Đề tài Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ em bình thường độ tuổi 31-36 tháng ở địa bàn nội thành Hà Nội

 

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1: Tổng quan tài liệu. 2

1.1.Chức năng giao tiếp (ngôn ngữ - phát âm). 2

1.2. Về ngữ âm Tiếng Việt. 5

1.3. Cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm. 12

1.4. Sự phát triển của trẻ bình thường. 13

1.5. Phương pháp nghiên cứu phát triển ngôn ngữ ở trẻ em bình thường. 14

1.6. Các nghiên cứu về ngôn ngữ và giao tiếp ở trẻ em. 15

Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu. 17

2.1. Đối tượng nghiên cứu. 17

2.2. Phương pháp nghiên cứu. 18

2.3. Phương pháp xử lý số liệu 21

Chương 3: Kết quả. 22

3.1. Các thông số phát triển của đối tượng nghiên cứu. 22

3.2. Sự hoàn thiện về ngữ âm ở độ tuổi 31-36 tháng tuổi. 22

3.3. Độ dài trung bình của phát ngôn (số âm tiết) của trẻ 31-36 tháng tuổi. 36

Chương 4: Bàn luận. 37

4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển và hoàn thiện ngữ âm ở trẻ 37

4.2. Quá trình hoàn thiện phụ âm đầu. 40

4.3. Quá trình hoang thiện vần. 44

4.4. Quá trình hoàn thiện thanh điệu. 47

4.5. Độ dài phát ngôn trung bình 48

 

KẾT LUẬN 51

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

 

doc77 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2615 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu sự phát triển âm vị học của trẻ em bình thường độ tuổi 31-36 tháng ở địa bàn nội thành Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu: tổng số mỗi phụ âm đầu trong tất cả các phát ngôn của trẻ, số lần tạo âm đúng, các phụ âm sai trong trường hợp nào và cách biến đổi của mỗi phụ âm khi bị sai. Trong khi đánh giá phụ âm đầu vì người dân Hà Nội không phân biệt rõ khi phát âm các âm /ch/ và /tr/, /s/ và /x/, /d/ và /r/ nên trong nghiên cứu này không đánh giá các phụ âm đầu /tr/, /x/, /r/. + Tạo vần: Nguyên âm đôi: 3 nguyên âm đôi là /iê/, /uô/, /ươ/, mỗi nguyên âm đôi được chia ra khi nó ở trong các kiểu âm tiết khác nhau là: mở, nửa mở, nửa đóng và đóng. Trong kiểu âm tiết nửa đóng và đóng được khảo sát khi nguyên âm đôi đó kết hợp với từng phụ âm cuối khác nhau. Âm đệm: được chia ra trong các dạng kết hợp /wa/, /we/, /wê/, /wi/. Âm tròn môi: trong các dạng kết hợp /aw/ (ao, au, âu), /ew/ (eo, êu), /iw/ (iu, ưu, iêu, ươu). Bán nguyên âm /i/: có các dạng kết hợp /oi/ (oi, ôi, ơi), /ai/ (ai, ay, ây), /ui/ (ui, ưi), /uôi/, /ươi/. Trong mỗi loại được ghi lại số trẻ sử dụng, số lần tạo âm, số lần tạo âm đúng và cách biến đổi khi sai. + Kết quả tạo phụ âm cuối: tổng số mỗi loại phụ âm cuối, số lần tạo âm đúng, các cách biến đổi trong trường hợp sai. + Tạo thanh điệu: Các thanh huyền, sắc, không, nặng, hỏi, ngã được ghi lại số lần sử dụng, số lần sử dụng đúng và thanh thay thế khi bị sai. * Nhận định kết quả phát âm của mỗi trẻ: Mỗi âm được đếm số lần trẻ tạo ra Số lần tạo âm đó chính xác Tỷ lệ âm đúng / số lần tạo âm đó (tính theo %) Nếu tần suất tạo âm đúng đạt trên 95% so với tổng số lần tạo âm, âm đó của trẻ được coi là hoàn chỉnh. Nếu âm nghiên cứu nằm trong nhiều dạng của âm tiết (mở, nửa mở, nửa đóng, đóng), hoặc kết hợp với các âm đệm, tròn môi hoặc bán âm “i”, chỉ được coi là hoàn chỉnh khi được tạo đúng trong mọi dạng kết hợp đó. * Thống kê chung kết quả phát âm của nhóm trẻ: - Nhóm trẻ được chia ra theo giói để khảo sát xem có sự khác biệt nhau giữa nam và nữ hay không. Một âm được coi là hoàn chỉnh ở độ tuổi đó là khi trên 95% âm đúng so với tổng số lần tạo âm đó của cả nhóm trẻ ở nhóm tuổi nghiên cứu. Độ dài trung bình của phát ngôn: Lấy tối thiểu 10 phát ngôn liên tiếp của mỗi trẻ (tác giả lấy 10 phát ngôn cuối cùng trong cuộc hội thoại để hạn chế sai số việc trẻ sợ khi tiếp xúc với người lạ), tính tổng số âm tiết của 10 phát ngôn đó, chia trung bình để tìm độ dài trung bình của phát ngôn của độ tuổi. 2.2.3. Các bước tiến hành + Khảo sát sơ bộ phát ngôn của trẻ + Thiết kế bộ từ thử + Ghi âm phát ngôn của trẻ : hội thoại tự do và theo bộ từ thử + Nghe phân tích các đoạn băng thu được- đối chiếu với kết quả ghi chép + Đối chiếu kết quả nghe băng + Vào số liệu và xử lý 2.3.Phương pháp xử lý số liệu: Sử dụng thuật toán thống kê y học khi bình phương (c2 ) và xử lý kết quả thu được bằng chương trình Epi-info 6.0. chương 3 Kết quả 3.1. Các thông số phát triển của từng đối tượng nghiên cứu. +Tuổi/giới tính Bảng 1: Phân loại độ tuổi theo giới các đối tượng nghiên cứu. Số trẻ N Tuổi trung bình(tháng) `X ± d Min Max Nam 15 33,8 ± 2.6 31 36 Nữ 15 33,533 ± 3.6 31 36 p 0.641 Chung 30 33,667 ± 3.057 31 36 Nhận xét:Độ tuổi nghiên cứu phân bố đều từ 31 tháng đến 36 tháng tuổi, với sự khác nhau giữa tuổi trung bình ở trẻ nam và trẻ nữ không có ý nghĩa thống kê. Điều này cho phép các kết quả ở phần sau đại diện chung cho nhóm tuổi này. 3.2. Sự hoàn thiện về ngữ âm ở độ tuổi 31-36 tháng. 3.2.1. Hoàn thiện âm đầu. Nhận xét: (bảng trang bên) - so sánh tỷ lệ % giữa nam và nữ của các phụ âm đầu đều > 0.05, tức là sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. - Các phụ âm đầu đã được hoàn thiện (>95% đúng):b, d, h, m. - Khả năng hoàn thiện thấp nhất ở các âm l, kh, th, - Hầu hết các âm ở mức độ đang hoàn thiện - Âm p là âm ít có giá trị trong vai trò là phụ âm đầu, ở độ tuổi này hầu như trẻ chưa sử dụng phụ âm đầu p. Bảng 2:Khả năng tạo âm một cách hoàn chỉnh các phụ âm đầu. Giới Nam Nữ Chung âm vị chữ ghi** n N % n n N % n n N % n p * p Trẻ chưa sử dụng b * b 359 373 96.25 365 374 97.59 724 747 96.92 f * ph 114 144 79.17 142 178 79.78 256 322 79.5 v * v 161 189 85.19 229 263 87.07 390 452 86.28 t’ * th 106 173 61.27 169 254 66.54 275 427 64.40 s * x 216 259 83.40 311 365 85.21 527 624 84.46 z * d,gi 215 226 95.13 341 353 96.60 556 579 96.03 t * t 217 268 80.97 254 311 81.67 471 579 81.35 d * đ 284 315 90.16 352 380 92.63 636 695 91.51 l * l 111 232 47.64 133 269 49.44 244 501 48.70 C * ch 291 299 97.32 315 347 90.78 606 646 93.81 x * kh 123 245 50.2 127 238 53.36 250 483 51.76 g * g,gh 129 162 79.63 118 162 72.84 247 324 76.23 k * c,q, k 386 446 86.55 479 520 92.12 865 966 89.55 h * h 218 226 96.46 249 259 96.14 467 485 96.29 m * m 337 354 95.20 459 473 97.04 796 827 96.25 n * n 165 231 71.93 166 224 74.11 331 455 72.75 n * nh 111 150 74.00 188 251 74.90 299 401 74.56 h* ng,ngh 143 173 82.66 153 186 82.26 296 359 82.45 N: tổng số lần trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng * Giá trị p so sánh tỷ lệ % đúng giữa nam và nữ của những âm tiết này > 0.05. ** Từ sau đây để cho tiện các phụ âm đầu được nói đến dưới dạng chữ viết ghi. Sơ đồ : Khả năng tạo phụ âm đầu của trẻ 31-36 tháng tuổi Sơ đồ : Khả năng tạo phụ âm đầu theo giới 72,84 Tỷ lệ % đúng 3.2.2. Hoàn thiện vần. 3.2.2.1. Các nguyên âm đôi. * Nguyên âm đôi /iê/ Bảng 3: Nguyên âm đôi /iê/ Giới Âm tiết Mở ia Nửa mở - Nửa đóng Đóng Tổng /iê/ iêm iên iêng iêp iêt iêc Nữ n1 4 6 13 9 5 10 10 13 n 6 18 43 8 8 17 18 118 N 6 18 43 12 8 17 19 123 % n 100 100 100 66.67 100 100 94.74 95.93 Nam n1 7 5 13 9 1 7 11 13 n 11 7 31 11 1 12 22 95 N 11 7 33 12 1 12 22 98 % n 100 100 93.39 91.67 100 100 100 96.94 p 0.26 0.71 0.80 0.60 0.073 0.28 0.61 Chung n1 11 11 26 18 6 17 21 26 n 17 25 74 19 9 29 40 213 N 17 25 76 24 9 29 41 221 % n 100 100 97.37 79.17 100 100 97.56 96.38 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /iê/ chưa cao. - Tỷ lệ sử dụng đúng cao ở hầu hết các dạng âm tiết. - Tỷ lệ đúng thấp ở /iê/ đi kèm phụ âm cuối /ng/. - Tỷ lệ sử dụng đúng của nam cao hơn của nữ. - Xét chung nguyên âm đôi /iê/ đã hoàn thiện ở lứa tuổi này. *Nguyên âm đôi /uô/. Bảng 4: Nguyên âm đôi /uô/: Giới Âm tiết Mở uô Nửa mở uôi Nửa đóng Đóng Tổng /uô/ uôm uôn uông uôp uôt uôc Nữ n1 14 15 0 8 13 0 11 10 15 n 79 84 8 16 18 12 217 N 86 84 8 26 19 16 239 % n 91.86 100 100 61.54 94.74 75 90.79 Nam n1 14 15 0 8 10 0 11 11 15 n 80 86 9 17 15 20 227 N 80 88 9 21 16 22 236 % n 100 97.73 100 80.95 93.75 90.91 96.19 p 0.18 0.15 1 0.60 0.34 0.61 Chung n1 28 30 0 16 23 0 22 21 30 n 159 170 17 33 33 32 444 N 166 172 17 47 35 38 475 % n 95.78 98.84 100 70.21 94.29 84.21 93.47 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê. - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /uô/ còn ít. - Tỷ lệ sử dụng thấp ở nguyên âm đôi /uô/ đi kèm phụ âm cuối /ng/, /c/. - Tỷ lệ sử dụng đúng cử trẻ nam cao hơn trẻ nữ. - Nguyên âm đôi /uô/ đang hoàn thiện ở lứa tuổi này. *Nguyên âm đôi /ươ/. Bảng 5: Nguyên âm đôi /ươ/. Giới Âm tiết Mở ưa Nửa mởươi Nửa đóng Đóng Tổng /ươ/ ươm ươn ương ươp ươt ươc Nữ n1 12 12 6 3 15 1 9 14 15 n 29 31 8 5 24 1 10 44 152 N 31 31 8 5 50 1 10 46 182 % n 93.55 100 100 100 48 100 100 95.65 83.51 Nam n1 14 14 8 5 13 2 9 14 14 n 35 43 11 5 31 2 10 31 168 N 35 43 12 6 51 2 11 33 193 % n 100 100 91.67 83.33 60.78 100 90.91 93.94 87.04 p 0.16 0.56 0.72 0.67 0.98 1 0.71 0.68 Chung n1 26 26 14 8 28 3 18 28 28 n 64 74 19 10 55 3 20 75 320 N 66 74 20 11 101 3 21 79 375 % n 96.97 100 95 90.91 54.45 100 95.24 94.93 85.33 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: - Số trẻ sử dụng nguyên âm đôi /ươ/ khá cao (28/30 trẻ). - Sử dụng /ươ/ chỉ mới hoàn chỉnh trong âm tiết mở và nửa mở. - Tỷ lệ đúng đặc biệt thấp khi đi /ươ/ đi kèm phụ âm cuối là /ng/ (54.45%). - Xét chung nguyên âm đôi /ươ/ ở mức đang hoàn thiện. - Sự khác biệt giữa nam và nữ không có ý nghĩa thống kê (với p đều > 0.05). Biểu đồ:Khả năng tạo nguyên âm đôi /ươ/ của trẻ 31-36 tháng. 3.2.2.2. Âm đệm: Bảng 6: Âm đệm: Giới Âm đệm wa(oa) we(oe) wê(uê) wi(uy) Tổng Nam n1 8 0 2 5 8 n 24 3 7 34 N 24 3 7 34 % n 100 100 100 100 Nữ n1 13 1 0 11 13 n 52 1 36 89 N 53 1 37 91 % n 98.11 100 97.30 97.80 p 0.091 0.125 Chung n1 21 1 2 16 21 n 76 1 3 43 123 N 77 1 3 44 125 % n 98.70 100 100 97.73 98.4 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: -Số trẻ sử dụng các âm đệm còn ít, nhất là we và wê, chỉ có 1 trẻ dùng we và 2 trẻ dùng wê. - Với những trẻ đã sử dụng thì hầu hết đều sử dụng đúng. 3.2.2.3. Bán nguyên âm cuối: *Bán nguyên âm /u/. Bảng 7: Bán nguyên âm /u/. Giới Bán nguyên âm u aw ew iw Tổng Nam n1 15 15 12 15 n 293 40 38 371 N 293 40 38 371 % n 100 100 100 100 Nữ n1 15 15 15 15 n 354 44 44 442 N 356 44 45 445 % n 99.44 100 97.78 99.33 p 0.32 1 0.56 Chung n1 30 30 27 30 n 647 84 82 813 N 649 84 83 816 % n 99.69 100 98.79 99.63 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng. Nhận xét: -Hầu hết trẻ đã sử dụng bán nguyên âm /u/ trong ngôn ngữ giao tiếp của mình và đều sử dụng đúng. - Không có sự khác biệt giữa nam và nữ. -Bán nguyên âm /u/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. *Bán nguyên âm /i/. Bảng 8: Bán nguyên âm /i/. Giới Bán ng.âm i oi,ôi,ơi ai,ây,ay ui,ưi uôi ươi Tổng Nam n1 15 15 8 15 15 15 n 185 245 18 86 44 578 N 185 245 18 87 45 580 % n 100 100 100 98.85 97.78 99.66 Nữ n1 15 15 11 15 15 15 n 224 276 32 81 34 647 N 224 276 32 81 34 647 % n 100 100 100 100 100 100 Chung n1 30 30 19 30 30 30 n 409 521 50 167 78 1225 N 409 521 50 168 79 1227 % n 100 100 100 99.41 98.73 99.84 N: Tổng số lầ trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. n1: số trẻ sử dụng Nhận xét: Cả trẻ nam và nữ đều không gặp khó khăn khi sử dụng bán nguyên âm /i/. Bán nguyên âm /i/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. Bảng 9: Khả năng tạo vần. Vần Nam (% đúng) Nữ (%đúng) Chung (% đúng) Nguyên âm đôi /iê/ 98 95.93 96.38 Nguyên âm đôi /uô/ 96.19 90.79 93.47 Nguyên âm đôi /ươ/ 87.04 83.51 85.33 Bán nguyên âm i 99.66 100 99.84 Âm đệm 100 97.80 98.40 Bán nguyên âm u 100 99.33 99.63 Nhận xét: (bảng trang bên) - Nhìn chung khả năng tạo vần của trẻ nam tốt hơn của trẻ nữ. - Độ tuổi này đã hoàn chỉnh các vần: + âm đệm + bán nguyên âm /u/ + bán nguyên âm /i/ + nguyên âm đôi /iê/. - Nguyên âm đôi /uô/ và /ươ/ đang dần tiến đến hoàn thiện. Biểu đồ: Khả năng tạo vần của trẻ 31-36 tháng tuổi. 3.2.2.4. Khả năng tạo phụ âm cuối Bảng 9: Các phụ âm cuối Giới Nam Nữ Chung PAC n N % n n N % n n N % n p * 195 195 100 270 270 100 465 465 100 t * 275 275 100 322 324 99.38 597 599 99.66 ch * 77 124 62.10 79 171 46.20 156 295 52.88 c * 192 199 96.48 251 271 92.62 443 470 94.25 m * 257 258 99.61 344 345 99.71 601 603 99.66 n * 398 399 99.75 488 489 99.80 886 888 99.77 nh * 185 266 69.55 165 300 55.0 350 566 61.84 ng * 300 395 75.95 340 471 72.19 640 866 73.90 PAC: phụ âm cuối. N: tổng số lần trẻ sử dụng. n: số lần trẻ sử dụng đúng. %n: tỷ lệ % số lần sử dụng đúng * so sánh tỷ lệ số trẻ nói đúng giữa nam và nữ có p > 0.05 Nhận xét: Các phụ âm cuối /m/, /n/, /p/, /t/ đã được hoàn thiện ở độ tuổi này. Các phụ âm cuối /nh/, /ng/, /ch/ vẫn là khó khăn với trẻ. ở những phụ âm cuối chưa hoàn thiện tỷ lệ đúng ở trẻ nữ đều thấp hơn trẻ nam mặc dù số lần sử dụng chúng của nữ lại nhiều hơn ở nam. Điều này có thể nói khả năng tạo phụ âm cuối của nam tốt hơn của nữ, nhưng sự khác nhau đó không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Tần suất gặp phụ âm cuối nhiều nhất ở phụ âm /n/, /ng/ và/t/. Biểu đồ:Khả năng tạo phụ âm cuối của trẻ 31-36 tháng. 3.2.2.5.Hoàn thiện thanh điệu: Bảng 10: Các thanh Giới Nam Nữ Chung thay thế Thanh n N % n n N % n n N % n Huyền 969 969 100 1225 1225 100 2194 2194 100 Sắc 1211 1249 96.96 1381 1421 97.19 2592 2670 97.08 Nặng 701 763 91.87 965 1015 95.07 1666 1778 93.70 Huyền Không 1151 1151 100 1408 1408 100 2559 2559 100 Hỏi 162 221 73.30 202 241 83.82 364 462 78.79 Nặng Ngã 42 112 37.50 56 97 57.73 98 209 46.89 Sắc, nặng khi so sánh phần trăm đúng giữa 2 giới của các thanh đều có p > 0.05 n: số lần sử dụng đúng. N: tổng số lần sử dụng %n: tỷ lệ phần trăm đúng Biểu đồ: Khả năng tạo thanh điệu của trẻ 31-36 tháng tuổi. Nhận xét: + Phần lớn trẻ ở độ tuổi 31-36 tháng đều gặp khó khăn với thanh hỏi và thanh ngã. + Trong số 30 trẻ được khảo sát có 7 trẻ sai thanh hỏi, thanh này được thay bằng thanh nặng, 21 trẻ sai thanh ngã và hầu hết được thay bằng thanh sắc còn một số được thay bởi thanh nặng. + Tỷ lệ đúng ở nam thấp hơn ở nữ, tức là khả năng sử dụng thanh điệu của nữ tốt hơn của nam. 3.3. Độ dài trung bình của phát ngôn (Số âm tiết). Bảng 11: Độ dài trung bình của phát ngôn: Giới Số âm tiết tb Min Max Nam 3,32 ± 0.78 2,1 5,7 Nữ 3.14 ± 0.29 2.3 4.1 p 0.87 Chung 3.23 ± 0.53 2.1 5.7 Nhận xét:Trong độ tuổi này sự khác nhau giữa số âm tiết trung bình của 1 phát ngôn ở nam và ở nữ không có ý nghĩa thống kê (p > 0.05). Trẻ có khả năng nói câu đơn giản có đủ cả chủ ngữ và vị ngữ, trẻ có thể nhớ bài thơ, bài hát ngắn và có thể đọc, hát lại. chương 4 bàn luận 4.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến phát triển và hoàn thiện ngữ âm ở trẻ. 4.1.1. Tuổi. Đây là một yếu tố tất nhiên vì sự phát triển của ngôn ngữ gắn liền với phát triển về tâm thần, vận động của trẻ. trẻ càng lớn hơn thì sẽ phát triển hơn về tư duy nhận thức cũng như được hoàn thiện hơn về sinh lý, giải phẫu chức năng của các cơ quan liên quan đến phát âm. Điều này phản ánh rõ qua nhiều nghiên cứu. Theo Trần Trọng Hải [8] về sự phát triển bình thường của trẻ em cho biết: 9 tháng: nói một ít vần: ba ba, ma 12 tháng: nói được 2 hay 3 từ. Hiểu câu đơn giản. 2 tuổi: nói câu 2 hay 3 từ 3 tuổi:tăng từ vựng nhanh chóng, dùng câu phức tạp hơn. 5 tuổi: định nghĩa, giải thích từ ngữ, sự vật bằng cách rất thực tế. Theo Lưu Thị Lan [14]: Từ 1-2 tuổi: sử dụng các âm bập bẹ để thể hiện các nhu cầu khác nhau, đến 24 tháng có 234 từ, sử dụng câu 1 từ, câu cụm từ. 2-3 tuổi: số lượng từ tăng nhanh và các âm vị của Tiếng Việt đã lần lượt xuất hiện, đến 36 tháng có 486 từ. Sử dụng câu đủ chủ vị, câu có bổ ngữ. 4-6 tuổi: tự hiểu và trả lời được nhiều loại câu hỏi. Các phụ âm đầu, âm chính, âm cuối, âm đệm, thanh điệu dần được định vị, đến 72 tháng có 891 từ. Sử dụng câu có bổ ngữ, câu phức hợp đẳng lập. Theo Addy Gard, Leslea Gilman & James Gorman [25]: Dưới 12 tháng: bạp bẹ các âm tiết, bắt đầu có từ có nghĩa đầu tiên. 13-18 tháng: sử dụng 3-20 từ, câu trả lời dài trung bình 1.2 từ. 19-24 tháng: sử dụng 50 từ, chứa 2 từ trong 1 ngữ, độ dài trung bình câu 1.8 từ. 25-30 tháng: dùng 200 từ, âm cuối bị mất và bị thay thế nhiều, có 3-4 từ trong một khuôn khổ, độ dài trung bình câu 3.1 từ. 31-36 tháng: /p/, /b/, /m/, /w/, /n/ được dùng với mức độ chính xác cao, dùng 500 từ độ dài trung bình câu 3.4 từ. 37-42 tháng: sử dụng thành thạo /p/, /b/, /m/, /w/, /h/, dùng /k/, /g/, /t/, /ng/, /s/, /r/, /y/ một cách thích hợp mắc dù có thể không thành thạo, độ dài trung bình câu 4.3 từ, dùng câu ghép với “và”. Trong luận văn này nghiên cứu cắt ngang một nhóm tuổi 31-36 tháng, trong nhóm tuổi này khả năng về ngôn ngữ của trẻ 31 tháng với 36 tháng coi như khong khác nhau. 4.1.2. Giới. Trong nhóm nghiên cứu phân bố số trẻ giữa hai giới không có sự khác biệt với 15 nam và 15 nữ (bảng 1). Về khả năng ngôn ngữ trong các loại hình âm vị khác nhau thì giữa nam và nữ có khác nhau hoặc giống nhau. + Giống nhau: âm đệm, bán nguyên âm /i/, bán nguyên âm /u/ trong các loại này khả năng sử dụng của nam và nữ đều như nhau, cả hai giới đều đã hoàn thiện các âm vị này với mức độ cao ( 98_100 % được phát âm đúng). + Khác nhau: - Nữ tốt hơn nam: khả năng sử dụng của nữ tốt hơn nam trong phụ âm đầu và thanh điệu. ở phụ âm đầu (bảng 2), hầu hết nữ có tỷ lệ đúng cao hơn nam, riêng phụ âm đầu /g/ và /ch/ thì tỷ lệ đúng của nam lại cao hơn của nữ. Đặc biệt ở phụ âm /ch/ ở nam đã hoàn thiện (97.33%) trong khi của nữ chưa đạt đến mức hoàn thiện (90.78%). Qua bảng này cho thấy tổng số lần tạo âm đầu của nữ cũng nhiều hơn của nam, liệu có thể trong độ tuổi này nữ nói nhiều hơn nam nên khả năng tạo phụ âm đầu tốt hơn ở nam. Với khả năng sử dụng thanh điệu (bảng 10): các thanh không, huyền, sắc, nặng không xét đến vì cả 2 giới đều đã hoàn thiện, còn thanh hỏi và thanh ngã thì nữ đều có tỷ lệ đúng cao hơn nam. Việc tạo thanh điệu là do hai dây thanh đảm nhiệm, có thể trẻ nữ kiểm soát được đay thanh sớm hơn nên khả năng sử dụng thanh điệu tốt hơn nam. - Nam tốt hơn nữ: nam sử dụng tốt hơn nữ trong nguyên âm đôi và phụ âm cuối. Nguyên âm đôi: trẻ nam tốt hơn trẻ nữ mặc dù số lần sử dụng của trẻ nữ có nhỉnh hơn trẻ nam (các bảng 3, 4, 5), nhất là khi sử dụng các nguyên âm đôi /iê/, /uô/, /ươ/ kết hợp với phụ âm cuối là /ng/ và /c/ thì tỷ lệ đúng của trẻ nam hơn hẳn trẻ nữ. Các tỷ lệ rõ qua bảng sau:(số liệu theo % phát âm đúng) Vần /iêng/ /iêc/ ồ /iê/ /uông/ /uôc/ ồ/uô/ /ương/ /ươc/ ồ/ươ/ Nam 91.67 100 96.94 80.85 90.91 96.19 60.78 93.94 87.04 Nữ 66.67 94.74 95.93 61.54 75.00 90.79 48.00 95.65 83.51 Phụ âm cuối: Khả năng sử dụng phụ âm cuối nhìn chung của nam tốt hơn của nữ (bảng 9), trong tất cả các phụ âm cuối chưa hoàn thiện ở độ tuổi này gồm: /ch/, /nh/, /ng/ thì tỷ lệ đúng của trẻ nữ đều thấp hơn trẻ nam. Nói tóm lại, ở độ tuổi này trong nghiên cứu của chúng tôi cũng có sự khác nhau của khả năng sử dụng các âm vị giưã nam và nữ nhưng sự khác biệt đó không có ý nghĩa thống kê. Điêù đó có nghĩa là yếu tố giới không ảnh hưởng đến khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ ở độ tuổi này. Những phần sau đây chỉ nói chung đến của cả nhóm chứ không xét đến giới. 4.1.3. Ngôn ngữ. Giữa ngôn ngữ đơn âm tiết và ngôn ngữ đa âm tiết có làm cho mức hoàn thiện âm vị của trẻ khác nhau. Có vẻ như việc hoàn thiện âm vị ở ngôn ngữ đơn âm tiết sớm hơn ở ngôn ngữ đa âm tiết. So sánh về vốn từ và cú pháp của hai nghiên cứu ngôn ngữ đơn âm tiết (tiếng Việt) và ngôn ngữ đa âm tiết (tiếng Anh): Tuổi Addy Gard, Leslea Gilman Lưu Thị Lan [14] & James Gorman [25] 24 tháng Dùng khoảng 50 từ dùng 234 từ dùng 2 từ trong 1 ngữ dùng câu cụm từ,câu có chủ-vị 36 tháng dùng 500 từ dùng 486 từ câu có chủ-vị dùng câu chủ-vị, câu có bổ ngữ câu phức đẳng lập. Hai nghiên cứu trên cho thấy vốn từ và cú pháp của tiếng Việt so với tiéng Anh trong cùng độ tuổi đã nhiều và phong phú hơn. Trong nghiên cứu này của chúng tôi có các phụ âm đầu /m/, /b/, /h/ và /d/ đã hoàn thiện, trong khi đó theo Addy Gard, Leslea Gilman & James Gorman: [25] thì các âm vị này (trừ /d/) đến 37-42 tháng mới được sử dụng thành thạo, phụ âm /d/ hoàn thiện ở 49-54 tháng. Theo Poole [36] các phụ âm trên được hoàn thiện ở 3-6 tuổi, theo Templin [41], Wellman và cộng sự [43] các phụ âm trên được hoàn thiện khi trẻ đến 3 tuổi nhưng mốc để coi là hoàn thiện được các tác giả này lấy là 90 % phát âm đúng (nhỏ hơn so với mốc của nghiên cứu này). Như vậy khả năng hoàn thiện phụ âm đầu trong tiếng Anh muộn hơn trong tiếng Việt. Nghĩa là mức độ hoàn thiện của ngôn ngữ có phụ thuộc vào thể loại ngôn ngữ đơn hay đa âm tiết. * Trong nghiên cứu này chúng tôi không xét đến những yếu tố khác như: yếu tố gia đình, yếu tố môi trường xung quanh (nhà trẻ, người chăm sóc...). 4.2. Quá trình hoàn thiện phụ âm đầu ở trẻ 31-36 tháng. 4.2.1. Phụ âm đầu đã hoàn thiện. ở lứa tuổi này có các phụ âm đầu đã được hoàn thiện là /b/, /m/, /d/, /h/. Trong nghiên cứu này của chúng tôi các phụ âm đầu đã được hoàn thiện cũng chính là những phụ âm được trẻ sử dụng với tần số cao nhất, điều này giải thích phần nào tính chính xác cao khi trẻ sử dụng (tức là sử dụng nhiều sẽ được rèn luyện nhiều hơn nên chính xác hơn). Những âm này xuất hiện nhiều ở trẻ cũng là điều hợp lý vì theo Nguyễn Đức Dân [7] thì tần suất âm xuất hiện nhiều nhất trong tiếng Việt là các âm: /c, b, t, l/ với 28.32%. Âm xuất hiện ít nhất là: /ph, g, s, p/ với 7.68%. ở nghiên cứu của chúng tôi âm xuất hiện ít nhất là : /ph, g, ng/, còn /p/ rất ít xuất hiện. Theo một số tác giả nghiên cứu trên tiếng Anh thì các phụ âm /b, m, d, h/ cũng là những phụ âm đầu được hoàn thiện trước song mốc tuổi mà chúng hoàn thiện có khác nhau đôi chút: + Các nghiên cứu của Wellman (1931) [43], Templin (1957) [41], Sander (1972) [39] và Prather, Hedrick, Kern(1975) [37] cho rằng các phụ âm này đã được hoàn thiện khi trẻ 3 tuổi, mốc này gần tương đương với nhóm trẻ đang được nghiên cứu nhưng tiêu chuẩn tác các giả trên coi là hoàn thiện khi trẻ nói đúng 75% hoặc 90%, thấp hơn so với tiêu chuẩn của nghiên cứu này. + Các nghiên cứu của Hegde. M.N. [32], Poole (1943) [36], Addy Gar, Leslea Gilman & James Gorman [25] các phụ âm đầu trên cũng là những phụ âm hoàn thiện đầu tiên nhưng ở mức 3-4 hoặc 3-6 tuồi. Những âm này có vị trí cấu âm ở môi (/b/, /m/), họng (/h/) ít liên quan đến sự vận động của lưỡi nên việc phát âm dễ dàng hơn. Trong số các âm đã hoàn thiện này đa số là âm tắc (chỉ trừ âm /h/ ), điều này phù hợp với nghiên cứu của M.N.Hegde [32] theo tác giả này thì âm tắc được hoàn thiện sớm hơn âm xát. Khi phát âm các âm xát thì hơi cần dài hơn và phải sử dụng lưỡi để chặn luồng nhưng vẫn có một phần hơi đi ra một cách từ từ, điều này sẽ khó hơn với trẻ ở lứa tuổi này. 4.2.2. Các phụ âm đầu chưa hoàn thiện. ở độ tuổi này các âm vị được định vị còn ít, các phụ âm đầu còn bị biến đổi và thay thế nhau nhiều. + Các phụ âm đang hoàn thiện (75-95% đúng): /t/, /đ/, /s/, /ph/, /v/, /ch/, /c/, /ng/ và /g/. + Các âm có tỷ lệ đúng thấp nhất rơi nhiều vào những âm xát như: âm /l/ (48.7%), âm /kh/ (51.76%), và âm bật hơi /th/ (64.4%). Các âm vị chưa hoàn thiện có các xu hướng biến đổi sau: - Bị mất: thường gặp nhiều ở các âm có vị trí cấu âm ở vòm mềm: /g/, /k/, /kh/, /ng/. Ví dụ: “găng”→”ăng” “con gấu”→”con ấu” “con kiến” →”on iến” “không”→”ông” “ngầm” →”ầm” Số trẻ phát âm sai theo xu hướng này không nhiều nhưng ở trẻ nào đã sai theo kiểu này thì thường cùng sai ở nhiều âm vị, làm cho cả phát ngôn gần như không có phụ âm đầu. Ví dụ: “bắt con gà”→”ắt on à”. Theo Elbert.M & Gierut.J [29] trong tiếng Anh ở trẻ cũng có hiện tượng mất phụ âm đứng đầu, các âm thường bị mất là /d/, /t/, /p/, /s/, /v/, /m/. - Bị thay bằng một âm vị khác: đây là cách thức biến đổi thường gặp nhất ở độ tuổi này. ° Hoặc phụ âm xát bị thay thế bằng phụ âm bật. /l/→/n/ ví dụ: “quả na” →”quả la” “nước” →”lước” “trời nắng” →”trời lắng” Có khi /n/ bị thay bằng /l/ nhưng ít gặp hơn rất nhiều. /v/→/b/, ví dụ: “con voi” →”con boi” “hình vuông” →”hình buông” /s/→/t/ hoặc /th/, ví dụ: “ăn xôi” →”ăn thôi” “con sóc” →”con thóc” /g/→/c/, ví dụ: “gối” →”cối” ° Hoặc các âm tắc bị lẫn lộn với nhau. /th/→/t/, ví dụ: “mùa thu” →”mùa tu” “quả thị” →”quả tị” /đ/→/t/, ví dụ: “quả đu đủ” →”quả tu tủ” “áo đẹp” →”áo tẹp” /ng/→/n/, ví dụ: “đi ngủ” →”đi nủ” “ngồi” →”nồi” /nh/→/n/, ví dụ: “mẹ Nhung” →”mẹ Nung” ° Chỉ có một trường hợp âm tắc bị thay bằng âm xát. /kh/→/h/, ví dụ: “không” →”hông” “quả khế” →”quả hế” “con khỉ” →”con hỉ” Gặp nhiều nhất là âm xát /l/ bị thay bằng âm tắc /n/, chỉ có 48.7% âm /l/ được phát âm đúng còn lại hầu hết được thay bằng âm /n/. Âm /l/ là âm lưỡi bên khi phát âm cần được sử dụng lưỡi một cách khéo léo, trẻ ở độ tuổi này chưa kiểm soát được hết khả năng vận động của lưỡi nên chúng có xu hướng đơn giản hoá âm /l/ bằng cách thay vào đó âm /n/ là âm có cùng vị trí cấu âm còn vận động lưỡi đơn giản hơn (chỉ cần bật lưỡi). Hiện tượng thay thế giữa âm /l/ và âm /n/ có gặp ở người lớn trên một số vùng ở miền Bắc như :Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc, Thái Bình, có thể tỷ lệ sai trên của trẻ ảnh hưởng phần nào từ bố, mẹ hoặc những người xung quanh nhưng trong phạm vi luận văn này không xét đến yếu tố này. Âm /kh/ cũng là âm có tỷ lệ đúng thấp (51.76%), trong 30 trẻ được nghiên cứu thì có đến 24 trẻ phát âm sai âm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc13.doc
Tài liệu liên quan