Đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ Đồ hoạ trong thiết kế bao bì

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời nói đầu.4

2. Lý do chọn đề tài.5

3. Mục đích nhiệm vụ và giới hạn của đề tài.6

PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU.

Chương 1. Khái quát về sự ra đời và phát triển của Bao bì.

1.1. Tìm hiểu chung về bao bì.7

1.2. Các hình thức của Bao bì.9

1.3. Những giá trị thực dụng và giá trị thẩm mỹ của Bao bì sản phẩm đối với con người.10

1.4. Vai trò của Bao bì với hệ thống sản phẩm.11

1.5. Bao bì với vai trò quảng cáo và phát triển thương hiệu.11

Chương 2. Ngôn ngữ đồ hoạ trong nghệ thuật thiết kế Bao bì.

2.1. Quan niệm về thiết kế đồ hoạ Bao bì.13

2.1.1. Cách hiểu về đồ hoạ và ứng dụng của nó trong cuộc sống

2.1.2. Quan niệm về thiết kế đồ hoạ Bao bì.

2.2 Yếu tố màu sắc trong thiết kế đồ hoạ Bao bì.

2.2.1. Sự biểu cảm của màu sắc. .15

2.2.2. Màu sắc trong thiết kế Bao bì.18

2.3. Yếu tố chữ trong thiết kế đồ hoạ Bao bì.22

2.3.1. Chữ với vai trò thông tin sản phẩm, thể hiện hình ảnh, truyền cảm làm nên bố cục.23

2.3.2. Chữ kết hợp với màu sắc trên Bao bì.25

2.3.3. Chữ trên Bao bì với vai trò quảng cáo và khuyếch trương thương hiệu.26

2.4. Yếu tố hình ảnh trong thiết kế đồ hoạ Bao bì và các hình thức thể hiện hình ảnh.28

2.5. Chất liệu sử dụng trong Bao bì và sự biểu cảm của nó.32

Chương 3. Những tiêu chí chuẩn mực của một thiết kế đồ hoạ Bao bì và đánh giá về hiện trạng bao bì ở Việt Nam.

3.1. Những tiêu chí chuẩn mực của một thiết kế đồ hoạ Bao bì.

3.1.1. Tính thẩm mỹ.35

3.1.2. Tính công năng và kết cấu khoa học của Bao bì.37

3.1.3. Tính kinh tế.41

3.2. Đánh giá hiện trạng Bao bì ở Việt Nam.42

Chương 4. Kết quả nghiên cứu sáng tạo.

4.1. Tổng hợp quá trình nghiên cứu.46

4.2. Tính hệ thống và đồng bộ trong quá trình thiết kế.46

4.3. Nội dung bài thực hiện.47

PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN.

• Tài liệu tham khảo.55

B. ĐỒ HỌA NGHỆ THUẬT

PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lời nói đầu.57

2. Giới thiệu chung. 57

PHẦN II. SƠ LƯỢC VỀ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT VIỆT NAM VÀ ĐỀ TÀI TRANH SƠN KHẮC.

 1.Sơ lược vỀ lỊch sỬ nghỆ thuẬt ViỆt Nam .58

 2.Lý do chỌn thỂ loẠi sơn khẮc .61

3.Phân tích đề tài tranh sơn khẮc Sinh hoạt vùng cao 64

C. PHẦN KINH TẾ

GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT .68

1. Lợi nhuận của tranh sơn khắc.69

2. Lợi nhuận của thiết kế và quảng cáo bao bì của một thương hiệu, một sản phẩm .71

 

A. ĐỒ HỌA ỨNG DỤNG

 

doc62 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 16041 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu ngôn ngữ Đồ hoạ trong thiết kế bao bì, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sắc trên bao bì. Khi kết hợp với màu sắc, chữ trên bao bì trở thành một đối tượng thiết kế hoàn hảo. Nhà thiết kế có thể sử dụng những chức năng đa dạng của chữ trong một thương hiệu với những đặc tính phong phú của màu để truyền tải ý đồ sáng tác một cách có hiệu quả nhất . Mỗi sản phẩm đều có đặc tính, công dụng và đối tượng sử dụng khác nhau vì thế màu sắc dùng trong chữ trên bao bì phải được thiết kế phù hợp với từng loại sản phẩm. Chẳng hạn như ở bao bì sữa dành cho hai đối tượng sử dụng khác nhau người lớn và trẻ em. Kiểu chữ trên bao bì sữa dành cho trẻ em thì ngộ nghĩnh kết hợp với màu sắc rực rỡ tạo một cảm giác động, vui tươi phù hợp với độ tuổi và có sức hút thị giác lớn đối với trẻ con. Còn kiểu chữ ở bao bì sữa dành cho người lớn thì nghiêm túc, đơn giản hơn và tạo một cảm giác tĩnh. Trên bao bì của sản phẩm thời trang, người ta thường sử dụng những kiểu chữ kinh điển, tạo sự tin cậy và cảm giác thanh lịch, quý phái; chữ màu thường gây hiệu quả tâm lý cho người xem cao hơn chữ đen trắng. Cùng với màu, chữ tạo nên bố cục độc đáo, cuốn hút thị giác người tiêu dùng. Khi kết hợp với màu của chính sản phẩm, chữ đã tạo nên hiệu quả bất ngờ cho người sử dụng. Trường hợp này thường gặp ở những sản phẩm như rượu, bia, nước ngọt, hay mỹ phẩm là nước hoa. 2.3.3. Chữ trên Bao bì với vai trò quảng cáo và khuyếch trương thương hiệu. Một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng, bao bì của nó, ngoài nhiệm vụ thông tin tới người mua nội dung của sản phẩm còn đem lại giá trị thẩm mỹ họ bằng các yếu tố đồ hoạ được các nhà thiết kế đưa vào để thuyết phục người mua. Khi sản phẩm ấy được lựa chọn có nghĩa là nhãn hiệu của công ty sản xuất ra nó đã đến được người tiêu dùng, như thế doanh nghiệp đó đã thành công trong chiến lựơc marketing, chính bao bì của sản phẩm là một trong những nhân tố đóng góp vào sự thành công đó. Tất nhiên, để quảng cáo được thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng các doanh nghiệp phải thông qua ngôn ngữ giao tiếp đó là chữ được sử dụng trên bao bì. Khi chữ được thiết kế làm thương hiệu cho một công ty hay một tập đoàn nó được đánh giá là hình thức thể hiện cao nhất, nhu cầu hoàn thiện và vươn tới cái đẹp của nó ngày càng mãnh liệt. Ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với các thương hiệu như SAMSUNG, SONY, CANON, LG... trong ngành công nghiệp điện tử ; và KENZO, CK ... trong lĩnh vực công nghệ thời trang và mỹ phẩm, hay President, Walls ... trong ngành công nghiệp thực phẩm, để đạt được thành quả đó là cả một quá trình tìm tòi sáng tạo của đội ngũ thiết kế, sự thử thách trong thương trường và rất nhiều các yếu tố khác tạo nên sức mạnh cho thương hiệu. Trong thiết kế chữ cho thương hiệu, đầu tiên người thiết kế phải đưa ra được một kiểu chữ đặc trưng, chuẩn mực, phải thoả mãn đựoc tính đơn giản trong cấu trúc hình mới làm nên một thương hiệu ấn tượng với mọi người, đây chính là mục tiêu chiến lược của các nhà quảng cáo và tiếp thị. Thương hiệu đó đựơc áp dụng trong tất cả các hình thức khác nhau như trên poster, catalog, sản phẩm văn phòng (tờ rơi, tờ gấp, ...) đến các phương tiện truyền thông khác như : truyền hình, báo chí, Internet ... để làm công việc marketing cho sản phẩm của mình. Hình thức tiếp thị nhanh nhất cho điều này chính là tự sản phẩm tiếp thị cho sản phẩm thông qua bao bì của nó. Người ta đã đưa ra nhận định “ một thương hiệu muốn tồn tại được phải phát âm đựơc” như thế có nghĩa là thương hiệu xuất hiện trên bao bì cũng giống như bất cứ một ngôn ngữ truyền tải thông tin nào khác đều đòi hỏi phải lập được “cảm giác rõ ràng” những gì cần truyền đạt. Khả năng điều chỉnh, kiểm soát cảm xúc là một trong những yếu tố quan trọng trong việc quyết định mua sản phẩm đó của khách hàng. Vì vậy, để có thể gây được ấn tượng vào tâm trí người tiêu dùng, thương hiệu hay bất cứ một thông tin bằng chữ nào trên bao bì cũng phải có một ý nghĩa xác định, rõ ràng. Tức là, khi một sản phẩm hàng hoá tới tay người tiêu dùng, chữ trên bao bì phải có tính chất mô tả như gợi cho người đọc một đặc tính nổi bật nào đó của sản phẩm, những lợi ích mà sản phẩm đó đem lại vừa rõ ràng, vừa có sức biểu cảm. Nếu điều đó đạt đựơc thì cùng với các yếu tố khác sẽ gắn chặt với hàng hoá, ấn tượng với khách hàng và mạnh hơn nữa là cảm giác của họ về sản phẩm. Điển hình như sản phẩm NIVEA, chữ trên bao bì của sản phẩm rất ít, chỉ có tên thương hiệu NIVEA và tên của loại sản phẩm cụ thể, không cần đọc thông tin chi tiết người ta cũng có thể hiểu đó là mỹ phẩm bởi chính kiểu chữ của nó. Với kiểu dáng chắc khoẻ của font chữ NIVEA kết hợp với chữ thể hiện loại sản phẩm đặc trưng cùng màu trắng với nét chữ thanh mảnh đưa đến một sự tương phản mạnh về hình khối ( vững chãi và mềm mại) nhưng lại tạo nên một thể thống nhất, sự quyến rũ, niềm tin tưởng vững chắc mà font chữ đem lại. Với yếu tố này đã mang lại sự thành công lớn cho hãng trong thị trường mỹ phẩm Thế giới. Việc trình bày bố cục chữ trên bất kỳ một sản phẩm nào của thiết kế đồ hoạ cũng như trên bao bì sản phẩm góp phần to lớn trong việc tiếp thị và quảng cáo hình ảnh của một thương hiệu. Chính điều này đã làm thay đổi tư duy của các nhà sản xuất, ngày nay người tiêu dùng quan tâm tới nhãn hiệu nhiều hơn là hình ảnh của công ty sản xuất ra nó, thương hiệu mạnh thì thu hút sự quan tâm của khách hàng vượt qua sự cạnh tranh của các đối thủ khác. Ví dụ như một số người tiêu dùng quen sử dụng sản phẩm sữa của công ty sữa Vinamilk và họ chỉ thích mua sản phẩm này khi có nhu cầu tiêu dùng mà thôi. Qua đây ta có thể thấy nhãn hiệu sản phẩm là yếu tố đầu tiên thu hút khách mua hàng, yếu tố này đã tạo nên khả năng nhận biết, gợi nhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng tiêu dùng sản phẩm. Từng câu, từng chữ khi đưa lên bao bì sản phẩm dù chỉ là một thông tin bình thường, người thiết kế cũng phải cân nhắc và đặc biệt, chữ khi đó được đặt tên làm thương hiệu cho hàng hoá, phải được chắt lọc một cách tối đa, cách sắp xếp từng chữ từng ký tự phải tạo nên một tổng thể hài hoà, bộc lộ những nét mới mẻ, độc đáo làm nổi bật đặc tính sản phẩm thông qua vẻ đẹp của chữ. Với vai trò trong việc quảng cáo sản phẩm và khuyếch trương thương hiệu, vì thế chữ cũng được coi là “tín hiệu thương phẩm thứ ba” hay là một đại diện lớn cho hãng sản xuất. Trong quá trình thiết kế chữ trên bao bì, để quảng cáo sản phẩm và khuyếch trương thương hiệu hay bất kỳ mục đích nào thì vai trò của nhà thiết kế cũng vô cùng quan trọng. Chính vì thế nó đòi hỏi trong hoạ sỹ tố chất sáng tạo, sự năng động, ham học hỏi và sự hiểu biết về nhiều lĩnh vực. 2.4. Yếu tố hình ảnh trên bao bì và các hình thức thể hiện hình ảnh. Cùng với yếu tố chữ vào màu sắc thì việc đưa yếu tố hình ảnh lên bao bì cũng đóng vai trò quan trọng đối với các giá trị về thẩm mỹ và công năng sử dụng của sản phẩm. Hình ảnh được sử dụng trên bao bì cũng mang mục đích thông tin tới khách hàng về nội dung của sản phẩm để định hướng người tiêu dùng trong việc lựa chọn sản phẩm. Bao bì thường được các hoạ sĩ rất quan tâm về phần trang trí trên các mặt của nó, vì thế mà yếu tố hình ảnh được sử dụng nhiều trong các thiết kế. Hình ảnh có thể là chụp ảnh, tranh vẽ ( màu nước, sơn dầu...), ảnh đã qua xử lý vi tính hay bằng những hình thức đồ hoạ khác ( mảng, nét, khắc, trổ ...) nhằm thông tin cho người tiêu dùng về sản phẩm. Nhưng hình ảnh trên bao bì không phải để cố tình minh hoạ cho sản phẩm mà hình ảnh ở đây chính là tín hiệu của thẩm mỹ, cho dù hình ảnh được đưa vào là tự nhiên hay hình minh hoạ thì chúng vẫn phải được nhìn nhận dưới góc độ của một thủ pháp đồ hoạ. Việc dùng hình ảnh để minh hoạ cần phải trung thực, dùng hình ảnh đẹp không có nghĩa là dùng sai với chất lượng sản phẩm. Điều này rất quan trọng đối với tất cả các loại hàng hoá, vì thế người hoạ sỹ thiết kế phải biết lựa chọn hình ảnh cho phù hợp với sản phẩm mà bao bì chứa đựng. Tuỳ vào tính chất của sản phẩm mà quyết định hình ảnh trên bao bì có xuất hiện hay không. Chẳng hạn, nếu bao bì của sản phẩm với chất liệu là nilon, nhựa trong, thuỷ tinh thì việc đưa hình ảnh sản phẩm lên đó là không cần thiết vì tự sản phẩm đó đã thể hiện nội dung của nó rồi. Nhưng đối với chất liệu bao bì là giấy, bìa hoặc những bao bì được đóng gói kín thì việc đưa hình ảnh sản phẩm vào là rất cần thiết bởi như thế khách hàng khi mua sản phẩm sẽ dễ dàng nhận biết từng loại hàng để sử dụng phù hợp. Để chứng minh cho quan điểm trên, người viết xin đưa ra ví dụ về sản phẩm sữa dành cho đối tượng là vận động viên thể thao nhưng mỗi loại lại phục vụ cho các vận động viên ở các bộ môn khác nhau, để nhận biết được điều này người ta có thể thấy ở hình ảnh thể hiện trên bao bì. Mong muốn của người thiết kế là đưa hình ảnh giúp cho khách hàng dễ nhận biết về nội dung sản phẩm mặt khác thông qua hình ảnh người ta còn cảm nhận được hương vị của nó nữa. Đơn cử một số sản phẩm nước hoa quả, người thiết kế đã sử dụng hình ảnh của các loại trái cây đã làm ra loại nước này để người tiêu dùng dễ dàng nhận biết và lựa chọn cho mình loại nước uống phù hợp nhất. Để làm tăng tính thẩm mỹ cho bao bì sản phẩm, ngoài việc lựa chọn hình ảnh cho phù hợp với nội dung, người thiết kế còn phải biết kết hợp hình thức thể hiện hình ảnh đó bằng các phương pháp khác nhau. Trong khuôn khổ một bài khoá luận có nhiều hạn chế người viết xin đưa ra một số hình thức thể hiện hình ảnh thường gặp trên các bao bì sản phẩm hiện nay: Hình thức thể hiện hình ảnh bằng nhiếp ảnh : đây là hình thức thường gặp nhất trên các bao bì sản phẩm nhằm mục đích làm rõ nhất nội dung cần thông tin, tạo cho người tiêu dùng có những nội dung đích thực nhất, rõ ràng nhất. Hình thức thể hiện hình ảnh bằng thủ pháp đồ hoạ mảng: đây là hình thức thể hiện hình ảnh khá độc đáo, tạo cho bao bì sản phẩm có giá trị nghệ thuật cao. Thông qua hình thức thể hiện này mà người thiết kế có thể truyền đạt được mong muốn của mình về nội dung sản phẩm và ý đồ biểu hiện đến với khách hàng. Hình thức thể hiện hình ảnh bằng nét cũng được các nhà thiết kế đưa vào gợi ấn tượng về sản phẩm. Công năng cơ bản nhất của nét là bao ngoài để xác định giới hạn của hình ảnh, hình ảnh ở đây có thể cụ thể hoặc mang tính gợi mở về một đối tượng mà nó định diễn tả. Đối với thiết kế đồ hoạ nói chung hay trong thiết kế bao bì thì minh hoạ hình ảnh bằng nét có tầm quan trọng như nhiếp ảnh để gợi sự thể hiện nội dung của sản phẩm. Phương pháp thể hiện hình ảnh bằng nét có nhiều thuận lợi hơn là dùng phương pháp nhiếp ảnh, dùng nét có thể diễn tả bất cứ điều gì mà người hoạ sỹ có thể tưởng tượng trong tâm trí mình. Hình thức thể hiện hình ảnh bằng các modul kết hợp với nhau tạo ra bố cục hài hoà, làm nên sự độc đáo riêng cho sản phẩm. Cách thức này ta thường gặp ở một số bao bì có kết cấu đơn giản như các hộp vuông, chữ nhật, túi xách tay... Bên cạnh đó, một số cách thể hiện hình ảnh bằng các phương khác như vẽ tranh, khắc trổ để tạo hiệu quả thẩm mỹ đồng thời làm tăng giá trị sản phẩm. Ngoài những hình thức thể hiện hình ảnh đã nói như trên, để tăng thêm phần hấp dẫn cho sản phẩm, người thiết kế cũng có thể trang trí bao bì bằng những đường diềm chạy quanh tạo thành một chuỗi hoa văn hình ảnh kéo dài nhằm lôi cuốn thị giác người tiêu dùng. Những bao bì sử dụng hình thức này thường dành cho các sản phẩm có tính chất quý hiếm như : các hộp rượu, hộp chè ... hiện nay một số bao bì sản phẩm của bánh kẹo, mỹ phẩm cũng rất ưa chuộng hình thức thể hiện này. Việc sử dụng hình ảnh bằng chính logo của hãng sản xuất trên bao bì cũng đang là xu hướng hiện nay của nhiều nhà thiết kế : Trên bao bì hình ảnh logo có thể để nguyên, ghép hay xén bớt đều tuỳ thuộc vào chủ ý của hoạ sỹ thiết kế. Thông thường, khi dùng hình ảnh logo để trang trí thì màu sắc trên bao bì lúc này thường nhẹ nhàng hoặc ngược lại để nhấn mạnh hình ảnh của logo trên đó. Như thế, việc sử dụng hình ảnh trên bao bì là yếu tố thẩm mỹ khá độc đáo đem lại thành công cho thiết kế. Với vai trò quan trọng của việc đưa hình ảnh vào bao bì, đòi hỏi nhà thiết kế phải sử dụng hình ảnh thật tinh tế, hợp lý mà vẫn độc đáo, gây ấn tượng tốt đối với khách hàng. Nhưng đôi khi, việc sử dụng hình ảnh trên bao bì một cách quá tuỳ tiện, không phù hợp, không thông tin được nội dung của sản phẩm sẽ gây những hậu quả không tốt ảnh hưởng tới việc tiêu thụ hàng hoá và tâm lý khách hàng. Dưới đây là một số minh hoạ bao bì có các hình thức thể hiện hình ảnh bằng nhiều phương pháp khác nhau tạo nên những hiệu quả thẩm mỹ bất ngờ. 2.5. Chất liệu sử dụng trong Bao bì và sự biểu cảm của nó. Nếu như trước kia, bao bì chỉ là lá sen, lá khoai bọc gói vụng về thì ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hàng loạt các chất liệu mới được ra đời tạo nhiều hiệu quả tốt về mặt kinh tế, ứng dụng, cũng như đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của con người. Các chất liệu dùng cho bao bì như : giấy bìa, kim loại, gỗ, nilon, nhựa, da ... đã làm cho hình dáng của bao bì phong phú hơn, độc đáo hơn rất nhiều. Chất liệu sử dụng cho bao bì rất phong phú, được sử dụng nhiều hơn cả là chất liệu giấy bìa các loại. Giấy bìa có nhiều ưu điểm: dễ bao gói, kinh tế thuận tiện trong in ấn và vận chuyển ; không gây ô nhiễm môi trường và có thể tái tạo được. Giấy bìa được sử dụng rất nhiều trong các lĩnh vực cuộc sống: có thể làm vở viết cho học sinh, làm nhãn mác, tem thư, sách báo ... khi sử dụng trên bao bì cùng với chữ, nó không chỉ là phương tiện truyền đạt thông tin như ban đầu mà nó còn là một yếu tố vật liệu mạnh trong mọi lĩnh vực bởi giá trị sử dụng cao Hiện nay, trên thị trường nước ta có rất nhiều loại giấy bìa phục vụ cho công việc thiết kế bao bì. Một số loại giấy bìa được ưa chuộng nhiều như : Duplex, giấy tráng, PP,PE,OPP, các loại giấy có bề mặt bằng màng nhôm, màng P.E.T ...(minh hoạ) Loại bìa carton sóng được sử dụng nhiều trong sản phẩm công nghiệp vì loại bìa này có sức chịu lực tốt ; hay những sản phẩm là bánh kẹo thì thường sử dụng loại bìa Duplex có bề mặt trơn nhẵn, tạo hiệu quả cao khi in ấn và rất dễ gập, có thể tạo nhiều hình dáng phong phú cho bao bì . Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại giấy khác với màu sắc phong phú phục vụ tốt nhất cho từng mục đích riêng trong các lĩnh vực khác nhau. Trong trang trí, bọc gói quà vào những dịp lễ tết, người ta còn sử dụng giấy tráng kim màu ánh bạc, vàng rực rỡ tươi sáng, tạo không khí vui tươi, hấp dẫn. Bên cạnh đó còn các loại giấy cao cấp khác của Nhật, Đức ... với sự phong phú của bề mặt gồ ghề, thô ráp, sần bóng ... cùng những màu sắc từ đen tới trắng, từ độ ghi tới sáng có thể đáp ứng đầy đủ mục đích của người thiết kế và thị hiếu của người tiêu dùng. Các sản phẩm bia, rượu, nước ngọt ... bao bì của nó sử dụng chất liệu thuỷ tinh đựơc ưa chuộng nhiều hơn cả. Đặc trưng chủ yếu của thuỷ tinh là trong, sáng và khả năng tạo hình phong phú của nó nên đã đem lại ấn tượng rõ ràng về nội dung sản phẩm, đạt được nhiều hiệu quả thẩm mỹ cao, truyền đạt được ý tưởng của người thiết kế. Bao bì kim loại có tác dụng chủ yếu trongviệc bảo vệ sản phẩm chống những va đập từ phía ngoài trong quá trình vận chuyển và sự xâm nhập hoá học gây lên men làm hỏng chất lượng sản phẩm ( trong công nghiệp thực phẩm). Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều bao bì sản phẩm đặc biệt là hàng thực phẩm, ở lớp trong người ta tráng thêm một lớp màng kim loại thường là màng nhôm hoặc là màng P.E.T. có tác dụng chống lại sự xâm nhập sinh học, tránh tác hại lên men cho sản phẩm. Chất dẻo tiêu biểu là nilon, nhựa đang ngày càng thịnh hành với nhiều tính năng, tiện dụng, được sử dụng rộng rãi trên nhiều hình thức. Giá thành của loại chất liệu này rất rẻ, gọn nhẹ, dễ đóng gói, không gây ẩm mốc ... hầu hết các sản phẩm hàng hoá hiện nay đều sử dụng nilon làm lớp bảo quản từ gói tăm, gói muối cho đến những sản phẩm to lớn hơn như tivi, tủ lạnh,... đều sử dụng chất liệu này để bảo quản hàng hoá. Nilon có mặt ở rất nhiều nơi : trong chợ, siêu thị, các cửa hàng kinh doanh sản phẩm đều sử dụng nó để đựng hàng hoá. Song mặt trái của nó là ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường vì chất liệu này rất khó tiêu huỷ, do đó các nhà khoa học đang cố gắng tìm kiếm một chất liệu thay thế để đảm bảo an toàn cho môi trường. Ngoài ra, cũng có nhiều bao bì sản phẩm sử dụng chất liệu là gỗ, vải, mây tre... tuỳ thuộc vào ý tưởng của nhà thiết kế. Đặc biệt, có một số bao bì (thường là bao bì hàng mỹ phẩm) làm bằng chất liệu nhựa sau đó được bao ngoài bằng hộp bìa carton mềm. Chất liệu da cũng được sử dụng trong thiết kế hòm đựng, túi xách tạo sự sang trọng và lịch sự ; đơn cử như hãng Louis Vuitton ( LV ) chuyên sản xuất các sản phẩm về đồ da tạo được uy tín của mình trên thị trường Thế giới, nhắc tới chất liệu da người ta nhớ tới nhãn hiệu LV như thế người viết cho rằng chất liệu cũng là một yếu tố marketing thương hiệu. Trong quá trình tìm kiếm chất liệu cho công việc thiết kế bao bì, vai trò của người thiết kế cũng đựoc đánh giá cao bởi những hiểu biết, những kinh nghiệm của họ trong quá trình tìm kiếm. Chất liệu nào sử dụng cho bao bì phù hợp với sản phẩm, đạt đựơc những tiêu chuẩn về đảm bảo an toàn, kinh tế mà vẫn tạo được vẻ đẹp của sản phẩm? Đó là câu hỏi luôn luôn đặt ra cho người thiết kế. Chất liệu cũng là yếu tố mang tính biểu cảm cao, nếu bao bì sử dụng chất liệu sần sùi thì tạo cho người ta cảm giác gai góc, gồ ghề. Còn chất liệu mà trơn nhẵn thì tạo cho ta cảm giác mềm phẳng. Mỗi một loại chất liệu có ngôn ngữ biểu đạt cảm giác riêng, đó chính là những ưu điểm mà chất liệu đem lại trong công việc thiết kế bao bì. Song cho dù bao bì được sử dụng chất liệu gì, thì nó vẫn phải đảm bảo tính thuận tiện trong quá trình in ấn và vận chuyển, tính kinh tế , hiệu quả khoa học và giá trị thẩm mỹ ở mỗi sản phẩm. CHƯƠNG 3. NHỮNG CHUẨN MỰC CỦA MỘT THIẾT KẾ BAO BÌ VÀ ĐÁNH GIÁ VỀ THỰC TRẠNG BAO BÌ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 3.1. Những chuẩn mực của một thiết kế bao bì Như đã nói ở trên, việc thiết kế bao bì khác với sáng tác hội hoạ thông thường, sản phẩm thiết kế khi được ra đời nhằm mục đích ứng dụng trực tiếp vào đời sống con người, chính vì thế đòi hỏi người sáng tạo ra nó phải có những hiểu biết về nhiều mặt như : ý tưởng phong phú, kiến thức về xã hội, hiểu biết về tâm lý, thị hiếu khách hàng, nắm bắt được công nghệ khoa học tiên tiến và phải biết cả nghệ thuật tạo hình nói một cách khác nghệ thuật thiết kế bao bì là sự kết hợp giữa khoa học công nghệ và nghệ thuật, giữa mỹ thuật và kinh tế. Cho dù một sản phẩm bao bì có thể là một diện tích nhỏ bé trong lòng bàn tay hay những diện tích đồ sộ to lớn thì thiết kế đó cần phải có đủ các yếu tố như : có giá trị thẩm mỹ, đảm bảo được tính ứng dụng, đạt tiêu chuẩn về mặt kinh tế, kết cấu khoa học hơn thế nữa, nó còn mang tính độc đáo, tính trang trọng và tính thời đại. 3.1.1. Tính thẩm mỹ của Bao bì . Bao bì cũng giống như bất kỳ một sản phẩm mỹ thuật công nghiệp nào khác, nó đòi hỏi giá trị thẩm mỹ của sáng tác bởi đây là yếu tố quan trọng hàng đầu góp phần thu hút khách hàng và quảng cáo doanh nghiệp. Mỗi một sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng đều phải mang trong nó nội dung của sản phẩm, một bao bì đạt được tính thẩm mỹ có nghĩa là đã làm tăng thêm giá trị chất lượng sản phẩm mà điều này chính là mục tiêu kinh doanh của các nhà sản xuất. Trước tiên phải nói đến hình dáng bên ngoài của bao bì, điều này rất quan trọng vì hình dáng bên ngoài của bao bì không những mang giá trị thẩm mỹ mà còn là yếu tố quyết định tính công năng sử dụng của bao bì đó. Hình dáng đề cập tới ở đây là hình khối của bao bì, bao bì có rất nhiều hình khối đa dạng như : hình chữ nhật , tam giác, hình vuông hay đa giác tuy nhiên đặc trưng của sản phẩm cũng quyết định hình dáng, chất liệu bao bì. Chẳng hạn như những mặt hàng mỹ phẩm vì chất liệu được sử dụng đa phần là nhựa và thuỷ tinh nên có thể tạo được nhiều hình dáng khác nhau, đem lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất. Khi đã có khối hình phù hợp với sản phẩm chứa bên trong thì trong quá trình thiết kế cũng phải tính tới chiều cao, độ dày mỏng của bao bì. Lúc này, tính thẩm mỹ của bao bì nằm ngay trong cấu hình của nó : đẹp ở độ dày, độ mỏng; đẹp trong kích thứơc cao rộng của bao bì. Để tăng thêm sức hấp dẫn với một số bao bì là dạng túi xách thì yếu tố quai xách, nắp đậy cũng được tính đến, đôi khi phần này cũng được coi là điểm nhấn của thiết kế. Cái đẹp ở hình dáng bên ngoài của sản phẩm còn đi kèm với các yếu tố đồ hoạ như : màu sắc, bố cục, hình ảnh ... để thu hút khách hàng tiêu dùng sản phẩm trong cơ chế cạnh tranh kinh tế gay gắt như ngày nay. Một bao bì mang tính thẩm mỹ còn thể hiện được cả vẻ đẹp đặc trưng của sản phẩm, người tiêu dùng có thể nhìn thấy được trực tiếp hàng hoá đó là loại sản phẩm gì : là đồ rắn, đồ khô, hay chất lỏng,... điều này thường thấy rõ ở loại bao bì có chất liệu là thuỷ tinh, nilon, nhựa trong. Để làm tăng giá trị thẩm mỹ cho sản phẩm, một số hãng còn đưa ra ý tưởng trang trí cho mặt bên trong của bao bì. 3.1.2. Tính công năng và kết cấu khoa học của Bao bì. Một thiết kế bao bì nhất thiết phải đảm bảo được tính ứng dụng cao của bao bì. Khi hàng hoá đến tay người tiêu dùng, bao bì còn phải đảm bảo được sự thuận tiện trong quá trình sử dụng, tức là bao bì phải có kết cấu đơn giản, dễ cầm, dễ mở. Kết cấu của bao bì cũng là yếu tố tạo nên nét đẹp cho sản phẩm chính vì thế việc tìm ra những mẫu mã, hình thức mới đối với người thiết kế là rất cần thiết. Một kết câú của bao bì thông thường có 6 mặt, mỗi mặt đảm đương một vai trò khác nhau, mặt nào có nguyên tắc của mặt ấy. Chính vì thế trong quá trình thiết kế phải xác định được đâu là mặt chính, mặt phụ, nắp, đáy của bao bì và yêu cầu về thông tin của từng mặt, có như vậy mới xác định được công năng của từng phần trên bao bì . Nhưng có loại bao bì các mặt đều giống nhau nên sự chú ý được đặt nhiều nhất ở phần có thông tin mô tả sản phẩm và phần có tên thương hiệu sản phẩm. Bên cạnh đó, một yếu tố tuy nhỏ nhưng hết sức quan trọng đó là phần ghi mã vạch quản lý sản phẩm ấy, đây cũng chính là công năng quản lý sản phẩm và công năng dẫn dắt khách hàng của thiết kế, thông qua mã vạch mà người tiêu dùng có thể biết được hạn sử dụng của sản phẩm, đối với doanh nghiệp thông qua yếu tố này người ta có thể quản lý tốt số lượng hàng đang có trên thị trường và số lượng hàng đã xuất ra. Phần mã vạch thường được trình bày ở mặt ghi thông tin sản phẩm, dưới đáy hoặc nắp đậy của bao bì. Trong quá trình thiết kế, để gây sự chú ý cho người tiêu dùng người ta còn nghĩ ra những hình thức trình bày mã vạch khá độc đáo và ấn tượng. Trong quá trình thiết kế, người thiết kế cũng phải chú ý đến những kết cấu bao bì lớn hơn một bao bì thông thường chỉ đựng một sản phẩm, có loại bao bì đựng từ 2 sản phẩm trở nên, kể cả sản phẩm có nhiều lớp bao bọc bên ngoài đối với những sản phẩm dễ vỡ, khó bảo quản. Người thiết kế phải tính đến kết cấu cho từng kiện hàng, từng congtener trong quá trình vận chuyển sao cho hợp lý, khoa học. Người viết xin trích ra dưới đây những tiêu chuẩn của nhà nước ta đối với đồ hộp vận chuyển bằng carton và bao bì sử dụng trong sản xuất. Kích thước bên trong của hòm và khối lượng tối đa được phép đóng trong một hòm phải theo đúng quy định trong bảng sau: Kí hiệu hòm Kích thước(cm) Khối lượng tối đa được phép đóng trong hòm(kg) Dài Rộng Cao 8 512 307 198 30 10 458 305 253 30 12 512 409 150 26 13A 412 309 240 25 13B 508 410 133 21 (Sai lệch cho phép của các kích thước hòm không quá +3, - 1 mm) Chiều dài, chiều rộng của lớp đệm phải nhỏ hơn kích thước bên trong hòm là 5mm. Đối với hàng thực phẩm đóng bằng chai, nhất thiết phải có ô ngăn cách. Carton để sản xuất hòm phải dai, không mốc, rách và có mùi lạ. Các lớp phẳng phải đảm bảo độ cứng và được sản xuất từ loại các tông có định lượng không nhỏ hơn 200g / m2. Carton để sản xuất lớp sóng phải đảm bảo độ đàn hồi cần thiết và có định lượng không nhỏ hơn 160 g / m2. Sau khi sản xuất thành hòm, yêu cầu độ cao lớp sóng đối với hòm 5 lớp là 3 đến 3,5 mm. Đối với hòm 3 lớp là 4,5 đến 5 mm. Mặt ngoài của hòm phải tráng một lớp chất chống ẩm, lớp chống ẩm này phải phủ kín toàn bộ mặt ngoài hòm (trừ các vị trí để dán băng dính). Màu của lớp chống ẩm sau khi tráng đã khô phải đồng đều, không bị phai màu trong 9 tháng. Hai thành hòm dưới ghép bằng đinh thép dẹt, các mũi đinh phải cặp chặt vào các lớp carton trong cùng. Đinh đầu và đinh cuối cách đường hằn từ 9 đến 17 mm, khoảng cách giữa các đinh phải đều nhau. Đinh dùng để ghép hòm không được rỉ. Các nắp hòm đối khẩu khi ghép lại có khe hở cho phép 3mm. Các góc hòm phải vuông, đường hằn phải rõ, không lệch nhau, các vết cắt ở góc hòm phải đứt, không xơ xước. Hòm carton sản xuất xong phải khô, sạch sẽ, không bị rách xước, không có vết bẩn, không mốc, in đồ án phải cân đối, đúng vị trí và rõ nét. Đối với bao gói, ghi nhãn, vận chuyển và bảo quản : Sau khi sản xuất xong sản phẩm phải buộc thành từng kiện riêng biệt, dây buộc phải dài, không đứt trong quá trình vận chuyển. Số hòm buộc trong kiện là 15 hòm / kiện hoặc 25 hòm / kiện. Mỗi kiện hàng phải có nhãn kèm theo, nội dung nhãn gồm: nơi sản xuất, người đóng kiện, người kiểm tra, ngày kiểm tra, ngày xuất xưởng, kích thước bao bì và số lượng hòm, kiện. Hòm carton phải bảo quản trong kho khô ráo, sạch sẽ, thông

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3458.doc
Tài liệu liên quan