ĐẶT VẤN ĐỀ.1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1. Đặc điểm và giá trị dinh dưỡng của nguyên liệu sử dụng để lên men nước uống
.3
1.1.1. Lúa mạch đen. .3
1.1.2. Quả chanh dây . .5
1.2. Xu hướng nghiên cứu và sản xuất nước uống lên men từ ngũ cốc và trái
cây .8
1.3. Nấm men sử dụng trong sản xuất nước uống lên men và các đặc tính sinh lý và sinh
hóa của chúng.10
1.3.1. Đặc điểm của nấm men 10
1.3.2. Ứng dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae trong lên men .13
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.17
2.1. Đối tượng nghiên cứu.17
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu.17
2.3. Bố trí thí nghiệm.17
2.4. Phương pháp nghiên cứu.20
2.4.1. Phương pháp vi sinh . . 20
2.4.2. Phương pháp hoá lý .23
2.4.3. Phương pháp đánh giá cảm quản .25
2.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu .27
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.28
3.1. Chỉ tiêu hoá lý của dịch chiết bánh mỳ chanh dây.28
3.1.1. Nồng độ chất khô tan .28
3.1.2. pH . . .28
3.1.3. Acid tổng . . .29
3.1.4. Độ nhớt . . .29
3.2. Ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan (oBx) đến chất lượng nước uống bánh mỳ
chanh dây . . .29
3.3. Ảnh hưởng của mật độ nấm men đến chất lượng nước uống bánh mỳ chanh dây.
. .31
52 trang |
Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 14/02/2022 | Lượt xem: 692 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quá trình lên men nước uống giải khát từ bánh mỳ hương trái cây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó. Nhân tế bào nấm men là nhân thật, có sự phân hóa, có
kết cấu hoàn chỉnh và ổn định, có khả năng biểu hiện của tế bào tiến hóa, đó là sự phân
chia tế bào theo hình thức giản phân. Những thành phần, cơ quan con khác: không bào,
ty thể, lạp thể, riboxom Nấm men sinh sản bằng 3 hình thức chính, đó là sinh sản bằng
cách nảy chồi; sinh sản bằng cách phân đôi; sinh sản bằng bào tử và hình thành bào tử.
Thành phần hóa học của tế bào nấm men (bảng 1.3) thay đổi khác nhau tùy theo
loài, độ tuổi và môi trường sống, nhưng nhìn chung bao gồm: nước chiếm 75-85 %, chất
khô chiếm 15-25 % (trong đó chất khoáng chiếm 2-14 % hàm lượng chất khô).
Ngoài ra các chất khoáng cũng có ảnh hưởng to lớn đến hoạt động sống của nấm
men như là phospho, lưu huỳnh, magie, sắt, kali và mangan. Phospho có trong thành
phần nucleoprotein, polyphosphat của nhiều enzyme của sản phẩm trung gian của quá
trình len men rượu, chúng tạo ra liên kết có năng lượng lớn. Lưu huỳnh tham gia vào
thành phần một số acid amin, albumin, vitamin và enzyme. Magie, mangan tham gia
vào nhiều phản ứng trung gian của sự lên men. Sắt tham gia vào các thành phần enzyme,
sự hô hấp và các quá trình khác. Kali chứa nhiều trong nấm men, nó thúc đẩy sự phát
triển của nấm men, tham gia vào sự lên men rượu, tạo điều kiện phục hồi phosphorin
hóa của acid pyruvic.
Nấm men hoàn toàn không có cơ quan dinh dưỡng riêng biệt, các chất dinh dưỡng
mà nó sử dụng chủ yếu được vận chuyển qua thành tế bào theo hai con đường cơ bản
là: thẩm thấu bị động và hấp thu chủ động.
Trên thành tế bào nấm men có những lỗ nhỏ, những lỗ này có tác dụng làm cho
chất dinh dưỡng vận chuyển vào trong tế bào từ môi trường bên ngoài nhờ áp suất thẩm
thấu, ngược lại chất thải trong quá trình trao đổi cũng được thải ra theo con đường này.
Đây là con đường thẩm thấu bị động
Hấp thu chủ động khi các thành phần dinh dưỡng không có khả năng xâm nhập
vào tế bào theo con đường thứ nhất thì lập tức có hệ permeaza hoạt hóa. Permaza là một
protid hoạt động, chúng liên kết với chất dinh dưỡng tạo thành hợp chất và hợp chất này
chui qua thành tế bào trong, tại đây chúng lại tách ra và permaza lại tiếp tục vận chuyển
tiếp.
Nấm men cũng như các vi sinh vật khác cần oxy, hydro, cacbon, nito, phospho,
kali, magie ... để sinh trưởng và phát triển. Nguồn cacbon cung cấp là các loại đường
13
khác nhau như: saccharose, maltose, lactosem glucose ... Oxy, hydro được cung cấp cho
tế bào từ nước của môi trường nuôi cấy hay dịch. Nấm men ngoại bào để phân giải
protid, nên không thể phân cắt albumin của môi trường mà phải cung cấp nito ở dạng
hòa tan, có thể là đạm hữu cơ hoặc vô cơ. Dạng hữu cơ thường dùng là acid amin,
pepton, ure. Đạm vô cơ là các muối amon khử nitrat, sulfat ...
1.3.2. Ứng dụng của nấm men Saccharomyces cerevisiae trong lên men [3]
1.3.2.1. Cơ sở sinh hóa của quá trình lên men
Lên men là một quá trình trao đổi chất dưới tác dụng của các enzyme tương ứng
gọi là chất xúc tác sinh học. Tùy theo sản phẩm tích tụ sau quá trình lên men mà người
ta chia làm nhiều kiểu lên men khác nhau. Tuy nhiên có hai hình thức lên men chính là
lên men yếm khí (kị khí) và lên men hiếu khí.
Lên men cồn là quá trình lên men yếm khí với sự có mặt của nấm men, chúng sẽ
chuyển hóa đường thành ethanol và CO2. Quá trình này được chia làm hai thời kì chính
đó là thời kỳ phát triển sinh khối và thời kỳ lên men chuyển đường thành cồn và CO2.
Thời kỳ phát triển sinh khối với sự có mặt của oxy, tế bào nấm men tăng nhanh về kích
thước đồng thời phát triển sinh khối. Thời kỳ lên men chuyển đường thành cồn và CO2
nấm men hấp thụ các chất dinh dưỡng và sử dụng các enzyme sẵn có của mình thực hiện
xúc tác sinh học trong quá trình trao đổi chất để duy trì sự sống, tạo thành cồn và CO2.
Cơ chế của quá trình lên men được thể hiện ở hình 1.5.
ADP ATP
Glucose Pyruvic
NAD+ NDAH
Ethanol Acetaldehyde
Hình 1.5. Cơ chế lên men ethanol của tế bào nấm men.
1.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men
Trong sản xuất, ngoài việc lựa chọn chủng nấm men người ta còn phải nghiên
cứu các điều kiện phù hợp nhất để đạt hiệu suất lên men cao. Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình lên men gồm: oxy, nồng độ đường, nhiệt độ, pH môi trường, nồng độ rượu và
CO2, số lượng tế bào nấm men.
14
Oxy là thành phần quan trọng trong giai đoạn phát triển sinh khối của tế bào nấm
men. Tuy nhiên nó là nguyên nhân gây hư hỏng sản phẩm trong công đoạn tiếp theo.
Lên men etanol là một quá trình lên men yếm khí, nhưng lên men trong giai đoạn đầu
cần phải cung cấp oxy cho dịch lên men để nấm men sinh trưởng và phát triển (tăng sinh
khối). Nhưng oxy chỉ cần thiết ở giai đoạn đầu, khi dịch lên men đã đạt đủ số lượng tế
bào nấm men, thì ngăn chặn dịch lên men tiếp xúc với oxy để nấm men tiến hành quá
trình lên men chuyển hóa đường thành cồn và CO2.
Nấm men chỉ có khả năng lên men các đường đơn giản đặc biệt là maltose và
saccharose. Trong dịch lên men ngoài đường, phải bổ sung thêm một số thức ăn cần
thiết cho nấm men như các muối amon, các muối photphat và đạm như ure. Nồng độ
đường thích hợp từ 18-22 %, nếu cao hơn thì khả năng lên men giảm và ngược lại nếu
nồng độ đường thấp sẽ không tạo điều kiện cho quá trình lên men. Thường thì nồng độ
đường nằm ở khoảng 30-35 % thì lên men bị đình chỉ.
Nhiệt độ có ảnh hưởng rõ rệt đến hoạt động sống của nấm men, cụ thể là nấm
men Saccharomyces cerevisiae chúng ta sử dụng trong quá trình lên men nước uống.
Lên men nước trái cây tối ưu ở nhiệt độ 28-30 oC, ở nhiệt độ 50 oC trở lên và dưới 0 oC
thì nấm men không hoạt động. Trong thực tế người ta có thể lên men ở nhiệt độ trong
khoảng 4-28 oC tùy theo mục đích sản phẩm cuối cùng.
pH có ý nghĩa quan trọng trong quá trình lên men nước trái cây. Nấm men có thể
phát triển trong môi trường pH từ 2-8 nhưng tối ưu ở pH 4-4,5. Vi khuẩn bắt đầu phát
triển ở pH = 4,2 và cao hơn, khi thấp hơn mức pH này thì chỉ có nấm men mới có thể
phát triển được. Vì thế trong quá trình lên men thì nên điều chỉnh pH < 4,5. Khi pH = 8
thì nấm men phát triển rất kém, ngược lại vi khuẩn phát triển rất mạnh. Ở pH = 3,8 nấm
men phát triển mạnh thì hầu như vi khuẩn chưa phát triển.
Để tạo pH thích hợp trong môi trường nuôi cấy nấm men, người ta thường bổ
sung vào môi trường lên men một loại axit không gây ảnh hưởng đến hoạt động của nấm
men. Thực tế người ta sử dụng axit citric và NaHCO3 để điều chỉnh pH.
Cồn và CO2 có tác dụng kìm hãm sự sinh trưởng và khả năng lên men của nấm
men. Sự sinh trưởng của nấm men bị kìm hãm khi nồng độ cồn trong môi trường lên
men là 1 %, từ 4-6 % có ảnh hưởng xấu. Đa số nấm men sinh trưởng được ở môi trường
có nồng độ cồn là 12-14 %, chỉ có một số ít lên men được ở nồng độ cồn cao từ 17-20
%. Khí CO2 ức chế sự lên men nhưng việc thoát khí CO2 sẽ làm cho môi trường lên men
luôn chuyển động, kéo dài trạng thái lơ lửng của tế bào nấm men nên có thể làm tăng
quá trình lên men.
Số lượng tế bào nấm men cho vào dịch lên men ảnh hưởng rất lớn đến quá trình
lên men. Nếu số lượng tế bào nấm men cho vào thích hợp thì quá trình lên men diễn ra
hiệu quả và hiệu suất thu hồi cao, chất lượng sản phẩm tốt. Nếu số lượng tế bào nấm
men cho vào quá ít thì tốc độ lên men chậm. Sinh khối tế bào nấm men quá nhiều thì
15
môi trường dịch lên men không đủ dinh dưỡng cho nấm men phát triển, tế bào nấm men
sẽ dần chết và làm cho sản phẩm có mùi lạ, đồng thời cũng làm phí một lượng nấm men
đáng kể. Vì vậy, khảo sát những yếu tố trên để đưa ra tham số thích hợp cho quá trình
sản xuất nước uống lên men là rất quan trọng.
1.3.2.3. Ứng dụng Saccharomyces cerevisiae trong lên men sản xuất sản
phẩm thực phẩm
Quá trình lên men ethanol được xúc tác bởi phức hợp enzyme của tế bào nấm
men. Để xúc tác cho quá trình này cần có sự tham gia của 12 enzyme, 02 coenzyme, hai
phức hữu cơ và hai phức vô cơ. Zimase là một trong những enzyme quan trọng nhất của
nấm men, dưới tác dụng của nó hexose được chuyển thành rượu ethanol và carbon
dioxide.
Trong tế bào nấm men, còn tồn tại những enzyme không tham gia vào quá trình
lên men và hô hấp. Trong số đó có các enzyme nội bào - endoenzyme (maltase, oxidase,
isomerase, dehydrogenase, v.v.) và ngoại bào - exoenzyme (amylase, esterase, v.v.).
Một trong những nhóm enzyme quan trọng của tế bào nấm men là enzyme thủy phân
protein. Hệ enzyme oxy hóa khử của nấm men là cytochromes, theo cấu trúc gọi là
porphyrin. Cytochromes có vai trò vận chuyển electron từ dehydrogenase đến oxy.
Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất thường sử dụng chủng nấm men kỵ
khí tuỳ tiện Saccharomyces cerevisiae, chúng có khả năng lên men glucose, sucrose,
maltose, raffinose. Các tế bào nấm men sau khi nuôi cấy trong 24 giờ ở nhiệt độ 25-30
°C trong dịch chiết bánh mỳ có kích thước 6,5-7,5 x 5-7 µm. Khi các nấm men này được
sử dụng cùng với vi khuẩn lactic, có tới 0,04 % ethyl acetate tích tụ trong môi trường
lên men giúp cải thiện mùi thơm và hương vị của nước uống lên men thành phẩm. Ethyl
acetate và diacetyl khi được sử dụng trong sản xuất nước uống lên men từ bánh mỳ làm
tốc độ lên men tạo thành rượu thấp hơn đáng kể so với trong quá trình lên men làm bánh
mỳ, vì men rượu có khả năng thích nghi cao hơn với dịch chiết bánh mỳ.
Ở giai đoạn cuối lên men Saccharomyces cerevisiae kết lắng nhanh và làm trong
dịch lên men. Ở nòi của giống này có đặc tính riêng về khả năng tạo cồn, chịu sunfit,
tổng hợp các cấu tử bay hơi và các sản phẩm thứ cấp tạo ra cho sản phẩm có mùi vị đặc
trưng riêng biệt. Giai đoạn cuối cùng của quá trình lên men các tế bào Saccharomyces
cerevisiae thường bị già, không tiếp tục chuyển đường thành cồn và bị chết rất nhanh.
Ngoài ra Saccharomyces cerevisiae còn được sử dụng phổ biến ở các dòng sản phẩm
lên men khác như: lên men bánh mì, sản xuất bia, sản xuất rượu vang và sampanh.
Sự tự phân hủy của nấm men dẫn đến sự tích tụ các sản phẩm thơm trong nước
uống lên men acetaldehyde, este và các loại khác. Ưu điểm của việc sử dụng nấm men
là khả năng tích lũy tới 0,04 % ethyl acetate trong môi trường lên men, giúp cải thiện
hương vị và mùi thơm của thức uống, cũng như tăng tính ổn định của nước giải khát
trong suốt quá trình bảo quản.
16
Trong quy trình sản xuất bánh mì, nấm men đóng vai trò quyết định đến chất
lượng bánh mì. S. cerevisiae chuyển hóa đường trong bột mì thành cồn và CO2. CO2 là
tác nhân làm nở bánh mì, CO2 tạo thành được giữ trong các mạng gluten của bột mì.
Đây là nguyên nhân làm bánh mì nở và có độ xốp.
Bia là một loại thức uống giải khát phổ biến hiện nay, có độ cồn nhẹ từ 4-5 %,
có vị đắng dễ chịu của hoa hublon. Người ta sử dụng S. cerevisiae dạng biến chủng để
lên men bia. Quá trình lên men gồm lên men chính và lên men phụ. Lên men chính được
thực hiện ở nhiệt độ cao, dịch đường ban đầu thường có nồng độ từ 9-12 %, sau lên men
thì còn khoảng 2-3 %. Giai đoạn lên men phụ được thực hiện ở 0-5 oC. Ở nhiệt độ lạnh
CO2 được giữ lại làm cho bia trong hơn.
Rượu vang theo nghĩa hẹp là từ dùng chỉ rượu được lên men từ dịch ép của trái
nho, nhưng ngày nay rượu được lên men từ các dịch quả như táo, dâu, mận... cũng được
gọi là rượu vang kèm tên của dịch trái cây. Quá trình lên men rượu vang gồm lên men
chính và lên men thứ cấp. Giai đoạn lên men chính là dùng dịch ép quả để lên men thành
rượu, độ cồn từ 12-15 %, sau đó chuyển sang giai đoạn ủ làm cho protein, pectin, tanin
lắng xuống làm rượu vang trong hơn. Giai đoạn lên men thứ cấp (giai đoạn ủ) thường
từ 3-4 tháng đối với rượu vang, đối với sampanh thường ủ hàng năm. Trong giai đoạn
này sẽ tích tụ chất thơm và CO2.
Ngoài những ứng dụng trong sản phẩm truyền thống trên, sản xuất nước uống lên
men từ ngũ cốc có sử dụng nấm men Saccharomyces cerevisiae là một trong những xu
hướng được quan tâm. Nước uống lên men bánh mỳ truyền thống là sản phẩm của quá
trình lên men rượu được thực hiện bởi nấm men. Quá trình lên men rượu là do hoạt động
của nấm men, kèm theo đó là sự giải phóng CO2 và sự tích tụ một lượng nhỏ rượu. Trong
quá trình lên men, hình thành mùi thơm và hương vị đặc trưng, kèm theo CO2 tích tụ
trong dịch chiết. Đối với quá trình lên men nước uống từ bánh mỳ, có nhiều loại chủng
nấm men khác nhau được sử dụng, tuy nhiên đối với mỗi chủng cần có những yêu cầu
nghiêm ngặt như: nấm men phải có hiệu suất lên men cao, khả năng tự phân hủy, khả
năng keo tụ tốt và đảm bảo sản phẩm đồ uống tạo thành với hương vị dễ chịu. Để lên
men đồ uống từ bánh mỳ, nấm men đưa vào sản xuất cần sử dụng loại nấm men khô và
thuần chủng.
17
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Để xây dựng quy trình lên men nước giải khát từ bánh mỳ trái cây trong khuôn
khổ của đề tài sử dụng những nguyên liệu sau:
- Bánh mỳ đen được mua ở siêu thị Lotte;
- Chanh dây tươi Đà Lạt được ép lọc lấy dịch;
- Nấm men khô Saccharomyces cerevisiae của thương hiệu Mauripan Việt Nam;
- Đường vàng khoáng chất thương hiệu Biên Hoà.
2.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành tại Phòng thí nghiệm Viện Kỹ thuật & Kinh tế biển
Trường Đại học Bà Rịa-Vũng Tàu và Phòng thí nghiệm Trường Cao đẳng Kỹ thuật
Công nghệ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ tháng 03/2018-06/2019
2.3. Bố trí thí nghiệm
Để khảo sát các chỉ tiêu hoá lý và các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nước giải
khát từ bánh mỳ chanh dây trước khi tiến hành lên men nhóm nghiên cứu đã bố trí sơ
đồ thí nghiệm ở hình 2.1.
2.3.1. Xác định chỉ tiêu hóa lý: oBx, pH, acid tổng, độ nhớt
Mục đích: khảo sát sự thay đổi tính chất của nguyên liệu đầu vào.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là
nồng độ chất khô tan (hoặc pH, acid tổng, độ nhớt), thí nghiệm được lặp lại 3 lần, mỗi
nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ chất khô tan đến chất lượng sản
phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của nồng độ chất khô đến độ cồn và hàm
lượng ester tạo thành sau lên men.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là
nồng độ chất khô tan, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 24 giờ;
- pH= 4,2;
- Lượng S.cerevisiae bổ sung: 2,0 g/l nấm men khô với mật độ là 2.106 tế bào/ml.
Nhân tố khảo sát:
18
- Nồng độ chất khô tan: 14 oBx, 18 oBx, 22 oBx, 26 oBx.
Xác định: nồng độ cồn (%V), lượng ester (mg/l)
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm.
Bánh mỳ đen
Ngâm trong nước
nóng, (78 ± 2 °C,
3giờ)
Xác định chỉ tiêu hóa lý:
oBx, pH, acid tổng, độ nhớt
Khảo sát sự ảnh hưởng của
thời gian lên men: 24 giờ, 48
giờ, 72 giờ, 96 giờ
Khảo sát sự ảnh hưởng của
nồng độ chất khô tan: 14
oBx, 18 oBx, 22 oBx, 26oBx
Khảo sát ảnh hưởng của
pH: 3,6; 3,8; 4,0; 4,2
Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ
giống: 1 g, 2 g, 3 g, 4g
Dịch chiết
Lên men Nấm men khô
Lắng lọc
Sản phẩm
Nướng 170 oC, 10 phút
Điều chỉnh dịch
lên men
Chiết rót, tàng
trữ
Bã
Cặn
Đánh giá chất
lượng sản phẩm
Dịch chanh
dây
19
2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến nồng độ cồn còn lại, độ cồn
và hàm lượng ester.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là
pH, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 24 giờ;
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.3.2;
- Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: 2 g/l nấm men khô với mật độ là 2.106
tế bào/ml.
Nhân tố khảo sát: pH
Điều chỉnh pH ở: 3,8; 4,0; 4,2; 4,4.
Xác định: nồng độ cồn (%V), lượng ester (mg/l)
2.3.3. Khảo sát ảnh hưởng của tỷ lệ nấm men đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: khảo sát sự ảnh hưởng của tỷ lệ giống đến độ cồn và hàm lượng ester.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là
tỷ lệ nấm men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Thời gian lên men: 24 giờ;
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.3.1;
- pH: kết quả từ 2.3.3;
Nhân tố khảo sát:
- Tỷ lệ nấm men S. cerevisiae bổ sung: 1,0; 2,0; 3,0; 4,0 g/l với mật độ 1.106,
2.106, 3.106 tế bào/ml.
Xác định: nồng độ cồn (%V), lượng ester (mg/l)
2.3.4. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến chất lượng sản phẩm
Mục đích: nhằm khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian đến nồng độ chất khô tan
còn lại, độ cồn, hàm lượng ester, pH và tính chất cảm quan của sản phẩm.
Bố trí thí nghiệm: thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với một yếu tố là
thời gian lên men, mỗi nghiệm thức làm song song 3 mẫu.
Nhân tố cố định:
- Nồng độ chất khô tan: kết quả từ 2.3.2;
20
- pH: kết quả từ 2.3.3;
- Lượng nấm men S. cerevisiae bổ sung: kết quả từ 2.3.4;
Nhân tố khảo sát:
- Thời gian: 24 giờ, 48 giờ, 72 giờ, 96 giờ.
Xác định: nồng độ cồn (%V), lượng ester (mg/l)
2.4. Phương pháp nghiên cứu [1]
2.4.1. Phương pháp vi sinh
a. Xác định E. coli
Mẫu đã được đồng nhất hóa được cấy một lượng nhất định lên môi trường thạch
chọn lọc thích hợp có chứa lactozơ. Trên môi trường Endo có chứa natri sulfit và fucshin,
có khả năng ức chế các vi khuẩn gram (+). Trong quá trình phát triển trên môi trường
này, coliforms lên men đường lactozơ tạo thành aldehyt và acid, aldehyt tác động đến
phức chất fucshin-sulfit và giải phóng fucshin. Fucshin nhuộm các khuẩn lạc từ màu
hồng đến màu đỏ cánh sen, tròn, bờ đều, có thể có ánh kim hoặc không. Nếu khuẩn lạc
màu hồng có ánh kim có thể giả định là E. coli thì kiểm tra có sinh Indol hay không.
Chuẩn bị dung dịch gốc và các dung dịch pha loãng. Pha loãng mẫu cho đến khi
có nồng độ pha loãng 10 -1, 10 -2, 10 -3.
Gieo cấy: Cấy 1 ml giọt mẫu đã pha loãng ở các nồng độ vào các đĩa có chứa môi
trường thạch Endo, mỗi độ pha loãng làm 3 đĩa lặp lại. Tráng đều mẫu trên mặt thạch.
Nuôi ủ: Đưa các ống đã cấy vào tử ấm ở nhiệt độ 37 oC trong thời gian 48-72 giờ.
Quan sát và ghi nhận các đĩa petri đã nuôi có các khuẩn lạc có màu hồng đến màu
đỏ cánh sen, tròn, bờ đều, có thể có ánh kim để tiến hành khẳng định đó là E. coli.
Kiểm tra hình thái
Nhuộm gram, soi kính để xác định Gram (-), trực khuẩn nhỏ dài. Từ ống canh
trường ria sang môi trường Endo hoặc EMB đặt trong tủ ấm ở 37 oC trong 24 giờ. Nếu
phát hiện thấy những khuẩn lạc đỏ ánh kim (hay không có ánh kim), cấy tiếp sang môi
trường thạch thường để thực hiện phản ứng IMVIC (các phản ứng này thực hiện độc lập
nhưng đồng thời).
Thử Indol
Dùng que cấy vòng chuyển mẫu từ các ống nghiệm có chứa môi trường EC dương
tính sang các ống nghiệm có chứa Trypton. Để các ống đã cấy vào tủ ấm ở nhiệt độ 44
oC trong thời gian 48 giờ.
Thêm 0,5 ml thuốc thử Indol vào các ống nghiệm có chứa Trypton để nuôi cấy,
lắc đều và sau 1 phút thì quan sát và ghi nhận số lượng các ống có màu đỏ (kết quả
21
dương tính chứng tỏ có Indol) cho mỗi độ pha loãng.
Dựa vào số khuẩn lạc nghi ngờ là E. coli đã đếm được trên các đĩa, tổng số ống
nghiệm thử Indol dương tính (có màu đỏ) và tổng số ống thử Indol để tính toán kết quả.
Số lượng E. Coli có trong 1ml (1g) mẫu được tính theo công thức:
N = ΣC.R(CFU/ml,CFU/g) (n1 +0,1n2).f1.V, (2.1);
Trong đó:
- ΣC: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên tất các các đĩa;
- n1: Số đĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ 1 (độ pha loãng thấp nhất);
- n2: Số đĩa đếm ở nồng độ pha loãng thứ 2 (độ pha loãng tiếp theo);
- f1: hệ số pha loãng của đĩa đếm thứ 1;
- V: Thể tích mẫu cấy của mỗi đĩa petri;
- R: Số ống thử Indol dương tính (có màu đỏ)/tổng số ống thử Indol.
b. Xác định tổng số vi sinh vật hiếu khí
Chuẩn bị dung dịch gốc và các dung dịch pha loãng. Pha loãng mẫu cho đến khi
có nồng độ pha loãng 10 -1, 10 -2, 10 -3.
Dùng pipet vô trùng hút mẫu thử và cho vào 2 đĩa petri vô khuẩn, mỗi đĩa 1ml
nếu mẫu thử là chất lỏng hoặc 1ml huyền phù nếu mẫu thử ở các dạng khác. Lặp lại quá
trình này ở các dịch pha loãng tiếp theo.
Đổ vào mỗi đĩa 12-15 ml môi trường thạch để đếm đĩa ở 44-47 oC. Trộn đều dịch
nuôi cấy với môi trường thạch bằng cách xoay nhẹ đĩa petri theo hai chiều trái, phải. Để
đĩa trên mặt phẳng cho thạch đông đặc lại. Nếu dự đoán trong sản phẩm có chứa vi sinh
vật mọc lan trên mặt thạch thì sau khi môi trường đã đông đổ tiếp 4 ml thạch màng lên
trên bề mặt.
Để thạch đông, lật ngược đĩa và ủ ấm ở 30 oC trong thời gian 72giờ. Thời gian
bắt đầu pha loãng đến khi rót môi trường vào đĩa không được quá 30 phút.
Sau 48 giờ tính kết quả sơ bộ bằng cách đếm những khuẩn lạc đã mọc trên các
đĩa nuôi cấy, sau 72 giờ tính kết quả chính thức, đếm toàn bộ số khuẩn lạc đã mọc và
ghi nhận kết quả chính thức:
Tính tổng số vi sinh vật trong 1 g hoặc 1 ml mẫu theo công thức :
CS = [N/(n1 V1 F1) + (n2 V2 F2) ++ (ni Vi Fi)].VS, (2.2);
22
Trong đó:
- CS: Tổng số vi sinh vật trong 1 g hoặc 1 ml mẫu (CFU/g hoặc ml);
- N: Tổng số khuẩn lạc đếm được trên các đĩa;
- n1, n2,ni: Số đĩa đếm được ở mỗi nồng độ tương ứng (ở phương pháp
này n=1);
- V1,V2,..Vi: Số ml dịch mẫu được cấy;
- F1, F2,Fi Nồng độ pha loãng tương ứng;
- VS: Thể tích tham chiếu được lựa chọn để biểu hiện kết quả có trong 1 g
hay 1 ml mẫu.
c. Xác định Cl. perfringens
Rót khoảng 5 ml TSC agar vào những đĩa vô trùng và đảm bảo sự phân phối bằng
nhau. Sau khi agar trở nên đông đặc. Dùng pipette hút 0,1 ml hoặc 1 ml dung dịch mẫu
đã được pha loãng ở nồng độ thích hợp. Sau đó rót khoảng 15 ml TSC agar ở 45,0 oC ±
1,0 oC và trộn đều dịch mẫu và môi trường nuôi cấy bằng cách lắc tròn đĩa xuôi và ngược
chiều kim đồng hồ. Ủ đảo ngược những đĩa pettri trong bình yếm khí ở 37,0 oC ± 1,0oC
trong (24 ± 3) giờ. Đếm các đĩa có số khuẩn lạc từ 10-100 sau 24 giờ nuôi cấy, khuẩn
lạc Cl. perfringenes đặc trưng trên môi trường TSC có màu đen, xung quanh có quầng
đen.
Chọn 3-10 cụm khuẩn lạc đen từ những đĩa chứa 10-100 cụm khuẩn lạc. Trải ra
trên Blood agar (thạch máu) và ủ kỵ khí trong (24 ± 3) giờ ở 37,0 oC ± 1,0 oC. Sau đó
cấy đâm sâu vào môi trường di động và môi trường lactose. Ủ kỵ khí trong (24 ± 3) giờ
ở 37,0 oC ± 1,0 oC. Kết quả thử nghiệm sinh hoá để khẳng định Cl. perfringenes là dương
tính trên thạch máu và môi trường lactose.
d. Xác định tổng số nấm men – nấm mốc
Dùng pipet vô trùng chuyển 0,1 ml mẫu thử dạng lỏng hoặc 0,1 ml huyền phù
ban đầu đối với sản phẩm ở dạng khác cho vào một đĩa thạch DRBC. Dùng pipet vô
trùng mới để chuyển 0,1 ml dung dịch pha loãng thập phân thứ nhất (10-1) (sản phẩm
dạng lỏng) hoặc 0,1 ml dung dịch pha loãng thập phân 10-2 (sản phẩm ở dạng khác) cho
vào đĩa thạch DRBC thứ hai.
Để thuận tiện cho việc định lượng các lượng nhỏ nấm men và nấm mốc, lấy các
lượng đến 0,3 ml dung dịch pha loãng 10-1 của mẫu hoặc mẫu thử dạng lỏng, dàn đều
trên ba đĩa. Lặp lại các thao tác này với các dung dịch pha loãng tiếp theo, sử dụng pipet
vô trùng mới cho mỗi dung dịch pha loãng.
Dàn đều dịch lỏng lên khắp bề mặt đĩa thạch bằng que dàn mẫu vô trùng cho đến
khi dịch lỏng hấp thụ hết vào môi trường.
Ủ các đĩa đã chuẩn bị trong môi trường hiếu khí, nắp hướng lên trên, tư thế thẳng
23
đứng trong tủ ấm ở 25 oC ± 1 oC trong 5 ngày. Để yên các đĩa thạch trong ánh sáng
khuếch tán từ 1 ngày đến 2 ngày. Đếm các đĩa trong khoảng thời gian ủ từ 2 ngày đến 5
ngày. Chọn các đĩa chứa ít hơn 150 khuẩn lạc/chồi/mầm và đếm chúng. Nếu trên các
đĩa có nấm mốc quá nhanh thì có thể đếm các khuẩn lạc/chồi/mầm sau khi ủ 2 ngày và
đếm lại sau khi ủ 5 ngày.
2.4.2. Phương pháp hóa lý
a. Xác định hàm lượng chất khô tan (oBx)
Dùng dung dịch nước cất nhỏ lên mặt kính khúc xạ kế rồi đậy nắp kính lại xem
nền xanh trở về vị trí không chưa, nếu chưa thì dùng tua vít chỉnh cho về không.
Dùng ống nhỏ giọt hút dịch quả nhỏ 1-2 giọt vào mặt kính khúc xạ kế, đậy tấm
chắn sáng để dịch phủ đều trên lăng kính rồi đưa lên mắt ngắm điều chỉnh độ phóng đại
sau cho xem được rõ nhất và đọc số trên thang đo được.
b. Xác định pH
Hiệu chỉnh máy đo bằng dịch chuẩn pH= 4,0, rửa đầu cực bằng nước cất rồi ngâm
ngập đầu cực đo pH trong dung dịch cần đo, đọc giá trị hiển thị ổn định trên máy.
c. Xác định acid tổng
Nghiền nhỏ 3-5 g mẫu trong cối sứ, sau đó chuyển sang tam giác 250 ml, thêm
nước cất sao cho đạt thể tích 150 ml. Đun 30 phút cách nhiệt ở nhiệt độ 80-90 oC, thỉnh
thoảng lắc. Khi dung dịch đã nguội, lọc qua giấy lọc vào bình định mức 250 ml, thêm
nước cất định mức đến vạch, lắc đều dịch. Lấy 50 ml dịch trên cho vào bình tam giác
250 ml, cho thêm 1-2 giọt phenolphtalein rồi chuẩn độ bằng NaOH 0,1N cho tới khi
xuất hiện màu hồng.
Lượng acid hữu cơ hòa tan trong mẫu tính ra %:
X = , (2.3);
Trong đó:
- a: số ml NaOH 0,1N cần để chuẩn độ;
- 0,0067: số gam acid tương ứng với 1ml NaOH 0,1N (0,0067 là hệ số đối với
acid malic, nhưng lượng acid tổng số cũng tính theo hệ số này vì acid malic có nhiều
trong rau quả);
- T: hệ số điều chỉnh đối với NaOH 0,1N;
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_qua_trinh_len_men_nuoc_uong_giai_khat_tu_b.pdf