Đề tài Nghiên cứu kỹ năng tổ chức hoạt động dạy của giáo viên mẫu giáo trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa

Toàn thành phố hiện nay có 50 trường trong đó có: 4 NT (công lập), 29 trường MG (CL: 3 trường, DL: 23 trường, TT: 3 trường), 18 trường MN (CL: 7 trường, DL: 7 trường, TT: 3 trường) và 187 nhóm lớp mầm non tư thục.

Về học sinh, có 1970 cháu nhà trẻ (tỷ lệ 21%); có 9.650 cháu MG (tỷ lệ 74,5%); riêng trẻ MG 5 tuổi có 6320 cháu (tỷ lệ 92,5%). So với 5 năm trước đây (năm học 2001-2002), tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi MN tăng 4,55% ở nhà trẻ, tăng 12,8% ở MG và 11,2% trẻ MG 5 tuổi.

Về chất lượng CS-ND và GD trẻ: Nhìn chung, các trường lớp MN đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chương trình CS-GD trẻ cũng như các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo. Qua khảo sát chất lượng trẻ những năm gần đây đều có khoảng 85% cháu đạt kết quả khá tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp. Gần 100% cháu NT và hơn 50% cháu MG được ăn tại trường, 100% cháu được cân đo theo dõi biểu đồ và khám sức khỏe định kỳ theo qui định. Việc phòng chóng suy dinh dưỡng đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp tích cực và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối mỗi năm học thường giảm từ 5 – 6% so với đầu năm học.

 

doc24 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7252 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu kỹ năng tổ chức hoạt động dạy của giáo viên mẫu giáo trên địa bàn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạy ở trường MG là HĐ có mục đích, kế hoạch, là HĐ tương tác giữa trẻ em và GV. GV hướng dẫn trẻ giải quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển năng lực nhận thức, góp phần hình thành toàn vẹn nhân cách cho trẻ em. Tác động SP của GVMG phải luôn thay đổi, phù hợp với yêu cầu phát triển trong từng giai đoạn của trẻ. Phương tiện giáo dục chủ yếu là đồ dùng, đồ chơi, là MT tự nhiên và MT xã hội phong phú, đa dạng. GVMG cần biết tận dụng triệt để những điều kiện và phương tiện cần thiết, thích hợp để giáo dục trẻ ở mọi lúc mọi nơi và đặc biệt trong giờ TCHĐ học có chủ đích. HD dạy ở trường MG là HĐ nhằm giúp trẻ lĩnh hội kiến thức, kỹ năng hình thành chính bản thân hoạt động học tập, là nhằm chuẩn bị các năng lực toàn diện, là quá trình chuẩn bị sẵn sàng về thể chất, tâm lý, xã hội... cho trẻ vào học phổ thông. Trẻ MN, đặc biệt trẻ MG “học mà chơi, chơi mà học”, vì HĐ vui chơi là HĐ chủ đạo của lứa tuổi này. Do đó, người GVMG phải biết "chơi” cùng trẻ và phải có nghệ thuật tổ chức, hướng dẫn "trẻ chơi để mà học”. 1.2.3.2. Xu hướng đổi mới giáo dục mầm non hiện nay ● Về nội dung giáo dục, được xây dựng theo các lĩnh vực phát triển: thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm-xã hội, thẩm mỹ, đảm bảo giáo dục trẻ một cách toàn diện. các lĩnh vực này được cấu trúc theo hướng tích hợp chủ đề. Lấy bản thân đứa trẻ làm trung tâm, các chủ đề được xây dựng mở rộng dần từ đơn giản đến phức tạp, từ gần đến xa, từ bản thân trẻ đến gia đình, MTTN và MTXH gần gũi với trẻ. Đồng thời đảm bảo tính tích hợp giữa nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc sức khoẻ với giáo dục phát triển, gắn với cuộc sống thực hàng ngày của trẻ. ● Đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, mỗi HĐ giáo dục cho trẻ phải mang tính tích hợp nội dung và được thiết kế dưới hình thức vui chơi. Mặt khác, việc tổ chức các HĐ giáo dục cho trẻ, khác với trước đây chỉ chủ yếu theo hình thức chung cả lớp nay sử dụng nhiều hình thức đa dạng: HĐ chung cả lớp, HĐ theo nhóm nhỏ và đặc biệt là HĐ cá nhân. Mỗi hình thức HĐ sẽ giúp trẻ phát triển các KN học tập khác nhau: khi HĐ cá nhân trẻ được tự tìm hiểu, khám phá sự vật hiện tượng theo cách riêng của mình, qua đó phát huy tính chủ động tích cực của trẻ, còn khi tham gia học tập theo nhóm nhỏ hay HĐ chung cả lớp trẻ được chia sẻ giúp đỡ lẫn nhau những kinh nghiệm, học cách chung sống và hợp tác trong công việc được giao... ● Về phương pháp giáo dục, GVMN cần sử dụng linh hoạt và phối hợp hợp lý các phương pháp giáo dục đặc trưng cho lứa tuổi MN trong việc tổ chức cho trẻ HĐ, chú trọng dạy trẻ cách học, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ và cá nhân hoá quán trình dạy học. Mặt khác, đòi hỏi người GV có những thay đổi về vai trò nhất định, trong lớp học giáo viên trở thành người “tổ chức”, “cố vấn”, “trọng tài” và “kích thích” trẻ tích cực hoạt động nhận thức, giúp trẻ được thoả mãn nhu cầu học tập cá nhân và được chia sẻ những hiểu biết hay cảm xúc của mình với mọi người xung quanh. Dưới sự hướng dẫn của giáo viên, trong bất kỳ HĐ nào, trẻ luôn được chủ động tích cực tham gia nhiều nhất và được HĐ theo hứng thú cá nhân. Giáo viên phải linh hoạt trong việc xác định, lựa chọn và tổ chức các HĐ đa dạng, giúp trẻ hứng thú tìm hiểu khám phá sự vật hiện tượng theo nhiều cách khác nhau, qua đó phát triển tư duy linh hoạt và rèn luyện khả năng xử lý nhanh các tình huống khác nhau trong cuộc sống. Như vậy, GVMN, đặc biệt GVMG phải nắm vững xu hướng đổi mới giáo dục mầm non hiện nay, phải có những kỹ năng sư phạm cần thiết để có thể vừa là giáo viên, vừa là người chăm sóc, nuôi dưỡng, phòng và chữa bệnh cho trẻ, là nghệ sĩ và là người mẹ thứ hai của trẻ. 1.2.3.3. Tổ chức hoạt động học có chủ đích cho trẻ mẫu giáo - TCHĐ học có chủ đích cho trẻ MG không theo các bước của “tiết học” một cách hình thức, máy móc mà xây dựng theo cách kết hợp nhiều HĐ khác nhau một cách phù hợp, linh hoạt, tạo những tình huống HĐ của trẻ cùng với những thao tác thử nghiệm, khám phá, tập làm... để giúp trẻ thực sự được HĐ lĩnh hội kiến thức, hình thành KN. - TCHĐ học có chủ đích theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm, đáp ứng nhu cầu và phù hợp với khả năng cá nhân trẻ. Muốn vậy, GV phải hướng dẫn trẻ phát huy cao độ tiềm năng vốn có của mình. Trong HĐ học có chủ đích, trẻ là chủ thể HĐ lĩnh hội tri thức một cách sinh động và sáng tạo. HĐ học có chủ đích là công việc của từng cá nhân trẻ; vì vậy GV cần thiết kế HĐ cá nhân cho trẻ thông qua công việc khám phá, thử nghiệm, tập làm và các thao tác cần thiết. 1.3. Kỹ năng, kỹ năng nghề, kỹ năng nghề của giáo viên mẫu giáo 1.3.1. Kỹ năng Tổng kết các công trình nghiên cứu của một số tác giả cho thấy có hai loại quan niệm về KN như sau: + Quan niệm thứ nhất: Các tác giả V.X. Cudin, V. A Cruchetxki, A. G Covaliôv, Tsebusea, Trần Trọng Thủy... thì KN là phương tiện thực hiện hành động phù hợp với mục đích và điều kiện HĐ mà con người đã nắm vững mà không cần tính đến kết quả của hành động. + Quan niệm thứ hai: Các tác giả N.D Levitov, K.I Kixegof, K.K. Platonop, G.G. Golubev, Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn Ánh Tuyết, Trần Quốc Thành... cho rằng KN chính là năng lực thực hiện một công việc có kết quả với chất lượng cần thiết và với thời gian tương ứng trong điều kiện mới. Như vậy, quan niệm thứ hai có chú ý đến kết quả của hành động. Một số nhà khoa học Việt Nam như: GS.TS Nguyễn Quang Uẩn, PGS.TS Ngô Công Hoàn, PGS.TS Trần Quốc Thành cũng quan niệm KN là một mặt của năng lực con người thực hiện một công việc có kết quả. Trên cơ sở xem xét các quan niệm về KN như đã trình bày ở trên đề tài xác định chọn khái niệm: KN là khả năng thực hiện có kết quả một hành động nào đó bằng cách vận dụng những tri thức và những kinh nghiệm đã có để đạt mục đích đề ra. Tức là KN không chỉ đơn thuần về mặt kỹ thuật của hành động mà còn là biểu hiện năng lực của con người. 1.3.2. Kỹ năng nghề Theo quan điểm của Klimov, Platonov, Lomov..., Phạm Tất Dong, Đặng Danh Ánh, Ngô Công Hoàn... thì kỹ năng nghề là những khả năng phù hợp với đòi hỏi riêng của nghề đó. Ngoài trình độ học vấn nói chung nhất thiết phải có những kiến thức cơ sở, cơ bản phục vụ cho nghề đó và chúng được gọi là kiến thức nghiệp vụ. Theo James C. Hansen thì “Kỹ năng nghề là những khả năng mà con người có thể sử dụng những gì đã hiểu biết để đạt được những mục đích, những yêu cầu trong nghề nghiệp đề ra”. Ở một số nước Nga, Đức, Pháp, Hàn Quốc... người ta xác định những kỹ năng nghề dạy học (kỹ năng sư phạm) như: * Nhóm những kỹ năng thiết kế và tiến hành dạy học * Nhóm các kỹ năng sư phạm nhằm phát triển thói quen hoạt động độc lập. * Nhóm các kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục Các nhà nghiên cứu Nga đã chỉ ra hệ thống KNSP như: KN thiết kế, KN tổ chức, KN định hướng, KN giao tiếp (KN định vị và điều khiển trong giao tiếp), KN nhận thức, KN nghiên cứu, KN kích thích động viên... Nhiều trường sư phạm trong khu vực và trên thế giới đều khẳng định rằng trong quá trình đào tạo GV cần hình thành cho GV khả năng giải quyết những nhiệm vụ sư phạm. Khả năng giải quyết những nhiệm vụ này phụ thuộc vào mức độ hình thành KNSP ở người GV. Nói cách khác, muốn thực thi có hiệu quả những nhiệm vụ SP, người GV cần có hệ thống các KNSP, nhờ đó giải quyết những nhiệm vụ của mình một cách “chuyên nghiệp”, hệ thống những KN này cần được hình thành ở sinh viên ngay khi đang còn học ở trường sư phạm. Ở Việt Nam nhiều tác giả đã nghiên cứu về KNSP, nhiều người đã đồng ý với định nghĩa mà tác giả Nguyễn Như An đã đưa ra: “KNSP là khả năng thực hiện có kết quả một số thao tác hay một loạt các thao tác phức tạp của hành động sư phạm bằng cách lựa chọn và vận dụng những tri thức, những cách thức, những qui trình đúng đắn”. Nghề dạy học là một trong những nghề phức tạp và quan trọng. Trình độ và chất lượng được đào tạo của người GV có ảnh hưởng to lớn đến cuộc đời của biết bao HS. Vì vậy, nghệ thuật SP của người GV có ảnh hưởng rất quan trọng. Nhưng nghệ thuật SP bắt đầu từ việc hình thành những KNSP. 1.3.3. Kỹ năng nghề của giáo viên mẫu giáo Các nghiên cứu chuyên môn đã chỉ ra rằng: KN nghề nghiệp của GVMN nói chung và GVMG nói riêng có tính đặc thù được qui định bởi các chức năng đặc thù của nghề GVMN và khách thể HĐ động của họ. GVMN trong HĐSP của mình vừa phải thực hiện chức năng chung của người giáo viên, vừa phải đồng thời thực hiện đầy đủ các chức năng đặc thù của “người mẹ, người thầy thuốc và người nghệ sĩ”. GVMN vừa phải giáo dục, dạy trẻ lại vừa phải chăm sóc-nuôi dưỡng, bảo vệ trẻ trong mọi HĐ của trẻ MN. Do đó GVMN phải có những KN, KX riêng biệt. Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu GDMN đã đưa ra nhiều ý kiến về KNSP mầm non. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn GDMN, TS. Trần Thị Quốc Minh đã dựa trên các dạng HĐ cơ bản của GVMN mà phân loại các nhóm KN như sau: Nhóm kỹ năng nhận thức, Nhóm kỹ năng thiết kế, Nhóm kỹ năng giao tiếp và tổ chức, Nhóm kỹ năng chuyên biệt. Theo chúng tôi bốn nhóm kỹ năng trên được xác định là có cơ sở khoa học và rất phù hợp trong thực tiễn vì nắm vững những kỹ năng này sẽ giúp giáo viên mầm non đạt hiệu quả cao trong hoạt động dạy học cho trẻ mầm non. Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nội dung nghiên cứu • Xây dựng hệ thống KNTCHĐ dạy của GVMG • Tìm hiểu thực trạng KNTCHĐ dạy của GVMG và phân tích những nguyên nhân dẫn đến thực trạng ấy • Đề xuất một số biện pháp tác động nhằm hoàn thiện các KNTCHĐ dạy của GVMG, góp phần nâng cao tay nghề cho GVMG. 2.2. Tiến trình nghiên cứu 2.2.1. Điều tra thăm dò : từ 15/6 đến 15/7/2007 2.2.2. Điều tra chính thức: từ 30/7 đến 30/8/2007 2.2.3. Nghiên cứu thử nghiệm: từ 20/9 đến 20/10/2007 2.2.4. Tiến hành xử lý số liệu và phân tích kết quả nghiên cứu thực trạng về kỹ năng sư phạm của giáo viên mẫu giáo và viết luận văn. 2.3. Các phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu 2.3.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2.3.2.1. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi ♣ Điều tra thăm dò - Dựa trên cơ sở lý luận về KNDH và KNTCDH, chúng tôi xây dựng mẫu phiếu số 1, 2, 3. -Tiến hành điều tra thăm dò mẫu 3 bộ phiếu trên 30 GVMG và 10 CBQL công tác tại các trường MG trong TP. Nha Trang. (30 GVMG và 10 CBQL này sẽ không tham gia trả lời phiếu điều tra chính thức). - Hoàn thiện phiếu trên cơ sở các ý kiến đóng góp của giáo viên và cán bộ quản lý qua điều tra thăm dò để chuẩn bị điều tra chính thức. ♣ Điều tra chính thức Phiếu 1: Điều tra việc rèn luyện và nâng cao KNTCHĐ dạy của GVMG. Phiếu 2: Điều tra việc rèn luyện và nâng cao tay nghề của GVMG. Phiếu 3: Điều tra việc rèn luyện KN qua sự đánh giá việc rèn luyện KN ở GVMG của 50 CBQL trong các trường MG, trường MN. Hướng dẫn các khách thể cách trả lời từng câu hỏi theo đúng mục đích và yêu cầu của câu hỏi. Mỗi khách thể là GVMG sẽ độc lập trả lời câu hỏi được nêu trong 2 phiếu (phiếu 1 và phiếu 2), khách thể là CBQL trả lời phiếu 3. * Thời gian tiến hành điều tra: từ 02/8/2007 đến 15/9/2007 2.3.2.2. Phương pháp thực nghiệm tác động sư phạm * Thời gian thực nghiệm: từ 20/9 đến 20/10/2007 * Nội dung thực nghiệm: giáo viên sẽ tiến hành TCHĐ học cho trẻ với nội dung như sau: - Giáo dục âm nhạc: Dạy múa “Thật là hay” (Lớp MG 3-4 tuổi) - LQMTXQ: Nước đổi màu (Lớp MG 5-6 tuổi). 2.3.2.3. Phương pháp quan sát và chụp hình một số HĐ của cô và trẻ Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tiến hành PP quan sát nhằm bổ trợ thêm cho PP chính. Chúng tôi tiến hành quan sát, ghi chép và chụp hình những hoạt động, việc sử dụng các KN dạy học khi họ tiến hành TCHĐ học cho trẻ MG qua môn LQMTXQ và GDÂN, đặc biệt qua những tiết thực nghiệm. 2.3.2.4. Phương pháp trò chuyện phỏng vấn Qua trò chuyện với GVMG, với CBQL trong các trường MG, trường MN và các cháu MG để thu được những thông tin còn thiếu mà phương pháp chính không thu được và củng cố những thông tin đã thu được từ phương pháp chính. 2.3.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Khi nghiên cứu đề tài, chúng tôi đã tiến hành xin ý kiến một số chuyên gia đầu ngành Tâm lý học, ngành GDMN (5 chuyên gia có học hàm, học vị, có uy tín cao trong ngành giáo dục), những người làm công tác quản lý ở các trường MG, trường MN (50 CBQL) và các GVMG có thâm niên giỏi, điển hình ở các trường MG để xây dựng 3 bộ phiếu trưng cầu ý kiến cũng như khi xử lý phiếu, khi xây dựng các khái niệm công cụ, khi đề xuất những biện pháp, kiến nghị… của đề tài để có thể giải quyết tốt nhiệm vụ và mục đích đã đặt ra của đề tài. 2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Vài nét về ngành học MN thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa Toàn thành phố hiện nay có 50 trường trong đó có: 4 NT (công lập), 29 trường MG (CL: 3 trường, DL: 23 trường, TT: 3 trường), 18 trường MN (CL: 7 trường, DL: 7 trường, TT: 3 trường) và 187 nhóm lớp mầm non tư thục. Về học sinh, có 1970 cháu nhà trẻ (tỷ lệ 21%); có 9.650 cháu MG (tỷ lệ 74,5%); riêng trẻ MG 5 tuổi có 6320 cháu (tỷ lệ 92,5%). So với 5 năm trước đây (năm học 2001-2002), tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi MN tăng 4,55% ở nhà trẻ, tăng 12,8% ở MG và 11,2% trẻ MG 5 tuổi. Về chất lượng CS-ND và GD trẻ: Nhìn chung, các trường lớp MN đã có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các chương trình CS-GD trẻ cũng như các chuyên đề do Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT chỉ đạo. Qua khảo sát chất lượng trẻ những năm gần đây đều có khoảng 85% cháu đạt kết quả khá tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, giao tiếp... Gần 100% cháu NT và hơn 50% cháu MG được ăn tại trường, 100% cháu được cân đo theo dõi biểu đồ và khám sức khỏe định kỳ theo qui định. Việc phòng chóng suy dinh dưỡng đã được thực hiện bằng nhiều biện pháp tích cực và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng cuối mỗi năm học thường giảm từ 5 – 6% so với đầu năm học. Về đội ngũ CBQL và GVMN: Toàn thành phố có 773 GVMN, trong đó: 220 GVMN công lập, 235GVMN dân lập, 318GVMN tư thục. Có 83,5% GV đạt chuẩn và trên chuẩn, 16,5% GV có trình độ sơ cấp và chưa có nghiệp vụ mà chủ yếu là GVMN tư thục. 3.2. Kết quả điều tra thực trạng KNTCHĐ dạy của GVMG 3.2.1. Nhận thức của GVMG về sự cần thiết của các KNTCHĐD ở MG Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng nhận thức của GVMG và CBQL trong các trường MG, MN về sự cần thiết của các KNTCHĐ dạy, chúng tôi thu được kết quả như sau: Bảng 3.1. Nhận thức của GVMG và CBQL về sự cần thiết của các KNTCHĐ dạy Stt Nhóm kỹ năng GVMG CBQL S TB S TB 1 Nhóm kỹ năng nhận thức 5196 4,32 3 1357 4,46 3 2 Nhóm kỹ năng thiết kế 5215 4,34 1 1405 4,68 1 3 Nhóm kỹ năng tổ chức-giao tiếp 8674 4,33 2 2283 4,56 2 4 Nhóm kỹ năng chuyên biệt 4292 4,29 4 1133 4,43 4 = 4,32 = 4,54 Qua bảng 3.1, tổng hợp ý kiến chung của GVMG và CBQL về mức độ hình thành những KNSP trong KNTCHĐ dạy của GVMG, chúng tôi có nhận xét sau: - GVMG đã nhận thức được sự cần thiết của 4 nhóm KNTCHĐ dạy của mình. Kết quả cho thấy các nhóm KN đều được đánh giá ở trên mức “cần”một chút (Điểm trung bình từ 4,29 -> 4,34). - Trong 4 nhóm KN trên thì nhóm KN thiết kế là nhóm KN được GVMG nhận thức là cần nhất với điểm TB = 4,34 ở thứ bậc 1. Tiếp theo là nhóm KN tổ chức-giáo tiếp với = 4,33 ở thứ bậc 2, nhóm KN nhận thức với = 4,30 xếp ở thứ bậc 3. Xếp cuối cùng là nhóm KN chuyên biệt với = 4,29 ở thức bậc 4. Điều này hoàn toàn thống nhất với sự nhận thức của CBQL ở các trường MG, MN. Xét về mức độ cần thiết, thì CBQL còn đánh giá các nhóm KN đó ở mức “cần”hơn so với đánh giá của GVMG, điểm TB từ 4, 43 -> 4,68. Điểm TB chung của các KNTCHĐ dạy của CBQL cao hơn GVMG là 0,22 điểm (ý kiến của GVMG: = 4,32, ý kiến của CBQL = 4,54). - Đánh giá sự cần thiết của từng KN thành phần trong mỗi nhóm KN dạy học có sự khác biệt do trình độ đào tạo, thâm niên công tác, danh hiệu mà giáo viên đạt được. * Nhóm kỹ năng nhận thức - Nhóm KN nhận thức là 1 hệ thống gồm 6 KN thành phần được GVMG đánh giá ở các mức độ cần thiết theo thứ bậc từ 1 đến 6. - Ý kiến đánh giá của GVMG và CBQL có tương quan thuận tương đối chặt với r = 0,71. - Loại hình công tác (công lập, dân lập, tư thục) hầu như không có ảnh hưởng đến việc đánh giá sự cần thiết của từng KNTCHĐ dạy của GVMG trong nhóm KN nhận thức. - Trình độ đào tạo, thâm niên công tác, danh hiệu giáo viên có ảnh hưởng lớn đến việc đánh giá sự cần thiết của từng KNTCHĐ dạy của GVMG trong nhóm KN nhận thức. * Nhóm kỹ năng thiết kế - Nhóm KN thiết kế bao gồm 6 KN thành phần xếp thành 1 hệ thống thứ bậc từ 1 đến 6 tương ứng với số điểm trung bình dao động từ 4,88 xuống 4,24. - Trong nhóm KN thiết kế, GVMG nhận thức KN số 1 là KN rất cần thiết với = 4,53 xếp thứ 1 trong nhóm KN thiết kế. Nhận thức này hoàn toàn giống với nhận thức của CBQL, họ cũng cho rằng KN số 1 là cần thiết nhất với = 4,88. KN số 6 được GVMG và CBQL cùng đánh giá có sự cần thiết thấp nhất trong nhóm KN thiết kế, ở thứ bậc số 6 trong nhóm dù CBQL đánh giá cao hơn GVMG trung bình 0,08 điểm ( = 4,32 và = 4,24). Sở dĩ có kết quả trên là vì: + Thứ nhất, với chương trình đổi mới hiện nay thì việc xây dựng kế hoạch CS-GD trẻ được GV thực hiện theo hướng tích hợp các chủ đề, lấy cháu làm trung tâm sao cho phù hợp với nhu cầu và khả năng nhận thức của trẻ của lớp mình. + Thứ hai, trong HĐSP đặc biệt là HĐSP của GVMG thì trước tiên GV phải xác định được mục tiêu cần đạt trong mỗi chủ đề từ đó mới xây dựng kế hoạch, xác định phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động cho phù hợp. + Thứ ba, cường độ làm việc trong ngày của GVMG rất nhiều – 10 giờ/ngày- (ý kiến của 82% GVMG) nên GV không có thời gian đầu tư cho việc đọc tài liệu, soạn kế hoạch nên việc xác định mục tiêu giáo dục chung và mục tiêu cho từng hoạt động cho phép GV có sự linh hoạt, sáng tạo, chủ động, phù hợp với tình huống xảy ra sao cho cuối mỗi chủ điểm tất cả trẻ đều đạt được các mục tiêu đã đề ra. Tóm lại - 6 kỹ năng thành phần cụ thể của nhóm KN thiết kế đều được GVMG đánh giá ở mức độ cần thiết. - Giữa GVMG và CBQL trong nhận thức có mối tương quan thuận chặt chẽ khi đánh giá sự cần thiết của từng KN trong nhóm với r = 0,81 - Loại hình trường mầm non- nơi công tác của GVMG hầu như không có ảnh hưởng đến việc đánh giá sự cần thiết của các KN thuộc nhóm KN thiết kế. - Trình độ đào tạo, danh hiệu GV có ảnh hưởng lớn đến cách đánh giá sự cần thiết của từng KN trong nhóm KN thiết kế. - Các GVMG có khoảng cách thâm niên công tác càng gần thì càng có sự tương đồng trong việc nhận thức về sự cần thiết của từng KN thuộc nhóm KN thiết kế. *Nhóm kỹ năng tổ chức-giao tiếp - Nhóm KN tổ chức-giao tiếp bao gồm 10 KN thành phần. GVMG đánh giá “KN tổ chức hoạt động học của trẻ một cách linh hoạt, sáng tạo theo yêu cầu đổi mới GDMN (Hoạt động chung cả lớp, theo nhóm, cá nhân)” là KN cần thiết nhất với = 4,47 ở thứ bậc 1 trong nhóm KNTC-GT. Tiếp theo “KN sử dụng có hiệu quả các phương tiện dạy học: vật thật, tranh ảnh, đồ chơi-đồ dùng tự tạo, rối, băng hình... vào hoạt động học” cần thiết thứ 2 trong nhóm. Cuối cùng “KN tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ theo khoa học cho các bậc cha mẹ và cộng đồng”với = 4,20 xếp ở bậc thứ 10 trong nhóm. Nhìn chung, sự chênh lệch về điểm trung bình của từng KN là không nhiều. Điều đó chứng tỏ các GVMG nhận thức về sự cần thiết của các KN thuộc nhóm KNTC-GT khá đồng đều. - Lý do của việc nhận thức đó là: Đặc điểm tâm lý chung của trẻ MG là trẻ chưa có khả năng tập trung chú ý cao, khả năng kiềm chế thấp, ưa thích những điều “mới lạ”, hấp dẫn, sinh động; mặc khác hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo là hoạt động vui chơi, trẻ mẫu giáo “học qua chơi, chơi mà học”, vì vậy nếu trong quá trình TCHĐ học cho trẻ giáo viên biết sử dụng thành thạo những KN đó thì hiệu quả đạt được trên trẻ sẽ cao; sẽ có sự lôi cuốn, thu hút trẻ vào các hoạt động cũng như kích thích được hứng thú học tập của trẻ. - GVMG và CBQL chưa có sự thống nhất cao trong việc đánh gia sự cần thiết của từng KN trong nhóm KNTC-GT. Cụ thể: KN số 2 giữa CBQL và GVMG có sự chênh lệch về thứ bậc cao, trong khi GVMG xếp KN này ở bậc thứ 2 (= 4,43) thì CBQL xếp thứ 6 (= 4,60). Tóm lại - 10 kỹ năng thành phần của nhóm KNTC-GT đều được GVMG đánh giá ở mức độ cần thiết. - Giữa GVMG và CBQL có sự thống nhất trong nhận thức về sự cần thiết của từng KN dạy học thuộc nhóm KNTC-GT với hệ số tương quan thuận nhưng không chặt chẽ với r = 0,6. - Trình độ đào tạo và thâm niên công tác hầu như không ảnh hưởng đến việc đánh giá sự cần thiết của từng KN dạy học thuộc nhóm KNTC-GT. - Danh hiệu GV có ảnh hưởng lớn đến nhận thức của họ về sự cần thiết của từng KN dạy học thuộc nhóm KNTC-GT. * Nhóm kỹ năng chuyên biệt Qua kết quả điều tra cho thấy những KN có điểm trung bình cao tập trung ở các KN số 1, 3, 4, cả trong nhận thức của CBQL và GVMG; điều này cho thấy GVMG cần thiết phải có các KN chuyên biệt đặc thù của ngành nghề như: KN sưu tầm, lựa chọn, tự tạo đồ chơi-đồ dùng dạy học; KN đàn, hát, múa, kể chuyện, đọc thơ, biểu diễn rối... 3.2.2.Thái độ của GVMG khi tiến hành TCHĐ dạy Kết quả qua điều tra như sau: - Đa số GVMG có thái độ tích cực với nghề nghiệp của họ. Điều đó thể hiện qua thái độ tích cực của họ đối với trẻ, với đồng nghiệp, với lãnh đạo, với phụ huynh. Cụ thể: + 77,5% GVMG cảm thấy “Vui”và “Rất vui”khi giao tiếp với trẻ, đáng mừng là không có GVMG nào cảm thấy “Chán”khi giao tiếp với trẻ. + 87,5% GVMG tự đánh giá là có quan hệ tốt với trẻ, 85% GVMG quan hệ tốt với lãnh đạo, 79% GVMG quan hệ tốt với phụ huynh, 84,5% GVMG có quan hệ tốt với đồng nghiệp. - Thái độ tích cực khi tiến hành TCHĐ dạy của GVMG khá trùng hợp với nhận xét, đánh giá của CBQL. Ví dụ: theo đánh giá của CBQL ở trường của họ có 80% GVMG “Vui”và “Rất vui”khi giao tiếp với trẻ; có 87,5% GVMG có quan hệ tốt với trẻ, 90% GVMG quan hệ tốt với lãnh đạo, 90% GVMG quan hệ tốt với phụ huynh, 90% GVMG có quan hệ tốt với đồng nghiệp. - Để kiểm chứng kết quả thái độ này của GVMG, chúng tôi tiến hành điều tra với câu hỏi số 2, 3, 7, 11 (Phiếu 2, phụ lục 1). Kết quả cho thấy, các ý kiến hoàn toàn thống nhất với kết quả trên. Cụ thể: Có 96% GVMG rất yêu trẻ và yêu trẻ, có 80,5% GVMG rất hài lòng và hài lòng về công việc của mình, thậm chí nếu có cơ hội, 62,5% GVMG cũng không đổi nghề. 3.2.3. Thực trạng sử dụng các KN trong việc TCHĐ học có chủ đích của GVMG: ► Khả năng sử dụng các kỹ năng trong việc xây dựng kế hoạch dạy học (hoạt động học có chủ đích) của GVMG. Sự chênh lệch điểm TB giữa các KN mà GVMG sử dụng khi xây dựng kế hoạch HĐ học có chủ đích cho trẻ MG là không nhiều. Ví dụ: ▪ “KN chú ý đến đặc điểm lứa tuổi của trẻ”được GVMG và CBQL xếp ở vị trí thứ 1 với = 4,43 (ý kiến của GVMG) và = 4,62 (ý kiến của CBQL). Tức là họ rất thường xuyên sử dụng kỹ năng này. ▪ “Không hiểu nội dung yêu cầu của chương trình đề ra”xếp ở vị trí cuối cùng với 109/200 GVMG (54,5%) đánh giá là rất ít khi; 72 GVMG (36%) đánh giá đôi khi. Điểm TB là = 2,57 (ý kiến của GVMG) và = 2,06 (ý kiến của CBQL). ►Khả năng sử dụng các kỹ năng trong qua trình tổ chức hoạt động học có chủ đích của GVMG. - Trong quá trình TCHĐ học có chủ đích, GVMG phải biết quan sát tìm hiểu hứng thú học tập của trẻ để có sự sáng tạo trong khi dạy. Qua kết quả bảng 9 chúng ta thấy: • Có 166/200GV (83%) đánh giá sử dụng “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” KN sáng tạo khi dạy trẻ. • Có 181/200 GV (90,5%) đánh giá “Rất thường xuyên” và “Thường xuyên” sử dụng KN quan sát tìm hiểu hứng thú học tập của trẻ để có sự điều chỉnh kịp thời. - Qua kết quả điều tra câu hỏi số 3 và số 5 trong phiếu trưng cầu ý kiến 1 và câu 1, câu 13 trong phiếu trưng cầu ý kiến 2. Kết quả cho thấy một điều đáng mừng là đa số GVMG đã cố gắng bằng những phương pháp sáng tạo khác nhau để thực hiện tốt những KNTCHĐ học có chủ đích cho trẻ. Thể hiện có trên 90% GVMG đã biết sử dụng, kết hợp một cách linh hoạt, mềm dẻo và sáng tạo nhiều phương pháp, phương tiện dạy học; đặc biệt là sử dụng đồ dùng trực quan mới lạ, phong phú, hấp dẫn, gần gũi với trẻ nhằm lôi cuốn, thu hút trẻ tập trung. - Kết quả thu được có hơn 85% GVMG hiểu được năng lực, sở thích, nhu cầu, tâm trạng, tính cách, hứng thú, kinh nghiệm, hoàn cảnh, năng khiếu... của từng trẻ từ đó lựa chọn phương pháp giáo dục phù hợp với từng trẻ trong quá trình tổ chức cho trẻ hoạt động, đặc biệt hoạt động học có chủ đích. - Ngoài ra GVMG còn nhận thức được trong quá trình dạy trẻ, GV cần có những phẩm chất, đức tính như: lòng yêu nghề, yêu trẻ, tinh thần nhiệt huyết, sự mềm dẻo linh hoạt, lòng vị tha, tính kiên nhẫn, tính vô tư không vụ lợi... ►Kết quả thực hiện các kỹ năng thiết kế và kỹ năng tổ chức hoạt động học có chủ đích của GVMG qua đánh giá của CBQL. ▪ Trong nhóm KN thiết kế, KN số 1, 3, 4 có 90% GVMG đạt được mức độ Khá và Tốt, còn lại 10% GVMG đạt loại TB, không có GV xếp loại Yếu, Kém. ▪ Nhóm các KN tổ chức thực hiện, KN số 1 được đánh giá 100% GV thực hiện Tốt và Khá. ▪ Ngoài ra có một số KN giáo viên đạt TB cao, cụ thể: -“KN dự kiến một số tình huống có thể xảy ra, thấy trước những khó khăn và biết cách phòng tránh”có 36% GV xếp ở mức Trung bình. -“KN bao quát, phát hiện, xử lý các tình huống kịp thời”có 30% GV xếp loại TB. - “KN khuyến khích trẻ thắc mắc, trả lời, nhận xét và bổ sung câu hỏi của cô giáo và của bạn”có 36% GV xếp loại TB. ● Nguyên nhân dẫn đến kết qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLV KN GQTHSP.doc
Tài liệu liên quan