Đề tài Nghiên cứu phát triển dịch vụ nội dung cho thuê bao di động

Mục lục iv

Danh mục hình vẽvi

Thuật ngữ viết tắt viii

Lời mở đầu 1

Chương I : Tìm hiểu mạng sốliệu GPRS 2

1.1 Sơlược vềcác thếhệdi động 2

1.2 GPRS 4

12.1 Định nghĩa 4

1.2.2 Mô tảkiến trúc chính của mạng GPRS 4

1.2.3 Các loại thiết bịdi động hỗtrợGPRS 8

1.2.4 Các lớp GPRS 9

1.2.5 Ứng dụng của GPRS 9

Chương II:Tìm hiểu vềcông nghệJ2ME, CDLC, MIDP 11

2.1 Giới thiệu chung vềJ2ME 12

2.1.1 Giới thiệu 11

2.1.2 Lịch sử11

2.1.3 Ưu điểm J2ME 11

2.2 Kiến trúc J2ME 12

2.2.1 Kiến trúc tổng quát toàn bộnền tảng JAVA 12

2.2.2 Kiến trúc chung J2ME 13

2.2.2.1 Một số định nghĩa chung 13

2.2.2.2 Các loại phiên bản 13

2.2.3 Kiến trúc tầng của J2ME được xây dựng dựa trên CLDC -

Connected Limited Device Configuration

14

2.2.3.1 Khái quát vềcác tầng 14

2.2.3.2 Máy ảo JAVA(KVM) 15

2.2.3.3 Tầng CLDC (Connected Limited Device Configuration) 15

2.2.3.4 MIDP (Mobile Information Device Profile) 17

2.2.3.4.a Sơlược vềMIDP 17

2.2.3.4.b Những chức năng MIDP không thểlàm được 17

2.2.3.4.c Những chức năng MIDP cung cấp 17

2.3 MIDlet 18

2.3.1 Bộkhung MIDlet (MIDlet Skeleton) 19

2.3.2 Chu kì sống của MIDlet (MIDlet lifecycle) 19

2.3.3 Tập tin JAR 21

2.3.4 Tập tin kê khai (mainifest) và tập tin JAD 22

2.3.5 BộMIDlet(MIDlet Suite) 22

2.3.6 Ví dụminh họa một sốMIDlet căn bản 23

pdf72 trang | Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1923 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển dịch vụ nội dung cho thuê bao di động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vào cấu hình để định nghĩa các ứng dụng nào đó cho thiết bị , ví dụ như đối với CDC có các profiles thêm vào như Game profile , RMI profile … 2.2.2.2 Các loại phiên bản : Dựa theo cấu hình thì có hai phiên bản của J2ME : ¾ Phiên bản dựa trên CLDC (Cấu hình thiết bị kết nối giới hạn-Connected Limited Device Configuration) : o Được thiết kế để nhắm vào thị trường các thiết bị cấp thấp (low-end), các thiết bị này thông thường là máy điện thọai di động và PDA với khoảng 512 KB bộ nhớ . o Dùng máy ảo KVM ( K Virtual Machine ) , là dạng máy ảo rút gọn của JVM ( Java Virtual Machine ) , được thiết kế dành cho các thiết bị 16-32 bit với ít nhất 128 KB bộ nhớ . ¾ Phiên bản dựa trên CDC ( Cấu hình thiết bị kết nối - Connected Device Configuration ) : o Được đưa ra nhắm đến các thiết bị có tính năng mạnh hơn dòng thiết bị thuộc CLDC nhưng vẫn yếu hơn các hệ thống máy để bàn sử dụng J2SE . Những thiết bị này có nhiều bộ nhớ hơn ( thông thường là trên 2MB ) và có bộ xử lý mạnh hơn. Các sản phẩm này có thể kể đến như các máy PDA cấp cao, điện thoại web, các thiết bị gia dụng trong gia đình … o Dùng máy ảo CVM ( C Virtual Machine ) , là dạng máy ảo rút gọn của JVM ( Java Virtual Machine ) , được dùng cho kiến trúc 32-bit yêu cầu hơn 2 MB bộ nhớ . Cả 2 dạng cấu hình kể trên đều chứa máy ảo Java (Java Virtual Machine) và tập hợp các lớp (class) Java cơ bản để cung cấp một môi trường cho các ứng dụng J2ME . Tuy nhiên, chú ý rằng đối với các thiết bị cấp thấp, do hạn chế về tài nguyên như bộ nhớ và bộ xử lý nên không thể yêu cầu máy ảo hổ trợ tất cả các tính năng như với máy ảo của J2SE, ví dụ, các thiết bị thuộc CLDC không có phần cứng yêu cầu các phép tính toán dấu phẩy động, nên máy ảo thuộc CLDC không được yêu cầu hỗ trợ kiểu float và double. Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 14 Bảng dưới đây là sự so sánh các thông số kỹ thuật của CDC và CLDC : CLDC CDC Ram >= 32K , = 256K Rom >=128K , =512K Nguồn năng lượng Có giới hạn ( nguồn pin ) Không giới hạn Mạng Chậm Nhanh Bảng 2.2 : Bảng so sánh các thông số kỹ thuật của CDC và CLDC Trong phạm vi bài báo cáo này , chỉ tập trung vào phiên bản CLDC, phiên bản J2ME này dành cho các thiết bị có bộ nhớ giới hạn như điện thoại di động . ( Nói chung nó dùng cho các thiết bị di động hoạt động bằng nguồn pin ) . Phiên bản này của Java cần ít bộ nhớ hơn phiên bản CDC . J2ME được thiết kế để chạy trên các điện thoại di động có cấu hình tối thiểu như sau : ¾ Bộ nhớ tổng cộng : 128-512 KB . ¾ Bộ xử lý : 16 đến 32 bit . ¾ Tốc độ xử lý : 8-32 MHz . ¾ Năng lượng : giới hạn, hoạt động bằng pin . ¾ Băng thông : giới hạn, khoảng 9600 bps . 2.2.3 Kiến trúc tầng của J2ME được xây dựng dựa trên CLDC : 2.2.3.1 Khái quát về các tầng : Mục tiêu của J2ME là cho phép người lập trình viết các ứng dụng độc lập với thiết bị di động, không cần quan tâm đến phần cứng thật sự . Để đạt được mục tiêu này, J2ME được xây dựng bằng các tầng (layer) khác nhau để giấu đi việc thực hiện phần cứng khỏi nhà phát triển . Sau đây là các tầng của J2ME được xây dựng trên CLDC . Mỗi tầng ở trên tầng hardware là tầng trừu tượng hơn cung cấp cho lập trình viên nhiều giao diện lập trình ứng dụng (API-Application Program Interface) thân thiện hơn . Từ dưới lên trên : ¾ Tầng phần cứng thiết bị (Device Hardware Layer) : Đây chính là thiết bị di động thật sự với cấu hình phần cứng của nó về bộ nhớ và tốc độ xử lý. Dĩ nhiên thật ra nó không phải là một phần của J2ME nhưng nó là nơi xuất phát. Các thiết bị di động khác nhau có thể có các bộ vi xử lý khác nhau với các tập mã lệnh khác nhau . Mục tiêu của J2ME là cung cấp một chuẩn cho tất cả các loại thiết bị di động khác nhau . ¾ Tầng máy ảo Java (Java Virtual Machine Layer) : Khi mã nguồn Java được biên dịch nó được chuyển đổi thành mã bytecode ( các tập tin đuôi .class ) . Mã bytecode này sau đó được chuyển thành mã ngôn ngữ máy của thiết bị di động . Tầng máy ảo Java bao gồm KVM ( K Virtual Machine) là bộ biên dịch mã bytecode có nhiệm vụ chuyển mã bytecode của chương trình Java thành ngôn ngữ máy để chạy trên thiết bị di động. Tầng này cung cấp một sự chuẩn hóa cho các thiết bị di động , để ứng dụng J2ME Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 15 sau khi đã biên dịch có thể hoạt động trên bất kỳ thiết bị di động nào có J2ME KVM . ¾ Tầng cấu hình (Configuration Layer) : Tầng cấu hình của CLDC định nghĩa giao diện ngôn ngữ Java (Java language interface) cơ bản để cho phép chương trình Java chạy trên thiết bị di động . Đây là một tập các API định nghĩa lõi của ngôn ngữ J2ME . Lập trình viên có thể sử dụng các lớp và phương thức của các API này tuy nhiên tập các API hữu dụng hơn được chứa trong tầng hiện trạng (profile layer) . ¾ Tầng hiện trạng (Profile Layer) : Tầng hiện trạng hay MIDP ( Hiện trạng thiết bị thông tin di động - Mobile Information Device Profile ) cung cấp tập các API hữu dụng hơn cho lập trình viên . Mục đích của tầng hiện trạng là xây dựng trên lớp cấu hình và cung cấp nhiều thư viện ứng dụng hơn . MIDP định nghĩa các API riêng biệt cho thiết bị di động . Cũng có thể có các hiện trạng và các API khác ngoài MIDP được dùng cho ứng dụng . Ví dụ , có thể có hiện trạng PDA định nghĩa các lớp và phương thức hữu dụng cho việc tạo các ứng dụng PDA ( lịch, sổ hẹn, sổ địa chỉ,…) . Cũng có thể có một hiện trạng định nghĩa các API cho việc tạo các ứng dụng Bluetooth . Thực tế, các hiện trạng kể trên và tập các API đang được xây dựng . Chuẩn hiện trạng PDA là đặc tả JSR - 75 và chuẩn bluetooth API là đặc tả JSR - 82 với JSR là viết tắt của Java Specification Request . Hình 2.2 : Các tầng của CLDC J2ME 2.2.3.2 Máy ảo Java ( KVM ) : KVM ( K Virtual Machine ) - là dạng máy ảo rút gọn của JVM - Java Virtual Machine , được thiết kế dành cho các thiết bị 16-32 bit với ít nhất 128 KB bộ nhớ .Vai trò của máy ảo Java hay KVM là dịch mã bytecode được sinh ra từ chương trình Java đã biên dịch sang ngôn ngữ máy. Chính KVM sẽ chuẩn hóa output của các chương trình Java cho các thiết bị di động khác nhau có thể có bộ vi xử lý và tập lệnh khác nhau . Không có KVM, các chương trình Java phải được biên dịch thành tập lệnh cho mỗi thiết bị di Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 16 động. Như vậy lập trình viên phải xây dựng nhiều sản phẩm đích cho mỗi loại thiết bị di động . 2.2.3.3 Tầng CLDC (Connected Limited Device Configuration) : Tầng J2ME kế trên tầng KVM là CLDC hay Cấu hình thiết bị kết nối giới hạn . Mục đích của tầng này là cung cấp một tập tối thiểu các thư viện cho phép một ứng dụng Java chạy trên thiết bị di động . Nó cung cấp cơ sở cho tầng Hiện trạng , tầng này sẽ chứa nhiều API chuyên biệt hơn . ¾ Phạm vi : Định nghĩa các thư viện tối thiểu và các API. ¾ Định nghĩa : o Tương thích ngôn ngữ JVM . o Các thư viện lõi . o I/O . o Mạng . o Bảo mật . o Quốc tế hóa . ¾ Không định nghĩa : o Chu kỳ sống ứng dụng . o Giao diện người dùng . o Quản lý sự kiện . o Giao diện ứng dụng và người dùng . Các lớp lõi Java cơ bản, input/output, mạng, và bảo mật được định nghĩa trong CLDC. Các API hữu dụng hơn như giao diện người dùng và quản lý sự kiện được dành cho hiện trạng MIDP. J2ME là một phiên bản thu nhỏ của J2SE, sử dụng ít bộ nhớ hơn để nó có thể thích hợp với các thiết bị di động bị giới hạn bộ nhớ. Mục tiêu của J2ME là một tập con 100% tương thích của J2SE. Hình sau biểu diễn mối liên hệ giữa J2SE và J2ME ( CDC, và CLDC ) : Hình 2.3 : Mối liên hệ giữa J2SE và J2ME (CDC, và CLDC) Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 17 2.2.3.4 MIDP (Mobile Information Device Profile) : Tầng J2ME cao nhất là tầng hiện trạng và mục đích của nó là định nghĩa các API cho các thiết bị di động. Một thiết bị di động có thể hỗ trợ nhiều hiện trạng. Một hiện trạng có thể áp đặt thêm các giới hạn trên các loại thiết bị di động (như nhiều bộ nhớ hơn hay độ phân giải màn hình cao hơn). 2.2.3.4.a Sơ lược về MIDP : Định nghĩa : Đây là profile được định nghĩa dành riêng cho các thiết bị di động và là thành phần chính trong J2ME . MIDP cung cấp các chức năng cơ bản cho hầu hết các dòng thiêt bị di động phổ biến nhất như các máy điện thoại di động và các máy PDA . Tuy nhiên MIDP không phải là cây đũa thần cho mọi lập trình viên vì MIDP được thiết kế cho các máy di động có cấu hình rất thấp. Trong phần sau sẽ liệt kê qua các tính năng mà MIDP cung cấp và những giới hạn của nó . 2.2.3.4.b Những chức năng MIDP không thể làm được : Phép tính dấu phẩy động (floating point) : Phép tính này đòi hỏi rất nhiều tài nguyên CPU và phần lớn các CPU cho các thiết bị di động không hỗ trợ phép tính này, do đó MIDP cũng không có . ¾ Bộ nạp class (Class Loader) . ¾ Hỗ trợ từ khóa finalize() như trong J2SE : Việc “dọn dẹp“ tài nguyên trước khi nó bị xóa được đẩy về phía các lập trình viên . ¾ Không hỗ trợ JNI . ¾ Hỗ trợ hạn chế thao tác bắt lỗi . ¾ Phần lớn các thư viện API cho Swing và AWT không thể sử dụng được trong MIDP. ¾ Không hỗ trợ các tính năng quản lý file và thư mục : Các thiết bị J2ME không có hỗ trợ các thiết bị lưu trữ thông thường như ổ cứng v.v. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mọi dữ liệu quan trọng mất đi mỗi khi tắt máy, Sun đã cung cấp một chức năng khác tương đương gọi là Record Management system (RMS) để cung cấp khả năng lưu trữ cho các thiết bị này. 2.2.3.4.c Những chức năng MIDP cung cấp : ¾ Các lớp và kiểu dữ liệu : Phần lớn các lớp mà các lập trình viên Java quen thuộc vẫn còn được giữ lại ví dụ như các lớp trong gói java.util như Stack, Vector và Hastable cũng như Enumeration. ¾ Hỗ trợ đối tượng Display: Đúng như tên gọi một chương trình MIDP sẽ hỗ trợ duy nhất một đối tượng Display - là đối tượng quản lý việc hiển thị dữ liệu trên màn hình điện thoại . ¾ Hỗ trợ Form và các giao diện người dùng . ¾ Hỗ trợ Timer và Alert . ¾ Cung cấp tính năng Record Management System (RMS) cho việc lưu trữ dữ liệu . Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 18 Ngoài ra vào tháng 11 năm 2003 Sun đã tung ra MIDP 2.0 với hàng loạt tính năng khác được cung cấp thêm so với bản 1.0 Sau đây là các cải tiến nổi bật so với MIDP 1.0 : ¾ Nâng cấp các tính năng bảo mật như : o Tải dữ liệu qua mạng an toàn hơn qua việc hỗ trợ giao thức HTTPS . o Kiểm soát việc kết nối giữa máy di động và server: ví dụ như các chương trình không thể kết nối tới server nếu thiếu sự chấp thuận của người sử dụng. ¾ Thêm các API hỗ trợ Multimedia : Một trong những cải tiến hấp dẫn nhất của MIDP 2.0 là tập các API media của nó. Các API này là một tập con chỉ hỗ trợ âm thanh của Mobile Media API (MMAPI) . ¾ Mở rộng các tính năng của Form : Nhiều cải tiến đã được đưa vào API javax.microedition.lcdui trong MIDP 2.0, nhưng các thay đổi lớn nhất (ngoài API cho game) là trong Form và Item . ¾ Hỗ trợ các lập trình viên Game bằng cách tung ra Game API kể từ MIDP 2.0 . ¾ Hỗ trợ kiểu ảnh RGB: một trong những cải tiến hấp dẫn cho các nhà phát triển MIDP là việc biểu diễn hình ảnh dưới dạng các mảng số nguyên, cho phép MIDlet thao tác với dữ liệu hình ảnh một cách trực tiếp . 2.3. MIDlet : Các ứng dụng J2ME được gọi là MIDlet (Mobile Information Device applet ). Hình 2.4 : Khung cơ bản của MIDlet Thông báo import dùng để truy xuất các lớp của CLDC và MIDP. Lớp chính của ứng dụng được định nghĩa là lớp mở rộng lớp MIDlet của MIDP. Có thể chỉ có một lớp trong ứng dụng mở rộng lớp này. Lớp MIDlet được trình quản lý ứng dụng trên điện thoại di động dùng để khởi động, dừng, và tạm dừng MIDlet (ví dụ, trong trường hợp có cuộc gọi đến) . CLDC HelloWorld.java import javax.microedition.midlet.* import java.lang.Math.* public class HelloWorld extends MIDlet MIDP Ứng dụng MIDP • Được gọi là MIDlet • Phải mở rộng lớp MIDlet Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 19 2.3.1 Bộ khung MIDlet (MIDlet Skeleton) : Một MIDlet là một lớp Java mở rộng (extend) của lớp trừu tượng java.microedition.midlet.MIDlet và thực thi (implement) các phương thức startApp(), pauseApp(), và destroyApp(). Sau đây là bộ khung yêu cầu tối thiểu cho một ứng dụng MIDlet : import javax.microedition.midlet.*; (1) public class MIDletExample extends MIDlet (2) { public MIDletExample() {} (3) public void startApp() {} (4) public void pauseApp() {} (5) public void destroyApp(boolean unconditional) {} (6) } (1) Phát biểu import : Các phát biểu import được dùng để include các lớp cần thiết từ các thư viện CLDC và MIDP. (2) Phần chính của MIDlet : MIDlet được định nghĩa như một lớp mở rộng lớp MIDlet. Trong ví dụ này MIDletExample là bắt đầu của ứng dụng . (3) Hàm tạo (Constructor) : Hàm tạo chỉ được thực thi một lần khi MIDlet được khởi tạo lần đầu tiên. Hàm tạo sẽ không được gọi lại trừ phi MIDlet thoát và sau đó khởi động lại . (4) startApp() : Phương thức startApp() được gọi bởi bộ quản lý ứng dụng khi MIDlet được khởi tạo, và mỗi khi MIDlet trở về từ trạng thái tạm dừng. Nói chung, các biến toàn cục sẽ được khởi tạo lại trừ hàm tạo bởi vì các biến đã được giải phóng trong hàm pauseApp(). Nếu không thì chúng sẽ không được khởi tạo lại bởi ứng dụng . (5) pauseApp() : Phương thức pauseApp() được gọi bởi bộ quản lý ứng dụng mỗi khi ứng dụng cần được tạm dừng (ví dụ, trong trường hợp có cuộc gọi hoặc tin nhắn đến). Cách thích hợp để sử dụng pauseApp() là giải phóng tài nguyên và các biến để dành cho các chức năng khác trong điện thoại trong khi MIDlet được tạm dừng. Cần chú ý rằng khi nhận cuộc gọi đến hệ điều hành trên điện thoại di động có thể dừng KVM thay vì dừng MIDlet. Việc này không được đề cập trong MIDP mà đó là do nhà sản xuất quyết định sẽ chọn cách nào. (6) destroyApp() : Phương thức destroyApp() được gọi khi thoát MIDlet. (ví dụ khi nhấn nút exit trong ứng dụng). Nó chỉ đơn thuần là thoát MIDlet. Nó không thật sự xóa ứng dụng khỏi điện thoại di động. Phương thức destroyApp() chỉ nhận một tham số Boolean. Nếu tham số này là true, MIDlet được tắt vô điều kiện. Nếu tham số là false, MIDlet có thêm tùy chọn từ chối thoát bằng cách ném ra một ngoại lệ MIDletStateChangeException. Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 20 Tóm tắt các trạng thái khác nhau của MIDlet : ¾ Tạo (Created) : Hàm tạo MIDletExample() được gọi một một lần . ¾ Hoạt động (Active) : Phương thức startApp() được gọi khi chương trình bắt đầu hay sau khi tạm dừng . ¾ Tạm dừng (Paused) : Phương thức pauseApp() được gọi. Có thể nhận các sự kiện Timer . ¾ Hủy (Destroyed) : Phương thức destroy() được gọi . 2.3.2 Chu kỳ sống của MIDlet (MIDlet lifecycle) : Sơ đồ sau biểu diễn chu kỳ sống của MIDlet : Khi người dùng yêu cầu khởi động ứng dụng MIDlet, bộ quản lý ứng dụng sẽ thực thi MIDlet (thông qua lớp MIDlet). Khi ứng dụng thực thi, nó sẽ được xem là đang ở trạng thái tạm dừng. Bộ quản lý ứng dụng gọi hàm tạo và hàm startApp(). Hàm startApp() có thể được gọi nhiều lần trong suốt chu kỳ sống của ứng dụng. Hàm destroyApp() chỉ có thể gọi từ trạng thái hoạt động hay tạm dừng . Lập trình viên cũng có thể điều khiển trạng thái của MIDlet .Các phương thức dùng để điều khiển các trạng thái của MIDlet : ¾ resumeRequest(): Yêu cầu vào chế độ hoạt động . Ví dụ: Khi MIDlet tạm dừng, và một sự kiện timer xuất hiện . ¾ notifyPaused(): Cho biết MIDlet tự nguyện chuyển sang trạng thái tạm dừng . Ví dụ: Khi đợi một sự kiện timer . ¾ notifyDestroyed(): Sẵn sàng để hủy . Ví dụ: Xử lý nút nhấn Exit . Lập trình viên có thể yêu cầu tạm dừng MIDlet trong khi đợi một sự kiện timer hết hạn. Trong trường hợp này, phương thức notifyPaused() sẽ được dùng để yêu cầu bộ quản lý ứng dụng chuyển ứng dụng sang trạng thái tạm dừng . Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 21 Hình 2.5 : Chu kỳ sống của MIDlet 2.3.3 Tập tin JAR : Các lớp đã biên dịch của ứng dụng MIDlet được đóng gói trong một tập tin JAR (Java Archive File). Đây chính là tập tin JAR được tải xuống điện thoại di động. Tập tin JAR chứa tất cả các tập tin class từ một hay nhiều MIDlet, cũng như các tài nguyên cần thiết. Hiện tại, MIDP chỉ hỗ trợ định dạng hình .png (Portable Network Graphics). Tập tin JAR cũng chứa tập tin kê khai (manifest file) mô tả nội dung của MIDlet cho bộ quản lý ứng dụng. Nó cũng phải chứa các tập tin dữ liệu mà MIDlet cần. Tập tin JAR là toàn bộ ứng dụng MIDlet. MIDlet có thể tải và triệu gọi các phương thức từ bất kỳ lớp nào trong tập tin JAR, trong MIDP, hay CLDC. Nó không thể truy xuất các lớp không phải là bộ phận của tập tin JAR hay vùng dùng chung của thiết bị di động . 2.3.4 Tập tin kê khai (manifest) và tập tin JAD : Tập tin kê khai ( manifest.mf ) và tập tin JAD (Java Application Descriptor) mô tả các đặc điểm của MIDlet. Sự khác biệt của hai tập tin này là tập tin kê khai là một Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 22 phần của tập tin JAR còn tập tin JAD không thuộc tập tin JAR. Ưu điểm của tập tin JAD là các đặc điểm của MIDlet có thể được xác định trước khi tải về tập tin JAR. Nói chung, cần ít thời gian để tải về một tập tin văn bản nhỏ hơn là tải về một tập tin JAR. Như vậy, nếu người dùng muốn tải về một ứng dụng không được thiết bị di động hỗ trợ (ví dụ, MIDP 2.0), thì quá trình tải về sẽ bị hủy bỏ thay vì phải đợi tải về hết toàn bộ tập tin JAR. Mô tả nội dung của tập tin JAR : Các trường yêu cầu : ¾ Manifest-Version // Phiên bản tập tin Manifest ¾ MIDlet-Name // Tên bộ MIDlet (MIDlet suite) ¾ MIDlet-Version // Phiên bản bộ MIDlet ¾ MIDlet-Vendor // Nhà sản xuất MIDlet ¾ MIDlet- for each MIDlet // Tên của MIDlet ¾ MicroEdtion-Profile // Phiên bản hiện trạng ¾ MicroEdtion-Configuration // Phiên bản cấu hình Ví dụ một tập tin manifest.mf : ¾ MIDlet-Name: CardGames ¾ MIDlet-Version: 1.0.0 ¾ MIDlet-Vendor: Sony Ericsson ¾ MIDlet-Description: Set of Card Games ¾ MIDlet-Info-URL: ¾ MIDlet-Jar-URL: ¾ MIDlet-Jar-Size: 1063 ¾ MicroEdtion-Profile: MIDP-1.0 ¾ MicroEdtion-Configuration: CLDC-1.0 ¾ MIDlet-1: Solitaire, /Sol.png, com.semc.Solitaire ¾ MIDlet-2: BlackJack, /Blkjk.png, com.semc.BlackJack Tập tin JAD chứa cùng thông tin như tập tin manifest. Nhưng nó nằm ngoài tập tin JAR. . Các thuộc tính MIDlet-Name, MIDlet-Version, và MIDlet-Vendor phải được lặp lại trong tập tin JAD và JAR. Các thuộc tính khác không cần phải lặp lại. Giá trị trong tập tin mô tả sẽ đè giá trị của tập tin manifest . 2.3.5 Bộ MIDlet (MIDlet Suite) : Một tập các MIDlet trong cùng một tập tin JAR được gọi là một bộ MIDlet (MIDlet suite). Các MIDlet trong một bộ MIDlet chia sẻ các lớp, các hình ảnh, và dữ liệu lưu trữ bền vững. Để cập nhật một MIDlet, toàn bộ tập tin JAR phải được cập nhật . Hình sau biểu diễn hai bộ MIDlet : Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 23 Hình 2.6 : Hai bộ MIDlet Trong hình trên, một bộ MIDlet chứa MIDlet1, MIDlet2, và MIDlet3. Bộ kia chỉ chứa MIDlet4. Ba MIDlet trong bộ đầu tiên truy xuất các lớp và dữ liệu của nhau nhưng không truy xuất đến các lớp hay dữ liệu của MIDlet4. Ngược lại, MIDlet4 cũng không truy xuất được các lớp, hình ảnh, và dữ liệu của chúng . 2.3.6 Ví dụ minh họa một MIDlet căn bản : Đây là chương trình Hello World căn bản : package hello; import javax.microedition.midlet.*; import javax.microedition.lcdui.*; public class HelloMidlet extends MIDlet implements CommandListener { private Display display; private Form helloForm; private Command cmdExit; public HelloMidlet(){ display=Display.getDisplay(this); helloForm=new Form("Hello Form"); helloForm.append("Hello World!"); Vùng lưu trữ 1 Vùng lưu trữ 2 Vùng lưu trữ 3 Vùng lưu trữ 1 midlet1.class midlet2.class midlet4.class imap.class pop3.class smtp.class midlet3.class Bộ MIDlet 1 Bộ MIDlet 2 MIDlet 1,MIDlet 2,MIDlet 3 MIDlet 4 Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 24 cmdExit=new Command("Exit", Command.EXIT, 1); helloForm.addCommand(cmdExit); helloForm.setCommandListener(this); } public void startApp() { display.setCurrent(helloForm); } public void pauseApp() { } public void destroyApp(boolean unconditional) { } public void commandAction(Command c,Displayable s){ if(c==cmdExit){ destroyApp(false); notifyDestroyed(); } } } Chương trình chỉ gồm một biểu mẫu (form) để chứa dòng chuỗi ”Hello World!” , và một nút lệnh để thoát chương trình (cmdExit ) . 2.4 Đồ họa trong MIDlet : Các lớp MIDP cung cấp hai mức đồ họa : đồ họa mức thấp và đồ họa mức cao. Đồ họa mức cao dùng cho văn bản hay form . Đồ họa mức thấp dùng cho các ứng dụng trò chơi yêu phải vẽ lên màn hình . Hình sau biểu diễn hai mức đồ họa : Cả hai lớp đồ họa mức thấp và mức cao đều là lớp con của lớp Displayble. Trong MIDP, chỉ có thể có một lớp displayable trên màn hình tại một thời điểm. Có thể định nghĩa nhiều màn hình nhưng một lần chỉ hiển thị được một màn hình . Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 25 Hình 2.7 : Hai mức đồ họa 2.5 Lập trình mạng : 2.5.1 Khung mạng CLDC tổng quát ( Generic CLDC Networking Framework) : Mạng cho phép di động gởi và nhận dữ liệu đến máy chủ . Nó cho phép thiết bị di động sử dụng các ứng dụng như tìm kiếm cơ sở dữ liệu, trò chơi trực tuyến… Trong J2ME , mạng được chia làm hai phần . Phần đầu tiên là khung được cung cấp bởi CLDC và phần hai là các giao thức thật sự được định nghĩa trong các hiện trạng . CLDC cung cấp một khung tổng quát để thiết lập kết nối mạng. Ý tưởng là nó là đưa ra một khung mà các hiện trạng khác nhau sẽ sử dụng. Khung CLDC không định nghĩa giao thức thật sự. Các giao thức sẽ được định nghĩa trong các hiện trạng . Hình sau biểu diễn cách mà khung CLDC làm việc : Kết nối mạng được xây dựng bằng phương thức open() của lớp Connector trong CLDC. Phương thức open() nhận một tham số đầu vào là chuỗi. Chuỗi này dùng để xác định giao thức. Định dạng của chuỗi là : protocol:address;parameters CLDC chỉ xác định tham số là một chuỗi nhưng nó không định nghĩa bất kỳ giao thức thật sự nào. Các hiện trạng có thể định nghĩa các giao thức kết nối như HTTP, socket, cổng truyền thông, datagram,… Phương thức open() trả về một đối Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 26 tượng Connection .Đối tượng này sau đó có thể đóng vai trò là một giao thức xác định được định nghĩa trong hiện trạng . Connector.open(“:;”); Một số giao thức ví dụ : ¾ Socket : Connector.open(“socket://19.3.22.121:1567”) ¾ SSL : Connector.open(“ssl://pop.gmail.com:465”) ¾ Comm port : Connector.open(“comm:0;baudrate=9600”) ¾ Datagram : Connector.open(“Datagram://33.3.22.21:1567”) ¾ Files : Connector.open(“file:/hello.txt”) ¾ HTTP : Connector.open(“”) Hình 2.8 : Khung mạng CLDC tổng quát Ví dụ trên minh họa kết nối socket, cổng truyền thông, datagram, file và HTTP. Tất cả các kết nối mạng đều có cùng định dạng, không quan tâm đến giao thức thật sự. Nó chỉ khác nhau ở chuỗi chuyển cho phương thức open(). Phương thức open() sẽ trả về một đối tượng Connection đóng vai trò là lớp giao thức (ví dụ HttpConnection , StreamConnection (socket) , SecureConnection ( SSL ) ) để có thể sử dụng các phương thức cho giao thức đó . 2.5.2 Tổng quan về các lớp giao diện kết nối trong khung mạng CLDC tổng quát : Dẫn xuất từ lớp Connection là nhiều lớp giao diện con cung cấp khung kết nối mạng.Các giao diện khác nhau để hỗ trợ các loại thiết bị di động khác nhau Socket : Comm ports : Datagrams : Files : HTTP : SSL : Connector.open(“string”); Với định dạng string như sau: “:;” Connector.open(“:;”); Trả về một đối tượng Connection Báo cáo Đồ án tốt nghiệp Chương III: Tìm hiểu công nghệ J2ME, CDLC, MIDP Sinh viên : Trần Nguyên Vũ . Lớp : D05THA1 Trang 27 Hình 2.9 : Tổng quan về các lớp kết n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu phát triển dịch vụ nội dung cho thuê bao di động.pdf
Tài liệu liên quan