Đề tài Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể

Tại Lâm Đồng, đã có mô hình sản xuất rau an toàn 600 ha được sản xuất theo hai dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Nhiều nông dân đã ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa.

Ở Hải Phòng, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa tổ chức hội nghị phát triển sản xuất rau, quả, chè an toàn theo quy trình VietGap (quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, tạo ra rau quả tươi, đảm bảo an toàn) cho các tỉnh phía Bắc.

 

doc37 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 11603 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. [Eastmond DA, 2009] 2.2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng, cũng như có tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh an toàn xã hội và hội nhập quốc tế. An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không những làm giảm bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước. Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế. Hàng loạt các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và từ nước ngoài tràn ngập vào thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng phát triển khó khăn cho việc quản lý. Ở Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế từ năm 1990 đến nay có khoảng vài trăm vụ ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tiền Giang là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có 9 huyện, thị, thành phố với 169 xã, phường tổng số dân là 1.623.000 người. Đời sống chủ yếu là nông nghiệp, có nhiều kênh rạch. Một bộ phận khác chuyên đánh bắt hải sản ở vùng ven biển. Trong nhiều năm qua địa phương đã và đang thực hiện nhiều chương trình y tế có hiệu quả trong đó có chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên tình trạng ngộ độc vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy, việc đánh giá tình trạng ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết nhằm tìm hiểu các yếu tố về dịch tể học các vụ ngộ độc thực phẩm để có những giải pháp phù hợp và kịp thời góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra. Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang và so với cả nước từ năm 2000-2004: Năm Số vụ Số mắc Số chết Cả nước Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Tổng số Tỉ lệ % Số vụ/mắc/chết 2000 08 3,75 127 3,00 0 0 213/4.233/59 2001 11 4,48 157 4,02 1 1,58 245/3.901/63 2002 18 9,27 127 2,70 2 2,89 194/4.694/69 2003 15 6,30 165 2,56 2 5,40 238/6.428/37 2004 17 11,72 208 5,80 1 0,68 145/3.584/41 Tổng số 69 6,66 784 3,43 6 2,23 1035/22840/269 TB 5 năm 13,8 156,8 1,2 [ ]. Kết quả nhận thấy ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu tại gia đình (chiếm 81,48%), tiếp đến là do ăn tại các quán hàng rong (11,11%), thấp nhất ở các bếp ăn tập thể; tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm từ 5-15 tuổi (47%), miền núi, nông thôn và những nơi dân trí thấp có tỷ lệ bị ngộ độc cao (51,84% và 23,5%) thời điểm trong năm hay xảy ra ngộ độc thực phẩm là từ tháng 7 đến tháng 12; loại thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là rau (22,22%), thịt (18,5%), hải sản (11,11%); trong đó nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu là độc tố tự nhiên (40%), do vi khuẩn (37%). [ ]. Theo Niên giám thống kê y tế, năm 2003, ở nước ta, cứ 100.000 người dân thì có 80,72 người bị ngộ độc và 1,11 người tử vong, tức là nếu tính chung trên toàn quốc thì đã có 66.190 người bị ngộ độc và 910 người tử vong.  56 BV 2002 2003 2004    Số người ngộ độc cấp 13717 13623 14206   Tử vong 207  (1,51%) 198  (1,45%) 218  (1,53%) Các nguyên nhân ngộ độc thường gặp: + Ngộ độc thực phẩm: có thể do hoá chất, do các chất độc có sẵn trong động vật, thực vật, vi sinh vật. + Các hoá chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột,...): phospho hữu cơ, clo hữu cơ, pyrethroid, nereistoxin, paraquat, fluoroacetamide, phosphua kẽm,... Theo trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai thì: - Số bệnh nhân ngộ độc nhập viện ngày càng tăng theo các năm: []       - Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ngộ độc tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai: Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện đã tiếp nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đã có 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng. Theo báo cáo của Cục này, nguyên nhân gây ra nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật thường bởi người lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục với trong môi trường  độc hại. Chỉ  riêng trong năm 2009 có tới có tới 485 trường hợp đã ăn, uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật, làm 15 người tử vong. 2.3. Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho rau ở Việt Nam Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan trong trồng rau, quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân và tác hại của các loại thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật. Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép, do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người dân thu hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái theo quy định thì rau quả đã bị mất mã không còn bắt mắt nữa. [ / ]. 2.4. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam 2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới Theo trung tâm rau quả thế giới, rau là cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực, trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao. Trong đó Châu Á là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất hiện nay. Trung Quốc là quốc gia phát triển có diện tích và dân số lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước này. [Báo Kinh tế & Đô Thị, thứ 2 ngày 10/11/2008]. Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn quả, 1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ 2,41%/năm so với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm. [Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010]. Trong giai đoạn từ năm 2003-2007 thì tổng diện tích đất trồng rau, năng suất, sản lượng rau trên thế giới biến động không đáng kể, thậm chí có xu hướng giảm trong các năm 2006, 2007. Châu Á vẫn là châu lục chiếm tỷ lệ cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng rau toàn thế giới. Số liệu thống kê năm 2007 của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) được thể hiện qua bảng 2 dưới đây: Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới (2003 - 2007) Diện tích ( triệu ha) Năm 2003 2004 2005 2006 2007 Châu Á 13,729 14,821 15,336 13,378 13,461 Châu Âu 0,872 0,878 0,885 0,716 0,693 Châu Phi 1,905 1,920 1,986 2,150 2,176 Châu Mỹ 0,523 0,530 0,538 0,503 0,508 Châu Úc 0,035 0,035 0,035 0,036 0,037 Tổng số 17,063 18,184 18,781 16,783 16,874 Năng suất (tạ/ha) Châu Á 150,755 145,585 144,681 155,160 154,382 Châu Âu 151,428 152,052 165,846 161,850 161,287 Châu Phi 69,702 71,248 70,856 68,165 67,721 Châu Mỹ 144,711 141,368 141,284 129,602 129,814 Châu Úc 147,193 153,685 152,191 146,100 145,524 T Tổng số 141,547 137,942 137,787 143,518 142,73 Sản lượng (triệu tấn) Châu Á 206,972 215,770 221,885 207,570 207,810 Châu Âu 13,200 13,350 14,672 11,591 11,170 Châu Phi 13,280 13,678 14,073 14,654 14,738 Châu Mỹ 7,562 7,498 7,608 6,514 6,592 Châu Úc 0,510 0,534 0,535 0,531 0,535 Tổng số 241,523 250,829 258,774 240,860 240,844 Nguồn: FAOSTAT Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… sẽ tiêu thụ rau mạnh trong giai đoạn 2000-20210 đặc biệt là các loại rau ăn lá. USDA cho rằng nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22-23 % thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến có thể tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2004. Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Canada, Nhật Bản…vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi cho toàn cầu. [Trương Quốc Tùng, Hội Khoa học - kỹ thuật Bảo vệ thực vật,Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc, tháng 3/2007]. Bảng 3: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ 2002 - 2006 (đv: 1000 USD) Năm Nước 2002 2003 2004 2005 2006 Trung Quốc 102,199 137,842 111,301 105,447 127,933 Pháp 108,006 126,534 132,704 158,796 160,214 Hà Lan 69,916 116,772 136,231 139,426 207,148 Thái Lan 36,575 40,670 56,978 52,918 54,665 Mêhico 22,800 314,840 332,061 321,211 395,780 Malaysia 10,564 10,525 13,292 16,059 17,910 Ấn Độ 20,334 13,627 15,880 19,040 43,184 Canada 10,762 13,559 16,160 13,378 18,870 Ixarel 36,790 49,481 61,758 7,058 78,973 Ôxtrâylia 8,482 7,670 8,575 8,941 9,779 Tổng thế giới 994,889 1,559,047 1,644,724 1,756,924 2,196,859 Nguồn: FAOSTAT 2.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam Nghề trồng rau nước ta có lịch sử từ lâu đời, trước cả nghề trồng lúa nước. Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí. Nhưng do sản xuất rau ở nước ta vẫn còn mang tính tự cung tự cấp là chính dẫn đến hiệu quả sản xuất rau còn thấp, chất lượng rau không cao. Những năm gần đây ngành rau đã được đầu tư đổi mới về công nghệ, phương thức canh tác nên bước đầu đạt được những thành tựu rất khả quan. Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là vùng dân cư tập trung ( đô thị, khu công nghiệp…và xuất khẩu). Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg rau/người/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD”. [Cục trồng trọt (2006), Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội]. Tại Lâm Đồng, đã có mô hình sản xuất rau an toàn 600 ha được sản xuất theo hai dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Nhiều nông dân đã ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa. Ở Hải Phòng, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa tổ chức hội nghị phát triển sản xuất rau, quả, chè an toàn theo quy trình VietGap (quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, tạo ra rau quả tươi, đảm bảo an toàn) cho các tỉnh phía Bắc. []. Theo Cục Trồng trọt, trong năm 2009, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đã ban hành 7 quy trình sản xuất rau an toàn đối với một số loại rau, quả thường được sử dụng. Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng rau gia đình bình quân 30 m2/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm. [Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010]. Diện tích trồng rau nước ta theo thống kê có khoảng 495 nghìn ha vào năm 2000 tăng 70% so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 7%/năm. Trong đó các tỉnh phía Bắc chiếm 56% diện tích (249.200 ha) và các tỉnh phía Nam chiếm 44% diện tích đất canh tác (196.000 ha). Theo số liệu thống kê (bảng 4) sản lượng rau nước ta tăng mạnh từ năm 1999 đến năm 2001 (8,2%/năm) và tăng nhẹ cho đến nay. Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam (1998-2007) Năm Diện tích ( triệu ha) Năng suất (tạ/ha) Sản lượng (triệu tấn) 1998 0,401 122,022 4,898 1999 0,459 117,451 5,392 2000 0,453 124,356 5,632 2001 0,495 126,954 6,277 2002 0,500 124,706 6,235 2003 0,510 124,044 6,326 2004 0,520 124,038 6,450 2005 0,525 125,714 6,600 2006 0,525 125,714 6,600 2007 0,525 125,714 6,600 Nguồn: FAOSTAT 2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc ươm cây và phát triển rau ăn trên thế giới và Việt Nam 2.3.1. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc ươm và phát triển rau ăn trên thế giới Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con vào túi nilon trong nhà lưới có mái che đã đạt được kết quả cao. Sau đó, phương pháp này đã được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Ngày nay, giá thể là một trong những vấn đề cơ bản trong hệ thống trồng trọt, giá thể có tốt thì cây trồng mới sinh trưởng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng tiến hành trên các loại giá thể khác nhau sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ hình thức canh tác trên giá thể phát triển. Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á (AVRDC) (1992) đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm: đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ tương ứng 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đường kính 5-7 cm, chiều cao 10 cm. Cây trồng có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng, bộ rễ được bảo toàn không bị đứt nên hạn chế sự chột của cây sau khi chuyển ra trồng ngoài ruộng. Cây ươm trong bầu có thể vận chuyển đi xa mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao. [Nguyễn Thành Chung (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể, lượng NPK phối trộn đến chất lượng cây giống và sinh trưởng, phát triển, năng suất cây dưa chuột, cải bao, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội]. Tại các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp cho mục đích thay thế đất. Thực tế, môi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu được dùng trộn hỗn hợp bầu cây trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu và theo tỷ lệ 1:1:1 có các công thức sau: cát rây + đất vườn + phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con tròn khay đã góp phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm,nó đã trở thành một nghề kinh doanh, một số nông hộ sản xuất cây con với qui mô lớn để bán cho các hộ khác. [Vũ Công Hậu (1999), Nhân giống cây ăn trái, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh]. 2.3.2. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc phát triển rau ăn ở Việt Nam Nguồn đất đai sẽ ít đi, khí hậu diễn biến ngày một phức tạp, nhu cầu rau sạch của con người trở nên bức thiết trong tương lai. Tuy việc trồng rau trên giá thể tại nước ta chưa rộng rãi nhưng nghĩ đến chuyện áp dụng trồng rau trên các giá thể khác nhau thay thế cho đất lúc này là thời điểm thích hợp. [Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội]. Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ thuật, công nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ. Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn nuôi bước đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã được các doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất. Cách phối trộn giá thể gieo ươm cây rau giống của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh nguyên liệu để phối trộn giá thể hoàn toàn thuận tiện là các thành phần để tạo giá thể dễ kiếm, dễ tìm như: mùn hữu cơ được khai thác ở các vùng đầm lầy lâu năm, xác thực vật cùng với than bùn đã phân hủy trộn thêm với phân trâu bò, NPK để bổ sung nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vòng 1 tháng. Cũng có thể dùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, hoặc đất bùn ao đã phơi khô đập nhỏ trộn với 20% phân chuồng đã ủ hoai mục, 10% phân NPK và vôi bột để khử trùng mầm mống sâu bệnh. [Ngô Xuân Mạnh, Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đặng Hùng, Vũ thị Thư (2006), Giáo trình hóa sinh thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội]. Theo “Nghiên cứu sử dụng bọt núi lửa ở Đắc Nông làm giá thể vườn ươm và sản xuất rau sạch chất lượng cao” của Viện Di truyền nông nghiệp thì khu vực Tây nguyên là nơi từng tồn tại nhiều núi lửa hoạt động cách đây hàng ngàn năm. Trong quá trình hoạt động phun trào, ở lưu vực các miệng núi lửa xuất hiện một lượng lớn bọt núi lửa được đông kết do dung nham, loại đá này khá nhẹ và có độ tơi xốp cao, có khả năng giữ ẩm tốt. Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện và khai thác loại đá này vào việc tạo giá thể cho vườn ươm, trồng rau sạch. Giá thể bọt núi lửa sau khi được nghiền nhỏ, phối trộn với một số hữu cơ hỗn hợp khác như vỏ cà phê, xơ dừa, mùn cưa sẽ giúp tăng độ ẩm 40-50%. Cùng với hệ thống dẫn chất dinh dưỡng dưới dạng hòa tan, giá thể này có độ mùn lớn và sạch bệnh nên cây sinh trưởng rất an toàn mà không cần đến thuốc trừ sâu. Thích hợp cho các loại cây có khả năng chống chịu kém như rau, hoa... phát triển. Ngoài ra, giá thể bằng bọt núi lửa có tính chất “trơ” nên có thể tái sử dụng khoảng mười năm mà không làm giảm tính chất như các giá thể khác. Quan trọng nhất là chi phí bỏ ra cũng thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các giá thể khác để trồng rau nên từ nhà nông đến các cơ sở trồng rau quy mô đều có thể áp dụng. []. Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng thuộc Viện thổ nhưỡng Nông hóa đã đưa ra khuyến cáo đối với bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2 % đạm (N), 0,8% lân (P205), 0,7% kali (K20) và các dinh dưỡng trung lượng, vi lượng khác cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm làm bầu gieo ươm cây giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất tốt và thuận lợi. []. Trước đây giá thể sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh []. Theo Trung tâm khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh, giá thể có thể chọn bất cứ giá thể nào mà cây có thể nảy mầm và phát triển tốt. Cần chú ý đến độ sạch của giá thể để sản xuất ra rau mầm sạch. Nên chọn giá thể bụi xơ dừa có phối trộn với phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vi sinh. Cách làm như sau: lấy 10 kg bột xơ dừa qua sàn để loại bỏ các phần tạp khác như xơ và các hạt lớn, trộn thêm 2kg phân trùn quế hoặc một loại phân hữu cơ vi sinh khuyến cáo được sử dụng cho rau như  phân hữu cơ Sài gòn, Trimix…. []. Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại nước ngoài ưa chuộng),…Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại. 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu Hạt giống rau: Nghiên cứu này sử dụng 5 giống rau cải đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường Hà Nội. (1) Cải Canh lá vàng: Sản xuất tại công ty TNHH Giống rau Bình Minh. (2) Cải Xanh lùn Thanh Giang: Công ty TNHH Giống rau quả Minh Tiến nhập khẩu. (3) Cải Xanh lá tàu chuối: Sản xuất tại Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Thiên - Quảng tây - Trung Quốc. Do công ty Giống rau quả Trung ương nhập khẩu. (4) Cải Xanh ngọt Tuyển Chọn: Sản xuất tại Công ty Giống rau Bình Minh. (5) Cải củ: Sản xuất tại Công ty TNHH Giống rau Bình Minh. Giá thể: Gồm 4 loại + Giá thể TN.1: Trồng Rau, Hoa, Cây cảnh. Sản xuất tại: Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng cây trồng. Thành phần của giá thể bao gồm: Chất hữu cơ chất lượng cao, chất giữ ẩm, dinh dưỡng khoáng, đa trung, vi lượng. Công dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây 6-1 năm hoặc rau từ 2-5 lứa tùy loại rau, giữ ẩm tốt, thoáng khí, bộ dễ cây phát triển. + Giá thể Vi Sinh: Sản phẩm của Công Ty Bình Nguyên. Sản xuất tại: Thị Trấn Cầu Diến - Từ Liêm - Hà nội. Thành phần gồm có: Chất hữu cơ, chất giữ ẩm, chất dinh dưỡng và các nguyên tố đa, trung vi lượng. Tác dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng từ 3 - 6 tháng, giữ ẩm và tạo điều kiện cho cây phát triển tốt. + Mùn cưa: Mùn cưa đã được để mục, phơi khô hoặc thanh trùng để tiêu diệt các nấm bệnh hoặc các vi sinh vật gây hại cho cây sau này. Mùn cưa được sàng lọc để loại bỏ những mùn to. + Đất phù Sa (Đối chứng): Do Trại thực nghiệm sinh học cung cấp. - Dụng cụ: + Khay xốp: Kích thước 40 cm × 30 cm × 10 cm. Dưới đáy thùng xốp được đục lỗ từ 12-15 lỗ. Mục đích để thoát nước và làm thoáng giá thể tránh cho rễ rau bị úng thối. + Bình phun nước 1.5 lít. + Trấu hun: Do trại Thực Nghiệm Sinh học cung cấp. Thời gian và địa điểm nghiên cứu - Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến 07/2010. - Địa điểm: Trại thực nghiệm sinh học -Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Thí nghiệm 1: Nghiên cứu, tìm ra giá thể thích hợp cho sự phát triển của các dối tượng rau cải mầm nhất định trong quy trình sản xuất - Thí nghiệm được tiến hành với 4 giá thể, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 khay. Tổng số khay thí nghiệm là 9 khay/1giá thể/ 1 giống. - Điều kiện thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che của Trại Thực Nghiệm Sinh học - Viện khoa học Công nghệ Việt Nam. + Trấu hun: Dải 1 lớp trấu hun mỏng khoảng 1.0cm - 1.5 cm xuống bên dưới khay xốp. Lấy bình phun 1,5 lít phun đều lên bề mặt lớp trấu làm cho lớp trấu ẩm đều. + Cân giá thể: Dùng cân đồng hồ loại 5 kg với độ sai sô cho phép. Cân 1.3 kg giá thể dải đều lên lớp trấu hun đã được phun ẩm. Sau đó lấy tay ấn nhẹ và xoa phẳng bề mặt giá thể, rồi dùng bình phun nước tưới cho giá thể ẩm đều. + Gieo hạt: Mật độ đối với hạt giống Cải Củ là 2 thìa cà phê/ Khay ( 1 thìa cà phê 450-600 hạt). Còn các giống Cải còn lại gieo 1 thìa cà phê/khay ( 1 thìa cà phê có 900-1200 hạt ). Hạt giống được gieo đi gieo lại nhiều lần, mục đích để hạt giống được phân bố đều trên bề mặt giá thể. + Mùn cưa: Sau khi gieo hạt xong, lấy mùn cưa phủ 1 lớp mỏng 0.5cm lên trên hạt giống. Tiếp tục tưới nước 1 lần nữa để cho lớp mùn cưa phủ trên hạt được ẩm đều. + Chăm sóc: Sau 2 – 3 ngày gieo hạt nảy mầm đều chuyển khay ra nơi có ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh mưa trực tiếp. Tưới nước bằng bình phun (2 lần/ngày vào sáng sớm trước 9h và buổi chiều sau 4h chiều). Thí nghiệm 2: Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của rau cải mầm ở từng thời diểm nghiên cứu Nảy mầm là sự tái diễn quá trình sinh trưởng và phát triển trong hạt. Hạt trưởng thành thường không nảy mầm ngay. Thậm chí khi nhân tố bên ngoài tối thích một số hạt sẽ không nảy mầm do các nhân tố bên trong ức chế. Nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa nhân tố bên ngoài và bên trong thì hạt sẽ không nảy mầm và đi vào trạng thái ngủ nghỉ. 3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu - Chỉ tiêu về chiều cao (cm). Chiều cao cây được đo như sau, ở mỗi lần nhắc lại tôi tiến hành nhổ 15 cây của mỗi giống ở 3 vị trí khác nhau ( nhổ 3 vị trí tạo thành hình tam giác). Sau đó cấu bỏ rễ và tiến hành đo. Đo từ cuống rễ đến lá ngọn dài nhất. Tôi sử dụng thước đo với độ chia vạch cm. Đo định kỳ vào thời điểm 8 ngày, 11 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi gieo hạt. Tiến hành đo vào buổi sáng. - Chỉ tiêu về năng suất (g). Mỗi lần thí nghiệm nhổ 15 cây của mỗi giống (nhổ ở 3 vị trí khác nhau tạo thành hình tam giác). Cấu bỏ rễ và cân trực tiếp bằng cân điện tử với độ sai số, cân xong ghi lại kết quả và tiến hành cân đợt sau. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, cộng khối lượng của 3 lần cân lại chia cho 45 cây và lấy giá trị trung bình. 3.6. Phương pháp xử lý số liệu Các số liệu được xử lí thống kê sinh học. Kết quả được mô phỏng bằng các bảng và hình. Chúng tôi đã sử dụng những công thức thống kê sau: Trung bình số học: = Độ lệch chuẩn : Độ lệch trung bình: m = : Giá trị trung bình cộng X: Giá trị của kết qu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc1.doc
Tài liệu liên quan