A, MỞ ĐẦU 1
B. PHẦN THÂN 8
Chương I. GIỚI THIỆU MỘT SỐ QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XUẤT KHẨU NÔNG SẢN CỦA VIỆT NAM 8
I. Các quy định môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam 8
1. Quy định về giám sát HACCP 8
2. Quy định về vệ sinh: Luật REACH 16
3. Các yêu câu về nhãn mác 19
4. Yêu cầu về đóng gói bao bì 23
4.1. Các quy định trong sản xuất bao bì 23
4.2. Quản lý chất thải bao bì đóng gói 24
4.3. Đóng gói, nhãn hiệu và ghi nhãn 28
4.4. Tái chế chất thải bao bì 30
II. Các tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng tới việc xuất khẩu nông sản của Việt Nam 30
1. Nhãn sinh thái 30
2. Tiêu chuẩn ISO 39
3. Bộ tiêu chuẩn EurepGAP 42
Chương II: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM 50
I. Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với một số mặt hàng cà phê 50
1. Cà phê 50
2. Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè 58
3. Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường của mặt hàng rau quả 61
3.1 Tình hình xuất nhập khẩu rau quả của EU 61
3.2 Thực trạng xuất khẩu rau quả dưới tác động của các rào cản môi trường của EU 63
3.3 Thực trạng xuất khẩu rau quả Việt Nam vào EU 66
3.4 Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất khẩu vào thị trường EU 70
II. Những hạn chế của doanh nghiệp trong việc đáp ứng các quy định môi trường của EU đối với nhập khẩu hàng nông sản 71
Chương III. CÁC KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THÍCH ỨNG VỚI CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI HÀNG NÔNG SẢN NHẬP KHẨU 75
I. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam vào thị trường EU 75
1. Thách thức đặt ra đối với hàng nông sản xuất khẩu vào thị trường EU 75
2. Triển vọng xuất khẩu hàng nông sản vào thị trường EU 79
II. Những giải pháp chủ yếu để đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với hàng nông sản Việt Nam 81
C, KẾT LUẬN 93
86 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3216 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n trong chế biến của các doanh nghiệp.
Phiên bản ISO 9001 mới thay thế cho các phiên bản cũ của ISO 9001, ISO 9002, ISO 9003. Các nội dung tiêu chuẩn thay đổi bao gồm:
• Phù hợp với các tiêu chuẩn quản lý môi trường;
• Dễ dàng áp dụng cho các tổ chức nhỏ, vừa và lớn trong khu vực tư nhân và công cộng;
• Có thể áp dụng đều nhau trong các lãnh vực sản xuất, dịch vụ và phần mềm.
3. Bộ tiêu chuẩn EurepGAP
Nguồn gốc GAP(Good Agricultural Practice): Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt. GAP là sáng kiến của những nhà bán lẻ Châu Âu (Euro-Retailer Produce Working Group), năm 1997, nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và trách nhiệm giữa người sản xuất sản phẩm nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái niệm GAP và soạn thảo bộ tiêu chuẩn EurepGAP.
Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới (International Standards Organization) được sử dụng rộng rãi ở Châu ÂU. Nếu được cấp chứng nhận EurepGAP, thì các doanh nghiệp trên bất cứ quốc gia nào cũng sẽ được xuất khẩu rau quả đến các nước EU mà không vấp phải bất cứ rào cản môi trường nào.
EUREPGAP - Tiêu chuẩn của Châu âu về thực hành nông nghiệp tốt EuerpGAP là gì?
EUREPGAP là một tiêu chuẩn về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt của Châu Âu, được ban hành lần đầu tiên bào năm 1997. Tiêu chuẩn bày được xây dựng bởi nhóm các nhà bán lẻ thực phẩm Châu Âu trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ các thực phẩm nông nghiệp. EUREPGAP dựa trên các nguyên tắc phân tích và phòng ngừa các mối nguy. Sử dụng các phương pháp trừ sâu bệnh tổng hợp (IPM), quản lý mùa vụ tổng hợp (ICM) để đảm bảo rằng các sản phẩm cung cấp cho người tiêu dùng là an toàn.
Tại sao EurepGAP được xây dựng?
Lý do xây dựng EUREPGAP là vì sự gia tăng về nhận thức của người tiêu thụ về vấn đề sản xuất trong nền công nghiệp thực phẩm. Người tiêu thụ muốn đảm bảo rằng thực phẩm họ dùng được sản xuất một cách an toàn, thân thiện với môi trường và phúc lợi xã hội của cả người lao động và động vật được quan tâm đúng mức. Với EUREPGAP người tiêu thụ có thể chắc chắn rằng mỗi công đoạn trong sản xuất phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định của quốc gia và quốc tế về sản xuất thực phẩm an toàn. EUREPGAP hiện tại là nhãn hiệu quan trọng của chất lượng sản phẩm. Cuối cùng các sản phẩm EUREPGAP có thể được truy nguyên nguồn gốc, đó là quy định bắt buộc cho các sản phẩm được nhập vào Châu Âu từ năm 2005...
Những thuận lợi khi có được giấy chứng nhận EUREPGAP?
Các nhà bán lẻ hàng đầu Châu Âu yêu cầu sự tuân thủ các quy định của EUREPGAP như là tiêu chuẩn sản xuất tối thiểu cho các chủ trang trại, giấy chứng nhận EUREPGAP có thể giúp các nhà sản xuất nông nghiệp thâm nhập vào thị trường dễ dàng hơn. Nó cũng sẽ hỗ trợ bạn nâng cao được vị thế của mình như là một nhà sản xuất có chất lượng hàng đầu, tạo nên hình ảnh tốt về công ty cũng như vị thế tiếp thị của đơn vị trên thương trường. Về lâu dài, chi phí sản xuất sẽ được giảm xuống nhờ vào sự cải thiện hệ thống sản xuất.
Những lợi thế trên đã giúp EUREPGAP trở thành một giấy chứng nhận hàng đầu về thực phẩm nông nghiệp với hơn 14000 chủ trang trại ở 45 quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn này.
Về mặt kỹ thuật, EurepGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn cho việc chứng nhận giống như ISO trên toàn thế giới (International Standards Organization)
NỘI DUNG THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT ( EurepGAP )
stt
Các quy trình thực hiện
Mối nguy về an toàn thực phẩm
I
Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất
Rau quả bị ô nhiễm hoá học và sinh học do địa điểm sản xuất bị ô nhiễm từ trước hoặc từ những nguồn ô nhiễm bên ngoài địa điểm.
II
Vật liệu gieo trồng: hạt giống, cây giống, cây làm gốc ghép
Rau quả bị nhiễm hóa chất do sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình sản xuất giống cây trồng
III
Phân bón và chất phụ gia cho đất
Rau quả bị ô nhiễm hóa học và sinh học từ phân bón và các chất phụ gia bón trực tiếp vào đất, môi trường gieo trồng hoặc qua hệ thống tưới tiêu hay phun trên lá.
IV
Tưới tiêu
Sản phẩm bị ô nhiễm hoá chất và sinh học do sử dụng nước bẩn để tưới tiêu.
V
Bảo vệ thực vật
- Mối nguy về hoá họcSản phẩm nhiễm hoá chất vượt mức dư lượng tối đa cho phép (MRL) trong quá trình bảo quản, sử dụng và tiêu hủy thuốc bảo vệ thực vật. - Mối nguy sinh họcRau quả bị ô nhiễm sinh học do sử dụng nước bẩn để pha thuốc bảo vệ thực vật.
VI
Thu hoạch và xử lý rau quả
- Sản phẩm bị ô nhiễm hóa chất, sinh học và vật lý do sử dụng, lau chùi, bảodưỡng thiết bị, vật tư và thùng chứa không đúng cách.- Ô nhiễm hoá chất, sinh học và vật lý do nhà xưởng và công trình không được xây dựng và duy tu hợp lý.- Rau quả bị ô nhiễm hóa học, vi sinh vật và vật lý do lau chùi không cẩn thận các thiết bị, thùng chứa, vật liệu cũng như không dọn sạch khu vực đóng gói, xử lý và bảo quản sản phẩm.- Rau quả bị ô nhiễm sinh học do sinh vật gây hại, động vật phá họai và ô nhiễm hóa học do sử dụng hóa chất phòng trừ sinh vật gây hại
- Rau quả bị ô nhiễm sinh học do vệ sinh cá nhân kém và phương tiện không đảm bảo.- Rau quả nhiễm hóa chất vượt mức dư lượng tối đa trong quá trình bảo quản, sử dụng và tiêu hủy hoá chất sau thu hoạch.- Rau quả bị ô nhiễm hoá chất và sinh học do sử dụng nước bẩn để rửa, bảo quản và xử lý sản phẩm sau thu hoạch.- Ô nhiễm hóa học và sinh học và vật lý do bảo quản và vận chuyển rau quả không đúng cách.
VII
Quản lý trang trại
Với từng mối nguy đã xác định, lại có một hệ thống các biện pháp để xử lý theo một hệ thống nhất định nhằm đạt được một tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt nhất.
Các tiêu chí mà EUREPGAP yêu cầu tuân thủ?
1. Truy nguyên nguồn gốc
2. Ghi chép và lưu giữ hồ sơ
3. Giống cây trồng
4. Lịch sử vùng đất
5. Quản lý nguồn đất
6. Sử dụng bân bón
7. Tưới tiêu
8. Các hoạt động bảo vệ mùa màng
9. Thu hoạch
10. Vận hành sản phẩm
11. Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng
12. Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động
13. Môi trường
14. Khiếu nại
Chứng nhận GAP
Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.
Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận EurepGAP tại khu vực châu Á, Thái Bình Dương đã tăng gấp hai trong vòng 12 tháng ( 8/2006- 8/2007 ). Eurep GAP cho biết mặc dù số lượng các nhà sản xuất được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn này chỉ chiếm 5% trong tổng các tổ chức được cấp giấy chứng nhận Eurep GAP trên toàn thế giới nhưng tiềm năng phát triển tiêu chuẩn này ở châu Á đang rất lớn. Châu Á đang nỗ lực mạnh mẽ để thích ứng với tiêu chuẩn này, đặc biệt là khi số lượng những sáng kiến xây dựng chương trình khung quốc gia về tập quán nông nghiệp sạch như ThaiGAP, MalaysiaGAP, ChinaGAP và JGAP (Japan), là những tiêu chuẩn liên quan trức tiếp với EurepGAP cũng đã và đang được nhiều quốc gia triển khai thực hiện.
Bảng 1: Số lượng các cơ sở sản xuất được cấp giấy chứng nhận GAP ở một số nước châu Á/ Thái Bình Dương
Quốc gia
Tính đến tháng 08/06
Tính đến tháng 08/07
Chương trình quốc gia *
New Zealand
517
1840
X
Ấn Độ
745
1004
X
Trung Quốc
90
300
X
Thái Lan
65
246
X
Úc
256
233
X
Việt Nam
4
17
X
Guinea
.
15
.
Malaysia
.
13
X
Nhật Bản
2
3
X
Sri Lanka
.
3
.
Inđônêsia
1
1
.
Hàn Quốc
16
1
.
Tổng
1696
3676
.
Nguồn: Tổng cục thống kê
Chương II: KHẢ NĂNG ĐÁP ỨNG CÁC QUY ĐỊNH VÀ TIÊU CHUẨN MÔI TRƯỜNG CỦA EU ĐỐI VỚI MỘT SỐ MẶT HÀNG NÔNG SẢN VIỆT NAM
Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU đối với một số mặt hàng cà phê
1. Cà phê
Các quy định của EU ảnh hưởng đến xuất khẩu cà phê của Việt Nam
Người tiêu thụ ở các thị trường cà phê ngày càng quan tâm đến các điều kiện sản xuất và chế biến. Liên quan đến an toàn sức khỏe cho người uống, người ta quan tâm nhiều đến tồn dư hóa chất và các loại độc tố nấm mốc có trong cà phê nhân.
Cà phê nếu chế biến và bảo quản không đúng cách thì rất dễ phát sinh nấm mốc.Trong số các loại độc tố nấm mốc, Ochratoxin A (OTA) gần đây được quan tâm nhiều hơn do bị nghi ngờ là tác nhân gây ung thư. OTA phần lớn do hai loài nấm Aspegillus ochraceus và Penicillinum verrucosum sinh ra. Hai loài này phát triển trên nhiều loại thực phẩm có độ ẩm cao, trong đó có cà phê.
Ủy ban Khoa học về Thực phẩm (SCF) của Liên minh Châu Âu (EU) ngày 17 tháng 9 năm 1999 đã kết luận OTA là một loại độc tố nấm mốc có đặc tính gây ung thư, gây độc cho thận và gây độc cho hệ thần kinh. Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) từ năm 1999 đã xếp OTA vào danh mục các chất có thể gây ung thư cho người. Năm 2002, EU đã có quy định tại Văn bản PSCB No.36/02 về ngưỡng OTA trong cà phê nhân rang và cà phê bột là 5 phần tỷ (ppb), trong cà phê hòa tan là 10 ppb và chưa có quy định về OTA trong cà phê nhân sống. Năm 2005, nhiều nước châu Âu đã có tiêu chuẩn quốc gia riêng về giới hạn OTA trên cả cà phê nhân sống, cà phê nhân rang và cà phê hòa tan (bảng 2). Theo kế hoạch, những tiêu chuẩn này bắt đầu có hiệu lực mang tính pháp lý vào năm 2006 và EU đã khuyến cáo các nước sản xuất và tiêu thụ cần tăng cường các biện pháp về giảm OTA trên cà phê nhằm bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Khi các tiêu chuẩn trên có hiệu lực thi hành, các lô hàng cà phê có hàm lượng OTA vượt những ngưỡng quy định chúng sẽ bị từ chối nhập vào EU. Số lượng cà phê không nhập vào EU sẽ được trả về cho các nước sản xuất.
Có 3 tiêu chí phổ biến trong các hợp đồng: 1- Thuỷ phần%: Theo Nghị quyết Hội đồng cà phê quốc tế ICC 420, thì độ ẩm là 12,5% đo theo ISO 6673, hoàn toàn các doanh nghiệp của ta có thể đạt được. Vậy mà cà phê của nhiều doanh nghiệp vẫn có độ ẩm cao hơn, nên cà phê bị mốc. 2- Tạp chất thường là 0,5% đến 1%, điều mà các doanh nghiệp cũng đủ khả năng khắc phục được. Vậy mà cà phê còn lẫn nhiều sỏi, đá vụn... 3- Hạt đen, vỡ %: Điều này không thật chuẩn xác nhất là đối với hạt đen, vì còn phụ thuộc vào thời tiết khi thu hái, phơi khô... Nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều doanh nghiệp chưa chú ý đến nhân mốc, nhân chưa chín... mà nhiều khách hàng rất quan tâm. Tham gia thị trường các nước châu Âu, doanh nghiệp không chỉ phải đối mặt với những tiêu chuẩn chung, mà còn phải thỏa mãn những quy định riêng của từng nhà nhập khẩu hàng hóa, bởi lẽ các nhà nhập khẩu vẫn có thể đưa ra những quy định riêng cho hàng hóa trong hệ thống phân phối của mình.
Để tiếp cận được thị trường EU, hàng hóa cần vượt qua những rào cản về tiêu chuẩn. Hai vấn đề lớn nhất đối với hàng hóa xuất khẩu vào EU là an toàn thực phẩm và chất lượng.
Cà phê xuất khẩu Việt Nam bị thải loại nhiều tại thị trường EU do không đảm bảo chất lượng.
Mặc dù trên 67% trong tổng số cà phê nhân Việt Nam xuất khẩu niên vụ 2006-2007 đã được giao hàng đúng như Bản cam kết 420 của tổ chức Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO) và 88% cà phê nhân Arabica (cà phê chè), 15% Robusta (cà phê vối) đã được xuất khẩu dưới các tiêu chí đưa ra trong bản cam kết, song, từ 10/2006-6/2007, trong số gần 708.300 bao cà phê bị loại trên thị trường LIFFE (thị trường kỳ hạn London - Anh), Việt Nam chiếm tỷ lệ trên 88%, tăng hơn niên vụ trước gần 19%. Trước đó, hơn 600.000 bao cà phê Việt Nam đã bị thải loại ở Cảng Antwerp Vương quốc Bỉ trong niên vụ cà phê 2005-2006. Đồng thời đã có tới 958.667 bao cà phê Việt Nam bị loại thải trên thị trường Liffe của NewYork, chiếm 74% tổng sản lượng cà phê bị loại thải tại thị trường này. Chất lượng đang là thách thức lớn nhất mà cà phê Việt Nam phải đối mặt.
Còn có trường hợp Cà phê Trung Nguyên có tổng cộng 5 lô hàng cà phê uống liền "3 trong 1" đã bị trả về liên tiếp trong tháng 4, 5/2007. Các lô hàng này đã lần lượt vi phạm 3 quy định của FDA: Không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm (List ingre), nhãn hiệu bị làm giả mạo hay thông tin sai lệch (False), nhãn mác không cung cấp chính xác và đầy đủ các thông tin về thành phần dinh dưỡng và chất béo chuyển hoá theo đòi hỏi (Transfat, Nutri lbl).
Trong vụ cà phê 2005-2006, Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) đã phân loại cà phê nhập tại 10 cảng khác nhau ở châu Âu. Trong số gần 1,5 triệu bao cà phê bị loại của 17 nước vùng lãnh thổ, có hơn 1 triệu bao (chiếm 72 %) cũng là của cà phê Việt Nam. Uy tín của cà phê Việt Nam đang bị giảm sút nghiêm trọng.
Tỉ lệ lượng cà phê tuân thủ kỹ thuật mà Tổ chức Cà phê quốc tế nhận được niên vụ 2003-2004 là 31,6% đã tăng lên 73,1% niên vụ 2005-2006 (xét toàn thế giới). VN nằm trong số 26,9% còn lại. Điều này nói lên sự yếu kém trong quản lý chất lượng xuất khẩu của ngành cà phê VN
Chính vì vậy, tuy Việt Nam đứng thứ hai về lượng cà phê xuất khẩu nhưng giá trị chỉ đứng thứ 4, thứ 5 và chỉ chiếm 10% thị phần toàn cầu do vấn đề chủ yếu nằm ở khâu chất lượng và kỹ thuật bán hàng, sự phối hợp chưa tốt giữa các nhà xuất khẩu cà phê.
Riêng đối với mặt hàng cà phê , nếu sản phẩm Việt Nam đáp ứng đủ tiêu chuẩn thị trường nhập khẩu thì mỗi năm có thể thu về thêm vài trăm triệu USD. Hiện mặt hàng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn theo tiêu chuẩn cũ TCVN 4193-93. Tiêu chuẩn này không xếp hạng theo hàm lượng ẩm, tỉ lệ hạt vỡ và tạp chất trong cà phê.
Xuất khẩu cà phê thắng lợi với kim ngạch 1, 8 tỷ USD trong năm 2007 đã khẳng định được vị trí của Việt Nam, chỉ đứng thứ 2 sau Brazil và quan trọng hơn cả là đang có cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu do sản lượng cà phê trên thế giới nói chung bị sụt giảm mạnh.
Nguyên nhân:
Mặc dù TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân xuất khẩu đã ban hành từ năm 2006, nhưng đến nay mới chỉ có khoảng 10% số doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước áp dụng và chỉ chiếm khoảng 1-2% sản lượng cà phê xuất khẩu. Có nhiều nguyên nhân. Trước hết, theo Luật tiêu chuẩn và qui chuẩn kỹ thuật số 68/2006/QH 11, tại khoản 1, Điều 23 qui định: “Tiêu chuẩn được áp dụng trên nguyên tắc tự nguyện”. Đến nay, vẫn chưa có văn bản qui phạm pháp luật hoặc qui chuẩn kỹ thuật bắt buộc áp dụng TCVN 4193:2005 đối với cà phê nhân. Trong thực tế, do chưa có sự vào cuộc của nhiều doanh nghiệp và người sản xuất, nên chưa có những biện pháp khắc phục khó khăn, khó áp dụng trọn vẹn TCVN 4193:2005. Một thực tế là,Việt Nam chưa có tên trong số 25 nước đang tự nguyện ghi lên chứng chỉ xuất xứ về chất lượng cà phê xuất khẩu của mình Mặt khác có phần làm cho không ít doanh nghiệp còn lần khân là phần lớn các hợp đồng xuất khẩu cà phê hiện nay vẫn theo hình thức thoả thuận về chất lượng, dựa theo cách phân loại cũ, chủ yếu dựa vào 3 tiêu chí giản đơn: độ ẩm, tỉ lệ hạt đen, tỉ lệ hạt vỡ vì thế họ lo ngại nếu đồng loạt áp dụng kiểm tra chất lượng cà phê xuất khẩu trước khi thông quan ngay tại thời điểm này sẽ đảo lộn kế hoạch xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các hợp đồng đã ký kết trước đây. Ngoài ra chúng ta chưa thông báo thực hiện Nghị quyết 420 của ICO vì ta đã có tiêu chuẩn nhà nước TCVN 4193:2005. Mặc dù tiêu chuẩn này đã được ICO công nhận, nhưng đến thời điểm này, cả người bán và người mua đều chưa áp dụng. "Đây rõ ràng là yếu kém trong quản lý chất lượng hàng hoá xuất khẩu của ngành cà phê Việt Nam". Chính vì thế gần đây, nhiều tổ chức cà phê quốc tế cảnh báo tình trạng cà phê Việt Nam chỉ đạt loại 3-4 và bị loại thải.
Giải pháp cho các doanh nghiệp:
- Thứ nhất: Chỉ có một con đường là áp dụng tiêu chuẩn TCVN 4193:2005 đánh giá, phân loại cà phê theo số lỗi trong một mẫu 300g. Việc quan trọng nhất trong lúc này là các nhà sản xuất, các doanh nghiệp, cả người mua và người bán trong và ngoài nước đều phải thực hiện đúng TCVN 4193:2005 theo Quyết định 50/2006/QĐ-TTg. Làm đúng như thế, chỉ trong thời gian ngắn, chúng ta sẽ đạt được tiêu chuẩn thuỷ phần không cao hơn 12,5% đo theo phương pháp ISO 6673; tạp chất thấp hơn 0,5%; hạn chế hạt bị mốc, hạt chưa chín ở mức thấp nhất.
- Thứ hai: Sẽ thống nhất, áp dụng bắt buộc kiểm tra chất lượng mặt hàng cà phê theo tiêu chuẩn chất lượng trước khi thông quan. Thời điểm áp dụng từ niên vụ cà phê mới 2007-2008, bắt đầu từ 1/10 năm nay.
- Thứ ba: Đưa tiêu chuẩn mới và danh mục kiểm tra bắt buộc khi thông quan các lô hàng cà phê xuất khẩu. Chỉ khi có giấy phép chứng nhận đạt chất lượng, các lô hàng này mới được xuất đi các nước.
Tuy EU là thị trường quan trọng của các mặt hàng Cà phê Việt Nam, nhưng với những rào cản khắt khe, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thực sự chinh phục được thị trường này.
Có 10 nước hàng đầu chiếm thị phần rất lớn tới 3/4 khối lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam, nhưng chỉ có 4 nước mua với giá cao hơn giá bình quân toàn ngành là: Nhật Bản, Italia, Tây Ban Nha, Hàn Quốc. Vụ cà phê gần đây, 4 nước này đã mua 198.667 tấn, chiếm 24,47% thị phần cả nước, đạt 167.507.799 USD, chiếm 25,76% tổng kim ngạch xuất khẩu cà phê, bằng trên 1/4 tổng kim ngạch.
Hiện có tới 152 đơn vị trực tiếp xuất khẩu cà phê, đáng chú ý là có 3 đơn vị có giá bán cao hơn toàn ngành từ 34% đến 47%: Tổng công ty Cà phê Việt Nam xuất khẩu 188.122 tấn, Công ty Dịch vụ Đường 9 xuất khẩu 1.038,9 tấn, Công ty Thái Hoà xuất khẩu 114,7 tấn. Sự tăng giá đó có yếu tố cà phê arabica của Công ty Thái Hoà. Trong khi đó, giá cà phê robusta xuất khẩu lại thấp hơn nhiều so với giá thị trường thế giới.
Không chỉ phải đối mặt với 1 thị trường EU khó tính, mà một số thị trường khác cũng khó khăn không kém
Đó là trường hợp Công ty Cà phê Trung Nguyên, doanh nghiệp có sản phẩm G7 Instant 3 in 1 Coffee (Bag 24) - 31AGT03 trả về với nguyên nhân không ghi đầy đủ thành phần nguyên liệu tạo ra sản phẩm và không cung cấp những thông tin về dinh dưỡng và chất béo thì xác nhận đã có chuyện này xảy ra.
Lâu nay đã xuất nhiều lô hàng cùng một loại sản phẩm là cà phê hòa tan G7 vào thị trường Mỹ. Tuy nhiên, khi FDA siết chặt hơn các các quy định nhập khẩu, kiểm tra kỹ hơn thành phần ghi trên nhãn mác và đặc biệt là chất lượng hàng thực phẩm. Nguyên nhân chỉ là về mặt kỹ thuật ghi nhãn mác bao bì, cụ thể là không thể hiện đồng bộ nội dung thành phần ghi trên bao bì gói satches/stick G7 với nội dung thành phần của hộp, bịch đóng gói cùng loại.
2. Đánh giá khả năng đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn môi trường đối với mặt hàng chè
Liên minh châu Âu (EU) hiện được coi là thị trường tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam. Tuy nhiên, tỉ trọng chè Việt Nam xuất khẩu sang EU15 còn khiêm tốn so với các thị trường khác (trong số 15 nước thành viên EU, chỉ có Hi Lạp và Luxembourg là thường xuyên NK chè VN, 13 nước thành viên EU còn lại có nhập nhưng không ổn định, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm.
Năm 2003, chè XK của VN vào EU rất thấp (gần 1.000 USD/tấn), chỉ bằng 40% so với giá 2.500 USD /tấn nhập khẩu của EU. Từ 1/2004 - 09/2004, Việt Nam đã xuất khẩu trên 5.000 tấn chè sang thị trường EU, đạt giá trị khoảng 4,2 triệu USD (tăng 8,5% so cùng kỳ năm 2003). Tuy nhiên, chè Việt Nam chỉ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé tại EU, con số này mới chiếm khoảng 2% thị phần. Trong khi đó, toàn bộ nhu cầu chè của EU đều từ nguồn nhập khẩu, gần 300.000 tấn/năm.
Trừ Đức, Anh, 13 nước còn lại nhập khẩu chè của Việt Nam nhưng không ổn định, không tăng trưởng hoặc tăng trưởng chậm lại. Trong số 10 nước EU mới thì Ba Lan là thị trường trọng điểm, luôn đứng ở top 10 nước nhập khẩu chè lớn nhất của Việt Nam những năm qua. Bên cạnh đó, Latvia, Slovaikia, Séc và Đảo Síp cũng nhập khẩu chè của Việt Nam nhưng tỷ trọng không đáng kể. Hiện nay, chè của Việt Nam còn bị coi là có dư lượng thuốc trừ sâu cao, vì vậy, muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này, cần phải chú trọng nâng cao chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại.
Bảng 2: Các thị trường xuất khẩu chè chủ yếu của Việt Nam trong khối EU (Đơn vị: Triệu USD)
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
Tổng kim ngạch
69,6
78,4
82,5
59,8
99,4
96,9
110,4
Trong đó:
1. Đức
1,22
2,2
2,96
3,1
3,4
3,98
3,99
2. Ba Lan
1,98
2,1
1,15
2,56
2,26
2,79
2,35
3. Anh
0,47
0,81
1,21
1,12
2,16
2,19
2,01
4. Thổ Nhĩ Kỳ
0,14
0,47
0,41
0,53
0,76
1,45
1,69
Nguồn: Số liệu thống kê kim ngạch xuất nhập khẩu, Cục công nghệ thông tin và thống kê Hải quan, Tổng cục Hải quan.
Như vậy, trong số thị trường các nước EU, xuất khẩu chè của Việt Nam vào thị trường các nước Anh, Đức, Ba Lan ngày càng tăng trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của cả nước. Xuất khẩu sang thị trường Anh chiếm khoảng gần 4%/năm trong tổng khối lượng xuất khẩu chè của Việt Nam giai đoạn 1996 - 2006. Nếu như trước đây giá xuất khẩu 1kg chè khô vào Anh đạt 1,8-2 USD/kg, thì nay chỉ còn có 1,1-1,2 USD/kg, với khối lượng xuất khẩu 100.000 tấn chè/năm thì ngành chè đã bị thiệt hại 70 triệu USD Cũng trong giai đoạn này, khối lượng chè xuất khẩu sang thị trường Đức tăng khoảng 15 lần, đưa tỷ trọng chè xuất khẩu sang thị trường Đức trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam từ 1,1% năm 1996 lên 3,98% năm 2005 và 3,3% năm 2006. Xuất khẩu sang thị trường Ba Lan tăng khoảng 8 lần, đưa tỷ trọng chè xuất khẩu sang thị trường Ba Lan trong tổng khối lượng chè xuất khẩu của Việt Nam từ 1,92% năm 1996 lên 3,75% năm 2005 và 2,6% năm 2006.
Thị trường EU đòi hỏi chất lượng chè, độ an toàn vệ sinh thực phẩm rất cao, mặc dù hiện nay mỗi năm chúng ta xuất vào thị trường này 10.000 tấn. Chúng ta có khả năng đưa vào EU nhiều hơn, khoảng 20.000 - 30.000 tấn, nếu nâng cao được chất lượng chè.
Một nguyên nhân quan trọng khiến ngành chè của Việt Nam rơi vào tình trạng “lẹt đẹt” như hiện nay là thương hiệu của chúng ta quá yếu, mặc dù thương hiệu quốc gia cho chè đã có với tên “CHEVIET”.
Để có thể tăng thị phần chè của Việt Nam trên thị trường các nước EU, chúng ta phải tìm cách tìm hiểu thị hiếu, khẩu vị của người dùng chè ở các nước này. Nghiên cứu và áp dụng khoa học và qui trình công nghệ chè tiên tiến từ khâu trồng trọt, thu hái, ủ sao, đóng gói, mẫu mã, bao bì, bảo quản, vận chuyển... phù hợp với thị hiếu, khẩu vị của người tiêu dùng.
Cùng với đó, các yêu cầu đảm bảo an toàn vệ sinh, cũng như chất lượng chè của EU ngày càng trở nên khắt khe. Vìvậy, Hiệp hội Chè Việt Nam đã có chương trình đi tới 35/35 tỉnh, thành phố đang trồng chè nhằm gặp gỡ các nhà quản lý, các doanh nghiệp để cảnh báo, và kiểm tra tất cả những cơ sở sản xuất, nếu không đảm bảo chất lượng, không đảm bảo vệ sinh an toàn, thì đình sản xuất lại, không cho kinh doanh, tịch thu những sản phẩm có dư lượng thuốc trừ sâu quá cao ảnh hưởng đến sức khoẻ con người và không đáp ứng được tiêu chuẩn cho xuất khẩu.
3. Đánh giá khả năng đáp ứng các tiêu chuẩn và quy định môi trường của mặt hàng rau quả
3.1 Tình hình xuất nhập khẩu rau quả của EU
Hàng năm, thị trường EU tiêu thụ một lượng lớn rau quả, với đa dạng các chủng loại khác nhau từ các đặc sản rau quả của khu vực tới rau quả nhiệt đới nhập khẩu. Mỗi năm các nước EU nhập khẩu khoảng 22-23 triệu tấn rau quả, trị giá 17-18 tỷ Euro. Nhập khẩu từ các nước ngoài EU đạt khoảng gần 10 triệu tấn, tương đương với trên 7,2 tỷ Euro. Trong đó các nước EU ở vùng Địa Trung Hải là những nước tiêu thụ rau quả lớn nhất.
Tiêu biểu, tiêu thụ trái cây của Tây Ba Nha là 92kg /người/năm, của Italia là 82kg/người/năm. Một số nước Bắc Âu cũng có nhu cầu rất lớn về trái cây, như Bỉ, tiêu thụ trái cây đạt 82kg/người/năm, Hà Lan 69 kg/người/năm và Đức 60 kg/người/năm.
Trong đó táo, chanh, cam, dâu tây và chuối là những loại quả được ưa chuộng nhất.
Về tiêu thụ rau, hiện đảo Síp đang đứng đầu với trên 150kg/người/năm. Tiếp theo là Ba Lan (111kg/người/năm), Slovakia (111kg/người/năm), Đức (85kg/người/năm), Italia (79kg/người/năm), CH Séc (79-80kg/người/năm), Hungari (62-63kg/người/năm). Các loại rau được tiêu thụ chủ yếu ở EU là cà chua, cà rốt, dưa chuột, khoai tây và hành.
Đức, Anh, Pháp là những nước nhập khẩu trái cây tươi lớn nhất của EU. Bên cạnh nguồn cung từ các nước sản xuất rau quả lớn của khối như Tây Ba Nha, Italia, Hà Lan, Pháp và Bỉ, các quốc gia này còn nhập khẩu một lượng lớn rau quả từ các thị trường đang phát triển, đặc biệt là châu Á và châu Mỹ La tinh. Các thị trường này hiện hiện đang chiếm tới trên 50% các mặt hàng nhiệt đới như chuối, me, vải, đu đủ, xoài, mía, lạc tiên, lê...nhập khẩu vào EU. Trong đó, dẫn đầu là các nước Nam Phi và Mỹ La tinh như Costa Rica, Ecuado, Colombia, Chi Lê, Achentina, Braxin và Panama. Sở dĩ các nước Mỹ La tinh đứng đầu trong nhóm các nhà cung ứng rau quả hàng đầu của EU là do nguồn cung chuối đặc biệt dồi dào của các nước này chiếm một tỷ trọng lớn trong kim ngạch nhập khẩu rau quả của EU.
Ngoài ra EU còn nhập khẩu một lượng lớn rau quả từ các nước châu Á , đặc biệt là từ Trung Quốc và Đông Nam Á. Bờ Biển Ngà, Thổ Nhĩ Kỳ và Cameron cũng là những thị trường cung ứng rau quả của EU.
Về nhập khẩu rau tươi, lượng nhập của EU đạt khoảng 11 triệu tấn/năm, trị giá hơn 9 triệu Euro.
Các nước nhập khẩu rau tươi hàng đầu trong khối EU là Đức, Anh, Pháp và Hà Lan. Các loại rau nhập khẩu chủ yếu của EU là cà chua, ớt, hành và rau diếp.
Nếu như trái cây được nhập nhiều nhất từ châu Mỹ La tinh thì rau tươi phục vụ thị trường EU lại chủ yếu được nhập khẩu từ châu Phi như Morocco, Kenya, Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập và Peru. Hàng năm, các nước đang phát triển chiếm khoảng 54% tổng giá nhập khẩu đậu và
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu một số các quy định và tiêu chuẩn môi trường của EU ảnh hưởng đến việc xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam.doc