Đề tài Nghiên cứu Sapô trên báo Lao Động

Việc sử dụng Sapô trên báo Lao Động là một tất yếu, không số báo nào không có Sapô. Mỗi trang ít nhất cũng có một Sapô, và Sapô được sử dụng nhiều trong trang 4 và 5 (từ 3 đến 5 Sapô). Đặc biệt trang 8 không có Sapô vì trang đó dành cho quảng cáo. Sapô của báo Lao Động rất sinh động, hấp dẫn, bình quân cho một Sapô ngắn từ 20 đến 35 từ, còn một Sapô dài bình quân từ 130 đến 155 từ. Điều đáng nói ở đâylà báo Lao Động không có Sapô nào là quá ngắn và cũng không có Sapô nào là quá dài khiến người đọc thấy khó khăn trong quá trình nhận diện Sapô. Sapô trên báo Lao Động được đặt ở dưới tít, trên phần nội dung của bài. Chữ cho Sapô được in đậm, nhỏ hơn chữ của tít nhưng lại lớn hơn chữ của nội dung bài. Trình bày như vậy giúp người đọc nhận diện dễ dàng khi cầm dến tờ báo Lao Động.

 

doc13 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2051 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu Sapô trên báo Lao Động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oại báo khác để làm sáng tỏ nhận định hơn. Do điều kiện và khả năng nghiên cứu có hạn, cho nên trong quá trình nghiên cứu không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy cô và bạn bè. Xin trân trọng cảm ơn! b- nội dung Khái niệm - ví trí và chức năng của Sapô Khái niệm Sapô Tuy Sapô đã xuất hiện từ lâu ở trên báo, nhưng để đưa ra một khái niệm cụ thể về Sapô vẫn còn nhiều mơ hồ. Hiện nay, tồn tại rất nhiều quan điểm về Sapô. Có ý kiến cho rằng Sapô chính là lead hay còn gọi là intro, nhưng cũng có người lại cho sapô đơn giản chỉ là lời toà soạn. Dù là lead, ỉnto hay lời toà soạn, nhưng qua cách trình bày trên báo chúng ta có thể hiểu đơn giản đó là những lời giới thiệu về nôị dung của bài viết. Qua quá trình khảo sát, nghiên cứu tiếp xúc với thực tiễn sử dụng Sapô trên báo, những người làm báo giàu kinh nghiệm và tâm huyết với nghề đã đưa ra một kết luận chung: Sapô(lead) là một đoạn văn gồm một vài câu ngắn gọn, súc tích thường đứng ở trên phần nội dung sau đầu đề nhằm giới thiệu về tác phẩm báo chí giúp người đọc tiếp cận, nhanh chóng, dễ dàng với thông tin mà họ quan tâm. 2- Vị trí – chức năng của Sapô trên báo Báo chí cùng với tiến trình phát triển của xã hội, con người. Trong 4 thế kỷ tồn tại, báo chí đã trở thành phương tiện chuyển tiện chuyển tải thônh tin, đồng thời trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được của con người. Để phù hợp với sự phát triển của báo chí, hàng loạt các hình thức, phương tiện biểu đạt mới ra đời. Mỗi loại hình tìm kiếm cho mình những phương tiện diễn đạt riêng sao cho có hiệu quả nhất. Trong các hình thức xuất hiện ở trên báo phải kể đến Sapô, và khó có thể tìm ra một thời gian chính xác cho sự xuất hiện của Sapô trên báo. Song có thể chắc chắn rằng Sapô là “sản phẩm” của một nền báo chí phát triển khi nhu cầu thông tin của con người cần được đáp ứng. Lượng thông tin mà báo chí đề cập tới không chỉ đơn thuần là những vấn đề riêng tư của một số người mà đã là tiếng nói chung của rất nhiều người, phản ánh những vấn đề, sự kiện “xuyên quốc gia”. Trước một xã hội phát triển, con người không chỉ thụ động “nhận” những gì báo chí đem lại mà còn có quyền “chọn” lĩnh vực yêu thích nhất, bổ ích nhất. Vì thế, Sapô chính là “tín hiệu” hướng dẫn người đọc tìm đến những thông tin họ cần một cách có hiệu quả. Sapô có nguồn gốc từ tiếng ý (Sapeaux) với nghĩa đơn thuần chỉ là cái mũ. Điều này hàm chứa vị trí, vai trò của Sapô đối với bài báo giống như tầm quan trọng của cái mũ đối với một con người, một bộ trang phục hoàn chỉnh. Cái mũ thường đội ở trên đầu cũng như vị trí của Sapô trong tác phẩm báo chí: Sapô thường đứng ở trên phần nội dung của tác phẩm nhưng đứng dưới tít. Với mỗi tác phẩm báo chí, nhất là những tác phẩm có nội dung thông tin phong phú, hình thức bài báo phản ánh dài mà tít chưa thể thể hiện hết được nội dung, sự có mặt của Sapô nhằm mang đến cho độc giả những thông tin chính yếu nhất của bài viết. Chỉ cần dọc Sapô người đọc có thể hiểu được nội dung của bài viết đề cập đến vấn đề gì. Tuy nhiên, một Sapô được viết tốt, đúng yêu cầu thì nó thường đứng ngoài tác phẩm nghĩa là Sapô có sự tồn tại tương đối độc lập với tác phâm báo chí. Ngoài việc cung cấp những thông tin chủ yếu của nội dung bài viết, Sapô còn mang đến cho người đọc sự định hướng thẩm mỹ, tư tưởng và những chi tiết khác xung quanh vấn đề mà người viết đưa ra. Trong cuộc cạnh tranh giữa các loại hình báo chí, Sapô đã chứng tỏ vai trò quan trọng của mình, nó giúp người đọc hiểu rõ về nội dung tác phẩm báo chí hơn. Người viết, người biên tập dùng Sapô để nhấn mạnh những nội dung chính của tác phẩm để bạn đọc lưu ý, hướng họ tới một nhận thức dã được lưa chọn. Trải qua thời gian, qua những biến đổi của lịch sử, Sapô phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước đây ít năm, Sapô không được coi trọng và xuất hiện rất ít, thường xuất hiện ở những bài “có vấn đề”, cần lời bày tỏ chính kiến của toà soạn. Nhưng qua những cải cách của báo chí, với cách thức làm báo hiện đại, Sapô đã được nhiều tờ báo lựa chọn, coi đấy là phương tiện có thể hấp dẫn độc giả. Mỗi Sapô chỉ khoảng 70 đến 100 chữ, được viết bằng sự chọn lọc kỹ lưỡng các từ, sử dụng chữ to, in đậm, nằm ngay dưới tít cho nên Sapô dễ gây sự chú ý so với cả mặt bài dài với lượng chữ viết tương đối lớn. Người đọc chỉ nhìn lướt qua vào đấy là biết được nội dung chính của số báo này mang đến những thông tin gì. Điều này nhằm giúp người đọc tiết kiệm được thời gian(báo viết) và tiền bạc(báo điện tử) mà còn góp phần hình thành phong cách báo chí hiện đại. Sapô được coi là sự lựa chọn đúng đắn nhất, giá trị nhất khi đưa vào trang báo. Nó tạo một nét mới mẻ về hình thức thể hiện cho tờ báo. Hiện nay, Sapô trở thành phương tiện biểu đạt đặc trưng, đầy hiệu quả nên được áp dụng cho rất nhiều thể loại báo chí. Đồng thời, Sapô còn trở thành chiếc cầu nối giữa các luồng thông tin mà tác phẩm báo chí cung cấp. Điều này có thể khẳng định Sapô trở thành một thao tác nghiệp vụ rất cần thiết đối với báo chí hiện đại. Sapô được sử trên báo Vói thế mạnh riêng của mình, hiện nay Sapô được sử dụng ở hầu hết các thể loại báo chí. Mỗi thể loại báo chí đều sử dụng Sapô nhưng ở mức độ khác nhau. Các thể loại báo chí sử dụng Sapô thường xuyên và coi Sapô không thể thiếu trong các bài viết của mình như bài điều tra, bài phản ánh, bài phóng sự, bài phỏng vấn ghi chép. ở thể loại tin, Sapô không xuất hiện thường xuyên, nếu xuất hiện thì tóm tắt sự kiện chính, quan trọng nhất trong nội dung một tin. Điều đáng lưu ý là xã luận không bao giờ sử dụng Sapô. Mỗi thể loại báo chí, sự xuất hiện của Sapô nhằm thể hiện một sắc thái biểu cảm khác nhau. ở phóng sự, tác giả đã khéo léo đưa vào phần Sapô những chi tiết trên bề rộng, mang tính khái quát thông tin, mở ra cho người đọc thấy nội dung của bài viết đề cập đến vấn đề gì của cuộc sống. ở phần ghi chép, Sapô được sử dụng đã đem đến cho người đọc những cảm nhận phong phú của bộn bề cuộc sống. Trong bài điều tra, phản ánh, Sapô đã đề cập ngay đến nội dung chính của bài nhằm gây sự chú ý, lôi kéo người đọc đến với bài viết, tạo cảm giác cho người đọc có sự tò mò, không thể bỏ qua phần nội dung. Tạp văn thì sử dụng Sapô với đặc điểm là nập chất văn học và sử dụng những câu chữ, hình ảnh giàu chất thơ… Sapô với vai trò là giới thiệu nội dung chính của bài viết, nhưng mỗi thể loại đã sử dụng Sapô dưới các hình thức khác nhau, nhằm khẳng định thế mạnh riêng của từng thể loại. Có thể khẳng định, không một tờ báo nào lại không sử dụng Sapô, có điều là Sapô được sử dụng nhiều hay ít trên báo đó thôi. Nhiều tờ báo lớn đã sử dụng Sapô rất thành công như : Nhân Dân, Lao Động, Quân Đội Nhân Dân, báo Đảng các địa phương, báo Nông Nghiệp … chứng tỏ Sapô là một phong cách của báo chí hiện đại. Các dạng Sapô được sử dụng trên báo chí Việc sử dụng Sapô trên báo chí hết sức phong phú và linh hoạt. Sau một thời gian dài sử dụng, người ta có thể đưa ra có dạng Sapô tồn tại trên báo chí sau: Sapô trích dẫn Là loại Sapô được trích một câu hoặc một đoạn văn nhằm toát lên toàn bộ nội dung của bài viết. Dạng Sapô này được cả người viết lẫn người đọc, người biên tập ưa chuộng vì nó không gây ra sự nhàm chán. Loại Sapô này được sử dụng rộng rãi. Sapô kịch tính Là dạng Sapô nói đến thời điểm cao nhất của sự kiện. Qua đó người đọc có thể thấy ngay vấn đề hoặc sự kiện ở đỉnh điểm quan trọng. Nó thường được sử dụng trong các thông tin về vấn đề, sự kiện đã được biết rõ. Sapô mang tính tổng kết Thường gặp trong các bài viết có dung lượng lớn, phản ánh sự kiện với cả quá trình phát sinh, phát triển và cần thiết phải đưa ra một nhận định nào đó. Dạng Sapô này thường trả lời được 3-4 câu hỏi của tin. Sapô phân tích, bình luận Dạng này thường được sử dụng trong các bài viết “có vấn đề” cần phân tích, bình luận đối với sự kiện. Đây là dạng Sapô thể hiện khá rõ cái nhìn của người viết. Dạng Sapô này không chỉ nêu sự kiện, mà còn đánh giá, thẩm định sự kiện, tức là từ nội dung được đề cập ở bài viết, tác giả đi đến kết luận. Đó là những ý tưởng độc đáo sắc xảo khi nhìn nhận sự kiện. Sapô phản ứng đối với sự kiện Dạng Sapô này trả lời cái gì tiếp diễn sau sự kiện. Bằng cách nêu những phản ứng xảy ra sau vấn đề mà bài báo đề cập tới lên làm Sapô, nhà báo hoặc người biên tập muốn khơi gợi trí tò mò của độc giả. Toàn bộ nôi dung của bài báo sẽ trả lời cho câu hỏi “Tại sao lại có những phản ứng đó ?”. Sapô câu hỏi Dạng này được sử dụng khá thường xuyên trên báo. Sapô thường đặt ra những câu hỏi về vấn đề sẽ dược trình bày trong phần nội dung. Qua cách lựa chọn câu hỏi mà người đọc biết được đâu là nội dung chính, cần quan tâm trong bài viết. Sapô thông tin, bối cảnh Đem đến cho người đọc những thông tin ngoài bài viết đề cập. Đây là một sáng tạo trong cách viết và nó cung cấp cho người đọc những thông tin không có trong bài viết nhưng lại liên quan chặt chẽ đến các sự kiện, vấn đề được đề cập trong bài. Nó giúp người đọc hiểu hơn về bối cảnh, không gian trước khi xảy ra sự kiện. Dạng này đòi hỏi người viết phải có sự hiểu biết sâu rộng. Sapô mô tả trần thuật Dạng Sapô này tác giả đi sâu vào phản ánh sự vật hiện tượng, con người và tạo nên sắc thái mong đợi cho người đọc. Đây là các bức tranh vệ kiện. Thông qua cách miêu tả, kể chuyện, người đọc có cảm giác như được chứng kiến những gì mà bài viết đề cập tới. Sapô giới thiệu khái quát về vấn đề Dạng Sapô này người ta hay dùng trong bài bàn về vấn đề chung chứ không phải là sự kiện đơn lẻ. Dạng này được dùng nhiều trong bài phản ánh. Sapô lời dẫn liên tưởng Nghĩa là nói chuyện này để nêu chuyện khác . Tác dụng của nó là gây sự tò mò, chú ý. Sapô đưa ra những luận cứ, con số, hình ảnh có ấn tượng mạnh để minh hoạ cho chủ đề. Sapô tình huống Nó thích hợp với những vấn đề đã xảy ra hoặc sẽ sảy ra . Bằng việc nêu ra các tình huống, Sapô này đi vào đánh giá các tình huống thông qua việc phác thảo những gì sẽ xảy ra và thường kết thúc bằng dấu ba chấm (…). Sapô nêu khái quát về sự kiện Loại Sapô này nhằm giới thiệu đối tượng, hoàn cảnh, giới thiệu một diễn biến nào đó của sự kiện. Cách phân chia các dạng Sapô như vậy chỉ có ý nghĩa tương đối. Điều quan trọng là ta phải hiểu và nắm bắt được đặc điểm, bản chất của từng loại Sapô để vận dụng chúng vào bài viết sao cho hợp lý. Khi đọc tới tác phẩm sử dụng Sapô, ta có thể nhận dạng chúng dễ dàng chứ không đơn thuần chỉ là vấn đề tên gọi. Sapô trên báo Lao Động Vài nét chung về báo Lao Động Báo Lao Động là cơ quan Trung ương của Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam. Báo Lao Động ra số đầu tiên 14.08.1929 và là tiếng nói của đông đảo quần chúng nhân dân lao động, đại biểu là giai cấp công nhân. Tính đến nay, báo Lao Động có hơn 70 năm lịch sử tồn tại và ngày càng phát triển trong cuộc sống. Ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới đất nước, trong nhân dân đã lưu truyền cau vè “Muốn biết ý Đảng, đọc báo Nhân Dân. Muốn biết lòng dân, đọc báo Lao Động”. Điều này cho thấy báo Lao Động đã ảnh hưởng sâu rộng trong bạn đọc và trong nhân dân như thế nào. Báo Lao Động ra tuần năm số (từ thứ hai đến thứ sáu). Đến tháng 4 năm 2001, báo Lao Động đã có sự thay đổi, một tuần tăng thêm một số báo vào ngày thứ bảy. Điều này cho thấy báo chiếm được lòng tin của nhân dân rất lớn. Báo gồm 8 trang, mỗi trang là một chuyên mục khác nhau như công đoàn và thời sự (trang 2), kinh tế xã hội (trang 3), Việt Nam và thế giới(trang 4), bạn đọc(trang 6) … Việc phân chuyên trang, chuyên mục như vậy tạo cho người đọc dễ dàng tìm đén những thông tin mà mình quan tâm nhất để tham khảo trước. Mỗi ngày, cái tên báo là “Lao Động” cũng được trang trí một màu sắc khác nhau, từ thứ hai đến thứ sáu không ngày nào giống ngày nào. Điều này càng khẳng dịnh báo Lao Động rất khác biệt so với các loại báo chí khác. Việc sử dụng Sapô trên báo Lao Động là một tất yếu, không số báo nào không có Sapô. Mỗi trang ít nhất cũng có một Sapô, và Sapô được sử dụng nhiều trong trang 4 và 5 (từ 3 đến 5 Sapô). Đặc biệt trang 8 không có Sapô vì trang đó dành cho quảng cáo. Sapô của báo Lao Động rất sinh động, hấp dẫn, bình quân cho một Sapô ngắn từ 20 đến 35 từ, còn một Sapô dài bình quân từ 130 đến 155 từ. Điều đáng nói ở đâylà báo Lao Động không có Sapô nào là quá ngắn và cũng không có Sapô nào là quá dài khiến người đọc thấy khó khăn trong quá trình nhận diện Sapô. Sapô trên báo Lao Động được đặt ở dưới tít, trên phần nội dung của bài. Chữ cho Sapô được in đậm, nhỏ hơn chữ của tít nhưng lại lớn hơn chữ của nội dung bài. Trình bày như vậy giúp người đọc nhận diện dễ dàng khi cầm dến tờ báo Lao Động. Nghiên cứu Sapô trên báo Lao Động 2.1 Các thể loại báo chí sử dụng Sapô trên báo Lao Động Qua nghiên cứu trên 22 số báo Lao Động tháng 3, thấy được Sapô sử dụng nhiều nhất trong bài phản ánh, chiếm tới gần 70 bài. Các thể loại điều tra, phỏng vấn, ghi chép… đều có Sapô. Trong thể loại phỏng sự ảnh, cho dù chỉ có hình ảnh để truyền tải nội dung thông tin nhưng cũng có Sapô. Sapô ở đây giữ vai trò quan trọng, nếu không có nó người xem khó có thẻ hiểu được nội dung những bức ảnh nói đén vấn đề gì. Thể loại Tin sử dụng Sapô rất ít, nếu xuất hiện thì chỉ có ở Tin sâu. 2.2 Các dạng Sapô trên báo Lao Động 2.2.1 Sapô câu hỏi Dạng Sapô này được sử dụng nhiều trong các bài phỏng vấn và bài phản ánh trên báo Lao Động. Ví dụ: “Ngày 16-3-2001, Thủ tướng Chính Phủ đã yêu cầu Bộ Thương mại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Chủ tịch UBND các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chỉ đạo các doanh nghiệp khẩn trương mua lúa gạo tạm trữ với mức giá tối thiểu 1.300 đ/kg lúa. Trong khi thị trường xuất khẩu gạo đang gặp khó khăn, các Ngân hàng Thương mại liệu có sẵn sàng cho vay ? Giải pháp vốn cho việc thu mua lúa sẽ được tháo gỡ như thế nào? Ông Nguyễn Văn Giàu, phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết” (giải pháp vốn để mua gạo tạm trữ? Báo “Lao Động” ra ngày Thứ năm 22-3-2001) “Bắt đầu từ chiều 11-3 tới , trong chương trình “Văn nghệ chủ nhật”, bộ phim “Mùa lá rụng” sẽ bắt đầu khởi chiếu tập 1 và kéo dài suốt 12 chủ nhật kế tiếp. Bộ phim là sự kết hợp giữa hai cuốn tiểu thuyết từng gây xôn xao dạo nào của nhà văn Ma Văn Kháng. Nhưng liệu “Mùa lá rụng trong vườn” và “Đám cưới không có giấy giá thú” có là một “đám cưới đẹp” hay chỉ là một cuộn hôn nhân gượng ép ?”. (“mùa lá rụng” có vượt khỏi cái bóng văn học? Báo “Lao Động” ra Thứ tư ngày 7-3-2001) Cũng có khi dạng Sapô câu hỏi được sử dụng trong một số bài điều tra. Ví dụ: “Bạn đọc tố cáo Sở giao dịch II- Ngân hàng Đầu tư phát triển VN(SGD 2 NHĐTPT VN) Tại TP. Hồ Chí Minh, tiếp tay cho Cty đầu tư phát triển giao thông vận tải (Tracodi) tẩu tán tài sản, chống thi hành án (THA). Ngược lại, Giám đốc SGD2 NHĐTPT VN khẳng định: Cơ quan THA cứ đòi “con nợ”, sao lại hong toả tài khoản ở Ngân hàng? Còn lãnh đạo phòng THA TPHCM cho biết: Đang cân nhắc để đề nghị khởi tố hình sự.”. (có tiếp tay tẩu tán tài sản thi hành án? Báo “Lao Động” ra Thứ hai ngày 19-3-2001). Dạng Sapô câu hỏi cho dù có ở thể loại báo chí nào nó cũng luôn gắn với tít câu hỏi Sapô tình huống Vídụ: “Không ít cá nhân , đơn vị phải trả tiền oan cho số điện thoại lạ đã truy cập lậu vào account (tài khoản Internet) của mình. Tiếc của, những người bị mất cắp đã tự tìm đến những số điện thoại đã truy cập lậu để đòi nợ. “Cuộc chiến giữa khách hàng và khách hàng đã xảy ra …”. (không bắt kẻ gian lại phạt người bị mất cắp Báo “Lao Động” ra Thứ ba ngày 13-3-2001). “Trong triển lãm ảnh của các phóng viên chiến trường đã hi sinh mang tên “Hồi niệm” tổ chức tại Việt Nam năm 1999, tấm ảnh cuối cùng thuộc về tác giả Thế Đính. Nhưng sự bất ngờ: “Liệt sí” Thế Đính vẫn còn sống. Gần 2 năm sau, phóng viên ảnh chiến trường Tim Page, người Anh- tác giả bộ sưu tập “Hồi niệm” mới có thể gặp Thế Đính tại Hải Phòng trong buổi chiều 22-3 vừa qua. Với Tin Page, trở lại Việt Nam còn là trở lại mảnh đất nơi ông đã đánh mất sự ngây thơ, tuổi trẻ và suýt nữa cả mạng sống của mình…”. (một “hồi niệm” sống Báo Lao Động ra Thứ ba ngày 27-3-2001) “Như một sự đảo ngược, khi yêu người ta cố biết về nhau, thậm chí bồi đắp cho nỗi dung cảm của mình bằng sự tưởng tượng. Nhưng hôn nhân có hi lại đẩy họ xa nhau, thậm chí coi nhau như “thứ sở hữu vĩnh viễn” chắc chắn thuộc về mình rồi, không còn gì để khám phá. Và thế , sự cô đơn lại bắt đầu…” (ngày mưa- Báo Lao Động ra ngày 23-3-2001) Khi đọc Sapô dạng này như lôi kéo người đọc đến với nội dung bài viết, hoà vào sự kiện đã và đang diễn ra, người đọc có cảm giác như mình là người trong cuộc. SaPô trích dẫn Ví dụ: ‘’ Làm mẹ một đứa tre huống hồ là làm mẹ của một đàn trẻ lít nhít … Vậy mà nữ tu Phạm Thiên Đơn ở Thành Phố Hồ Chí Minh đang chăm sóc, nuôi dương, dạy bảo 30 trẻ mồ côi, lang thang bằng một sự can đảm lạ thường. Chị nhận cả những đưa trẻ chưa ra đời đã phải chịu bất hạnh khi ba nghiện ma tuý, mẹ là gái đứng đường. Chị dạy bọn trẻ học ngay trên đường phố, trong ánh đèn tù mờ sau giờ đi làm về…’’ ( Ngôi nhà của trẻ bị bỏ rơi Lao Động ra thứ 5 ngày 22-3-2001 ) “ Toàn xã Vĩnh ô ( Huyện Vĩnh Linh – Quảng Trị ) chỉ có 915 nhân khẩu, trong khi những kẻ khai thác vàng- “ Vàng tặc ’’ - đông hơn nhiều lần. Chúng hung dữ và liều lĩnh. Cách đây một tuần đồng chí Chinh - xã đội trưởng Vĩnh Ô - đã bị “ Vàng tặc ’’ tấn công bị thương trong khi làm nhiệm vụ truy quét, may mà thoát được. Pả Lịch - một người dân – say sưa kể kiến nghị như thể tôi là cán bộ to lắm: Dân bản miềng buồn bực lắm … ’’. ( “ Vàng tặc’’ Vĩnh Ô - Lao Động ra thứ 4 ngày 7-3-2001). “ “ Phụ nữ không chỉ là một nửa thế giới, họ còn là linh hồn, niềm vui và hy vọng cho nửa thế giới còn lại…’’. Đó là lời tựa đề của Woman’s day ( WD ) – Tạp chí điện tử dành cho phụ nữ ’’ . ( Không chỉ là một nửa thế giới Lao Động ra thứ 6 ngày 2-3-2001) SaPô trích dẫn xuất hiện nhiều ở thể loại phóng sự bài phản ánh, Loại này có thể trích một đoạn văn ở trong bài cũng có thể đưa vào một câu nói quan trọng, luôn tạo ra phong cách mới để tránh sự nhàm chán. 2.2.4. SaPô phản ứng đối với sự kiện. “ Báo Lao Động số 55/ 2001 ra ngày 16-3-2001 có bài phản ánh tình trạng tiêm trích ma tuý công khai và lộng hành trên địa bàn TPHCM. Bọn nghiện còn sử dụng kim chích làm phương tiện trấn lột người lương thiện. Nhiều bạn đọc yêu cầu báo tiếp tục lên tiếng chống lại bọn tiêm chích ma tuý, đồng thời đã cung cấp thêm nhiều thông tin liên quan đến bọn tội phạm dùng kim tiêm hành hung, trấn lột ’’. ( Nỗi lo của người lương thiện Lao Động ra thứ 6 ngày 23-3-2001). “ Liên tục trong các số báo gần đây Lao Động đã đưa ra các thông tin và ý kiến của cơ quan chức năng về vụ nhập 5.035 tấn sắt phế liệu ở cảng Hải Phòng. Chiều 1-3 Thứ trưởng Bộ KH-CN-MT Phạm Khôi Nguyên đã có mặt tại Hải Phòng, trực tiếp thị sát lô hàng sắt phế liệu và có nhiều ý kiến nhận xét tại chỗ. Phóng viên báo Lâo Động thường trú tại Hải Phòng ghi nhanh về việc thị sát trực tiếp này của Thứ trưởng Phạm Khôi Nguyên. ’’ ( Đây là rác thải Lao Động ra thứ 6 ngày 2-3-2001.) Loại SaPô này được sử dụng nhiều trong thể loại ghi nhanh, bài phản ánh nhằm giúp độc giả hiểu rõ hơn về sự kiện. 2.2.5. SaPô nêu khái quát về sự kiện “ Số phận đã gắn bó ông một cách kỳ lạ với Việt Nam. Nói theo lời ông, thì đất nước này đã cứu ông và vợ ông khỏi phát điên, sau khi số phận nghiệt ngã cướp mất người con trai duy nhất, cùng người con dâu và đứa cháu trai trong một tai nạn máy bay năm 1986. Một năm sau, đang công tác ở đảo Sakhalin ( Viễn Đông Nga ) ông được cựu Thủ tướng Chernomyrdin gọi về Matxcơva và cử sang Việt Nam làm Giám đốc liên doanh dầu khí Vietsovpetro’’. ( Hổ của những “ Con hổ ’’ Lao Động ra thứ sáu ngày 23-3-2001) “ Nhận được tin báo sáng sớm hôm sau Hội đồng Thi hành án thành phố sẽ thực hiện quyết định tử hình đối với tử tù Nguyễn Văn Châu, kẻ đã cướp đi bốn mạng người ở tiệm vàng Kim Sinh trong vụ án gây trấn động dư luận hồi tháng 7/1999 tại Hà Nội, tôi điện cho ông Hoắc, giám thị trại tạm giam thành phố. Dộu quen biết đã lâu song bên kia đầu dây, giọng ông vẫn cương quyết: “ Đây là nguyên tắc bí mật. Nhưng nếu muốn vào một đêm chờ tử tù thì … ’’ . Biết tính ông tôi không gạn hỏi thêm, lẳng lặng “ khăn gói’’ mò vào trại…”. ( “ Đêm tử tù ’’ với người coi ngục Nguyễn Văn Hoắc Lao Động thứ sau ngày 30-3-2001). 2.2.6. Sapô đưa ra những luận cứ, con số, hình ảnh… có ấn tượng mạnh để minh hoạ cho chủ đề "Một cậu bé mới 14 tuổi bị nhận án tù chung thân. đó là mức án phạt nặng nhất dành cho phạm nhân nhỏ tuổi mà toà án Mỹ vừa tuyên. Cậu bé phạm tội bắt chước làm đô vật đánh chết một bé gái 6 tuổi". "Vụ án đô vật" Mỹ - Lao động ra thứ hai ngày 19/3/2001) "150 đơn vị được người tiêu dùng bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao (HVNCLC) đã mở 400 gian hàng để giới thiệu những tiến bộ mới nhất, biến ngày 1/3 trở thành ngày hội sản phẩm mới ở Tây Đô. Hội chợ tại Cần Thơ mở đầu một chuỗi 4 kỳ Hội chợ HVNCLC, do báo Sài Gòn tiếp thị và Trung tâm Hội chợ triển lãm Quốc tế Cần Thơ phối hợp tổ chức". Giao lưu và hội nhập Báo Lao động ra thứ sáu ngày 2/3/2001 "ở TTHLTTQG có một đội tuyển quốc gia từ HVN đến VĐV toàn là nữ. Thầy, chuyên gia Nga Irina Goio và HLV Trần Minh Hiền, 7 cô trò nhỏ tuổi 12, 13: Hồ Thanh Tú, Nguyễn Thanh Lê, Nguyễn Thu Hà, Dương Hà Ly, Hoàng Kiều Trang, Phạm Ngọc Thu, Đỗ Hồng Trang đều ở Hà Nội " Những "công chúa" của môn thể dục nghệ thuật Lao động ra thứ năm ngày 8/3/2001 2.2.7. Sapô thông tin bối cảnh "Bức ảnh chụp Nguyễn Bích Hoà rạng rỡ giữa hai người mẫu trong buổi lễ nhận giải thưởng "Cây kéo vàng" dành cho nhà tạo mẫu tóc xuất sắc nhất năm 2000 tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh công bố trên tạp chí Thời trang trẻ đã khiến cho tất cả khách hàng và những người từng quen biết cô đều sửng sốt. Không ai nghĩ rằng một người làm đầu tỉnh lẻ lại có thể đánh bại 19 tay kéo lừng danh của 3 thành phố lớn: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng sau khi đã vượt qua vòng loại với gần 1000 thí sinh tham dự... Nhưng đây không phải là câu chuyện về danh vị trong làng kéo mà là sự lựa chọn đường đời của một người trẻ tuổi" (Một ngả vào đời -Lao động thứ hai ngày 26/3/2001) "Trong tiếng ầm ì của mìn phá đá dưới chân đèo, cuộc sống nơi đỉnh đèo Hải Vân vẫn ồn ào, nhộn nhịp với những dòng xe. Nhưng chính ở nơi đường biên giao hoà mưa - nắng, đôi khi đến ngỡ ngàng này, ngày chẳng còn bao xa khi nó nhường vai trò huyết mạch giao thông cho con đường hầm hiện đại đang hình thành dưới chân núi" (Hải Vân mưa sang nắng-Lao động ra thứ tư ngày 28/3/2001). Qua nghiên cứu khảo sát Sapô trên báo Lao động, ta thấy báo Lao động đã sử dụng Sapô rất phóng phú, đa dạng. Mỗi số có thể sử dụng nhiều loại Sapô khác nhau. Vì báo Lao động gần như mang tính chất báo ngày cho nên các thông tin ở trên báo luôn cập nhật, mới mẻ. Khi đọc ta có thể gặp các dạng Sapô: "Trong 2 ngày 28/2 và 1/3...", "hôm nay 21/3..." là để đưa tin tức vừa mới xảy ra. Báo Lao động là tiếng nói của nhân dân lao động, qua báo nhân dân tin tưởng gửi những ý kiến, suy nghĩ của mình trên trang báo, nhất là về những sự việc "có vấn đề" trong xã hội. Do đó, ta hay gặp dạng Sapô nhằm tóm tắt lại sự việc đã đưa và mở ra cho người đọc thấy được sự kiện mới. Ví dụ: "báo Lao động số 42 ngày 27/2/2001 đã phản ánh: Cty khoáng sản tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lợi dụng pháp nhân của một doanh nghiệp Nhà nước, ký hợp đồng kinh tế với 8 doanh nghiệp và 1 cá nhân khác để khai thác 5 mỏ theo giấy phép của Bộ Công nghiệp, ung dung làm "cái đầu dài" thu lợi từ 12 - 17% trên doanh thu. Mới đây, các cơ quan chức năng còn phát hiện thêm một sai phạm nữa của Công ty này: Báo cáo gian lận để UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư”. (lập hồ sơ ma lừa lãnh đạo tỉnh Lao động ra thứ 5 ngày 29.3.2001) Tuy báo sử dụng Sapô nhiều, nhưng có những loại Sapô khó có thể nhận dạng một cách dễ dàng, có loại Sapô còn chưa biết xếp nó vào nhóm nào. Vì thế việc phân chia Sapô chỉ có ý nghĩa tương đối trong các loại báo không riêng gì báo Lao động. Điều này tạo cho người viết, người biên tập không quá lo lắng trong quá trình chọn thể loại Sapô nào đi với bài viết nào, mà chỉ cần viết sao cho người đọc dễ nhận tiếp nhận, dễ hiểu khi đọc đến Sapô. ở t hể loại báo chí nào: ghi chép, phóng sự, phỏng vấn, bài phản ánh... báo Lao động cũng sử dụng Sapô. Sapô trên báo không quá dài đã tạo điều kiện thuận lợi cho độc giả khi tiếp nhận tác phẩm báo chí một cách dễ dàng. Về nội dung, các Sapô đều thể hiện được nội dung cơ bản, cốt lõi nhất của bài và thu hút sự chú ý của người đọc. Về hình thức, các Sapô được đặt ngay dưới tít và in màu mực đậm hơn nội dung, cũng có khi được in bằng chữ in nghiêng... Khi nhìn vào người đọc rất rễ nhận được đâu là Sapô. Sự có mặt của Sapô trên báo Lao động với số lượng lớn đã góp phần tạo nên phong cách của riêng tờ báo và đó cũng là phong cách của báo chí hiện đại. Khi mà nội dung thông tin ngày càng nhiều, người đọc không thể đọc hết được nội dung đó ở trên báo, chỉ cần đọc Sapô là nắm được tin tức chính của bài báo. Sớm nhận biết được điều này, báo Lao động đã sử dụng Sapô một cách triệt để trong các bài viết của mình, điều này đã tạo lên thế mạnh, phong cách của báo mà ta khó có thể nhầm với các loại báo khác. Do ở thể loại báo chí nào, báo Lao động cũng sử dụng Sapô đôi khi t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc28841.doc
Tài liệu liên quan