MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC vi
DANH MỤC CÁC BIỂU vii
DANH MỤC CÁC HÌNH x
CÁC TỪ VIẾT TẮT VÀ ĐƠN VỊ TÍNH xii
TÓM TẮT THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1
KHÁI NIỆM VÀ ĐỊNH NGHĨA 8
ĐẶT VẤN ĐỀ 9
PHẦN THỨ 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 11
1. TRÊN THẾ GIỚI 11
2. Ở VIỆT NAM 14
3. ĐÁNH GIÁ CHUNG 17
PHẦN THỨ 2: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
1. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 18
1.1. Mục tiêu dài hạn 18
1.2. Mục tiêu ngắn hạn 18
2. CÁCH TIẾP CẬN 18
3. ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
3.1. Đối tượng nghiên cứu 19
3.2. Phạm vi nghiên cứu 19
3.3. Phương pháp nghiên cứu 21
PHẦN THỨ 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 29
1. GIÁ TRỊ HẠN CHẾ XÓI MÒN ĐẤT VÀ ĐIỀU TIẾT NƯỚC CỦA RỪNG 29
1.1. Vùng đầu nguồn sông Cầu 29
1.2. Vùng lưu vực sông Chảy (Hồ Thác Bà) 46
2. GIÁ TRỊ LƯU GIỮ VÀ HẤP THỤ CÁCBON CỦA RỪNG 61
2.1. Rừng tự nhiên 61
2.2. Giá trị hấp thụ CO2 của một số loại rừng trồng 65
3. GIÁ TRỊ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ/CUNG CẤP PHÂN BÓN CỦA RỪNG 83
3. 1. Rừng tự nhiên 83
3.2. Rừng trồng 86
4. GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VƯỜN QUỐC GIA BA BỂ VÀ HỒ THÁC BÀ 95
4.1. Đặc điểm cơ bản của du khách ở VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà 95
4.2. Phân vùng khách du lịch của VQG Ba Bể và Khu du lịch Hồ Thác Bà 103
4.3. Ước lượng chi phí du lịch 105
4.4. Hồi quy tương quan giữa chi phí và số lượng khách du lịch 108
4.5. Ước lượng giá trị cảnh quan 110
4.6. Phân tích mức sẵn lòng chi trả 111
5. GIÁ TRỊ TỒN TẠI VÀ TÙY CHỌN CỦA VQG BA BỂ VÀ GIÁ TRỊ ĐA DẠNG SINH HỌC TẠI KBTTN NA HANG 111
5.1. Giá trị tồn tại và tuỳ chọn của VQG Ba Bể 111
5.2. Gía trị ĐDSH của Khu bảo tồn thiên nhiên Na Hang 118
6. GIÁ TRỊ SỬ DỤNG TRỰC TIẾP RỪNG TỰ NHIÊN VÀ RỪNG TRỒNG 126
6.1. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng tự nhiên 126
6.2. Giá trị sử dụng trực tiếp của rừng trồng 131
7. ĐỀ XUẤT HƯỚNG DẪN LƯỢNG GIÁ GIÁ TRỊ MÔI TRƯỜNG VÀ DVMT MỘT SỐ LOẠI RỪNG 137
7.1. Lượng giá giá trị bảo vệ đất chống xói mòn và điều tiết nước của rừng 137
7.2. Lượng giá giá trị lưu trữ và hấp thụ các bon của rừng 142
7.3. Lượng giá giá trị cảnh quan 145
7.4. Lượng giá giá trị đa dạng sinh học ĐDSH/Giá trị tồn tại và tuỳ chọn 148
PHẦN THỨ 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 151
1. KẾT LUẬN 151
2. KIẾN NGHỊ 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
172 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 2217 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
93,28
7.462
16.417
17
700
17,52
18,00
74,44
389,21
31.137
68.502
Kết quả cho thấy, cũng giống quy luật như ở rừng trồng khác (keo lai, keo tai tượng), giá trị các bon của rừng phụ thuộc vào sinh khối rừng hay sinh trưởng của rừng. Giá trị này tăng nhanh khi tuổi rừng tăng. Với rừng keo 4 tuổi, mật độ 1.500 cây/ha, sinh trưởng kém (DBH là 6,4 cm), giá trị về các bon đạt 1,7 – 3,9 triệu đồng/ha. Ngược lại rừng keo 17 tuổi, mật độ 900 cây/ha, DBH là 17,5 cm có thể đạt giá trị từ 31 – 68 triệu đồng/ha. Số liệu chi tiết nêu trong Phụ lục 9.
2.2.4. Rừng trồng Bạch đàn urphylla
2.2.4.1. Trữ lượng cácbon rừng trồng Bạch đàn urophyla
Đề tài tiến hành đo đếm và giải tích 19 cây tiêu chuẩn ở các cấp tuổi từ 1 đến 6 tại các rừng trồng khác nhau thuộc các tỉnh Yên Bái, Phú Thọ và Tuyên Quang. Số liệu đo đếm xác định sinh khối khô của các cây tiêu chuẩn được tổng hợp như Biểu 28.
Biểu 28: Sinh khối khô bình quân của bạch đàn urophylla (kg/cây)
Tuổi
Số cây mẫu
D1.3
(cm)
Hvn (m)
TMĐ (S)
DMĐ (R)
Tổng
Tỷ lệ R/S
Tổng
Thân
Cành
Lá
1
2
6,63
5,9
8,56
6,00
1,08
1,49
1,72
10,28
0,24
2
2
9,02
10,2
20,94
14,97
3,66
2,31
4,82
25,76
0,23
3
5
11,99
15,0
44,53
37,05
5,24
2,25
5,97
50,50
0,15
4
5
12,62
16,6
54,79
45,08
7,50
2,21
10,35
65,14
0,19
5
4
13,41
17,4
64,75
54,98
7,66
2,11
11,42
76,17
0,18
6
1
13,70
20,6
76,42
69,79
4,74
1,89
10,09
86,51
0,13
Tổng
19
Tỷ lệ R/S trung bình
0,18
Có thể thấy, cũng giống như các loài keo, sinh khối bạch đàn tập trung chủ yếu ở phần trên mặt đất. Tuy nhiên một điểm khác biệt đáng kể là sinh khối dưới mặt đất bình quân chiếm khoảng 18%, thấp hơn từ 3- 7% so với các loài keo. Sinh khối thân chiếm phần lớn tổng sinh khối của cây (khoảng 60%). Dựa trên kết quả giải tích đã xác định được tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất (R/S) là 0,18.
Về hàm lượng các bon trong các bộ phận của Bạch đàn urophylla cũng thấy có sự khác biệt so với các loài keo. Hàm lượng các bon cao nhất là ở sinh khối thân, khoảng 52%; tiếp đến là thảm mục, khoảng 51% và thấp nhất là ở lá với hàm lượng các bon xấp xỉ là 50% (xem Hình 35).
Hình 35: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của bạch đàn urophylla
Dựa trên kết quả nghiên cứu sinh khối và hàm lượng các bon, trữ lượng các bon trong từng bộ phận của cây được xác định và số liệu được tổng hợp ở Biểu 29 dưới đây.
Biểu 29: Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối bạch đàn urophylla
ĐVT: kg CO2e/cây
TT
Tuổi
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
TMĐ
DMĐ
Tổng
Tổng
Thân
Cành
Lá
1
1
6,63
5,95
15,98
11,18
2,01
2,78
3,31
19,29
2
2
9,02
10,15
40,52
29,52
6,55
4,45
8,88
49,40
3
3
11,99
15,02
85,02
71,08
9,86
4,08
11,33
96,34
4
4
12,62
16,62
104,04
85,83
14,27
3,95
19,02
123,06
5
5
13,41
17,38
124,23
105,69
14,55
4,00
20,17
144,41
6
6
13,70
20,6
150,91
139,00
8,66
3,24
18,93
169,84
Trữ lượng cácbon bình quân (%) so với tổng trữ lượng cácbon
73,4
9,3
3,7
13,6
100
Cũng giống như các loài keo, trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với sinh khối của cây và tăng rõ rệt theo tuổi. Các cây tuổi cao thì lượng các bon hấp thụ và được tích trữ trong sinh khối càng lớn. Trữ lượng các bon cao nhất tập trung ở sinh khối thân với khoảng 73% tổng trữ lượng các bon; tiếp đến là trữ lượng các bon trong sinh khối rễ với khoảng 14%; trong sinh khối cành chiếm khoảng 9% và thấp nhất là trữ lượng các bon của lá, chiếm khoảng 4%.
Như đã nêu ở trên, giữa sinh khối, trữ lượng các bon có mối quan hệ với sinh trưởng của cây. Để làm rõ vấn đề này và tạo cơ sở cho việc dự đoán sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng bạch đàn urophylla, tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH được xác định và thể hiện trên Hình 36 dưới đây.
Hình 36: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của bạch đàn urophylla
Số liệu cho thấy, tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH là rất chặt chẽ. Các phương trình tương quan thiết lập có hệ số tương quan cao, biến động từ 0,94 – 0,95. Các phương trình tương quan đã xác định và có thể sử dụng để dự đoán sinh khối và trữ lượng các bon của rừng gồm:
Tương quan giữa sinh khối trên mặt đất (AGB) của cây tính bằng kg chất khô/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
AGB = 0,0199*DBH3,114 với r = 0,94
Tương quan giữa tổng sinh khối của cây (TOB) tính bằng kg chất khô/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
TOB = 0,03*DBH3,0125 với r = 0,94
Tương quan giữa trữ lượng các bon trên mặt đất (ACS) tính bằng kg C/cây với DBH tính bằng cm được xác định bởi phương trình:
ACS = 0,0089*DBH3,1756 với r = 0,95
Tương quan giữa tổng trữ lượng cácbon của cây (TCS) tính bằng kg C/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
TCS = 0,0139*DBH3,0567 với r = 0,95
2.2.4.2. Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Bạch đàn urophylla
Giá trị cácbon của rừng Bạch đàn urophylla nghiên cứu được tính toán theo giá bán CER trong cơ chế phát triển sạch và được tổng hợp như ở Biểu 30 dưới đây.
Biểu 30: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng bạch đàn urophylla
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
DBH (cm)
Hvn (m)
Trữ lượng cácbon cho 1 ha
Giá trị cho 1 ha (1.000 đồng)
Tấn C
Tấn CO2e
Giá thấp
Giá cao
1
1.650
6,63
5,95
8,84
32,44
2.595
5.709
2
1.300
9,02
10,15
17,52
64,28
5.143
11.314
3
1.680
11,99
15,02
41,89
153,73
12.298
27.056
4
1.580
12,62
16,62
52,80
193,77
15.502
34.104
5
1.600
13,41
17,38
62,96
231,05
18.484
40.665
6
1.000
13,70
20,6
46,28
169,84
13.587
29.891
Có thể nhận thấy rằng giá trị hấp thụ các bon của rừng bạch đàn urophylla cũng khá lớn, do cây sinh trưởng nhanh, mật độ dày. Rừng bạch đàn 1 tuổi, mật độ 1.650 cây/ha, DBH là 6,63 cm có lượng các bon trong sinh khối là 8,84 tấn C, tương đương với giá trị từ 2,5 – 5,7 triệu đồng. Ở tuổi 3, mật độ 1.680 cây/ha, DBH là 12 cm, trữ lượng cácbon có thể đạt là 52,8 tấn C tương đương với giá trị 15 – 34 triệu đồng (tính theo giá 5 – 11 USD/tấn CO2e). Như vậy có thể thấy trữ lượng các bon trong sinh khối phụ thuộc và chính sinh trưởng của rừng. Tuy nhiên nếu so với rừng keo thì khả năng hấp thụ CO2 của rừng bạch đàn là lớn hơn. Số liệu chi tiết nêu ở Phụ lục 10.
2.2.5. Rừng trồng Quế
2.2.5.1. Trữ lượng các bon rừng trồng Quế
Việc nghiên cứu, thu thập số liệu về sinh khối và trữ lượng các bon của rừng trồng Quế được tiến hành tại lâm trường Quế huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái. Đề tài đã tiến hành giải tích, đo đếm và xác định sinh khối trên 9 cây mẫu ngẫu nhiên thuộc cấp tuổi 5, 10 và 15. Kết quả xác định sinh khối cây tiêu chuẩn (cây mẫu) được tổng hợp ở Biểu 31dưới đây và chi tiết ở Phụ lục 11.
Biểu 31: Sinh khối khô bình quân của Quế (kg/cây)
Tuổi
Số cây mẫu
D1.3
(cm)
Hvn (m)
TMĐ (S)
DMĐ (R)
Tổng
Tỷ lệ R/S
Tổng
Thân
Cành
Lá
5
3
6,73
6,03
9,27
6,46
1,65
1,15
2,69
11,95
0,31
10
3
10,00
8,43
33,60
19,45
8,21
5,94
7,46
41,06
0,23
15
3
14,50
9,97
82,08
46,21
26,67
9,19
17,80
99,88
0,22
Tổng
9
Tỷ lệ R/S trung bình
0,25
Số liệu cho thấy khi tuổi rừng tăng, sinh khối của cây cũng tăng. Điều này có nghĩa ---sinh khối cây và sinh trưởng của cây có quan hệ tỷ lệ thuận. Sinh khối thân chiếm tỷ trọng lớn nhất, từ 50- 60% tổng sinh khối; tiếp đến là sinh khối cành và rễ. Tỷ lệ sinh khối dưới mặt đất và trên mặt đất bình quân xác định được là 0,25.
Đối với hàm lượng các bon trong các bộ phận của cây, đề tài đã tiến hành phân tích và nhận thấy hàm lượng các bon trong lá chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng 54,3%; tiếp đến là thân với khoảng 54%; thảm mục là khoảng 53,5% và rễ là thấp nhất khoảng 51% (xem Hình 36). Xét trên tổng thể thì hàm lượng các bon bình quân cho tất cả các bộ phận của Quế là khoảng 53%. Giá trị này cao hơn khoảng 3% so với giá trị mặc định do IPCC quy định (giá trị mặc định về hàm lượng các bon trong sinh khối là 50% hay 0,5).
Hình 37: Hàm lượng các bon bình quân trong các bộ phận của Quế
Kết quả tính toán xác định trữ lượng các bon trong sinh khối của Quế cho thấy trữ lượng các bon tỷ lệ thuận với tuổi cây và có sự khác biệt đáng kể giữa các bộ phận trong cây. Trữ lượng các bon cao nhất là ở trong sinh khối thân với khoảng 48% tổng trữ lượng các bon của cây; trong sinh khối cành là khoảng 24%; trong rễ là khoảng 17% và thấp nhất là trữ lượng các bon của lá với khoảng 11% tổng trữ lượng cácbon của cây. Kết quả tính toán được tổng hợp ở Biểu 32 dưới đây.
Biểu 32: Trữ lượng các bon bình quân trong sinh khối Quế (kg CO2e/cây)
TT
Tuổi
D1.3
(cm)
Hvn
(m)
TMĐ
DMĐ
Tổng
Tổng
Thân
Cành
Lá
1
5
6,73
6,03
18,56
12,97
3,24
2,36
5,13
23,69
2
10
10,00
8,43
65,68
37,93
16,01
11,75
14,18
79,86
3
15
14,50
9,97
161,02
92,08
50,96
17,98
32,60
193,62
Trữ lượng cácbon bình quân (%) so với tổng trữ lượng cácbon
48,11
23,62
10,80
17,47
100,0
Để xem xét mối liên hệ giữa sinh khối, trữ lượng các bon với sinh trưởng và là cơ sở cho việc toán trữ lượng các bon của toàn lâm phần, tương quan giữa sinh khối và trữ lượng cácbon với sinh trưởng của cây đã được xây dựng. Mối tương quan này thể hiện ở Hình 38 dưới đây.
Hình 38: Tương quan giữa sinh khối và trữ lượng các bon với DBH của Quế
Kết quả cho thấy tương quan giữa sinh khối, trữ lượng với sinh trưởng (DBH) là rất chặt chẽ với hệ số tương quan đạt trên 0,97. Các phương trình tương quan cụ thể và là cơ sở quan trọng cho việc ước tính sinh khối và trữ lượng các bon của lâm phần Quế gồm:
Tương quan giữa sinh khối trên mặt đất (AGB) của cây tính bằng kg chất khô/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
AGB = 0,0405*DBH2,868 với r = 0,97
Tương quan giữa tổng sinh khối của cây (TOB) tính bằng kg chất khô/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
TOB= 0,0629*DBH2,7727 với r = 0,98
Tương quan giữa trữ lượng các bon trên mặt đất (ACS) tính bằng kg C/cây với DBH tính bằng cm được xác định bởi phương trình:
ACS = 0,0222*DBH2,8657 với r = 0,97
Tương quan giữa tổng trữ lượng các bon của cây (TCS) tính bằng kg C/cây với DBH tính bằng cm được xác định qua phương trình:
TCS= 0,0343*DBH2,767 với r = 0,98
2.2.5.2. Giá trị hấp thụ các bon của rừng trồng Quế
Tính toán giá trị hấp thụ các bon của rừng trồng Quế theo phương pháp mô tả và kết quả được tổng hợp như ở Biểu 33 sau.
Biểu 33: Giá trị hấp thụ CO2 của rừng Quế
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
DBH (cm)
Hvn (m)
Trữ lượng cácbon cho 1 ha
Giá trị cho 1 ha (1.000 đồng)
Tấn C
Tấn CO2e
Giá thấp
Giá cao
5
3.000
6,73
6,03
19,37
71,07
5.686
12.508
10
2.233
10,00
8,43
48,46
177,86
14.229
31.303
15
477
14,50
9,97
25,11
193,62
15.489
34.077
Kết quả cho thấy khác với rừng trồng cây mọc nhanh, trong những năm đầu, trữ lượng các bon của rừng không cao, mặc dù mật độ trồng lớn. Rừng quế 5 tuổi, mật độ 3.000 cây/ha, DBH là 6,73 có trữ lượng các bon là 71 tấn CO2e/ha, tương đương với giá trị từ 5,7 – 12,5 triệu đồng. Rừng trồng 10 tuổi, mật độ 2.223 cây/ha, DBH là 10cm có trữ lượng các bon đạt 178 tấn CO2e/ha, tương đương với giá trị từ 14 – 31 triệu đồng/ha. Với rừng Quế tuổi cao (15 tuổi), mật độ cây thưa (477 cây/ha) và DBH là 14,5 cm lại cho trữ lượng cácbon khá lớn, khoảng 193,6 tấn CO2e/ha tương đương với giá trị là 15,4 – 34 triệu đồng/ha. Bình quân, giá trị các bon đạt 1,1 – 2,5 triệu đồng/ha/năm.
3. GIÁ TRỊ CẢI TẠO ĐỘ PHÌ/CUNG CẤP PHÂN BÓN CỦA RỪNG
Rừng và đất không thể tách rời nhau. Đất cung cấp dinh dưỡng cho cây rừng phát triển và ngược lại trong quá trình sinh trưởng và phát triển, rừng trả lại cho đất một lượng dinh dưỡng đáng kể nhờ sự phân huỷ vật rơi rụng của cây rừng. Việc phá rừng, nhất là ở vùng đất dốc, dẫn đến phá vỡ chu trình dinh dưỡng của hệ sinh thái rừng và làm cho độ phì đất bị suy giảm đáng kể. Để hiểu rõ hơn về giá trị của rừng trong việc cải thiện độ phì đất hay giá trị cung cấp nguồn phân bón, đề tài tiến hành nghiên cứu một số loại rừng gồm rừng tự nhiên và một số loại rừng trồng dựa trên việc xem xét lượng rơi rụng và lượng dinh dưỡng trong thảm mục, đặc điểm đất dưới rừng. Dưới đây trình bày kết quả tính toán giá giá cải thiện độ phì đất/nguồn phân bón của rừng.
3.1. RỪNG TỰ NHIÊN
3.1.1. Lượng rơi rụng và dinh dưỡng trong thảm mục
Nghiên cứu được tiến hành trên đối tượng rừng gỗ tự nhiên và tre nứa tại các tỉnh Bắc Kạn, Yên Bái và Tuyên Quang. Một số trạng thái rừng xem xét gồm rừng giàu, trung bình, nghèo và phục hồi. Ở các đối tượng nghiên cứu, tiến hành lập các ô tiêu chuẩn theo phương pháp đã mô tả để thu thập số liệu về vật rơi rụng và phân tích xử lý. Kết quả đo đếm vật rơi rụng được tổng hợp như Biểu 34 dưới đây.
Biểu 34: Lượng rơi rụng dưới một số loại rừng tự nhiên
TT
Loại rừng
Địa điểm
Thảm mục khô
(tấn/ha)
Trung bình
Biến động
1
Rừng tự nhiên giàu (IIIA3), tàn che 0,7 - 0,8
Chợ Đồn - Bắc Kạn, Na Hang và Thanh Tương – Tuyên Quang
7,90
7,15 – 8,33
2
Rừng tự nhiên trung bình (IIIA2), tàn che 0,6 - 0,7
Chợ Đồn - Bắc Kạn, Na Hang - Tuyên Quang; Văn Yên - Yên Bái
6,08
3,14 – 8,04
3
Rừng tự nhiên nghèo (IIIA1), tàn che 0,6 - 0,7
Chợ Đồn - Bắc Kạn, Na Hang - Tuyên Quang; Văn Yên - Yên Bái
4,89
2,28 – 7,25
4
Rừng tự nhiên phục hồi (IIB), tàn che 0,5 - 0,6
Văn Yên - Yên Bái
2,66
1,84 – 3,49
5
Rừng nứa tép thứ sinh
Văn Yên- Yên Bái; Hàm Yên- Tuyên Quang
5,76
3,85 – 6,83
Kết quả cho thấy lượng rơi rụng dưới các trạng thái rừng là rất khác nhau, dao động trong khoảng từ 1,84 đến 8,33 tấn/ha.
Lượng rơi rụng cao nhất là ở rừng tự nhiên 3 tầng tán độ tàn che 0,7- 0,8 (trạng thái IIIA3) với mức trung bình là 7,90 tấn khô/ha (biến động từ 7,15 – 8,33 tấn khô/ha); tiếp đến là rừng tự nhiên 3 tầng tàn che 0,6 – 0,7 (trạng thái IIIA2) với lượng rơi rụng trung bình là 6,08 tấn khô/ha (mức biến động từ 3,14 – 8,04 tấn khô/ha). Rừng tự nhiên (trạng thái IIIA1) có lượng rơi rụng trung bình là 4,89 tấn khô/ha với mức biến động khá lớn, từ 2,28 – 7,25 tấn khô/ha. Rừng tre nứa thứ sinh có lượng thảm mục khá, giá trị trung bình là khoảng 5,6 tấn khô/ha (mức biến động từ 3,85 – 6,83 tấn khô/ha).
Để tiến hành đánh giá khả năng cải thiện độ phì đất/nguồn phân bón do thảm mục cung cấp, tiến hành phân tích dinh dưỡng trong thảm mục. Kết quả xác định dinh dưỡng thảm mục được tổng hợp trong Biểu 35 dưới đây.
Biểu 35: Lượng dinh dưỡng trung bình trong thảm mục dưới rừng tự nhiên
Loại rừng
Thảm mục khô (tấn/ha)
Hàm lượng dinh dưỡng (%)
Lượng dinh dưỡng (kg/ha)
C
N
P
K
C
N
P
K
Rừng tự nhiên (IIIA3), tàn che 0,7 - 0,8
7,90
49,43
0,67
0,04
0,02
3.918,4
52,39
3,40
1,58
Rừng tự nhiên (IIIA2), tàn che 0,6 - 0,7
6,08
50,67
0,68
0,04
0,02
3.061,7
40,60
2,20
0,85
Rừng tự nhiên (IIIA1), tàn che 0,6 - 0,7
4,89
39,00
0,66
0,04
0,02
2.039,5
31,65
1,97
0,98
Rừng tự nhiên (IIB), tàn che 0,5 - 0,6
2,66
51,50
0,60
0,05
0,02
1.366,7
15,97
1,33
0,53
Rừng nứa tép thứ sinh
5,77
37,09
0,94
0,06
0,01
2.144,8
54,16
3,56
0,73
Như vậy có thể thấy lượng dinh dưỡng trong thảm mục phụ thuộc vào lượng thảm mục và hàm lượng dinh dưỡng trong thảm mục. Sự khác biệt và hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thảm mục là không đáng kể và không có quy luật rõ ràng. Tuy nhiên hàm lượng N và C là có sự khác biệt khá rõ so với rừng tự nhiên. Nhìn chung hàm lượng chất hữu cơ (C) là lớn nhất, tiếp đến là đạm (N) và hàm lượng lân và kali lại rất thấp.
Lượng dinh dưỡng có trong thảm mục là chất hữu cơ, cao nhất là ở rừng tự nhiên trạng thái IIIA3 với khoảng 4 tấn/ha; tiếp đến là rừng tự nhiên IIIA2 với khoảng 3 tấn/ha; rừng tre nứa thứ sinh là khoảng 2,1 tấn/ha. Hàm lượng đạm có khoảng 16 – 52 kg/ha cho các loại rừng nghiên cứu; lượng lân và kali ít, từ 1,3 – 3,5 kg/ka với lân và từ 0,5 – 1,0 kg/ha với kali.
3.1.2. Giá trị cải thiện độ phì đất/Cung cấp phân bón của rừng
Từ lượng chất dinh dưỡng mà các loại rừng trả lại cho đất thông qua lượng rơi rụng chúng ta có thể tính được khối lượng loại phân bón tương ứng mà rừng trả lại cho đất theo % chất dinh dưỡng trong phân là: Ure (46%N), Supe Lân (16%P2O5 và Kali (40% K2O). Nhân khối lượng của các loại phân bón đó với giá của chúng trên thị trường: 5.000đ/kg Ure, 1.300đ/kg Supe lân; 3.600đ/kg Kali và chất hữu cơ là 200 đ/kg, chúng ta sẽ tính được giá trị của rừng về cải tạo đất/cung cấp phân bón cho đất. Giá trị này của rừng (giá trị trung bình) được tổng hợp ở Biểu 36 dưới đây.
Biểu 36: Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng tự nhiên
Loại rừng
Lượng phân trong thảm mục (kg/ha)
Giá trị dinh dưỡng (1.000 đồng/ha)
Ure
Supe Lân
Kali
Ure
Supe Lân
Kali
Chất hữu cơ
Tổng
Rừng tự nhiên (IIIA3), tàn che 0,7- 0,8
113,9
97,2
9,5
569,5
126,4
34,3
2.462,9
3.193
Rừng tự nhiên (IIIA2), tàn che 0,6- 0,7
88,3
63,0
5,1
441,3
81,9
18,5
1.073,5
1.615
Rừng tự nhiên (IIIA1), tàn che 0,6- 0,7
68,8
56,4
5,9
344,1
73,3
21,2
956,2
1.395
Rừng tự nhiên (IIB), tàn che 0,6- 0,7
34,7
38,1
3,2
173,6
49,5
11,6
555,9
791
Rừng nứa tép thứ sinh
117,7
101,8
4,4
588,7
132,4
15,9
787,9
1.525
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu quy ra một số loại phân vô cơ thông thường thì giá trị dinh dưỡng mà rừng trả lại cho đất từ 791.000 – 3.100.000 đồng/ha. Trong đó, lượng chất hữu cơ chiếm phần lớn giá trị dinh dưỡng, từ 40 – 85%, tiếp đến là đạm, lân và thấp nhất là kali. Rừng tự nhiên trạng thái IIIA3 (rừng giàu) có giá trị cung cấp dinh dưỡng cao nhất, với khoảng 3,1 triệu đồng/ha; tiếp đến là rừng trung bình và tre nứa, khoảng 1,6 triệu đồng/ha và thấp nhất là rừng phục hồi, khoảng 971.000 đ/ha. Các kết quả tính toán chi tiết về giá trị này được nêu ở Phụ lục 12.
Ngoài giá trị cung cấp nguồn dinh dưỡng (tính tại thời điểm nghiên cứu), rừng còn có tác dụng cải thiện các tính chất lý – hoá của đất, đặc biệt là các tính chất lý hóa học của đất. Mặc dù giá trị này chưa được tính trong phần này nhưng rõ ràng là đất ở nơi có rừng hầu như độ phì được cải thiện.
3.2. RỪNG TRỒNG
Đề tài nghiên cứu trên các đối tượng rừng trồng nghiên cứu là rừng trồng công nghiệp thuần loài ở nhiều tuổi khác nhau gồm Quế, Bạch đàn urophylla, Keo lai, Keo tai tượng thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái và Bắc Kạn. Kết quả nghiên cứu dưới đây tập trung xem xét lượng dinh dưỡng có trong thảm mục có thể trả lại cho đất ở các loại rừng nghiên cứu.
3.2.1. Rừng trồng Keo lai
3.2.1.1. Lượng rơi rụng và dinh dưỡng trong thảm mục
Nghiên cứu tiến hành trên 17 địa điểm với trên 51 ô tiêu chuẩn được lập cho việc đo đếm lượng rơi rụng dưới rừng Keo lai ở các cấp tuổi từ 2 đến 6. Các mẫu vật rơi rụng được thu thập, phân tích trọng lượng khô và được tổng hợp trong Biểu 37.
Biểu 37: Lượng rơi rụng trung bình dưới rừng Keo lai
TT
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
Địa điểm
Thảm mục tươi (tấn/ha)
Độ ẩm (%)
Thảm mục khô
(tấn/ha)
1
2
1.100
Khe Tao -Thanh Bình -Chợ Mới- Bắc Kạn
1,94
40,60
1,34
2
3
950
Đức Ninh -Hàm Yên -Tuyên Quang
6,73
30,27
4,69
3
4
925
Chợ Tổng -Đức Ninh -Hàm Yên -Tuyên Quang
6,50
30,71
4,50
4
5
1.350
Chợ Tổng- Đức Ninh -Hàm Yên- Tuyên Quang
6,88
12,20
6,04
5
6
1.400
Chợ Tổng- Đức Ninh -Hàm Yên- Tuyên Quang
7,75
18,37
6,33
Kết quả nghiên cứu các rừng trồng Keo lai từ 2- 6 tuổi cho thấy lượng rơi rụng trung bình của rừng Keo lai dao động trong khoảng 1,34 tấn/ha ở rừng 2 tuổi và cao nhất là 6,33 tấn/ha ở rừng 6 tuổi. Chúng ta cũng thấy lượng rơi rụng nhiều nhất ở các rừng 5 và 6 tuổi do vào tuổi này tốc độ sinh trưởng của cây Keo lai lớn, tầng tán phát triển kéo theo lượng rơi rụng cũng nhiều hơn so với các tuổi khác.
Để xem xét dinh dưỡng trong lượng rơi rụng dưới rừng keo lai, tiến hành phân tích các chỉ tiêu dinh dưỡng chủ yếu gồm C, N, P và K. Kết quả phân tích dinh dưỡng được tổng hợp ở Biểu 38 dưới đây.
Biểu 38: Lượng dinh dưỡng trung bình trong thảm mục dưới rừng Keo lai
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
Kết quả phân tích thảm mục (%)
Lượng dinh dưỡng cung cấp cho đất (kg/ha)
C
N
P
K
C
N
P
K
2
1.100
49,33
0,60
0,02
0,02
661,0
8,04
0,27
0,27
3
950
54,96
0,93
0,04
0,04
2.577,4
43,62
1,88
1,64
4
925
55,39
0,70
0,05
0,05
2.492,7
31,61
2,03
2,14
5
1.350
53,58
0,88
0,06
0,02
3.236,4
53,15
3,62
1,21
6
1.400
50,31
1,75
0,08
0,11
3.184,6
110,78
5,06
6,96
Trung bình
52,71
0,97
0,05
0,05
2.430,8
49,44
2,57
2,44
Kết quả nghiên cứu thu được thấy hàm lượng các chất dinh dưỡng trong thảm mục của rừng Keo lai chủ yếu là C (khoảng 52%), tiếp đến là N (trung bình khoảng 0.97%) và hàm lượng P va K là rất thấp với khoảng 0.05%. Hàm lượng C dao động lớn từ 49,33- 55,39%, hàm lượng N dao động trong khoảng 0,60- 1,75%, hàm lượng P dao động không lớn giữa các độ tuổi của rừng từ 0,02- 0,08% và hàm lượng K là 0,02- 0,11%.
Như vậy, kết hợp với kết quả về lượng rơi rụng của rừng chúng ta có thể tính được lượng dinh dưỡng mà rừng trồng Keo lai trả lại cho đất thông qua thảm mục trung bình là: 2.430,8 kgC/ha; 49,44 kgN/ha; 2,57 kgP/ha và 2,44 kgK/ha. Lượng C biến động trong khoảng từ 661 – 3.184 kg C/ha với rừng keo lai có độ tuổi từ 2-6. Tương tự như vậy, lượng N biến động từ 8 – 110 kg/ha; lượng P và K biến động từ 0027 – 6,96 kg/ha.
Ngoài ra chúng ta nhận thấy lượng dinh dưỡng trả lại cho đất ở rừng Keo lai 5 và 6 tuổi lớn hơn so với các tuổi khác vì tốc độ sinh trưởng của rừng Keo lai ở tuổi này là rất lớn nên lượng rơi rụng và lượng phân bón trả lại cho đất cũng lớn hơn so với các tuổi khác.
3.2.1.2. Giá trị cải thiện độ phì đất/Cung cấp phân bón của rừng keo lai
Như đã nêu ở phần trên, giá trị cải thiện độ phì đất/cung cấp phân bón của rừng được tính thông qua việc quy đổi lượng dinh dưỡng trong thảm mục thành các loại phân như ure, supe lân, kali và hữu cơ được tính dựa trên giá bán của các loại phân này trên thị trường tại thời điểm nghiên cứu. Kết quả xác định giá trị này của các loại rừng nghiên cứu được nêu ở Biểu 39 dưới đây.
Biểu 39: Giá trị cung cấp nguồn phân bón cho đất của rừng Keo lai
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
Lượng dinh dưỡng trong thảm mục (kg/ha)
Giá trị dinh dưỡng (1000 đồng/ha)
Ure
Supe Lân
Kali
Ure
Supe Lân
Kali
Chất hữu cơ
Tổng
2
1.100
17,5
7,8
1,6
87,4
9,9
5,8
576,9
680
3
950
94,9
53,7
9,9
474,4
69,9
35,6
766,1
1.346
4
925
68,8
58,0
12,9
343,9
75,4
46,4
834,3
1.300
5
1.350
115,6
103,8
7,3
577,8
134,9
26,2
637,1
1.376
6
1.400
240,7
144,9
41,9
1.203,4
188,3
150,9
7,3
1.550
Trung bình
107,5
73,6
14,7
537,4
95,7
52,9
564,3
1.250
Kết quả ở bảng trên cho thấy lượng phân bón mà các rừng trồng Keo lai trả lại cho đất là: 17,5- 240,8kg ure/ha; 7,67- 144,87kg Supe lân/ha, 1,61- 41,93kg Kali/ha và 1,3 -6,3 tấn thảm mục. Lượng phân bón mà rừng trồng Keo lai từ 2 đến 6 tuổi trả lại cho đất tỷ lệ thuận với tuổi của rừng.
Giá trị tiền quy đổi từ lượng phân bón mà rừng Keo lai trả lại cho đất cho thấy ở rừng 2 tuổi là thấp nhất với khoảng 680.000đ/ha và cao nhất là ở rừng 6 tuổi, khoảng 1.500.000đ/ha. Tính trung bình giá trị dinh dưỡng trong thảm mục ở các rừng Keo lai từ 2- 6 tuổi có thể trả lại cho đất một lượng phân bón có giá trị là 1.250.000 đ/ha. Kết quả tính toán chi tiết cho từng loại rừng nghiên cứu nêu ở Phụ lục 13.
3.2.2. Rừng trồng Keo tai tượng
3.2.2.1. Lượng rơi rụng và dinh dưỡng trong thảm mục
Nghiên cứu lượng rơi rụng với rừng Keo tai tượng, đề tài nghiên cứu tại 45 ô tiêu chuẩn lập trên các cấp tuổi khác nhau, từ tuổi 2 – 12 tại các tỉnh Tuyên Quang, Yên Bái, Quảng Ninh. Kết quả xác định lượng rơi rụng (thảm mục) của rừng Keo tai tượng cho các cấp tuổi khác nhau được tổng hợp như Biểu 40 dưới đây.
Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng rơi rụng dưới rừng Keo tai tượng trung bình dao động trong khoảng 2,97 tấn/ha đến 10,34 tấn/ha, lượng rơi rụng ở các rừng từ 5 đến 10 tuổi thường cao hơn so với các tuổi khác do đây là giai đoạn cây Keo tai tượng sinh trưởng và phát triển mạnh.
Lượng rơi rụng của rừng Keo tai tượng phân bố không đều trong năm, theo kết quả nghiên cứu của Đỗ Đình Sâm (2005) các rừng trồng Keo tai tượng ở Đại Lải lượng rơi rụng thường cao nhất vào các tháng 8 và 9 trong năm (chiếm 20,3% cả năm ở rừng 6 tuổi) là thời điểm mùa rụng lá của cây.
Biểu 40: Lượng rơi rụng dưới rừng Keo tai tượng
TT
Tuổi
Mật độ (cây/ha)
Địa điểm
Thảm mục tươi (tấn/ha)
Độ ẩm (%)
Thảm mục khô
(tấn/ha)
1
2
2.300
Thanh Sơn- Ba Chẽ- Quảng Ninh
4,5
34,11
2,97
2
3
1.400
Thác Cát -LT Hoanh Bồ -Quảng Ninh
9,0
61,20
3,49
3
4
900
Cây Quéo -Hùng Đức -Hàm Yên -Tuyên Quang
8,0
54,14
3,67
4
5
1.100
Đội Hưng Thịnh -LT Việt Hưng -Trấn Yên -Yên Bái
14,3
27,67
10,34
5
6
1.267
Hàm Yên -Tuyên Quang
7,0
10,84
6,24
7
7
1.067
Ao Sen- Đức Ninh- Hàm Yên- Tuyên Quang
6,6
8,06
6,07
8
8
800
Hàm Yên -Tuyên Quang
10,4
35,8
6,68
9
10
1.200
Làng Lãm- Đức Ninh- Hàm Yên- Tuyên Quang
7,65
11,55
6,77
10
12
1.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- Nghiên cứu lượng giá kinh tế môi trường và dịch vụ môi trường của một số loại rừng chủ yếu ở Việt Nam.doc