LỜI NÓI ĐẦU. 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ. 3
Chương I: CẤU TẠO, NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA ĐC KĐB. 3
I. CẤU TẠO ĐC KĐB. 3
1. Stato – phần tĩnh. 3
2. Roto – phần động. 4
II. PHÂN LOẠI. 4
1. Động cơ roto lồng sóc. 4
2. Động cơ roto dây quấn. 7
Chương II: MỞ MÁY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ. 9
I. MỞ MÁY ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ. 9
II. CÁC PHƯƠNG PHÁP MỞ MÁY ĐC KĐB. 10
1. Mở máy bằng điện trở phụ nối tiếp vào mạch roto. 10
2. Mở máy trực tiếp động cơ điện roto lồng sóc. 10
3. Mở máy bằng cách giảm điện áp roto. 11
4. Khởi động mềm. 15
PHẦN II: ĐIỀU KHIỂN ĐC KĐB BẰNG BIẾN TẦN VÀ KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN CỦA BIẾN TẦN. 18
Chương III. KHẢO SÁT BỘ BIẾN TẦN ĐIỀU KHIỂN ĐC KĐB. 18
I. KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 18
II. PHÂN LOẠI. 18
1. Bộ biến tần gián tiếp. 18
2. Bộ biến tần trực tiếp. 18
III. SƠ ĐỒ KHỐI BỘ BIẾN TẤN VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC. 19
IV. MỘT VÀI LOẠI BIẾN TẦN ĐANG ĐƯỢC SỬ DỤNG. 20
1. Hãng Schneider. 20
2. Hãng Siemens. 20
3. hãng Yaskawa. 21
V. CHỨC NĂNG, ỨNG DỤNG CỦA BIẾN TẦN. 21
1. Chức năng. 21
2. Ứng dụng. 22
Chương IV. NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TIẾT KIỆM ĐIỆN NHỜ BIẾN TẦN. 24
I. ĐẶT VẤN ĐỀ. 24
II. ĐẶC TÍNH CỦA CÁC HỆ TRUYỀN ĐỘNG BƠM VÀ QUẠT. 25
III. BIẾN TẦN – GIẢI PHÁP TIẾT KIỆM ĐIỆN NĂNG. 26
1. Tại sao biến tần có khả năng tiết kiệm điện năng. 26
2. Biến tần tiết kiệm điện năng như thế nào. 29
3. Tính toán hiệu quả tiết kiệm điện năng. 31
4. Một vài ứng dụng thực tế của biến tần để tiết kiệm điện năng. 36
PHẦN THỰC HÀNH: CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ALTIVAR ĐỂ ĐIỀU KHIỂN ĐC KĐB XOAY CHIỀU BA PHA. 38
I. GIỚI THIỆU VỀ BIẾN TẦN ALTIVAR. 38
1. Altivar 11. 38
2. Altivar 21. 39
3. Altivar 31. 40
4. Altivar 61. 41
5. Altivar 71. 43
II. CẤU TẠO, SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY VÀ CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ALTIVAR. 44
1. Cấu tạo và sơ đồ đấu dây. 44
2. Cài đặt biến tần. 48
87 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 9421 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu khả năng tiết kiệm điện nhờ biến tần, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
êu ở mục III, thì ta thấy chức năng của biến tần như sau:
Biến đổi điện áp xoay chiều ba pha của nguồn điện vào thành điện áp một chiều nhờ bộ chỉnh lưu cầu ba pha;
Sau đó nhờ bộ nghịch lưu (INVERTER) sẽ đổi ngược lại thành điện áp xoay chiều ba pha biến đổi theo phương pháp điều chế độ rộng của xung;
Kết quả là đầu ra của biến tần dòng điện có dạng hình sin, còn điện áp có dạng xung vuông nối tiếp nhau và tần số sẽ được điều chỉnh tùy ý để được tốc độ theo công nghệ đã chọn.
Vì cấu tạo của biến tần chủ yếu là các mạch chỉnh lưu và nghịch lưu mà thiết bị được dùng chủ yếu là các linh kiện điện tử nên hệ số công suất cosφ thường ít nhất là 0,96. Do đó sự tiêu hao điện năng trên các hệ biến tần là không đáng kể.
Hơn nữa, như ta đã biết, với động cơ sơ cấp là các động cơ xoay chiều ba pha, việc điều chỉnh lưu lượng của các thiết bị này là khó khăn. Vì lưu lượng của các môi chất thông qua thiết bị là phụ thuộc vào tốc độ qua của động cơ sơ cấp. Với cấu tạo của các động cơ xoay chiều ba pha truyền thống thì tốc độ quay của động cơ coi như không đổi với hệ thống lưới điện xoay chiều có tần ssố công nghiệp f=50Hz thông qua quan hệ:
trong đó p là số đôi cực của động cơ, và n là tốc độ quay.
Với quan hệ này, tốc độ quay của động cơ chỉ còn phụ thuộc vào tần số của lưới điện. Vì vậy để thực hiện thay đổi được lưu lượng, điều tốt nhất là thay đổi tốc độ động cơ sơ cấp, có nghĩa là cần thay đổi tần số của lưới điện. Thêm nữa, như ta đã biêt, đối với các hệ truyền động loại bơm và quạt, mômen tải phụ thuộc vào tốc độ quay của trục theo hàm bình phương. Lưu lượng ra của hệ tỉ lệ thuận với tốc độ quay:
M ≈ n2
M ≈ f 2
Trong khi đó, công suất đòi hỏi của hệ thống lại bằng tích số giữa mômen và tốc độ quay:
P = M x n
Do đó, công suất đòi hỏi của hệ thống tỉ lệ với lập phương của tốc độ quay và cũng là tỉ lệ với lập phương của lưu lượng:
P≈ n3 ≈ f 3
Do rằng việc điều chỉnh tần số của lưới điện là điều không thể được, nên cho đến nay tại các xí nghiệp, nhà máy thường để điều chỉnh lưu lượng, người ta thường sử dụng biện pháp điều chỉnh các lá chắn đầu vào, đầu ra hoặc làm một đường quay trở lại. Thí dụ như ở nhà máy nhiệt điện, ở các quạt hút khói, thổi gió, ở đầu ra hoặc đầu vào của quạt, thường có một lá chắn động, gồm các cánh hình cánh quạt, có trục quay theo các bán kính. Có một động cơ nhỏ điều khiển độ quay của các lá chắn này, để tạo ra các khe hở rộng hay hẹp tuỳ theo yêu cầu cho gió, khói lọt qua. Việc điều chỉnh lưu lượng khói gió kiểu đối phó này tuy có đem lại hiệu quả về điều chỉnh lưu lượng khói gió nhưng không kinh tế vì động cơ vẫn làm việc gần như không thay đổi, lượng điện tiêu thụ không giảm được bao nhiêu. Hình vẽ đường đặc tính nêu ở hình bên sẽ cho thấy điều đó.
Hình 4.11. Đặc tuyến công suất-lưu lượng của quạt.
Hiển nhiên là trong các phương pháp trên đây, năng lượng tiêu thụ của toàn hệ thống lớn hơn nhiều so với năng lượng yêu cầu khi lưu lượng yêu cầu giảm đi so với thiết kế. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các lá chắn vẫn còn lớn. Các phương pháp điều chỉnh lá chắn khác nhau cho thấy tổn hao trên các lá chắn cũng khác nhau rất nhiều. Việc làm mất đi những tổn hao trên các lá chắn này gợi ra một tiềm năng tiết kiệm rất lớn.
Đúng như thế, khi sử dụng biến tần, nhờ đầu ra điện áp có xung vuông và dòng điện hình sin nên vấn đề thay đổi tần số là dễ dàng. Giả sử rằng khi lưu lượng của bơm ở đầu ra đáp ứng yêu cầu vận hành nhỏ hơn so với thiết kế. Nếu dùng van điều chỉnh thì lưu lượng đầu ra được hạn chế trong khi công suất tiêu thụ giảm rất ít. Nếu dùng biến tần, vì lưu lượng tỉ lệ thuận với tốc độ, mà tốc độ lại tỉ lệ thuận với tần số. Như vậy khi lưu lượng giảm thì tần số phải giảm theo bậc 1, trong khi đó công suất tiêu thụ sẽ giảm theo bậc 3 (vì P ≈ n3 ≈ f 3). Ví dụ như trường hợp yêu cầu 80% lưu lượng định mức, nó đã chiếm tới 96% công suất tiêu thụ danh định, trong khi biến tần chỉ cần 52%, tức là hệ biến tần có thể tiết kiệm được 44% điện năng. Mặc dù khi giảm lưu lượng ra, năng lượng tiêu thụ cũng giảm đi, nhưng tổn hao trên các thiết bị khống chế như các van vẫn còn lớn. Do đó khi dùng biến tần sẽ tiết kiệm điện năng được rất nhiều so với dùng van.
Tính toán hiệu quả tiết kiệm điện năng
Việc định lượng hiệu quả tiết kiệm điện năng rất quan trọng vì nó là cơ sở để lắp đặt hoặc thay thế bằng biến tần trong các hệ thống. Tuy nhiên việc tính toán chính xác thường phức tạp vì hiệu quả tiết kiệm điện năng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc tính của hệ truyền động, chế độ vận hành, yêu cầu của quy trình công nghệ. Dưới đây chúng ta sẽ phân tích các phương pháp thực hành cho bài toán tiết kiệm điện năng thường gặp như đã phân tích ở trên là hệ thống bơm và quạt ly tâm.
Phương pháp đánh giá sơ bộ:
Thông thường, khi không có đầy đủ thông số thiết bị và hệ thống, các tính toán khả thi sử dụng luật đồng dạng (lưu lượng tỉ lệ thuận với tốc độ, công suất tỉ lệ với lập phương tốc độ) để tính điện năng tiêu thụ:
Điện năng tiêu thụ của động cơ ở 100% tốc độ:
__kW x__giờ. = ____ (a)
Điện năng tiêu thụ của động cơ với biến tần:
__kW x (__% tốc độ)3 x__giờ. ="___" (b)
Điện năng tiết kiệm được:
(c) = (a) - (b)
Đối với chu trình làm việc có tải thay đổi cần lặp lại công thức (b) cho mỗi giá trị tốc độ và lấy tổng điện năng tiêu thụ ở tất cả các tốc độ làm việc.
Ví dụ như xét một bơm ly tâm công suất 30kW làm việc 10 giờ/ngày, 250 ngày/năm (2500 giờ/năm) theo chu trình: 25% thời gian (625 giờ) với 100% lưu lượng, 50% thời gian (1250 giờ) với 90% lưu lượng, 25% thời gian (625 giờ) với 80% lưu lượng. Điện năng tiêu thụ khi không sử dụng biến tần:
30kW x 2500h = 75000kWh
Điện năng tiêu thụ khi sử dụng biến tần:
30kW x 1 x 625h
=
18750kWh
30kW x (0.9)3 x 1250h
=
19200kWh
30kW x (0.8)3 x 625h
=
4050kWh
Tổng cộng
=
42000kWh
Như vậy điện năng tiêu thụ trong trường hợp sử dụng biến tần tiết kiệm được 44% so với trường hợp không sử dụng biến tần (42MWh so với 75MWh). Tuy nhiên, cách tính đơn giản này thường cho kết quả lạc quan hơn nhiều so với thực tế.
Ở chế độ tốc độ định mức (đầy tải), hiệu suất hệ thống biến tần/động cơ thường thấp hơn 3 - 5% so với khi chỉ có động cơ chủ yếu do tổn thất ở biến tần, ở chế độ giảm vận tốc, hiệu suất của động cơ cũng giảm đi. Do vậy, một số nhà sản xuất đưa ra bảng tra điện năng tiêu thụ với hiệu quả tiết kiệm khiêm tốn hơn, ví dụ:
Tốc độ (%)
Quạt
Bơm
90
0.78
0.80
80
0.70
0.64
70
0.59
0.49
60
0.46
0.38
50
0.32
0.28
40
0.22
0.20
Giả thuyết công suất tiêu thụ của động cơ không đổi khi vận tốc cố định (không dùng biến tần) trong công thức (a) cũng là nguyên nhân sai số chủ yếu khi đánh giá sơ bộ. Từ cách biểu diễn công suất thủy lực trong hình 4.2 dễ dàng nhận thấy rằng, ngay cả khi điều khiển bằng van tiết lưu, công suất thủy lực cần thiết và do đó công suất tiêu thụ của động cơ sẽ thay đổi khi lưu lượng thay đổi. Trong phần sau (hình 4.12, 4.13) chúng ta sẽ thấy, ngay cả trường hợp không sử dụng biến tần, công suất cơ cần thiết sẽ giảm đáng kể khi giảm lưu lượng bằng van tiết lưu đặt ở đầu vào. Ngoài ra, xuất phát từ yêu cầu của thiết bị điều khiển và đường ống phân phối, một số hệ thống còn đòi hỏi duy trì một áp lực tối thiểu khi giảm lưu lượng. Như vậy, để tính chính xác hơn, cần phải biết được sự phụ thuộc của công suất cơ cần thiết theo lưu lượng trong trường hợp có và không có biến tần.
Phương pháp sử dụng đặc tuyến điển hình:
Sử dụng các đồ thị biểu diễn quan hệ CÔNG SUẨT - LƯU LƯỢNG của các hệ thống bơm và quạt ly tâm điển hình, chúng ta có thể tính nhanh chóng và tương đối chính xác hiệu quả tiết kiệm điện năng.
Đối với hệ thống quạt điều khiển bằng các phương thức khác nhau, công suất cơ cần thiết được tra từ đặc tuyến công suất - lưu lượng như trên hình 4.12.
Hình 4.12. Đặc tuyến công suất-lưu lượng của quạt.
Lưu lượng của quạt có thể thay đổi bằng van chặn đặt ở ống gió vào hoặc ống gió ra nhằm điều khiển lượng không khí đi qua quạt.
Trong trường hợp sử dụng biến tần, lưu lượng không khí được thay đổi bằng cách điều chỉnh tốc độ quạt.
Hình 4.13. Đặc tuyến công suất-lưu lượng của bơm
Đối với hệ thống bơm điều khiển bằng đường tuần hoàn, van tiết lưu ở đầu vào hoặc biến tần có thể sử dụng đặc tuyến công suất - lưu lượng ở hình 4.13.
Hình 4.14. Đặc tuyến công suất-lưu lượng hệ biến tần-van.
Đối với hệ thống kết hợp biến tần và van tiết lưu đặt ở đường ống cấp nước vào, tốc độ bơm được thay đổi theo tín hiệu áp suất, van tiết lưu được điều chỉnh làm tăng hay giảm tiết diện hiệu quả dẫn đến thay đổi áp lực nước. Do đó, biến tần cũng thay đổi tốc độ bơm nhằm điều chỉnh áp lực đặt theo giá trị đặt trước. Với chiều cao cột áp H khác nhau ta có thể sử dụng họ đường cong trên hình 4.14 để tính công suất.
Ngoài ra, cần phải tính đến sự thay đổi của hiệu suất động cơ theo tốc độ quay. Để xác định hiệu suất của động cơ tại một tốc độ xác định, có thể sử dụng đồ thị hiệu chỉnh hiệu suất theo tốc độ như trên hình 4.15.
Như vậy, công suất thực tiêu thụ bởi động cơ của bơm hay quạt trong trường hợp không sử dụng biến tần có thể tính theo công thức:
với:
PN và IN: công suất và dòng định mức động cơ
I: dòng tiêu thụ bởi 100% tải
η: hiệu suất định mức của động cơ
f1(W): hàm công suất theo lưu lượng của bơm và quạt (các đường cong ứng với điều khiển bằng van trên đồ thị hình 4.12, 4.13).
Hiển nhiên, công suất phản kháng tiêu thụ là:
Q = P.tgW
Trong trường hợp sử dụng biến tần, công suất tiêu thụ được tính theo công thức:
với:
f2(W): hàm công suất theo lưu lượng của bơm và quạt (các đường cong ứng với điều khiển bằng biến tần trên đồ thị hình 4.12, 4.13, 4.14);
f3(W): hàm hiệu suất động cơ theo tốc độ (hình 4.15);
v: hiệu suất của biến tần (có thể mặc định 0.97).
Công suất phản kháng tiêu thụ bởi hệ biến tần - động cơ xấp xỉ bằng không.
Sử dụng các công thức trên để tính lại ví dụ trong phần a) cho quạt, ta có kết quả là dùng biến tần có thể tiết kiệm được từ 16% điện năng so với sử dụng van tiết lưu ở đầu vào và đến 40% điện năng so với sử dụng van tiết lưu ở đầu ra.
Đối với bơm công suất tương tự, dùng biến tần có thể tiết kiệm được từ 14% (trong trường hợp kết hợp với van, cột áp cao) cho đến 40% điện năng (so với trường hợp điều tiết lưu lượng bằng đường ống hồi - bypass).
Trong các trường hợp nêu trên, kết quả tính toán tiết kiệm điện năng khi sử dụng các đường đặc tính công suất - lưu lượng luôn thấp hơn cách tính toán đánh giá sơ bộ theo luật đồng dạng η.
Với các đường cong điển hình và các công thức nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng lập trình để tạo công cụ đánh giá khá chính xác hiệu quả tiết kiệm điện năng.
Nếu có dữ liệu về chi phí đầu tư và giá tiền điện, từ điện năng tiết kiệm dễ dàng tính được thời gian hoàn vốn khi sử dụng biến tần.
Một vài ứng dụng thực tế của biến tần để tiết kiệm điện năng
Ví dụ minh họa cho sự tiết kiệm điện năng có thể áp dụng ở các xí nghiệp lớn đó là điều tiết lưu lượng bơm và quạt. Bơm và quạt có chung một đặc thù tải là công suất điện tiêu thụ tỷ lệ với lập phương lưu lượng hay tốc độ. Có nghĩa là sẽ tiêu hao vô ích một lượng điện năng rất lớn nếu động cơ chạy ở chế độ danh định như hiện nay với lưu lượng yêu cầu thực tế giảm. Và cũng có nghĩa là sẽ tiết kiệm được rất lớn điện năng khi dùng bộ biến tần điều khiển công suất tiêu thụ của động cơ bám theo lưu lượng thực tế.
Tại Công ty xi măng Bút Sơn từ năm 2003 sử dụng quạt 1268 có công suất động cơ 2400kW, 6000V và Damper để điều tiết lưu lượng gió từ 100% đến 30%. Và nếu quạt này làm việc 8000 giờ trong 1 năm; 100%, 70%, 50% lưu lượng với 20%, 50%, 30% thời gian tương ứng trong 1 năm với giá điện bình quân là 1000đ/kW, thì theo tính toán nếu điều khiển lưu lượng bằng van tiết lưu như hiện nay thì tiền điện phải trả trong 1 năm là hơn 16 tỉ đồng (16.247.000.000đ). Nếu điều khiển lưu lượng bằng biến tần trung áp Toshiba thì tiền điện phải trả trong 1 năm là hơn tám tỉ đồng (8.267.000.000đ). Như vậy số tiền tiết kiệm điện do dùng biến tần điều khiển lưu lượng so với dùng van tiết lưu trong một năm là gần tám tỉ đồng (7.980.000.000đ) hay gần bằng số tiền đầu tư cho biến tần.
Công ty TNHH Yên Phú, huyện Yên Bình (Yên Bái) là DN chuyên sản xuất bao bì PP, túi PE và vỏ bao xi-măng với công suất 15 triệu bao/năm. Là DN thuộc chuyên ngành Nhựa, các công đoạn như: tạo hạt, sản xuất sợi, dệt, tráng màng... thường tiêu tốn khá nhiều điện. Nhất là trong quá trình sản xuất, các động cơ thường sử dụng điện không ổn định, dẫn tới máy luôn vận hành ở mức tải lớn nhất, kể cả khi không tải hoặc non tải. Vì vậy lượng điện tốn rất nhiều, vừa lãng phí điện, vừa gây hại máy móc. Khắc phục tình trạng này, Công ty đã thực hiện lắp biến tần tiết kiệm điện của Công ty cổ phần Thương mại và Tự động hoá ADI.
Nguyên tắc làm việc của bộ biến tần là luôn thay đổi tần số theo sự thay đổi điện áp nên động cơ có thể khởi động tốt ngay cả khi tốc độ thấp. Qua tính toán, mô-men khởi động ổn định, dòng điện đưa vào động cơ không đốt, dòng điện khởi động lớn nhất của bộ truyền động biến tần lúc này chỉ bằng dòng điện định mức nên không làm sụt áp lưới, không ảnh hưởng tới các thiết bị phụ tải khác. Ưu điểm vượt trội của bộ biến tần được xây dựng trên cơ sở thông qua cảm biến nhiệt độ để áp đặt chế độ vận hành tối ưu cho động cơ, điều khiền động cơ làm việc ở các chế độ khác nhau, giúp cho động cơ giảm đáng kể công suất tiêu thụ nhưng vẫn điều chỉnh tốc độ phù hợp với yêu cầu tải thực tế, tối ưu hóa việc sử dụng năng lượng điện. Nguyên tắc làm việc của bộ biến tần là luôn thay đổi tần số theo sự thay đổi điện áp nên động cơ có thể khởi động tốt ngay cả khi tốc độ thấp. Nhờ mô-men khởi động ổn định, dòng điện đưa vào động cơ không đổi nên không làm sụt áp lưới, không ảnh hưởng tới các thiết bị phụ tải khác.
Từ khi ứng dụng giải pháp tiết kiệm điện bằng biến tần vào chu trình sản xuất bao bì nhựa, Cty đã đạt được hiệu quả tiết kiệm điện rất cao. Cụ thể, Cty đã đầu tư 120 triệu đồng để lắp biến tần, chỉ số điện năng của Cty đã giảm khoảng 20% - 25%. Theo tính toán, chỉ sau 12 tháng, số tiền tiết kiệm từ điện sẽ giúp Cty hoàn vốn số tiền lắp biến tần. Ngoài lợi ích kinh tế, giải pháp lắp biến tần còn mang lại nhiều lợi ích khác về kỹ thuật như: giải quyết được vấn đề cân bằng áp suất trong hệ thống thiết bị, đảm bảo được độ tin cậy của thiết bị, thiết bị ít xảy ra sự cố, làm việc ổn định; rất thuận tiện cho việc quản lý vận hành thiết bị nhờ có cổng giao tiếp đưa tín hiệu về để theo dõi. Hơn nữa ứng dụng giải pháp này còn cho phép giảm chi phí bảo trì, bảo vệ thiết bị khi nguồn cấp điện có vấn đề trục trặc, giảm rung động cho tòa nhà khi hệ thống mất cân bằng áp suất. Đặc biệt, do quá trình khởi động được mềm hóa nên các chi tiết cơ khí của hệ truyền động như băng tải, các khớp nối, các vòng bi, ổ đỡ trong hệ thống ít bị mòn, mỏi hay gãy vỡ. Các chi tiết giăng đệm, đồng hồ áp lực hay lưu lượng đặt trên đường ống dẫn được đảm bảo tuổi thọ cao. Trước kia, mỗi tháng Cty phải trả 60 triệu đồng tiền điện thì đến nay Cty chỉ còn phải trả 38 triệu đồng, tiết kiệm gần 38%.
---aaäbb---
PHẦN THỰC HÀNH: CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ALTIVAR ĐỂ ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ KHÔNG ĐỒNG BỘ XOAY CHIỀU BA PHA
GIỚI THIỆU VỀ BIẾN TẦN ALTIVAR:
Dòng biến tần ALTIVAR là sản phẩm của hãng Schneider Electric với dãy điều khiển tốc độ biến đổi: Altivar 11, Altivar 21, Altivar 31, Altivar 61 & Altivar 71; Altivar 38, Altivar 48, Altivar 58/58F & Altivar 68/68F, … đã đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng như chi phí lắp đặt và chức năng tiên tiến hỗ trợ thiết bị HVAC, phù hợp với mục tiêu điều khiển bơm và quạt trong các ứng dụng HVAC. Dòng sản phẩm này cung cấp một dải toàn diện các yêu cầu điều khiển động cơ, từ máy móc đơn giản đến ứng dụng phức tạp. Sau đây sẽ giới thiệu một vài biến tần của dòng ALTIVAR.
Altivar 11:
Biến tần Altivar 11 sẽ làm ta từ bỏ phương pháp điều khiển tốc độ bằng cơ hoặc cơ điện. Với phương pháp điều khiển Vec-tơ từ thông và nhiều chức năng bảo vệ khác. Altivar 11 sẽ đảm bảo về hiệu suất cao và tính hoạt động liên tục cho hệ thống điều khiển. Đặc biệt thích hợp cho các yêu cầu trong ứng dụng dân dụng vì có tích hợp các chức năng đặc biệt (như tương hợp điện tử...).
Cho các ứng dụng trong dãy công suất từ 0.18 đến 2.2kW
Băng chuyền, cửa gara, cửa thang máy, thanh chắn điều khiển tự động ở các bãi đỗ xe...
Máy xay, Máy cưa, Máy khoan, các thiết bị tập luyện, màn hình cuộn, máy trộn...
Các đặc tính tổng quát:
Điều khiển tốc độ bằng phương pháp định hướng véc-tơ từ thông.
Bảo vệ cho biến tần và động cơ.
ổn định thậm trí trong môi trường -10 đến +50 0C
Đấu dây và kết nối bằng cách bắt vít giúp thay thế dễ dàng các hệ truyền động cơ điện hữu hiệu.
Có khích thước gọn, liền khối, có thể đặt cạnh nhau.
Có thể gắnn trên thanh DIN ray.
Có 2 loại: loại có tích hợp sẵn bộ lọc nhiễu điện tằ lớp B hoặc loại có thể chọn lắp thêm vào bộ lọc nhiễu. Có dòng rò rất nhỏ và tương thích với CB chống dòng rò với ngưỡng tác động 30mA để đảm bảo an toàn chống chạm điện đối với người.
Có thể lựa chọn loại không có tản nhiệt.
Altivar được thiết kế cho các ứng dụng:
- Thanh chắn điều khiển tự động ở bãi đỗ xe:
Tính năng động cao: việc sử dụng thuật toán điều khiển Véc-tơ cao cấp giúp tối thiểu hoá thời gian của quá trình vận hành.
- Cửa gara, cửa thang máy...
+ Các chu kỳ "Đóng/Mở" thực hiện theo yêu cầu nhờ khả năng gán đặt các chức năng khác nhau cho cùng một ngõ vào Logic (Logic input) của biến tần:
- Quy dịnh các sườn tăng tốc, giảm tốc khác nhau.
- Thao tác mở được ưu tiên khi thao tác đóng bị cản trở.
+ Vận hành êm ái nhờ sử dụng tần số đóng cắt khoá bán dẫn cao.
- Máy trộn, máy cưa...
Có ưu thế rất cao khi điều khiển các hệ truyền động cho các ứng dụng này: không có tác động cắt ngay cả trường hợp bị xung Mo-men (quá tải ngán hạn).
Dãy điện áp cung cấp:
1 pha, 100...120V/ 200...240V
3 pha, 200...230V
50/60 Hz
Altivar 21:
Được thiết kế mở cho các giao thức truyền thông phổ biến trong các công trình cao ốc, Altivar 21 có kích thước nhỏ gọn, là giải pháp kinh tế thoả mãn mọi yêu cầu của người sử dùng.
Cho các ứng dụng trong dãy công suất từ 0.75 đến 75 kW
Là loại biến tần được thiết kế chuyên dụng cho các ứng dụng HVAC trong các toà nhà:
- Các hệ thống bơm
- Quạt
- Hệ thống thông gió
Các đặc tính tổng quát:
UL loại 1/IP20 và IP54 từ 0.75 đến 75 kW.
Cấp tốc độ: 1:50
Khả năng chịu quá tải: 110% trong 60 giây.
Tích hợp bộ lọc nhiễu điện từ EMC nhóm A hoặc B.
Giao thức truyền thông chính sử dụng trong lĩnh vực cao ốc: LonWorks, Metasys N2, BACnet và Apologe FLN.
Sử dụng công nghệ “Reduced-Capacitance”: vận hành không gây ảnh hưởng sóng hài lên lưới điện cung cấp: THDI < 30%. Với module điều khiển từ xa, phục vụ cho việc cài đặt lập trình dễ dàng, thuận tiện cho việc gọi và xoá chương trình.
Kích thước nhỏ gọn, cho phép lắp đặt vào sát nhau để tiết kiệm không gian.
Bảo vệ cả Motor và bộ biến tần.
Có sẵn các “Macro” cho từng ứng dụng chuyên biệt và Menu khởi động nhanh “Simply Start”.
Được thiết kế theo tiêu chuẩn “Eco-design”, bảo vệ môi trường.
Ứng dụng:
Có đầy đủ các chức năng dùng cho điều khiển bơm, quạt có Momen biến đổi:
Khâu hiệu chỉnh PI regulator, đặt trước PI
Tự động khởi động lại và bắt tốc độ
Lướt qua tần số cộng hưởng
Phát hiện đứt dây đai
Phát hiện quá tải và thấp tải
Dãy điện áp cung cấp:
3 pha, 200…240V
3 pha, 380…460V
50/60 Hz
Altivar 31:
Altivar 31 là một biến tần nhỏ gọn, mạnh mẽ, dễ giao tiếp và linh hoạt với khả năng được thiết kế cho động cơ không đồng bộ có công suất đến 15kW. Chỉ cần thực hiện một vài kết nối đơn giản là đã có thể đưa biến tần vào hoạt động.
Cho các ứng dụng trong dãy công suất từ 0.18 đến 15kW
Băng chuyền, máy đóng gói, thanh cơ cấu nâng hạ, hệ thống di chuyển hàng hoá, máy dệt, máy trộn, máy xay…
Máy bơm, máy nén khí, máy quạt…
Các đặc tính tổng quát:
Điều khiển tốc độ bằng phương pháp định hướng theo véc-tơ từ thông
Giám sát và điều khiển hoạt động qua cổng giao tiếp
Tạo được momen có giá trị 2Tn ở tần số 3Hz mà không cần hiệu chỉnh
Bảo vệ cho biến tần và động cơ
Được trang bị tính năng hãm trình tự
Tích hợp bộ hiệu chỉnh PI, có thể chọn trước tốc độ cài đặt
Chức năng tự động dò thông số “Auto-tuning”
Chức năng điều khiển theo sức căng chuyên dụng cho ngành dệt
Có tích hợp sẵn bộ lọc nhiễu điện từ lớp A hoặc có thể thêm vào bộ lọc nhiễu lớp B.
Tích hợp hình thức giao tiếp mạng kiểu Modbus, CANopen, Profibus DP, Device Net, Ethernet.
Lắp sẵn và có thể sử dụng ngay.
Ứng dụng:
Băng chuyền, máy đóng gói, cơ cấu nâng hạ…
Độ bền được đảm bảo:
- Vận hành đến 50°C không cần hạ cấp biến tần.
- Đặc tính động sẽ được hạn chế (trong trường hợp sụt áp đến –40%).
- Phương pháp điều khiển véc-tơ từ thông cho phép thích ứng với các ứng dụng khác nhau.
Dãy điện áp cung cấp:
1 pha, 200…240V
3 pha, 200…240V, 380…500V
50/60Hz
Altivar 61:
Với các chức năng được thiết kế đặc biệt cho việc điều khiển lưu lượng, biến tần Altivar 61 là một giải pháp thích hợp cho các ứng dụng công nghiệp thương mại và cao ốc:
- Tiết kiệm năng lượng
- Tương thích với nhiều mạng giao tiếp
Cho các ứng dụng trong dãy công suất từ 0.75 đến 630kW
Hệ thống điều hoà không khí, hệ thống sưởi
Hệ thống xử lý không khí
Hệ thống máy quạt
Hệ thống máy bơm
Các đặc tính tổng quát:
Giám sát và điều khiển hoạt động qua cổng giao tiếp.
Chức năng tiết kiệm năng lượng ENA.
Chức năng bảo vệ an toàn PWR.
Chức năng riêng cho điều khiển hệ thống máy bơm và quạt:
- Bộ hiệu chỉnh PI.
- Nhận biết được tốc độ quay hiện tại của roto để có quá trình hoạt động thích hợp.
- Card điều khiển chuyển mạch hệ thống máy bơm.
Đã cài đặt sẵn các thông số ngầm định để có thể khởi động ngay lập tức sau khi lắp đặt.
Có thể cài đặt lại thông số theo yêu cầu một cách đơn giản qua màn hình tích hợp sẵn hoặc phần mềm PowerSuite.
Các giải pháp triệt sóng hài: lọc nguồn, bộ lọc nhiễu bổ sung…
Bộ lọc EMC tích hợp cho các biến tần công suất từ 7.5kW (200/240VAC) và đến 630kW (380/480VAC).
Tích hợp hình thức giao tiếp kiểu Modbus, CANopen, Lonworks, BACnet, Metasys N2, Apogee FLN.
Ứng dụng:
Hệ thống điều hoà nhiệt độ và hệ thống sưởi
Điều chỉnh mức lưu lượng dựa trên nhu cầu thực tế nhằm quản lý năng lượng tốt nhất nhờ sử dụng bộ điều chỉnh PI tích hợp.
Khử bỏ cộng hưởng cơ học nhờ chức năng khoá tần số làm việc có hại.
Tăng tính tiện nghi với giải pháp làm giảm độ ồn cơ gây ra bởi vận hành của máy quạt nhờ sử dụng tần số đóng cắt cao.
Xử lý và làm sạch không khí trong phòng sạch, xử lý nước
Khả năng hoạt động liên tục được đảm bảo ngay cả trong trường hợp bị sự cố mất tín hiệu đo: vị trí rút về, điều khiển tự động/điều khiển bằng tay.
Hiển thị từ xa hệ thống thiết bị bằng cách kết nối biến tần với mạng giao tiếp.
Dãy điện áp cung cấp:
3 pha, 200…240VAC
3 pha, 380…480VAC
3 pha,660...690VAC
50/60Hz
Altivar 71:
Với khả năng điều chỉnh tốc độ và thông số dễ dàng, Altivar 71 là một bộ biến tần “tiêu chuẩn” cho các loại động cơ có công suất đến 500kW. Với tính năng có thể giao tiếp với tất cả các loại mạng giao tiếp công nghiệp và nhiều hệ thống tự động hoá, biến tần Altivar 71 có thể dễ dàng điều chỉnh để thích ứng với các hệ thống máy phức tạp và tiên tiến.
Cho dòng công suất từ 0.75 đến 500kW
Hệ thống di chuyển hàng hoá
Hệ thống nâng
Máy dạng module
Máy dệt
Máy vận chuyển
Thang máy
Các đặc tính tổng quát:
Chức năng điều khiển theo mo-men “Torque control”
Điều khiển tốc độ bằng phương pháp định hướng véc-tơ từ thông
Giám sát và điều khiển hoạt động qua cổng giao tiếp
Chức năng tiết kiệm năng lượng, tích hợp bộ hiệu chỉnh PI (điều khiển lưu lượng, áp suất…)
Bảo vệ cho biến tần và động cơ PWR
Được trang bị tính năng hãm trình tự
Tăng tốc/giảm tốc theo đặc tuyến tuỳ biến
Tích hợp bộ lọc nhiễu điện từ đến 7.5kW (200/240VAC) và đến 500kW (380/480VAC)
Tích hợp hình thức giao tiếp mạng kiểu Modbus, CANopen, Fipio, Ethernet, Modbus Plus, Profibus DP, Divice Net, Uni-Telway, Interbus.
Điều khiển véc-tơ từ thông với sensor.
Tối ưu hoá hệ thống
Biến tần Altivar 71 có khả năng hoạt động chính xác ở tốc độ thấp. Cùng với sự trợ giúp của các module giao tiếp, card mở rộng, biến tần Altivar 71 luôn luôn là một giải pháp kinh tế và gọn nhẹ.
Ứng dụng:
Hệ thống nâng, di chuyển hàng hoá
Đảm bảo các đặc tính:
- Làm việc quá tải: 220% mo-men định mức trong 2 giây
- Tích hợp hãm trình tự
- Thời gian truy cập I/O: 2ms
Dây chuyền sản xuất
Tính chính xác trong điều khiển và hiệu chỉnh
Tích hợp một cách hoàn hảo trong các hệ thống tự động hoá: giao tiếp được với tất cả các loại mạng giao tiếp công nghiệp
Có thể chọn loại không có tản nhiệt hoặc loại IP54
Dãy điện áp cung cấp:
3 pha, 200…240VAC
3 pha, 380…480VAC
3 pha, 660..690VAC
50/60 Hz
CẤU TẠO, SƠ ĐỒ ĐẤU DÂY VÀ CÀI ĐẶT BIẾN TẦN ALTIVAR:
Cấu tạo và sơ đồ đấu dây:
Cấu tạo:
Cấu tạo biến tần Altivar gồm 4 phần chính: (hình 5.1)
Mạch chỉnh lưu
Mạch một chiều trung
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- ĐỒ N2.doc