MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ.1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU.3
1.1 TỔNG QUAN VỀ BƯỞI .3
1.1.1 Nguồn gốc và đặc điểm thực vật học .3
1.1.2 Phân loại bưởi .4
1.1.3 Thành phần hóa học .8
1.1.4 Tác dụng.12
1.1.5 Tình hình sản xuất và sử dụng từ bưởi hiện nay.14
1.2 QUY TRÌNH TỔNG QUÁT SẢN XUẤT NƯỚC QUẢ.16
1.2.1 Sơ lược về nước quả.16
1.2.2 Quy trình tổng quát sản xuât nước quả .18
1.2.3 Một số sản phẩm nước ép có trên thị trường hiện nay.21
1.3 TỔNG QUAN VỀ CHẤT ĐẮNG .22
1.3.1 Flavonoid.22
1.3.2 Limonoids.24
1.4 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP LOẠI ĐẮNG.25
1.4.1 Phương pháp chần với dung dịch NaOH .25
1.4.2 Phương pháp ngâm muối .25
1.4.3 Phương pháp xử lý dịch ép bằng enzyme naringinase.26
1.4.4 Phương pháp hấp phụ chất đắng .29
1.4.5 Loại đắng bởi β-Cyclodextrin .30
1.4.6 Cố định vi sinh vật để loại đắng.30
1.5 TỔNG QUAN CÁC PHƯƠNG PHÁP THANH TRÙNG KHÔNG SỬ DỤNG
NHIỆT.31
1.5.1 Thanh trùng bằng tia cực tím .31
1.5.2 Thanh trùng bằng ozon.32
1.5.3 Thanh trùng bằng hóa chất.33
1.5.4 Thanh trùng bằng membrane .34
VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.35
133 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 42 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất nước ép bưởi tươi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
800C, 850C.
Bảng 2.1: Bố trí thí nghiệm khảo sát nhiệt độ
Nghiệm thức T1 T2 T3 T4
Nhiệt độ (0C) 70 75 80 85
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 43
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 1 múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh
tình trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Tiến hành pha loãng NaOH đạt nồng độ 1% và tiến hành chần trong 30 giây
với các giá trị nhiệt độ như bố trí thí nghiệm.
Sau quá trình chần, bưởi được rửa sạch bằng nước. Để thử mức độ sạch
NaOH, cho vài giọt chỉ thị phenolphthalein được cho vào nguyên liệu đã rửa, nếu
không xuất hiện màu hồng nghĩa là nguyên liệu đã sạch, nếu màu hồng xuất hiện
nghĩa là NaOH vẫn còn trong nguyên liệu, cần tiếp tục rửa.
Tiến hành ép thu dịch ép và xác định hàm lượng Naringin có trong mẫu bằng
phương pháp Davis.
Dịch ép được bảo ôn trong vòng 10 giờ ở nhiệt độ 50C sau đó đem tiến hành
đánh giá cảm quan về mùi, vị của dịch thu được.
Tiến hành thí nghiệm song song với mẫu đối chứng là múi bưởi tươi không
qua quá trình chần NaOH tiến hành ép thu dịch và tiến hành bảo ôn ở 50C trong
10 giờ.
Đánh giá cảm quan được lặp lại 6 lần để đảm bảo độ tin cậy.
Tiến hành đánh giá
Dịch ép được đánh giá theo các tiêu chí sau :
- Xác điṇh hàm lươṇg Naringin theo Phương pháp Davis được trình bày
trong phu ̣luc̣ I.
- Mẫu đươc̣ bảo ôn 5oC - trong 10 giờ rồi đánh giá cảm quan theo
phương pháp cho điểm TCVN 5090 - 90 các chỉ tiêu mùi , vi ̣ với bảng
mô tả đươc̣ nêu trong phu luc̣ II.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 44
2.2.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian, nồng độ của
quá trình chần
Mục đích
Thời gian, nồng độ NaOH cũng làm một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chần
để trích ly chất đắng ra khỏi nguyên liệu. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát thời
gian và nồng độ NaOH của quá trình chần để tìm ra giá trị tối ưu cho giai đoạn
chần.
Bố trí thí nghiệm
Bố trí thí nghiệm 2 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Yếu tố cố định
Nhiệt độ chọn được ở thí nghiệm 3.2.2.3.1.
Yếu tố thay đổi
Thời gian: 20, 40, 60 và 80 giây.
Nồng độ NaOH (%) lần lượt là 0,6; 0,8; 1,0; 1,2; 1,4.
Bảng 2.2: Mã hóa các nghiệm thức trong giai đoạn khảo sát nồng độ và
thời gian chần NaOH
0,6 0,8 1,0 1,2 1,4
20 giây C1B1 C2B1 C3B1 C4B1 C5B1
40 giây C1B2 C2B2 C3B2 C4B2 C5B2
60 giây C1B3 C2B3 C3B3 C4B3 C5B3
80 giây C1B4 C2B4 C3B4 C4B4 C5B4
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 1 múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh
tình trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 45
Tiến hành chần ở nhiệt độ tối ưu trong thí ngiệm 3.2.2.3.1 với các giá trị thời
gian và nồng độ như bố trí thí nghiệm trên. Sau đó tiến hành tương tự như thí
nghiệm 1.
Khảo sát quá trình xử lý NaOH không sử dụng nhiệt độ
Naringin (thành phần gây đắng trong bưởi) tan trong dung dịch kiềm loãng.
Bên cạnh đó, ở nhiệt độ cao làm tăng vị đắng của nước bưởi. Vì thế phương pháp
xử lý chần bằng NaOH chưa chắc là phương pháp tối ưu cho quá trình tiền xử lý
bưởi để loại đắng. Từ nhận định trên chúng tôi tiến hành khảo sát thử nghiệm quá
trình xử lý NaOH không sử dụng nhiệt độ. Quá trình ngâm NaOH phụ thuộc vào
các yếu tố: nồng độ NaOH và thời gian ngâm.
2.2.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát sự ảnh hưởng của thời gian, nồng độ của
quá trình ngâm NaOH
Mục đích
Nồng độ NaOH và thời gian ảnh hưởng đến khả năng hòa tan các thành phần
gây đắng từ đó làm giảm vị đắng của bưởi. Vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát
hiệu quả loại đắng của quá trình ngâm NaOH ở các nồng độ NaOH và thời gian
khác nhau. Từ đó, chọn ra thông số tối ưu cho quá trình xử lý NaOH không sử
dụng nhiệt.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Yếu tố cố định
Nhiệt độ ngâm: nhiệt độ thường.
Yếu tố thay đổi
Nồng độ ngâm lần lượt là: 1,0; 1,2; 1,4; 1,6; 1,8.
Thời gian ngâm: 10 phút, 20 phút, 30 phút.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 46
Bảng 2.3: Mã hóa nghiệm thức trong giai đoạn khảo sát nồng độ, thời gian
ngâm NaOH
1,0 1,2 1,4 1,6 1,8
10 phút N1E1 N2E1 N3E1 N4E1 N5E1
20 phút N1E2 N2E2 N3E2 N4E2 N5E2
30 phút N1E3 N2E3 N3E3 N4E3 N5E3
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 1 múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh
tình trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Tiến hành pha loãng NaOH theo các nồng độ được bố trí như thí nghiệm trên.
Sau đó cho múi bưởi vào trong dung dịch NaOH và tiến hành ngâm trong thời
gian và nồng độ NaOH như bố trí thí nghiệm trên ở nhiệt độ thường.
Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1.
2.2.3.4 Thí nghiệm 4: So sánh các biện pháp xử lý nguyên liệu bưởi
Mục đích
Tìm ra biện pháp loại đắng tối ưu cho quá trình xử lý nguyên liệu bưởi.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm với 3 lần lặp lại.
Thông số khảo sát
Các thông số tối ưu của giai đoạn trên.
Tiến hành thí nghiệm
Lấy 1 múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 47
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh
tình trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Các nghiệm thức cần khảo sát là thông số tối ưu của các giai đoạn trên.
Tiến hành tương tự như thí nghiệm 1.
2.2.3.5 Thí nghiệm 5: Khảo sát quá trình khử đắng bằng Natri Bicarbonate
Mục đích
Natri Bicarbonate sẽ xen kẽ vào giữa hai chất Neohesperidose và Rutin (tiền
thân của Naringin) làm chúng không kết hợp lại được với nhau nên hạn chế được
vị đắng. Nồng độ Natri bicarbonate tỉ lệ thuận với khả năng loại đắng của dịch ép
bưởi. Vì thế chúng tôi tiến hành khảo sát quá trình khử đắng bằng Natri
bicarbonte ở các nồng độ khác nhau để chọn ra thông số tối ưu cho giai đoạn xử
lý dịch ép.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Yếu tố cố định
Thể tích dịch ép: 20ml.
Xử lý chần NaOH bằng những thông số đã tìm được ở các thí nghiệm trên
Yếu tố thay đổi
Nồng độ Natri bicarbonate lần lượt là 0,5g/l; 1g/l; 1,5g/l; 2g/l; 2,5g/l; 3g/l.
Bảng 2.4: Bố trí thí nghiệm khảo sát nồng độ Natri bicarbonate
Nghiệm
thức
H1 H2 H3 H4 H5 H6
Nồng độ
(g/l)
0,5 1 1,5 2 2,5 3
Tiến hành thí nghiệm
Lấy một số múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh tình
trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Tiến hành xử lý nguyên liệu theo các thông số tối ưu của giai đoạn trên.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 48
Tiến hành ép thu dịch bưởi và đong lấy 20ml dịch ép bưởi.
Cân NaHCO3 lần lượt theo các nghiệm thức trên cho vào dịch ép và khuấy đều.
Tiến hành thí nghiệm song song với mẫu đối chứng là dịch ép bưởi tươi không
Sau đó tiến hành bảo ôn ở 50C trong 10 giờ.
Sau khi bảo ôn tiến hành xác định hàm lượng Naringin có trong mẫu bằng
phương pháp Davis.
Tiến hành thí nghiệm song song với mẫu đối chứng là múi bưởi tươi không qua
xử lý Natri bicarbonate sau đó bảo ôn ở 50C trong 10 giờ.
Đánh giá cảm quan được lặp lại 6 lần để đảm bảo độ tin cậy.
Tiến hành đánh giá
Dịch ép được đánh giá theo các tiêu chí sau:
- Xác điṇh hàm lươṇg Naringin theo Phương pháp Davis được trình bày
trong phu ̣luc̣ I.
- Mẫu đươc̣ bảo ôn 5oC - trong 10 giờ rồi đánh giá cảm quan theo
phương pháp cho điểm TCVN 5090 - 90 các chỉ tiêu vi ̣ với bảng mô tả
đươc̣ nêu trong phu luc̣ II.
2.2.3.6 Thí nghiệm 6: Khảo sát quá trình khử đắng bằng β – cyclodextrin
Mục đích
Một số nhà nghiên cứu đã kết luận rằng β – cyclodextrin có khả năng giảm vị
đắng là do sự hình hành một phức hợp giữa cyclodextrin và naringin hay
limonin. Do đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm khử đắng với các nồng độ β –
cyclodextrin khác nhau nhằm tìm ra được thông số tối ưu nhất.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Yếu tố cố định
Thể tích dịch ép: 20ml.
Xử lý chần NaOH bằng những thông số đã tìm được ở các thí nghiệm trên
Khử đắng dịch ép bằng nồng độ Natri bicarbonate tối ưu ở thí nghiệm trên
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 49
Yếu tố thay đổi
Nồng độ β – cyclodextrin lần lượt là 1 g/l, 2g/l, 3g/l, 4g/l, 5g/l
Bảng 2.5: Bố trí thí nghiệm khảo sát nồng độ β – cyclodextrin
Nghiệm thức K1 K2 K3 K4 K5
Nồng độ (g/l) 1
2 3 4 5
Tiến hành thí nghiệm
Lấy một số múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh tình
trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Tiến hành xử lý nguyên liệu với các thông số tối ưu đã tìm được ở các thí nghiệm
trên.
Tiến hành ép thu dịch bưởi và đong lấy 20ml dịch ép bưởi.
Xử lý NaHCO3 với thông số tối ưu đã tìm được ở thí nghiệm trên.
Cân β – cyclodextrin với các nồng độ như bố trí thí nghiệm trên và khuấy đều.
Tiến hành thí nghiệm song song với mẫu đối chứng là dịch ép bưởi tươi không
xử lý β-cyclodextrin sau đó tiến hành bảo ôn ở 50C trong 10 giờ.
Đánh giá cảm quan được lặp lại 6 lần để đảm bảo độ tin cậy.
Tiến hành đánh giá
Mẫu đươc̣ bảo ôn 5oC - trong 10 giờ rồi đánh giá cảm quan theo phương pháp
cho điểm TCVN 5090 - 90 các chỉ tiêu vi ̣ với bảng mô tả đươc̣ nêu trong phu luc̣
II.
2.2.3.7 Thí nghiệm 7: Khảo sát quá trình phối chế
Mục đích
Bổ sung nước, đường và acid hợp lý để sản phẩm nước bưởi có hương vị đậm
đà đặc biệt hơn dịch bưởi nguyên chất, đồng thời làm tăng hiệu quả kinh tế
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 2 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 50
Yếu tố cố định
Tỉ lệ dịch ép 60%.
Xử lý chần NaOH bằng những thông số đã tìm được ở các thí nghiệm trên.
Khử đắng dịch ép bằng nồng độ Natri bicarbonate tối ưu ở thí nghiệm trên.
Khử đắng dịch ép bằng nồng độ β – cyclodextrin tối ưu ở thí nghiệm trên.
Dịch đường saccharose 50%.
Dịch acid citric 5%.
Yếu tố thay đổi
Tỉ lệ đường: 4%, 6%, 8%, 10%.
Tỉ lệ acid: 0%; 0,1%; 0,2%; 0,3%.
Bảng 2.6: Bố trí thí nghiệm khảo sát tỉ lệ phối chế
Dịch ép Acid citric Đường nghiệm thức
60%
0%
4% P1Q1
6% P1Q2
8% P1Q3
10% P1Q4
0,1%
4% P2Q1
6% P2Q2
8% P2Q3
10% P2Q4
0,2%
4% P3Q1
6% P3Q2
8% P3Q3
10% P3Q4
0,3%
4% P4Q1
6% P4Q2
8% P4Q3
10% P4Q4
Tiến hành thí nghiệm
Lấy một số múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh tình
trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 51
Tiến hành xử lý nguyên liệu giống như các thí nghiệm trên.
Tiến hành ép thu dịch bưởi sau đó xử lý với NaHCO3 và β – cyclodextrin với
thông số tối ưu đã tìm được ở thí nghiệm trên.
Chuẩn bị dịch đường saccharose 50% : cân 200 g đường và pha vào 200 ml nước
ấm khoảng 500C.
Chuẩn bị dịch acid citric 5%: cân 5g acid citric khan và pha vào 95ml nước.
Sau đó tiến hành phối chế đường và acid như bố trí ở thí nghiệm trên.
Tiến hành đánh giá
Mẫu đươc̣ đánh giá cảm quan theo phương pháp cho điểm TCVN 5090 - 90 các
chỉ tiêu vi ̣ với bảng mô tả đươc̣ nêu trong phu luc̣ II.
2.2.3.8 Thí nghiệm 8: Khảo sát quá trình bảo quản bằng Kali Sorbate
Mục đích
Kali sorbate có tính sát trùng mạnh đối với nấm men và nấm mốc, tác dụng
yếu đối với các loại vi khuẩn khác nhau. Do đó chúng tôi tiến hành khảo sát các
nồng độ Kali Sorbate đến thời gian bảo quản sản phẩm.
Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm 1 yếu tố với 3 lần lặp lại.
Yếu tố cố định
Thể tích dịch ép: 70ml.
Xử lý chần NaOH bằng những thông số đã tìm được ở các thí nghiệm trên.
Khử đắng dịch ép bằng nồng độ Natri bicarbonate tối ưu ở thí nghiệm trên.
Khử đắng dịch ép bằng nồng độ β – cyclodextrin tối ưu ở thí nghiệm trên.
Tỉ lệ phối chế tối ưu của thí nghiệm trên.
Yếu tố thay đổi
Nồng độ Kali Sorbate lần lượt là 0,03%; 0,04%; 0,05%; 0;06%.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 52
Bảng 2.7: Bố trí thí nghiệm khảo sát nồng độ Kali Sorbate
Nghiệm thức S1 S2 S3 S4
Nồng độ (%) 0,03 0,04 0,05 0,06
Tiến hành thí nghiệm
Lấy một số múi bưởi đã được tách bỏ lớp vỏ nhưng vẫn còn lớp vỏ lụa.
Lưu ý: Chọn những múi bưởi tương đối giống nhau về chất lượng để tránh tình
trạng sai lệch trong quá trình thí nghiệm.
Tiến hành chần NaOH với các thông số tối ưu đã tìm được ở các thí nghiệm trên.
Sau quá trình chần, bưởi được rửa sạch bằng nước. Để thử mức độ sạch NaOH,
cho vài giọt chỉ thị phenolphthalein được cho vào nguyên liệu đã rửa, nếu không
xuất hiện màu hồng nghĩa là nguyên liệu đã sạch, nếu màu hồng xuất hiện nghĩ là
NaOH vẫn còn trong nguyên liệu, cần tiếp tục rửa.
Tiến hành ép thu dịch bưởi và đong lấy 20ml dịch ép bưởi
Xử lý NaHCO3 và β – cyclodextrin với thông số tối ưu đã tìm được ở thí nghiệm
trên.
Tiến hành phối chế đường và acid với thông số tối ưu ở thí nghiệm trên.
Cân Kali Sorbate với các nồng độ như bố trí thí nghiệm.
Tiến hành khuấy đều và bảo ôn ở nhiệt độ 50C.
Tiến hành đánh giá
Sản phẩm được kiểm tra chỉ tiêu vi sinh, sự thay đổi màu sắc so với dịch trích
ly ban đầu. Đồng thời kiểm tra các chỉ tiêu hóa lý, quan sát, ghi nhận các hư hỏng
về cảm quan: màu, mùi, vị, trạng thái và tiến hành đánh giá cảm quan bằng
phương pháp cho điểm nhằm tìm ra chế độ xử lý phù hợp.
2.2.3.9 Đánh giá toàn diện sản phẩm
Tiến hành đánh giá cảm quan toàn diện sản phẩm cuối theo TCVN – 3215-79.
Chỉ tiêu đánh giá được các nhóm màu, mùi, vị, trạng thái xây dựng như bảng
cảm quan trong phụ lục.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 53
Tiến hành đem mẫu đi kiểm vi sinh với chỉ tiêu là vi sinh vật hiếu khí, nấm
men và nấm mốc và 1 số chỉ tiêu khác tại: Trung tâm kỹ thuật đo lường chất
lượng 3.
Cuối cùng đưa ra quy trình hoàn thiện sản xuất nước bưởi ép tươi.
Báo Cáo Khóa Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths Như Xuân Thiện Chân
SVTH: Nguyễn Lê Phương Khánh Trang 54
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1 THÍ NGHIỆM 1: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA
NHIỆT ĐỘ CHẦN
3.1.1 Kết quả và nhận xét
Tiến hành chần bưởi trong dung dịch NaOH với các nhiệt độ được bố trí
nghiệm thức trên, sau đó ép thu dịch và định lượng Naringin trong mỗi mẫu theo
phương pháp Davis.
Bảng 3.1
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_nghien_cuu_quy_trinh_cong_nghe_san_xuat_nuoc_ep_buoi.pdf