Lời nói đầu 1
PHẦN I 2
Đặt vấn đề 2
PHẦN II 4
Tổng quan tài liệu 4
2.1. Lược sử nghiên cứu chim ở Việt Nam 4
2.2. Tình hình nghiên cứu chim tại Vườn Quốc Gia Tam Đảo 6
PHẦN III 7
Đặc điểm, điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu 7
3.1. Quá trình hình thành và phát triển Vườn Quốc Gia Tam Đảo 7
3.2. Điều kiện tự nhiên 7
3.2.1. Vị trí địa lý 7
3.2.2. Địa hình, địa chất thổ nhưỡng 8
3.2.3. Khí hậu thuỷ văn 9
3.2.4. Thực Vật 10
3.2.5. Động vật 11
3.3. Điều kiện kinh tế- xã hội 12
PHẦN IV 13
Đối tượng địa điểm thời gian, nội dung và
phương pháp nghiên cứu 13
4.1. Đối tượng, địa điểm thời gian nghiên cứu 13
4.2. Nội dung nghiên cứu 13
4.3. Phương pháp nghiên cứu 13
4.3.1. Công tác chuẩn bị 13
4.3.2. Ngoại nghiệp 14
4.3.3. Công tác nội nghiệp 20
PHẦN V 24
Kết quả và phân tích kết quả 24
5.1. Danh sách chim điều tra tại khu vực nghiên cứu 24
Phần phụ biểu: danh sách chim điều tra
5.2. Khả năng cung cấp thức ăn của các dạng sinh cảnh chính 25
5.2.1. Đặc điểm các dạng sinh cảnh chính trong khu vực 25
5.2.1.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 25
5.2.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 26
5.2.1.3. Sinh cảnh rừng trồng 27
5.2.1.4. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 28
5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 30
5.2.1.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 31
5.2.1.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 33
5.2.2. Thức ăn là côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh
cảnh chính 34
5.2.2.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 34
5.2.2.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 34
5.2.2.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối 35
5.2.2.4. Sinh cảnh rừng trồng 35
5.2.2.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 35
5.2.2.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 36
5.2.2.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 36
5.2.2.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 37
5.2.3. Phân bố các loài chim ăn côn trùng, động vật nhỏ theo các
dạng sinh cảnh chính 38
5.2.3.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản 40
5.2.3.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib) 41
5.2.3.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối 42
5.2.3.4. Sinh cảnh rừng trồng 42
5.2.3.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb) 43
5.2.3.6. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1) 44
5.2.3.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2) 45
5.2.3.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3) 46
69 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1391 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu mối quan hệ giữa khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh và đặc điểm phân bố của một số loài chim ăn côn trùng tại 2 xã La Bằng - Hoàng Nông Huyện Đại Từ Vườn Quốc Gia Tam Đảo Tỉnh Vĩnh Phú, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ở là những nhân tố sinh thái quan trọng và có tính chất quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển, đến sự có mặt hay vắng mặt, đến mật độ, đến sự phân bố của các quần thể động vật rừng… Trong quá trình điều tra sơ thám, lập tuyến chúng tôi đã chia khu vực điều tra ra thành những dạng sinh cảnh khác nhau: Ruộng nương làng bản (RNLB), trảng cỏ cây bụi (Ib), thuỷ vực khe suối (TVKS), rừng phục hồi sau khai thác nương rẫy (IIb), rừng trồng, rừng nghèo (IIIA1), rừng trung bình (IIIA2) và rừng giàu (III3).
5.2.1.1 Sinh cảnh ruộng nương làng bản (RNLB)
5.2.1.1.1 Địa hình:
Sinh cảnh này nằm trên 3 tuyến điều tra (tuyến số 1, 2 và 3). Độ cao sinh cảnh biến đổi từ 100 á 250m địa hình tương đối bằng phẳng, độ dốc dưới 70, chiều dài sinh cảnh là: 6000m.
5.2.1.1.2 Đất đai:
Đất ở sinh cảnh này là đất phù sa bồi tụ ven sông suối và dốc tụ. Đất có màu nâu đen, tầng dầy, độ ẩm cao, màu mỡ, thành phần cơ giới trung bình. Nhìn chung đất màu mỡ thích hợp với nhiều loài cây trồng.
5.2.1.1.3 Thực vật:
Sinh cảnh này trồng chủ yếu là các cây lương thực, thực phẩm như: Lúa, ngô, khoai… Cây công nghiệp như: Chè... Cây ăn quả như: Nhãn, vải, hồng… Ngoài ra còn có các loài cây khác như: Xoan ta, bồ đề, vàng tâm, trẩu, vầu, tre gai, nứa.
5.2.1.1.4 Tác động của con người:
Sự tác động của con người ở đây là rất lớn, từ đất đai đến thực vật đều do con người cải tạo và gây trồng nhằm cung cấp nguồn lương thực, thực phẩm và bóng mát. Chính sự tác động này đã tạo ra sự phong phú về nguồn thức ăn cho động vật.
5.2.1.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib)
5.2.1.21. Địa hình:
Sinh cảnh này có ở trên tuyến điều tra số 1. Độ cao của sinh cảnh biến đổi từ 200 á 500m. Độ dốc trung bình từ 10 á 200. Chiều dài sinh cảnh là 1050m.
5.2.1.2.2. Đất đai:
Đất ở sinh cảnh này là đất Feralit đỏ vàng phát triển trên nhiều loại đá khác nhau như: Phiến sét, phiến mica, Philit và đá cát. Đất chua, độ bão hoà bazơ thấp và rửa trôi các kim loại kiềm thổ diễn ra mạnh, ít đá nổi, đá lộ đầu, thành phần cơ giới từ trung bình đền nặng.
5.2.1.2.3. Thực vật:
Kết quả điều tra thực vật ở đây cho thấy chủ yếu là các loài cỏ lá tre, cỏ tranh, các loài cây cho quả như sim, mua, đơn nem, thao kén… với độ che phủ là 67%.
*Tại đai cao 200 á 300m chúng tôi đã điều tra, xác định ở đây có 14 loài cây bụi trong tổng số 115 cá thể điều tra:
Chiều cao trung bình là: 90,79cm, mật độ là 9210 cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật là: d1 = 0,139; d2 = 7,28; d3 = 1,492.
*Tại đai cao 400 á 500m, chúng tôi đã điều tra, xác định có 11 loài cây bụi trong tổng số 99 cá thể điều tra.
Chiều cao trung bình: 99,11 cm.
Mật độ: N= 7920 cây/ha
Chỉ số đa dạng: d1 = 0,131,.d2 = 6,013, d3 = 1,306.
5.2.1.2.4. Tác động của con người:
Do sinh cảnh này nằm gần khu vực dân cư nên sự tác động của con người vào sinh cảnh này là rất lớn thông qua việc chăn thả gia súc như trâu, bò…. Vì thế mà lớp thảm thực vật cũng như lớp đất mặt ở đây bị tác động rất mạnh.
5.2.1.3. Sinh cảnh rừng trồng
5.2.1.3.1. Địa hình
Sinh cảnh này có ở tuyến 1 và 3. Độ cao biến đổi từ 300 á 400m. Độ dốc trung bình từ 100 á 150. Chiều dài sinh cảnh là 2500m.
5.2.1.3.2. Đất đai
Đất ở đây là đất Feralit màu vàng nâu, phát triển trên đá Mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit…Tầng đất từ trung bình đến dày, thành phần cơ giới nặng tầng thảm mục ít hoặc không có, đá hộ đầu không có.
5.2.1.3.3. Thực vật
Kết quả điều tra OTC 1000m2 như sau:
*Tại sinh cảnh rừng trồng ở tuyến 1 - đai cao 300 á 400m, từ số liệu điều tra đã thống kê được 11 loài thực vật. Trong đó có 1 loài cây gỗ (keo lá tràm) và 10 loài cây bụi.
Do rừng trồng thuần loài nên không xác định tổ thành cho tầng cây cao mà chỉ xác định các đặc trưng lâm phần: HVN = 14,05m, Hdc = 8,76m, D1.3 = 13,07cm, Dt = 2,68m. Mật độ: 600 cây/ha.
Đối với tầng cây bụi chúng tôi xác định được 10 loài: Mua+ Sim+ Đơn nem + Dương xỉ + Bồ cu vẽ + Chó đẻ + Thao kén + Mảnh bát +Táo gai + Bọt ếch. Mật độ là: 10.160 cây/ha.
Độ che phủ trung bình: 58%.
Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1=0,064, d2=4,842, d3= 0,877.
*Tại sinh cảnh rừng trồng ở tuyến 3. Đai cao 300 á 400m từ số liệu điều tra đã thống kê được 12 loài thực vật, trong đó có 1 loài cây gỗ (keo lá tràm) và 11 loài cây bụi.
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây gỗ:
HVN = 14,16; Hdc = 9,07m; D1.3 = 13cm, Dt = 2,60m, TC = 50%
Mật độ = 530 cây/ha. Tổ thành tầng cây bụi gồm: Sim + Mua + Dương xỉ + Bồ cu vẽ + Chó đẻ + Đơn nem + Thao kén + Bọt ếch + Mảnh bát + Bông hôi + Dây cầm cang. Chiều cao trung bình của tầng cây bụi: 66,09cm. Mật độ N = 8560cây/ha. Độ che phủ TB: 64%.
Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1= 0,08, d2= 5,444, d3= 1,027
5.2.1.3.4 Tác động của con người:
Tại đây rừng được trồng thuần loài, nhằm mục đích phủ xanh, đất trống, đồi núi trọc. Tuy nhiên tình trạng chặt trộm củi và chăn thả gia súc bừa bãi vẫn diễn ra nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sinh trưởng và phát triển của lớp thảm thực vật ở đây.
5.2.1.4. Sinh cảnh rừng non phục hồi IIb
5.2.1.4.1. Địa hình:
Sinh cảnh này gặp ở tuyến 2 và 3. Độ cao biến đổi từ 200 á 600m. Độ dốc trung bình từ 200 á 250. Chiều dài sinh cảnh là 2700m.
5.2.1.4.2. Đất đai:
Đất Feralit mùn màu vàng đỏ phát triển trên đá mắcma axít kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, thành phần thảm mục ít hoặc không có xói mòn, đá lộ đầu > 40%.
5.2.1.4.3. Thực vật:
*Tại OTC 1 - tuyến II - độ cao từ 250 á 450m. Từ số liệu điều tra đã thống kê được 114 cá thể của 50 loài (trong đó 33 loài cây gỗ/60 cá thể điều tra, 17 loài cây bụi/54 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là:
HVNTB = 10,09; HdcTB = 5,31m, D1.3Tb = 13,03CM; DtTB = 2,96m
Độ TC: 0.5 á 0.6; Mật độ 600cây/ha.
Kết quả tính X được 1,82 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn của tầng cây cao: 1,16 Bản xe + 0,93 Nanh chuột + 0,7 Bứa + 0,7 Kháo vòng + 0,7 Phân mã + 0,7 Thẩu tấu + 0,7 Thị rừng + 0,7 Xoan rừng - 0,47 Cánh kiến - 0,47 Lòng mang - 0,47 Nhội - 0,47 Sảng nhung - 0,47 Sung Sp - 0,47 Trám mao - 0,47 Vàng anh - 0,47 Vạng trứng.
Ta có tổ thành của tầng cây bụi gồm: Dương xỉ + Mía giò + Cỏ 3 cạnh + Lấu + Dong rừng.
Chiều cao trung bình: H = 66,55cm. Mật độ: N = 27.000 cây/ha.
Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,44; d2= 23,82; d3 = 4,68
*Tại ÔTC1 - tuyến 3 - Độ cao từ 400 á 600m.
Từ số liệu điều tra thống kê được 106 cá thể của 59 loài (trong đó 40 loài cây gỗ/88 cá thể điều tra và 19 loài cây bụi/48 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là:
HVNTB = 9,84m; HdcTB = 5,17m; D1.3 = 12,16cm; DtTB = 2,68m
Độ tàn che: 0.6 á0.65; Mật độ: N = 880 cây/ha.
Kết quả tính X được 1,45 cây/loài nên ta có công thức rút gọn là:
1,25 Bản xe + 0,63 Bồ đề + 0,63 Bứa + 0,63 Hồng bì rừng + 0,63 Nanh chuột + 0,63 Nhội + 0,94 Phân mã + 0,63 Sơn ta + 0,63 Thị rừng + 0,63 trám mao + 0,63 trường mật + 0,63 trường sâng + 0,94 vàng anh + 0,63 Vạng trứng.
Tổ thành tầng cây bụi gồm: Dong rừng + Dương xỉ + Mía giò + Thường sơn + Lấu + Dây hoa dẻ + Cỏ 3 cạnh. Chiều cao trung bình: HTB = 58,20 (cm).
Độ che phủ trung bình: CPTB = 55%. Mật độ: N = 24.000cây/ha
Chỉ số dạng về quần xã thực vật:d1 = 0,53; d2 = 28,64; d3 = 5,73
5.2.1.4.4. Tác động của con người:
Mặc dù hầu hết diện tích rừng thuộc sinh cảnh này đã được giao cho một số hộ gia đình quản lý nhưng tình trạng người dân vào rừng để lấy củi, lấy các cây thuốc và săn bắn vẫn diễn ra khá phổ biến, bên cạnh đó họ còn chăn thả hàng đàn lớn trâu, bò. Vì vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phục hồi và phát triển tài nguyên rừng nói chung và tài nguyên chim nói riêng.
5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng nghèo IIIA1)
5.2.1.5.1. Địa hình:
Sinh cảnh này gặp ở tuyến 2, 3. Độ cao biến đổi từ độ cao 600 á 900m. Độ dốc trung bình là 250, địa hình rất phức tạp vì rất khó đi. Chiều dài sinh cảnh là 1950m.
5.2.1.5.2. Đất đai:
Đất Feralit mùn màu vàng đỏ, đất phát triển trên đá Mácma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Axit, Granit.. Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục trung bình,, nhiều đá lộ đầu.
Độ chua của đất lớn, độ bão hoà bazơ thấp, độ ẩm, lượng mưa nhìn chung khá cao.
5.2.1.5.3. Thực vật:
*Tại ÔTC 1 - tuyến II - Độ cao 600 - 700m.
Chúng tôi đã thống kê được 66 loài trong số 96 loài cá thể điều tra (trong đó 47 loài cây gỗ/53 cá thể điều tra, 19 loài cây bụi/43 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là:
HVN = 12,24m; Hdc = 7,45m; D1.3 = 14,10cm; Dt = 3,31m
Độ tàn che: TC = 55%. Mật độ: N = 530cây/ha.
Tổ thành tầng cây bụi gồm: 1,67 Giẻ gai ấn độ + 1,67 Hồng bì rừng + 1,67 Đỏm lông + 1,67 Cánh kiến + 1,67 Trám mao + 1,67 Trường sâng.
Kết quả tính X được 2,31 cây/loài nên từ đó ta có tổ thành tầng cây bụi rút gọn: Dương xỉ + Mía giò + Dong rừng + Gừng rừng + ớt sừng + Lấu + Trọng đũa gỗ + Trọng đũa tuyến.
Chiều cao trung bình: HTB = 59,62cm
Độ che phủ trung bình: CPTB = 55%. Mật độ: N = 21.500cây/ha.
Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1= 0,67; d2= 32,79; d3= 6,736
*Tại ÔTC 1 - Tuyến III - Độ cao 600 á 900m.
Chúng tôi đã thống kê được 58 loài trong tổng số 99 cá thể điều tra (trong đó 40 loài cây gỗ/56loài cá thể điều tra, 18 loài cây bụi/43 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là:
HVN = 11,14m; Hdc = 7,66m; D1.3 = 13,82cm; Dt = 3,4m
Độ tàn che: TC = 65%. Mật độ: N = 560cây/ha
Kết quả tính X được 1,4 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn: 1,03 Xoan rừng + 1,03 Vàng anh + 1,03 Trường mật + 0,69 Thị rừng + 0,69 Sồi hương + 0,69 Sảng nhung + 0,69 Qyếch tía + 0,69 Nhội + 0,69 Nanh chuột + 0,69 Kháo vòng + 0,69 Kháo xanh + 0,69 Dẻ gai ấn độ + 0,69 Côm tầng. Tổ thành tầng cây bụi gồm: Mía giò + Trọng đũa gỗ + Rau rớn + Dương xỉ + Dong rừng + Lấu + Trọng đũa tuyến.
HTB = 57,73cm. N= 21.500cây/ha. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật: d1 = 0,586; d2 = 28,562; d3= 5,829
5.2.1.5.4. Tác động của con người:
Sinh cảnh này tuy xa khu vực dân cư nhưng người dân địa phương vẫn thường vào đây để lấy củi, lấy cây thuốc. Đặc biệt vẫn còn tình trạng khai thác gỗ trộm, đặt cạm bẫy thú săn bắt các loại động vật rừng như: Cầy vòi hương, Lợn rừng, Hoẵng, ếch gai, ếch trơn, ếch ang, gà rừng, gà lôi trắng, gà tiền mặt vàng và một số loài khác. Nên đã ảnh hưởng không tốt tới sự sinh trưởng và phát triển tới tổ thành thực vật cũng như ảnh hưởng không tốt tới số lượng và chất lượng quần thể các loài động vật rừng nói chung.
5.2.1.5. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2)
5.2.1.6.1. Địa hình:
Sinh cảnh này thuộc tuyến II. Độ cao biến đổi từ 900 á 1250m. Độ dốc trung bình từ 250 - 300, địa hình rất hiểm trở. Chiều dài của sinh cảnh là 1250m.
5.2.1.6.2. Đất đai:
Đất ở đây là đất Feralt mùn màu vàng đỏ được phát triển trên đá mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng, thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục ít, rất nhiều đá lộ đầu, độ ẩm và lượng mưa lớn, lượng bốc hơi thấp và rất nhiều sương mù.
5.2.1.6.3. Thực vật:
Từ kết quả điều tra thực vật tại sinh cảnh (IIIA2). Chúng ta đã thống kê được 46 loài trong tổng số 71 cá thể điều tra (trong đó có 28 loài cây gỗ/35 cá thể điều tra và 18 loài cây bụi/36 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao là:
HVN = 17,29m; Hdc = 10,53m; D1.3 = 26,59cm; Dt = 5,54m
Độ tàn che: TC = 60%. Mật độ: N= 350 cây /ha.
Kết quả tính X được 1,25 cây/loài nên ta có công thức tổ thành rút gọn: 1,43 Giẻ gai ấn độ + 1,43 Kháo vòng + 1,43 Kháo xanh + 1,43 Lòng mang + 1,43 Re bầu + 1,43 Sồi Sp1 + 1,43 Trám mao. Tổ thành của tầng cây bụi gồm: Trầu tiên + ớt sừng + Lấu + Ngót dại + Trọng đũa tuyến + Đơn nem + Trọng đũa tía. Chiều cao trung bình: HTB = 61,94cm.
Mật độ: N = 18.000cây/ha. Độ che phủ: CP = 45%
Chỉ số đa dạng quần xã thực vật: d1= 0,647; d2= 24,30; d3= 5,459
5.2.1.6.4. Tác động của con người:
Sinh cảnh này tuy ở rất xa khu dân cư. Nên không còn tình trạng người dân vào đây để lấy củi. Nhưng hiện trạng khai thác gỗ trộm với hình thức chặt chọn những loài cây có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế như: Giổi, Re vẫn còn thường xuyên diễn ra cùng với quá trình khai thác gỗ trộm người dân thường xuyên vào rừng để đặt cạm bẫy thú và săn bắn các loài động vật hoang dã như: Lợn rừng, Sơn dương, Hoẵng, Cầy vòi hương, các loài gà, một số loài Chim, một số loài Bò sát - ếch nhái… Chính tác động này đã và đang là nguy cơ đe doạ tới sự tồn tại và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia.
5.2.1.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3)
5.2.1..1. Địa hình:
Sinh cảnh này nằm ở phần cuối của tuyến II. Độ cao biến đổi từ 1250 á 1592m. Độ dốc trung bình từ 300 trở lên, địa hình phức tạp hiểm trở, chiều dài sinh cảnh là: 1350m.
5.2.1.7.2. Đất đai:
Đất Feralit mùn màu vàng nhạt, được phát triển trên đá Mắcma axit kết tinh chua như: Rhyonit, Daxit, Granit… Tầng đất mỏng thành phần cơ giới nhẹ, tầng thảm mục ít, rất nhiều đá lộ đầu, độ ẩm, lượng mưa lớn, hơi nước luôn trong tình trạng bão hoà.
5.2.1.7.3. Thực vật:
Từ kết quả điều tra. Chúng tôi đã thống kê được 29/61 cá thể (trong đó có 15 loài cây gỗ/21 cá thể điều tra và 14 loài cây bụi/40 cá thể điều tra).
Các đặc trưng lâm phần của tầng cây cao:
HVN = 22,25m, Hdc = 14,43m; D1.3 = 31,72cm; Dt = 6,54m.
Độ tàn che: TC = 65%. Mật độ: N = 210 cây/ha (184m3/ha).
Kết quả tính X được 1,4 cây/loài. Từ đó có công thức tổ thành rút gọn là: 5,56 Re hương + 2,22 Kháo xanh + 2,22 Sồi Sp1.
Tổ thành của tầng cây bụi gồm:
Trầu tiên + ớt sừng + Chè hoa vàng + Hải đường + Lấu (kết quả tính X được 2,85 cây/loài).
Chiều cao trung bình: H = 58,66cm; Mật độ: N = 200.000cây/ha
Độ che phủ: CP = 45%. Chỉ số đa dạng về quần xã thực vật:
d1 = 0,475; d2 = 15,6; d3= 3.71
5.2.1.7.4. Tác động của con người
Sinh cảnh này tuy vẫn còn giữ được nhiều nét nguyên sinh xong hiện nay tình trạng khai thác trộm với hình thức chặt chọn những loài cây
có phẩm chất tốt, có giá trị kinh tế cao như: Giổi lông, giổi bà, giổi xanh, re hương… Vẫn còn thường xuyên diễn ra. Bên cạnh đó tình hình khai thác các loài cây thuốc như trầu tiên, mã tiền, lá khôi… Vẫn diễn ra hết sức nghiêm trọng. Chính sự tác động thiếu ý thức và thiếu hiểu biết này đã và đang là nguy cơ đe doạ đến sự tồn tại và phát triển tài nguyên rừng của Vườn Quốc Gia.
5.2.2. Thức ăn là côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính
Thức ăn và nơi ở là 2 nhân tố sinh thái vô cùng quan trọng, nó có tính chất quyết định đến sự có mặt và tồn tại của các loài chim trong các dạng sinh cảnh khác nhau.
ở đây chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu thức ăn của một số loài chim ăn côn trùng ở các dạng sinh cảnh, từ đó có thể biết được sự liên hệ giữa côn trùng đến sự phân bố của các loài chim.
5.2.2.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản.
Đối với sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra về thành phần thức ăn. Bởi đây là sinh cảnh đặc biệt.
5.2.2.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib).
Chúng tôi tiến hành điều tra côn trùng đối với sinh cảnh này vào theo số liệu tổng hợp thì chúng tôi thấy:
- Sâu dưới đất có 5 loài/9 cá thể. Đó là các loài: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, sâu đinh. Mật độ: 18000 con/ha. (Mối 2000 tổ/ha, kiến 2000 tổ/ha).
- Sâu tầng cây bụi: Có loài 5 loài/11 cá thể đó là các loài: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít dài, bọ xít sp. Trong đó loài bọ rùa là chiếm ưu thế 4/11 cá thể. Một độ = 5500 con/ha. Như vậy sinh cảnh này có 10 loài/12 cá thể.
Chỉ số đa dạng loài sâu như sau: d1 = 0,5, d2 = 6,9176, d3 = 2.236.
Theo kết quả điều tra thì chúng tôi thấy rằng sự đa dạng loài côn trùng ở sinh cảnh này là lớn nhất so với các sinh cảnh khác. Tuy nhiên số lượng cá thể lại ít nhất so với các sinh cảnh khác, chiếm 6,622% tổng lượng cá thể của các sinh cảnh.
5.2.2.3. Sinh cảnh thuỷ vực khe suối.
ở sinh cảnh này chúng tôi không tiến hành điều tra lượng thức ăn bởi đây là sinh cảnh đặc biệt.
5.2.2.4. Sinh cảnh rừng trồng.
Theo số liệu điều tra tổng hợp thì ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra được.
+ Sâu dưới đất có 7 loài /50 cá thể bao gồm: Bọ hung nâu lớn, bọ hung nâu nhỏ, bổ củi, dế dũi, dế mèn nâu nhỏ, sâu đinh.
Mật độ: N= 100000 con/ha. Mối 6000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha
+ Sâu hại tầng cây bụi: Chúng tôi thống kê được 7 loài / 24 cá thể gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ ngựa xanh, bọ rùa, bọ xít sp, bọ lá, bọ xít dài, châu chấu. Trong đó hai loài bọ xít dài và bọ rùa chiếm ưu thế 8/24 cá thể. Mật độ 96.000 con/ha.
+ Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 2 loài/11 cá thể: Sâu cuốn lá và sâu ghấp mép trong đó sâu gấp mép chiếm ưu thế 10/11 cá thể.
Mật độ = 6095 con/ha, điều tra mức độ bị hại tính được R = 17.87%.
Đối với sinh cảnh RT trên chúng tôi tổng hợp được 16 loài/85 cá thể, chiếm 28,14% tổng số cá thể của các dạng sinh cảnh, chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,188, d2 = 7,77, d3 = 1,73. Mật độ tính trung bình = 38,565 sâu/ha.
Nhìn chung chúng tôi thấy ở sinh cảnh này số lượng loài, số lượng cá thể, mật độ và chỉ số bị hại là lớn nhất so với tất cả các dạng sinh cảnh điều tra. Điều đó chứng tỏ khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là lớn nhất.
5.2.2.5. Sinh cảnh rừng non phục hồi (IIb).
ở sinh cảnh này chúng tôi điều tra thấy:
+ Sâu dưới đất có 7 loài/41 cá thể. Mật độ: N = 92.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha.
+ Sâu hại tầng cây bụi chúng tôi thống kê được 8 loài/20 cá thể gồm: Bọ cánh cam, bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh, bọ que, bọ xít sp, bọ lá. Trong đó loài bọ dừa chiếm ưu thế 6/20 cá thể. Mật độ N= 10.000 con/ha.
+ Sâu thân cành lá: Chúng tôi thống kê được 1 loài là sâu đục thân, có 9 cá thể. Mật độ = 8520 sâu/ha.
Sinh cảnh này có chỉ số lá bị hại R = 13,34%.
Hệ số tương quan của sâu: d1 = 0,213, d2 = 1,99, d3 = 1,847.
Mật độ TB = 36840 con/ha. Từ kết quả cho thấy khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này là rất cao chỉ đứng sau sinh cảnh rừng trồng.
5.2.2.6. Sinh cảnh tự nhiên (rừng nghèo IIIA1).
Theo kết quả điều tra tổng hợp cho thấy ở sinh cảnh này.
+ Sâu dưới đất: Có 7 loài/41 cá thể. Mật độ N= 82.000 con/ha. Mối 2000 tổ/ha, Kiến 2000 tổ/ha.
+ Sâu tầng cây bụi có 6 loài/17 cá thể, bao gồm: Bọ cánh cứng sp, bọ dừa, bọ ngựa xanh đều có số lượng như nhau, 4/17 cá thể.
Mật độ N = 8500 con/ha.
+ Sâu hại thân cành lá có 1 loài /6 cá thể.
Mật độ = 7077,5 sâu/ha.
Mức độ hại lá: Chỉ số lá hại R = 14,51%.
Sinh cảnh này chúng tôi tổng hợp được 14 loài/64 cá thể lượng cá thể chiếm 21,19% lượng cá thể của tất cả các sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng loàI: d1 = 0,218, d2 = 7,197, d3 = 1,75.
Mật độ TB = 32525,83 con/ha.
Từ kết quả cho thấy rằng khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh cho các loài chim ăn côn trùng tương đối tốt chỉ đứng sau sinh cảnh IIb.
5.2.2.7. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng trung bình IIIA2).
Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi có lượng sâu như sau:
+ Sâu dưới đất có 5 loài/22 cá thể. Mật độ sâu = 40.000sâu/ha. Mối 4000 tổ/ha.
+ Sâu trầng cây bụi có 8 loài/13 cá thể trong đó bọ lá là loài chiếm ưu thế 3/13 cá thể chiếm 23%. N=6500 con/ha. Mức độ hại lá của sâu: Chỉ số bị hại R = 8%.
+ Sâu thân cành lá có 1 loài/3 cá thể. Mật độ 1800 con/ha.
Từ kết quả trên tổng hợp tôi thấy sinh cảnh này có 14loài/38 cá thể. Chiếm 2,58% tổng lượng sâu của các dạng sinh cảnh. Chỉ số đa dạng loài sâu: d1 = 0,368, d2 = 8,228, d3 = 2,271. Một số độ sâu TB = 20.433,33 con/ha.
Nhận xét: ở sinh cảnh này tôi thấy mức độ hại lá giảm hẳn. Số loài sâu tầng cây bụi tăng lên nhiều hơn so với sinh cảnh khác số lượng sâu thấp hơn. Tuy nhiên nhìn chung khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh đối với các loài chim ăn côn trùng vẫn còn tương đối lớn.
5.2.2.8. Sinh cảnh rừng tự nhiên (rừng giàu IIIA3).
Từ kết quả điều tra tổng hợp tôi thống kê được.
+ Sâu dưới đất: 6 loài/16 cá thể. Mật độ N = 32.000 con/ha. Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha
+ Sâu tầng cây bụi có 3 loài/3 cá thể. Mật độ N= 1500 con/ha.
+ Sâu thân cành lá 1 loài/1 cá thể. Mật độ N= 1610 con/ha. Mức độ hại lá: Chỉ số bị hại R = 11,06%.
Từ kết quả trên tổng hợp được sâu ở sinh cảnh này có 10 loài/20 cá thể(Mối 4000 tổ/ha, Kiến 4000 tổ/ha) chiếm 6,62% lượng sâu của các dạng sinh cảnh điều tra. Chỉ số đa dạng các loài sâu: d1 = 0,5, d2 = 6,917, d3 = 2,236.
Mật độ sâu TB = 11703,33 con/ha.
Nhận xét: Đối với sinh cảnh này tôi thấy lượng thức ăn giảm hẳn khả năng cung cấp thức ăn của sinh cảnh này chỉ lớn hơn sinh cảnh Ib một chút, nhưng mức độ hại lá lại lớn hơn sinh cảnh IIb.
5.2.3. Phân bố các loài chim ăn côn trùng, động vật nhỏ theo các dạng sinh cảnh chính
Biểu02: Phân bố loài chim ăn côn trùng
theo các dạng sinh cảnh:
Stt
Tên loài
Sinh cảnh
Ghi chú
TVKS
RNLB
RT
Ib
IIb
IIIa1
IIIa2
IIIa3
1
Diều hâu
10
8
6
2
Cuốc ngực trắng
5
3
Rẽ giun thường
2
4
Bắt cô trói cột
5
5
Tìm vịt
7
6
Bìm bịp lớn
10
21
7
Bìm bịp nhỏ
13
8
Phướn
1
1
3
3
9
Chèo chẹo lớn
3
10
Cú vọ
1
11
Cú vọ lưng nâu
3
12
Cú vọ mặt trắng
1
13
Nuốc bụng đỏ
8
3
14
sả hung
1
15
bói cá nhỏ
2
16
bồng chanh
2
5
17
sả đầu đen
1
18
sả đầu nâu
1
19
đầu rìu
2
20
gõ kiến xanh gáy đen
1
21
gõ kiến Sp
5
22
gõ kiến nâu đỏ
5
1
23
gõ kiến nâu
7
2
2
24
gõ kiến gáy đỏ
3
25
gõ kiến bụng hung
1
26
sơn ca
6
27
nhạn bụng trắng
63
9
28
chìa vôi núi
5
2
29
chìa vôi trắng
1
18
30
chìa vôi rừng
2
31
manh lớn
19
32
manh vân nam
3
33
phường chèo má xám
14
10
34
bách thanh nhỏ
8
35
bách thanh đuôi dài
7
36
chích choè
27
12
37
oanh đuôi trắng
1
38
chích choè nước lưng xám
7
39
chích choè nước lưng đốm
7
40
chích choè nước đầu trắng
4
41
Hoét đen
3
11
42
khướu Sp
12
2
43
khướu bạc má
1
1
44
khướu đất pygmi
45
chích phương bắc
2
46
chích mỏ rộng
14
3
47
chích mày lớn
2
48
chích bụi rậm nâu
10
3
4
49
chích chân xám
2
3
50
chích bông đuôi dài
13
51
chiền chiện bụng hung
3
6
52
bạc má
43
18
53
chim sâu lục vàng
36
23
54
chim sâu lưng đỏ
29
17
55
nhạn rừng
3
56
đớp ruồi xanh xám
3
3
57
đớp ruồi xanh nhạt
2
3
58
rẻ quạt
17
59
ác là
3
60
giẻ cùi
2
5
6
61
chèo bẻo đen
3
25
6
62
chèo bẻo xám
3
2
63
chẻo bẻo bờm
6
5
64
sáo mỏ vàng
2
65
sáo mỏ ngà
2
66
sáo sậu
4
67
vành khuyên
12
6
68
cò trắng
17
69
cò bợ
31
5.2.3.1. Sinh cảnh ruộng nương làng bản
Theo biểu 02: cho thấy có 33 loài chim chiếm 37,08%, tổng số loài quan sát.
Trong đó số loài chim ăn côn trùng có 23 loài/278 cá thể. Chỉ số đa dạng của các loài chim ăn côn trùng: d1 = 0,083; d2 = 9; d3 = 1,379
Có đến 33,33% các loài chim ăn côn trùng được tập trung tại sinh cảnh, điều đó cho thấy sinh cảnh này có đủ điều kiện thuận lợi về nơi ở và thức ăn để duy trì, thúc đẩy sự tồn tại và phát triển của các loài trên. Sự đa dạng về các loài thức ăn của sinh cảnh đã hấp dẫn nhiều loài chim đến kiếm ăn và định cư tại đây trong đó điển hình là các loài trong bộ Sẻ.
Một số loài thường gặp đặc trưng cho sinh cảnh đều là những loài có biên độ sinh thái rộng và phù hợp với nhiều loại thức ăn, nơi ở khác nhau.
Mặt khác do thành phần thực vật tại sinh cảnh chủ yếu là những cây nông nghiệp, cây lương thực, cây ăn quả (Lúa, ngô, sung, vải, nhãn, hồng xiêm..), đa số trồng thuần loài cho nên đã tạo điều kiện cho nhiều loài sâu, bọ phát triển. Vì vậy đây là nguồn thức ăn dồi dào cho các loài chim ăn côn trùng điển hình như: Vành khuyên, rẻ quạt, bạc má, chích choè, nhạn bụng trắng…
Do tính chất đa dạng về thức ăn, còn thích hợp cho nhiều loài chim ăn quả hạt, trong quá trình điều tra chúng tôi gặp như: Chào mào, cành cạch đen, bông lau đít đỏ…
Đối với những loài sống ở gần nước như: Cò trắng, cò bợ thì thức ăn của chúng là những loài động vật nhỏ như: Tôm, cá…
Nhìn chung đây là sinh cảnh có sự đa dạng về thức ăn rất cao, mà trong mỗi sinh cảnh thì nguồn thức ăn, nơi ở, nước uống là những nhân tố sinh thái quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại và phát triển lâu dài của động vật.
5.2.3.2. Sinh cảnh trảng cỏ cây bụi (Ib):
Tại sinh cảnh này chúng tôi quan sát được 25 loài chiếm 28,09% tổng số loài quan sát. Trong đó có 20 loài chim ăn côn trùng/147 cá thể, chiếm 28,98% tổng số các loài chim ăn côn trùng:
d1 = 0,136; d2 = 8,766; d3 = 1,649.
Tổ thành thực vật tại sinh cảnh chủ yếu là các loài cây ưa sáng mọc nhanh như Sim, Mua, Cỏ lào… Chính sự phân bố của các loài thực vật trên tại sinh cảnh đã ảnh hưởng trực tiếp đến thành phần các loài chim, những loài thích hợp với nơi trống trải, diện tích không gian đủ lớn, thức ăn chủ yếu là các loại quả, hạt, các loài côn trùng như: Bìm bịp, bách thanh, bông lau đít đỏ, đầu rìu, chim sâu lưng đỏ…
Loài bìm bịp lớn và bìm bịp nhỏ là 2 loài chuyên ăn côn trùng và động vật nhỏ chúng thường sống ở những nơi có tầng cây bụi phát triển, bông lau đít đỏ ăn quả mềm và côn trùng, thường làm tổ trong các bụi rậm, đầu rìu ăn nhiều loài côn trùng khác nhau, ấu trùng của côn trùng trong các đám lá khô và có tập tính kiếm ăn sát mặt đất, bên cạnh đó còn có một số loài có tập tính trong quá trình kiếm ăn, hoạt động chủ yếu đi đơn như: Bách thanh nhỏ, bách thanh đuôi dài ngược lại có những loài chuyên kiếm ăn theo đàn (lớn, nhỏ) như: Chào mào, bông lau đít đỏ, cành cạch đen…
Nhìn chung với thức ăn dồi dào và nơi ở ổn định đã thu hút nhiề
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DAN263.doc