MỤC LỤC
Danh sách những người thực hiện.ii
Lời mở đầu . vi
Mục tiêu của đềtài . vii
Phương pháp nghiên cứu . vii
Nhánh 1: Định hướng phát triển công nghệIP trên mạng viễn thông . 1
Nhánh 2: Biên soạn các tiêu chuẩn giao tiếp kết nối trên mạng IP . 4
Nhánh 3: Phát triển hệthống Gateway, Gatekeeper VoIP và thửnghiệm . 7
Nhánh 4: Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụInternet Việt Nam đáp ứng nhu cầu
hiện tại và định hướng phát triển IPv6. 13
Nhánh 5: Đềxuất vềtổchức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh doanh
Internet . 16
Nhánh 6: Xây dựng mạng WAN thửnghiệm trên nền giao thức IP phiên bản 6 . 20
Nhánh 7: Triển khai thửnghiệm mạng IPv6 Việt Nam và kết nối với mạng IPv6 quốc tế
. 26
37 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1874 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ, dịch vụ mạng IP tiếp cận công nghệ internet thế hệ mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ký chất lượng sản phẩm nghiên cứu –
phát triển của Cục quản lý chất lượng (Quyển 3 kèm theo)
• Tài liệu giảng dạy
o Công nghệ IP và ứng dụng trên mạng viễn thông Việt nam
o Đo kiểm dịch vụ VOIP
• Bài báo khoa học: 4
2. Hệ thống cung cấp dịch vụ VoIP
Để triển khai dịch vụ thoại IP, một nhà cung cấp dịch vụ không cần phải đầu tư nhiều về
cơ sở hạ tầng vì dịch vụ này vẫn tận dụng nền cơ sở hạ tầng của mạng thoại truyền
thống và hệ thống kênh truyền dẫn có sẵn. Chính vì lý do không yêu cầu đầu tư lớn về cơ
sở hạ tầng, hàng loạt nhà cung cấp dịch vụ thoại IP đã tham gia vào thị trường viễn
thông, đem lại cho thị trường này sức cạnh tranh và cho phép người sử dụng lựa chọn
những dịch vụ nào phù hợp và tiện lợi nhất. Một số nhà cung cấp dịch vụ thoại IP (ITSP-
Internet Telephony Service Provider) phổ biến là VDC, VieTel, SPT, ETC, FPT v.v...
Tuy nhiên, có một thực tế là hiện nay tất cả các nhà cung cấp dịch vụ thoại IP hiện đều
sử dụng giải pháp và thiết bị của các nhà sản xuất nước ngoài. Việc sử dụng các thiết bị
đã được khẳng định của các nhà sản xuất tên tuổi, tuy một mặt cho phép nhà cung cấp
dịch vụ yên tâm về chất lượng dịch vụ, khả năng hoạt động và đội ngũ hỗ trợ về kỹ
thuât, nhưng mặt khác cũng có một số hạn chế:
- Các sản phẩm của các nhà sản xuất nước ngoài luôn có giá thành cao;
- Các sản phẩm này đã được cứng hoá, khó có khả năng sửa đổi để phù hợp với
những thay đổi của hệ thống chính sách, tiêu chuẩn viễn thông trong nước.
Nhánh số 3 của đề tài KC01.02 với các sản phẩm hệ thống Gateway VoIP VIPGate02 và
Gatekeeper VIPKeeper nhằm giải quyết các hạn chế trên.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 8/ 30
Trước khi đưa những kết quả nghiên cứu áp dụng vào thực tế, nhóm đề tài cần thực hiện
những kiểm định, đánh giá và thử nghiệm trên mạng lưới, từ đó so sánh về tính năng
hoạt động, độ tin cậy, chất lượng dịch vụ vv của hệ thống đã phát triển với các hệ thống
sẵn có của nước ngoài.
3. Thử nghiệm hệ thống VIPGate 02 và VIPKeeper
Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm
Nhóm đề tài đã tiến hành thử nghiệm hoạt động của hệ thống trong quy mô phòng thí
nghiệm nhằm phát hiện ra những lỗi có thể phát sinh trong quá trình triển khai và tìm
cách khắc phục những lỗi này nếu có thể.
Mô hình 1: Giữa hai hệ thống Gateway VoIP mà nhóm đề tài tự phát triển để kiểm tra
khả năng hoạt động giữa chúng
Mô hình 2: Giữa một hệ thống Gateway VoIP của nhóm đề tài và một Gateway VoIP do
một nhà cung cấp khác phát triển (ví dụ Gateway VoIP của hãng Telogy)
Trong cả hai mô hình này các Gateway đều được kết nối với nhau bởi mạng Ethernet
trong phòng thí nghiệm, VIPGate nối với tổng đài qua giao diện E1 còn Telogy Gateway là
các đường CO.
Thử nghiệm kết nối qua mạng public Internet
Một trong những mục đích chính của quá trình thử nghiệm sản phẩm đề tài là kiểm định
khả năng hoạt động của hệ thống Gateway và Gatekeeper, từ đó đưa ra những so sánh,
đánh giá với những hệ thống sẵn có trên thị trường. Để có thể có được những so sánh
đánh giá như vậy, chúng ta cần thử nghiệm hệ thống trên những loại hình dịch vụ tương
đương với các dịch vụ đã được triển khai. Một trong những loại hình dịch vụ thoại IP mới
được triển khai tại Việt Nam trong thời gian gần đây là dịch vụ VoIP qua Internet, ví dụ
như dịch vụ Fonevnn và Net2phone v.v... Để đánh giá khả năng của hệ thống Gateway
và Gatekeeper VoIP trong việc hỗ trợ loại hình dịch vụ này, nhóm đề tài đã lên kế hoạch
thử nghiệm mô hình cung cấp cuộc gọi VoIP qua mạng Internet công cộng sử dụng kết
nối Internet tới một nhà cung cấp dịch vụ ISP là công ty NetNam trực thuộc Viện Công
nghệ thông tin, Viện Khoa học Việt Nam.
Trong mô hình thử nghiệm, nhóm đề tài đã cung cấp dịch vụ tại hai điểm là công ty
Netnam và Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện. Hai điểm cung cấp này được kết nối với
nhau thông qua mạng Internet công cộng.
Các thiết bị mà nhóm đề tài đưa vào mô hình thử nghiệm gồm có:
o Tại Netnam: Gateway VoIP (Telogy Gateway) và các IP Phone.
o Tại Viện KHKT Bưu Điện: VIPGate, VIPKeeper, MonitorStation, Analog phone và
tổng tài EWSD.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 9/ 30
Thử nghiệm thực tế với kết nối liên tỉnh
Nhằm kiểm tra khả hoạt động của hệ thống và so sánh với các hệ thống đang được triển
khai trên thị trường như dịch vụ điện thoại đường dài gọi 171 của VDC, dịch vụ 178 của
Viettel,... nhóm đề tài cũng đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế với kết nối liên tỉnh.
Trong mô hình này, ba điểm cung cấp dịch vụ là: Công ty Điện toán và Truyền số liệu
VDC, Bưu Điện Hải Phòng và Viện Khoa học Kỹ thuật Bưu điện (xem Hình 1) với mã số
truy nhập là 170. Kết nối giữa các điểm cung cấp dịch vụ này là các kênh dùng riêng.
Các thiết bị mà nhóm đề tài đưa vào mô hình thử nghiệm:
o Tại Công ty Điện toán và Truyền số liệu VDC (75 Đinh Tiên Hoàng): Gateway
VoIP, Gatekeeper, MonitorServer và Router.
o Tại Bưu Điện Hải Phòng (số 4 Lạch Tray): Gateway VoIP, MonitorServer, Router,
IP-PBX và các IP-Phone.
o Tại Viện Khoa học Kỹ Thuật Bưu điện (122 Hoàng Quốc Việt): Gateway VoIP,
MonitorServer và Router, IP-PBX.
4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
So sánh kết quả thử nghiệm với các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ
Trong quá trình thử nghiệm hệ thống trên mạng lưới với cấu hình mạng thực (cấu hình
mạng VoIP 1717 đang triển khai của VDC, xem Hình 1), nhóm đề tài đã thực hiện đánh
giá, thống kế và phân tích các số liệu đo kiểm hệ thống, sau đó so sánh với các chỉ tiêu
chất lượng dịch vụ tương ứng được đề cập trong các tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
Từ kết quả thử nghiệm, ta có thể thấy là so với chỉ tiêu trong Dự thảo “Chất lượng dịch
vụ VoIP” của Bộ Bưu chính Viễn thông, hệ thống VoIP- kết quả đề tài -hoàn toàn thoả
mãn yêu cầu về tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công (100%).
Tương tự như tham số "Tỷ lệ cuộc gọi thiết lập thành công", kết quả thử nghiệm cũng
cho thấy rằng hệ thống VoIP- kết quả đề tài hoàn toàn đáp ứng chỉ tiêu đặt ra của tham
số "trễ sau quay số" trong Dự thảo “Chất lượng dịch vụ VoIP”. Cần lưu ý là theo tiêu
chuẩn ngành về chất lượng mạng viễn thông, thời gian cần thiết để thiết lập cuộc gọi trên
mạng chuyển mạch kênh đã là (<5s). Vì vậy, khi thêm cả thời gian thiết lập cuộc gọi trên
mạng IP, chúng ta khó có thể đáp ứng được yêu cầu về thời gian thiết lập cuộc gọi của
ETSI (<5s). Một giải pháp cho vấn đề này là chúng ta cần sử dụng giao thức báo hiệu số
7 cho kết nối trên mạng chuyển mạch kênh, bởi thông thường giao thức này cho phép rút
ngắn đáng kể thời gian thiết lập cuộc gọi trên mạng PSTN.
Một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ VoIP là trễ đầu
cuối. Để có thể duy trì những phiên hội thoại thông thường trên mạng IP, giá trị trễ đầu
cuối phải thấp hơn ngưỡng cho phép và phải tương đối ổn định. Cần chú ý là theo Dự
thảo “Chất lượng dịch vụ VoIP”, giá trị trễ đầu cuối mà ta cần quan tâm thực chất chỉ là
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 10/ 30
trễ giữa hai đầu cuối IP, lý do là trễ trên mạng PSTN thường có giá trị tương đối nhỏ. Vì
vậy giá trị trễ mô tả ở hình trên thực chất chỉ là trễ giữa hai đầu cuối IP. Vì vậy dù trễ
đầu cuối có giá trị cận dưới thực sự nhỏ (8.1ms khi sử dụng chuẩn nén G.711), chúng ta
cũng không thể đảm bảo rằng chất lượng đàm thoại sẽ thực sự tốt nếu trễ trên mạng
PSTN lớn hơn mức cho phép. Tuy nhiên, vì trễ trên mạng PSTN được gây ra đơn thuần
bởi cơ sở hạ tầng mạng viễn thông, chúng ta không thể căn cứ vào nó để đánh giá hoạt
động của hệ thống VoIP.
Ngoài ra, theo một số nghiên cứu, chúng ta có thể có một số nhận xét như sau về ảnh
hưởng của trễ đầu cuối tới chất lượng thoại :
• Tại phía đầu cuối, đặc biệt là tại mạch chuyển đổi 2-4 dây luôn có tín hiệu vọng.
Tuy nhiên, người dùng chỉ nghe thấy tiếng vọng khi nó đến tai người nghe sau
một thời gian trễ nhất định
• Người dùng không cảm nhận được những giá trị trễ rất nhỏ (10-15ms), vì vậy
không cần phải thực hiện các phương pháp khử vọng
• Nếu trễ nằm trong khoảng dưới 150ms, chúng ta cần các biện pháp khử vọng để
đảm bảo chất lượng đàm thoại. Nếu đã khử vọng thì người dùng sẽ không cảm
thấy sự khác biệt trong đàm thoại
• Nếu trễ nằm trong khoảng 200-400 ms, người dùng vẫn có thể đảm thoại nhưng
việc đàm thoại sẽ bị ảnh hưởng
• Nếu trễ lớn hơn 400ms, chất lượng đàm thoại sẽ thực sự bị ảnh hưởng
Tham số chất lượng đàm thoại là tham số phản ánh rõ nhất ảnh hưởng của chất lượng
dịch vụ VoIP tới người sử dụng. Có thể thấy là hệ thống cung cấp dịch vụ VoIP-kết quả
đề tài có khả năng đáp ứng tốt không chỉ những chỉ tiêu của Dự thảo “Chất lượng dịch vụ
VoIP”, mà cả chỉ tiêu chất lượng dịch vụ của ETSI. Cụ thể là chất lượng đàm thoại luôn ở
mức tốt nhất (Best) đối với chuẩn mã hoá G.711 và ở cận dưới mức hài lòng- cận trên
mức chấp nhận được đối với chuẩn nén G.7231. Tuy nhiên cần chú ý là do nhóm đề tài
sử dụng phương pháp đánh giá chất lượng đàm thoại dựa trên các tham số truyền dẫn
như tỷ lệ mất gói, jitter, trễ đầu cuối vv. Nên kết quả thu được có thể không phản ánh
được toàn diện các yếu tố chất lượng đàm thoại như độ méo tiếng, độ vọng.
Từ những biểu đồ so sánh ở trên, ta có thể thấy rằng giá trị trễ đầu cuối có những khác
biệt rất lớn đối với các chuẩn mã hoá và nén. Nếu chúng ta sử dụng chuẩn nén tốc độ
càng thấp, đồng nghĩa với việc càng tiết kiệm băng thông, thì giá trị trễ sẽ càng cao. Đối
với môi trường cung cấp dịch vụ thoại IP đường dài, có lẽ chuẩn nén thích hợp nhất sẽ là
G.729 với khả năng tiết kiệm băng thông đáng kể (8kbps) và giá trị trễ đầu cuối chấp
nhận được (75.6ms).
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 11/ 30
3Com
3Com
Bay Networks
Bay Networks
Bay Networks
Hình 1. Mô hình thử nghiệm sản phẩm VIPGate 02, VIPKeeper với kết nối liên tỉnh
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 12/ 30
So sánh kết quả thử nghiệm với các thông số chất lượng dịch vụ của các sản
phẩm VoIP khác
Ngoài ra, để có được những đánh giá chính xác hơn về khả năng của hệ thống, nhóm đề
tài cũng thực hiện so sánh các thông số chất lượng dịch vụ thu được với sản phẩm của
một số hãng sản xuất quốc tế như Cisco và Quintum. Kết quả so sánh chỉ có giá trị tham
khảo bởi để có được một kết quả chính xác, chúng ta phải thử nghiệm từng hệ thống trên
cùng một cấu hình mạng với các thông số giống nhau. Điều đó nằm ngoài phạm vi đề
tài.
5. Khuyến nghị về khả năng ứng dụng của sản phẩm đề tài
Với những tính năng và chất lượng dịch vụ đã được khẳng định qua quá trình thử nghiệm,
sản phẩm hệ thống VoIP của nhóm đề tài có thể ứng dụng trong các điểm Bưu điện tỉnh
thành, các nhà cung cấp dịch vụ VoIP, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông...
với đầy đủ loại hình dịch vụ giá trị gia tăng đã, đang và sẽ được triển khai tại Việt Nam
như mô hình phone-phone, mô hình phone-PC, mô hình điện thoại IP trả tiền trước, mô
hình điểm bưu điện văn hoá xã và nhiều loại hình dịch vụ giá trị gia tăng khác.
Ngoài ra, với một số thay đổi và cập nhật, sản phẩm của đề tài cũng có thể được ứng
dụng trên cơ sở hạ tầng mạng viễn thông thế hệ sau NGN của Việt Nam, với chức năng
như một Media Gateway, Media Gateway Controller, và thậm chí như một Softswitch.
6. Kết luận
Từ những kết quả thử nghiệm trên, chúng ta có thể rút ra kết luận là hệ thống VoIP do
nhóm đề tài phát đã triển hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chuẩn trong nước theo như
Dự thảo tiêu chuẩn điện thoại VoIP của vụ Khoa học Công nghệ cũng như các tiêu chuẩn
Quốc tế do ETSI đề ra. Ngoài ra, các kết quả thử nghiệm cũng cho phép chúng ta khẳng
định rằng hệ thống VoIP, bao gồm Gateway VIPGateII và Gatekeeper VIPKeeper có khả
năng cung cấp các dịch vụ thoại IP với chất lượng tương đương với sản phẩm của các
hãng sản xuất nước ngoài.
Hệ thống Gateway VoIP VIPGateII và Gatekeeper VIPKeeper là những sản phẩm thoại
VoIP mang nhãn hiệu Việt Nam đầu tiên được triển khai thử nghiệm trên mạng lưới. Kết
quả của đề tài cũng cho thấy rằng các đơn vị nghiên cứu phát triển trong nước cũng hoàn
toàn có khả năng sản xuất được những sản phẩm tương đương với tiêu chuẩn quốc tế,
có chi phí thấp và có thể được triển khai rộng rãi nếu nhận được sự hỗ trợ và đầu tư đúng
mức từ các cấp quản lý.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 13/ 30
Nhánh 4: Quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ Internet
Việt Nam đáp ứng nhu cầu hiện tại và định
hướng phát triển IPv6
1. Sản phẩm
Nhánh đề tài này đã có các sản phẩm sau:
• Bản quy hoạch phát triển mạng và dịch vụ Internet Việt Nam đáp ứng nhu cầu
hiện tại và định hướng phát triển Internet thế hệ 2 (Quyển 4A kèm theo)
• Phần mềm quy hoạch và thiết kế mạng Internet thế hệ sau NetPlan-NGI
o Hướng dẫn sử dụng phần mềm Thiết kế và Quy hoạch mạng Internet
(Quyển 4B kèm theo)
o Xác nhận đạt chất lượng theo Đăng ký chất lượng sản phẩm nghiên cứu –
phát triển của Cục quản lý chất lượng (Quyển 4B kèm theo)
o Phẩn mềm NetPlan-NGI
• Bài báo khoa học trong nước và quốc tế
o Trong nước: 4
o Ngoài nước: 3
2. Tóm tắt kết quả quy hoạch Internet Việt Nam
Đề tài này nghiên cứu hiện trạng mạng Internet trên thế giới và ở Việt Nam, từ đó nêu ra
được những mặt hạn chế cần phải khắc phục của mạng Internet hiện tại và trình bày giải
pháp dùng để giải quyết là dần dần chuyển từ Ipv4 sang Ipv6, bên cạnh đó cũng nghiên
cứu các xu hướng phát triển công nghệ dùng cho mạng truy nhập, mạng trục, mạng
Metro. Từ những phân tích trên đề tài sẽ đưa ra một quy trình dùng để quy hoạch mạng
Internet. Quy trình này bao gồm hai bước, bước thứ nhất là nghiên cứu các kỹ thuật dự
báo sau đó dùng phần mềm dự báo lưu lượng SFC do Viện Khoa Học Kỹ Thuật phát triển
để đưa ra được ma trận lưu lượng thể hiện yêu cầu lưu lượng giữa các nút. Bước thứ hai
là nghiên cứu bài toán Quy hoạch mạng Internet và xây dựng phần mềm quy hoạch
Internet là NETPLAN – NGI, sau đó dùng phần mềm này để quy hoạch mạng Internet
Việt Nam tới năm 2005 và 2010 với 3 hoặc 5 vùng lưu lượng. Kết quả đạt được là cấu
trúc và kích cỡ mạng Internet Việt Nam trong tương lai. Tổng hợp tất cả các kết quả trên
giúp ta đưa ra được lộ trình chuyển đổi để có thể đáp ứng yêu cầu của mạng Internet
trong tương lai.
Đề tài được cấu trúc gồm 8 chương. Các chương được trình bày theo thứ tự và mục tiêu
nghiên cứu cũng như triển khai của đề tài.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 14/ 30
Chương I nghiên cứu về hiện trạng mạng Internet ở Việt Nam và trên thế giới, tìm hiểu
cấu trúc đa tầng của mạng Internet, mỗi một tầng sẽ có các đặc điểm riêng. Hiện tại
mạng Internet có thể chia thành các tầng sau: Trục quấc tế, trục quấc gia, mạng Metro,
mạng truy nhập, ứng với mỗi một tầng đề tài sẽ tìm hiểu cấu trúc và xu hướng phát triển
ở Việt Nam và trên thế giới.
Chương II nghiên cứu nhu cầu về các loại hình dịch vụ của mạng Internet trong tương
lai và nêu ra được các vấn đề còn hạn chế mà công nghệ hiện tại không đáp ứng được
sau đó nghiên cứu giao thức IPv6 là một giao thức sẽ thay thế IPv4 trong tương lai và
nêu ra các phương pháp dùng để chuyển đổi từ IPv4 sang IPv6..
Chương III nghiên cứu về quy trình quy hoạch tổng thể mạng Internet
Chương IV nghiên cứu về các phương pháp dự báo như phương pháp ngoại suy, mô
hình kinh tế lượng, dự báo theo đánh giá và mô hình ý kiến chuyên gia, phương pháp
tương quan, làm nhẵn số liệu. Sau đó nêu ra quy trình thực hiện dự báo nhu cầu dịch vụ
bao gồm các bước: Thu thập số liệu, lựa chọn mô hình dự báo, phát triển mô hình dự
báo, áp dụng mô hình dự báo.
Chương V Trình bày việc sử dụng phần mềm dự báo SFC do Viện Khoa Học Kỹ Thuật
phát triển để dự báo các dạng lưu lượng: Tổng lưu lượng Dial – Up, tổng lưu lượng ADSL,
lưu lượng VOIP từ đó tính được ma trận lưu lượng.
Chương VI Tìm hiểu cách sử dụng chương trình NETPLAN – NGI (sản phẩm phần mềm
của đề tài) để quy hoạch mạng Internet, để có thể chạy chương trình đầu tiên ta phải
nhập các thông số như vị trí các nút, ma trận lưu lượng, mô hình giá và dịch vụ, các
tham số thiết bị.
Chương VII Trình bày bài toán quy hoạch mạng và cách tiếp cận để giải quyết nó, trong
đề tài này ta đã chọn phương pháp sử dụng thuật giải di truyền làm thuật toán tìm cấu
trúc mạng tốt nhất có thể.
Chương VIII Tổng kết lại những kết quả đạt được từ đó đề ra lộ trình chuyển đổi mạng
Internet hiện tại sang mạng Internet trong tương lai.
Đề tài được thực hiện trong một thời gian không dài, tuy vậy cũng đã có được những
thành công nhất định, mà đặc biệt là việc thành công trong việc xây dựng phần mềm quy
hoạch Internet, từ đó đem áp dụng vào quy hoạch mạng Internet ở Việt Nam. Tạo tiền
đề cho những nghiên cứu và triển khai chuyển đổi thật sự trong tương lai. Tuy còn gặp
những khó khăn về thời gian và nhất là việc chưa có khách hàng thử nghiệm, đề tài đã
đưa ra được những kết quả tương đối thuyết phục về việc thử nghiệm quy hoạch và tính
tiện lợi cho người dùng khi sử dụng phần mềm.
3. Tính năng phần mềm NetPlan-NGI
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 15/ 30
Phần mềm thiết kế vả quy hoạch mạng Internet, tự động tối ưu hoá theo chi phí, chất
lượng dịch vụ và độ an toàn của mạng. Sản phẩm tự động xác định cấu trúc mạng tối
ưu, tính số lượng và kích cỡ các kết nối tại các lớp mạng khác nhau. Ngoài ra, phần mềm
còn cung cấp khả năng đồ hoạ mạnh giúp người thiết kế mạng có thể hiển thị hoặc sửa
đổi cấu trúc mạng trên bản đồ logic hoặc bản đồ đã được số hoá. Sản phẩm trước mắt
nhằm vào việc hỗ trợ quy hoạch mạng Internet tại Việt Nam, tiến tới đóng gói và có thể
dùng cho các nước đang phát triển.
4. Khuyến nghị ứng dụng
Các sản phẩm của nhánh đề tài này có thể ứng dụng được như sau:
• Kết quả quy hoạch mạng Internet là sở cứ cho các Bộ, nghành liên quan, các công
ty ISP, IXP trong việc phát triển và quản lý mạng Internet
• Phần mềm NetPlan-NGI là công cụ hỗ trợ công tác quy hoạch, thiết kế mạng
Internet của các ISP và IXP.
• Đào tạo: Quy hoạch mạng
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 16/ 30
Nhánh 5: Đề xuất về tổ chức dịch vụ, chính sách phát
triển và quản lí, kinh doanh Internet
1. Sản phẩm
Nhánh đề tài này đã có sản phẩm sau:
• Đề xuất về tổ chức dịch vụ, chính sách phát triển và quản lí, kinh doanh Internet
(Quyển 5 kèm theo)
2. Khuyến nghị chính sách phát triển Internet Việt Nam
Chính sách mở cửa thị trường, thúc đẩy cạnh tranh
Nhà nước hỗ trợ và khuyến khích các thành phần kinh tế kể cả thành phần kinh tế tư
nhân và các nhà đầu tư nước ngoài cùng tham gia vào việc phát triển cơ sở hạ tầng
mạng và cung cấp dịch vụ Internet
Chính sách phổ cập dịch vụ
Thực hiện phổ cập các dịch vụ truy nhập, dịch vụ ứng dụng Internet tới tất cả các vùng,
miền trong cả nước với chất lượng phục vụ ngày càng cao. Nhà nước quan niệm việc truy
nhập và sử dụng các dịch vụ Internet là quyền cơ bản của mỗi công dân.
Chính sách về giá cước sử dụng dịch vụ
Cần nghiên cứu điều chỉnh lại hệ thống giá cước đối với các dịch vụ kết nối, truy nhập,
ứng dụng Internet trên cơ sở giá thành cung cấp dịch vụ, qui định khung giá cước nhằm
tạo ra cơ chế cho các doanh nghiệp cạnh tranh bằng giá cước sử dụng dịch vụ và chất
lượng dịch vụ.
Công nghiệp sản xuất thiết bị phần cứng
Nhà nước có chính sách đặc biệt để thu hút đầu tư nước ngoài và huy động các nguồn
vốn đầu tư trong nước cho phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị truyền thông và phần
cứng máy tính trong nước, đặc biệt là thu hút các công ty đa quốc gia hàng đầu trong
lĩnh vực CNTT đầu tư và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Chính sách phát triển các dịch vụ ứng dụng Internet
Có chính sách phát triển các ứng dụng và dịch vụ trên mạng Internet, biến nó thành một
môi trường ảo hấp dẫn thu hút được nhiều tầng lớp dân cư trong xã hội sử dụng. Các
dịch vụ giải trí (video theo yêu cầu, trò chơi trên mạng), đào tạo từ xa, y tế từ xa, làm
việc từ xa, thương mại điện tử, chính phủ điện tử được coi là những lĩnh vực tiềm năng
trên Internet. Sau đây là một số kiến nghị về chính sách, định hướng cụ thể:
9 Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 17/ 30
9 Chính sách ưu đãi hỗ trợ cho phát triển ngành công nghệ thông tin. Chính phủ
có cơ chế ưu tiên về tài chính, chính sách thuế, giá thuê đất và các dịch vụ cơ sở
hạ tầng khác v.v... để phát triển công nghệ thông tin.
9 Chính sách cho công nghiệp phần mềm.Công nghiệp phần mềm là ngành công
nghiệp xanh, sạch nhưng mang lại hiệu quả to lớn cho nhiều quốc gia. Nó tạo ra
các sản phẩm nhằm thúc đẩy các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển.
Do vậy cần có chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp phần mềm thành một
ngành kinh tế mũi nhọn.
9 Chính sách ưu đãi về thuế.
9 Chính sách ưu đãi về tài chính, tín dụng.
9 Ưu đãi về sử dụng đất và thuê đất.
9 Chính sách bảo hộ quyền tác giả.
9 Khuyến khích hình thành các quỹ đầu tư từ các khu vực kinh tế khác nhau để
thu hút vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp phần mềm.
9 Khuyến khích hình thành và có chính sách ưu đãi phát triển các khu công nghiệp
phần mềm tập trung.
Chính sách phát triển thương mại điện tử
Tại Việt Nam, Chính phủ và các bộ, ngành cũng đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến
chấp nhận và áp dụng thương mại điện tử ở Việt Nam. Kiến nghị Chính phủ tiếp tục giao
Bộ Thương mại phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các bộ, ngành liên quan tiếp
tục nghiên cứu hoàn chỉnh:
9 Hệ thống các nguyên tắc mang tính chiến lược về chấp nhận và triển khai
thương mại điện tử.
9 Kế hoạch tổng thể về thương mại điện tử.
9 Chương trình hành động, kèm theo các phương án triển khai chi tiết, và hệ
thống các cơ chế điều tiết.
Xây dựng chính phủ điện tử
Mục tiêu cơ bản của việc xây dựng chính phủ điện tử là nhằm nâng hiệu lực và hiệu quả
các hoạt động quản lý nhà nước của Chính phủ lên một tầm cao mới. Hoàn thành việc
xây dựng chính phủ điện tử (e-Government), theo đó các hoạt động quản lý hành chính
nhà nước sẽ chủ yếu thực hiện trên mạng, và các dịch vụ của Chính phủ phục vụ cho nền
kinh tế xã hội và toàn thể nhân dân sẽ được cung cấp trực tuyến. Nhằm xây dựng thành
công chính phủ điện tử ở Việt Nam, ta cần tiến hành các nhiệm vụ sau đây một cách tổng
thể:
9 Cải cách cơ cấu tổ chức bộ máy chính phủ.
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 18/ 30
9 Xây dựng một môi trường pháp lý (hệ thống văn bản qui phạm pháp luật) phù hợp
với yêu cầu của chính phủ điện tử.
9 Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin đáp ứng các yêu cầu của chính phủ điện tử.
9 Đào tạo cán bộ, công chức nhà nước sử dụng các phương tiện công nghệ trong
việc thực thi công vụ nhằm phục vụ doanh nghiệp và công dân tốt hơn.
9 Khuyến khích doanh nghiệp và công dân chủ động tham gia vào các hoạt động
quản lý nhà nước.
Công nghiệp nội dung
Công nghiệp nội dung được đánh giá là ngành có nhiều tiềm năng phát triển mang lại
doanh thu lớn, đóng góp quan trọng trong tổng thu nhập kinh tế quốc dân. Do vậy cần có
chính sách khuyến khích phát triển ngành công nghiệp xanh, sạch này.
Chính sách phát triển môi trường pháp lý thuận lợi cho Internet
Chính phủ cần xây dựng một hệ thống nội luật minh bạch, rõ ràng nhằm thúc đẩy sự
phát triển của cơ sở hạ tầng mạng và dịch vụ Internet. Tính pháp lý của các vấn đề liên
quan đến giao dịch điện tử, văn bản điện tử, chữ ký điện tử, xác thực điện tử cần được
thừa nhận trong hệ thống nội luật. Quyền sở hữu trí tuệ đối với các sản phẩm, dịch vụ
được cung cấp trên Internet là một vấn đề hết sức quan trọng, cần được luật pháp bảo
vệ. Sau đây là một số hệ thống luật cần được xây dựng và ban hành:
9 Luật viễn thông.
9 Luật thương mại điện tử.
9 Luật giao dịch điện tử.
9 Luật chữ ký điện tử.
9 Luật về chứng thực điện tử.
9 Luật bản quyền.
9 Luật mã hoá và giải mã thông tin trên Internet.
9 Luật chống tội phạm trên mạng.
Hợp tác quốc tế
Hợp tác đa phương:
9 Tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động khuyến khích, đẩy mạnh hợp tác
phát triển trong lĩnh vực truyền thông và công nghệ thông tin trong khuôn khổ
hiệp hội các nước ASEAN.
9 Tham gia tích cực vào sáng kiến xây dựng một cơ sở hạ tầng thông tin ASEAN -
AII. Triển khai thực hiện hiệp định khung e-ASEAN mà Việt Nam đã ký kết.
9 Tham gia một cách có chất lượng hơn vào các hoạt động của Nhóm Công tác Viễn
Đề tài KHCN cấp nhà nước KC.01.02
Chương trình KC.01 19/ 30
thông châu Á - Thái Bình Dương (APEC TEL).
9 Tiếp tục phấn đấu, đóng góp nhiều hơn cho các hoạt động của Liên minh Viễn
thông Quốc tế (ITU).
Hợp tác song phương: Tiếp tục duy trì và nâng lên tầm cao hơn các mối quan hệ hợp
tác song phương, phát triển mở rộng các mối quan hệ hợp tác song phương mới, khai
thác một cách hiệu quả các quan hệ này cho mục tiêu phát triển Internet nói riêng và
viễn thông nói chung.
Chính sách p
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 5866.pdf