MỤC LỤC
MỞ ĐẦU . .1
1. Đặt vấn đề 1
2. Mục tiêu của đề tài 2
3. Nhiệm vụ của đề tài 2
NỘI DUNG 3
Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 3
1. Sơ lược về lịch sử vấn đề nghiên cứu 3
2. Cơ sở lý luận 5
2.1. Lý luận về nhu cầu 5
2.1.1. Khái niệm nhu cầu 5
2.1.2. Các quan niệm khác nhau về nhu cầu 6
2.1.2.1. Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học phi Mác – xít 6
2.1.2.2. Quan niệm về nhu cầu trong tâm lý học Mác – xít 10
2.1.3. Đặc điểm nhu cầu 21
2.1.4. Phân loại nhu cầu 23
2.1.5. Sự hình thành nhu cầu 25
2.1.6. Vai trò của nhu cầu 26
2.1.7. Các mức độ của nhu cầu 27
2.2. Nhu cầu thành đạt 28
2.2.1. Khái niệm nhu cầu thành đạt 28
2.2.2. Những biểu hiện của nhu cầu thành đạt 32
2.2.3. Đặc điểm của nhu cầu thành đạt 33
2.2.4. Vai trò của nhu cầu thành đạt 33
2.3. Khái niệm thanh niên 34
2.3.1. Đặc điểm tâm – sinh lý của thanh niên 35
2.3.2. Sự phát triển nhu cầu thành đạt của thanh niên 42
Chương 2: Hệ thống và phương pháp nghiên cứu thực trạng 44
2.1. Vài nét về cơ sở thực tập 44
2.3. Các phương pháp nghiên cứu thực trạng 45
2.3.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận 45
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 45
2.3.3. Phương pháp trò chuyện 46
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học 46
2.4. Phạm vi nhu cầu thành đạt 47
Chương 3. Phân tích kết quả thực tập 48
3.1. Đánh giá chung về nhu cầu thành đạt của thanh niên trên địa bàn Quận Liên Chiểu 48
3.2. Quan niệm của thanh niên về các yếu tố ảnh hưởng tới sự thành đạt 51
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 53
1. Kết luận 53
2. Khuyến nghị 54
56 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2105 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nhu cầu thành đạt Thanh niên quận Liên Chiểu - Thành phố Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỉ tham gia như điều kiện bên trong hoạt động chứ không phải như là nguyên nhân nảy sinh hoạt động.
A.N. Dernhitrenkô và N.V. Goontrancôv [51] khi nghiên cứu nhu cầu cũng cho rằng nhu cầu là cốt lõi của nhân cách. Hai ông đã nghiên cứu vấn đề nguồn năng lượng của nhu cầu và nhấn mạnh rằng khả năng thỏa mãn nhu cầu của chủ thể phụ thuộc vào sự chuẩn bị hành động của các nhân. Cụ thể nó được thể hiện ở dạng chủ thể đã được trang bị thông tin đầy đủ ở mức độ nhất định về khả năng thỏa mãn nhu cầu. Thông tin này chỉ rõ mối quan hệ giữa thông báo với trạng thái của các nhân, từ đó nó xác định (tâm thế xác định). Tâm thế này sẽ làm giảm tính không xác định của hoàn cảnh, kết quả làm tăng năng lượng của nhu cầu. Nguồn năng lượng của nhu cầu không chỉ phụ thuộc vào mức độ đạt được đối tượng của nhu cầu mà còn phụ thuộc vào sự thỏa mãn. Lúc này năng lượng nhu cầu bắt đầu quy định phản ứng của cảm xúc thông qua kết quả hoạt động hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu. Nếu như hoàn cảnh cuối cùng không thuận lợi cho việc thỏa mãn nhu cầu, năng lượng của nhu cầu giảm xuống do tác động của hoàn cảnh không xác định đang lớn mạnh. Nhưng theo P.V.Ximônôv [52], nếu nhu cầu cấp bách xuất hiện mà thiếu hụt thông tin sẽ dẫn đến cảm xúc âm tính. Điều này làm phát triển năng lượng của nhu cầu, mặc dù kết quả hành vi không thuận lợi. Trong trường hợp ngược lại, cảm xúc dương tính làm giảm tập hợp hành động. Như vậy, sự thay đổi tập hợp cảm xúc của năng lượng nhu cầu được quy định bởi thông tin về khả năng thỏa mãn nhu cầu và phụ thuộc vào mức độ ý nghĩa của nhu cầu. Sau khi phân tích sự chuyển tải năng lượng của nhu cầu P.V.Ximônôv đã có lí khi kết luận rằng đặc điểm của nhân cách phụ thuộc vào sự trang bị thông tin, các công cụ, phương tiện và cách thức thỏa mãn nhu cầu.
Tóm lại, trong tâm lí học hiện đại rất ít các công trình nghiên cứu về nhu cầu, do vậy việc nghiên cứu nhu cầu chưa được thực hiện một cách có hệ thống và còn quá ít kết quả thực nghiệm.
Có hai quan điểm chính nghiên cứu về nhu cầu như sau :
1. Quan điểm phi Mác-xít.
2. Quan điểm Mác-xít.
Phần lớn trong học thuyết động cơ của các nhà tâm lí học tư bản đều có khái niệm nhu cầu và được hiểu như là một kích thích bên trong, là “động lực của hành vi”. Điều này dẫn tới khái niệm “bản năng” của Macdagola [40] hay khái niệm “đam mê” của S. Freud. Với ý nghĩa này nhu cầu được hiểu như là các kích thích có toàn quyền, nhu cầu xác định mức độ tính tích cực của cá thể và tố chất của nó. Đối với động cơ hành vi, khái niệm nhu cầu với ý nghĩa như vậy thường giống với khái niệm động cơ. Sự giống nhau này dần dần sẽ dẫn đến việc giải quyết vấn đề tâm lí học động cơ như là vấn đề nhu cầu thứ nhất về cơ sở nhu cầu, về phân loại nhu cầu. Động cơ đã chỉ rõ sự tương quan của chúng với những kiểu nhất định của phản ứng hành vi, nhu cầu cập nhật phát huy bản ngã của A. Maslow, nhu cầu có những ấn tượng mới, hoặc mối tương quan của chúng với những nhu cầu khác, ví dụ như nhu cầu thành đạt, nhu cầu chạy trốn, nhu cầu lớn lên, nhu cầu phát triển.
Sự phân biệt nhu cầu thiết yếu và nhu cầu không thiết yếu là một trong những nguyên tắc đối với lý thuyết hoạt động trong quan điểm của các nhà tâm lí học Mác-xít. Chỉ có nhu cầu thiết yếu mới trùng về nội dung với khái niệm nhu cầu của tâm lí học phi Mác-xít về động cơ. A.N. Leonchiev đã nhấn mạnh rằng bản thân nhu cầu không có khả năng đưa hoạt động tới sự định hướng nhất định, cái gì sẽ là sự kích thích duy nhất định hướng hoạt động, đó không phải là nhu cầu mà là đối tượng trả lời nhu cầu này. P.V.Ximônôv đã bổ sung thêm, nhu cầu có đối tượng thỏa mãn, nhưng không nhận được thông tin về khả năng thỏa mãn nhu cầu, nó cũng không thể trở thành nguồn động lực thúc đẩy con người hoạt động.
Qua phân tích trên ta có thể khái quát nhu cầu của con người như sau :
- Sự đòi hỏi của con người về một điều gì đó, hay một cái gì đó ở bên ngoài con người cần phải được thỏa mãn;
- Sự đòi hỏi đó chính là một thuộc tính của tâm lí người, nó phản ánh mối quan hệ giữa con người và thế giới xung quanh. Đây là hình thức phản ánh đặc biệt của con người về các điều kiện sống bên ngoài;
- Sự đòi hỏi về một (hay nhiều) đối tượng nào đó diễn ra theo một quá trình nhất định và chỉ được thực thi thông qua hoạt động của chính bản thân con người một khi con người có phương tiện hoạt động thỏa mãn như cầu;
- Sự cần thiết phải đáp ứng những đòi hỏi ấy sẽ nảy sinh và thúc đẩy tính tích cực ở con người và thể hiện rõ nét bản chất xã hội của con người.
Tính chất chu kỳ trong nhu cầu cho phép rút ra kết luận quan trọng là nếu nhu cầu nào đó của con người được lặp lại thì mức độ sẽ cao hơn trong nội dung cũng như trong phương thức thỏa mãn chúng. Đặc điểm này của nhu cầu phản ánh bản chất của nhu cầu là chúng không tự sinh ra và cũng không tự mất đi, nhu cầu được chuyển hóa và phát triển trong hoạt động.
Như vậy, khi nói đến nhu cầu là nói đến sự đòi hỏi cần thiết của con người về một cái gì đó. Chính “cái gì đó” sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu của con người thông qua hoạt động của chính bản thân họ. Khi nói đến nhu cầu sẽ xuất hiện hai hệ thống mà ta dễ nhận ra đó là: thế giới đối tượng và trạng thái tâm lý của chủ thể.
2.1.3. Đặc điểm nhu cầu
Theo P.A Durich, nhu cầu có những đặc điểm sau:
Tính nội dung cụ thể của nhu cầu thường có liên quan hoặc là với một vật cụ thể mà người ta cố gắng để có được thỏa mãn.
Nhận thức khá rõ ràng về nhu cầu có kèm theo trạng thái cảm xúc tiêu biểu. Ví dụ, tính hấp dẫn của đối tượng có liên quan đến nhu cầu, sự hài long do một nhu cầu được thỏa mãn…
Trạng thái ý chí, tình cảm thúc đẩy phải thỏa mãn nhu cầu, phải tìm kiếm và tiến hành những cách thức cần thiết để thỏa mãn nhu cầu đó.
Các trạng thái đó bị giảm yếu,có lúc hoàn toàn biến mất và thậm chí trong một số trường hợp còn biến thành trạng thái ngược lại khi thỏa mãn. Ví dụ, như cảm giác chán ghét thức ăn khi đã quá no.
Sự xuất hiện lặp lại khi mà yêu cầu gây nên lại tái hiện, một yêu cầu về điều gì đó chỉ xảy ra một lần, mang tính chất đơn lẻ và không lặp lại nữa thì sẽ không biến thành nhu cầu.
Đó là 5 đặc điểm của nhu cầu theo quan điểm của P.A Durich. Các đặc điểm này, theo Durich, có thể xem như là các trạng thái tâm lý liên quan đến nhu cầu.
Trong giáo trình “ Tâm lý học đại cương”, các tác giả đã nêu ra những đặc điểm của nhu cầu:
Nhu cầu bao giờ cũng có đối tượng, khi nào nhu cầu gặp đối tượng có khả năng đáp ứng được sự thỏa mãn thì lúc đó nhu cầu trở thành động cơ thúc đẩy con người hoạt động nhằm đến đối tượng.
Nội dung của nhu cầu do những điều kiện và những phương thức thỏa mãn nó quy định.
Nhu cầu có tính chu kỳ.
Nhu cầu của con người khác xa về chất so với nhu cầu của con vật: nhu cầu của con người mang bản chất xã hội. Marx đã nói: “ Cái đói là cái đói nhưng cái đói được thỏa mãn bằng thịt nấu và ăn với dao, dĩa là khác xa so với cái đói dùng tay, móng và răng để nuốt chửng thịt sống”.
Trên đây là một số đặc điểm cơ bản của nhu cầu. Các đặc điểm này biểu hiện trong quá trình từ khi phát sinh nhu cầu đến khi thỏa mãn nhu cầu.
2.1.4. Phân loại nhu cầu
Theo Abraham Maslow, nhu cầu của con người phù hợp với sự phân cấp từ nhu cầu thấp nhất đến nhu cầu cao nhất. Khi một nhóm các nhu cầu được thỏa mãn thì loại nhu cầu này không còn là động cơ thúc đẩy nữa.
Nhu cầu sinh lý (Vật Chất): Là những nhu cầu cơ bản để có thể duy trì bản thân cuộc sống con người (như không khí, nước uống, thức ăn, đồ mặc, nhà ở, tình dục…). Maslow quan niệm rằng khi nhu cầu này chưa được thỏa mãn tới mức độ cần thiết để có thể duy trì cuộc sống thì nhu cầu khác sẽ không thúc đẩy được mọi người.
Nhu cầu về an toàn: Là những nhu cầu tránh sự nguy hiểm về thân thể và sự đe dọa mất việc, mất tài sản…
Nhu cầu xã hội (về liên kết và chấp nhận): Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần được những người khác chấp nhận. Con người luôn có nhu cầu yêu thương gắn bó. Cấp độ nhu cầu này cho thấy con người có nhu cầu giao tiếp để phát triển.
Nhu cầu được tôn trọng: Theo Maslow, khi con người bắt đầu thỏa mãn nhu cầu được chấp nhận là thành viên trong xã hội thì họ có xu thế tự trọng và muốn được người khác tôn trọng. Nhu cầu loại này dẫn tới sự thỏa mãn như: quyền lực, uy tín, địa vị và lòng tự tin.
Đây là mong muốn của con người nhận được sự chú ý, quan tâm và tôn trọng từ những người xung quanh và mong muốn bản thân là một “mắt xích” không thể thiếu trong hệ thống phân công lao động xã hội. Việc họ được tôn trọng cho thấy bản thân từng cá nhân đều mong muốn trở thành người hữu dụng theo một điều giản đơn là “xã hội chuộng của chuộng công”. Vì thế, con người thường có mong muốn có địa vị cao để được nhiều người tôn vọng và kính nể.
Nhu cầu tự hoàn thiện: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới chỗ mà một con người có thể đạt tới. Tức là làm cho tiềm năng của một người đạt tới mức tối đa và hoàn thành được một mục tiêu nào đó.
Đây là khát vọng và nỗ lực để đạt được mong muốn. Con người tự nhận thấy bản thân cần thực hiện một công việc nào đó theo sở thích và chỉ khi công việc đó được thực hiện thì họ mới cảm thấy hài lòng. Thuyết nhu cầu sắp xếp nhu cầu con người từ thấp lên cao. Những nhu cầu ở cấp cao hơn sẽ được thỏa mãn khi nhu cầu cấp thấp hơn được đáp ứng. Tuy nhiên điều này chỉ đúng trong từng cá thể nhất định. Ở phạm vi rộng hơn, quan điểm này không chính xác. Điều này có thể thấy ở những dân tộc mặc dù rất nghèo đói nhưng vẫn mong muốn có được độc lập tự do và đấu tranh vì điều đó.
1
2
3
4
5
Các nhu cầu này được A.Maslow mô hình hóa trong một sơ đồ hình tháp, gọi là “tháp nhu cầu Maslow”:
Trong sơ đồ trên, nhu cầu 1, 2, 3 là những nhu cầu cấp cao, phát sinh do sự thiếu hụt. Nhu cầu 4, 5 là nhu cầu cấp thấp, phát sinh bản ngã.
Với cách phân chia này, các loại nhu cầu trên có thể được xem là các mức độ nhu cầu.
Một cách phân loại khác phổ biến và triệt để hơn. Theo cách phân chia này, nhu cầu được chia làm 2 loại:
Nhu cầu vật chất là những nhu cầu gắn liền với sự tồn tại của cơ thể như ăn, ở, mặc…
Nhu cầu tinh thần bao gồm nhu cầu nhận thức, nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu giao lưu và nhu cầu hoạt động xã hội.
2.1.5. Sự hình thành nhu cầu
Về vấn đề này có sự khác nhau giữa các nhà tâm lý học phương tây và các nhà tâm lý học Mác xít.
Theo quan điểm của các nhà tâm lý học phương tây cho rằng nhu cầu sinh vật sẽ quyết định đến nhu cầu xã hội. Nhu cầu sinh vật là cơ bản và ó nguồn gốc bẩm sinh, con người không thể can thiệp được bằng ý thức và ý chí.
A.N. Leonchiev và các nhà tâm lý học Mác xít khẳng định mối quan hệ chặt chẽ giữa nhu cầu và hoạt động. “Nhu cầu là nguồn gốc của tính tích cực của hoạt động, nhưng bản thân nhu cầu lại được nảy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động”.
A.N. Leonchiev đã đưa ra sơ đồ giải thích mối quan hệ giữa nhu cầu và hoạt động (Hoạt động – Nhu cầu – Hoạt động). Ông giait thích như sau: “Thoạt đầu nhu cầu chỉ xuất hiện như một điều kiện, một tiền đề chi hoạt động. Nhưng ngay sau khi chủ thể bắt đầu hành động thì lập tức xảy ra sự biến hóa của nhu cầu và sẽ không con giống như khi nó tồn tại một cách tiềm tàng, tồn tại “tự nó” nữa. Sự phát triển của hoạt động này đi xa bao nhiêu thì cái tiền đề này của haotj động (tức nhu cầu) cũng chuyển hóa bấy nhiêu thành kết quả của hoạt động”. Ông cho rằng, bởi vì bản thân thế giới đối tượng đã hàm chứa tiềm tàng những nhu cầu, nên trong quá trình chủ thể hoạt động tích cực, tất yếu sẽ nhận thức được những yêu cầu, đòi hỏi phải được đáp ứng để tồn tại và phát triển, tức là xuất hiên nhu cầu mới. Thông qua hoạt động lao động sản xuất, loài người một mặt thỏa mãn nhu cầu hiện tại, đồng thời lại xuất hiện nhu cầu mới, vì thế con người không ngứng tích cực hoạt động lao động sản xuất qua đó thúc đẩy tiến bộ xã hội.
2.1.6. Vai trò của nhu cầu
Khoa học tâm lí cho rằng nhu cầu người là một trong những hiện tượng tâm lí người, về cơ bản có nguồn gốc từ thế giới khách quan, nó nảy sinh thông qua hoạt động của mỗi người.
Hoạt động sản xuất của con người thúc đẩy nhu cầu hình thành và phát triển, từ đó thúc đẩy xã hội tiến bộ.
Nhu cầu là một biểu hiện của tâm lý, là điều kiện bên trong có chức năng điều khiển, điều chỉnh hành vi trong quá trình chiếm lĩnh đối tượng và nhu cầu như là những gì định hướng trong mối liên hệ với những khả năng có thể thực hiện được.
Nhu cầu phát huy được tính tích cực của mình trong quá trình tìm kiếm đối tượng, tìm kiếm phương thức, phương tiện thỏa mãn nhu cầu. Khi xuất hiện nhu cầu với cường độ lớn, con người bắt đầu hoạt động để thỏa mãn.
ở con người còn có những nhu cầu khác không liên quan tới nhu cầu tồn tại, đó là nhu cầu cao cấp như đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ…trong hành vi hàng ngày của mình, con người không chỉ mong muốn thỏa mãn những nhu cầu phục vụ một cách trực tiếp mà còn muốn thỏa mãn nhu cầu cấp cao. Chính sự mong muốn là thỏa mãn nhu cầu cấp cao là động lực thúc đẩy xã hội loài người tiến những bước dài trong lịch sử phát triển.
Tuy nhiên, mặt hạn chế của nhu cầu đó là: nếu khả năng thỏa mãn nhu cầu thấp sẽ làm xuất hiện cảm xúc tiêu cực, từ đó làm giảm hoặc hạn chế việc thỏa mãn những nhu cầu cao hơn so với dự đoán.
2.1.7. Các mức độ của nhu cầu
Mức thứ nhất: lòng mong muốn
Ở mức độ này, con người còn giữ được ý thức sáng suốt, động cơ còn trong sang, nhân cách còn trọn vẹn.
Mức độ thứ hai: tham
Ở mức độ này nhân cách bắt đầu lệch lạc và thiếu sáng suốt cho nên mặc dù hoạt động rất tích cực nhưng lại mang tính ích kỷ.
Mức thứ ba: đam mê
Ở mức này, nhân cách bị tha hóa hoàn toàn mất hẳn ý thức có nhiều hoạt động thiếu sáng suốt đến mức mất hẳn tính nguời, hoạt động điên cuồng, rồ dại và độc ác.
2.2. Nhu cầu thành đạt
2.2.1. Khái niệm nhu cầu thành đạt
Vấn đề nhu cầu đã được nhiều nhà tâm lí học nghiên cứu. Nhu cầu có rất nhiều loại khác nhau và ngày càng đa dạng phong phú vì nó phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Như trên đã phân tích, các nhà tâm lí học thường phân chia nhu cầu theo đối tượng thỏa mãn, theo lĩnh vực hoạt động hoặc theo định hướng giá trị. Nhu cầu thành đạt là một loai nhu cầu trong vô số các loại nhu cầu và nó còn được ít người nghiên cứu.
Nhu cầu thành đạt là sự mong muốn chiếm được một vị trí nhất định trong môi trường xã hội và nó được biểu hiện trong thực tiễn rất rõ ràng, ví dụ như sự kính trọng, sự trung thành, sự gắn bó yêu thương của những người xung quanh. Đó là đặc điểm của nhu cầu thành đạt, bởi vì bản thân nhu cầu thành đạt bao giờ cũng được liên kết chặt chẽ với những người xung quanh. Con người ý thức được rằng trong tập thể, trong môi trường xã hội, sức mạnh của bản thân được tăng nhiều lần, các giá trị về tinh thần và vật chất mới được thừa nhận, được đánh giá và được khẳng định.
Con người có bản chất xã hội nên bao giờ cũng cần có các mối quan hệ xã hội. Các cá thể trong các mối quan hệ với nhau bao giờ cũng bao hàm các quyền lợi và nghĩa vụ. Bản chất và cơ sở của nhu cầu thành đạt xuất phát từ nhu cầu xã hội của con người. Nhu cầu thành đạt là mong muốn có một vị trí trong xã hội, có một vị trí trong trái tim mọi người, đó là sự yêu thương, sự kính trọng, sự thừa nhận, sự nể phục. Để được thừa nhận là sự thành đạt phải có sự công minh, sự thừa nhận của những người xung quanh về những phẩm chất tâm lí tương xứng với vị trí mình đang chiếm giữ trong bậc thang của xã hội.
Các nhà tâm lí học thuộc trường phái Saint-Peterbourg đã đi sâu phân tích những phẩm chất tâm lí của nhu cầu thành đạt. Họ đã xuất phát từ quan điểm nhu cầu là cái cốt lõi trong nhân cách, nó là cơ sở để hình thành những động cơ khác nhau, tính cách và những phẩm chất khác nhau. Theo quan điểm đó, họ cho rằng nhu cầu thành đạt là sự mong muốn của con người vượt qua những gì đã đạt được trong lĩnh vực hoạt động nhất định để vươn tới những thành quả cao hơn nữa, không hài lòng những gì hiện có. Nó biểu hiện ước vọng luôn luôn muốn đạt được kết quả cao và mong muốn được thể nghiệm những thành tích đạt được trong bất kì hoạt động nào, (hoạt động ít hay nhiều ý nghĩa) mong muốn kết thúc công việc thật tốt. Nhu cầu thành đạt bao giờ cũng liên quan đến mức độ của kỳ vọng và chính kỳ vọng sẽ giúp cho quá trình hình thành mục đích. Nhu cầu thành đạt được thể hiện dựa trên cơ sở sự bền bỉ vượt qua những khó khăn trở ngại, đặc trưng của nó được thể hiện ở chỗ có xu hướng giải quyết không chỉ những nhiệm vụ đã được đề ra mà mong muốn sao cho công việc đạt được hiệu quả cao hơn để bản thân chủ thể của nhu cầu có sự hài lòng đặc biệt với kết quả. Các nhà tâm lí học cho rằng nhìn chung nhu cầu thành đạt có quan hệ chặt chẽ với kết quả học tập. Nhu cầu thành đạt cao phải có những phẩm chất kiên trì nhẫn nại đạt bằng được các mục đích đề ra mà không bao giờ hài lòng và thảo mãn nhừng gì đã đạt được, mong muốn làm được tốt hơn trước kia và có khuynh hướng rất hứng thú với công việc. Trong mọi trường hợp chủ thể có cảm xúc dương tính trong việc thể nghiệm thành tích. Ở họ có nhu cầu tạo ra các các thức mới khi đang tiến hành những công việc bình thường và mong muốn có sự sáng tạo nhỏ. Chủ thể có nh cầu thành đạt không bao giờ hài lòng với những công việc quá dễ hay những thành tích đạt được một cách dễ dàng. Họ luôn có tâm thế sẵn sàng giúp đỡ người khác và bản thân cũng rất sẵn sàng nhận sự giúp đỡ từ những người xung quanh trong quá trình giải quyết những nhiệm vụ khó khăn để cùng ngay thể nghiệm sự vui mừng khi đạt được thành tích.
P.V.Ximônôv cho rằng trong nhu cầu thành đạt có nhu cầu nhận thức các chuẩn mực xã hội mang tính sã hội lịch sự (chuẩn mực thỏa mãn). Ở những xã hội khác nhau với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, giai cấp khác nhau thì chuẩn mực thành đạt cũng rất khác nhau bởi vì trong giới hạn những chuẩn mực, nhu cầu phát triển vượt qua các chuẩn mực, lực hấp dẫn đối với sự vượt trội của các chuẩn mực đang tồn tại ngày càng cao và nhu cầu thành đạt cũng phát triển càng cao.
Trong nhu cầu nhận thức chuẩn mực phải có sự đạt được những tri thức thời đại, chính vì vậy nhu cầu hiểu biết là nhu cầu phát triển và trong thực tế nó rất phức tạp. Các nhà tâm lí học rất khó khăn khi đặt tên cho nó. Nếu như nhu cầu thành đạt không bị giới hạn bởi sự nhận thức, bởi một chuẩn tương đối đang tồn tại thì thế giới là vô tận và nhận thức cũng là vô tận. Trong nhu cầu thành đạt sự nhận thức chuẩn mực có những bậc thang. Bức tranh nhu cầu thành đạt rất phức tạp. Ở đây chuẩn mực không chỉ tồn tại, mặc dù có sự tương quan bền vững với cấu trúc của các mối quan hệ xã hội, thường thường chủ thể mong muốn làm sao vị trí, tình thế của mình trong xã hội ngày càng tốt hơn. Trong tình huống đó, nhu cầu thành đạt phát triển, chủ thể h oặc là mong muốn hoàn thiện các chuẩn hoặc mong muốn làm tốt hơn tình trạng của mình, của xã hội và nó phụ thuộc vào bậc thang của nhu cầu. Tuy nhiên những người đã thành đạt ở mức độ cao, có một vị trí xã hội tốt không có ý định thay đổi chúng.
Theo Trernưsevxki [40], nhu cầu thành đạt, nghĩa là chiếm được một vị trí xác định trong xã hội, chủ thể mong muốn được kính trọng và được mọi người trong cộng đồng thừa nhận. Đây là một loại nhu cầu rất mạnh ở con người. Có những người thật vĩ đại, có mục đích và lý lẽ, nhưng lại là người khiếm tốn.
Ở một số người có đầy đủ mọi phương tiện vượt qua cả nhu cầu thành đạt, ở những người khác thì ngược lại không có sự tương ứng giữa nhu cầu thành đạt với phương tiện đã có. Ở bản thân họ sự nhiệt tình, lòng hăng hái bị ám ảnh và những dụng ý tốt đẹp của họ rất yếu. Như vậy khát vọng nhận thức và lực đẩy của những người có nu cầu thành đạt còn phụ thuộc một phần vào khả năng nắm vững các phương tiện của chủ thể. Một con người bình thường có nhu cầu thành đạt và họ đạt được mục đích rất lâu và khó nhọc vì chủ thể tin là rất khó đạt được các mục đích. Lúc này mục đích (nhu cầu thành đạt) sẽ khó tránh khỏi sự chuyển tải và đổi sang mục đích khác gần gũi hơn, dễ đạt được hơn. Như vậy nếu không đủ phương tiện thì các mục đích sẽ xích lại gần nhau và bị đơn giản hóa sẽ trở thành người tầm thường. Trong trường hợp ngược lại, bản thân mục đích đạt được (thậm chí một tri thức của phương tiện để đạt được mục đích và trong thực tế mục đích này đạt được) thì mục đích này sẽ trở thành mục đích mới hơn có ý nghĩa hơn và có tầm xa hơn. Chính vì vậy sự trang bị phương tiện, phương thức nắm vững chúng và tri thức sẽ mở rộng (khuyếch trương) mục đích.
Trong cuộc sống và hoạt động mỗi chúng ta tiếp xúc một loạt các chuẩn mực xã hội để thỏa mãn nhu cầu. Các chuẩn mực xã hội này bắt đầu xuất hiện khi có xã hội loài người. Các phương tiện, phương thức đạt tới chuẩn mực xã hội tồn tại ở mỗi thời đại, mỗi cộng đồng gọi là văn hóa cũng sẽ rất khác nhau. Chủ thể nắm vững những phương thức, phương tiện và chuẩn mực của nhu cầu thành đạt của mình nhờ sự giáo dục.
Các chuẩn mực xã hội cũng giống như nhu cầu nên rất đa dạng, con người nắm vững được nó ngoài yếu tố giáo dục còn có yếu tố thể nghiệm chúng trong quá trình thỏa mãn nhu cầu, nhờ vậy chủ thể sẽ nắm vững được chuẩn mực của xã hội.
Trong quá trình phát triển, yêu cầu phải tích lũy những thông tin có giá trị mới, như vậy giá trị của thông tin giúp có được xác suất phát triển cao của nhu cầu thành đạt (sẽ đạt được thành tích). Việc thỏa mãn những nhu cầu thành đạt nhờ việc thấu hiểu những thông tin này là rất quan trọng. A. Kharkevir [59] viết : “Trong quá trình phát triển của môi trường có sự phát triển của thông tin giá trị. Những thông tin này có thể đã được lấy ra từ những tiếng ồn được phát hiện một cách khách quan (nó tồn tại một cách khách quan).
Một số tác giả cho rằng cần phải xem xét cơ chế dự đoán khả năng thỏa mãn nhu cầu, trước hết phải chú ý tới ảnh hưởng của cảm xúc tới nhu cầu. Cảm xúc âm tính giúp chúng ta dự đoán chủ thể sẽ không thuận lợi, nó còn tệ hơn cả bi quan chán đời vì kéo dài con đường để đạt được thỏa mãn nhu cầu một cách chủ quan. Còn cảm xúc dương tính sẽ làm ngắn con đường thỏa mãn, làm đơn giản hóa và sẽ giúp chủ thể đưa ra được những mục đích có thể đạt được và thường xuyên có khả năng đánh giá trước sự thành đạt thực tế, chủ thể có cảm giác say sưa thắng lợi. Những gì liên quan đến sự chuyển tải của nhu cầu, đó là sự tăng cường sự ép buộc mặc dù xác suất của sự thành đạt rất thấp. Mặt khác nhu cầu mạnh (cường độ cao) nhưng có khuynh hướng đánh giá thấp (coi nhẹ) những xác suất đang lớn mạnh. Với những nhu cầu mạnh dường như phần thắng không chỉ là những gì có ý nghĩa.
Sự ảnh hưởng lẫn nhau giữa các cơ chế của nhu cầu và của cảm xúc với các cơ chế dự đoán trước sự đạt được mục đích đã ảnh hưởng tới sự dao động các chỉ số của kỳ vọng. Sự việc thể hiện ở chỗ những người khác nhau theo những cách khác nhau sẽ đo sự khó khăn khác nhau của các nhiệm vụ (trong những điều kiện mà bản thân học điều chỉnh những khó khăn này) và nó phụ thuộc vào sự thành công hay thất bại của những thể nghiệm theo thứ tự. Nhìn chung có thể nói rằng nhu cầu có cường độ khác nhau. Con người sẵn lòng hướng tới mục đích khi nhiệm vụ gặp khó khăn nhưng thấy có khả năng giải quyết nhiệm vụ. Nguyên tắc này về ý tưởng có thể trùng khớp với cảm xúc mang tính cực đại mà nó nhận được và nhiệm vụ trở nên đơn giản khi có sự hiểu biết phong phú về phương tiện trước khi nhiệm vụ trở nên quá sức sẽ ảnh hưởng đến trạng thái cảm xúc và được gọi là sự không thỏa mãn hoạt động của mình. Tính chất phức tạp đặc biệt của hoạt động cảm xúc đơn giản được thể hiện ở chỗ yếu tố cảm xúc của nhu cầu và những cơ chế dự đoán sẽ ảnh hưởng lẫn nhau, chúng được nảy sinh phụ thuộc những nhân tố bị chúng làm thay đổi. Tất cả các yếu tố như nhu cầu, thông tin, cảm xúc, ý chí, hành động bện thành những mắt xích liên kết thuận nghịch, thống nhất của quá trình chuyển tải nhu cầu thành hành vi ở bên ngoài đang được điều khiển.
Tóm lại, nhu cầu thành đạt là sự mong muốn có một vị trí nhất định trong xã hội cùng với những phẩm chất tâm lí phù hợp với vị trí đó để được mọi người xung quanh thừa nhận.
2.2.2. Những biểu hiện của nhu cầu thành đạt
Những người có nhu cầu thành đạt cao thường thích làm một vấn đề nào đó hơn là đề chờ đợi cơ hội. Họ thích một mức độ rủi ro trung bình, vì họ cảm thấy những cố gắng và khả năng của họ có lẽ sẽ ảnh hưởng tới kết quả.
Một đặc trưng khác của người có nhu cầu thành đạt là họ quan tâm nhiều tới thành tích hơn là phần thưởng cho sự thành công. Họ không phản đối phần thưởng, nhưng đối với họ phần thưởng không quan trọng như chính thành công. Họ thấy thú vị trong việc giành được chiến thắng hoặc giải quyết một vấn đề khó khăn hơn là nhận được tiền và giải thưởng. Tiền đối với người có động cơ thành tích có giá trị đơn giản chỉ như sự đo lường công việc của họ. Nó cung cấp cho họ phương tiện đánh giá sự tiến bộ và so sánh những thành tựu của họ với thành tựu của những người khác. Một ước muốn của người có nhu cầu thành tích cao đi tìm những tình huống mà trong đó họ có được những sự phản hồi cụ thể về việc họ đã làm tốt như thế nào có liên quan mật thiết tới sự quan tâm đối với sự hoàn thành công việc của cá nhân họ. Bản chất của sự phản hồi lâu quan trọng đối với những người có nhu cầu thành đạt. Họ trả lời một cách thích thú thông tin về công việc của họ. Họ không
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NHU C7846U THNH 2727840T C7910A THANH NIN.doc
- PHI7870U XIN KI7870N.doc