Đề tài Nghiên cứu lập dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa

Hệ thống lạnh I.Q.F được viết tắt từ chữ tiếng Anh Individual Quickly Freezer, nghĩa là hệ thống cấp đông nhanh các sản phẩm rời. Một trong những điểm đặc biệt của hệ thống I.Q.F là các sản phẩm được đặt trên cácbăng chuyền, chuyển dộng với tốc độ chậm, trong quá trình đó nó tiếp xúc với không khí lạnh nhiệt độ thấp và nhiệt độ hạ xuống rất nhanh.Buồng cấp đông kiểu I.Q.F chuyên sử dụng để cấp đông các sản phẩm dạng rời. Tốc độ băng tải di chuyển có thể điều chỉnh được tuỳ thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu công nghệ. Trong quá trình di chuyển trên băng chuyền sản phẩm tiếp xúc với không khí đối lưu cưỡng bức với tốc độ lớn, nhiệt độ thấp -35  -43 0C và hạ nhiệt độ rất nhanh. Vỏ bao che buồng cấp đông là các tấm cách nhiệt polyurethan, hai mặt bọc inox.

Bên trong hệ thống cấp đông IQF siêu tốc có bố trí 1 hoặc 2 băng tải sản phẩm có khả năng điều chỉnh tốc độ vô cấp, tuỳ theo yêu cầu cấp đông của nhiều sản phẩm khác nhau. Các dàn lạnh xếp thành 02 dãy 2 bên băng tải. Để dòng không khí hướng tập trung vào sản phẩm trên băng tải, người ta lắp hệ thống ống hướng gió cũng bằng vật liệu thép không rỉ.

Buồng cấp đông có bao che cách nhiệt bằng polyurethan, dày 150 - 200mm, hai bên 2 lớp inox, phủ sơn nhựa thực phẩm màu trắng hai mặt. Buồng cấp đông có cửa ra vào kiểu kho lạnh với hệ thống điện trở nhiệt sưởi cửa, bên trong cũng có hệ thống đèn chiếu sáng. Hệ thống băng tải rất đơn giản được thiết kế để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng. Tốc độ của băng có thể thay đổi cho từng loại sản phẩm cấp đông khác nhau. Băng tải cấp đông chuyển động có thể điều chỉnh vô cấp nhờ bộ biến tần và đạt tốc độ khoảng từ 0,5 - 10 m/phút, cho thời gian cấp đông từ 0,5 phút đén 10 phút.

Khung đỡ băng tải và các thiết bị cũng làm bằng vật liệu inox. Dàn lạnh làm bằng thép không rỉ với các cánh tản nhiệt bằng nhôm thiết kế cho bơm cấp dịch tuần hoàn NH3/R22 bước cánh được thiết kế đặc biệt để tăng hiệu quả truyền nhiệt và vệ sinh dễ dàng. Băng tải bằng inox dạng lưới có kích cỡ M8 x 2,5 (bước 8mm và thanh inox cỡ 2,5mm).

 

docx68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 5353 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lập dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khuôn. Xếp 1 lớp cá, 1 lớp PE. Cuối cùng đặt thẻ cỡ lên miếng PE cuối cùng. Chờ đông: Bán thành phẩm sau khi tiếp xúc khuôn xong nếu không cấp đông kịp thì đưa ngay vào kho chờ đông, nhiệt độ kho: 0÷40C. Cấp đông: Bán thành phẩm được làm lạnh đông trong tủ đông tiếp xúc, nhiệt độ tủ đông là: -35÷-400C. Tách khuôn – Bao gói: Tiến hành tách khuôn dưới vòi nước chảy. Hai block cùng cỡ, loại cho vào một thùng các tông, sau đó đậy nẹp 2 dây ngang, 2 dây dọc. Bảo quản: Sản phẩm sau khi bao gói, đóng thùng hoàn chỉnh phải đưa ngay vào kho trữ đông, nhiệt độ kho là : -18÷-200C. Hệ thống cấp đông . 3. Xác định công suất huy động: Công suất các công đoạn chính là khối lượng của nguyên liệu vào hay lượng bán thành phẩm được tạo ra ở một công đoạn nào đó trong một thời gian nhất định. Dựa vào công suất các công đoạn để tính toán, thiết kế, bố trí lực lượng lao động, máy móc, dụng cụ cần thiết đảm bảo cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường. Đối với tôm: Công đoạn Định mức tiêu hao nguyên liệu và bán thành phẩm Lượng hao hụt nguyên liệu và bán thành phẩm Nguyên liệu G = 22.080 Kg Xử lý GXL = 13629 Kg Phân cỡ, loại GPC = 13494 Kg Cân, xếp khuôn GXK = 13229 Kg Cấp đông GCĐ = 12843 Kg 1,62 1,01 1,02 1,03 8451 Kg 135 Kg 265 Kg 386 Kg Đối với cá : Công đoạn Định mức tiêu hao nguyên liệu và bán thành phẩm Lượng hao hụt nguyên liệu và bán thành phẩm Nguyên liệu G = 7.500 Kg Xử lý GXL = 3.191 Kg Phân cỡ, loại GPC = 3.128 Kg Cân, xếp khuôn GXK = 3.097 Kg Cấp đông GCĐ = 3.006 Kg 2,35 1,02 1,01 1,03 4309 Kg 63 Kg 31 Kg 91 Kg D) XÁC ĐỊNH NHU CẦU NGUYÊN VẬT LIỆU CHO DỰ ÁN: Lựa chọn nguyên vật liệu cho dự án: * Lý do chọn nguyên vật liệu cho dự án: - Đối với tôm: Tôm là một trong những loại thủy sản có giá trị kinh tế cao, là nguồn thực phẩm dễ tiêu hóa và có giá trị dinh dưỡng cao. Sau đây là bảng thành phần hóa học của tôm (tính theo trọng lượng tươi): STT Thành phần Đơn vị (g/100g) mg/100g 1 Protit 19 – 33 2 Lipit 0,3 – 1,4 3 Nước 76 – 79 4 Tro 1,3 – 1,87 5 Canxi 29 – 50 6 Photpho 33 – 67,6 7 Sắt 1,2 – 5,1 8 Natri 11 – 127 9 Kali 127 – 565 Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế nên xuất khẩu thủy sản sau nhiều năm tăng trưởng mạnh, đã giảm 6%. Thế nhưng tôm sú lại là mặt hàng duy nhất tăng trưởng 3%, đạt 1,675 tỉ đô la Mỹ và nhờ chiếm tỷ trọng lớn, tới hơn 40% trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản nên ngành thủy sản xem con tôm sú chính là mặt hàng đã giúp ngành này không tụt giảm mạnh. Năm 2009 Việt Nam xuất khẩu tôm vào 82 thị trường. Tôm sú vẫn là mặt hàng chủ lực, chiếm trên 75% giá trị xuất khẩu mặt hàng tôm. Hàn Quốc, Trung Quốc và Australia đang trở thành những thị trường hết sức tiềm năng với doanh số tăng đáng kể, chiếm gần 20% thị phần xuất khẩu. Đức cũng là một thị trường rất đáng chú ý, chiếm gần 30% tổng kim ngạch nhập khẩu tôm của 10 nước châu Âu cộng lại. Năm 2010, tôm sú vẫn là sản phẩm xuất khẩu chủ lực. Kim ngạch xuất khẩu tôm sú dự kiến sẽ đạt 1,4 tỷ USD. Mặt khác chế biến các mặt hàng tôm xuất khẩu vào thị trường Nhật Bản có thể sẽ được hưởng thuế suất 0% do Việt Nam đã tiền hành đàm phán hiệp định với Nhật Bản về xuất nhập khẩu thủy sản. Cá là một món ăn quý có nhiều protein, nhiều chất khoáng quan trọng và có gần đủ các loại vitamin, đặc biệt nhiều vitamin A và D trong gan cá và một số vitamin nhóm B.. Lượng protein trong cá biển vào khoảng 23% đến 28%, tương đối cao hơn các loài cá nước ngọt khác (16-17% tùy loại cá). Quan trọng hơn nữa là thành phần các protein trong cá biển vừa có chứa đầy đủ các acid amin cần thiết cho cơ thể lại vừa có tỷ lệ các acid amin thiết yếu (EAA) rất cân bằng và phù hợp với nhu cầu EAA của con người. Thành phần dinh dưỡng của cá thành phẩm Thành phần dinh dưỡng trên 100g thành phẩm ăn được Tổng năng lượng cung cấp (calori) Chất đạm (g) Tổng lượng chất béo (g) Chất béo chưa bão hòa (có DHA, EPA) (g) Cholesterol (%) Natri (mg) 124.52 23.42 3.42 1.78 0.025 70.6 Xác định nhu cầu và chi phí nguyên vật liệu của dự án: Lượng nguyên liệu cần thiết: Đối với tôm (tôm sú): NLT = ĐMT x MT Trong đó: + ĐMT: định mức nguyên liệu tôm (nguyên liệu/thành phẩm) + Mt: lượng thành phẩm tôm sản xuất trong 1 ngày (tấn). Theo thực nghiệm ta có: Định mức tôm sú thịt trung bình: 1,98 Định mức tôm sú vỏ bỏ đầu: 1,7 Định mức tôm sú trung bình: ĐMT = Lượng nguyên liệu tôm cần thiết cho 1 ngày sản xuất là: NLT = ĐMT x MT = 1,84 x 12 = 22,08 tấn Đối với cá: NLC = ĐMC x MC Định mức cá nguyên con :2,3 Định mức cá cắt khúc : 2,7 Định mức cá trung bình: ĐMC = 5/2 =2,5 Lượng nguyên liệu cá cần cho 1 ngày sản xuất là: NLC = ĐMC x MC = 2,5 x 3 = 7,5 tấn Tổng lượng nguyên liệu cần cho 1 ngày sản xuất: NL = NLT + NLC = 22,08 + 7.5 = 29,58 tấn Chi phí nguyên vật liệu của dự án: Giá thu mua nguyên liệu như sau: Tôm: 140.000đ/Kg = 0,14 triệu đồng/Kg Cá: 16.000đ/Kg = 0,016 triệu đồng/Kg Đơn giá trên sẽ được điều chỉnh theo tỷ lệ lạm phát hàng năm là 7%/năm. Lượng nguyên liệu thu mua trong từng năm biến động theo khả năng cung ứng của thị trường. Mức nguyên liệu thu mua theo công suất thiết kế là: 6.116.160Kg tôm/năm và 2.077.500Kg cá/năm. Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 75% 70% 65% 65% 60% 75% 75% 60% 70% 60% 70% 50% 65% 60% 55% 70% 60% 75% 60% 70% Chi phí nguyên vật liệu hàng năm là: Khoản mục Năm 0 Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 đơn giá tôm 0.1400 0.1498 0.1603 0.1715 0.1835 CP nguyên liệu tôm 687150.58 686234.38 681822.87 729550.47 đơn giá cá 0.0160 0.0171 0.0183 0.0196 0.0210 CP nguyên liệu cá 24896.76 19028.24 26468.28 26142.52 Tổng chi phí nguyên liệu 712047.34 705262.61 708291.15 755692.98 Khoản mục Năm 5 Năm 6 Năm 7 Năm 8 Năm 9 Năm 10 đơn giá tôm 0.1964 0.2101 0.2248 0.2405 0.2574 0.2754 CP nguyên liệu tôm 720571.39 963764.23 1031227.73 882730.93 1101942.45 1010638.65 đơn giá cá 0.0224 0.0240 0.0257 0.0275 0.0294 0.0315 CP nguyên liệu cá 25641.45 34918.99 32025.71 42834.38 36666.23 45771.68 Tổng chi phí nguyên liệu 746212.84 998683.22 1063253.43 925565.31 1138608.68 1056410.32 3) Chọn nguồn cung ứng nguyên vật liệu cho dự án: Do nhà máy đặt tại tỉnh Thanh Hóa nên có nguồn nguyên liệu rất lớn, đặc biệt là nguồn nguyên liệu đánh bắt trên biển. XÁC ĐỊNH NHU CẦU CÔNG NGHỆ, TRANG THIẾT BỊ: I.Dụng cụ, thiết bị sản xuất: 1. Dụng cụ, thiết bị cho phòng tiếp nhận nguyên liệu: Tại phòng tiếp nhận nguyên liệu ta bố trí các thiết bị, dụng cụ sau: Thùng chứa nguyên liệu: Thùng chứa nguyên liệu cá: Nguyên liệu cá chế biến là nguyên liệu tươi sống, sau khi tiếp nhận thì được đem vào phòng xử lý ngay. Chọn thùng cá có kích thước: 0,8 x0,8 x0,7m chứa khoảng 70 – 80Kg nguyên liệu để tiện vận chuyển. Trung bình cứ 2 công nhân thì sử dụng 1 thùng chứa nên số thùng chứa cần thiết là nr= thùng Chọn 5 thùng. Hồ bảo quản nguyên liệu tôm: Do nguyên liệu về nhà máy không ổn định về số lượng và không về cùng một lúc. Mặt khác nguyên liệu được xử lý ngay khoảng 25% nên ta có thể chọn lượng nguyên liệu về nhà máy mỗi đợt là 11 tấn (11.000Kg) Lượng nguyên liệu tôm cần bảo quản là G = 75% x 11.000 =8.250 Kg Do bảo quản nguyên liệu theo tỷ lệ tôm : đá là 1:1 nên Gđá = 8.250 Kg Thể tích nguyên liệu: VNL = = m3 Trong đó: - là khối lượng riêng của nguyên liệu và không khí (=841Kg/m3) - là khối lượng riêng của đá và không khí (=572Kg/m3) => Tổng thể tích các hồ: m3 Trong đó: tc: thời gian 1 chu kỳ sử dụng hồ (4h) t1: thời gian làm việc của hồ trong 1 ngày (12h) = 0,8: hệ số sử dụng hồ Chọn kích thước hồ là: 2500 x 1500 x800 mm được làm bằng inox Vậy số hồ cần dùng là: hồ Chọn 4 hồ. Bể rửa nguyên liệu cá: Chọn 2 bể kích thước 3000x1500x800mm để chứa và rửa cá sau khi cắt tiết. Rổ đựng nguyên liệu: Chọn rổ làm bằng nhựa, kích thước 0,55x0,35x0,2m dùng để chứa nguyên liệu khi đưa vào phòng xử lý. Thể tích nguyên liệu cần đựng: m3 Trong đó: GT, GC: khối lượng nguyên liệu tôm, cá cần cho 1 ngày sản xuất (Kg) =840Kg/m3: khối lượng riêng của tôm. =1000Kg/m3: khối lượng riêng của cá. Thể tích tất cả các rổ: m3 Trong đó: TC: thời gian 1 chu kỳ làm việc của rổ (TC=15 phút) TL: thời gian làm việc của rổ trong 1 ngày (TL=6h) : hệ số sử dụng thể tích rổ (=0,8) số lượng rổ: rổ Chọn 46 rổ. Chọn thêm 10 rổ dự trữ nữa. Tổng số rổ là 56 rổ. Một số dụng cụ, thiết bị khác: Bàn tiếp nhận: chọn 3 bàn inox, kích thước: 2,4x1,1x0,8 (m) Cân tạ: 2 cái. Bàn thống kê: 2 cái 2.Dụng cụ, thiết bị cho đội II: a. Bàn xử lý: chọn bàn inox kích thước: 2,4x1,1x0,8 (m) Số lượng bàn cần thiết là: bàn Trong đó: n: số lượng bàn cần dùng. Lb: chiều dài tất cả các bàn (m) ni: số lao động trên công đoạn i. L: định mức chiều dài cho 1 công nhân (L= 0,8m) lb: chiều dài 1 bàn (lb=2,4m). Chọn 2 bàn dùng để fillet cá và 1 bàn đặt cạnh máy lạn da. b. Bể rửa: Chọn bể rửa bằng inox, kích thước 0,8x0,5m. Vì bán thành phẩm sau khi fillet được rửa qua 2 nước nên sẽ có 2 bể rửa bán thành phẩm. c. Rổ đựng bán thành phẩm: Định mức trung bình 1 công nhân sử dụng 2 rổ chứa bán thành phẩm, kích thước: 0,55x0,35x0,2(m). Do đó số rổ cần thiết là: 9 x 2=18 rổ. d.Một số thiết bị, dụng cụ khác: Máy lạn da: 1 cái Thớt nhựa: 10 cái Cân: 2 cái Thùng đựng phế liệu: 4 thùng Dao fillet: 10 cái 3.Dụng cụ, thiết bị cho đội III: a. Bàn xử lý: - Chọn bàn inox kích thước 2,4 x 1,1 x 0,8 (m) - Số bàn cần thiết: n= bàn b. Rổ đựng bán thành phẩm: - Chọn rổ bằng nhựa, kích thước 0,3 x 0,15 x 0,1 (m), trung bình cứ 1 công nhân thì sử dụng 2 rổ. - Vậy số rổ cần thiết là 35 x 2 =70 rổ. c. Một số dụng cụ khác: Cân: 2 cái. Thớt nhựa: 35 cái. Dao xử lý: 35 cái. 4.Dụng cụ, thiết bị cho đội IV: a. Bàn xử lý: - Chọn bàn xử lý kích thước 2,4 x 1,1 x 0,8 (m) - Số bàn cần thiết là n= bàn. b. Rổ đựng bán thành phẩm: - Chọn rổ bằng nhựa, kích thước 0,3 x 0,15 x 0,1 (m), trung bình cứ 1 công nhân thì sử dụng 2 rổ. - Vậy số rổ cần thiết là 81x 2 =80 rổ. c. Một số dụng cụ khác: Cân: 2 cái. Dao xử lý: 81 cái. 5. Dụng cụ, thiết bị cho đội xếp khuôn: a.Bàn xử lý: - Chọn bàn xử lý kích thước 2,4 x 1,1 x 0,8 (m) - Số bàn cần thiết là n= bàn. b. Khuôn, mâm cấp đông: Số lượng khuôn, mâm cấp đông cho sản phẩm tôm: Số lượng khuôn: Khuôn được làm bằng thép không rỉ, không xảy ra bất cứ phản ứng nào với bán thành phẩm. Kích thước khuôn như sau: - Tôm vỏ không đầu: + 277 x 217 x 70 mm + 267 x 207 (đáy) Tôm thịt: + 277 x 217 x 60 mm + 267 x 207 (đáy) Số lượng khuôn cần thiết là: Trong đó: + GXK: khối lượng bán thành phẩm ở khâu xếp khuôn (Kg) + GKH: khối lượng bán thành phẩm trong 1 khuôn (Kg) Để bù lại sự hao hụt trọng lượng trong quá trình cấp đông và bảo quản thường cân phụ trội là: 3-5%. Ở đây chọn khối lượng tịnh của bánh tôm là 2Kg nên GKH=2,1Kg/khuôn. + t1: thời gian sử dụng khuôn trong 1 ngày (16h). + tc: thời gian 1 chu kỳ thay khuôn, bao gồm: Thời gian xếp khuôn: 5 phút (0,08h) Thời gian chờ đông: 3h Thời gian cấp đông: 4h Thời gian tách rửa khuôn và chuyển đến phòng xếp khuôn: 0,5h tc=0,08+3+4+0,5=7,58h => khuôn Chọn thêm 115 khuôn để dự phòng. Vậy tổng số khuôn là: 2.985+115=3100 khuôn. Số lượng mâm cấp đông: Mâm cấp đông để xếp khuôn lên được làm bằng tôn tráng kẽm và chứa đủ 4 khuôn tôm, kích thước: 590 x 480 x 30mm Do mỗi mâm chứa 4 khuôn nên số lượng mâm cần là: 3.100/4=775 mâm. Số lượng khuôn cấp đông cho sản phẩm cá: Dùng khuôn có kích thước: 700 x 550 x 250mm Số lượng khuôn cần là: khuôn. Trong đó GKH= 5,1Kg bao gồm khối lượng tịnh của cá là 5Kg và cân phụ trội 2%. Chọn thêm 50 khuôn dự trữ. Vậy tổng số khuôn là 338 khuôn. 6. Dụng cụ, thiết bị cho đội thành phẩm: a. Bàn: - Chọn bàn inox kích thước 2,4 x 1,1 x 0,8 (m) - Số bàn cần thiết là n= bàn. b. Các thiết bị khác: Cân bàn: 4 cái. Bể mạ băng: 2 cái. Xe thùng đưa bán thành phẩm vào cấp đông: 5 xe. Máy hút chân không: 2 máy. Máy dò kim loại: 2 máy. Máy hàn miệng túi PE: 3 máy. Bàn nẹp dây: 2 bàn. II) CHỌN MÁY MÓC THIẾT BỊ CHO HỆ THỐNG LẠNH: Tủ đông tiếp xúc: -Tủ đông tiếp xúc là thiết bị đang được sử dụng rộng rãi để đông nhanh các loại thủy sản. Sản phẩm gần như được tiếp xúc trực tiếp với dàn lạnh cho nên rút ngắn được thời gian đông lạnh. Nhiệt độ tủ từ -40 – 500C. - Tủ đông tiếp xúc được cấu tạo bởi dàn khung kim loại chịu lực và được bao bọc 4 phía bằng thép không rỉ, giữa lớp thép người ta phun vật liệu cách nhiệt polyuretan. Vì vậy kết cấu bao che của tủ đông tiếp xúc rất đơn giản và gọn nhẹ. - Dàn lạnh là các tấm plate làm bằng hợp kim nhôm, bên trong có chứa tác nhân lỏng bay hơi. Các tấm plate này vừa là dàn đặt các khuôn sản phẩm, vừa là dàn lạnh thu nhiệt sản phẩm. Ngoài ra tủ còn có hệ thống ben thủy lực điều khiển các tấm plate di chuyển lên hoặc ép xuống giúp cho 2 bề mặt của sản phẩm được tiếp xúc với dàn lạnh. - Chọn 4 tủ đông tiếp xúc năng suất 1000Kg/mẻ. Thông số kỹ thuật của tủ đông tiếp xúc: Năng suất 1000 Kg/mẻ Hiệu MYCOM Nước sản xuất Nhật Nhiệt độ tâm sản phẩm ≤ -180C Số tấm plate 11 Kích thước tấm plate 2,020L x 1,252W x 22T Kích thước tủ 3300 x 1760 x 2010 mm Tủ đông IQF: Hệ thống lạnh I.Q.F được viết tắt từ chữ tiếng Anh Individual Quickly Freezer, nghĩa là hệ thống cấp đông nhanh các sản phẩm rời. Một trong những điểm đặc biệt của hệ thống I.Q.F là các sản phẩm được đặt trên cácbăng chuyền, chuyển dộng với tốc độ chậm, trong quá trình đó nó tiếp xúc với không khí lạnh nhiệt độ thấp và nhiệt độ hạ xuống rất nhanh.Buồng cấp đông kiểu I.Q.F chuyên sử dụng để cấp đông các sản phẩm dạng rời. Tốc độ băng tải di chuyển có thể điều chỉnh được tuỳ thuộc vào loại sản phẩm và yêu cầu công nghệ. Trong quá trình di chuyển trên băng chuyền sản phẩm tiếp xúc với không khí đối lưu cưỡng bức với tốc độ lớn, nhiệt độ thấp -35 š -43 0C và hạ nhiệt độ rất nhanh. Vỏ bao che buồng cấp đông là các tấm cách nhiệt polyurethan, hai mặt bọc inox. Bên trong hệ thống cấp đông IQF siêu tốc có bố trí 1 hoặc 2 băng tải sản phẩm có khả năng điều chỉnh tốc độ vô cấp, tuỳ theo yêu cầu cấp đông của nhiều sản phẩm khác nhau. Các dàn lạnh xếp thành 02 dãy 2 bên băng tải. Để dòng không khí hướng tập trung vào sản phẩm trên băng tải, người ta lắp hệ thống ống hướng gió cũng bằng vật liệu thép không rỉ. Buồng cấp đông có bao che cách nhiệt bằng polyurethan, dày 150 - 200mm, hai bên 2 lớp inox, phủ sơn nhựa thực phẩm màu trắng hai mặt. Buồng cấp đông có cửa ra vào kiểu kho lạnh với hệ thống điện trở nhiệt sưởi cửa, bên trong cũng có hệ thống đèn chiếu sáng. Hệ thống băng tải rất đơn giản được thiết kế để giảm thiểu chi phí bảo dưỡng. Tốc độ của băng có thể thay đổi cho từng loại sản phẩm cấp đông khác nhau. Băng tải cấp đông chuyển động có thể điều chỉnh vô cấp nhờ bộ biến tần và đạt tốc độ khoảng từ 0,5 - 10 m/phút, cho thời gian cấp đông từ 0,5 phút đén 10 phút. Khung đỡ băng tải và các thiết bị cũng làm bằng vật liệu inox. Dàn lạnh làm bằng thép không rỉ với các cánh tản nhiệt bằng nhôm thiết kế cho bơm cấp dịch tuần hoàn NH3/R22 bước cánh được thiết kế đặc biệt để tăng hiệu quả truyền nhiệt và vệ sinh dễ dàng. Băng tải bằng inox dạng lưới có kích cỡ M8 x 2,5 (bước 8mm và thanh inox cỡ 2,5mm). Chiều cao cho thông sản phẩm khoảng 50mm (tiêu chuẩn 35mm). Tất cả bề mặt và sàn đều kín nước, bên trong máy cấp đông có độ dốc nghiêng để tháo nước dễ dàng. Hệ thống xả tuyết dàn lạnh bằng nước hoạt động tự động vào cuối ca sản xuất. Thông số kĩ thuật của tủ đông IQF: Hiệu MYCOM Năng suất 350 Kg/h Nhiệt độ trung tâm sản phẩm ≤ -180C Nhiệt độ buồng đông -40 š -450C Vật liệu cách nhiệt PU dày 150 mm Chiều rộng băng tải 1200 mm Kích thước buồng đông 11000x3000x3300 mm Thời gian đông 3 š 5 phút Motor băng tải 3 phase/380V/50Hz Máy rửa nguyên liệu (cho nguyên liệu tôm): Cơ sở sản xuất HOÀNG VIỆT Công suất 1500 2000 Kg/h Động cơ 3 phase, 380V, 1/2HP Kích thước 5200 x 1350 x 1400 mm Vận tốc băng chuyền 10m/phút Bơm nước 5HP, 3 phase, 380V Vật liệu Inox Máy rửa nguyên liệu. a. Số lượng máy rửa: Ta có: Trong đó: n: số lượng máy rửa. G: lượng nguyên liệu tôm vào nhà máy trong 1 ngày (Kg). GM: năng suất máy rửa (2000Kg/h). T: thời gian làm việc của máy trong ngày (12h). Vậy chọn 1 máy rửa nguyên liệu có thông số kĩ thuật như trên. b. Tính thể tích nước rửa trong ngày: Trong đó: Vn: thể tích nước rửa (m3) G: lượng nguyên liệu vào nhà máy trong 1 ngày (Kg). v: định mức thể tích nước rửa cho 1 Kg nguyên liệu. Theo thực tế sản xuất chọn v = 2,5lít/Kg = 2,5 x 10-3 m3/Kg. III) THIẾT KẾ KHO LẠNH: Kho bảo quản thành phẩm: Tính sức chứa kho: G = GNM x Z x n Trong đó: + GNM: năng suất nhà máy (tấn/ngày) + Z: số ngày tối đa cho phép lưu sản phẩm trong kho (20 ngày) + n: hệ số dao động (n = 1,1) Kho chứa sản phẩm tôm: GT = 12 x 20 x 1,1 =264 tấn. Kho chứa sản phẩm cá: GC = 3 x 20 x 1,1 = 66 tấn. Vậy ta thiết kế 2 kho: kho 1: 270 tấn chứa sản phẩm tôm và kho 2: 70 tấn chứa sản phẩm cá. Tính thể tích và diện tích xây dựng: Thể tích hữu ích của kho: Trong đó: G: sức chứa của kho gv: định mức thể tích hữu ích (chọn gv = 0,45 tấn/m3) Diện tích hữu ích của kho: là diện tích chiếm chỗ thực tế của hàng hóa trong kho. Với Hh là chiều cao hữu ích, phụ thuộc vào phương pháp xếp hàng trong kho. Hh = Hxd – Hs - Ht Hxd: chiều cao xây dựng, chọn Hxd = 4m. Hs: khoảng cách từ sàn tới sản phẩm, chọn Hs = 0,2m. Ht: khoảng cách từ trần tới sản phẩm, chọn Ht = 0,8m => Hh = 4 – 0,2 -0,8 = 3m Tải trọng nền: 0,45 x 3 = 1,35 tấn. Diện tích xây dựng: Với : hệ số sử dụng diện tích có tính đến diện tích mất mát để hàng, đường đi giữa lô hàng, cột, tường và các diện tích lắp đặt thiết bị như: dàn bay hơi, quạt,… Bảng hệ số sử dụng diện tích theo kho: Diện tích kho lạnh (m2) Đến 20 0,50÷0,60 20÷100 0,70÷0,75 100÷400 0,75÷0,8 Trên 400 0,8÷0,85 Bảng tính toán diện tích kho bảo quản thành phẩm: Kho G (tấn) Vh (m3) Fh (m2) Fxd (m2) Kích thước Kho 1 270 600 200 250 25mx10m Kho 2 70 155,6 51,9 70 10mx7m Kho chờ đông: Lượng bán thành phẩm tôm và cá đưa vào kho chờ đông trong 1 ngày là: 13229 + 3097 = 16326 Kg. Lượng bán thành phẩm đưa vào kho chờ đông trong 1 giờ: 16326/16 = 1020,4 Kg/h Chọn thời gian đông là 4 giờ. Vậy dung tích của kho chờ đông là: 1020,4 x 4 = 4081,6 Kg. Phải thiết kế kho chờ đông dung tích 4,1 tấn. Tính kích thước kho: Tính thể tích hữu ích: Chọn gv = 0.5 tấn/m3. Diện tích hữu ích: Với Hh là chiều cao hữu ích, chọn Hh = 1,6m. Chiều cao xây dựng: Với Hs: khoảng cách từ sàn tới bán thành phẩm (chọn Hh = 0,2m) Ht: khoảng cách từ trần tới bán thành phẩm (chọn Ht = 0,8m). Diện tích xây dựng: Vậy chọn kích thước kho là 4 x 3 m. Kho bảo quản đá: Theo thực tế sản xuất, lượng đá tiêu hao cho 1 Kg thành phẩm là 2,6Kg còn lượng đá dùng để bảo quản nguyên liệu thì theo tỷ lệ 1:1. Lượng đá dùng trong chế biến cá: 3 x 2,6 = 7,8 tấn/ngày. Lượng đá dùng trong chế biến tôm: 12 x 2,6 = 31,2 tấn/ngày. Lượng đá dùng để bảo quản tôm là: 75% x 22,08 = 16,56 tấn/ngày. Vậy ta thiết kế như sau: Một kho đá vảy 10 tấn dùng cho chế biến cá. Một kho đá vảy 20 tấn và một kho đá xay 30 tấn dùng cho chế biến và bảo quản tôm. Tính kích thước kho: Thể tích hữu ích: (với gv là hệ số chất tải, chọn gv = 0,917 tấn/m3). Diện tích hữu ích: (Với Hh là chiều cao hữu ích, chọn Hh = 1,3m) Chiều cao xây dựng: Hxd = Hh + Hs + Ht = 1,3 + 0 + 1,2 = 2,5m. Diện tích xây dựng: ( chọn = 0,75). Bảng tính toán diện tích kho đá: Kho Gđ (tấn) Vh (m3) Fh (m2) Fxd (m2) Kích thước Kho ĐV1 10 10,9 8,4 11,2 4 x 3m Kho ĐV2 20 21,8 16,8 22,4 6 x 4m Kho ĐV3 30 32,7 25,2 33,6 7 x 5m Như vậy ta chọn 2 máy đá vảy IL-500 có các thông số như sau: Năng suất đông đá (Kg/h) với nước có nhiệt độ 280C. Nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh Chi phí nước (không tuần hoàn) (m3/h) Chi phí điện cho 1 tấn đá (KWh/T) Bề mặt truyền nhiệt của thiết bị bay hơi (m2) Lượng đá thu được trên 1m2 truyền nhiệt, Kg/h Công suất điện của các máy cào, KW Khối lượng (Kg) Chi phí lạnh với t2 = 250C (KW) 800 -22š-400C 1,1 2,13 4,75 168 2 1600 58 IV) CHỌN MÁY NÉN: Môi chất sử dụng trong chu trình là NH3 Chọn nhiệt độ sôi của môi chất trong dàn lạnh thấp hơn nhiệt độ buồng lạnh 100C vậy ta chọn t0 = -300C Nhiệt độ ngưng tụ : Ta chọn phương pháp giải nhiệt là nước , sử dụng bình ngưng ống vỏ nằm ngang cho hệ thống. Nước giải nhiệt bình ngưng được tuần hoàn qua tháp giải nhiệt . tk = tw2 + Δtk tk : nhiệt độ ngưng tụ tw2 : nhiệt độ nước ra khỏi bình ngưng Δtk: hiệu nhiệt độ ngưng tụ ( chọn 50C ) tw2 = tw1 + 50C tw1 : nhiệt độ nước vào bình ngưng với tw1 = tw + (3 ÷ 4 )0C với tw = 33,50C vậy tk = 33,5 + 3,5 + 5 +5 = 470C. Nhiệt độ quá nhiệt : Để đảm bảo hơi hút về máy nén không bị lẫn lỏng ta quá nhiệt hơi hút về Đối với NH3 chọn độ quá nhiệt từ 5÷150K ở đây ta chọn tqn = -200C Ta chọn chu trình làm lạnh trực tiếp t0 = -30 0C p0 = 1,194 (bar) tk = 47 0C pk = 18,794 (bar) tỉ số nén : п = 18,794/1,194 = 15,7323 > 9 Vậy ta sử dụng chu trình 2 cấp bình trung gian ống xoắn làm mát trung gian hoàn toàn Chọn áp suất trung gian : Ptg = 4,7383 ttg = 2,5 0C Đối với bình trung gian ống xoắn ta chọn nhiệt độ quá lạnh cao hơn nhiệt độ trung gian từ 4 ÷6 0C vậy chọn nhiệt độ quá lạnh : tql = 6,5 0C Thông số các điểm nút của chu trình Điểm nút Nhiệt độ, t (0C) Áp suất, p (bar) Entanpi, h (KJ/Kg) Thể tích riêng, v (m3/kg) 1’ -30 1,198 1722,1 1 -25 1,198 1740 1 2 70 4,68 1925 3 46 18,315 1870 4 154 18,315 2100 5’ 46 18,315 710 5 40 18,315 685 6 5 18,315 520 7 2 4,68 685 10 -30 1,198 520 XÁC ĐỊNH ĐỊA ĐIỂM ĐÀU TƯ VÀ NHU CẦU XÂY DỰNG: 1.Chọn địa điểm đầu tư: Yêu cầu về địa điểm xây dựng nhà máy chế biến thủy sản: Địa điểm xây dựng nhà máy chế biến thủy sản phải hội đủ các yếu tố sau: Phù hợp với quy hoạch ngành thủy sản và quy hoạch tổng thể của tỉnh. Có nguồn nước đảm bảo cho các hoạt động sản xuất của nhà máy. Có nguồn điện ổn định đảm bảo cho các hoạt động chế biến và bảo quản sản phẩm không bị gián đoạn. Thuận tiện về giao thông vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm. Gần thị trường tiêu thụ và gần nơi cung ứng nguyên vật liệu. Không bị ảnh hưởng của các yếu tố như: mùi hôi, khói, bui, các tác nhân gây nhiễm khác từ môi trường xung quanh và không khí bị ngập nước, đọng nước khi trời mưa hoặc khi nước triều dâng cao. Mô tả khu vực: Nhà máy được thiết kế đặt tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa, trên một diện tích rộng, xa vùng dân cư, điều kiện tự nhiên thuận lợi, khí hậu nhiệt đới gió mùa. Khu công nghiệp Lễ Môn – Thanh Hóa. Tổng quan về tỉnh Thanh Hóa: Thanh Hoá là một tỉnh ven biển nằm ở Bắc Trung Bộ, với tiềm năng phong phú về biển, nuôi trồng thuỷ sản, diện tích vùng biển khoảng 23.000 km2, bờ biển dài 102 km với 7 cửa lạch trong đó có 3 cửa sông lạch lớn là Lạch Trường, Lạch Hới và Lạch Bạng đang được tập trung quy hoạch đầu tư xây dựng thành những trung tâm nghề cá lớn của tỉnh, kinh tế thuỷ sản của tỉnh ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Với dân số 3.673 ngàn người bằng 4.5% dân số cả nước với 27 huyện, thị xã, thành phố. Thanh Hóa là cửa ngõ nối với nước Cộng hòa DCND Lào, với Trung bộ và Bắc bộ. Theo Viện nghiên cứu và phát triển Nhật Bản: Khu kinh tế Nghi Sơn và Cảng biển Nghi Sơn là một đỉnh của tam giác phía Bắc (Hà Nội – Cái Lân – Nghi Sơn). Thanh Hóa có các cơ sở hạ tầng quốc gia quan trọng phân bố khá rộng khắp trên địa bàn tỉnh: Đường sắt Bắc – Nam, Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A,15,217,45,47,10, Đường tải điện 500kv Bắc – Nam đi qua. Đây là những cơ sở hạ tầng giúp cho tỉnh Thanh Hóa nói chung và nghành thủy sản nói riêng từng bước thực hiện Công nghiệp hóa và Hiện đại hóa được thuận lợi. Địa hình Thanh Hóa chia thành 3 vùng rõ rệt: Miền núi, Đồng bằng và Ven biển. Vùng Đồng bằng và Ven biển có diện tích 306.327 ha chiếm 27.5% diện tích toàn tỉnh gồm 16 huyện, thị xã, Thành phố. Hình ảnh : Tàu đánh bắt thủy sản Thanh Hóa. Chiều dài bờ biển Thanh Hóa 102 km được giới hạn từ Cửa Lạch Càn (giáp Ninh Bình) đến Đông Hồi xã Hải Hà, Tĩnh Gia (giáp tỉnh Nghệ An). Dọc bờ biển có 7 cửa lạch lớn nhỏ. Trong đó có 5 cửa lạch chính: Lạch Sung, Lạch Trường, Lạch Hới, Lạch Bạng và Lạch Nghép. Đây là những nguồn cung cấp thức ăn hữu cơ và vô cơ rất phong phú và đa dạng cho các loài cá và hải sản.Vùng biển Thanh Hóa có trữ lượng khoảng 100.000 – 120.000 tấn với nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao và là nơi thuận tiện giao thông đường thủy cho tàu thuyền đánh cá ra vào, là bến đậu, là nơi hội tụ, giao lưu kinh tế, đã và đang chở thành cụm điểm, những trung tâm nghề cá của Tỉnh và Quốc gia. Tại các vùng cửa Lạch là những bãi bồi, bùn, cát rộng hàng trăm ha để nuôi trồng hải sản, trồng cói, trồng cây chắn sóng gió và là nơi sản xuất muối ráo… Vùng biển Thanh Hóa chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, gió Tây Nam từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông Bắc từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau. Hàng năm có trung bìn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu lập dự án nhà máy chế biến thủy sản đông lạnh tại khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa.docx
Tài liệu liên quan