MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CỦA CÂY HOA HỒNG
1.1.1 Nguồn góc và sự phân bố
1.1.2 Đặc tính thực vật
1.2 SƠ LƯỢT VỀ NUÔI CẤY MỘ THỰC VẬT
1.2.1 Các giai đoạn của nuôi cấy mô thực vật
1.2.2 Tầm quan trọng của phương pháp nuôi cấy mô thực vật
1.2.3 Thành phần môi trường nuôi cấy mô thực vật
1.2.3.1 Nước
1.2.3.2 Các nguyên tố khoáng đa lượng
1.2.3.3 Các nguyên tố vi lượng
1.2.3.4 Nguồn cacbohydrate
1.2.3.5 Vitamin
1.2.3.6 Agra
1.2.3.7 Nước dừa
1.2.3.8 Chất điều hoà sinh trưởng
1.2.3.9 Than hoạt tính
1.2.3.10 pH
1.3 MỘT SỐ KẾT QUẢ NUÔI CẤY MÔ CÂY HOA HỒNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
1.3.1 Các công trình trong nước
1.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1.1 Vật liệu
2.1.2 Thiết bị và hoá chất
2.1.3 Địa điểm và thời gian tiếng hành thí nghiệm
2.1.4 Điều kiện thí nghiệm
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
2.2.2 Khữ trùng mẫu cấy
2.2.3 Bố trí thí nghiệm
2.2.4 Phân tích số liệu
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1 HIỆU QUẢ CỦA BA TRÊN SỰ TẠO CHỒI CỦA CÂY HỒNG TỶ MUỘI
3.1.1 Tỷ lệ sống
3.1.2 Số lá
3.1.3 Chiều cao chồi
3.2 HIỆU QUẢ CỦA BA VÀ NAA TRÊN SỰ NHÂN CHỒI CỦA CÂY HỒNG TỶ MUỘI
3.2.1 Số chồi
3.2.2 Chiều cao chồi
3.2.3 Số lá
3.2.4 Trọng lượng tươi gia tăng
3.3 HIỆU QUẢ CỦA NAA VÀ THAN HOẠT TÍNH TRÊN SỰ TẠO RỂ CỦA CÂY HỒNG TỶ MUỘI
3.3.1 Số rể và chiều dài rể
3.3.1.1 Số rể
3.3.1.2 Chiều dài rể
3.3.2 Chiều cao chồi gia tăng
3.3.3 Số lá gia tăng
3.3.4 Trọng lượng tươi gia tăng
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
4.1 KẾT LUẬN
4.2 ĐỀ NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
38 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4137 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu nuôi cấy mô hoa hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nuôi cấy mô thực vật. Agar tan ở 100oC và đông đặc ở 45oC. Độ cứng của agar quyết định bởi nồng độ agar sử dụng và độ pH của môi trường nuôi cấy. Nồng độ agar thường sử dụng trong môi trường nuôi cấy mô thực vật là 6-8 g. Nồng độ agar được sử dụng sẽ ảnh hưởng đến thế năng nước trong môi trường nuôi cấy, độ cứng của môi trường, sự sinh trưởng của mẫu cấy, các vấn đề sinh lý của mẫu cấy như sự thừa nước và hoạt động của cytokinin trong môi trường có agar.
Độ tinh khiết cua agar trong môi trường nuôi cấy rất quan trọng. Người ta đã chứng minh được rằng trong agar có chứa Ca, Mg, K, Na và sự tha agar trong môi trường nuôi cấy rất quan trọng.
Nước dừa
Trong nuôi cấy mô thực vật thường sử dụng nước dưa từ trái dừa bánh tẻ và trái dừa già. Thành phần của nước dừa khá phong phú nhưng có chứa myo-inositol, các chất thuộc nhóm cytokinin và một số amino acid khác Diphenylurea (DPU) có hoạt tính giống như cytokinin là thành phần chính trong nước dừa. Các thành phần này có hàm lượng thay đổi khác nhau giữa quả non, quả già, thậm chí khác nhau giữa những quả cùng độ tuổi.
Chất điều hoà sinh trưởng
Các chất điều hòa sinh trưởng có vai trò quan trọng trong quá trình phát sinh hình thái thực vật nuôi cấy mô. Hiệu quả tác động của nó phụ thuộc vào: nồng độ sử dụng, mẫu nuôi cấy và hoạt tính vốn có của nó.
Tỷ lệ cytokinin và auxin trong môi trường nuôi cấy ảnh hưởng đến sự thành lập tạo chồi và rễ. thành lập tạo chồi và rễ. Một tỷ lệ cao cytokinin và auxin thấp thích hợp cho sự tạo rễ, còn ở mức độ trung gian thích hợp cho tạo mô sẹo.
Auxin:
Auxin được chia thành 2 loại: auxin tự nhiên và auxin tổng hợp. Auxin tự nhiên được tìm thấy ở thực vật là indole-3- acid acetic (IAA) và auxin tổng hợp là indole-3- butylric acid (IBA), 2,4-dichlorphenolxyacetic acid (2,4-D), 1-napthalene acetic acid (NAA).IAA nhạy cảm với nhiệt độ và bị phân hủy trong quá trình hấp tiệt trùng và IAA không ổn đinh trong môi trường nuôi cấy mô. NAA và 2,4- D không bị biến tính trong quá trình hấp tiệt trùng.
Trong lĩnh vực nuôi cấy mô, nhóm auxin được đưa vào môi trường nuôi cấy nhằm thúc đẩy sự sinh trưởng và giãn nở của tế bào, tăng cường các quá trình sinh tổng hợp và trao đổi chất, kích thích hình thành rễ và tham gia vào cảm ứng phát sinh phôi vô tính. Tùy loại auxin, hàm lượng sử dụng và đối tượng nuôi cấy mà tác động sinh lý của auxin là kích thích sinh trưởng của mô, hoạt hóa sự hình thành rễ hay hình thành mô sẹo (callus). Nồng độ auxin thường được sử dụng trong môi trường nuôi cấy là 0,1- 2,0 mg/l vì chúng có hiệu quả ở nồng độ thấp.
Cytokinin:
Zeatin là cytokinin tự nhiên được trích từ hạt bắp nảy mầm. Kinetin và 6-Benzyl adenine được tổng hợp đầu tiên nhưng gần đây người ta đã chứng minh là được tạo ra ở một vài loại cây. Cytokinin kích thích sự phân chia tế bào, sự hình thành và sinh trưởng của chồi nuôi cấy mô. Đồng thời, nó ức chế sự tạo rễ và hình thành mô sẹo. Nồng độ sử dụng là 0,1-2 mg/l. Ở nồng độ cao, cytokinin có tác dụng kích thích rõ rệt đến sự hình thành chồi bất định, đồng thời ức chế sự tạo rễ của chồi nuôi cấy.
Tuy nhiên trong trường hợp không bổ sung cytokinin thì sau 10-12 ngày cũng cho ra chồi nhưng tỷ lệ rất thấp.
Than hoạt tính
Bổ sung than hoạt tính vào môi trường nuôi cấy có tác dụng khử độc. Than hoạt tính cho vào môi trường để hấp thụ các chất màu, các hợp chất phenol… trong trường hợp những chất đó gây ức chế sinh trưởng của mẫu nghiên cứu. Than hoạt tính làm thay đổi môi trường ánh sáng, do môi trường trở nên sẫm khi có nó vì thế có sự kích thích sự hình thành và sinh trưởng của rễ. Than hoạt tính còn là một trong những chất chống oxy hóa tốt. Nhìn chung nó có ảnh hưởng trên 3 mặt: hút các hợp chất cản, hút các chất điều hòa sinh trưởng thực vật trong môi trường nuôi cấy hoặc làm đen môi trường.
pH
pH của môi trường là một yếu tố quan trọng. Sự ổn định của pH môi trường là yếu tố duy trì trao đổi chất trong tế bào Ngoài ra sự bền vững và hấp thụ một loạt các chất phụ thuộc vào pH môi trường. Đặc biệt mẫn cảm với pH là NAA, gibebrellin và các vitamin. Sự hấp thu các hợp chất sắt cũng phụ thuộc vào pH. Để chỉnh pH của môi trường có thể dùng dung dịch 10% hoặc 1N NaOH và 1N HCl. pH của đa số môi trường được điều chỉnh giữa 5,5- 6 trước khi hấp khử trùng. pH dưới 5,5 làm agar khó chuyển sang trạng thái gel còn pH lớn hơn 6 agar có thể rất cứng.
MỘT SỐ KẾT QUẢ NUÔI CẤY MÔ CÂY HOA HỒNG ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
Các công trình trong nước
Nguyễn Thị Kim Thanh(2005), đã công bố kết quả nhân giống cây hoa hồng đỏ và cây hoa hồng trắng bằng kỹ thuật nuôi cấy in vitro, sử dụng môi trường cơ bản MS+20 g/l sucrose+ 5,6 g/l agar, với các kết quả cho từng công đoạn:
Tạo vật liệu khởi đầu: khử trùng mắt ngủ bằng HgCl2 0,5% trong 5 phút, hoặc dùng Haiter 10% trong 10 phút cho tỷ lệ mẫu sạch trên 60%. Mẫu này được cấy vào môi trường bổ sung BA hoặc Kinetin 1mg/l, mẫu sẽ bật chồi 100% sau 14 ngày nuôi cấy.
Nhân chồi (sau 4 tuần nuôi cấy): sử dụng 2 mg/l BA đối với giống hồng đỏ cho hệ số nhân cao nhất là 3,47 và 1,5 mg/l đối với giống hồng trắng cho hệ số nhân cao nhất là 5,94; sử dụng được cả môi trường đặc và lỏng cho nhân chồi hoa hồng đỏ, riêng hoa hồng trắng thì chỉ nên sử dụng môi trường lỏng; pH=6 là thích hợp cho cả hai loại hoa hồng.
Ra rễ tạo cây hoàn chỉnh: môi trường bổ sung 2 mg/l NAA hoặc 2 mg/l IBA cho hiệu quả tạo rễ trên 60%.
Theo Nguyễn Kim Hằng (2005), trên cây hoa hồng (Rosa chinensis) sử dụng 1,5 mg/l BA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng NAA riêng lẽ (1mg/l) hoặc NAA (2mg/l) kết hợp với than hoạt tính (2g/l) để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất.
Hồ Tân (2006), giai đoạn khởi đầu: môi trường bổ sung 3 mg/l BA cho tỷ lệ tạo chồi từ mầm ngủ cao nhất; giai đoạn nhân chồi: môi trường bổ sung 1 mg/l BA cho số chồi tăng cao nhất; giai đoạn tạo rễ: môi trường bổ sung 2 mg/l NAA tạo rễ là tốt nhất. Theo Lê Minh Lý (2007), trong giai đoạn nhân chồi của giống hoa hồng Rosa hybrid bổ sung thêm 1-2 mg/l BA là thích hợp để nhân chồi.
Nguyễn Hữu Tính (2008), đối với cây hoa hồng nhung ( Rosa chinensis L): sử dụng 1,5 mg/l BA kết hợp với 0,15 mg/l NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất; sử dụng 0,5 mg/l NAA kết hợp với 2 mg/l than hoạt tính để tạo cây hoàn chỉnh là tốt nhất.
Các nghiên cứu ở ngoài nước
Theo kết quả nghiên cứu của Roy và cộng tác viên (2004), khi sử dụng 1mg/l và 0.5 mg/l IAA để tạo rễ cho cây Rosa sp thì sau 4 tuần đã cho kết quả cao (85% rễ của cây Rosa sp thành lập).
Kết quả nghiên cứu của Arif và cộng tác viên (1991), giai đoạn nhân chồi bổ sung thêm 3 mg/l BA và 0,05 mg/l NAA có tác dụng làm chồi cây hoa hồng mini tăng cao nhất. Al-Khalifah và cộng tác viên (2005), khi sử dụng 3,0 mg/l BA kết hợp với 0,2 mg/l kinetin thì cây thì cây Rosa hybrid L có tỷ lệ chồi tăng 71,1%.
Theo Soomro và cộng tác viên (2003), để tạo rễ của cây Rosa indica đã sử dụng 0,6 mg/l IBA và 0,1 mg/l NAA sau khoảng thời gian 12 tuần thì rễ sẽ tăng 50%; để tạo chồi của cây Rosa indica đã sử dụng 2,0 mg/l IBA và 2,0 mg/l IAA sau khoảng 12 tuần tỷ lệ chồi tăng 70%.
Hamed và cộng tác viên (2006), để tạo chồi của cây Rosa indica L đã được sử dụng 1,5 mg/l BAP sau 7 ngày đã cho kết quả cao (100% chòi hình thành). Còn khi sử dung,5 mg/l BAP và 0,5 mg/l kinetin thì sau 10 ngày có 98% chồi hình thành. Theo kết quả nghiên cứu của Khosravi và cộng tác viên (2007), trên cây Rosa hybrid sử dụng 4 µM BAP kết hợp với 0,5 µM NAA cho hệ số nhân chồi cao nhất.
Chương 2
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Thí nghiêm được tiến hành trên giống hoa hồng tỷ muội đỏ. Thí nghiệm sử dụng nguồn mẫu từ cây mẹ khỏe mạnh, mập mạp, không sâu bệnh.
Khi những chồi non được 3 tuần tuổi thì tiến hành lấy mẫu. chọn những đoạn chồi than không quá non cũng không quá già để tiến hành khử trùng mẫu và nuôi cấy.
Những đoạn chồi thân sau khi cắt ra và khử trùng được sử dụng để bố trí thí nghiệm 1. Sau 2 tuần chồi mới phát triển, vươn cao và được nhân lên để bố trí các thí nghiệm còn lại.
Thiết bị và hoá chất
Trang thiết bị thí nghiệm: tủ cấy vô trùng, cân điện tử, nồi thanh trùng(autoclave), máy đo pH, bếp khử trùng dụng cụ cấy, tủ sấy giấy, các dụng cụ thủy tinh dùng trong thí nghiệm: ống đong, keo, ống nghiệm…
Hóa chất gồm có: Môi trường khoáng đa lượng – vi lượng MS( Murashige và Skoog). Vitamin như thiamin, pyridoxine, nicotinic acid, myo – inositol. Các chất điều hòa sinh trưởngthực vật: 6 - Benzyl adenine (BA), 1 – naphthaleneacetic (NAA). Hóa chất khử trùng mẫu vật: cồn 70o, xà phòng Sunligh, bột giặt, nước Javel và các chất khác như: đường sucrose, agar, nước dừa tươi, than hoạt tính.
Địa điểm và thời gian tiến hành thí nghiệm
Thí nghiệm được tiến hành tại phòng nuôi cấy mô, bộ phận sinh lý – Sinh hóa, khoa Nông nghiệp và SHUD, Trường Đại học Cần Thơ, đường 3/2 Tp Cần Thơ. Thời gian thực hiện : từ tháng 12/2008 đến tháng 5/2009.
Điều kiện thí nghiệm
Thí nghiệm được thực hiện trong điều kiện phòng cấy mô (nhiệt độ 26 +2oC, cường độ chiếu sang 1500 lux, thời gian chiếu sang 16 giờ/ngày)
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chuẩn bị môi trường nuôi cấy
Sử dụng môi trường cơ bản theo MS có bổ sung them 30g/l đường sucrose, 7g/l agar, 10% nước dừa tươi, vitamin theo Morel (1951) và 0,1g/l , myo – inositol. Ngoài ra, tùy theo thí nghiệm có bổ sung thêm vào môi trường nuôi cấy 2g/l than hoạt tính và các chất điều hòa sinh trưởng thực vật như: 6-Benzyl adenine (BA), 1 – naphthaleneacetic (NAA).
Môi trường nuôi cấy được điều chỉnh pH = 5,8. Tùy theo thí nghiệm mà sử dụng hay ống nghiệm(keo rót 40ml môi trường, ống nghiệm rót 12ml môi trường) và chuyển vào nồi hấp khử trùng có nhiệt độ 121oC, áp suất 1atm, trong thời gian 20 phút.
Khử trùng mẫu cấy
Các chồi thân không quá non cũng không quá già cắt từ cây mẹ trồng trong nhà lưới được đem vào phòng thí nghiệm để khử trùng và làm mẫu cấy.
Mẫu cấy được bỏ hết lá, cắt thành từng đoạn rồi cho vào keo và lắc nhanh với 4 giọt xà phòng Sunligh. Sau đó, mẫu cầy được ngâm trong bột giặt khoảng 10 phút và rửa sạch lại dưới vòi nước chảy.Các thao tác tiếp theo được thực hiện trong tủ cấy vô trùng: rửa bằng cồn 70o khoảng 30 giây và rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng. Sau đó, mẫu cấy được lắc đều với dung dịch khử trùng Javel cộng thêm 2 giọt nước xà phòng Sunligh 17 phút, rồi rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng. Tiếp đến, mẫu cấy lại được lắc đều với dung dịch khử trùng Javel 15 phút nhưng không có thêm nước xà phòng Sunligh và rửa lại 4 lần bằng nước cất vô trùng.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1: Hiệu quả của BA trên sự tạo chồi cây hồng tỷ muội
Mục đích: Tìm ra nồng độ BA thích hợp cho giai đoạn tạo chồi từ mầm ngủ.
Mẫu cấy: Chọn những chồi thân với một mắt lá vừa được khử trùng để bố trí thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 4 nghiệm thức, 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 3 ống nghiệm đựng môi trường, mỗi ống nghiệm có 1 mẫu.
Ký hiệu các nhiệm thức:
NT1: Đối chứng
NT2: 0,1mg/l BA
NT3: 1,5mg/l BA
NT4: 2 mg/l BA
Các chỉ tiêu theo dõi:
Tỷ lệ sống: mẫu cấy có mầm ngủ vẫn còn xanh.
Số lá, chiều cao chồi
Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2 tuần sau khi cấy.
Thí nghiệm 2: Hiệu quả của BAvà BAA trên sự nhân chồi cây hồng tỷ muội
Mục đích: Tìm ra nồng độ BA và NAA thích hợp kết hợp cho giai đoạn nhân chồi thích hợp cho giai đoạn tạo chồi từ mầm ngủ.
Mẫu cấy: Chọn những chồi thân với một mắt lá ở vị trí thứ tư từ ngọn xuống để bố trí thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 6 nghiệm thức, 6 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo đựng môi trường, mỗi keo có 3 mẫu.
Ký hiệu các nhiệm thức:
NT1: Đối chứng
NT2: 0,2mg/l BA
NT3: 1,5mg/l BA
NT4: 3 mg/l BA
NT5: 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
NT6: 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
Các chỉ tiêu theo dõi:
Số chồi
Số lá, chiều cao chồi
Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, 5 tuần sau khi cấy.
Thí nghiệm 3: Hiệu quả của NAA và than hoạt tính trên sự tạo rể cây hồng tỷ muội
Mục đích: Tìm ra nồng độ NAA thích hợp cho giai đoạn tạo rể .
Mẫu cấy: Chọn những chồi cao từ 1- 2 cm để bố trí thí nghiệm.
Bố trí thí nghiệm: theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên 1 nhân tố, 7 nghiệm thức, 8 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là 1 keo đựng môi trường, mỗi keo có 3 mẫu.
Ký hiệu các nhiệm thức:
NT1: Đối chứng
NT2: 0,5 mg/l NAA
NT3: 1 mg/l NAA
NT4: 2 mg/l NAA
NT5: 0,5 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính
NT6: 1 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính
NT5: 2 mg/l NAA + 2 mg/l than hoạt tính
Các chỉ tiêu theo dõi:
Số rễ, chiều cao rễ
Chiều cao cây, số lá gia tăng
Trọng lượng tươi gia tăng
Thời gian lấy chỉ tiêu: 1, 2, 3, 4, tuần sau khi cấy.
Phân tích số liệu
Xử lý số liệu bằng chương trình Microsoft Excel và chạy thống kê thí nghiệm bằng chương trình Statgraphichc.
Chương 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
HIỆU QUẢ CỦA BA TRÊN SỰ TẠO CHỒI CỦA CÂY HỒNG TỶ MUỘI
Tỷ lệ sống
Qua kết quả trình bày ở Bảng 3.1 vào thời điểm 1 tuần sau khi cấy thì nghiệm thức BA 0,1 mg/l và nghiệm thức BA 2 mg/l cho số tỷ lệ sống (%) của mẫu cây hoa hồng tỷ muội cao nhất (100%) khác biệt có ý nghĩa thống kê 5% so với các thí nghiệm thức đối chứng (66,7%) nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA (88,9%).
Bảng 3.1: tỷ lệ sống (%) của mẫu cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA khác nhau 1 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Tỷ lệ sống (%)
1 tuần sau khi cấy
Đối chứng
0,1 mg/l BA
1,5 mg/l BA
2 mg/l BA
66,7 b
100,0 a
88,9 a
100,0 a
F
CV (%)
LSD
**
10,81
18,10
Số lá
Kết quả trình bày ở Bảng 3.2 cho thấy vào thời điểm 1 tuần sau khi cấy số lá gia tăng cao nhất ở các nghiệm thức BA 0,1 mg/l là 2,6 lá khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5 % so với các nghiệm thức còn lại. Số lá thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng là 0,9 lá. Nghiệm thức 1,5 mg/l BA (1,6 lá) và nghiệm thức 2 mg/l BA (1,7 lá) khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng (0,9 lá).
Bảng 3.2: số lá của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA khác nhau 2 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Số lá
1 tuần sau khi cấy
2 tuần sau khi cấy
Đối chứng
0,1 mg/l BA
1,5 mg/l BA
2 mg/l BA
0,9 c
2,6 a
1,6 b
1,7 b
2,6 d
5,6 d
3,6 c
4,7 b
F
CV (%)
LSD0,05
**
10,09
0,3151
**
10,02
0,7717
Kết quả tuần 2 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,1 mg/l vẫn cho số lá gia tăng cao nhất (5,6 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Tại thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đồi chứng (2,6 lá).
Chiều cao chồi
Kết quả trình bày ở Bảng 3.3 cho thấy nghiệm thức BA 0,1 mg/l cho chiều cao chồi gia tăng cao và ổn định qua 2 tuần nuôi cấy. Tuần đầu sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,1 mg/l cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (1 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (0,5 cm), tuy nhiên nó khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA (0,6 cm) và nghiệm thức 2 mg/l BA (0,6 cm).
Kết quả tuần 2 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,1 mg/l vẫn cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (1,8 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại (Hình 3.1). Tại thời điểm này chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (0,9 cm). Nghiệm thức 1,5 mg/l BA (1,1 cm) và nghiệm thức 2 mg/l BA (1,7 lá) khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với đối chứng (0,9 cm).
Bảng 3.3: Chiều cao chồi (cm) của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA khác nhau 2 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Chiều cao chồi (cm)
1 tuần sau khi cấy
2 tuần sau khi cấy
Đối chứng
0,1 mg/l BA
1,5 mg/l BA
2 mg/l BA
0,5 b
1,0 a
0,6 b
0,6 b
0,9 c
1,8 a
1,1 b
1,1 b
F
CV (%)
LSD0,05
**
9,13
0,1191
**
4,72
0,1031
Hình 3.1: chồi của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA khác nhau 2 tuần sau khi cấy. A) Đối chứng, B) 0,1 mg/l BA, C) 1,5 mg/l BA, D) 2 mg/l BA.
Tóm lại, môi trường MS kết hợp với 0,1 mg/l BA cho hiệu quả tạo chồi cao nhất với chiều cao chồi là 1,8 cm và số lá đạt được 5,6 lá sau 2 tuần nuôi cấy.
HIỆU QUẢ CỦA BA VÀ NAA TRÊN SỰ NHÂN CHỒI CÂY HỒNG TỶ MUỘI
Số chồi
Kết quả trình bày từ bảng 3.4 cho thấy nghiệm thức sử dụng BA 1,5 mg/l cho hiệu quả tạo số chồi cao và ổn định qua các tuần nuôi cấy. Tại thời điểm 4 tuần sau khi cấy, nghiệm thức BA 1,5 mg/l cho số chồi tăng cao nhất (1,8 chồi) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại, số chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,0 chồi) và nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,1 chồi).
Bảng 3.4 số chồi của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA và NAA khác nhau 5 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Tuần sau khi cấy
4
5
Đối chứng
0,2 mg/l
1,5 mg/l BA
3 mg/l BA
1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
1,0 c
1,3 b
1,8 a
1,1 bc
1,0 c
1,3 c
1,0 d
1,4 b
2,2 a
1,3 bc
1,1 cd
1,3 bcd
F
CV (%)
LSD0,05
**
17,24
0,2529
**
17,80
0,2864
Kết quả tuần sau khi cấy cho thấy nghiệm thức BA 1,5 mg/l cho số chồi tăng cao nhất (2,2 chồi) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với nghiệm thức còn lại. Số chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,0 chồi) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA và 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (Hình 3.2)
Hình 3.2: số chồi của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA và NAA khác nhau 5 tuần sau khi cấy. A) đối chứng, B) 0,2 mg/l BA, C) 1,5 mg/l BA, D) 3 mg/l BA, E) 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA, F) 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA.
Chiều cao chồi
Kết quả trình bày ở Bảng 3.5 cho nghiệm thức sử dụng 0,2 mg/l BA cho chiều cao chồi gia tăng cao và ổn định qua các tuần nuôi cấy. Tuần đầu sau khi cấy, nghiêm thức BA 0,2 mg/l cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (0,4 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại, chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,1 cm) và nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,1 cm).
Bảng 3.5: chiều cao chồi (cm) của cay hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA và NAA khác nhau 5 tuần sau khi cấy
Nghiệm thức
Tuần sau khi cấy
1
2
3
4
5
Đối chứng
0,2 mg/l BA
1,5 mg/l BA
3 mg/l BA
1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
0,3 b
0,4 a
0,2 c
0,2 cd
0,1 de
0,1 e
0,4 c
0,7 a
0,6 b
0,4 cd
0,3 de
0,2 e
0,8 b
1,1 a
0,8 b
0,7 bc
0,5 c
0,4 c
0,9 bc
1,3 a
1,1 b
0,8 c
0,6 d
0,4 d
1,0 c
1,6 a
1,2 b
0,9 c
0,7 d
0,5 e
F
CV (%)
LSD0,05
**
28,19
0,06458
**
20,92
0,1055
**
28,86
0,2473
**
17,82
0,1749
**
15,72
0,1827
Tại thời điểm 2 tuần sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (0,7 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,2 cm) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,3 cm).
Kết quả tuần 3 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l cũng cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (1,1 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,4 cm) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,5 cm) và nghiệm thức 3 mg/l BA (0,7).
Kết quả tuần 4 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l vẫn cho chiều cao chồi gia tăng cao nhất (1,4 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,4 cm) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,6 cm).
Tuần 5 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l vẫn cho chiều cai chồi gia tăng cao nhất (1,6 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này chiều cao chồi gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,5 cm).
Số lá
Kế quả trình bày ở bảng 3.6 cho thấy ở tuần đầu sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l cho số lá gia tăng cao nhất (1,9 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,3 lá) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,5 lá) .
Bảng 3.6 Số lá của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA và NAA khác nhau 5 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Tuần sau khi cấy
1
2
3
4
5
Đối chứng
0,2 mg/l
1,5 mg/l BA
3 mg/l BA
1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
1,0 c
1,9 a
1,4 b
0,8 cd
0,5 de
0,3 e
2,0 c
3,1 a
2,4 b
1,4 d
1,3 d
0,8 e
2,6 b
4,3 a
3,9 a
2,3 b
1,6 c
1,2 c
3,0 c
5,1 b
6,6 a
3,5 c
1,9 c
1,4 d
3,1 d
6,2 b
7,8 a
4,8 c
2,2 d
2,1 d
F
CV (%)
LSD0,05
**
25,62
0,2960
**
17,66
0,3839
**
19,71
0,6115
**
21,14
0,8933
**
26,14
1,336
Tại thời điểm 2 tuần sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l cho số lá gia tăng cao nhất (3,1 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Ở thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (0,8 lá).
Kết quả tuẩn 3 sau khi cấy, nghiệm thức BA 0,2 mg/l cũng cho số lá gia tăng cao nhất (4,3 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại chỉ từ BA 1,5 mg/l (3,9 lá). Ở thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (1,2 lá) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (1,6 lá).
Kết quả tuần 4 sau khi cấy, nghiệm thức BA 1,5 mg/l cho số lá gia tăng cao nhất (6,6 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Vào thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (1,4 lá) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (1,9 lá).
Kết quả tuần 5 sau khi cấy, nghiệm thức BA 1,5 mg/l cho số lá gia tăng cao nhất (7,8 lá) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Vào thời điểm này số lá gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (2,1 lá) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA (2,2 lá) và nghiệm thức đối chứng (3,1 lá).
Trọng lượng tươi gia tăng
Kết quả trình bày ở Bảng 3.7 cho thấy tại thời điểm 5 tuần sau khi cấy, nghiệm thức 1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA cho trọng lượng tươi gia tăng tương đối cao nhất (2306,0%) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại. Trọng lượng tươi gia tăng tương đối thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (477,8%) tuy nhiên khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 3 mg/l BA (538,9%) và nghiệm thức 0,2 mg/l BA (605,6 %)
Bảng 3.7: Trọng lượng tươi gia tăng tương đối (%) của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có BA và NAA khác nhau 5 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Trọng lượng tươi gia tăng tương đối
5 tuần sau khi cấy
Đối chứng
0,2 mg/l
1,5 mg/l BA
3 mg/l BA
1,5 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
3 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA
477,8 (0,05) d
605,6 (0,06) d
1017,0 (0,10) c
538,9 (0,05) d
2306,0 (0,23) a
1583,0 (0,16) b
F
CV (%)
LSD0,05
**
16,56
212,5
Tóm lại, môi trường MS kết hợp với BA 1,5 mg/l cho hiệu quả nhân chồi cao nhất với số chồi là 2,2 chồi và số lá đạt được là 7,8 lá sau 5 tuần nuối cấy. Sử dụng 1,5 mg/l BA đối với giống hồng trắng cho hệ số nhân cao nhất là 5,94 và sử dụng 1,5 mg/l BA cho hệ số nhân chồi cao nhất.
HIỆU QUẢ CỦA NAA VÀ THAN HOẠT TÌNH TRÊN SỰ TẠO RỂ CÂY HỒNG TỶ MUỘI
Số rể và chiều dài rể
Kết quả trình bài ở bảng 3.8 cho thấy số rễ và chiều dài rễ chịu ảnh hưởng bới nồng độ khác nhau của chất điều hoà sinh trưởng.
Số rể
Tuần 4 sau khi cấy, nghiệm thức 1 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính cho số rễ gia tăng cao (3,2 rễ) khác biệt có ý thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại chỉ trừ nghiệm thức 0,5 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính (3,0 rễ) (Hình 3.3). Số rễ gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức đối chứng (1,8 rễ) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức 0,5 mg/l NAA (2 rễ) và nghiệm thức 2 mg/l NAA (2 rễ).
Bảng 3.8: Số rễ và chiều dài rễ (cm) của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có NAA khác nhau 4 tuần sau khi cấy.
Nghiệm thức
Số rễ
Chiều dài rễ (cm)
4 tuần sau khi cấy
4 tuần sau khi cấy
Đối chứng
0,5 mg/l NAA
1 mg/l NAA
2 mg/l NAA
0,5 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính
1 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính
2 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính
1,8 d
2,0 cd
2,2 c
2,0 cd
3,0 a
3,2 a
2,6 b
0,6 bc
0,8 bc
0,8 bc
0,4 c
1,6 a
1,9 a
1,1 b
F
CV (%)
LSD0,05
**
13,80
0,3317
**
48,26
0,5024
Chiều dài rể
Tuần 4 sau khi lấy, nghiệm thức 1 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính cho chiều dài rễ gia tăng cao (1,9 cm) khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức 5% so với các nghiệm thức còn lại chỉ trừ nghiệm thức 0,5 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính (1,6 cm). Chiều dài rễ gia tăng thấp nhất ở nghiệm thức 2 mg/l NAA (0,4 cm) nhưng khác biệt không có ý nghĩa so với nghiệm thức còn lại chỉ trừ nghiệm thức 2 mg/l NAA + 2 g/l than hoạt tính (1,1 cm).
Hình 3.3: số rễ và chiều dài rễ (cm) của cây hoa hồng tỷ muội trong môi trường có NAA khác nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu nuôi cấy mô hoa hồng.doc