, kiên cố hóa kênh mương...) nên đã gây lãng phí nguồn lực và thắc mắc
trong nhân dân.
3. Công tác tuyên truyền, vận động nâng cao nhận thức cán bộ cơ sở và
ngƣời dân đƣợc coi trọng:
Ở tất cả các cấp, công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ và nhân
dân được chú trọng, nhất là về mục đích, ý nghĩa, phương châm, các nội dung và cơ
chế chính sách của Chương trình. Nhiều đài, báo Trung ương và địa phương đã thường
xuyên đăng tải các tin, bài, tăng thời lượng, mở chuyên trang, chuyên mục tuyên
truyền, phổ biến các cách làm hay, mô hình hiệu quả, các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có
nhiều đóng góp trong xây dựng nông thôn mới. Một số địa phương đã phát động các
cuộc thi viết về đề tài xây dựng nông thôn mới; biên soạn và phát hành sổ tay, tờ rơi,
tài liệu “Hỏi - áp” và các bộ ảnh tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới; lồng ghép
công tác tuyên truyền vào các buổi sinh hoạt ảng, đoàn thể, học tập Nghị quyết, các
Hội nghị, Hội thảo... Công tác tuyên truyền, vận động ở cơ sở được thực hiện gắn liền
với việc bàn bạc công khai, dân chủ về tổ chức thực hiện những nhiệm vụ ưu tiên nên
đã tạo được niềm tin và sự hưởng ứng tích cực của nhân dân.
Hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”
do Thủ tướng Chính phủ phát động, các Bộ, Ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn
thể Trung ương và các địa phương đã xây dựng kế hoạch hành động, tích cực vận động
107
nhân dân, các doanh nghiệp cùng với cả hệ thống chính trị tham gia thực hiện Chương
trình bằng những việc làm cụ thể:
- Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã chỉ đạo thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư gắn với xây dựng nông
thôn mới“ ở các cấp. Các đoàn thể phát động nhiều phong trào thi đua gắn với mục
tiêu xây dựng nông thôn mới, tiêu biểu như: Phong trào “Nông dân thi đua xây dựng
nông thôn mới” của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; Phong trào “Cựu chiến binh
hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới” của Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt
Nam; Phong trào “Tuổi trẻ chung sức xây dựng nông thôn mới” do Trung ương oàn
Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động; cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không - 3 sạch” của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam; phong trào thi đua “Quân đội
chung sức xây dựng nông thôn mới” của Bộ Quốc phòng...
- Các tỉnh, thành phố đã phát động nhiều phong trào với các tên gọi khác nhau
như: “Thành phố Hà Nội chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Nhân dân các dân tộc
Lai Châu chung sức xây dựng nông thôn mới”, “Cùng cả nước, Lâm ồng chung sức
xây dựng nông thôn mới”..., tỉnh Hà Tĩnh với phong trào “Việc làng - đất vàng cũng
hiến; Hiến đất - mất một được hai”, tỉnh Hòa Bình với phong trào “Toàn dân làm sạch
vệ sinh môi trường”, Tuyên Quang với phong trào “Bê tông hóa giao thông nông
thôn”, tỉnh Lào Cai với phong trào “Nhà sạch, vườn đẹp”...
Công tác tuyên truyền, vận động đã tác động rất tích cực, làm thay đổi nhận
thức của cán bộ và người dân. a số đã chuyển từ thụ động, trông chờ vào sự đầu tư
của Nhà nước sang chủ động lựa chọn nội dung ưu tiên, đóng góp công sức và tích cực
tham gia thực hiện, tạo thành một phong trào có sự hưởng ứng sâu rộng trong nước.
4. Kết quả thực hiện các nội dung chủ yếu
4.1. Công tác lập quy hoạch và sử dụng quy hoạch.
Công tác lập quy hoạch là nhiệm vụ tiên quyết khi tiến hành xây dựng nông
thôn mới. Hầu hết các địa phương xây dựng các ề án Quy hoạch đều thuê các đơn vị
tư vấn có chuyên môn lập, bao gồm:
- Quy hoạch hạ tầng: Căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn các loại hạ tầng do các
Bộ ban hành, các địa phương đều rà soát lại, xác định rõ vị trí, quy mô, cấp độ các hạ
tầng công cộng. ồng thời, xác định lộ trình thực hiện.
- Quy hoạch sản xuất: Theo yêu cầu tái cơ cấu, mỗi xã đều xác định cây, con
thủy sản lợi thế để xây dựng dự án phát triển gắn liền với yêu cầu nâng cao thu nhập
cho người dân.
108
iểm mới là: Hầu hết các xã đều lấy ý kiến người dân tham gia vào dự thảo các
ề án Quy hoạch, nhất là quy hoạch hạ tầng. Tuy ở mức độ khác nhau, nhưng nhìn
chung đã tạo được môi trường đồng thuận cao trong cộng đồng, giúp người dân tin
tưởng tham gia thực hiện.
ến nay, cả nước đã cơ bản hoàn thành công tác quy hoạch; các đề án được xây
dựng đồng bộ; có 98,7% số xã đạt tiêu chí quy hoạch. Nhưng, chất lượng các đồ án
quy hoạch của nhiều xã còn thấp, đặc biệt, quy hoạch xây dựng nông thôn mới của
nhiều xã chưa gắn với tái cơ cấu nông nghiệp, thiếu tính liên kết vùng. Việc quản lý
xây dựng nông thôn mới theo quy hoạch còn thiếu chặt chẽ.
Tuy vậy, công tác quy hoạch đã bước đầu tác động làm thay đổi tư duy của cán
bộ và người dân về một cách làm ăn căn cơ, bền vững. Mặt khác, nó đã tạo cơ sở tốt
cho việc xây dựng các ề án kinh tế, xã hội, khắc phục tình trạng làm tùy tiện, không
có quy chuẩn, “nay làm, mai phá“. Nên đã góp phần tiết kiệm hơn nguồn lực và bộ
mặt nông thôn đẹp đẽ khang trang hơn.
4.2. Phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội
ây là khâu đột phá, được nhân dân đặc biệt quan tâm. Sau 5 năm thực hiện, hạ
tầng nông thôn đã có những bước phát triển vượt bậc.
- Về giao thông nông thôn: ến nay, cả nước có 36,4% số xã đạt tiêu chí số 2
về giao thông nông thôn. Nhiều địa phương đã có chính sách phù hợp nên đã huy động
được sự tham gia tích cực của người dân, điển hình như: Chính sách hỗ trợ bình quân
170 tấn xi măng, 02 triệu đồng và toàn bộ cống qua đường (bằng 50% chi phí) để xây
dựng 01 km đường bê tông của tỉnh Tuyên Quang. Các tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thái
Bình, Nam ịnh, Bắc Giang, Thanh Hóa, Phú Thọ, Hà Tĩnh, Phú Yên cũng có
chính sách tương tự. Do đó, hệ thống giao thông đã có bước phát triển vượt bậc cả về
số lượng và chất lượng. Cả nước đã xây dựng mới được 47.436 km đường giao thông
các loại đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ GTVT, tăng 10.251 km so với cả giai
đoạn 2001-2010; cải tạo sửa chữa 103.394 km, xây dựng mới và cải tạo sửa chữa
26.997 cầu...
- Về Thủy lợi: ến nay đã có 61,4% số xã đạt tiêu chí thủy lợi. Cả nước đã xây
dựng, tu bổ, sửa chữa, nâng cấp được hơn 28.765 công trình thủy lợi gồm bờ bao,
cống, trạm bơm phục vụ tưới tiêu; xây dựng, tu bổ sửa chữa, nâng cấp được 6.070 km
đê bao, bờ bao chống lũ do xã quản lý.
- Về iện nông thôn: ến nay, cả nước có 7.359 xã (82,4%) đạt tiêu chí số 4 về
điện nông thôn. Nhiều thôn, bản vùng cao chưa có điện lưới quốc gia đã được hỗ trợ
bằng máy phát điện nhỏ.
109
- Về Trường học các cấp: đã có 42,1% số xã đạt tiêu chí số 5 về trường học. Cơ
sở vật chất trường học các cấp trên địa bàn xã đã được các địa phương tập trung đầu tư
xây dựng, nhất là các trường mẫu giáo, trường học nội trú, cơ bản đáp ứng được yêu
cầu dạy học. Chính sách hỗ trợ học phí cho con em đồng bào dân tộc, miền núi; chính
sách cho vay vốn để học tập được điều chỉnh, tạo thuận lợi cho học sinh, sinh viên từ
các vùng nông thôn.
- Về cơ sở vật chất văn hóa: ến nay đã có khoảng 34,6% số xã đạt tiêu chí số
6 về cơ sở vật chất văn hóa. Cả nước hiện có 4.998 xã có Trung tâm Văn hóa - Thể
thao, trong đó khoảng 30% đạt chuẩn theo quy định của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch; 54.391/118.034 thôn, bản, ấp (46%) có nhà văn hóa, trong đó đã đạt chuẩn là
47%.
- Về chợ nông thôn: đã có 5.177 xã (58%) đạt tiêu chí số 7 về chợ nông thôn.
Một số địa phương đã có cơ chế ngân sách hỗ trợ một phần vốn (20-30%) nhằm
khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng chợ trên địa bàn nông thôn.
- Về hệ th ng trạm y tế: ến nay đã có 67,1% số xã đạt tiêu chí số 15 về y tế.
Hầu hết các xã đã có trạm y tế; 95% trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi để chăm
sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ và trẻ em. Tại một số địa phương, trạm y tế xã đã có
cán bộ y học dân tộc, cán bộ dược trình độ từ dược tá trở lên. ối với y tế dưới cấp xã
(thôn, ấp), khoảng 90% ấp, cụm dân cư có cán bộ y tế.
- Về Bưu điện và hạ tầng công nghệ thông tin nông thôn: Có 90,9% số xã đạt
tiêu chí số 8 về Bưu điện. Internet tốc độ cao đã đến được hầu hết các điểm bưu điện
văn hóa xã, khoảng 55% số xã có điểm truy cập Internet công cộng, vùng phủ sóng 3G
đã đạt trên 80% dân số; tỷ lệ xã có điện thoại công cộng là 97%. Hầu hết người dân
khu vực nông thôn được sử dụng các dịch vụ bưu chính, viễn thông phổ cập.
Có thể nói, sau 5 năm thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới thì
thành tựu nổi bật nhất là phát triển cơ sở hạ tầng. Không chỉ tạo điều kiện thuận lợi
cho phát triển kinh tế - xã hội mà còn tăng hưởng thụ trực tiếp cho người dân. Nhiều
tiêu chí đã có mức tăng cao (tiêu chí giao thông: năm 2010 có 3,23% số xã đạt đến nay
là 36,4%; cơ sở vật chất văn hóa từ 2,3% lên 34,6%;..). Nhiều địa phương dành 70-
75% kinh phí xây dựng nông thôn mới cho phát triển hạ tầng và hầu hết đóng góp của
người dân cũng dành cho lĩnh vực này.
Tuy nhiên, sự phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội chưa đồng bộ và còn chênh lệch
lớn giữa các vùng. Các địa phương Miền núi phía Bắc, ồng bằng sông Cửu Long có
tốc độ phát triển kết cấu hạ tầng chậm do điều kiện địa hình chia cắt, suất đầu tư lớn,
trong khi nguồn lực của Nhà nước cũng như khả năng đóng góp của nhân dân còn hạn
110
chế. Một số địa phương áp dụng máy móc Bộ tiêu chí, không sát với yêu cầu thực tế
gây lãng phí (chợ, nhà văn hóa, trạm y tế, đường giao thông nội đồng).
Việc quản lý, duy tu và bảo dưỡng các công trình hạ tầng ít được chú ý, không
có nguồn vốn đầu tư đảm bảo nên có nguy cơ khó đảm bảo tuổi thọ của các công trình.
4.3. Phát triển sản xuất nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Hầu hết các xã đều có ề án phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa dựa vào
lợi thế. Việc tổ chức thực hiện được tiến hành bằng cách xây dựng mô hình và hỗ trợ
nhân ra diện rộng. ến nay, cả nước đã có khoảng 22.500 mô hình sản xuất nông, lâm,
ngư nghiệp hiệu quả.
Nhiều địa phương đã tổ chức thực hiện dồn điền, đổi thửa, thiết kế lại hệ thống
giao thông, thủy lợi - chuẩn bị điều kiện thuận lợi cho đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng,
tiêu biểu là các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Hà Nam, Nam ịnh, Hà Nội, Ninh Bình,
Thanh Hóa Chính sách hỗ trợ dân mua máy cày, máy gặt, máy sấy đã được nhiều
tỉnh triển khai mạnh mẽ, đưa tỷ lệ cơ giới hóa các khâu này tăng từ 40% - 50% lên
80% - 90% như Thái Bình, Hà Tĩnh, An Giang, Hậu Giang, ồng Tháp
Nhiều địa phương đã quan tâm chỉ đạo kiện toàn tổ chức sản xuất, cùng với việc
tăng cường hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp, mô hình “cánh đồng lớn” được
43 tỉnh trong cả nước áp dụng. ến nay, có khoảng 556 nghìn ha với 2.500 mô hình
hợp tác, liên kết theo mô hình “cánh đồng lớn”. Nhiều mô hình liên kết sản xuất theo
chuỗi trong chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp, các tổ, đội sản xuất trong
khai thác thủy sản cũng đã được thiết lập...
Công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã bước đầu phát huy hiệu quả.
ến hết năm 2015 đã có khoảng 2,42 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề, trong đó
khoảng 1,02 triệu người học nghề nông nghiệp và 1,4 triệu người học nghề phi nông
nghiệp. Khoảng 60.000 hộ nghèo có người tham gia học nghề có việc làm đã thoát
nghèo và gần 100.000 hộ có người tham gia học nghề có việc làm và có thu nhập cao
hơn mức bình quân tại địa phương (trở thành hộ khá).
Nhờ các hoạt động nêu trên, đến nay đã có 56,5% số xã đạt tiêu chí số 10 về thu
nhập, 85,5% số xã đạt tiêu chí số 12 về việc làm. Tỷ lệ hộ nghèo khu vực nông thôn
giảm từ 17,4% năm 2010 xuống còn khoảng 8,2% 9 (bình quân giảm 1,84%/năm). Tỷ
lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo giảm từ 50,07% cuối năm 2011 xuống còn 32,59%
cuối năm 2014 (bình quân giảm trên 5%/năm). Có 53,4% số xã đạt tiêu chí số 11 về hộ
nghèo.
9
Theo Quyết định số 1294/Q -BL TBXH ngày 10/9/2015 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Số hộ
nghèo khu vực nông thôn của cả nước năm 2014 là 1.312.656 hộ, chiếm 92,29% hộ nghèo của cả nước.
111
Riêng những xã đã đạt chuẩn nông thôn mới, khi bắt đầu thực hiện Chương
trình, thu nhập bình quân là 16 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 11,6%, đến nay, thu
nhập bình quân đạt 28,4 triệu đồng, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,6%.
4.4. Phát triển giáo dục, y tế, văn hóa và bảo vệ môi trường.
- Về Phát triển giáo dục: công tác giáo dục các cấp ở cơ sở tiếp tục được chú
trọng. ến nay đã có 6.955 xã (77,9%) đạt tiêu chí số 16 về giáo dục.
- Về nâng cao đời s ng văn hóa, tinh thần người dân nông thôn: Cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” đang được tiếp tục nâng
cao về chất đã động viên, khơi dậy trong các tầng lớp nhân dân tinh thần đoàn kết giúp
nhau phát triển kinh tế, chung sức xây dựng nông thôn mới. Có 65,6% số xã đạt tiêu
chí số 16 về Văn hóa và khoảng 40,8 triệu lượt người tham gia các hoạt động văn hóa,
văn nghệ, thể dục thể thao, sinh hoạt câu lạc bộ ở nông thôn (các tỉnh đồng bằng có
27% người dân thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; ở miền núi là 11%).
- Về cảnh quan và môi trường nông thôn: ã xây dựng được hơn 1.000 công
trình nước sạch tập trung, 500 bãi thu gom rác thải, 1.200 cống rãnh thoát nước thải vệ
sinh. ến năm 2015, tỷ lệ số dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt
khoảng 86%, trong đó 45% đạt QCVN 02/2009/BYT của Bộ Y tế; khoảng 65% nhà
tiêu đạt tiêu chuẩn hợp vệ sinh; 93% trường học mầm non, phổ thông và 95% trạm y tế
xã có công trình nước sạch vệ sinh.
Tuy vậy, vệ sinh môi trường vẫn đang là vấn đề bức xúc của xã hội, tiêu chí
môi trường đang là tiêu chí đạt thấp nhất. ến nay, cả nước mới có khoảng 42,4% số
xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường.
4.5. Xây dựng hệ thống tổ chức chính trị xã hội vững mạnh và gìn giữ an
ninh, trật tự xã hội.
- Về xây dựng hệ th ng chính trị vững mạnh: Nhiều tổ chức cơ sở ảng ở nông
thôn đã thực sự đóng vai trò là hạt nhân trong lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ về xây
dựng nông thôn mới. ại hội ảng bộ các cấp vừa qua đều quan tâm, đánh giá cao tác
động xây dựng nông thôn mới và coi đây là nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức ảng
trong nhiệm kỳ tới. Nhờ vậy, uy tín của nhiều tổ chức ảng ngày càng được nâng cao.
Thông qua những hoạt động thực tiễn, đội ngũ cán bộ xã đã có bước trưởng thành
nhanh, năng lực, tinh thần trách nhiệm, kỹ năng vận động quần chúng được nâng lên.
Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đạt chuẩn được quan tâm. Nhiều nơi
đã luân chuyển, tăng cường cán bộ về xã. Sự phối hợp giữa ảng, chính quyền, các
đoàn thể chính trị - xã hội trong chỉ đạo thực hiện Chương trình. Nội dung, cách làm
nông thôn mới đã tác động mạnh tới các đoàn thể, chính trị xã hội, đổi mới nội dung
112
và phương thức hoạt động: nhiều địa phương, nhất là khu vực ồng bằng Sông Hồng,
Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, ồng bằng sông Cửu Long, ông Nam Bộ đã thực
hiện giao mỗi đoàn thể chính trị xã hội nhận thực hiện 1 hoặc 2-3 tiêu chí nông thôn
mới và có kết quả tốt. ã có 75,2% số xã đạt tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức chính
trị - xã hội.
- Về đảm bảo an ninh trật tự ở nông thôn: ã phát huy sức mạnh tổng hợp của
cả hệ thống chính trị, thường xuyên nắm bắt kịp thời tâm tư, tình cảm, nguyện vọng
của nhân dân; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động nhân dân ở các
vùng nông thôn, làm tốt công tác bảo vệ an ninh tổ quốc, phòng chống tội phạm và các
tệ nạn xã hội. Nhiều địa phương tổ chức có hiệu quả mô hình tự quản về ANTT, bước
đầu đã có sức lan tỏa trong cộng đồng (Thái Bình, Bình Thuận, Quảng Nam...). ến
nay, 93,7% số xã trên cả nước đạt tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội.
4.6. Kết quả đạt chuẩn nông thôn mới (tính đến hết tháng 12/2015)
a) Cấp xã:
- Cả nước có 1.735 xã (19,3%) được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới;
- Số tiêu chí bình quân/xã là 12,9 tiêu chí (tăng 8,2 tiêu chí so với 2010);
- Số xã khó khăn nhưng có nỗ lực vươn lên (xuất phát điểm dưới 3 tiêu chí, nay
đã
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_hoan_thien_co_so_ly_luan_va_thuc_tien_de_x.pdf