Đề tài Nghiên cứu kiến thức - Thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005

MỤC LỤC

 

Đặt vấn đề 1

Chương 1. Tổng quan tài liệu 3

1.1. Một số vấn đề về chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh 3

1.1.1. Nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh. 3

1.1.2. Giới thiệu về phương pháp da kề da và NCBSM sớm 4

1. 2. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh trên thế giới 10

1.2.1. Xu hướng tử vong sơ sinh 10

1.2.2. Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh 12

1.2.3. Thực hành phương pháp da kề da và NCBSM sớm 13

1.3. Tình hình chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh ở Việt Nam 14

1.3.1. Xu hướng tử vong sơ sinh 14

1.3.2. Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh 15

1.3.3. Thực hành da kề da và NCBSM sớm ở Việt Nam. 16

1.3.4. Hệ thống chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh ở nước ta 17

1.4. Tình hình nghiên cứu về da kề da và NCBSM sớm ở Việt Nam 21

Chương 2. Đối tượng và phương pháp 23

2.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 23

2.1.2. Địa điểm nghiên cứu 23

2.2. Phương pháp nghiên cứu 23

2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 23

2.2.2. Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 23

2.2.3. Công cụ và kỹ thuật thu thập thông tin 25

2.2.4. Chỉ số cho nghiên cứu và phương pháp thu thập 26

2.2.5. Hạn chế sai số trong nghiên cứu 28

2.2.6. Khái niệm về phương pháp da kề da và NCBSM sớm trong nghiên cứu. 29

2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu 29

2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu 30

Chương 3. Kết quả nghiên cứu 31

3.1. Một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu 31

3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ 31

3.1.2. Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh 32

3.2. Kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và NCBSM sớm của các bà mẹ 33

3.2.1. Kiến thức- thực hành phương pháp da kề da 33

3.2.2. Kiến thức- thực hành NCBSM sớm của các bà mẹ 37

3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và NCBSM sớm 42

3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da 42

3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM sớm 46

3.3.3. Phân tích đa biến một số yếu ảnh hưởng đến thực hành da kề da và NCBSM sớm 50

Chương 4. Bàn luận 52

4.1. Kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và NCBSM sớm của các bà mẹ 52

4.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và NCBSM sớm của đối tượng nghiên cứu 60

4.2.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành ủ ấm da kề da 60

4.2.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM sớm 64

4.3. Bàn luận về phương pháp nghiên cứu 67

Kết luận 69

Kiến nghị 71

Tài liệu tham khảo

Phụ lục

doc82 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8937 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu kiến thức - Thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ tại 4 bệnh viện Hà Nội, năm 2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n cứu - Sai số ngẫu nhiên được hạn chế thông qua việc tính toán cỡ mẫu hợp lý và chọn mẫu phù hợp (đã mô tả ở trên). - Sai số hệ thống được hạn chế thông qua hàng loạt các biện pháp như xây dựng và thử nghiệm bộ câu hỏi trước khi sử dụng, đào tạo điều tra viên một cách kỹ càng, giám sát thu thập số liệu trên thực địa. - Quá trình nhập số liệu được thực hiện trên phần mềm Epi. Info có sử dụng chương trình CHECK để hạn chế sai số do nhập số liệu. 2.2.6. Các tiêu chuẩn đánh giá thực hành trong nghiên cứu - Phương pháp ủ ấm da kề da: trẻ được đặt trực tiếp da kề da lên ngực hoặc bụng mẹ trong vòng 30 phút sau khi sinh. - Nuôi con bằng sữa mẹ sớm: cho trẻ bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau khi sinh. - Tư thế bú đúng: phải có đủ cả 4 tiêu chuẩn sau (theo TCYTTG): ã Người trẻ sát vào người mẹ ã Đầu và thân trẻ nằm trên một đường thẳng ã Mặt trẻ hướng vào vú mẹ, mũi đối diện với núm vú ã Bà mẹ đỡ toàn thân trẻ - Ngậm bắt vú đúng phải có đủ cả 4 tiêu chuẩn sau (theo TCYTTG): ã Cằm trẻ chạm vào vú mẹ ã Miệng trẻ há to ã Môi dưới trề ra ngoài ã Nhìn thấy quầng vú phía trên rộng hơn phía dưới 2.2.7. Xử lý và phân tích số liệu - Số liệu sau khi đã thu thập được làm sạch thô và nhập trên phần mềm Epi. Info 6.04., sau đó, được chuyển sang phần mềm SPSS 10.0 để xử lý và phân tích. - Các tần số quan sát và tỉ lệ % của các biến số độc lập và phụ thuộc được tính và biểu thị trên các bảng. - Các giá trị, độ lệch chuẩn được tính cho các biến số định lượng. - Mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ và thực hành giữ ấm và bú sữa mẹ sớm trong vòng một giờ đầu sau khi sinh sẽ được biểu thị bằng OR và 95% CI. - Sử dụng P Yates để biểu thị mối liên quan giữa một số yếu tố nguy cơ với thực hành da kề da do số lượng bà mẹ thực hành da kề da cho con quá thấp. Sử dụng phân tích đa biến để hạn chế các yếu tố nhiễu ảnh hưởng đến kết quả nghiên cứu. 2.2.8. Đạo đức trong nghiên cứu - Giải thích rõ với các bà mẹ về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc điều tra. - Chỉ tiến hành phỏng vấn khi các bà mẹ và người thân trong gia đình tự nguyện chấp nhận. - Mọi thông tin liên quan đến đối tượng nghiên cứu sẽ được đảm bảo giữ bí mật. - Sẵn sàng trả lời mọi thông tin liên quan đến cách chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng cho trẻ khi bà mẹ cần biết sau cuộc phỏng vấn. - Sau điều tra kịp thời giải thích, tư vấn cho bà mẹ về những vấn đề bà mẹ còn thiếu sót trong thực hành nuôi con của mình, đặc biệt là vấn đề ủ ấm trẻ bằng phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ. Chương 3 kết quả nghiên cứu 3.1. Một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu 3.1.1. Một số đặc trưng cá nhân của bà mẹ Bảng 3.1. Nhóm tuổi của các bà mẹ Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ % 18-24 148 27,40 25-34 358 66,30 ³35 34 6,30 Tổng 540 100 Trong số 540 bà mẹ tham gia nghiên cứu, số bà mẹ ở nhóm tuổi 25-34 chiếm tỉ lệ cao nhất (66,3%) và nhóm tuổi từ 35 trở lên chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,3%). Có 27,4% bà mẹ ở độ tuổi từ 18-24. Biểu đồ 3.1. Trình độ học vấn của các bà mẹ Đại đa số các bà mẹ tham gia nghiên cứu đều có trình độ học vấn trung học phổ thông (THPT) trở lên (82,2%), tiếp theo, nhóm bà mẹ có trình độ trung học cơ sở (THCS) chiếm 16,9%. Chỉ 0,9% số bà mẹ có trình độ tiểu học. Không có bà mẹ nào mù chữ. Bảng 3.2. Nghề nghiệp của các bà mẹ Nghề nghiệp Số lượng Tỉ lệ % Nông dân 14 2,6 Cán bộ công chức 246 45,6 Kinh doanh 54 10 Khác 226 41,8 Tổng 540 100 Theo bảng 3.2, đối tượng bà mẹ là cán bộ công chức chiếm tỉ lệ cao nhất với 45,6%, tỉ lệ thấp nhất là các bà mẹ làm nông nghiệp (2,6%), đối tượng bà mẹ làm nghề kinh doanh chiếm 10%. Còn lại 41,8% là các bà mẹ thuộc các ngành nghề khác. 3.1.2. Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh Bảng 3.3. Một số đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh Đặc trưng Số lượng Tỉ lệ % Tuổi (giờ) <12 giờ 346 64,1 ³12 giờ 194 35,9 Giới tính Nam 265 49,1 Nữ 275 50,9 Con thứ 1 368 68,1 2 162 30,0 3 trở lên 10 1,9 Cân nặng khi sinh (gram) 2000- <2500 5 0,9 2500- <3000 152 28,2 ³3000 383 70,9 Vào thời điểm phỏng vấn, có 64% số trẻ sơ sinh < 12 giờ tuổi, trẻ ³12 giờ tuổi chiếm tỉ lệ thấp hơn (36%). Số trẻ nam ít hơn so với trẻ nữ, tỉ lệ nam/nữ là 265/275. Đa số trẻ là con thứ nhất (368/540 trẻ, chiếm 68,1%), 162 trẻ là con thứ 2 (30%). Cá biệt, có 10 trẻ là con thứ 3 trở lên (1,9%). Trong số 540 trẻ sơ sinh, chủ yếu là các trẻ có cân nặng khi sinh ³3000 gram (70,9%). Có rất ít trẻ có cân nặng từ 2000-<2500 gram (0,9%). 3.2. Kiến thức- thực hành phương pháp da kề da và Nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ 3.2.1. Kiến thức- thực hành phương pháp da kề da Tỉ lệ % Biểu đồ 3.2. Kiến thức của bà mẹ về sự cần thiết phải giữ ấm cho trẻ sau sinh Tại 4 bệnh viện trong nghiên cứu, đại đa số các bà mẹ (98,7%) có kiến thức đúng về sự cần thiết phải giữ ấm cho trẻ sau sinh. Chỉ có 3 bà mẹ (0,6%) cho rằng không cần phải giữ ấm cho trẻ. Còn 4 bà mẹ không biết về kiến thức này (0,7%). Bảng 3.4. Kiến thức của bà mẹ về các phương pháp giữ ấm trẻ sau sinh* Cách giữ ấm Tần số Tỉ lệ % Da kề da với mẹ 3 0,6 Nằm cạnh mẹ 134 24,8 Quấn tã 508 89,1 Đội mũ 400 74,1 Cho bú mẹ 21 3,9 Nằm phòng ấm 132 24,4 Đội mũ + nằm phòng ấm 102 18,9 Quấn tã + Nằm phòng ấm 123 22,8 Quấn tã + Đội mũ +nằm phòng ấm 99 18,3 Cả 6 cách đầu tiên 1 0,9 * Câu hỏi nhiều lựa chọn Trong số các phương pháp giữ ấm cho trẻ sau sinh, kiến thức về giữ ấm bằng cách quấn tã cho trẻ chiếm tỉ lệ cao nhất (89,1%). Tiếp theo là kiến thức về giữ ấm bằng cách đội mũ (74,1%) và cho trẻ nằm cạnh mẹ (24,8%). Trong khi đó kiến thức về cách giữ ấm bằng phương pháp da kề da chiếm tỉ lệ rất thấp (0,6%). Bảng 3.5. Tỉ lệ bà mẹ biết phương pháp ủ ấm da kề da Biết phương pháp da kề da Số lượng Tỉ lệ % Có 75 13,9 Không 465 86,1 Tổng 540 100 Trong số 540 bà mẹ được hỏi, chỉ 13,9% số bà mẹ biết thế nào là phương pháp ủ ấm da kề da, còn lại 86,1% chưa nghe nói hoặc biết gì về phương pháp này. Tỉ lệ % Biểu đồ 3.3. Kiến thức của bà mẹ về lợi ích của phương pháp da kề da Kiến thức về lợi ích giữ ấm của phương pháp da kề da chiếm tỉ lệ cao nhất (66,6%). Tiếp đến là lợi ích gắn bó tình cảm mẹ con (62,7%). Kiến thức về lợi ích giữ ấm + gắn bó tình cảm mẹ con chiếm 36%. Và kiến thức về 3 lợi ích kết hợp của da kề da gồm: giữ ấm + dễ cho bú sớm+ dễ theo dõi có tỉ lệ thấp nhất (1,3%). Bảng 3.6. Tỉ lệ bà mẹ thực hành phương pháp da kề da cho con Thực hành da kề da Số lượng Tỉ lệ % Có 9 1,7 Không 531 98,3 Tổng 540 100 Tỉ lệ các bà mẹ áp dụng phương pháp ủ ấm da kề da rất thấp, chỉ có 1,7% bà mẹ cho con tiếp xúc trực tiếp da mẹ và da con trong vòng 30 phút sau khi sinh. Trong số 9 bà mẹ thực hiện da kề da thì chỉ có 3 người để trẻ sơ sinh trên ngực hoặc bụng mình trong ít nhất 30 phút. Biểu đồ 3.4. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ tắm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh Tỷ lệ bà mẹ cho con tắm trong vòng 24 giờ sau sinh (thực hành không tốt trong việc giữ ấm cho trẻ) là 40%, có 59,1% bà mẹ không cho trẻ tắm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh (thực hành tốt). Còn một số ít bà mẹ (0,9%) không biết con mình đã được tắm hay chưa. Biểu đồ 3.5. Tỉ lệ trẻ sơ sinh được tắm trong 24 giờ đầu theo nhóm tuổi Đáng chú ý là vẫn còn tới 33,3% trẻ được tắm trong vòng 6 giờ đầu sau khi sinh, là thực hành có nhiều nguy cơ gây hạ nhiệt ở trẻ. Số trẻ được tắm ở 2 nhóm tuổi từ 6- 12 giờ và 12-24 giờ cũng tương tự như vậy (32,4-34,4%). Biểu đồ 3.6. Nguồn tiếp cận thông tin của bà mẹ về lợi ích của phương pháp da kề da Trong số 75 bà mẹ biết về phương pháp da kề da, thì có 54 người (72%) biết được lợi ích của phương pháp này qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài, tivi, 7 bà mẹ (9,3%) biết qua cán bộ y tế trong bệnh viện và 6 bà mẹ (8%) biết qua gia đình và bạn bè. Không người nào biết thông tin về phương pháp này từ cán bộ y tế xã phường. 3.2.2. Kiến thức- thực hành nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ Bảng 3.7. Kiến thức của bà mẹ về thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh Thời gian Số lượng Tỉ lệ % Ê 1giờ 259 48,0 >1 giờ 273 50,6 Không biết 8 1,5 Tổng 540 100 Bảng 3.7 cho thấy, có 48% số bà mẹ có kiến thức đúng về thời gian nên cho con bú lần đầu tốt nhất là trong vòng một giờ sau khi sinh. Số bà mẹ cho rằng thời gian bú lần đầu tốt nhất là trên một giờ cũng chiếm tỉ lệ tương ứng (50,6%). 1,5% bà mẹ không biết về kiến thức này. Biểu đồ 3.7. Tỉ lệ bà mẹ biết khái niệm về sữa non Trong số 540 bà mẹ sinh con tại 4 bệnh viện trong nghiên cứu, có 78,3% biết thế nào là sữa non (sữa non là sữa có trong những ngày đầu sau đẻ, đặc và vàng hơn bình thường), số bà mẹ không biết chiếm 21,7%. Bảng 3.8. Kiến thức của bà mẹ về tác dụng của việc cho trẻ bú sữa non Tác dụng Số lượng Tỉ lệ % Tốt cho trẻ 483 89,4 Không tốt cho trẻ 8 1,5 Không biết 49 9,1 Tổng 540 100 Sau khi tất cả các bà mẹ đã được giải thích cho biết thế nào là sữa non, đa số các bà mẹ (89,4%) cho rằng sữa non tốt cho trẻ. Chỉ có 1,5% số bà mẹ nghĩ rằng sữa non không tốt cho trẻ. Bảng 3.9. Thời gian cho trẻ bú lần đầu sau sinh của các bà mẹ Thời gian cho bú lần đầu Số lượng Tỉ lệ % Ê 1 giờ 239 44,3 >1-6 giờ 180 33,3 > 6 giờ 45 8,3 Chưa cho trẻ bú mẹ 76 14,1 Tổng 540 100 Bảng 3.9 cho thấy tại thời điểm phỏng vấn, có 464 trong số 540 bà mẹ đã cho con bú lần đầu (85,9%), 14,1% số bà mẹ chưa cho con bú sữa mẹ. Số bà mẹ cho con bú lần đầu trong vòng một giờ đầu sau khi sinh là 44,3%, số bà mẹ cho con bú lần đầu trong khoảng từ trên 1 giờ đến 6 giờ là 33,3%, có 8,3% bà mẹ cho con bú lần đầu trên 6 giờ sau sau khi sinh. Biểu đồ 3.8. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh Theo biểu đồ 3.8, tại 4 bệnh viện trong nghiên cứu, tỉ lệ bà mẹ cho trẻ bú sớm trong vòng 1 giờ đầu sau khi sinh là 44,3%, tỉ lệ bà mẹ không cho trẻ bú trong 1 giờ đầu sau khi sinh là 55,7%. Bảng 3.10. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ ăn/uống thứ khác trước khi bú lần đầu Ăn/uống thứ khác Số lượng Tỉ lệ % Có 110 23,7 Không 347 74,8 Không biết 7 1,5 Tổng 464 100 Tỉ lệ bà mẹ cho con ăn/uống thứ khác ngoài sữa mẹ trước khi bú mẹ lần đầu là 23,7% thấp hơn so với tỉ lệ bà mẹ không cho uống thứ khác trước khi bú mẹ lần đầu (74,8%). Tỉ lệ % Biểu đồ 3.9. Loại thức ăn/nước uống trẻ được dùng trước khi bú mẹ lần đầu Loại thức ăn/nước uống trẻ hay được cho dùng nhất trước khi bú mẹ lần đầu là sữa hộp trẻ em (43,4%), sau đó đến mật ong (40,7%), rồi nước cháo (8,8%), và các thứ khác như nước nhân trần, cam thảo (5,3%). Nước chanh là 0,9% và sữa bà mẹ khác chiếm 0,9%. Bảng 3.11. Tư thế đúng của bà mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú Tư thế cho con bú Số lượng Tỉ lệ % Đúng 112 24,1 Không đúng 352 75,9 Tổng 464 100 Tư thế đúng của bà mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú chiếm tỉ lệ thấp (24,1%) tư thế không đúng của bà mẹ và trẻ sơ sinh khi cho con bú chiếm 75,9%, cao gấp 3 lần. Biểu đồ 3.10. Tỉ lệ bà mẹ cho trẻ sơ sinh ngậm bắt vú đúng Biểu đồ 3.10 cho thấy, có 41,4% số bà mẹ trong nghiên cứu có thực hành cho con ngậm bắt vú đúng , tỉ lệ này thấp hơn so với 57,5% số bà mẹ cho con ngậm bắt vú không đúng. 3.3. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da và Nuôi con bằng sữa mẹ sớm 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến thực hành da kề da Bảng 3.12. Liên quan giữa tuổi mẹ với thực hành da kề da Tuổi Thực hành da kề da P yates Có Không 18-24 4 144 >0,05 ³25 5 387 Tổng 9 531 Thực hành phương pháp ủ ấm da kề da ở các bà mẹ thuộc nhóm tuổi cao hơn có xu hướng thấp hơn so với các nhóm tuổi khác nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Bảng 3.13. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với thực hành da kề da Trình độ học vấn Thực hành da kề da P yates Có Không Tiểu học/ THCS 2 94 >0,05 THPT trở lên 7 437 Tổng 9 531 Những bà mẹ có trình độ học vấn là tiểu học hoặc trung học có sở thực hành da kề da cho con nhiều hơn so với các bà mẹ có trình độ từ trung học phổ thông trở lên. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với p>0,05. Bảng 3.14. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với thực hành da kề da Nghề nghiệp Thực hành da kề da P yates Có Không Cán bộ công chức 4 242 >0,05 Nghề khác 5 289 Tổng 9 531 Thực hành ủ ấm da kề da của bà mẹ không khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa 2 nhóm nghề là cán bộ công chức và nghề khác (p >0,05). Bảng 3.15. Liên quan giữa một số yếu tố của trẻ sơ sinh đến thực hành da kề da Các yếu tố Thực hành da kề da P yates Có Không Tuổi (giờ) >0,05 <12 giờ 3 342 ³12 giờ 6 188 Giới >0,05 Nam 2 263 Nữ 7 268 Con thứ >0,05 Thứ nhất 7 359 Thứ 2 trở lên 2 171 Cân nặng khi sinh (gram) >0,05 2000- <3000 2 155 ³3000 7 375 Theo kết quả bảng 3.15: - Trẻ ³12 giờ tuổi được ủ ấm da kề da nhiều hơn so với trẻ 0,05. - Các yếu tố thứ tự sinh và cân nặng khi sinh của trẻ không tác động có ý nghĩa thống kê lên thực hành ủ ấm da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh trong vòng 30 phút sau khi sinh. Bảng 3.16. Liên quan giữa một số yếu tố của mẹ đến thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh Các yếu tố Thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu OR 95% CI Tuổi Có Không 18-24 46 102 1 25-34 155 202 1,7 1,11-2,61 ³35 15 19 1,8 0,76-4,00 Trình độ học vấn Tiểu học/THCS 31 65 1 THPT trở lên 185 258 1,5 0,92-2,47 Nghề nghiệp Cán bộ công chức 98 148 1 Nghề khác 118 175 1,1 0,71-1,46 Những bà mẹ có tuổi cao hơn thì cho trẻ tắm nhiều hơn. Tuy nhiên sự khác biệt chỉ có ý nghĩa thống kê ở nhóm 25-34 tuổi so với nhóm 18-24 tuổi (OR= 1,7, 95%; CI từ 1,11-2,61). Những bà mẹ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên thực hành tắm trẻ sơ sinh ngay trong vòng 24 giờ sau đẻ nhiều hơn các bà mẹ có trình độ học vấn thấp hơn (OR=1,5) nhưng khác biệt này không có ý nghĩa thống kê với CI = 0,92-2,47. Bảng 3.17. Liên quan giữa một số yếu tố của trẻ đến thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh Các yếu tố Tắm trẻ trong 24 giờ đầu OR 95% ClOR Có Không Tuổi (giờ) <12 giờ 110 235 1 ³12 giờ 106 87 2,6 1,78-3,80 Giới tính Nam 97 167 1 Nữ 119 156 1,4 0,92-1,88 Con thứ Thứ nhất 148 218 1 Thứ 2 trở lên 68 105 0,9 0,65-1,41 Cân nặng khi sinh 2000-<3000 g 66 88 1 ³3000g 149 231 0,9 0,58-1,28 Bảng 3.17 cho thấy trẻ sơ sinh có độ tuổi từ 12 giờ trở lên có xu hướng được tắm nhiều hơn 2,6 lần những trẻ khác. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với CI= 1,78-3,80. Các yếu tố khác như giới tính trẻ, thứ tự sinh, cân nặng khi sinh của trẻ không phải là yếu tố ảnh hưởng ý nghĩa thống kê đến thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ sau sinh. 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến thực hành NCBSM sớm Bảng 3.18. Liên quan giữa tuổi mẹ với thực hành cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh Tuổi mẹ Cho trẻ bú trong một giờ đầu OR 95% ClOR Có Không 18-24 52 71 1 24-34 174 139 1,7 1,10-2,66 ³35 13 15 1,2 0,48-2,91 Phân tích mối liên quan giữa tuổi mẹ và cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh cho thấy những bà mẹ tuổi cao hơn hay cho trẻ bú sớm hơn những bà mẹ ít tuổi hơn, khác biệt có ý nghĩa thống kê ở nhóm 25-34 so với nhóm 18-24 (OR=1,7, 95% CI OR= 1,10-2,66). Bảng 3.19. Liên quan giữa trình độ học vấn mẹ với thực hành cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh Trình độ học vấn Cho trẻ bú trong một giờ đầu OR 95% ClOR Có Không Tiểu học/ PTCS 43 37 1 PTTH trở lên 196 188 0,9 0,54-1,49 Tổng 239 225 Kết quả phân tích mối liên quan giữa trình độ học vấn và cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa trình độ học vấn của bà mẹ và việc cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh. Bảng 3.20. Liên quan giữa nghề nghiệp mẹ với thực hành cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh Nghề nghiệp Cho trẻ bú trong một giờ đầu OR 95% ClOR Có Không Cán bộ công chức 114 102 1 Kinh doanh 125 123 0,9 0,62-1,33 Tổng 239 225 Bảng 3.20 cho thấy nghề nghiệp của mẹ không phải là một yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến cho trẻ bú lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh. Bảng 3.21. Liên quan giữa một số yếu tố của trẻ đến thực hành bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh Các yếu tố Bú mẹ trong một giờ đầu OR 95% CI Có Không Giờ tuổi <12 giờ 153 144 1 ³12 giờ 85 81 1,0 0,68-1,51 Giới tính Nam 116 114 1 Nữ 123 111 1,1 0,74-1,59 Con thứ Thứ nhất 167 149 1 Thứ 2 71 76 0,8 0,55-1,86 Cân nặng (gram) 2000- <3000 66 67 1 ³3000 g 172 157 1,1 0,73-1,70 Theo bảng 3.21, các yếu tố như tuổi, cân nặng, thứ tự sinh của trẻ không có ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến việc cho trẻ bú mẹ lần đầu tiên trong vòng một giờ đầu sau sinh. Bảng 3.22. Liên quan giữa một số yếu tố của mẹ đến tư thế đúng khi cho con bú Các yếu tố Tư thế đúng khi cho con bú OR 95% CI Có Không Tuổi mẹ 18-24 56 63 1 25-34 152 159 1,0 0,69-1,68 ³35 24 4 6,8 2,05-24,57 Trình độ học vấn Tiểu học/THCS 38 41 1 THPT trở lên 194 185 1,1 0,68-1,89 Nghề nghiệp CBCC 106 108 1 Khác 126 118 1,1 0,74-1,60 Những bà mẹ từ 35 tuổi trở lên cho con bú đúng tư thế cao hơn nhiều so với các bà mẹ ít tuổi hơn. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với OR= 6,8, 95% CI = 2,05-24,57. Trình độ học vấn và nghề nghiệp của mẹ không tác động có ý nghĩa thống kê đến thực hành cho trẻ bú đúng tư thế. Bảng 3.23. Liên quan giữa một số yếu tố của mẹ đến thực hành cho con ngậm bắt vú đúng Các yếu tố Cho con ngậm bắt vú đúng OR 95% CI Có Không Tuổi 18-24 44 75 1 25-34 130 182 1,2 0,77-1,93 ³35 18 10 3,1 1,21-7,91 Trình độ học vấn Tiểu học/THCS 35 44 1 THPT trở lên 157 223 0,9 0,53-1,48 Nghề nghiệp CBCC 91 113 1 Khác 101 134 0,9 0,63-1,39 Tương tự với thực hành cho trẻ bú đúng tư thế, những bà mẹ ³35 tuổi có tỉ lệ cho con ngậm bắt vú đúng cao hơn so với các bà mẹ ít tuổi hơn. Khác biệt này có ý nghĩa thống kê với 95% CI = 1,21-7,91. Trình độ học vấn mẹ cũng không phải là các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thực hành cho con ngậm bắt vú đúng của bà mẹ. Thực hành cho con ngậm bắt vú đúng cũng không khác nhau có ý nghĩa ở các bà mẹ có nghề nghiệp khác nhau. 3.3.3. Phân tích đa biến một số yếu ảnh hưởng đến thực hành da kề da và NCBSM sớm Bảng 3.24. Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến thực hành da kề da Yếu tố P Tuổi mẹ (<24/ ³ 25) 0,3086 Trình độ học vấn mẹ (tiểu học+THCS/THPT) 0,8176 Nghề nghiệp mẹ (CBCC/khác) 0,8323 Tuổi trẻ sơ sinh (<12 giờ/12 –24 giờ) 0,1176 Giới trẻ sơ sinh (nam/nữ) 0,2031 Thứ tự sinh (con thứ 1/con thứ 2 trở lên) 0,7506 Cân nặng sơ sinh (<3000g/³3000g) 0,9438 Phân tích đa biến cho thấy không có bất kỳ một yếu tố nào của bà mẹ (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp) và của trẻ sơ sinh (tuổi, giới, thứ tự sinh, cân nặng sơ sinh) ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến thực hành da kề da. Bảng 3.25. Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến thực hành tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau sinh Yếu tố P Tuổi mẹ (<24/ ³ 25) 0,012 Trình độ học vấn mẹ (tiểu học+THCS/THPT) 0,0206 Nghề nghiệp mẹ (CBCC/khác) 0,3070 Tuổi trẻ sơ sinh (<12 giờ/12 –24 giờ) 0,0001 Giới trẻ sơ sinh (nam/nữ) 0,4541 Thứ tự sinh (con thứ 1/con thứ 2 trở lên) 0,0890 Cân nặng sơ sinh (<3000g/³3000g) 0,6035 Theo kết quả bảng 3.25, những bà mẹ có tuổi cao và trình độ học vấn cao có xu hướng cho trẻ tắm trong vòng 24 giờ đầu sau sinh nhiều hơn so với những bà mẹ ít tuổi hơn và có trình độ học vấn thấp hơn. Trẻ sơ sinh từ 12 giờ trở lên được tắm nhiều hơn so với trẻ dưới 12 giờ tuổi. Tất cả các khác biệt này đều có ý nghĩa thống kê. Bảng 3.26. Phân tích đa biến một số yếu tố của mẹ và trẻ có ảnh hưởng đến thực hành cho trẻ bú trong vòng một giờ đầu sau sinh Yếu tố P Tuổi mẹ (<24/ ³ 25) 0,1436 Trình độ học vấn mẹ (tiểu học+THCS/THPT) 0,5965 Nghề nghiệp mẹ (CBCC/khác) 0,6514 Tuổi trẻ sơ sinh (<12 giờ/12 –24 giờ) 0,5111 Giới trẻ sơ sinh (nam/nữ) 0,5558 Thứ tự sinh (con thứ 1/con thứ 2 trở lên) 0,6640 Cân nặng sơ sinh (<3000g/³3000g) 0,5902 Các đặc trưng cá nhân của bà mẹ (tuổi, trình độ học vấn, nghề nghiệp) và các đặc trưng cá nhân của trẻ sơ sinh (tuổi, giới, thứ tự sinh, cân nặng khi sinh) không phải là yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê đến cho trẻ bú mẹ trong vòng một giờ đầu sau sinh. Chương 4 bàn luận 4.1. Kiến thức - thực hành phương pháp da kề da và nuôi con bằng sữa mẹ sớm của các bà mẹ Kiến thức - thực hành phương pháp ủ ấm da kề da Nghiên cứu trên 540 bà mẹ sinh con tại 4 bệnh viện Hà Nội cho thấy: đại đa số bà mẹ (98,7%) cho rằng cần phải giữ ấm trẻ sau sinh nhưng chỉ có 13,9% bà mẹ biết về phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh, còn lại 86,1% số bà mẹ chưa biết hoặc chưa nghe nói gì về phương pháp này. Tỉ lệ các bà mẹ biết về phương pháp da kề da thấp là điều dễ hiểu vì phương pháp này hầu chưa được giới thiệu và áp dụng cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh ở 4 bệnh viện trong nghiên cứu cũng như trên cả nước. Đối với nhiều bà mẹ, đây là lần đầu tiên họ nghe thấy khái niệm này, một số bà mẹ khác biết da kề da như là phương pháp ủ ấm cho trẻ đẻ non/ nhẹ cân hoặc trẻ bị lạnh. Kết quả này tương tự với kết quả điều tra ban đầu thực hiện tại Khoa Sản của một Trung tâm y khoa Anh quốc vào tháng 3/2000, nơi mà ủ ấm da kề da chưa phải là thực hành thường quy trong chăm sóc trẻ sơ sinh nên phần lớn các bà mẹ được hỏi đều trả lời rằng họ chưa nghe nói và chưa biết thế nào là phương pháp da kề da [38]. Khi phân tích sâu hơn, sự hiểu biết của bà mẹ về phương pháp này cũng chưa đầy đủ. Với câu hỏi nhiều lựa chọn về lợi ích của giữ ấm tiếp xúc da kề (biểu đồ 3.2) thì tần số về tác dụng giữ ấm chiếm tỉ lệ cao nhất (66,6%), còn tần số về lợi ích giữ ấm + dễ cho bú sớm+ dễ theo dõi có tỉ lệ thấp nhất (1,3%) mặc dù phương pháp da kề da còn nhiều lợi ích khác nữa cho cả trẻ sơ sinh và bà mẹ [26], [57]. Với kết quả về kiến thức như vậy, không có gì đáng ngạc nhiên khi tỉ lệ các bà mẹ ủ ấm trẻ sơ sinh bằng phương pháp da kề da ngay sau đẻ rất thấp, chỉ có 9 bà mẹ (1,7%) có thực hành này cho con mình. Một thực hành không tốt nữa trong việc giữ ấm trẻ sau sinh là tắm trẻ trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ của các bà mẹ trong nghiên cứu vẫn chiếm tỉ lệ cao (40%). Theo nghiên cứu của Lozoff, ở các nước kém phát triển, phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh ít được thực hiện vì không có nỗ lực đặc biệt nào giúp mẹ con tiếp xúc da kề da với nhau trong những phút đầu sau khi sinh [47]. Tại Bắc ấn Độ, một nghiên cứu về thân nhiệt trẻ sơ sinh trong vòng 24 giờ đầu sau đẻ trên những trường hợp sinh tại nhà cho thấy 97,3% trong số 189 trẻ sơ sinh được nằm cạnh mẹ sau khi đẻ nhưng không trẻ nào được tiếp xúc da kề da với mẹ [45]. Tuy nhiên, một số nghiên cứu tại những nơi có áp dụng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn các bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho trẻ sơ sinh thì thực hành này cao hơn đáng kể. Theo Awi, tỉ lệ bà mẹ áp dụng phương pháp ủ ấm da kề da cho trẻ trong vòng 30 phút sau sinh tại một bệnh viện của Nigeria (2005) là 38,4% [19], tại một số Bệnh viện Thân thiện Trẻ nhỏ ở Zambia là 24% [68]. Tại khoa sản của một trung tâm chăm sóc sức khỏe Anh (2000) thực hành da kề da là 16% [38]. Cũng như kết quả của các nghiên cứu được thực hiện ở nơi mà phương pháp ủ ấm da kề da chưa được giới thiệu và áp dụng [45], [47], tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con rất thấp trong nghiên cứu của chúng tôi là do đây chỉ là kết quả điều tra ban đầu ở các bệnh viện mà phương pháp này hầu như không được áp dụng trong chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh khỏe mạnh. Các bà mẹ trong nghiên cứu chưa bao giờ được tư vấn, đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện da kề da từ cán bộ y tế trực tiếp chăm sóc, đỡ đẻ cũng như tại các lần khám thai trước sinh. Các bà mẹ biết về phương pháp này chủ yếu là qua tự tìm hiểu sách báo trước khi chuẩn bị sinh con (biểu đồ 3.6). Điều kiện thời tiết khí hậu nóng ẩm của nước ta cũng có thể là một trong những nguyên nhân khiến tỉ lệ bà mẹ thực hành ủ ấm da kề da cho con thấp. Một số bà mẹ thấy không cần thiết hoặc không thoải mái ở tư thế này khi thời tiết nóng. Ngoài ra, sự hiểu biết ít và chưa đầy đủ về phương pháp da kề da như đã nói đã lý giải cho sự chênh lệch giữa mức kiến thức và thực hành của các bà mẹ (13,9% số bà mẹ biết nhưng chỉ có 1,7% áp dụng phương pháp này để ủ ấm cho con). Về nguồn tiếp cận với thông tin về phương pháp ủ ấm da kề da. Trong số 75 (13,9%) bà mẹ biết về phương pháp da kề da, đa số (72%) bà mẹ biết được lợi ích của phương pháp qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, đài, tivi, chỉ 9,3% bà mẹ biết qua cán bộ y tế trong bệnh viện và 8% qua gia đình và bạn bè, không bà mẹ nào được biết qua cán bộ y tế xã phường (biểu đồ 3.6). Chứng tỏ vai trò của nhân viên y tế chưa được phát huy, hơn nữa chính bản thân cán bộ y tế chưa thực sự hiểu về lợi ích, cách thực hiện cũng như chưa được tập huấn về kỹ thuật này. Theo kinh nghịêm từ các nước khác, để thúc đẩy thực hành da kề da giữa mẹ và trẻ sơ sinh, cán bộ y tế phải là người trực tiếp hướng dẫn g

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc32821.doc
Tài liệu liên quan