Đề tài Nghiên cứu tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh dưới ánh sáng của trần thuật học

Với hình thức tự truyện, để nhân vật tôi tự kể lại chuyện của mình, văn xuôi Hồ Dzếnh tuy đóng khung trong thể loại tự sự nhưng vẫn cứ vượt tràn sang địa hạt của trữ tình. Chân trời cũ là nhưng câu chuyện buồn về quá khứ, về thời dĩ vãng xa xôi. Phần lớn những truyện đó không có xung đột mạnh mà chỉ tồn tại những cảm xúc mơn man, man mác buồn của người kể chuyện. Nhân vật tôi chỉ đơn thuần tường thuật lại cho độc giả biết những câu chuyện mà mình được tham gia hay chứng kiến. Thậm chí có nhiều truyện, người kể chuyện chỉ kể lại cuộc đời nhân vật trong sự mờ nhạt, buồn tẻ của cuộc sống tầm thường. Những chi tiết bình dị của đời thường cứ lặng lẽ thấm sâu vào trang viết mà vẫn tạo được cảm giác xót xa, thương cảm của độc giả dành cho nhân vật. Đó chính là lợi thế mà kiểu người kể chuyện bên trong mang lại khi không trực tiếp tạo nên các biến cố, chỉ có những xung đột nhẹ nhàng kết hợp với cảm xúc nồng đượm của người viết.

doc37 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4434 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Nghiên cứu tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh dưới ánh sáng của trần thuật học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ược chứng kiến. Tuy nhiên, hạn chế của điểm nhìn bên trong cố định này là lượng sự việc được nêu ra không nhiều, yêu cầu tính tái hiện và tưởng tượng cao ở độc giả thì mới có thể nắm bắt được toàn bộ câu chuyện. Bên cạnh đó, các sự kiện, biến cố được kể đều bị nhuốm màu sắc chủ quan của nhân vật trong quá trình phát triển tính cách. Điểm nhìn bên trong biến đổi là nhiều nhân vật kể lại nhiều chuyện khác nhau trong cung một thời điểm. Nhờ đó, độc giả có thể nắm bắt nhiều sự kiện hơn qua cách cảm nhận của nhiều nhân vật hơn. Điểm nhìn bên trong đa bội là một câu chuyện được kể lại qua cái nhìn của nhiều nhân vật. Sự thay đổi điểm nhìn giữa các nhân vật một cách linh hoạt sẽ tạo nên tính chân thực và khách quan cho câu chuyện được kể. Đồng thời độc giả sẽ có một cái nhìn tổng quan hơn về câu chuyện, cái nhìn của nhân vật này sẽ có vai trò lấp đầy, bổ sung cho cái nhìn của nhân vật khác, tạo nên tính chỉnh thể cho cốt truyện. Người kể chuyện bên ngoài thường gắn với điểm nhìn bên ngoài, ngoại tiêu điểm (external focalization). Trong những văn bản tự sự sử dụng kiểu người kể chuyện này, độc giả dường như không hề cảm nhận được sự tồn tại của kiểu người kể chuyện. Bởi vì khi đó người kể chuyện giấu mình, đứng ngoài câu chuyện để miêu tả, trần thuật lại một cách khách quan và chân thực. Đặc biệt, nội tâm của nhân vật không được đi sâu khám phá mà chỉ chủ yếu là ghi lại lời nói và hành động của nhân vật. Vai trò của người kể chuyện cho phép truyện kể được đọc như một cái gì đó đã biết hơn là một cái gì đó tưởng tượng ra, một cái gì đó tường thuật hơn là một cái gì đó hư cấu. Trong các tác phẩm tự sự, chọn cách xuất phát từ điểm nhìn nào để người kể chuyện kể lại chuyện cũng chính là dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Có những tác phẩm từ đầu đến cuối đều nhất mực tuân thủ theo một kiểu người kể chuyện, một điểm nhìn duy nhất. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, đó lại là sự phối ghép của nhiều điểm nhìn khác nhau mà người ta gọi đó là lối kể chuyện phân mảnh. Ở lối kể chuyện này xuất hiện nhiều kiểu người kể chuyện trong cùng một tự sự, kể lại sự việc bằng nhiều điểm nhìn khác nhau. Có thể mở đầu, người kể chuyện giấu mình để kể, sau đó, chức năng trần thuật có thể được chuyển cho một hay nhiều nhân vật trong truyện, từ điểm nhìn chúa trời chuyển tiếp sang điểm nhìn bên trong,... Với lối viết phân mảnh như vậy sẽ tạo lên cái nhìn đa diện, đa chiều cho tác phẩm, và đặc biệt là nó không gây cảm giác nhàm chán cho độc giả mà luôn luôn là sự hào hứng muốn khám phá tiếp câu chuyện. 2.2. Người kể chuyện và điểm nhìn trần thuật trong tập Chân trời cũ: 2.2.1. Người kể chuyện bên trong với cái nhìn chủ quan: Chân trời cũ được xem như một dòng tự truyện của Hồ Dzếnh. Hiện lên qua mười ba truyện ngắn của ông là những cảm xúc mơn man, nhẹ nhàng mà sâu lắng, tinh tế về những kỉ niệm ngày thơ ấu, về gia đình và những người thân yêu. Mặc dù các chi tiết, sự kiện trong truyện đã được hư cấu nhưng phần lớn, đó là những chuyện có thật xảy ra với chính nhà văn. Bởi vậy, có thể khẳng định người kể chuyện trong Chân trời cũ là kiểu người kể chuyện bên trong với điểm nhìn bên trong cố định, mang đậm dấu ấn chủ quan, sự chiệm nghiệm của nhà văn. Truyện được kể theo ngôi thứ nhất, nhân vật xưng tôi đóng vai trò kể lại chuyện từ đầu đến cuối. Người kể chuyện và nhân vật là một, tôi tự kể chuyện về mình – những chuyện liên quan đến bản thân hay đã được chứng kiến. Trong tập truyện, nhân vật tự nhớ lại và kể cho bạn đọc biết những tâm tình ngày thơ ấu. Hiện lên qua trang viết là những dòng hồi ức về người mẹ tảo tần nuôi con, người chị mang đậm trong mình tâm hồn Việt sáng trong, là người cha sống trong cái khuôn khổ của kiên nhẫn và cần kiệm,... Như vậy, có thể thấy, nhân vật xưng tôi kể hết tường tận mọi sự việc diễn ra xung quanh mình. Sử dụng kiểu người kể chuyện bên trong và điểm nhìn cố định đã tạo nên những hiệu quả nhất định trong tập truyện Chân trời cũ của Hồ Dzếnh. Trước hết, nó thuyết phục người đọc tin vào những câu chuyện mà nhà văn kể, hư cấu nên. Đọc tác phẩm, ta có cảm giác tin cậy tuyệt đối đó là những chuyện có thật. Bằng nhãn quan của mình, nhân vật tôi – một phần đời của chính nhà văn đã dựng lên bức tranh đa chiều về cuộc sống. Bằng việc kể chuyện theo ngôi thứ nhất, người kể chuyện có cơ hội được thỏa sức bày tỏ những suy nghĩ, tình cảm của mình về cuộc đời mà vẫn mang lại cho người đọc cảm nhận về tính khách quan và trung thực. Không giới hạn về đời sống nội tâm như người kể chuyện bên ngoài, không tạo cảm giác nhàm chán, lười biếng như kiểu người kể chuyện biết tuốt, nhân vật tự trần thuật đem lại sự độc đáo trong việc miêu tả đồng thời dễ dàng bộc lộ những tâm tư, tình cảm của mình. Nhân vật tôi trong truyện vừa mang sự trải nghiệm cuộc sống để kể về nó, vừa thể hiện cái nhìn chủ quan, cách đánh giá về sự việc. Hàng loạt câu chuyện về những kiếp người cơ cực, đắng cay được trải lên trang giấy, mang đậm ám ảnh của nhân vật kể chuyện. Nếu nhìn theo mức độ người kể chuyện tham gia vào cốt truyện thì có thể chia thành hai dạng chính là người kể chuyện trực tiếp tham gia vào quá trình diễn biến, vận động của cốt truyện và người kể chuyện đóng vai trò là chứng nhân quan sát. Ở dạng người kể chuyện đóng vai trò là nhân chứng kể lại câu chuyện về một người khác xuất hiện trong khá nhiều tác phẩm như: Con ngựa trắng của ba tôi, Chú Nhì, Ngày gặp gỡ, Chị Yên, Người chị dâu tôi, Em Dìn và Sáng trăng suông. Ở những tác phẩm này, người kể chuyện chỉ đóng vai trò là một nhân vật phụ tham gia vào quá trình dẫn dắt câu chuyện. Nhân vật tôi kể lại tất cả những gì được biết đồng thời biểu hiện uy nghĩ, thái độ và cách đánh giá về sự việc. Cuộc đời và số phận của các nhân vật hiện lên khúc xạ qua cái nhìn của nhân vật tôi. Nhờ vậy mà hình ảnh em Dìn hiện lên một cách đầy thương tâm, xót xa và cay đắng. Chỉ vì tình yêu mù quàng mà cô bé bị vứt ra ngoài xã hội, cô độc, lẻ loi trong đêm ba mươi Tết. Số phận của em Dìn trôi nổi, bấp bênh, không biết sẽ đi đâu, về đâu. Một tính cách như vậy được xem là khá ngang bướng, lầm lỗi và thậm trí là mù quáng. Xong qua con mắt của nhân vật tôi – người kể chuyện đồng thời là một người anh em máu mủ thì số phận ấy lại hiện lên đầy đau xót, tủi hổ. Người kể chuyện đứng quan sát và kể lại bằng một giọng văn thương cảm và bất lực. Giả sử người kể chuyện chỉ là một kẻ khách quan ngoài cuộc thì câu chuyện dù có thương tâm thì cũng chẳng đem lại nhiều ý nghĩa. Nhưng ở đây người trần thuật lại là một người mang tình máu mủ nên câu chuyện được kể tăng thêm nhiều phần ý nghĩa và nhuốm đậm màu sắc chủ quan. Vì vậy, trừ cái lần đầu tiên háo hức vì tò mò, nhân vật tôi luôn đứng về phía nhân vật chính. Chuyện em Dìn bị xé áo khiến mấy anh em phải quay mặt đi nhưng với riêng người kể chuyện thì riêng người kể chuyện cảm thấy trong lòng nổi lên một nỗi căm phẫn với cái ác nhưng đành phải khoanh tay bất lực. Nét mặt người cha hiện lên để cảnh báo về số phận em Dìn được người kể chuyện cảm nhận rõ nét, buồn “như sự trách cứ huyền bí” gieo xuống lương tâm của một kẻ tòng phạm vì dung thứ cho sự thầm kín của đứa em nhẹ dạ. Nếu không phải truyện được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời của một nhân vật thì có lẽ số phận em Dìn hiện lên cũng không mang sức nặng đến như vậy. Người kể chuyện không hề bàng quan, thờ ơ trước những nỗi đau mà người em gái của mình phải chịu đựng. Bởi vậy, mặc dù đứng ngoài quan sát và kể lại cuộc đời các nhân vật nhưng mọi câu chuyện đều nhuốm đậm cách đánh giá, nhìn nhận chủ quan của người kể chuyện. Bên cạnh đó, có nhiều truyện, người kể chuyện tự kể về mình hay về những chuyện mà mình được trực tiếp tham gia. Nhân vật tôi – người kể chuyện cùng một lúc đóng cả hai vai trò, một là người kể chuyện và một là nhân vật chính chi phối đến quá trình phát triển của mạch truyện. Nội tâm của nhân vật hiện lên rất sắc nét khi nhân vật tự nhìn mình, tự soi xét và kể chuyện. Là một người con được cưng chiều của gia đình, nhân vật tôi đã dựng lên hình ảnh người mẹ của mình một cách đầy chân thực thông qua những kỉ niệm giữa hai mẹ con. Bởi vậy mà hình ảnh người mẹ tần tảo lam lũ, giàu lòng thương con là biểu tượng chung của người phụ nữ Việt nhưng cũng nhuốm màu sắc chủ quan qua cái nhìn của người kể chuyện – nhân vật tôi. Trong những kỉ niệm đắng cay về sự sa sút của gia đình, không lần nào không có bóng dáng đáng thương, tiểu tụy của người mẹ - cô lái đò sông Ghép ngày nào. Lần thì đứng đưa bánh cho con qua hàng rào, lần thì sẵn sàng vứt bỏ lòng kiêu hãnh và tự ái chỉ để lo đủ món tiền nộp học cho con, lần thì chạy vạy lo từng đồng, từng hào đưa cho cậu em chồng,... Người mẹ đáng thương ấy hiện lên bao cay đắng, chua xót trong cuộc vật lộn mưu sinh, để lại trong lòng độc giả nhiều dư vị sâu sắc! Sẽ không quá nặng nề nếu như cuộc sống nhọc nhằn ấy được tái hiện một cách khách quan qua cái nhìn bên ngoài. Bằng việc chọn lựa ngôi thứ nhất, Hồ Dzếnh đã để nhân vật tôi – một người con, thứ máu mủ ruột rà bày tỏ cảm xúc, thái độ về người mẹ của mình. Người con kể về những kỉ niệm xót xa với người mẹ, về cảm giác của mình khi lòng tự trọng của mẹ bị chà đạp chỉ để lo tiền học phí cho bản thân. Đó là một thứ cảm xúc thật hơn cả ngoài đời thực! Nó vừa chân thực, điển hình lại mang đậm cá tính sáng tạo của nhà văn. Câu chuyện về một người mẹ sẵn sàng vứt bỏ cả lòng tự trọng của mình để lo cho con khiến người đọc cảm phục, yêu mến thì những dòng tâm sự cuối truyện của nhân vật tôi lại đem đến niềm xót xa, cay đắng như một tiếng thở dài, một niềm day dứt! “Câu chuyện trên đây theo tôi như một ám ảnh cực nhục. Mỗi lần nhớ tới mẹ tôi, hay xét mình phạm tội, tôi thường đem nó ra để tự hình phạt. Nhiều năm đã rơi theo nhiều năm, và bây giờ, trong những đêm Hà Nội, cái thành phố hoa lệ chỉ quen tiêu tiền bạc với hào, tôi vẫn thấy rờn rợn nghe thấy âm thanh của mươi quan tiền kêu lanh lảnh”. Những lời tâm sự, bộc bạch của nhân vật dường như chính là lời tự vấn lương tâm của những người mang ân tình của người thân đi suốt cuộc đời! Cái nhìn của người kể chuyện không hề tỉnh táo, sắc lạnh mà bao giờ cũng ấm áp, chan chứa tình thương. Có lẽ bởi vậy mà mỗi mẩu chuyện trong Chân trời cũ lại được xem như một bài thơ trữ tình viết tặng những người xưa cũ. 2.2.2. Người kể chuyện bên trong với mạch trữ tình sâu sắc: Sử dụng kiểu người kể chuyện bên trong với điểm nhìn cố định khiến tập truyện như một sự giãi bày, một sự trải lòng hơn là việc trần thuật lại một cách thông thường. Bởi vậy mà đặc điểm xuyên suốt khắp tập truyện là cốt truyện nhẹ nhàng, tinh tế và lắng sâu. Không tồn tại những xung đột kịch tính, không có những tình tết gay cấn đến nghẹt thở, mạch truyện trữ tình nồng nàn, cứ man mác đẫm sâu, hướng người đọc đi sâu vào thế giới nội tâm đầy phong phú và phức tạp của con người. Hồ Dzếnh đã từng tâm sự rằng những ngày đầu cầm bút, ông không có ý định trở thành một nhà văn. Ông chỉ viết “như giãi bày, như tự thú, như sám hối về những câu chuyện của gia đình, viết cho vợi”. Có lẽ bởi vậy mà trong tập truyện, người kể chuyện – nhân vật tôi cứ thỏa sức bày tỏ cảm xúc của mình trong một cốt truyện nhẹ nhàng, thấm đẫm tử tưởng chủ quan của người viết. Với hình thức tự truyện, để nhân vật tôi tự kể lại chuyện của mình, văn xuôi Hồ Dzếnh tuy đóng khung trong thể loại tự sự nhưng vẫn cứ vượt tràn sang địa hạt của trữ tình. Chân trời cũ là nhưng câu chuyện buồn về quá khứ, về thời dĩ vãng xa xôi. Phần lớn những truyện đó không có xung đột mạnh mà chỉ tồn tại những cảm xúc mơn man, man mác buồn của người kể chuyện. Nhân vật tôi chỉ đơn thuần tường thuật lại cho độc giả biết những câu chuyện mà mình được tham gia hay chứng kiến. Thậm chí có nhiều truyện, người kể chuyện chỉ kể lại cuộc đời nhân vật trong sự mờ nhạt, buồn tẻ của cuộc sống tầm thường. Những chi tiết bình dị của đời thường cứ lặng lẽ thấm sâu vào trang viết mà vẫn tạo được cảm giác xót xa, thương cảm của độc giả dành cho nhân vật. Đó chính là lợi thế mà kiểu người kể chuyện bên trong mang lại khi không trực tiếp tạo nên các biến cố, chỉ có những xung đột nhẹ nhàng kết hợp với cảm xúc nồng đượm của người viết. Trong truyện Người chị dâu tôi, độc giả khó có thể xác định được chính xác một cốt truyện hoàn chỉnh, xuyên suốt toàn câu chuyện. Tác phẩm là sự tái hiện cuộc đời, số phận của một người con gái Trung Hoa – “người đàn bà phương Đông yếu đuối”, sang làm dâu xứ người, trong một gia đình đầy những luật lệ hà khắc. Từ một thiếu phụ “sang trọng, đẹp đẽ, bó chân và chuốt bím bằng dầu thơm” với đôi má hồng và cặp mắt ngơ ngác, chị đã trở thành “một người đàn bà quê Việt Nam đặc. Trên cánh đồng rộng rãi của Đông Bích, người ta thường thấy một dải áo chàm in bật trên nền trời mỗi sáng, chăm chỉ và lặng lẽ như một cuộc sống vâng lời và ngu muội”. Sự biến chuyển trong tâm lí và tính cách của người chị dâu không được thể hiên qua một xung đột gay cấn nào mà cứ nhẹ nhàng, lặng lẽ và âm thầm như chính cuộc đời của chị vậy. Từ việc tập ăn ngô, ăn khoai rồi biết xay lúa, giã gạo,... tất cả đều được thực hiện trong một nỗi buồn khổ và chịu đựng của chị. Người kể chuyện – nhân vật tôi đã quan sát và kể lại chân thực bằng một niềm cảm thương sâu sắc. Số phận người đàn bà sống âm thầm, nhẫn nhục, lặng lẽ như cam chịu ấy chứa đầy tủi hổ, xót xa nhưng lại được tái hiện qua một cách kể khá nhẹ nhàng và tinh tế. Mặc dù không có cốt truyện gay cấn với các xung đột mạnh nhưng bằng cách đặt điểm nhìn vào một nhân vật trong truyện, qua lời kể của nhân vật tôi, cuộc đời người chị dâu hiện lên đầy đủ, chân thực mà thấm đẫm nỗi cay đắng cho một kiếp người. Phải chăng chính mạch truyện trữ tình sâu lắng, cốt truyện nhẹ nhàng, giản dị mà người kể chuyện nói lên cũng chính là ẩn dụ cho cuộc đời mờ nhạt của con người? Người kể chuyện ngôi thứ nhất trong truyện vừa mang chức năng kể lại, vừa thực hiện xuất sắc nhiệm vụ gợi mở. Bởi vậy mà Chân trời cũ không hiện lên bằng những xung đột, mâu thuẫn cao trào, đem đến sự háo hức, chờ đợi cho người đọc mà chỉ là những tình tiết đơn giản, mạch trữ tình sâu sắc qua một lối kể bình dị, nhẹ nhàng. Truyện của Hồ Dzếnh thường là những câu chuyện buồn, là tiếng khóc cho những mảnh đời bất hạnh. Song, nét buồn trong văn Hồ Dzếnh hoàn toàn khác so với cái buồn của các nhà văn cùng thời. Nỗi buồn của Nam Cao còn điểm thêm cái sắc lạnh của cuộc đời, cái buồn của Vũ Trọng Phụng ẩn mình trong sự mỉa mai, chua xót trước cuộc sống Á Âu hỗn độn. Điều này tạo nên một thứ cảm xúc buồn đến nặng nề, ngột ngạt. Buồn của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo là là tâm trạng của cái tôi tiêu cực đầy lạc lõng, bị vỡ mộng trong tình yêu bướm tiên. Song, với Hồ Dzếnh, nỗi buồn in đậm trong trang văn của ông là nỗi buồn của cả một thế hệ nhưng lại rất nhẹ nhàng, man mác, quẩn quanh mãi, vấn vương mãi trong tâm trí người đọc. Nó đem lại một thứ cảm xúc buồn mênh mang, xa ngái, thẳm sâu, như một tiếng vọng đau thương của dĩ vãng. Lợi thế của kiểu người kể chuyện bên trong là sự dễ dàng trong việc bộc lộ cảm xúc cá nhân. Nhân vật tôi thỏa sức bày tỏ những suy nghĩ, nhận định, đánh giá khách quan của mình về con người, về cuộc đời mà vẫn tạo nên một logic khách quan, không mang đến sự khó chịu, khiên cưỡng nào cho người đọc. Nhiều lúc, mạch truyện như ngưng đọng lại để người kể chuyện bày tỏ cảm xúc của mình. Tốc độ trần thuật chậm tạo điều kiện cho nhân vật có thể dễ dàng thể hiện cảm xúc của mình một cách tự nhiên. Trong truyện Ngày lên đường, nhân vật tôi kể lại câu chuyện lên đường đi lính nhưng không thành của chính mình. Đan xen, lồng ghép với việc kể lại sự việc, có rất nhiều chỗ, nhà văn dừng lại giãi bày những tâm trạng của mình trước ngày xa gia đình. Là một truyện ngắn mang phong cách tự sự nhưng diễn biến, tình tiết của câu chuyện không nhiều mà thay vào đó, trữ tình chiếm một dung lượng khá lớn trong toàn bộ tác phẩm. Mạch truyện như ngưng đọng lại, nhân vật vừa như đang độc thoại nội tâm, đang tự nói với chính mình “tôi băn khoăn không hiểu tại sao đi lại được gọi là thú, tôi lại ngại ngần giữa lúc đi? Vì mẹ tôi chăng? Vì nước Nam yêu quý chăng? Có lẽ những ruộng đất, đồi núi xứ Trung kì bình yên như thế này ai xa mà không nhớ được!”; lại có những lúc, người kể như trải lòng mình với bạn đọc như kiếm tìm sự đồng cảm, lắng nghe và sẻ chia. “Tôi không dám nhìn mẹ tôi vì sợ những nếp nhăn trên má người. Tôi không dám chơi với ai nữa...” Trước lúc lên đường, nhân vật băn khoăn, trăn trở không biết nên đi hay nên ở? Mạch truyện chậm rãi trôi đi trong dòng chảy ồ ạt, mãnh liệt của tâm trạng. Tiếng gọi lên đường cứ giục giã, mạnh bạo vang lên “Một giang hồ ám ảnh tôi từ thuở nhỏ, ngày tôi bắt đầu cầm tấm bản đồ năm châu. Tôi ao ước sang Marssilla, sang Manille, Hương Cảng, sang Lào, sang Cao Miên. Ở đấy, tôi cũng tin rằng cảnh tượng đẹp đẽ và sung sướng hơn ở tỉnh nhà [...] Nơi xa, nơi xa với tất cả những tuổi trẻ như tôi, nơi xa vẫn có sự quyến rũ say đắm. Tôi nhớ cái màu trời xanh biếc, sắc nước lam tươi, chen giữa là những cánh buồm trắng chấm lơ lửng một cách nên thơ trong mấy bức tranh bán rải rác ở các cửa hiệu. Tôi phải đi. Tôi phải sống. Đời tôi phải khác thế này. Và cơ hội tốt nhất đã đến. Nhưng tôi mới có mười lăm tuổi.” Những tâm trạng dằn vặt, trăn trở của nhân vật cứ hiện dần lên trang viết một cách tự nhiên. Nhân vật ước muốn được đi xa, thoát khỏi mảnh đất đã quá thân thuộc để đi khám phá những vùng đất lạ. Tiếng gọi giục giã được cất lên từ những mảnh đất xa xôi, huyền bí, mang “một sức quyến rũ say đắm như mời gọi chàng trai trẻ lên đường. Nhưng đồng thời nhân vật lại ghìm lòng không muốn đi khi nghĩa đến nước Nam, nghĩ đến mảnh đất Trung Kì bình yên và thân thuộc và đặc biệt là người mẹ. “Người ấy to quá, rộng quá, tuy tất cả sự có nghĩa chỉ là cái thân hình tiều tụy bọc bằng chiếc áo vá vai”. Tâm trạng của nhân vật trước ngày lên đường hiện lên đầy phức tạp. Những day dứt, trăn trở, giằng xé trong nội tâm nhân vật được thể hiện một cách sắc nét, chân thực qua cái nhìn đầy chủ quan của người kể chuyện. Nhờ lựa chọn người kể chuyện ngôi thứ nhất cùng với việc đặt điểm nhìn vào nhân vật, cốt truyện nhẹ nhàng trôi trong dòng chảy phức tạp của cảm xúc mà vẫn mang tính khách quan. Mạch truyện đôi lúc như ngưng lại, lắng đọng để đón đợi một sự giãi bày, trải lòng của tâm trạng. Nhờ vậy mà những câu chuyện được kể có chiều sâu tâm tưởng hơn, gợi nhắc được nhiều cảm xúc hơn. Đồng thời, cách kể chuyện cũng đem lại cho độc giả một cái nhìn toàn vẹn hơn về câu chuyện được kể. CHƯƠNG III. NGÔN NGỮ VÀ GIỌNG ĐIỆU TRẦN THUẬT 3.1. Ngôn ngữ trần thuật: 3.1.1. Ngôn ngữ trần thuật theo lí thuyết của tự sự học: Nếu hội họa lấy màu sắc, đường nét, điêu khắc lấy hình khối, điện ảnh lấy diễn viên làm chất liệu chủ đạo để làm nên tác phẩm thì trong văn học, ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên và duy nhất để nhà văn xây dựng hình tượng nghệ thuật, thể hiện ý đồ tư tưởng của mình. Mácxim Gorky đã khẳng định “yếu tố đầu tiên của văn học là ngôn ngữ”. Ngôn ngữ là chất liệu, là phương tiện biểu hiện mang tính đặc trưng của văn học. Những tư tưởng, tình cảm, ý đồ nghệ thuật của nhà văn chỉ có thể được vật chất hóa thông qua ngôn ngữ. Nó là một trong những yếu tố quan trọng thể hiện cá tính sáng tạo, phong cách, tài năng của nhà văn. Ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cũng chính là ngôn ngữ của đời sống nhưng được chau chuốt, mài giũa và nâng lên một ý nghĩa mới, mang dụng ý nghệ thuật của nhà văn. Trong một tác phẩm văn học, yêu cầu đầu tiên được đặt ra cho ngôn ngữ là tính chính xác, chuẩn mực, tái hiện cuộc sống một cách chân thực nhất. Nó phải diễn tả đúng những gì muốn nói, miêu tả đúng những thứ nhà văn cần tái hiện. Không chỉ chính xác mà ngôn ngữ văn học còn đòi hỏi tính hàm súc cao. Tính hàm súc ở đây được hiểu là sự súc tích, hàm chứa nhiều ý nghĩa, khả năng miêu tả cuộc sống một cách chính xác và cô đọng, ít lời nhiều ý, ý để ngoài lời. Ngôn ngữ cũng không thể thiếu tính biểu cảm vì văn học luôn tác động đến con người bằng con đường tình cảm, thông qua tình cảm mà tác động tới nhận thức của con người. “Điều cơ bản nhất của ngôn ngữ trong tác phẩm là phải có tính hình tượng”, khả năng ngôn ngữ có thể tái hiện lại những hiện tượng của cuộc sống một cách cụ thể, sinh động, khách quan và đa nghĩa. Nói cách khác, ngôn ngữ có tính hình tượng là ngôn từ giàu hình ảnh, đường nét, màu sắc, thanh âm và nhạc điệu. Nó tác động đến nhiều giác quan của người đọc, gây ấn tượng mạnh mẽ, tác động sâu xa vào trí tưởng tượng và cảm nhận của độc giả. Nhìn chung, tính chính xác, tính hàm súc, tính biểu cảm và tính hình tượng được xem là những đặc điểm nổi bật của ngôn ngữ văn học. Nó là kết quả của quá trình quan sát tinh tế, nhạy bén, vốn sống phong phú và trình độ sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của người nghệ sĩ. Trong trần thuật, ngôn ngữ bao giờ cũng là sự song hành giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ người kể chuyện. Trong đó ngôn ngữ nhân vật được hiểu là “lời nói của các nhân vật trong tác phẩm thuộc loại hình tự sự và kịch” [214, y]. Đây là một trong những công cụ hiệu quả để nhà văn sử dụng để cá tính hóa, đặc trưng hóa tính cách của nhân vật. Bao giờ nó cũng phải đảm bảo sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát. Một mặt, mỗi nhân vật có một đặc điểm ngôn ngữ riêng được tác giả thể hiện bằng cách nhấn mạnh cách đặt câu, ghép từ, những lời nói đặc biệt của nhân vật, cho nhân vật lặp lại những từ, những câu mà nhân vật thích nói... Điều này tạo lên một dấu ấn rất riêng cho nhân vật, làm lên cá tính mạnh trong tính cách nhân vật. Nhưng đồng thời ngôn ngữ của nhân vật phải phản ánh được đặc điểm ngôn ngữ của một tầng lớp người nhất định trong xã hội. Ngôn ngữ trần thuật là phần còn lại của văn bản, ngoại trừ phần ngôn ngữ đối thoại vào độc thoại của các nhân vật. Nó đóng một vai trò quan trọng, không thể thiếu trong trần thuật học. Ngôn ngữ là phương tiện để người kể chuyện thực hiện các chức năng của mình khi nó là công cụ để người kể chuyện tổ chức và chỉ đạo diễn biến của toàn bộ câu chuyện. Không chỉ như vậy mà ngôn ngữ còn là phương tiện để nhà văn bộc lộ tư tưởng chủ đề của tác phẩm, để khắc họa đặc điểm của các tính cách, dẫn dắt quá trình phát triển của cốt truyện. Ngôn ngữ người kể chuyện tác động mạnh đến thái độ của người đọc đối với đối tượng, sự việc đang được miêu tả. Như vậy, có thể nhận thấy rằng ngôn ngữ là yếu tố căn bản để xây dựng lên một tác phẩm văn học, là chất liệu để nhà văn có thể vật chất hóa những ý đồ tư tưởng nghệ thuật của mình. 3.1.2. Ngôn ngữ trần thuật trong tập “Chân trời cũ”: Ngôn ngữ trong Chân trời cũ là một thứ ngôn ngữ trong sáng, uyên bác, chất chứa nhiều tâm tình của Hồ Dzếnh. Người kể chuyện đã sử dụng ngôn từ một cách tài hoa, tạo lên dòng chảy của cốt truyện, nhẹ nhàng mà độc đáo. Sức hấp dẫn mà ngôn từ mang lại trong tập truyện chính là cách dùng từ ngữ đa dạng, công phu. Nó vừa rành mạch, rạch ròi về mặt ngôn từ lại vừa gợi lên nhiều liên tưởng thú vị, nhiều ám ảnh cho người đọc. Cái đẹp ngữ pháp trong văn xuôi của Hồ Dzếnh nằm ở việc tạo lên những câu văn rạch ròi về mặt ngữ pháp mà đa tầng trong ý nghĩa biểu trưng. Bằng sự thương cảm sâu sắc, nỗi ám ảnh về một người đàn bà tha hương, làm dâu xứ người, nhà văn đã viết lên những câu chữ ngậm ngùi, xót xa tình người. “Tôi là người biết cảm sầu từ rất sớm, nên người đàn bà đã lìa quê hương ấy đã là cái để cho tôi khóc bằng thơ, đã làm hoen ố cả một buổi bình minh đáng lẽ là rất đẹp”. Hay “Sao lúc viết mấy dòng chữ này, tôi còn thấy như một niềm bối rối, gió bận bịu trong chùm tre, một đốm lửa lung lay châm loe vào bóng tối”. Sự kết hợp từ ngữ một cách hài hòa mà giản dị nhưng lại tạo lên những câu văn đa tầng ý nghĩa. Đó không chỉ là sự thương cảm của người kể chuyện với người chị dâu mà sâu xa hơn, nó còn là biểu hiện cho một tâm hồn đa cảm, một nỗi buồn thấm thía cho những kẻ tha hương. Bên cạnh đó, để phân tích, miêu tả tâm lí nhân vật, giãi bày những suy tư, trăn trở của mình, Hồ Dzếnh đã tạo lên nhiều câu văn miêu tả dài đan xen với trần thuật. Ở các đoạn văn này, tâm hồn con người được hiện lên rất rõ nét, trải rộng lên trang văn. Chân thực mà sâu sắc! Đặc biệt, ở các đoạn văn miêu tả này, các câu văn dài chiếm số lượng khá đáng kể. “Hỡi nước Việt Nam! Tôi nghiêng xuống lòng người, trên những luống cày mà hương thơm còn phảng phất, vì tôi đã từng uống nước và tiếng nói của người, vì tôi đã thề yêu người trên một bậc tuyệt vời của tôn giáo. Trên mảnh đất súc tích những tinh hoa của văn chương, những công trạng của lịch sử tôi còn ghi cả những bóng người xưa mà tôi thương yêu, và trong những người này, chị Yên tôi là một”. Câu văn được mở rộng, kéo dài như một sự phô diễn cảm xúc – lòng yêu mến quê hương Việt Nam, yêu mến những người thân và đặc biệt là chị Yên. Sự lặp lại cấu trúc ngữ pháp của nhiều câu văn đã tạo lên những cung bậc cảm xúc trùng điệp “tôi yêu... tôi đã thề yêu...” Nhờ vậy mà tâm trạng nhân vật tôi hiện lên thật sinh động, để lại nhiều ám ảnh trong lòng người đọc. Đằng sau những câu văn dài, đa tầng ý nghĩa, ta nhận ra chất tài hoa của Hồ Dzếnh trong việc sử dụng từ ngữ đài các, chuẩn mực. Hồ Dzếnh là một người mang hai dòng máu của hai dân tộc. Có lẽ vậy mà ở nhà văn có sự pha trộn, hòa lẫn nhịp nhàng giữa chất Trung Hoa và cái hồn đất Việt. Điều này không c

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docChất thơ và điểm nhìn trần thuật của Hồ Dzếnh.doc
Tài liệu liên quan