Hình thành khái niệm chất dựa vào khái niệm mở đầu về nguyên tử -
nguyên tố hóa học, đơn chất - hợp chất và phân tử:
a) Chất được cấu tạo từ các nguyên tử:
- GV đặt ra những câu hỏi để HS nhớ lại mọivật thể tự nhiên đều gồm có chất,
mọi vật thể nhân tạo đều làm ra từ các chất
- Nêu vấn đề để HS tự suy luận sau đó hình thành khái niệm nguyên tử:” Nguyên
tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và từ đó tạo ra mọi chất” (bài 4 SGK HH
lớp 8).
- HS biết đựơc khái niệm, đặc điểm cấu tạo của nguyên tử là khác nhau và được
cấu tạo bởi hai thành phần (hạt nhân và lớp electron). Biết được sơ đồ về cấu tạo
nguyên tử đặc điểm của hạt electron, dựa vào khái niệm này mà hoàn chỉnh khái
niệm chất.
Ví dụ:Dựa vào sơ đồ nguyên tử hidrô, oxi, natri (trang 14, SGK HH lớp 8) để
hình thành kiến thức về nguyên tử cho học sinh. GV phân tích: các nguyên tử liên
kết nhau là do những electron ngoài cùng. Sử dụng các bài tập áp dụng, hình
thành và rèn luyện kỹ năng ngay khi hình thành khái niệm trong thời gian đó.
b) Hình thành khái niệm mở đầu của nguyên tố hoá học:
- Tìm hiểu các khái niệm về nguyên tố hoá học dựa vào khái niệm nguyên tử.
- Hình thành khái niệm nguyên tố hoá học: “Nguyên tố hóa học là tập hợp những
nguyên tử cùng loại, có cùng số proton tronghạt nhân” (bài 5 SGK HH lớp 8).
54 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5866 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự hình thành các khái niệm hóa học cơ bản trong chương trình hóa học THCS, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
8) đã rèn luyện cho học
sinh thói quen sử dụng ngôn ngữ hóa học một cách chính xác như: cách gọi tên,
viết ký hiệu, CTHH, cân bằng phương trình, ... Các khái niệm đơn chất và hợp
chất đã được xác định chính xác, đồng thời chúng được tìm hiểu thêm về sự biến
đổi qua lại theo một trật tự từ đơn giản đến phức tạp.
- Hình thành khái niệm tính chất vật lý, tính chất hoá học thông qua các hiện
tượng vật lí và hiện tượng hoá học (bài 12 SGK HH lớp 8 trang 45):
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
22
+ Hiện tượng vật lý: là hiện tượng chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu.
Ví dụ: Nước đá chảy nước lỏng đun sôi hơi nước
+ Hiện tượng hoá học : là hiện tượng chất biến đổi tạo ra chất khác.
Ví dụ: 2H2 (k)+ O2(k) →
ot H2O(l)
Đây là sự biến đổi 2 đơn chất thành 1 hợp chất
- HS được làm quen một số đơn chất và hợp chất mới như : Al, Na2CO3, Ca(OH)2,
CaCO3, ...dưới dạng CTHH qua đó HS thấy được mối quan hệ giữa chúng.
Một số khái niệm mới liên quan nhằm hoàn chỉnh khái niệm chất:
- Thông qua chương:” Mol và tính toán hóa học” (SGK HH lớp 8) HS biết được
những khái niệm mới quan trọng, biết cách chuyển đổi qua lại giữa các khái niệm
từ đó có thể vận dụng một cách dễ dàng trong tính toán hóa học.
- Thông qua bài “Tỉ khối của chất khí” HS có thể so sánh được độ nặng, nhẹ của
chất khí này so với chất khí khác, dựa vào công thức tính tỉ khối.
Như vậy đến đây HS đã có được một hệ thống kiến thức phổ thông cơ bản và
thiết thực đầu tiên về hoá học nó bao gồm các khái niệm về chất, mở đầu về cấu
tạo chất, nguyên tử, phân tử, phân tử, nguyên tố hoá học, đơn chất và hợp chất,
về phản ứng hoá hoá học, các khái niệm về định tính, định lượng của chất, ...
Nhìn chung các khái niệm này được hình thành dựa trên cơ sở thuyết nguyên tử -
phân tử nên chỉ hình thành ở dạng cơ bản, chúng sẽ được phát triển hoàn chỉnh
hơn ở những bài sau.
2.2.1.3. Tìm hiểu một số đơn chất, hợp chất cụ thể qua chương 4 ”Oxi- không
khí” và chương 5 ”Hiđro- nước”:
a) Hình thành khái niện đơn chất O2, tìm hiểu hợp chất oxit:
Tìm hiểu cụ thể về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng cách điều chế
của chất khí O2 :
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
23
- Đến chương “Oxi - không khí” (SGK HH lớp 8) HS nắm vững các khái niệm về
nguyên tố và đơn chất oxi, là nguyên tố hóa học đầu tiên được nghiên cứu về:
+ Tính chất vật lý, tính chất hóa học (bài 24, SGK HH lớp 8).
+ Ứng dụng, trạng thái thiên nhiên (bài 25, SGK HH lớp 8).
+ Cách điều chế oxi trong PTN và trong công nghiệp (bài 27, SGK HH lớp 8).
- Thông qua các thí dụ phân tích tính chất vật lý của oxi, HS quan sát và rút ra
tính chất hoá học của O2. Ngoài ra HS còn được tìm hiểu một số khái niệm mới :
sự oxi hóa, sự cháy, sự oxi hóa chậm, phản ứng hóa hợp, phản ứng phân hủy
Như vậy đến đây HS đã biết được đơn chất nào là phi kim, đơn chất nào là kim
loại nhưng chỉ ở mức độ tìm hiểu chưa phân biệt rõ giữa hai khái niệm phi kim và
kim loại. Chương trình THPT sẽ tiếp tục củng cố các tính chất của oxi, nghiên
cứu khái quát về nhóm oxi, cấu tạo phân tử oxi dựa vào thuyết electron (chương
6, SGK HH lớp 10)
Mở rộng khái niệm đơn chất oxi thành khái niệm hợp chất oxit:
- Để hình thành khái niệm oxit trước hết cho HS trả lời câu hỏi, sau đó nhận xét
và cuối cùng dẫn đến khái niệm: “Oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố trong đó
có một nguyên tố là oxi”( bài 26, SGK HH lớp 8)
Có thể khái quát thành sơ đồ sau :
Hợp chất
Oxit Tạo bởi 2 nguyên tố
1 nguyên tố là oxi
- Khi tìm hiểu đến mục II (bài 26 SGK HH lớp 8) HS đã phân biệt được đâu là
kim loại, đâu là phi kim sau đó dẫn dắt đến khái niệm: oxit bazơ, oxit axit.
Ví dụ: Phân biệt oxit bazơ và oxit axit qua ví dụ
Oxit bazơ Oxit axit
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
24
Là oxit kim loại và tương ứng với 1 bazơ
Ví dụ : Na2O NaOH
CaO Ca(OH)2
Là oxit phi kim và tương ứng với 1 axít
Ví dụ : SO3 H2SO4
P2O5 H3PO4
- Sau đó HS tiếp tục làm quen với một số oxit với cách gọi tên của chúng. Học
xong phần này HS thấy rõ hoá trị của nguyên tố là đa dạng, mỗi nguyên tố có thể
có một hoặc nhiều hoá trị.
Ví dụ: Cu2O : đồng (I) oxit Đồng có hóa trị I, II
CuO : đồng (II) oxit
- Khi tìm hiểu đến mục I (bài 27, SGK HH lớp 8) đã hoàn chỉnh một số khái niệm
tính chất vật lí và tính chất hoá học của hợp chất
Ví dụ:
Hợp chất Tính chất vật lí Tính chất hoá học
Kalipemanganat(KMnO4 ) Chất rắn, màu tím
Kaliclorat (KClO3) Chất rắn, màu
trắng
Đều thực hiện phản ứng phân
huỷ để tạo ra chất khác
- Đến đây mức độ hiểu biết về tính chất vật lí, tính chất hoá học không còn đơn
giản mà được nghiên cứu với những tính chất đặc trưng cho từng chất. Các khái
niệm oxit sẽ tiếp tục được nghiên cứu ở lớp 9 (Bài1, SGK HH ), HS sẽ hình thành
đầy đủ kiến thức chung về oxit, và vận dụng nó rất nhiều vào những bài học sau.
b) Hình thành khái niệm nguyên tố H2, tìm hiểu hợp chất H2O:
Tìm hiểu cụ thể về tính chất vật lý, tính chất hóa học, ứng dụng cách điều chế
của chất khí H2:
- Khi nghiên cứu chương 5 (SGK HH lớp 8) HS biết về tính chất vật lí, tính chất
hoá học, ứng dụng và cách điều chế H2. Đa số đơn chất tồn tại trong phân tử đều
là phi kim khái niệm sẽ được khẳng định ở bài 9.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
25
Ví dụ: O2 và H2 đều là chất khí, là những phi kim nhưng có tính chất gần như khác
nhau hoàn toàn, được chứng minh qua tính chất, ứng dụng và cách điều chế.
- Ở chương trình THCS không đề cập đến nhiều, chỉ biết sơ lược về sự khác nhau
đó dựa vào thuyết nguyên tử- phân tử của chúng. Sang chương trình THPT các
khái niệm này sẽ được giải thích rõ hơn dựa vào thuyết electron.
- Bài 32 (SGK HH lớp 8 )HS đã bắt đầu làm quen với kim loại Cu, Zn, Fe, ...
nhưng đó là kim loại thông thường tồn tại dạng đơn chất. HS sẽ biết được tính
chất hoá học của chúng khi học tính chất hoá học của axit.
Đơn chất H2 phát triển thành hợp chất H2O, sự xuất hiện khái niệm mở đầu của
bazơ và axit:
- Khi tìm hiểu đến bài “Nước” (SGK HH lớp 8) HS hiểu sâu sắc hơn về thành
phần định tính và định lượng của nước các tính chất vật lý và hóa học của nước.
- Qua các phản ứng cụ thể các oxit xuất hiện là những chất phản ứng nhằm tạo
bazơ và tạo axit tương ứng. Dựa vào PTHH đã hình thành các khái niệm:
+ Hợp chất tạo ra do oxit bazơ hoá hợp với nước thuộc loại bazơ. Dung dịch bazơ
làm đổi màu quì tím thành màu xanh.
+ Hợp chất tạo ra do nước hoá hợp với oxit axit thuộc loại axit. Dung dịch axit
làm đổi màu quì tím thành đỏ.
- Các khái nịêm axit, bazơ sẽ được hình thành cụ thể hơn ở bài tiếp theo
c) Phát triển khái niệm hợp chất, hình thành khái axit, bazơ, muối:
Tìm hiểu sơ lược khái niệm axit và phân loại của axit:
- Khái niệm axit được hình thành dựa vào thành phần cấu tạo, HS nhớ lại một số
axit quen thuộc nhận xét về thành phần phân tử của axit để dẫn đến khái niệm:”
Phân tử axit gồm có 1 hay nhiều nguyên tử H liên kết với gốùc axit, các nguyên tử
H này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại”(bài 37, SGK HH lớp 8).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
26
- Tiếp tục giới thiệu CTHH của axit để HS nhận biết được một số nguyên tử H
liên kết với gốc axit, biết được hoá trị của gốc axit” trong phân tử axit hoá trị của
gốc axit bằng số nguyên tử H”.
- Dựa vào thành phần phân tử phân axit thành 2 loại là :
+ Axit không có oxi: HCl, H2S, ...
+ Axit có chứa oxi: H2SO4, HNO3, ...
- Khái niệm axit sẽ hình thành hoàn chỉnh ở bài 3 SGK HH lớp 9 và được nghiên
cứu cụ thể một số axit thông dùng để củng cố và hoàn thiện kiến thức về axit.
Tìm hiểu sơ lược khái niệm bazơ:
- Dựa vào công thức phân tử để hình thành khái niệm, HS tìm hiểu một số bazơ
đã biết nhận xét về cấu tạo của chúng sau đó dẫn đến khái niệm:” Phân tử bazơ
gồm có 1 nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit”(bài 37,
SGK HH lớp 8)
- Tìm hiểu về CTHH, tên gọi, phân loại bazơ dựa vào tính chất tan, có 2 loại:
+ Bazơ tan được trong nước gọi là kiềm: NaOH, KOH, ...
+ Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2, ...
- Việc nghiên cứu về tính chất hoá học của bazơ sẽ được nghiên cứu ở lớp 9, các
tính chất này sử dụng rất nhiều trong giải toán nên chúng luôn được nhắc đến
thông qua các PTHH. Lên chương trình THPT khái niệm bazơ phát triển hơn và
phạm vi sử dung mở rộng hơn.
Tìm hiểu sơ lược về khái niệm muối :
- Khái niệm muối được hình thành ngay sau khi tìm hiểu hai khái niệm axit và
bazơ, dựa trên thành phần phân tử của chúng:” Phân tử muối có một hay nhiều
nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit” (bài 37 SGK HH lớp 8).
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
27
- Tiếp tục hoàn chỉnh khái niệm này thông qua việc tìm hiểu CTHH, tên gọi và
phân loại chúng. Ở đây HS sẽ làm quen với hai khái niệm muối mới là muối
trung hoà và muối axit, trong đó:
+ Muối trung hoà là muối mà trong gốc axit không có chứa nguyên tử H có thể
thay thế bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: Na2SO4, CaCO3, ...
+ Muối axit là muối mà trong đó gốc axit còn nguyên tử H chưa được thay thế
bằng nguyên tử kim loại.
Ví dụ: NaHSO4, Ca(HCO3)2, ...
- Tính chất của muối sẽ được nghiên cứu ở chương trình SGK lớp 9 và được vận
dụng rất nhiều ở những bài học sau.
Thông qua bài tập củng cố, các hợp chất vô cơ quan hệ mật thiết với nhau:
- Các khái niệm axít, bazơ, muối được hình thành một cách tự nhiên khi nghiên
cứu điều chế hidro và tính chất hóa học của nước, nhưng mức độ rất đơn giản.
- Sau khi nghiên cứu xong bài 37 (SGK HH lớp 8) HS đã hình thành được những
khái niệm mới như: phản ứng thế, sự khử, chất khử, phản ứng oxi hóa khử, axít,
bazơ, muối. Nhận biết chính xác chất nào là axit chất nào là bazơ, là muối thông
qua CTHH, tên gọi của chúng, lên lớp 9 HS sẽ được nghiên cứu tiếp về tính chất
hoá học của các hợp chất vô cơ đó.
- Những kiến thức về axit, bazơ, muối cùng với kiến thức oxit hợp thành hệ thống
kiến thức về các loại hợp chất vô cơ là nội dung quan trọng ở bậc THCS.
Tiếp tục phát triển khái niệm hợp chất qua bài dung dịch:
- Học sinh tìm hiểu được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dịch, dung dịch
chưa bão hòa và bão hòa, độ tan của một chất trong nước, nồng độ phần trăm,
nồng độ mol/lít của dung dịch.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
28
- Củng cố và hoàn thiện khái niệm chất thông qua việc nghiên cứu khái niệm các
kiến thức định tính, định lượng có lý thuyết và thực nghiệm, có nghiên cứu tìm tòi
và vận dụng lý thuyết.
2.2.1.4. Tiếp tục hình thành các khái niệm hợp chất vô cơ, mở rộng khái niệm
đơn chất và hợp chất thông qua việc tìm hiểu khái niệm kim loại và phi kim:
a) Phân loại hợp chất vô cơ qua nghiên cứu các hợp chất oxít, axít, bazơ, muối:
Tìm hiểu về những tính chất hóa học chung của mỗi loại hợp chất vô cơ:
- Mở đầu là việc tìm hiểu về thành phần cấu tạo, tính chất vật lý, tính chất hóa
học, cách nhận biết hợp chất, mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất.
- HS biết sơ lược về hai loại hợp chất oxit : Oxit bazơ và oxit axit.
- Hình thành khái niệm oxit trước tiên HS tìm hiểu một số thí ngiệm đơn giản,
sau đó dẫn dắt đến khái niệm. HS chỉ tìm hiểu một số oxit thường gặp như, giới
thiệu sơ lược về 4 loại oxit quan trọng là: oxit axit, oxit bazơ, oxit lưỡng tính, oxit
trung tính
- Củng cố khái niệm oxit thông qua việc tìm hiểu những tính chất của CaO, SO2,
những ứng dụng của chúng trong đời sống và sản xuất, phương pháp điều chế
- Tiếp tục phát triển khái niệm axit, bazơ, phân loại axit thành hai loại axit mạnh
và axit yếu nhưng chỉ giới thiệu một số axit như: axit mạnh (HCl, HNO3,
H2SO4…), axit yếu (H2S, H2CO3, …).
- Ở mức độ THCS chỉ yêu cầu HS biết được tính chất hoá học chung của axit và
dẫn ra những PTHH tương ứng mỗi tính chất. Sau đó tìm hiểu tính chất hoá học
của hai axit tiêu biểu: HCl, H2SO4 (bài 4, SGK lớp 9).
- Tiếp tục hoàn chỉnh khái niệm bazơ ở chương trình lớp 8 HS đã biết sơ lược về
bazơ, sau đó HS sẽ được nghiên cứu thêm về tính chất hoá học (bài7, SGK lớp9).
- Củng cố khái niệm bazơ thông qua việc nghiên cứu một số bazơ cụ thể như:
NaOH, Ca(OH)2, chúng có đầy đủ tính chất của bazơ.
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
29
- Ở mục II.B bài 8 đã giới thiệu thang pH, dựa vào đây có thể xác định được dung
dịch nào đó là axit hay bazơ, hay trung tính. Sang chương trình THPT HS sẽ được
nghiên cứu thêm về khái niệm về pH, chất chỉ thị axit bazơ ở bài 3 SGK lớp 11.
- Việc nghiên cứu tính chất của NaOH và Ca(OH)2 sẽ giúp HS dễ dàng hình
thành kiến thức mới về tính chất hoá học của muối được học ở bài sau
- Tiếp tục hoàn chỉnh khái niệm muối được học ở bài 37 lớp 8, sau đó củng cố để
hoàn thiện kiến thức này thông qua tìm hiểu một số muối quan trọng như: NaCl,
KNO3. Nghiên cứu thêm về các loại phân bón hoá học để thấy được tầm quan
trọng của hợp chất vô cơ.
Củng cố và hoàn thiện khái niệm chất thông qua việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa các loại hợp chất vô cơ:
- Sau khi đã hình thành một số kiến thức về oxit, axit, bazơ, muối HS sẽ tìm hiểu
về mối quan hệ giữa chúng thông qua sơ đồ sau:
Oxit bazơ oxit axit
Muối
Bazơ Axit
- Chương trình THCS đã có thể phân loại hợp chất vô cơ theo sơ đồ sau:
CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ
OXIT AXIT BAZƠ MUỐI
Oxit Oxit Axit Axit không Bazơ Bazơ Muối Muối
bazơ axit có oxi có oxi tan không tan axit trunghoà
- HS vận dụng được những kiến thức, kỹ năng của mình để giải thích một hiện
tượng nào đó, giải bài tập lý thuyết,… nhằm khắc sâu kiến thức. Các kiến thức về
hợp chất vô cơ sẽ được tiếp tục nghiên cứu đào sâu và mở rộng ở hoá học THPT .
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
30
b) Mở rộng khái niệm đơn chất qua việc nghiên cứu sơ lược về kim loại và một số
hợp chất tương ứng:
Hình thành khái niệm kim loại:
- Trước tiên là tìm hiểu khái niệm kim loại dựa vào kiến thức đã học ở lớp 8, đến
lớp 9 HS sẽ tiếp tục hình thành khái niệm kim loại qua việc tìm hiểu về tính chất
chung.
- Bước đầu đánh giá khả năng hoạt động của kim loại và phi kim qua dãy hoạt
động hóa học. Tiếp theo là tìm hiểu về mức độ hoạt động của kim loại, đến đây
HS có thể dự đoán được phản ứng của kim loại với chất khác (Bài17,SGK HH lớp
9). Dãy hoạt động hóa học của kim loại cho biết các kim loại hoạt động mạnh,
yếu khác nhau, được sắp xếp thành dãy theo chiều hoạt động hóa học giảm dần.
- Tìm hiểu về tính chất vật lý, tính chất hóa học của kim loại nhưng chỉ tìm hiểu
chung ở mức độ tính khử của chúng. Chỉ xác định vai trò của kim loại trong phản
ứng với oxi, còn phản ứng của kim loại với chất khác học sinh được học ở cấp
trung học phổ thông.
Mở rộng khái niệm kim loại thông qua việc nghiên cứu một số kim loại cụ thể
và tìm hiểu hợp chất quan trong của chúng:
- Nghiên cứu tính chất, ứng dụng của cụ thể của kim loại như: nhôm và sắt
Sau đó tiếp tục tìm hiểu về hợp chất của sắt là gang và thép (bài 20 SGK HH lớp
9) và đồng thời mở rộng những tính chất của kim loại thông qua bài 21” Sự ăn
mòm kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn”
- Tiếp theo u3ng cố khái niệm kim loại qua bài ôn tập cuối chương để khắc sâu
kiến thức cho HS.
- Nhìn chung các kiến thức về kim loại ở bậc THCS được nghiên cứu ở mức độ
đơn giản không đi sâu vào nghiên cứu cấu tạo của kim loại. Lên chương trình
THPT cấu tạo của kim loại được giải thích rất cụ thể dựa vào thuyết electron
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
31
c) Hình thành khái niệm phi kim qua việc nghiên cứu một số phi kim cụ thể,tìm
hiểu sơ lược bảng hệ thống tuần hoàn:
Tìm hiểu khái niệm phi kim:
- Dựa vào kiến thức về phi kim có được ở lớp 8 dẫn đến việc tìm hiểu về tính chất
chung, độ hoạt động mạnh yếu của chúng trong dãy hoạt động hóa học.
- Phân biệt kim loại với phi kim và tìm hiểu mối quan hệ giữa đơn chất và hợp
chất qua các phản ứng hoá học, thành phần cấu tạo của chúng.
- Ở mục II.4 bài 25 HS bắt đầu biết được mức độ hoạt động của các phi kim khác
nhau nhưng chỉ giới thiệu về độ hoạt động của nhóm halogen.
Mở rộng khái niệm phi kim thông qua việc tìm hiểu một số phi kim cụ thể và
tìm hiểu một số oxít của chúng:
- Tìm hiểu sơ lược về tính chất của nguyên tố clo, là phi kim đại diện cho nhóm
halogen có đầy đủ tính chất của phi kim, sang chương trình THPT SGK lớp 10
dành cả chương để nghiên cứu sâu về vấn đề này.
- Nghiên cứu về cacbon là tìm hiểu sơ lược về các dạng thù hình, tính chất và ứng
dụng của cacbon. Sau đó mở rộng kiến thức về cacbon qua việc tìm hiểu sơ lược
về hai oxit cơ bản là CO (cacbonoxit), CO2 (cacbonđioxit)
- Tìm hiểu về mối quan hệ của phi kim và axit tương ứng với chúng được thể hiện
ở bài 29. Qua đó HS có thể phân loại chất qua việc tìm hiểu các kim loại và phi
kim cụ thể dựa vào tính chất đặc trưng của chúng
Nghiên cứu sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hoá học nhằm
phát triển khả năng nhận biết mức độ hoạt động của kim loại và phi kim:
- Khi học xong kiến thức về kim loại và phi kim HS được tìm hiểu sơ lược bảng
hệ thống tuần hoàn nhằm khắc sâu kiến thức cho học sinh đồng thời bổ sung
thêm kiến thức chung về kim loại và phi kim từ đó dễ dàng phân biệt chúng.
- Qua bảng tuần hoàn học sinh biết được :
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
32
+ Ô nguyên tố: Cho biết số hiệu nguyên tử, kí hiệu hoá học, tên nguyên tố,
nguyên tử khối của nguyên tố đó.
+ Số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị diện tích hạt nhân và bằng số
electron trong nguyên tử.
+ Số hiệu nguyên tử cũng là số thứ tự nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
Ví dụ: Ô nguyên tố Mg có:
Số hiệu nguyên tử
Kí hiệu hoá học
Tên nguyên tố
Nguyên tử khối
+ Chu kỳ: Là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron
và được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần.
Ví dụ: Mg có chu kỳ 3 vì có 3 lớp electron
- Nhóm: Gồm các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có số lớp e lớp ngoài cùng
bằng nhau, nên có tính chất tương tự nhau được xếp thành cột theo chiều tăng của
điện tích hạt nhân nguyên tử.
Ví dụ: Mg thuộc nhóm 2 vì có 2 e lớp ngoài cùng
+ Nguyên tắc sắp xếp cấu tạo bảng tuần hoàn (ô nguyên tố, chu kỳ, nhóm) sự
biến thiên tuần hoàn tính chất các nguyên tố trong chu kỳ nhóm.
Bảng 2.1 : Các nguyên tố hoá học của chu kỳ 3
11
Na
Natri
23
12
Mg
Magie
24
13
AL
Nhôm
27
14
Si
Silic
28
15
P
Photpho
31
16
S
Lưu huỳnh
32
17
Cl
Clo
35,5
18
Ar
Agon
40
12
Mg
Magie
24
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
33
Số lớp e ngoài cùng: tăng dần từ Na đến Ar
Tính kim loại giảm dần, tính phi kim tăng dần
Na là kim loại mạnh, cuối chu kỳ là một phi kim mạnh
Qua bài này HS biết sơ lược về trật tự, vị trí: ô nhóm, chu kỳ của các nguyên
tố hoá học. Tuy nhiên chưa tìm hiểu về khả năng hoạt động của mỗi nhóm cụ thể,
vấn đề này sẽ được nghiên cứu ở chương trình THPT.
2.2.1.5. Mở rộng kiến thức về hợp chất thông qua tìm hiểu một số hợp chất hữu
cơ cụ thể:
a) Hình thành khái niệm cơ bản của hợp chất hữu cơ qua việc tìm hiểu công thức
cấu tạo của chúng:
Tìm hiểu một số hợp chất hữu cơ cơ bản:
- Để tìm hiểu về khái niệm HS phải trả lời câu hỏi: Hợp chất hữu cơ là gì? Sau đó
thông qua ví dụ dẫn đến khái niệm: “Hợp chất hữu cơ là hợp chất của cacbon”
(SGK HH lớp 9)
- Đến đây hợp chất hữu cơ được phân chia thành hai loại như sau:
Hợp chất hữu cơ
Hidrocacbon Dẫn xuất của Hiđrocacbon
Phân tử chỉ có hai nguyên tố: Ngoài C và H, trong phân tử
C và H còn có các nguyên tố:O, N, Cl
- Tìm hiểu về CTPT của hợp chất hữu cơ, HS hiểu được các nguyên tử liên kết
với nhau theo đúng vị trí, mỗi chất có một CTCT liên kết theo một trật tự nhất
định. Ở bậc THCS chỉ tìm hiểu hai loại hidrocacbon (hidrocacbon dạng mạch
thẳng, dạng vòng thơm) sang THPT sẽ được nghiên cứu dựa vào thuyết electron.
Nghiên cứu một số hợp chất hữu cơ cụ thể, phân loại hidrocacbon dựa vào
công thức cấu tạo của chúng:
PDF Created with deskPDF PDF Writer - Trial ::
34
Ở chương 4 (SGK HH lớp 9) HS lần lượt biết được các khái niệm về ankan,
anken, ankin, aren. Cụ thể là tìm hiểu: CH4(metan), C2H4(anken), C2H2
(axetilen), C6H6 (benzen) đặc trưng mang đầy đủ tính chất của chúng.
- Xuất hiện các khái niệm mở đầu về liên kết đơn (CH4), liên kết đôi (C2H4), liên
kết ba( C2H2), liên kết đơn đôi xen kẽ (C6H6), khả năng hoạt động của chúng
khác biệt nhau do cấu tạo khác nhau.
+ Liên kết đơn: là liên kết giữa hai nguyên tử C và nguyên tử H.
+ Liên kết đôi: là liên kết giữa hai nguyên tử C có hai liên kết, trong liên kết đôi
có một liên kết kém bền, liên kết này dễ bị đứt trong các phản ứng hoá học
+ Liên kết ba: trong CTCT của C2H2 giữa hai nguyên tử C có ba liên kết, trong
đó có hai liên kết kém bền dễ bị đứt lần lượt trong các phản ứng hoá học
- Tìm hiểu thêm về một dạng hidrocacbon mạch vòng thơm của benzen ở bài 39
(SGK HH lớp 9), ở đây HS làm quen với dạng cấu tạo đặc biệt là vòng thơm có
sáu nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành vòng sáu cạnh đều, có ba liên kiết
đơn xen kẽ ba liên kết đôi.
- Ba loại liên kết trên lần lượt đặc trưng cho các hiđrocacbon mạch thẳng (CH4,
C2H4, C2H2 )và liên kết đơn-đôi xen kẽ mạch vòng của C6H6 được giới thiệu khái
quát. Sang chương trình THPT sẽ nghiên cứu về cấu tạo và phân loại của chúng.
b) Mở rộng hợp chất hữu cơ qua việc tìm hiểu dẫn xuất hidrocacbon, polime:
Tìm hiểu một số hidrocacbon có một nhóm chức:
- Ở chương 5 (SGK HH lớp 9) HS tìm hiểu sơ lược về CTPT, CTCT, tính chất,
ứng dụng của: C2H5OH( rượu etylic), CH3COOH (axit axetic). HS biết được
nhóm hidroxi (–OH) là nhóm nguyên tử gây ra tính chất hoá học đặc trưng của
rượu và nhóm cacboxyl (-COOH) gây ra tính chất hoá học đặc trưng của axit.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien-cuu-su-hinh-thanh-cac-khai-niem-co-ban-trong-chuong-trinh-hoa-hoc-thcs.pdf