Đề tài Nghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay

 

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU . 1

CHưƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT ĐỐI

VỚI CÁC NHTM . 7

1. NHTM VÀ VẤN ĐỀ QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT . 7

1.1. Ngân hàng thương mại . 7

1.1.1. Chức năng chính của hệ thống ngân hàng thương mại . 7

1.1.2. Những chức năng khác của hệ thống ngân hàng thương mại . 10

1.2. Lãi suất . 10

1.2.1. Khái niệm . 10

1.2.2. Phân loại lãi suất . 11

1.3. Rủi ro lãi suất và quản trị rủi ro lãi suất . 14

1.3.1. Khái niệm rủi ro lãi suất . 14

1.3.2. Phân loại rủi ro lãi suất . 16

1.3.3. Quản trị rủi ro lãi suất . 18

2. CÁC MÔ HÌNH LưỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT . 18

2.1. Mô hình tái định giá (The Reprising Model) . 18

2.2. Mô hình kì hạn đến hạn (The Maturity Model) . 22

2.2.1. Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một tài sản . 22

2.2.2. Lượng hóa rủi ro lãi suất đối với một danh mục tài sản . 24

2.3. Mô hình thời lượng (The Duration Model) . 26

2.3.1. Công thức tổng quát và ý nghĩa kinh tế của mô hình thời lượng . 26

2.3.2. Mô hình thời lượng và vấn đề phòng ngừa rủi ro lãi suất. 29

2.3.3. Hạn chế của mô hình thời lượng . 32

3. CÁC PHưƠNG THỨC PHÕNG NGỪA RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NGÂN

HÀNG THưƠNG MẠI . 33

3.1. Quản trị rủi ro lãi suất áp dụng các hợp đồng phái sinh . 33

3.1.1. Hợp đồng kì hạn . 33

3.1.2. Hợp đồng hoán đổi . 35

3.2. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phương pháp quản lý khe hở nhạy cảm lãi suất . 37

3.3. Quản trị rủi ro lãi suất bằng phương pháp quản lý khe hở kì hạn . 41

3.4. Quản trị rủi ro lãi suất bằng hợp đồng lãi suất kì hạn (FRAs) . 42

CHưƠNG II: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC

NGÂN HÀNG THưƠNG MẠI VIỆT NAM . 45

1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI

CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ . 45

2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM. 49

2.1. Diễn biến lãi suất trên thị trường tài chính Việt Nam trong thời gian qua . 49

2.2. Tầm quan trọng của quản trị rủi ro lãi suất ở thời điểm hiện tại . 51

2.3. Thực trạng sử dụng các biện pháp quản trị rủi ro lãi suất tại các NHTM

Việt Nam . 52

2.3.1. Áp dụng Mô hình kì hạn đến hạn để lượng hóa rủi ro lãi suất tại NH Nông

nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang . 52

2.3.2. Áp dụng Mô hình thời lượng để lượng hóa rủi ro lãi suất tại NH Thương mại

cổ phần Phương Nam . 57

2.3.3. Thực trạng sử dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP) . 60

2.3.4. Thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh . 62

3. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ RỦI RO TẠI CÁC NGÂN HÀNG

THưƠNG MẠI VIỆT NAM . 64

3.1. Những mặt đạt được . 64

3.1.1. Các NH dần nhận thức rõ được tầm quan trọng của Quản trị rủi ro lãi suất . 64

3.1.2. Áp dụng cơ chế lãi suất linh hoạt . 65

3.1.3. Dần áp dụng những chuẩn mực quốc tế về quản trị RRLS tại các NH . 65

3.2. Những hạn chế còn tồn tại . 67

3.3. Nguyên nhân . 68

3.3.1. Nguyên nhân khách quan . 68

3.3.2. Nguyên nhân chủ quan từ bản thân các ngân hàng . 71

CHưƠNG III: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO

LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM . 73

1. NHẬN ĐỊNH VỀ XU HưỚNG BIẾN ĐỔI LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN

TỚI . 73

2. ĐỊNH HưỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA CÁC NHTM

VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 75

3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA

CÁC NHTM VIỆT NAM . 76

3.1. Nhóm các biện pháp vĩ mô . 77

3.1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến quản trị rủi ro lãi suất . 78

3.1.2. Nâng cao năng lực của Ngân hàng Nhà nước . 78

3.2. Nhóm các biện pháp vi mô . 79

3.2.1. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực . 79

3.2.2. Phát triển nền tảng công nghệ, thông tin . 81

3.2.3. Tái cơ cấu bộ máy quản trị rủi ro lãi suất . 82

3.2.4. Nâng cao sự hợp tác giữa các ngân hàng. 82

KẾT LUẬN .

pdf94 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8836 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lãi suất; N=thời gian mãn hạn của danh mục; CPt : số tiền thanh toán (gốc và lãi) trong kì hạn t.  Xác định khe hở kì hạn Để phòng chống rủi ro, ngân hàng thƣờng chọn khe hở kì hạn tiến dần đến 0. Do giá trị tài sản luôn lớn hơn giá trị nguồn vốn huy động nên để khe hở tiến tời 0 thì phải đảm bảo cân bằng sau : Khe hở kì hạn Kì hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản Kì hạn hoàn trả trung bình theo giá trị tài nợ = - Kì hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị tài sản Kì hạn hoàn vốn trung bình theo giá trị nguồn vốn * = [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 42 Đẳng thức trên cho biết rằng, để có thể loại bỏ rủi ro lãi suất ngân hàng phải thay đổi giá trị nguồn vốn huy động nhiều hơn giá trị tài sản. Nhƣ vậy, nếu khe hở kỳ hạn càng lớn thì tài sản ròng của ngân hàng càng nhạy cảm với sự thay đổi của lãi suất, điều này đƣợc giải thích bởi lý thuyết danh mục đầu tƣ trong lĩnh vực tài chính :  Lãi suất tăng làm giảm giá trị của các tài sản và giá trị của các khoản nợ mang lãi suất cố định.  Kì hạn của tài sản và các khoản nợ càng dài thì giá trị thị trƣờng của chúng càng giảm mạnh khi lãi suất tăng. Trong trƣờng hợp lãi suất bên tài sản và bên nguồn vốn thay đổi một lƣợng nhƣ nhau thì sự thay đổi trong giá trị của danh mục tài sản và danh mục nợ sẽ khác nhau, do đó :  Nếu khe hở kì hạn dƣơng, lãi suất tăng sẽ làm giảm giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trƣờng của nguồn vốn sở hữu sẽ giảm nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trƣờng của vốn sở hữu sẽ giảm.  Nếu khe hở âm, lãi suất tăng sẽ làm tăng giá trị ròng của ngân hàng bởi vì giá trị tài sản tăng nhiều hơn giá trị của nguồn vốn. Theo đó giá trị thị trƣờng của vốn sở hữu sẽ tăng. Dự kiến mức thay đổi thu nhập từ tiền lãi = Mức chênh lệch về thời gian * %thay đổi của lãi suất 3.4. QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT BẰNG HỢP ĐỒNG LÃI SUẤT KÌ HẠN (FRAS – FORWARD RATE AGREEMENT) Một trong những phƣơng thức sử dụng hợp đồng kì hạn đƣợc các ngân hàng sử dụng nhiều đó là sử dụng hợp đồng lãi suất kì hạn (FRAs). Đặc điểm của hợp đồng FRAs là chỉ liên quan đến trao đổi phần chênh lệch lãi suất (không có giao nhận khoản tiền gốc). Để hiểu đƣợc nội dung của FRA ta nghiên cứu tình huống sau :  Hiện tại ( ), ngân hàng cấp một khoản tín dụng cho khách hàng có giá trị là P, thời hạn từ ( ) đến ( ), mức lãi suất cố định là . [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 43  Hiện tại ( ), ngân hàng chỉ huy động đƣợc nguồn vốn có thời hạn từ ( ) đến ( ), , mức lãi suất huy động là . Nhƣ vậy, tại thời điểm , ngân hàng phải huy động nguồn vốn là P để tài trợ cho khoản tín dụng đã cấp trong khoảng thời gian từ đến . Tại thời điểm , nếu lãi suất thay đổi thì ngân hàng chịu rủi ro lãi suất. Cụ thể :  Nếu lãi suất huy động tại thời điểm là cao hơn lãi suất thì ngân hàng bị lỗ do lãi suất huy động tăng.  Nếu lãi suất huy động tại thời điểm là thấp hơn lãi suất thì ngân hàng có lãi do lãi suất huy động giảm. Để cố định chắc chắn mức thu nhập từ chênh lệch lãi suất cho vay và lãi suất huy động mà không phụ thuộc vào sự biến động lãi suất tại mọi thời điểm thì từ thời điểm ngân hàng kí một hợp đồng FRA với nội dung :  Giá trị làm cơ sở tính toán là P (là giá trị hƣ cấu, chỉ dùng làm cơ sở tính toán, trong thực tế các bên không giao nhận khoản tiền này).  Thời hạn tính lãi suất là từ đến .  Mức lãi suất chuẩn cố định để so sánh là . (mức lãi suất cụ thể do 2 bên thỏa thuận)  Tại thời điểm , nếu > thì ngân hàng nhận đƣợc một khoản bù lãi suất là = P( - )( - ) Chú ý : ( - ) đƣợc hiểu là khoảng thời gian từ đến , chứ không phải hiệu trừ . [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 44 Phần thu chênh lệch lãi suất này đƣợc ngân hàng dùng để bù đắp chi phí hoạt động vốn do lãi suất thịt trƣờng tăng lên . Do đƣợc đền bù chênh lệch lãi suất nên chi phí huy động vốn vẫn không đổi ở mức lãi suất .  Tại thời điểm , nếu < thì ngân hàng chi một khoản đền bù chênh lệch lãi suất cho đối tác là: = P( - )( - ) Chú ý : ( - ) đƣợc hiểu là khoảng thời gian từ đến , chứ không phải hiệu trừ . Tuy lãi suất huy động giảm, nhƣng ngân hàng phải chi phần chênh lệch lãi suất, nên chi phí huy động vốn vẫn không đổi ở mức lãi suất . [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 45 CHƢƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI (NHTM) VIỆT NAM 1. TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP TÀI CHÍNH QUỐC TẾ Cuối những năm 80, cùng với công cuộc cải cách kinh tế, hệ thống ngân hàng Việt Nam cũng đƣợc cải cách và cơ cấu lại. Hệ thống ngân hàng một cấp duy nhất, lẫn lộn giữa chức năng của NHTW với NHTM đã tách thành hệ thống ngân hàng hai cấp riêng biệt và dần khẳng định vai trò đặc biệt quan trọng của chúng đối với sự nghiệp phát triển kinh tế ở nƣớc ta thời gian qua. Tuy nhiên, sự tách bạch này và quá trình xây dựng hệ thống ngân hàng hai cấp ở VN cho đúng với tên gọi của nó thì chỉ mới diễn ra hơn 15 năm nay. Quá trình xây dựng các tổ chức tín dụng (TCTD), trƣớc hết là các NHTM ở nƣớc ta có điểm xuất phát thấp. Các NHTM quốc doanh (nay là NHNN) đƣợc tách ra từ các bộ phận có chức năng tƣơng ứng của NHTW. Sau đó là quá trình thành lập có NHTM cổ phần khác với số vốn ít ỏi, chỉ khoảng 10 tỉ đồng. Số lƣợng các NHTM cổ phần đƣợc cấp phép tăng lên nhanh chóng, từ 5 ngân hàng năm 1991 đến nay đã có 37 ngân hàng. Tính đến 11/2007, VN đã có 6 NHTMNN là : Ngân hàng Ngoại thƣơng việt nam (VCB), Ngân hàng Đầu tƣ và phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (AGRIBANK), Ngân hàng Công thƣơng (ICB) và ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông cửu long (MHB); 27 NHTMCP đô thị và 10 NHTMCP nông thôn. Bắt đầu từ những năm 1990, cùng với việc cải cách hệ thống NHTM, VN đồng thời chính thức mở cửa thị trƣờng dịch vụ cho các nhà cung cấp tài chính nƣớc ngoài. Đến nay, đã có 5 ngân hàng liên doanh (NHLD) và 31 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài có mặt ở Việt Nam, chủ yếu là ngân hàng của các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Australia, Pháp, Đài Loan, ... Các Ngân hàng nƣớc ngoài hoạt động ở nƣớc ta tập trung cung cấp các dịch vụ cho các doanh nghiệp 100% vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, các doanh nghiệp liên doanh và đối tƣợng nƣớc ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, các NH Nƣớc ngoài vẫn bị hạn chế mức huy động vốn bằng VNĐ. Nhƣ vậy, trải qua 15 năm hình thành và phát triển, hệ thống NHTM Việt Nam đã phát triển nhanh chóng về cả quy mô và chất lƣợng, đóng vai trò tích cực trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế nƣớc ta. Năm 2007 đánh dấu một mốc quan trọng đối với ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung, đó là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên chính thức [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 46 của Tổ chức Thƣơng mại Quốc tế (WTO). Mặc dù chịu những ảnh hƣởng bất lợi từ nền kinh tế thế giới, các yếu tố kinh tế vĩ mô của Việt Nam tiếp tục ổn định và có sự tăng trƣởng toàn diện trong hầu hết các lĩnh vực: GDP đạt mức tăng trưởng 8,5%, kim ngạch xuất khẩu đạt 48,4 tỷ USD (tăng 21,5% so với năm 2006), nhập khẩu đạt 60,8 tỷ USD (tăng 35,5%), thu hút vốn FDI đạt 20,3tỷ USD (tăng gần gấp đôi so với năm 2006); lạm phát ở mức 12,63%, tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị là 7,2%, nông thôn 10%.* Đóng góp vào những thành quả nói trên, phải kể đến vai trò vô cùng quan trọng của hệ thống Ngân hàng khi ngày càng có đóng góp nhiều cho tăng trƣởng, phát triển và ổn định kinh tế. Hệ thống ngân hàng đã huy động và cung cấp một lƣợng vốn lớn (tƣơng đƣơng 18%GDP), tăng trƣởng và tín dụng liên tục tăng qua các năm (năm 2007 tăng 41% so với mức tăng 24% của năm 2006, 19% của năm 2005. Độ sâu tài chính của các NHTM đã tăng lên đáng kể, thế hiện ở các chỉ số tổng tiền gửi/GDP và tổng dƣ nợ/GDP ngày càng càng tăng. Năm 2007, các chỉ số này lần lƣợt tăng 92,4% và 84,6% - là các mức tăng trƣởng tích cực so với các năm trƣớc đó. Năm 2007 cũng ghi nhận những kết quả trong điều hành chính sách tiền tệ của NHNN. Nhìn chung, chính sách tiền tệ đã đƣợc đổi mới và điều hành theo nguyên tắc thị trƣờng. Các công cụ gián tiếp điều hành chính sách tiền tệ đã đƣợc hình thành và phát triển. Chính sách lãi suất và tỷ giá hối đoái đã đƣợc áp dụng linh hoạt theo cơ chế thị trƣờng. Nổi bật là Quyết định số 3039/QĐ-NHNN ngày 24/12/2007 của Thống đốc, theo đó Ngân hàng nhà nƣớc quản lý biên độ tỷ giá chính thức, đồng thời tạo sự thông thoáng trong quản lý và nâng cao tính tự chủ trong hoạt động này của các NHTM. Chính sách tín dụng đƣợc mở rộng và đổi mới theo hƣớng tạo sự công bằng, bình đẳng đối với mọi thành phần kinh tế, doanh nghiệp và các đối tƣợng dân cƣ. Hệ thống NH trong năm qua đã phát triển mạnh mẽ với sự góp mặt của nhiều TCTD mới. Tính đến cuối năm 2007, nƣớc ta đã có 6 NHTM nhà nƣớc, 37 NHTM cổ phần, 31 chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài, 6 ngân hàng liên doanh, 6 công ty tài chính và 10 công ty cho thuê tài chính, chƣa kể 926 tổ chức tín dụng nhân dân và 46 văn phòng đại diện của các ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam. Năm 2007 cũng là năm hệ thống mạng lƣới - chi nhánh, điểm giao dịch phát triển mạnh ở hầu hết các ngân hàng thƣơng mại với tham vọng bành trƣớng thị phần bán lẻ và dịch vụ tài chính. Sự phát * Nguồn: Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam. [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 47 triển mạnh mẽ còn thể hiện qua tốc độ tăng trƣởng tổng tài sản, dƣ nợ, huy động vốn của hệ thống ngân hàng. Cơ cấu thu nhập cũng đã chuyển biến theo hƣớng tích cực, tỷ lệ thu nhập phi lãi suất trong tổng thu nhập có xu hƣớng tăng lên. Đánh giá về các chỉ tiêu tài chính, các NHTM Việt Nam trong năm 2007 đã có những chuyển biến tích cực : tỷ lệ nợ xấu dưới 5%, ROE bình quân trên 20%/năm, ROA bình quân trên 1% /năm (theo chuẩn mực kế toán Việt Nam). Tuy nhiên, khi so sánh với các NHTM nước ngoài theo chuẩn mực quốc tế thì đều kém hơn (theo chuẩn mực quốc tế, tại các ngân hàng nước ngoài tỉ lệ nợ xấu thường xấp xỉ 2%, ROE bình quân trên 15%, ROA trên 1%)*. Điều này sẽ khiến các NHTM trong nƣớc gặp khó khăn khi cạnh tranh thu hút khách hàng với các NHTM nƣớc ngoài trong bối cảnh cạnh tranh quốc tế. Năm 2007 cũng chứng kiến sự liên kết giữa các ngân hàng trong nƣớc trong các hoạt động phát triển dịch vụ và tín dụng. Đây là xu hƣớng ngày càng đƣợc đẩy mạnh, thể hiện qua sự tham gia của các NH trong hệ thống liên minh thẻ của Vietcombank (SmartLink) hay hệ thống kết nối thẻ của Banknetvn cũng nhƣ trong các dự án đồng tài trợ. Bên cạnh đó là sự tham gia đầu tƣ, chia sẻ cơ hội hợp tác giữa các NH nƣớc ngoài vào các NHTM cổ phần với tỷ lệ nắm giữ cổ phần ở mức cao (10 đến 19%). Bảng 2.1: Đầu tƣ chiến lƣợc tại các Ngân hàng Việt Nam (tính đến 31/12/2007). STT NH TMCP NH nƣớc ngoài Tỷ lệ đầu tƣ Tổng tài sản (nghìn tỷ đồng) 1 Sacombank SNZ Bank 10,00% 63,4 2 NH Á Châu Standard Chartered 8,60% 87,1 3 Techcombank HSBC 10,00% 39,5 4 VP Bank OCBC 10,00% 18,2 5 NH Phƣơng Đông BNP Paribas 10,00% 11,7 6 Phƣơng Nam Bank UOB 10,00% 17,1 7 Habubank Deutsche Bank 10,00% 24,1 8 Eximbank Sumitomo Mitsu 15,00% 33,7 (Nguồn: Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam) * Nguồn : Tham luận “Hệ thống ngân hàng Việt Nam sau 1 năm gia nhập WTO – Bức tranh toàn cảnh”. – TS.Hoàng Huy Hà, phó Tổng Giám đốc NH ĐT&PT Việt Nam. [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 48 Điểm nhấn trong bức tranh toàn cảnh hoạt động của hệ thống ngân hàng năm 2007, đó là đợt IPO của Vietcombank vào tháng 12, điều đó thể hiện rõ nỗ lực thực hiện các cam kết của Chính phủ trong tiến trình đổi mới khối NHTM nhà nƣớc. Sự kiện này sẽ là bài học kinh nghiệm cho quá trình cổ phần hóa của các NHTM Nhà nƣớc còn lại. Bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc, các NHTM Việt Nam vẫn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thách thức. - Thứ nhất, dịch vụ ngân hàng còn chƣa phát triển, kém sức cạnh tranh: Hiện nay các ngân hàng trong hệ thống chủ yếu mới cung cấp dịch vụ tín dụng, dịch vụ thanh toán và chuyển tiền. Ngoài dịch vụ thẻ mới đƣợc quan tâm trong thời gian gần đây, còn các dịch vụ khác nhƣ dịch vụ quản lý tài sản, quản lý đầu tƣ chƣa đƣợc phát triển. Chính sự nghèo nàn trong hệ thống dịch vụ khiến các ngân hàng không thể tận dụng tối đa lợi thế về mạng lƣới, khách hàng, kênh phân phối. - Thứ hai, năng lực tài chính của các NHTM trong hệ thống nhìn chung còn hạn chế, vốn điều lệ còn thấp. Dù hệ số an toàn vốn tối thiểu của hầu hết các NHTM đều đạt theo chuẩn yêu cầu của NHNN (CAR trên 8%), nhƣng bình quân quy mô vốn chủ sở hữu của 10 NHTM lớn nhất VN mới chỉ đạt khoảng 0,5 tỷ USD. Ngoài hệ thống NHTM nhà nƣớc có số vốn điều lệ thuộc loại trung bình trong khu vực thì hầu hết các NHTM CP đều trong tình trạng cần tăng vốn để đáp ứng nhu câu hoạt động. Điều này khiến cho khả năng thanh khoản và tính bền vững của hệ thống chƣa cao. - Thứ ba, công tác quản trị tài sản nợ - có, quản trị rủi ro còn hạn chế. Chính sự yếu kém này sẽ khiến các ngân hàng nội địa dễ bị tổn thƣơng trƣớc những rủi ro ngoại sinh từ thị trƣờng tài chính khu vực và quốc tế. Bên cạnh 3 điểm yếu cơ bản trên thì những vấn đề về chất lƣợng nguồn nhân lực ngân hàng và sự lạc hậu về công nghệ cũng đang khiến các ngân hàng Việt Nam đau đầu tìm giải pháp. Mặc dù đội ngũ cán bộ của hệ thống ngân hàng khá đông nhƣng sự thông thạo ngoại ngữ, trình độ am hiểu về chuyên môn nghiệp vụ, luật pháp trong nƣớc và quốc tế, các nguyên tắc WTO...còn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của hệ thống ngân hàng hiện đại. Luật pháp và chính sách quản lý lao động hiện nay còn nhiều bất cập đặc biệt là thiếu hệ thống khuyến khích hợp lý để thu hút và phát triển đội ngũ cán bộ có chất lƣợng cao. Bên cạnh đó, trình độ công nghệ ngân hàng còn lạc hậu cũng là rào cản lớn để các NHTM nội địa hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Hầu hết các ngân hàng nội địa đều chƣa thiết lập đƣợc hệ thống quản lý rủi ro hữu hiệu, [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 49 hệ thống thanh toán nội bộ còn yếu, hệ thống kiểm tra, kiểm toán nội bộ chƣa phát huy hiệu quả rõ rệt. Như vậy, có thể kết luận sơ bộ rằng ngành NHVN vẫn đang trong quá trình tái cơ cấu và đổi mới với tiềm năng phát triển mạnh mẽ, nhưng trước mắt vẫn còn rất nhiều việc phải làm để sự phát triển này thực sự bền vững và hiệu quả. 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM 2.1. DIỄN BIẾN LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƢỜNG TÀI CHÍNH VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA CƠ CHẾ QUẢN LÝ LÃI SUẤT TẠI VIỆT NAM Xét trong giai đoạn 2001-2007, chính sách lãi suất của Việt Nam đã từng bước được đổi mới nhằm phù hợp hơn với cơ chế thị trường. Bƣớc đầu lãi suất USD đã đƣợc tự do hoá (6/2001), sau đó đến lãi suất đồng Việt Nam đƣợc tự do hoá (6/2002). Mặc dù chính sách lãi suất đƣợc coi là tự do hoá nhƣng vẫn tồn tại lãi suất cơ bản do NHNN công bố. Lãi suất cơ bản đƣợc áp dụng từ tháng 8 năm 2000 và đƣợc xác định hàng tháng trên cơ sở tham khảo lãi suất cho vay của 15 NHTM áp dụng với khách hàng tốt nhất. Tuy nhiên, nhiều khi lãi suất này có thể đƣợc quyết định bởi 4 NHTMNN vì thị phần tín dụng của 4 ngân hàng này chiếm trên 70% thị trƣờng trong nƣớc. Để dễ tính toán và so sánh chúng tôi chọn mức lãi suất tƣơng đối trung bình, tức là lấy mức lãi suất tiền gửi ba tháng. Năm 2001, lãi suất thực dƣơng quá cao nên đã đƣa đến lạm phát thấp (lãi suất thực dƣơng lớn gấp 5,75 lần tỷ lệ lạm phát). Năm 2002 tình hình lãi suất thực dƣơng có giảm xuống, chỉ lớn bằng 0,5 lần tỷ lệ lạm phát nên lạm phát đã nhích lên ở mức hợp lý (4,0%). Năm 2007, lãi suất thực dƣơng là âm nên tỷ lệ lạm phát tăng cao. Đáng chú ý là năm 2004, khi tình hình kinh tế có biến động không tốt, lạm phát có dấu hiệu tăng lên nhƣng lãi suất lại không tăng lên tƣơng ứng do đó lãi suất thực bị âm và tỷ lệ giữa lãi suất thực âm này so với tỷ lệ lạm phát là 34,7% thể hiện giá của đồng tiền giảm xuống đáng kể. Hơn nữa năm 2007, lạm phát tăng cao nên lãi suất thực dƣơng xuống thấp. Trong những tháng đầu năm 2008, tình hình lãi suất có những biến động, đầu năm lãi suất lên cao. Đặc biệt là từ đầu tháng 2/2008 lãi suất huy động trên thị trƣờng đã [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 50 biến động mạnh do các NHTM liên tục tăng lãi suất huy động VNĐ lên mức 13- 14%/năm và đã đẩy lãi suất cho vay lên đến mức trên 1,5%/tháng vào tháng 3 năm 2008, có nơi còn cho vay với lãi suất xấp xỉ 20%/năm. Đây là một sự chuyển động theo tín hiệu lãi suất thực dƣơng. Tuy nhiên, trong khi ngƣời gửi tiền chƣa chắc đã phấn khởi, vì lãi suất tiền gửi lên nhƣng cũng không đủ sức chống chọi với sự gia tăng của lạm phát, thì ngƣời đi vay cũng phải lo lắng cho việc không thể nào chịu đựng nổi lãi suất đi vay 15-17%/năm. Các NHTM thì vẫn sử dụng chính sách huy động lãi suất cao và cho vay lãi suất cũng cao theo, tức là vẫn có lãi lớn trong trƣớc mắt. Tuy nhiên, đây lại không phải là cách thức dùng cho lãi suất. Trên thực tế đã có một số NHTM cổ phần với nhận thức nhƣ vậy đã cố tình đẩy lãi suất huy động lên làm cho thị trƣờng tiền tệ có nhiều biến động mạnh. Những biến động trong tháng 2/2008 mới chỉ là bƣớc đầu cho những biến động mạnh mẽ và khó lƣờng hơn của thị trƣờng lãi suất trong những tháng tiếp theo. Chúng ta hãy theo dõi bảng tổng hợp biến động lãi suất cơ bản do NHNN quy định và việc áp dụng của các NHTM trong quý I&II năm 2008. Bảng 2.2: Biến động lãi suất cơ bản của NHNN và lãi suất huy động tại OCB, VIB Bank trong quý I&II năm 2008 . Lãi suất cơ bản (%) Quyết định Ngày áp dụng OCB (lãi suất huy động VNĐ :x%/năm) VIB Bank (lãi suất huy động VNĐ :x%/năm) 8,25 3096/QĐ-NHNN 1/1/2008 10,03 9,36 8,75 479/QĐ-NHNN 1/3/2008 12.08 12 8,75 978/QĐ-NHNN 1/5/2008 12.79 12,34 12 1257/QĐ-NHNN 1/6/2008 16,67 15,06 14 1317/QĐ-NHNN 1/7/2008 19,68 18,3 [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 51 (Nguồn: Truy cập ngày 05/07/2008.) 2.2. TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT Ở THỜI ĐIỂM HIỆN TẠI Trƣớc tình hình biến động lãi suất phức tạp trong thời gian vừa qua, cộng với việc NHNN chƣa có đƣợc những cơ chế quản lý phù hợp nhằm hạ nhiệt thị trƣờng tài chính, trƣớc hết là các ngân hàng, sau là các doanh nghiệp đang phái đổi mặt với bài toán nan giải – rủi ro lãi suất (RRLS). Chƣa bao giờ vấn đề quản trị RRLS lại đƣợc đề cập một cách cấp thiết đến nhƣ vậy. Chúng ta hãy đứng trên phƣơng diện của các ngân hàng, những vận động viên điền kinh trong cuộc đua tăng lãi suất, để cùng nhận định xem họ đuợc và mất những gì. Tính đến 1/7/2008, lãi suất huy động VNĐ của Ocean Bank đã chạm mốc 19%/năm, VIB Bank tăng lãi suất huy động 18,3%/năm, SCB tăng lãi suất huy động VNĐ lên 18,8% *,... Nhiều nhận định cho rằng các ngân hàng vẫn đẩy lãi suất huy động lên cao vì họ vẫn có thể cho vay với lãi suất tối đa 21%, liệu điều đó có chính xác? Chúng tôi xin trả lời câu hỏi đó bằng vài nhận định sau: Thứ nhất, các NHTM đang ở thế bị động, cho dù họ không muốn tăng lãi suất nhƣng vẫn phải tăng theo thị trƣờng nếu không muốn mất khách hàng. Nhƣng trên thực tế thì không phải cứ tăng lãi suất thì sẽ huy động đƣợc thêm nhiều vốn. Xét trên tổng thể, tổng lƣợng vốn của các NHTM huy động đƣợc không tăng lên nhiều, mà thực chất chỉ có sự dịch chuyển các dòng tiền giữa các NHTM (do khách hàng rút tiền từ NH có lãi suất thấp gửi sang NH có lãi suất cao để kiếm lời). Thứ hai, dù huy động vốn với lãi suất cao nhƣng các ngân hàng cũng không có vốn để cho vay, hoặc không “dám” cho vay bởi những nguyên nhân sau: Đầu tiên, đó là mục tiêu kiềm chế lạm phát của Chính Phủ, Chính Phủ chỉ thị cho các NHTM hạn chế lƣu thông VNĐ, đồng thời khống chế tăng trƣởng tín dụng của các NH quốc doanh ở mức 30%; tiếp đến, sau khi Việt Nam gia nhập WTO, các NHTM quốc doanh và ngoài quốc doanh đều phải tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc và tăng vốn điều lệ nhằm đáp * Nguồn : www.vneconomy.vn [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 52 ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Điều đó cũng góp phần làm giảm lƣợng tiền dành cho nghiệp vụ tín dụng của các NHTM. Thứ ba, khi các NHTM phải huy động vốn với lãi suất cao dẫn đến phải cho vay tín dụng với lãi suất cao (trên 20%). Chính vì vậy chỉ có những dự án có lợi nhuận cao mới có khả năng vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, đi kèm với những dự án có lợi nhuận cao là rủi ro cũng cao tƣơng ứng. Khi đó các NHTM sẽ phải chịu rủi ro về tín dụng rất lớn. Hay nói cách khác thì rủi ro lãi suất dẫn đến rủi ro tín dụng cho các NHTM. Từ ba nhận định trên đã cho thấy rõ ràng rằng các NHTM gặp rất nhiều rủi ro từ cuộc đua tăng lãi suất. Rủi ro lãi suất xuất phát từ thực tế các NH hầu nhƣ chỉ huy động đƣợc vốn ngắn hạn (1 tháng, 3 tháng, hoặc 1 năm), trong khi đó các dự án đầu tƣ hầu hết đều là trung và dài hạn. Chính sự chênh lệch lớn về kì hạn giữa tài sản có và tài sản nợ khiến các NHTM chịu rủi ro lớn về lãi suất. Từ thực tế đó, vấn đề nghiên cứu và áp dụng các công cụ phòng ngừa RRLS đang là vấn đề cấp thiết đối với các ngân hàng. Vậy, thực trạng áp dụng những công cụ đó tại các NHTM Việt Nam hiện nay ra sao? Chúng ta hãy cùng làm rõ trong phần tiếp theo. 2.3. THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC BIỆN PHÁP QUẢN TRỊ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI CÁC NHTM VIỆT NAM Đi vào phần thực trạng, chúng ta sẽ giải quyết hai vấn đề: Thứ nhất, quy trình lƣợng hóa rủi ro lãi suất của các NHTM bằng mô hình kì hạn đến hạn và mô hình thời lƣợng. Thứ hai, thực trạng sử dụng quản trị khe hở kì hạn (GAP) tại các NHTM Việt Nam. Thứ ba, thực trạng sử dụng các nghiệp vụ phái sinh trong công tác phòng ngừa rủi ro lãi suất tại các NHTM Việt Nam. 2.3.1. ÁP DỤNG MÔ HÌNH KÌ HẠN ĐẾN HẠN ĐỂ LƢỢNG HÓA RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NH NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH BẮC GIANG. Xét bảng cân đối tài sản tính đến hết ngày 30/06/2008 của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang. Ứng dụng mô hình kì hạn đến hạn vào bảng cân đối tài sản của Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, chúng ta sẽ lƣợng hóa mức độ rủi ro lãi suất quí II/2008 của ngân hàng này khi lãi suất thay đổi. [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 53 Bảng 2.3: Bảng tổng kết tài sản có của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, tính đến 30/06/2008. Danh mục Số dƣ (I) 30/06/2008 Tỷ trọng (%I) Lãi suất cho vay (R%/năm) Kì hạn trung bình( D năm) Dƣ nợ ngắn hạn 2.377.341 65,7% 18 0,72 Dƣ nợ trung hạn 1.094.858 30,02% 19 3,07 Dƣ nợ dài hạn 148.305 4,1% 20 14,76 Tổng 3.620.504 100% Trung bình 19,7 2 (Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2008 của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang.) Bảng 2.4: Bảng tổng kết tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, tính đến 30/06/2008. Danh mục Số dƣ (I) 30/06/ 2008 Tỷ trọng (%I) Lãi suất huy động (R%/năm) Kì hạn trung bình ( D năm) Tiền gửi không kì hạn 379.591 10,52% 6 0,12 Tiền gửi kì hạn <12 tháng 1.602.362 44,22% 17,25 0,57 Tiền gửi kì hạn 12-24 tháng 796.713 22,02% 17,6 1,69 Tiền gửi kì hạn >24 tháng 423.187 11,68% 17,6 2,12 [ Nghiên cứu Quản trị Rủi ro Lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.] 54 Vốn tự có/Tài sản nợ 418.651 11,56% Tổng vốn huy động/TS nợ 3.201.853 88,44% Trung bình 16,35 1 (Nguồn: Báo cáo tài chính quý II/2008 của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Tỉnh Bắc Giang). Áp dụng công thức tính kì hạn đến hạn bình quân của danh mục tài sản có ( AM ) và tài sản nợ ( LM ), ta tính đƣợc kì hạn đến hạn bình quân của tài sản có là 2 năm và kì hạn đến hạn bình quân của tài sản nợ là 1 năm. Dựa vào bảng tài sản có và bảng tài sản nợ, ta tính đƣợc mức sinh lời của tài sản có bình quân là 19,7%/năm, lãi suất huy động của tài sản nợ là 16,35%/năm. Ta có bảng cân đối số 1 tài sản có và tài sản nợ của ngân hàng nhƣ sau: Bảng 2.5.1: Bảng cân đối số 1 tài sản có – tài sản nợ của NH Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bắc Giang, tính

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu quản trị rủi ro lãi suất đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.pdf
Tài liệu liên quan