Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành với tổng là 90 tiết được chia làm ba học kỳ. Mỗi học kỳ là 30 tiết tương ứng với 3 kỳ học là: Kỳ I, kỳ II và kỳ III. Số tiết học này được phân đều cho các tuần của mỗi kỳ và ở mỗi tuần có hai tiết học.
- Chương trình GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ở:
+ Học kỳ I: Gồm 15 tiết giành cho nội dung là chạy ngắn, và 15 tiết chạy cự ly trung bình.
+ Học kỳ II: Có 30 tiết với nội dung học tập bắt buộc là bóng bàn.
+ Học kỳ III: Có 30 tiết giành cho các nội dung tự chọn là cầu lông và bóng chuyền.
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5141 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng thời biết chú ý phát huy năng lực độc lập suy nghĩ của bản thân.
1.4.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu.
Sự phát triển ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên nói chung, HS - SV nói riêng. Sự hình thành tự ý thức là một quá trình lâu dài trải qua các mức độ khác nhau. ở thanh niên quá trình tự ý thức diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có tính chất đặc thù riêng. Thanh niên có nhu cầu tìm hiểu, đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Chính điều này khiến các em quan tâm sâu sắc đến đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng của mình.
Sinh viên không chỉ đánh giá những cử chỉ riêng lẻ, từng thuộc tính riêng biệt mà biết đánh giá nhân cách mình nói chung trong tổng thể cá nhân. Khi nhân cách phát triển ở mức tương đối cao các em xây dựng cho mình một hệ thống quan điểm riêng mà khi đó sinh viên không chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn cả những mối quan hệ với những người đồng trang lứa, mối quan hệ với những người hơn tuổi hay kém tuổi mình. Tình bạn trong lứa tuổi này rất bền vững và có thể kéo dài suốt cả cuộc đời. Trong quan hệ nam nữ: Tình cảm của sinh viên được tích cực hoá rõ rệt. Nhu cầu về bạn bè khác giới được tăng cường và xuất hiện tình yêu đôi lứa khá mạnh mẽ ở phần lớn trong sinh viên. Tình yêu cũng là nguồn động viên trong học tập và rèn luyện cho sinh viên nhưng đôi khi tình yêu chiếm quá nhiều thời gian của họ và mang lại những hiệu quả tiêu cực đến qúa trình học tập của sinh viên.
1.4.5. Đặc điểm về thể chất.
Lứu tuổi sinh viên cơ thể đã phát triển tương đối hoàn chỉnh, các bộ phận trong cơ thể vẫn đang tiếp tục phát triển và hoàn thiện nhưng với tốc độ chậm dần, chức năng sinh lý đã tương đối ổn định, khả năng hoạt động của các hệ thống, các cơ quan trong cơ thể cũng được phát triển cao hơn. Ở lứu tuổi này sự phát triển diễn ra chủ yếu theo chiều ngang, chiều cao cũng phát triển nhưng ở mức độ rất thấp. Sự phát triển giới tính nam và nữ đã hoàn thiện ở mức độ cao. Trong giai đoạn này các cơ quan phân tích vận động phát triển mạnh mẽ cùng với sự phát triển năng lực, khả năng phối hợp vận động đảm bảo cho sự phát triển toàn diện các tố chất thể lực ở mức độ cao.
1.5. Một số nghiên cứu khoa học về lĩnh vực GDTC trong các trường Đại học và Cao đẳng.
Vấn đề đào tạo con người mới phục vụ nền kinh tế tri thức đã và đang là nhiệm vụ cấp bách của toàn xã hội. Trong những năm qua đã có nhiều công trình nghiên cứu cải tiến chương trình GDTC nhằm tìm ra những giải pháp tối ưu để nâng cao chất lượng công tác này cho sinh viên các trường Đại học, Cao đẳng và Trung học chuyên nghiệp, đó là các đề tài:
- “Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác giáo dục thể chất ở học viện Kỹ Thuật quân sự”. Luận văn thạc sỹ giáo dục học của tác giả Đỗ Nghĩa Quân.
Đề tài đã đánh giá một cách khái quát về thực trạng công tác GDTC của học viện Kỹ Thuật quân sự: Nội dung giảng dạy, phương pháp tổ chức quá trình GDTC, thực trạng công tác cán bộ, tổ chức quản lý, thực trạng phong trào thể thao ngoại khoá … đề tài đã đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC của học viện kỹ Thuật quân sự:
+ Nâng cao nhận thức về lợi ích, tác dụng của công tác GDTC và TDTT trong đội ngũ học viên.
+ Củng cố và kiện toàn công tác cán bộ, giáo viên TDTT.
+ Khai thác tối đa CSVC, dụng cụ sân bãi tập luyện sẵn có của nhà trường
- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho học sinh trường Trung học Giao thông vận tải TW I”. Luận văn thạc sỹ giáo dục học của tác giả Nguyễn Duy Linh.
Đề tài cũng đã khái quát được những khó khăn trong công tác GDTC của trường trung học giao thông vận tải TW I và đề ra những biện pháp mang lại hiệu quả cao cho công tác GDTC của nhà trường như:
+ Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thể dục
+ Cải tiến chương trình học tập
+ Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ công tác học tập cho sinh viên.
- “ Nghiên cứu một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh” luận văn tốt nghiệp đại học Thể dục thể thao của tác giả Đỗ Thị Hoa.
Đề tài cũng nêu ra những vấn đề về thực trạng CSVC, thực trạng đội ngũ cán bộ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy của nhà trường, các hoạt động ngoại khoá từ đó xác định các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng công tác GDTC của trường Cao đẳng sư phạm Bắc Ninh và đề ra một số giải pháp như:
+ Tổ chức tuyên truyền động viên nhận thức về vai trò công tác GDTC trong nhà trường.
+ Cải tiến phương pháp GDTC cho phù hợp với đặc điểm của sinh viên
+ Cải tiến cơ cấu tổ chức quản lý TDTT trong nhà trường.
Nhìn chung các đề tài đã thực hiện khá tốt các nhiệm vụ mà đề tài đặt ra trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC song đặc thù của mỗi ngành nghề mà sinh viên ra trường làm việc là hoàn toàn khác nhau. Những công trình ấy chỉ có ý nghĩa với một vài trường nhất định vì vậy mà các đề tài chỉ có ý nghĩa tương đối với nhau. Không có một đề tài nào có thể áp dụng vào nhiều trường do có những điều kiện cụ thể của từng trường là khác nhau. Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ, kỹ Thuật viên cho nghành khai thác mỏ ở nước ta, và việc tăng cường rèn luyện sức khoẻ cho sinh viên trường là một yếu tố hết sức cần thiết và quan trọng. Từ thực tế trên, trong điều kiện cho phép chúng tôi muốn góp một phần nhỏ bé của mình vào việc tìm ra những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
CHƯƠNG 2
MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ, PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU.
2.1. Nhiệm vụ nghiên cứu.
Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, đề tài tiến hành giải quyết ba nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Nhiệm vụ 2: Đề xuất và lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Nhiệm vụ 3: Ứng dụng biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giờ học thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để giải quyết các nhiệm vụ trên trong quá trình nghiên cứu đề tài đã sử dụng các phương pháp sau:
2.2.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu.
Phương pháp này được chúng tôi sử dụng trong suốt quá trình làm đề tài trên cơ sở khảo sát những tài liệu khoa học lý luận chung: Lý luận và phương pháp giáo dục thể chất, một số văn kiện chỉ thị của đảng và nhà nước về công tác TDTT trong nhà trường, các luận án thạc sỹ khoa học, các tạp chí sách báo… nhằm mục đích làm rõ sự quan tâm của đẩng và nhà nước đối với công tác TDTT trong các nhà trường hiện nay cùng nhiều vấn đề có liên quan.
2.2.2. Phương pháp phỏng vấn.
Chúng tôi sử dụng phiếu phỏng vấn ( phụ lục 1) với 45 giáo viên và cán bộ TDTT có chuyên môn trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ nhằm lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường.
Kết quả phỏng vấn sẽ là cơ sở để từ đó lựa chọn ra những biện pháp phù hợp nhất nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC trong nhà trường.
2.2.3. Phương pháp quan sát sư phạm.
Để kết quả nghiên cứu được tốt hơn, chúng tôi sử dụng phương pháp Quan sát sư phạm, quan sát thực tế 12 giờ học của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, Quá trình quan sát nhằm tiếp cận đối tượng nghiên cứu là nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, quan sát phương pháp giảng dạy của giáo viên, tình trạng CSVC phục vụ công tác GDTC nhằm rút ra những thông tin thực tế, chính xác và cần thiết trong việc đánh giá qua đó lựa chọn một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.2.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm đánh giá một cách chính xác chất lượng Giáo dục thể chất và các biện pháp mà chúng tôi đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ thông qua các Test đã được lựa chọn.
Quá trình kiểm tra sư phạm được ứng dụng trên cả hai nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng. Kết quả kiểm tra sẽ là số liệu nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp mà đề tài đã đề xuất.
2.2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
Chúng tôi sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm nhằm đánh giá hiệu quả các biện pháp đã đưa ra nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Thực nghiệm được tiến hành trong thời gian 4 tháng từ tháng 10/ 2007 đến tháng 02/ 2008 tại trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ:
Nội dung thực nghiệm: Nhóm đối chứng thực hiện theo phương pháp học của nhà trường đang áp dụng. Nhóm thực nghiệm được thực hiện theo các biện pháp mà đề tài đã đề xuất. Thực nghiệm được tiến hành theo hình thức thực nghiệm song song với mục đính chứng minh lợi ích, hiệu quả của các biện pháp mà đề tài đề xuất
2.2.6. Phương pháp toán học thống kê.
Trong nghiên cứu khoa học luôn có những nguồn thông tin bằng số liệu. Chúng tôi sử dụng phương pháp này nhằm sử lý nguồn số liệu thu được trong quá trình làm đề tài. Tham số được sử dụng trong đề tài:
- Số trung bình:
Trong đó ∑ : Ký hiệu tổng
xi : Giá trị của từng cá thể
n : Số lượng quan sát
: Số trung bình cộng
2.3. Tổ chức nghiên cứu.
2.3.1. Thời gian nghiên cứu:
Thời gian nghiên cứu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 04/ 2008 và chia làm 3 giai đoạn sau:
- Giai đoạn 1: Bắt đầu từ tháng 12/ 2006 đến tháng 01/ 2007: Xác định tên đề tài, hoàn chỉnh và bảo vệ đề cương.
- Giai đoạn 2: Bắt đầu từ tháng 01/ 2007 đến tháng 10/ 2007: Giải quyết nhiệm vụ một của đề tài
- Giai đoạn 3: Bắt đầu từ tháng 10/ 2007 đến tháng 04/ 2008: Giải quyết nhiệm vụ 2 và nhiệm vụ 3 của đề tài, chỉnh sửa và hoàn tất luận văn.
2.3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Là các biện pháp mà đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
2.3.3. Địa điểm nghiên cứu:
Địa điểm nghiên cứu được tiến hành tại:
- Trường Đại học TDTT Bắc Ninh.
- Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.
3.1. Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng công tác Giáo dục thể chất của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
Trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ là một trong những trường đào tạo ra đội ngũ cán bộ, kỹ Thuật viên cho ngành khai thác mỏ ở nước ta. Tuy còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ giáo viên nhưng được quan tâm của các cấp lãnh đạo tỉnh, sự nỗ lực của cán bộ các cấp nhà trường nên nhà trường đã có sự phát triển đáng kể. Số lượng và chất lượng công tác đào tạo được tăng nên. Mặc dù chất lượng đào tạo chuyên môn của trường đã phần nào đáp ứng được nhu cầu của thực tiễn xã hội song chất lượng GDTC của nhà trường lại là vấn đề cần phải được quan tâm nhiều hơn. Chủ yếu ở đây là điều kiện CSVC, trang thiết bị dụng cụ chưa đáp ứng đủ, trình độ của giáo viên thể dục của trường còn nhiều hạn chế, chính những điều này ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC của nhà trường.
Để đánh giá thực trạng công tác GDTC của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ trước hết phải xác định các yếu tố chính chi phối hiệu quả công tác GDTC và đánh giá thực trạng các yếu tố này để tìm ra các ưu điểm và tồn tại từ đó có cơ sở nghiên cứu và ứng dụng những biện pháp mới vào nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ
Qua phân tích tổng hợp tư liệu lý luận và phương pháp GDTC cùng các tài liệu khác và đánh giá thực trạng công tác GDTC của nhà trường đề tài đã xác định được một số yếu tố cơ bản chi phối tới công tác GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ như sau:
- Đội ngũ cán bộ giáo viên.
- Trang thiết bị CSVC phục vụ cho công tác GDTC .
- Công tác tiến hành giảng dạy nội khoá TDTT trong nhà trường.
Ngoài những yếu tố kể trên còn có những yếu tố khác chi phối tới hiệu quả công tác GDTC của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ song vì điều kiện thời gian có hạn nên ở đề tài này không đề cập đến.
3.1.1. Thực trạng đội ngũ giáo viên.
Trong sự nghiệp đào tạo con người nói chung và trong công tác GDTC nói riêng, giáo viên luôn giữ vai trò hết sức quan trọng. Chất lượng giảng dạy tốt hay xấu, học sinh có thể tiếp thu kiến thức hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ, năng lực và kinh nghiệm của người giáo viên, người thầy không chỉ giáo dục tri thức cho học sinh mà còn phải biết giáo dục cả nhân cách, đạo đức và tư duy cho học sinh để học sinh có thể hiểu một cách toàn diện và trở thành con người mới có ích cho xã hội.
Qua nghiên cứu thực trạng đội ngũ giáo viên TDTT trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi thu được kết qủa thể hiện ở bảng 3.1 như sau:
Bảng 3.1: Thực trạng đội ngũ giáo viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Tổng số GV
Tỷ lệ GV/SV
Trình độ
Tuổi trung bình
Giới tính
Thâm niên
()(năm)
Tải trọng ()
(Giờ/Tuần)
Trên ĐH
ĐH chính quy
ĐH tại chức
CĐ
Nam
Nữ
04
1/ 628
0
01
01
02
36
03
01
15
27
Tỷ lệ%
0
25
25
50
75
25
Qua bảng 3.1 cho thấy tổng số giáo viên dạy thể dục của trường là 04 và tỷ lệ GV/ SV là 1/ 628. Trong số 04 GV không có giáo viên nào có trình độ trên đại học, có 01 giáo viên tốt nghiệp đại học chính quy, 01 giáo viên có trình độ đại học tại chức và 02 giáo viên có trình độ cao đẳng. Đội ngũ GV của trường có những kiến thức lý luận và thực tiễn nhất định về TDTT do vậy học có thể truyền thụ cho sinh viên những kiến thức về TDTT. Tuy nhiên do trình độ còn hạn chế( 75% có trình độ cao đẳng và tại chức) đồng thời tải trọng của giáo viên trường còn ở mức cao( trung bình là 27 giờ/ tuần, chưa tính các giờ học lại và thi lại của sinh viên) do vậy ảnh hưởng chất lượng GDTC.
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác GDTC ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
CSVC phục vụ tập luyện giữ một vai trò rất quan trọng, nó không thể thiếu được trong việc nâng cao chất lượng công tác GDTC, là điều kiện trực tiếp phục vụ cho công tác giảng dạy, tập luyện của giáo viên và học sinh. CSVC đầy đủ thì công tác GDTC mới đảm bảo chất lượng, cụ thể sân bãi dụng cụ tập luyện có chất lượng sẽ gây hứng thú cao cho cả sinh viên tập luyện và người giáo viên giảng dạy. Quá trình đánh giá thực trạng CSVC phục vụ cho công tác GDTC được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:
Bảng 3.2: Thực trạng CSVC phục vụ công tác GDTC của
trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
TT
CSVC
Số lượng
Chất lượng
1
Sân bóng đá
01
Sân đất
2
Sân bóng chuyền
02
Sân đất
3
Sân cầu lông
04
Xi măng
4
Bàn bóng bàn
04
Sử dụng 7 năm (của Trung Quốc)
5
Đường chạy
01
Xi măng
6
Xà đơn, Xà kép
02
Sử dụng 7 năm (của Việt Nam)
Kết quả bảng 3.2 cho thấy CSVC sân bãi dụng cụ tập luyện của nhà trường còn rất nhiều thiếu thốn về số lượng và kém về chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên.
Mặc dù đã được Tỉnh uỷ, Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư nâng cấp nhưng với số lượng sinh viên ngày càng đông như hiện nay nhà trường con thiếu thốn rất nhiều, sân bãi dụng cụ không đảm bảm, diện tích sân còn nhỏ, xà tập hoen gỉ, đường chạy là đường đi lại trong nhà trường, hố nhảy xa nhỏ hẹp và nông, lượng cát ít…
Tóm lại qua khảo sát cho thấy chất lượng CSVC phục vụ cho công tác GDTC của nhà trường còn rất nhiều hạn chế nên phần nào đã gây ra ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC chung của nhà trường
3.1.3. Thực trạng công tác giảng dạy môn thể dục.
Để đánh giá được chính xác và khách quan về công tác giảng dạy nội khoá của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ, chúng tôi đã tiến hành quan sát 12 giờ học kết hợp với phỏng vấn đã rút ra được một số vấn đề sau.
3.1.3.1. Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Kế hoạch giảng dạy môn TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ gồm hai phần: Lý thuyết và thực hành với tổng là 90 tiết được chia làm ba học kỳ. Mỗi học kỳ là 30 tiết tương ứng với 3 kỳ học là: Kỳ I, kỳ II và kỳ III. Số tiết học này được phân đều cho các tuần của mỗi kỳ và ở mỗi tuần có hai tiết học.
- Chương trình GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ ở:
+ Học kỳ I: Gồm 15 tiết giành cho nội dung là chạy ngắn, và 15 tiết chạy cự ly trung bình.
+ Học kỳ II: Có 30 tiết với nội dung học tập bắt buộc là bóng bàn.
+ Học kỳ III: Có 30 tiết giành cho các nội dung tự chọn là cầu lông và bóng chuyền.
Bảng 3.3: Chương trình giảng dạy môn thể dục cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ.
TT
Nội dung giảng dạy
Học kỳ
đối tượng
Thời gian
1
Chạy 100m
I
Nam, nữ
15 tiết
2
Chạy 500m
I
Nữ
15 tiết
3
Chạy 1000m
I
Nam
15 tiết
4
Bóng bàn
II
Nam, nữ
30 tiết
5
Môn lựa chọn: Bóng chuyền; cầu lông
III
Nam, nữ
30 tiết
Theo Nghị định số 904/ĐH ngày 17/ 02/ 1994 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học, Cao đẳng bao gồm 2 phần: Lý luận và thực hành. Tổng thời gian là 150 tiết, gồm 5 đơn vị học trình và được chia thành 2 giai đoạn cụ thể như sau:
Bảng 3.4. Chương trình giảng dạy môn thể dục trong các trường Đại học và Cao đẳng của Bộ GD - ĐT.
TT
Nội dung
Đối tượng
Số tiết
Giai đoạn 1: Nội dung bắt buộc
90
Học kỳ I
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
6
2
Điền kinh: Chạy 50m; 100m…
Nam, Nữ
10
3
Thể dục: Đội hình đội ngũ; thể dục tay không
Nam, Nữ
14
Học kỳ II
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
6
2
Điền kinh: Nhảy cao, đẩy tạ
Nam, Nữ
10
3
Thể dục: Xà đơn; xà kép…
Nam, Nữ
14
Học kỳ III
30
1
Lý thuyết chung
Nam, Nữ
4
2
Điền kinh: Nhảy xa; nhảy cao.
Nam, Nữ
12
3
Thể dục: Thể dục tự do…
Nam, Nữ
10
4
Kiểm tra
Nam, Nữ
4
Giai đoạn 2: Nội dung tự chọn
60
1
Bóng bàn
Nam, Nữ
2
Bóng đá
Nam, Nữ
3
Bóng rổ
Nam, Nữ
4
Bóng ném
Nam, Nữ
5
Bóng chuyền
Nam, Nữ
6
Cầu lông
Nam, Nữ
Như vậy có thể thấy rõ sự khác biệt trong chương tình giảng dạy của nhà trường với chương trình giảng dạy của Bộ GD - ĐT đã ban hành, số giờ học bị cắt giảm, nội dung không phù hợp, điều này có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng công tác GDTC và chất lượng giờ học thể dục của nhà trường
3.1.3.2. Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Qua nghiêm cứu các giáo án giảng dạy của giáo viên TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ kết hợp với quan sát giảng dạy thực tế trên lớp chúng tôi thu được kết quả về cấu trúc giờ học của nhà trường như sau:
Bảng 3.5: Cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
TT
Phần
Thời gian( phút)
%
1
Chuẩn bị
20
22.22
2
Cơ bản
55
61.11
3
Kết thúc
15
16.67
Tổng cộng
90
100
Từ bảng 3.4 cho thấy cấu trúc giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ đã thực hiện đầy đủ theo cấu trúc giờ học sư phạm gồm 3 phần: Chuẩn bị, cơ bản và kết thúc. Tuy nhiên việc bố trí thời gian cho từng phần còn chưa hợp lý. Cụ thể là: Phần chuẩn bị và phần kết thúc còn chiếm quá nhiều thời gian của buổi học trong khi đó thời gian cho phần cơ bản là ngắn cho việc hoàn tất các nhiệm vụ của giáo án đề ra.
3.1.3.3. Phương pháp tổ chức giờ học
Giờ học TDTT của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ được tổ chức theo cấu trúc giờ học sư phạm gồm 3 phần:
- Phần chuẩn bị:
Giáo viên cho sinh viên chạy khởi động 2 vòng sân tập( mỗi vòng khoảng 450m) sau đó sinh viên đứng thành 4 hàng ngang và thực hiện 4 lần 8 nhịp các bài tập phát triển chung ( Tay cao, tay ngực, lườn, vặn mình…) các động tác xoay khớp và ép cơ sau đó là phần khởi động chuyên môn. ở phần chuẩn bị giáo viên cho sinh viên thực hiện theo hình thức tập thể là hợp lý song việc đứng thành 4 hang ngang đã khiến cho sinh viên có những khoảng tối nhất định và thường là ở các sinh viên cuối hàng có hiện tượng trốn khởi động cùng với đó khối lượng các động tác là 4 lần 8 nhịp là hơi nhiều nên đã chiếm nhiều thời gian của buổi học đồng thời việc khởi động chuyên môn cho môn điền kinh như bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, đạp sau được thực hiện trong thời gian tương đối ngắn hay thời gian khởi động chuyên môn cho các môn bóng: Bóng chuyền, bóng bàn hay cầu lông có thời gian rất ít. Điều đó không đảm bảo cho một buổi học đạt hiệu qủa cao.
- Phần cơ bản:
Theo tiến trình giảng dạy đã được nêu ở mục 3.1.3.1, qua khảo sát những buổi dạy thực tế của giáo viên TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi thấy ở phần cơ bản trong các tiết học chạy ngắn và chạy trung bình giáo viên thường sử dụng phương pháp cho học sinh chạy tập thể đã gây ra tình trạng lộn xộn trên lớp học và việc trốn tập của học sinh vẫn còn diễn ra. ở các môn: Bóng chuyền, bóng bàn hay cầu lông thời gian của phần cơ bản chỉ đủ cho giáo viên thực hiện phân tích và thị pháp động tác, thời gian tập luyện của sinh viên còn nhiều hạn chế. Quá trình tổ chức tập luyện, giáo viên chia các sinh viên về các sân tập thành các nhóm tập song do thiếu sân bãi nên thời gian sinh viên thực hành còn ít, hiện tượng sinh viên tụ tập ngồi thành các nhóm còn phổ biến. Tất cả những điều trên đã khiến cho mật độ chung và mật độ vận động của buổi học là không cao. Mật dộ chung chỉ đạt 50% còn mật độ vận động chỉ đạt 35%.
Để nâng cao chất lượng GDTC cho trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ đồng thời nâng cao chất lượng giờ học thể dục của nhà trường thì việc nâng cao mật độ chung và mật độ vận động của giờ học thể dục là điều hết sức cần thiết và quan trọng.
- Phần kết thúc:
Giáo viên cho học sinh chạy nhẹ nhàng 1 vòng sân tập sau đó tập trung lớp, kiểm tra mức độ tiếp thu của học sinh sau đó tổng kết và nhận xét buổi học. Việc kiểm tra kiến thức của học sinh lúc này không hợp lý bởi sau buổi tập mệt mỏi khả năng tập trung chú ý của sinh viên là không cao và thông thường việc kiểm tra không mang lại hiệu quả như mong muốn.
* Tóm lại: Qua quan sát 12 giờ học TDTT ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ cho phép chúng tôi rút ra kết luận sau:
- Cơ sở vật chất, dụng cụ trang thiết bị phục vụ công tác dạy và học còn nhiều thiếu thốn.
- Chương trình giảng dạy còn chưa hợp lý cùng với thực trạng CSVC còn nhiều thiếu thốn khiến cho mật độ chung mật độ vận động của buổi học không cao.
- Cấu trúc giờ học còn chưa hợp lý, thời gian giành cho phần chuẩn bị và kết thúc còn chiếm quá nhiều thời gian của buổi học, thời gian giành cho phần cơ bản là quá ngắn nên hiệu quả giờ học là không cao.
- Phương pháp tổ chức giờ học còn đơn điệu, thiếu tính linh hoạt.
3.1.4. Thực trạng kết quả học tâp của sinh viên
Sau khi nghiên cứu về thực trạng CSVC của nhà trường, thực trạng đội ngũ giáo viên thể dục, công tác giảng dạy nội khoá môn học TDTT, tiến trình học tập môn thể dục của trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ chúng tôi tìm hiểu về kết qủa học tập môn thể dục của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ qua các năm học 2005 - 2006 (1036 sinh viên) và năm học 2006 - 2007 (1165 sinh viên). Kết quả được thể hiện ở bảng 3.6:
Bảng 3.6: Kết qủa học tập môn thể dục của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ năm học 2005 - 2006 (1036 sinh viên) và năm học 2006 - 2007 (1165 sinh viên).
TT
Nội dung
Học kỳ
Đối tượng
Khoá học
2005 - 2006
2006 - 2007
Đạt
Tỷ lệ%
Không đạt
Tỷ lệ%
Đạt
Tỷ lệ%
Không đạt
Tỷ lệ%
1
Chạy 100m
I
Nam, nữ
726
70.08
310
29.92
680
58.37
485
41.63
2
Chạy 500m
I
Nữ
163
55.44
131
44.56
197
57.60
145
42.40
3
Chạy 1000m
I
Nam
586
78.98
156
21.02
603
73.27
220
26.73
4
Bóng bàn
II
Nam, nữ
618
59.65
418
40.35
695
59.66
470
40.34
5
Bóng chuyền
III
Nam, nữ
582
56.18
454
43.82
854
73.30
311
26.70
6
Cầu lông
III
Nam, nữ
701
67.66
335
32.34
714
61.29
451
38.71
27
Qua Bảng 3.6 cho thấy kết quả học tập của sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ qua 2 năm học 2005 - 2006 và năm học 2006 - 2007 là không cao, tỷ lệ sinh viên không qua lần một còn khá lớn( trên 40%) ở các nội dung như:
+ Chạy 100m: 41.63% năm học 2006 - 2007.
+ Chạy 500m nữ: 44.56% năm học 2005 - 2006; 42.40% năm học 2006 - 2007.
+ Bóng bàn: 40.35% năm học 2005 – 2006; 40.34% năm học 2006 - 2007.
+ Bóng chuyền: 43.82 năm học 2005 - 2006
3.2. Nhiệm vụ 2: Xác định một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục thể chất trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Trên cơ sở phân tích đánh giá cụ thể các yếu tố cơ bản chi phối tới chất lượng GDTC ở trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ cho thấy công tác giảng dạy môn TDTT của nhà trường hiện nay gặp nhiều khó khăn, cụ thể là: CSVC còn nhiều thiếu thốn, tình trạng giáo viên còn nhiều hạn chế cả về số lượng và chất lượng dẫn đến chất lượng các giờ học nội khoá không đảm bảo. Đây là những nguyên nhân chủ yếu làm cho chất lượng công tác GDTC của nhà trường còn nhiều hạn chế vì vậy mà cần phải tìm ra những biện pháp hữu hiệu, có khả năng áp dụng thực tế nhằm khắc phục cải tiến các hoạt động của nhà trường đồng thời nâng cao chất lượng GDTC.
Đề xuất, nghiên cứu một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật Mỏ.
Để giải quyết những khó khăn trong công tác giảng dạy nội khoá mà nhà trường vấp phải không phải là chuyện có thể giải quyết trong một sớm một chiều mà cần có thời gian lâu dài với những tính toán cụ thể. Đứng trước thực trạng đó đòi hỏi người giáo viên phải năng động sáng tạo, nghiên cứu tìm tòi những biện pháp khắc phục khó khăn, từng bước nâng cao chất lượng công tác GDTC. Trong phạm vi của đề tài chúng tôi đưa ra một vài giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác GDTC cho sinh viên trường Cao đẳng Kỹ Thuật mỏ được phỏng vấn như sau:
Giải pháp 1. Bổ sung, tăng cường cán bộ giáo viên thể dục nhằm gi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho sinh viên trường CĐ Kỹ Thuật Mỏ - Đông Triều - Quảng Ninh.DOC