Chủng Pseudomonas chlororaphis được hoạt hoá, nhân giống cấp 1
trong bình tam giác 100ml (môi trường KingB), sau đó tiến hành lên men cấp
1 với 2 loại môi trường (King B và MT1). Sau các khoảng thời gian nuôi cấy
xác định mật độvi khuẩn. Kết quả được thểhiện trong bảng 32 cho thấy P.
chlororaphis phát triển tốt ởcả2 loại môi trường nghiên cứu. Môi trường
King B là môi trường đặc hiệu cho vi khuẩn Pseudomonas, vì vậy mật độcủa
P. chlororaphis trong môi trường này cao hơn so với môi trường MT1, song
mức độsai khác không đáng kể. Do vậy môi trường MT1 được xác định cho
nhân giống P. chlororaphis
105 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2185 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sản xuất thử nghiệm phân bón vi sinh vật đa chủng, phân bón chức năng phục vụ chăm sóc cây trồng cho một số vùng sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
106
Trong sản phẩm phân HCVSVĐCCN sử dụng cho cây bộ đậu, sau thời
gian bảo quản 2 tháng mật độ vi khuẩn nốt sần giảm hẳn và không thể phát
hiện được ở độ pha loãng 10-2 sau tháng thứ 4 (bảng 52). Do vi khuẩn nốt sần
là loại vi sinh vật không sinh nha bào hoặc bào tử nên đề tài chỉ xác định mật
độ vi khuẩn nốt sần trong phân HCVSVĐCCN sử dụng cho cây bộ đậu trong
thời gian bảo quản 2 tháng. Sản phẩm loại này không bảo đảm mật độ vi
khuẩn nốt sần sau thời gian bảo quản 2 tháng
Bảng 52. Chất lượng phân HCVSVĐCCN sử dụng cho lạc.
Kết quả phân tích sau bảo quản Chỉ tiêu chất lượng Đơn vị đo
2 tháng 4 tháng 6 tháng
PH 7,0 7,0 7,0
Độ ẩm % 29,5 29,49 29,2
Hữu cơ tổng số % 16,81 16,67 16,72
N tổng số % 1,01 1,02 1,01
P2O5 hữu hiệu % 1,00 1,01 1,00
K2O % 1,05 1,04 1,04
VSV cố định nitơ CFU/g 4,21 x 106 - -
VSV phân giải lân CFU/g 1,09 x 107 7,11 x 106 2,21 x 106
VSV đối kháng VKHX CFU/g 2,00 x 106 1,31 x 106 1,02 x 106
1.2.3. Hiệu quả phân HCVSVĐCCN đối với cây trồng.
1.2.3.1. Cà chua.
47
Thử nghiệm trên cà chua được thực hiện với 2 loại đất. Đối với giống cà
chua Trang Nông F1 được tiến hành tại huyện Mê Linh - Vĩnh phúc, giống cà
chua Ấn Độ được tiến hành tại huyện Ý Yên – Nam Định. Kết quả đánh giá
ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tập hợp tại bảng 53 và bảng 54 cho thấy,
số quả trung bình/cây và P trung bình quả cà chua tại các công thức thí nghiệm
có sử dụng phân HCVSVCN đều cao hơn so với công thức đối chứng. Số
lượng quả/cây ở công thức đối chứng chỉ đạt 15,20 quả/cây (thí nghiệm tại Mê
Linh – Vĩnh Phúc)và 15,5 quả/cây tại Ý Yên – Nam Định, trong khi đó các
công thức có sử dụng phân HCVSVCN đạt số quả trung bình đạt cao nhất ở
công thức 2 là 17,15 quả/cây. Các công thức có sử dụng phân HCVSVĐCCN
và giảm lượng phân khoáng - công thức 3 (giảm 20% lượng phân khoáng NP)
đạt số quả/cây là 16,83, công thức 4 (giảm 30% lượng phân khoáng NP) cho
số quả/cây đạt 16,00 đều cao hơn so với công thức đối chứng. Về trọng lượng
quả, ở cả ba công thức có sử dụng phân HCVSVĐCCN đều cao hơn so với
canh tác bình thường của nông dân. Số liệu thử nghiệm tại Mê Linh – Vĩnh
Phúc cho thấy năng suất của cà chua ở công thức đối chứng là 16,57 tấn/ha/vụ.
Công thức 2 cho năng suất cà chua 19,47 tấn/ha/vụ tăng 17,50% so với đối
chứng. Công thức 3 giảm 20% lượng phân bón NP cho năng suất là 18,28
tấn/ha, cao hơn với công thức đối chứng là 1,71 tấn/ha tương đương với tỷ lệ
tăng là 10,32%. Công thức 4 giảm 30% lượng phân bón NP cho năng suất là
17,51 tấn/ha, cao hơn so với công thức đối chứng là 0,94 tấn/ha tương đương
với tỷ lệ tăng là 5,67%.
Bảng 53. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đến cà chua taị Vĩnh Phúc.
Tăng so với ĐC Công thức Số quả
trung bình
(quả/cây)
P trung
bình quả
(g/quả)
Năng
suất
(tấn/ha)
tấn/ha %
CT1= ĐC: Nền NPK
(120-70-90) + 20 tấn PC
15,20 47,51 16,57 - -
CT2: Nền NPK + 2 tấn
phân HCVSVĐCCN
17,15 50,35 19,47 2,90 17,50
CT3: 80% nền NPK +2
tấn phân HCVSVĐCCN
16,83 49,27 18,28ns 1,71 10,32
CT4: 70% nền NPK +2
tấn phân HCVSVĐCCN
16,00 48,06 17,51ns 0,94 5,67
CV(%) 7,10
LSD 0,05 2,4
Số liệu thử nghiệm tại Ý Yên – Nam Định cho thấy năng suất của cà
chua ở công thức đối chứng là 16,85 tấn/ha, trong khi công thức 2 , 3 và 4 cho
năng suất cà chua lần lượt là 19,50 tấn/ha, 18,89 tấn/ha và 18,35 tấn/ha cao
48
hơn so với công thức đối chứng là 2,65 tấn/ha, 1,71 tấn/ha và 1,50 tấn/ha
tương đương với tỷ lệ tăng năng suất tương ứng là 15,73%, 12,11% và 8,90%.
Bảng 54. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đến cà chua tại Nam Định.
Tăng so với ĐC Công thức Số quả
trung bình
(quả/cây)
P trung
bình quả
(g/quả)
Năng
suất
(tấn/ha) tấn/ha %
CT1= ĐC: Nền NPK
(120-70-90) + 20 t PC
15,5 50,2 16,85 - -
CT2: Nền NPK + 2 t
phân HCVSVĐCCN
17,9 51,1 19,50 2,65 15,73
CT3: 80% nền NPK +2
t phân HCVSVĐCCN
16,8 50,9 18,89ns 2,04 12,11
CT4: 70% nền NPK +2
t phân HCVSVĐCCN
16,5 50,7 18,35ns 1,50 8,90
CV(%) 7,5
LSD 0,05 2,6
Kết quả theo dõi tình hình bệnh héo xanh vi khuẩn đối với cà chua
được tổng hợp trong bảng 55 và 56. Tại Vĩnh Phúc công thức đối chứng có tỷ
lệ bệnh héo xanh là 5,75%, trong khi tỷ lệ bệnh héo xanh ở các công thức sử
dụng phân HCVSVĐCCN - công thức 2, 3 và 4 lần lượt là 1,02%, 1,21% và
1,23% tương đương với mức độ giảm bệnh héo xanh là 82,61%, 79,13% và
78,61%. Như vậy phân HCVSVĐCCN đã thể hiện được khả năng hạn chế
bệnh héo xanh vi khuẩn trên cây cà chua.
Bảng 55. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đến khả năng hạn chế bệnh HXVK
đối với giống cà chua Trang Nông F1 tại Vĩnh Phúc.
Công thức thí
nghiệm
Tỷ lệ bệnh
héo xanh
(%)
Mức độ giảm
bệnh so với ĐC
(%)
CT1= ĐC: Nền NPK (120-70-90) + 20 tấn PC 5,75 -
CT2: Nền NPK + 2 t phân HCVSVĐCCN 1,02 82,26
CT3: 80% nền NPK +2 t phân HCVSVĐCCN 1,21 78,96
CT4: 70% nền NPK +2 t phân HCVSVĐCCN 1,23 78,7
Kết quả thí nghiệm tại Ý Yên – Nam Định thể hiện trong bảng 56 cho
thấy, trong khi tỷ lệ bệnh héo xanh ở công thức đối chứng là 3,21%, thì tỷ lệ
49
này ở các công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN là 0% (công thức 2) và 1%
(công thức 3), tương dương với mức độ giảm bệnh là 68,85-100 %. Công thức
4 có tỷ lệ bị bệnh héo xanh là 1,05% tương đương với mức độ giảm bệnh héo
xanh là 67,29%.
Bảng 56. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đến khả năng hạn chế bệnh héo
xanh vi khuẩn đối với giống cà chua Ấn Độ tại Nam Định.
Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ bệnh
héo xanh
(%)
Mức độ giảm
bệnh so với ĐC
(%)
CT1= ĐC: Nền NPK (120-70-90) + 20 tấn PC 3,21 -
CT2: Nền NPK + 2 tấn phân HCVSVĐCCN - 100,00
CT3: 80% nền NPK +2 t phân HCVSVĐCCN 1,00 68,85
CT4: 70% nền NPK +2 t phân HCVSVĐCCN 1,05 67,29
1.2.3.2.Khoai tây.
Thí nghiệm được tiến hành trên đồng ruộng với giống khoai tây Solara
gồm 4 công thức, trong đó công thức đối chứng sử dụng 100% nền phân
khoáng (N.P.K:120.120.120) và phân chuồng, các công thức thí nghiệm sử
dụng phân HCVSVĐCCN thay thế phân chuồng, trong đó công thức 3 và công
thức 4 giảm lượng phân khoáng đi lần lượt là 20% và 30% NP. Kết quả theo
dõi được tập hợp tại bảng 57.
Bảng 57. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN tới khả năng sinh trưởng và
phát triển cây khoai tây.
Công thức Tỷ lệ mọc Chiều cao cây
(cm)
Số thân/khóm Diện tích tán
lá (%)
CT1 74,7 52,8 3,4 94,0
CT2 75,3 65,4 3,4 97,0
CT3 75,0 55,9 3,4 94,7
CT4 74,8 52,9 3,4 94,2
Kết quả bảng 57 cho thấy, giữa các công thức thí nghiệm và đối chứng
có sự thay đổi về các chỉ số sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây. Tuy
nhiên mức độ sai khác về tỷ lệ mọc và diện tích tán lá giữa các công thức thí
nghiệm và công thức đối chứng không đáng kể. Ở công thức đối chứng, chiều
cao trung bình của cây đạt 52,8cm thấp hơn so với công thức 2 là 12,6 cm. ở
50
các công thức 3 và 4 có giảm lượng phân khoáng, chiều cao ở công thức giảm
20% lượng phân NP cao hơn công thức đối chứng là 3,1 cm, chiều cao ở công
thức giảm 30% lượng phân NP thì tương đương với chiều cao cây ở công thức
đối chứng. Như vậy phân hữu cơ vi sinh vật chức năng đã có ảnh hưởng tích
cực đến sự sinh trưởng, phát triển của cây khoai tây.
Bảng 58. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới năng suất khoai tây.
Công thức Năng suất
(kg/10m2)
Tỷ lệ tăng so với
đối chứng (%)
CT1:Nền (NPK) + Phân chuồng 13,8 -
CT2: Nền + Phân HCVSVĐCCN 16,2 17,39
CT3: 80% NP Nền +Phân HCVSVĐCCN 14,6 5,79
CT4: 70% NP Nền+Phân HCVSVĐCCN 14,5 5,07
CV(%) 19,4
LSD 0,05 5,385
Kết quả xác định ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN đối với năng suất
khoai tây cho thấy, các công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN thay thế phân
chuồng đều cho năng suất cao hơn công thức đối chứng. Mức độ tăng ở các
công thức 2, 3, 4 lần lượt là 17,39%, 5,79% và 5,07%. Như vậy sử dụng phân
HCVSVĐCCN có thể thay thế phân chuồng với số lượng bằng 1/10 lượng
phân chuồng cần bón, năng suất khoai tây không ảnh hưởng ngay cả khi giảm
20-30% lượng phân khoáng cần bón.
Kết quả xác định khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn được trình
bày tại bảng 59.
Bảng 59. Khả năng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn khoai tây của phân
HCVSVĐCCN.
Công thức Số khóm
bị bệnh
(khóm)
Tỷ lệ bệnh
(%)
Mưc độ giảm
bệnh so với đối
chứng (%)
CT1:Nền (NPK) + Phân chuồng 11,7 23,4 -
CT2: Nền + Phân HCVSVĐCCN 4,7 9,4 59,83
CT3:80% NP Nền+Phân HCVSVĐCCN 5,4 10,8 53,85
CT4:70% NP Nền+Phân HCVSVĐCCN 6,0 12,0 48,72
51
Trong khi ở công thức 1 số khóm bị bệnh héo xanh là 11,7 khóm/50
khóm điều tra, chiếm tỷ lệ bị bệnh héo xanh vi khuẩn là 23,4%, thì ở công thức
2 số khóm bị bệnh héo xanh chỉ là 4,7 khóm/50 khóm điều tra, tương đương
với lệ bị bệnh là 9,4%. Công thức 3 số khóm bị bệnh héo xanh là 5,4 khóm/50
khóm điều tra, tương đương 10,8%. Công thức 4 số khóm bị bệnh héo xanh là
6,0 khóm/50 khóm điều tra, tương đương 12,0%. Như vậy phân HCVSV
ĐCCN đã có tác dụng làm giảm tỷ lệ bệnh héo xanh từ 48,72 % đến 59,83%.
1.2.3.3. Cây lạc.
Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới sinh trưởng, phát triển của cây
lạc được tập hợp tại bảng 60 cho thấy phân HCVSVĐCCN có tác dụng tích
cực đến sinh trưởng, phát triển của cây lạc thông qua các chỉ tiêu về chiều cao
cây, chỉ số diện tích lá và trọng lượng khô thân lá trong tất cả các giai đoạn
phát triển của cây. Số liệu nghiên cứu về mức độ hình thành nốt sần trong
bảng 60 cho thấy, mặc dù số lượng nốt sần/cây của các công thức không có sự
sai khác đáng kể, song trọng lượng tươi nốt sần có sự khác biệt rất rõ. Điều đó
xác định phân HCVSVĐCCN có tác dụng tích cực đến sự hình thành nốt sần
và khả năng cố định nitơ của cây lạc.
Bảng 60. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN đến sinh trưởng và khả
năng cố định nitơ của cây lạc
Công thức thí nghiệm Chỉ tiêu theo dõi
CT1 (ĐC): NPK
(30.90.60) + 10
t PC
CT1. NPK
(30.90.60) + 1 t
HCVSVĐCCN
CT3: NPK
(24.81.60) +1 t
HCVSVĐCCN
Chiều cao cây (cm):
- Giai đoạn hoa
- Gia đoạn thu hoạch
24,1
24,6
25,1
25,9
24,4
25,2
Chỉ số diện tích lá (m2 lá/m2 đất)
- Giai đoạn hoa
- Gia đoạn thu hoạch
1,34
1,24
1,69
1,41
1,42
1,30
Khối lượng khô thân lá (g/m2)
- Giai đoạn hoa
- Gia đoạn thu hoạch
163
151,2
196
176,2
166,3
165,4
Số lượng nốt sần (nốt/cây) 66 69 72
Khối lượng tưới nốt sần (g/m2) 4,35 5,22 6,38
52
Kết quả đánh giá hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đối với năng suất
lạc được tổng hợp trong bảng 61 cho thấy, sử dụng phân HCVSVĐCCN với số
lượng 1 tấn/ha và giảm 20% lượng đạm lân cần bón vẫn cho năng suất lạc
tương đương với đối chứng sử dụng 10 tấn phân chuồng và 100% lượng đạm,
lân.
Bảng 61. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đối với năng suất lạc.
Mức độ tăng so với đối
chứng Công thức
Năng suất
(tạ/ha) Tạ/ha %
CT1 (ĐC): NPK (30.90.60) + 10 t PC 20,21 - -
CT1. NPK (30.90.60)+1 t HCVSVĐCCN 22,4 2,19 10,84
CT3: NPK (24.81.60)+1t HCVSVĐCCN 22,07 1,86 9,20
CV(%) 15,2
LSD 0,05 6,18
Tác dụng hạn chế bệnh héo xanh vi khuẩn đối với cây lạc được tổng hợp
trong bảng 62 cho thấy tỷ lệ cây có biểu hiện của bệnh héo xanh vi khuẩn ở
các công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN đã giảm từ 50% xuống còn 37,4%
tương đương với khả năng hạn chế bệnh héo xanh là 24,2%.
Bảng 62. Hiệu quả kiểm soát bệnh héo xanh vi khuẩn của phân
HCVSVĐCCN trên cây lạc.
Công thức thí nghiệm Tỷ lệ bệnh héo xanh (%)
CT1 (ĐC): NPK
(30.90.60) + 10
t PC
CT1. NPK
(30.90.60) + 1 t
HCVSVĐCCN
CT3: NPK
(24.81.60) +1 t
HCVSVĐCCN
Giai đoạn mọc đến hình
thành củ
41,5 32,0 33,8
Giai đoạn hình thành củ
đến thu hoạch
8,5 5,4 5,0
Từ khi trồng đến khi thu
hoạch
50 37,4 38,8
Mức độ giảm so với đối
chứng
- 25,2 22,4
1.2.3.4. Cây rau ăn lá.
53
Dự án đã tiến hành đánh giá hiệu quả của phân HCVSVĐCCN trên rau
cải ngọt và rau bắp cải. Thí nghiệm với rau cải ngọt được tiến hành trên đất
trồng rau tại Mê Linh-Vĩnh Phúc. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới
sinh trưởng, phát triển của rau cải được xác định thông qua chỉ tiêu chiều cao
cây, số lá/cây, chiều rộng của lá và khối lượng cây.
Số liệu bảng 63 cho thấy phân HCVSVĐCCN ảnh hưởng rõ rệt tới khả
năng sinh trưởng, phát triển của rau cải ngọt. Chiều cao cây, số lá/cây, chiều
rộng lá, khối lượng cây ở công thức sử dụng phân bón HCVSVĐCCN đều cao
hơn so với công thức đối chứng. Chiều cao của cây ở công thức sử dụng phân
HCVSVĐCCN cao hơn so với công thức đối chứng từ 1,61-5,62cm. Số lá trên
cây ở công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN cao hơn so với công thức đối
chứng từ 0,15-1,35 lá/cây. Chiều rộng của lá của công thức sử dụng phân
HCVSVĐCCN cao hơn so với công thức đối chứng từ 1,05-1,55 cm. Khối
lượng cây ở công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN cao hơn so với công thức
đối chứng từ 11,02-23,84 g/cây. Đặc biệt ở những công thức giảm lượng phân
NP, công thức 3 (CT3) giảm 20% lượng phân bón NP và công thức 4 (CT4)
giảm 30% lượng phân bón NP đều cho kết quả cao hơn so với công thức đối
chứng ở tất cả các chỉ tiêu sinh trưởng được theo dõi.
Bảng 63. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới khả năng sinh trưởng,
phát triển của rau cải ngọt
Công thức thí nghiệm Cao cây
(cm)
Số lá TB
(lá/cây)
Chiều rộng
lá (cm)
Khối lượng
(g/cây)
CT1= ĐC: Nền NPK
(70.70.35) + 20 tấn PC
33,90 4,30 7,20 171,51
CT2: Nền NPK + 2 tấn
HCVSVĐCCN
39,52 5,65 8,75 195,35
CT3: 80% nền NP+K + 2 tấn
HCVSVĐCCN
37,65 4,50 8,67 189,71
CT4: 70% nền NP+ K +2 tấn
HCVSVĐCCN
35,51 4,45 8,25 182,53
Kết quả được tổng hợp trong bảng 64 cho thấy, trong khi công thức đối
chứng (công thức 1) cho năng suất của rau cải ngọt là 32,50 tấn/ha, công thức
sử dụng phân HCVSVĐCCN - công thức 2 cho năng suất cải ngọt là 39,01
tấn/ha cao hơn so với đối chứng là 6,51 tấn/ha tương đương với tỷ lệ tăng là
20,03%. Công thức 3 giảm 20% lượng phân bón NP cho năng suất là 37,65
tấn/ha, cao hơn với công thức đối chứng là 5,15 tấn/ha tương đương với tỷ lệ
tăng là 15,85%. Công thức 4 giảm 30% lượng phân bón NP cho năng suất là
54
34,87 tấn/ha, cao hơn so với công thức đối chứng là 2,37 tấn/ha tương đương
với tỷ lệ tăng là 7,29%.
Bảng 64. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN tới năng suất rau cải ngọt
Tăng so với ĐC
Công thức thí nghiệm Năng suất (tấn/ha) tấn/ha %
CT1= ĐC: Nền NPK (70.70.35) + 20 tấn PC 32,50 - -
CT2: Nền NPK + 2 tấn phân HCVSVĐCCN 39,01 6,51 20,03
CT3: 80% nền NP+ K + 2 tấn HCVSVĐCCN 37,65ns 5,15 15,85
CT4: 70% nền NP + K +2 tấn HCVSVĐCCN 34,87ns 2,37 7,29
CV(%) 9,5
LSD 0,05 5,46
Thí nghiệm đánh giá hiệu quả của phân HCVSVĐCCN trên rau bắp cải
được tiến hành tại huyện Ý Yên – Nam Định, kết quả được tổng hợp trong
bảng 65. Số liệu bảng 65 cho thấy, ở công thức đối chứng (công thức 1) trọng
lượng bắp cải thu được đạt 1,20 kg, ở công thức 2 trọng lượng bắp cải thu
được là 1,40 kg cao hơn so với công thức đối chứng là 0,20 kg. Công thức 3
giảm 20% lượng phân bón NP cho trọng lượng bắp cải là 1,31 kg, cao hơn với
công thức đối chứng là 0,11 kg. Công thức 4 giảm 30% lượng phân bón NP
cho trọng lượng bắp cải 1,27 kg, cao hơn so với công thức đối chứng là 0,07
kg.Tương tự như chỉ tiêu về trọng lượng bắp cải, chỉ tiêu về tỷ lệ cuốn ở các
công thức sử dụng phân HCVSVĐCCN đều cao hơn so với công thức đối
chứng. Và công thức 2 đạt tỷ lệ cuốn cao nhất là 99,2%. Hai công thức có sử
dụng phân HCVSVĐCCN và giảm lượng phân bón NP cũng cho kết quả là tỷ
lệ cuốn ở bắp cải cao hơn so với công thức đối chứng từ 2-2,5%.
Bảng 65. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới khối lượng và tỷ lệ cuốn của
bắp cải
Công thức thí nghiệm Trọng lượng (kg/bắp)
Tỷ lệ
cuốn (%)
CT1= ĐC: Nền NPK (200.90.100) + 15 tấn PC 1,20 96,5
CT2: Nền NPK + 1,5 tấn HCVSVĐCCN 1,40 99,2
CT3: 80% nền NP + K + 1,5 tấn HCVSVCN 1,31 98,5
CT4: 70% nền NP + K +1,5 tấn HCVSVĐCCN 1,27 98,0
55
Kết quả tổng hợp tại bảng 66 về tác dụng của phân HCVSVĐCCN tới
năng suất của rau bắp cải cho thấy, ở công thức đối chứng (công thức 1) năng
suất của rau bắp cải đạt 31,50 tấn/ha, công thức 2 năng suất bắp cải đạt 35,41
tấn/ha cao hơn so với công thức đối chứng là 3,91 tấn/ha tương đương với tỷ lệ
tăng là 12,41%, công thức 3 giảm 20% lượng phân bón NP cho năng suất là
33,60 tấn/ha, cao hơn với công thức đối chứng là 2,10 tấn/ha tương đương với
tỷ lệ tăng là 6,67%, công thức 4 giảm 30% lượng phân bón NP cho năng suất
bắp cải là 32,85 tấn/ha, cao hơn so với công thức đối chứng là 1,35 tấn/ha
tương đương với tỷ lệ tăng là 4,29%.
Bảng 66. Ảnh hưởng của phân HCVSVĐCCN tới năng suất bắp cải.
Mức độ tăng
Công thức thí nghiệm
Năng suất
(tấn/ha) Tấn/ha %
CT1= ĐC: Nền NPK (200.90.100) + 15 tấn PC 31,50 - -
CT2: Nền NPK + 1,5 tấn HCVSVĐCCN 35,41 3,91 12,41
CT3: 80% nền NP + K + 1,5 tấn HCVSVĐCCN 33,60ns 2,10 6,67
CT4: 70% nền NP + K +1,5 tấn HCVSVĐCCN 32,85ns 1,35 4,29
CV(%) 6,0
LSD 0,05 3,211
1.2.3.5. Cây công nghiệp
a). Hồ tiêu.
Thí nghiệm trên hồ tiêu được triển khai tại Cam Chính và Cam Nghĩa -
Cam Lộ - Quảng Trị trong năm 2005 và nhân rộng sang một số điểm thuộc
huyện Gio Linh và Vĩnh Linh trong năm 2006. Kết quả theo dõi được tập hợp
trong bảng 67, 68 và 69 cho thấy phân HCVSVCN đã giúp hồ tiêu phát triển
tốt hơn so với đối chứng, màu sắc lá hồ tiêu cho đến khi thu hoạch vẫn có màu
xanh. Hồ tiêu được bón phân HCVSVĐCCN có tốc độ vươn nọc cao hon so
với đối chứng không sử dụng phân HCVSVĐCCN. Kết quả theo dõi số chùm
quả cũng như số quả trong 1 chùm cho thấy, phân HCVSVĐCCN có tác dụng
tích cực đến cả 2 chỉ tiêu này và qua đó làm tăng năng suất hồ tiêu. Kết quả thí
nghiệm năm 2005 tại Cam Chính và Cam Nghĩa đã xác định năng suất tiêu
tăng từ 33,33, đến 42,85%, và 15,21% tại 2 địa phương tương ứng (bảng 67).
56
Kết quả thí nghiệm về hiệu lực của phân HCVSVĐCCN trên hồ tiêu tại
Gio Linh cũng khảng định năng suất hồ tiêu được bón phân HCVSVĐCCN
cao hon đối chứng là 15,21% (bảng 68)
Bảng 67. Hiệu lực của phân HCVSVĐCCN trên hồ tiêu tại Cam Lộ,
Quảng Trị (2005).
(%) tăng so với ĐC Chỉ tiêu theo dõi TN tại
Cam
Chính
TN tại
Cam
Nghĩa
Đối
chứng
Cam Chính Cam
Nghĩa
Màu sắc lá khi thu hoạch Xanh Xanh Vàng - -
Tốc độ vươn nọc (cm) 36,1 37,5 29,12 23,96 28,77
Số chùm quả/khung
(20x25)
11,40 11,20 10,20 11,76 9,80
Số quả/chùm 34,6 35,4 31,0 11,61 14.19
Năng suất (kg/nọc) 1,12 1,20 0,84 33,33 42,85
Bảng 68. Hiệu lực của phân HCVSVĐCCN trên hồ tiêu
tại Gio Linh Quảng Trị (2006).
Chỉ tiêu theo dõi Thí nghiệm Đối chứng (%) tăng so với
ĐC
Màu sắc lá khi thu hoạch Xanh vàng -
Tốc độ vươn nọc (cm) 32,4 28,5 13,68
Số chùm quả/khung (40x50) 13,8 12,7 8,66
Số quả/chùm 29,0 27,0 7,40
Năng suất (kg/nọc) 1,06 0,92 15,21
Kết quả theo dõi tỷ lệ bệnh vùng rễ tại các điểm thí nghiệm đã cho thấy, 6
tháng sau khi sử dụng phân HCVSVĐCCN tỷ lệ bệnh vùng rễ đạt hiệu quả
tương đương với thuốc bảo vệ thực vật hoá học ở tháng thứ 3 sau khi bón kéo
dài hiệu lực phòng trừ cho đến tháng thứ 6. trong khi thuốc hoá học từ tháng
thứ 3 đã không còn hiệu lực. Tỷ lệ bệnh hồ tiêu bị bệnh đã tăng lên từ 22,26%
thành 31,7% vào tháng thứ 6. Phân HCVSVĐCCN đã giảm tỷ lệ hồ tiêu bị
57
bệnh từ 21,32% xuống còn 14,11% sau 6 tháng bón, tương đương với hiệu quả
phòng trừ là 33,82% (bảng 69).
Bảng 69. Hiệu quả kiểm soát bệnh chết héo hồ tiêu của phân HCVSVĐCCN tại
Quảng Trị năm 2006.
Tỷ lệ tiêu bị bệnh vùng rễ (%)
Cam Lộ Gio Linh Vĩnh Linh Trung bình
Tháng
điều
tra
TN ĐC TN ĐC TN ĐC TN ĐC
6 22,45 24,00 24,67 23,67 16,85 18,20 21,32 21,96
7 24,46 24,50 20,67 24,67 18,96 18,90 21,36 22,69
8 24,64 25,36 23,33 21,67 20,04 19,76 22,67 22,26
9 17,08 26,22 21,00 27,33 21,48 21,58 19,85 25,04
10 16,56 27,05 19,67 29,33 16,42 22,22 17,55 26,20
11 15,14 29,26 18,67 32,67 12,08 25,26 15,30 29,06
12 11,42 28,25 21,67 38,33 9,24 28,72 14,11 31,77
b). Bông
Thí nghiệm trên cây bông được tiến hành tại huyện Chư gut – Đăklăk và
trên cà phê được thực hiện tại Krông-ana với 4 công thức bón phân khác nhau,
trong đó công thức đối chứng 1 sử dụng hoàn toàn phân khoáng đơn và đối
chứng 2 bón them phân chuồng. Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng phân hữu
cơ vi sinh vật chức năng đối với cây bông được tập hợp trong bảng 70 cho
thấy năng suất bông ở công thức bón phân HCVSVĐCCN (CT2) cao hơn đối
chứng 1 3,83 tạ tương đương 12,59%. Khi sử dụng phân HCVSVCN và giảm
20% phân khoáng năng suất bông vẫn cao hơn đối chứng 1. Sự sai khác về
năng suất giữa các công thức có ý nghĩa thông kê ở mức 95%. So sánh với
công thức sử dụng phân khoáng kết hợp với phân chuồng, năng suất bông ở
công thức bón phân HCVSVĐCCN vẫn cao hơn ở mức có ý nghĩa.
Kết quả theo dõi tình hình bệnh trên bông bảng 71 cho thấy ở công thức
bón phân HCVSVĐCCN (CT2,CT4) không xuất hiện bệnh lở cổ rễ. Tại công
thức đối chứng(CT1): bệnh xuất hiện với tỉ lệ 8.26%. CT3: bệnh xuất hiện với
tỉ lệ 11,6 % . Trong thí nghiệm cũng xác định bệnh đốm cháy lá vẫn thấy xuất
hiện ở cả 4 công thức thí nghiệm. Tuy nhiên ở 2 công thức sử dụng phân
HCVSVCN là CT2 và CT4 thì tỷ lệ bệnh đã giảm. Mức độ giảm đạt 43,24-
51,3%.
58
Bảng 70. Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đối với cây bông.
Công thức thí nghiệm Mật độ (cây/m2) Quả/cây
Khối
lượng
quả (g)
Năng suất
(tạ/ha)
CT1= ĐC1: NPK:120.60.60 = nền 4,57 10,10 3,76 14,75
CT2: 500 kg HCVSVĐCCN + nền 4,81 12,47 3,80 18,58
CT3=ĐC2: 4t phân chuồng + nền 4,64 10,56ns 3,77 15,44
CT4:0.5 t HCVSVĐCCN+80% nền 4,63 10,89 3,76 15,99
Cv (%) 3,24 4,41 4,11 2,37
LSD0.05 - 0,78 - 0,60
Bảng 71. Khả năng kiểm soát bệnh vùng rễ trên cây bông của
phân HCVSVĐCCN.
Công thức thí nghiệm
Tỷ lệ bệnh
đốm cháy
lá (%)
Mức độ
giảm so
với ĐC
(%)
Tỷ lệ
bệnh
lở cổ rễ
(%)
Mức độ
giảm so
với ĐC
(%)
CT1= ĐC1: NPK:120.60.60 = nền 61,17 - 8,26 -
CT2: 500 kg HCVSĐCCN + nền 29,79 51,3 0,00 100
CT3: ĐC 2: 4t phân chuồng + nền 59,51 2,7 11,6 -
CT4:0.5t HCVSVĐCCN+80% nền 34,72 43,24 0,00 100
c). Cà phê
Kết quả đánh giá hiệu quả sử dụng phân HCVSVĐCCN đối với cà phê
được tập hợp trong bảng 72 cho thấy năng suất của các lô cà phê thí nghiệm
kể cả bón phân đơn, phân chuồng hay phân hữu cơ đều đạt năng suất trên mức
trung bình trong toàn quốc. Năng suất cà phê ở công thức bón phân
HCVSVĐCCN đạt 6,84 tấn/ha, tăng 20,63% so với lô đối chứng bón phân
khoáng và tăng 9,44% so với lô bón phân khoáng và phân chuồng. Công thức
4, mặc dù đã giảm lượng phân vô cơ 20% nhưng năng suất vẫn cao hơn công
thức bón phân khoáng 15,16% và cao hơn công thức bón phân khoáng và
59
phân chuồng là 4,48%. Điều đó cho thấy bón phân HCVSVĐCCN đã có ảnh
hưởng tích cực đến việc tăng năng suất cà phê.
Bảng 72 . Hiệu quả của phân HCVSVĐCCN đối với cây cà phê.
Công thức
Năng suất
Tấn/ha
Tỷ lệ so
với ĐC 1
(%)
P
CT1= ĐC1= nền: NPK: 220.90.120 5.67
-
-
CT2: nền +7 tấn phân chuồng 6,25 10,23 0.024<0.05
CT3: Nền + 1tấn HCVSVĐCCN 6,84 20,63 0.00034<0.05
CT4: 80% nền + 1tấn HCVSVĐCCN 6,53 15.16 0.0024<0.05
Kết quả đánh giá bệnh vùng rễ trên cà phê cho thấy trong công thức
CT1 (đối chứng) tỉ lệ xuất hiện bệnh lở cổ rễ chiếm 8,91%. CT2 tỷ lệ nhiễm
bệnh lở cổ rễ chiếm 6,89%. Công thức bón phân HCVSVĐCCN không thấy
xuất hiện bệnh lở cổ rễ.
Từ các kết quả thử nghiệm nêu trên có thể xác định với liều lượng bằng
1/10 lượng phân chuồng cần bón phân HCVSVĐCCN đã có tác dụng thay thế
phân chuồng và ảnh hưởng tích cực đến sinh trưởng, phát triển của các đối
tượng cây trồng thử nghiệm. Phân HCVSVĐCCN có tác dụng làm tăng năng
suất cà chua 15,73-17,5%, khoai tây 17,39%, lạc 10,08%, rau 12,41-20,03%,
hồ tiêu 15,21%, bông 12,59% và cà phê 20,63%. Các cây trồng thử nghiệm
vẫn không giảm năng suất, nếu đồng thời bón phân HCVSVĐCCN và giảm
giảm 20-30% phân đạm và lân khoáng cần bón. Phân HCVSVĐCCN có tác
dụng giảm tỷ lệ bệnh héo xanh tới 60% đối với khoai tây, cà chua, 37% đối
với lạc và giảm 33,82% tỷ lệ bệnh vùng rễ cây hồ tiêu. Sử dụng phân
HCVSVĐCCN không phát hiện thấy bệnh lở cổ rễ trên cây bông và cà phê.
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu hoàn thiện nêu trên và kế thừa các kết
quả nghiên cứu của đề tài KC.04.04, dự án đã xây dựng quy trình công nghệ
sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng, chức năng từ chế phẩm vi sinh vật
chức năng đậm đặc và cơ chất hữu cơ đã xử lý. Quy trình được được tóm tắt
theo sơ đồ 3 dưới đây và trình bày chi tiết trong: Sản phẩm của Dự án – Qui
trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng, chức năng trên cơ sở chế
phẩm đậm đặc và cơ chất hữu cơ đã xử lý
60
Sơ đồ 3.
Quy trình sản xuất phân hữu cơ vi sinh vật đa chủng, chức năng từ chế
phẩm vi sinh vật đậm đặc và cơ chất hữu cơ đã xử lý
Phối trộn
Phân HCVSVCN
Chế phẩm
VSVCN đậm đặc
Cơ chât hữu cơ đã
xử lý
Kiểm tra độ chín, độ
an toàn
Đóng gói
Sử dụng
Kiểm tra chất lượng
Kiểm tra chất lượng
61
2. Kết quả sản xuất và phát triển phân HCVSVĐCCN
2.1. Sản xuất phân HCVSVĐCCN
Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu, dự án đã xây dựng và hoàn thiện qui
trình sản xuất phân HCVSV
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 55076760R.pdf